BUỒN ƠI, VỀ ĐÂY...! 74
(ĐC sưu tầm trên NET)
Người thầy hiền hòa nhìn người một lúc rồi nói:
“Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác”.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói:
“Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!”
Thầy trả lời:
“Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con”.
Tôi nói:
“Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…”
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
“Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
Nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm.
Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
“Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”.
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan thay thế dần cho lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần được chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
“Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
“Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người tu luyện chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui”.
“Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiên! Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì”.
“Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?”
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! Chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
Gía trị của nỗi buồn
Bài được viết trong trạng thái tỉnh lơ mơ, say thoang thoảng, buồn vô cớ, vui lan man...
Ai cũng sợ buồn và ai cũng mong hạnh phúc. Người ta chỉ chúc nhau hạnh phúc và vui vẻ mà không ai chúc nhau buồn bã và đau khổ. Có thật sự người ta mong cho nhau vui vẻ và hạnh phúc hay vì chính bản thân người ta không muốn chính mình đau khổ nên mới chúc nhau vui vẻ để quên đi nỗi buồn của chính mình? Tại sao người ta lại sợ hãi nỗi buồn, trốn tránh đau khổ và mong muốn niềm vui? Vậy buồn là gì?
Buồn là gì?
Câu trả lời chỉ được trả lời khi chúng ta không buồn. Nếu chúng ta buồn có lẽ chúng ta chẳng có thời gian mà suy ngẫm đến nỗi buồn là gì? Nhưng khi chúng ta vui, chúng ta lại chẳng thể cảm nhận hết nỗi buồn. Thật là khó khăn để trả lời câu hỏi: buồn là gì?... nhưng nếu không trả lời được câu hỏi này thì có lẽ suốt đời chúng ta mãi bị nỗi buồn trói chặt và lôi kéo chúng ta đi mãi mà chẳng biết đi về đâu...
Tôi viết bài này trong trạng thái rất buồn nhưng cũng lại... rất vui. Buồn là một sự thật. Không thể trốn tránh nỗi buồn nếu chúng ta tự nhận mình đang mang thân phận Người không hoàn thiện và tương đối mong manh. Làm người thì phải buồn. Nhưng tại sao lại rất vui trong khi mình buồn? ... Vui vì mình cảm nhận được rằng mình đang buồn... nhờ vậy mà nỗi buồn của mình trở thành niềm vui.... Vì vui nên cố gắng tìm hiểu nỗi buồn mình đang cảm nhận. Vì buồn nên có thể nói mà không lạc đề tài mình đang tìm hiểu. Vậy buồn là gì?
Xin trả lời luôn: Buồn là một trạng thái xảy ra khi ta không đạt được điều mình muốn. Bất kể bạn muốn gì, tình yêu, sự nghiệp, tiền bạc, danh vọng... nếu mình muốn mà không đạt được đều gây ra một cảm giác mà ta gọi là buồn.
Buồn là một cảm giác hay là một giá trị? Có thể nói rằng: buồn vừa là một cảm giác, đồng thời buồn cũng là một giá trị. Là cảm giác khi ta đang buồn, và là giá trị khi nỗi buồn đó qua đi.
Ta đang buồn... thế giới trong mắt ta chỉ là màu đen ảm đạm và mong manh... ta không thấy hoa nở, không nhìn được bướm bay, không có bình minh rực rỡ, không cảm được tình yêu, không rung động trước nụ cười... nói tóm lại, cảm giác trong khi buồn là trống rỗng, hoang vắng, sợ hãi, bất lực, cô đơn... và trăm ngàn cảm giác tiêu cực khác ...mà ai buồn thì chắc chắn biết.
Tính chất của nỗi buồn không phải phụ thuộc vào lý do khiến ta buồn như nhiều người lầm tưởng mà phụ thuộc vào chính mục đích mà chủ thể chịu đựng đặt ra. Cùng bị 4 điểm, nhưng với học sinh trung bình thì nỗi buồn đó không gây ra cảm giác đau khổ nhiều như đối với học sinh giỏi, cùng bị thất tình nhưng nỗi buồn của người sống thiên về tình cảm sẽ nặng hơn nỗi buồn của người thiên về lý trí... Tóm lại, tính chất của nỗi buồn không phụ thuộc vào lý do gây ra nỗi buồn mà phụ thuộc vào chủ thể nỗi buồn đó, nói đúng hơn là phụ thuộc vào mục đích của chủ thể, mà mục đích này không thực hiện được nên gây ra cảm giác buồn. Mục đích càng cao, nỗi buồn càng lớn, giống như càng trèo cao thì ngã càng đau, gió càng mạnh...
Có nhiều cấp độ buồn khác nhau. Có nỗi buồn vu vơ, có nỗi buồn thầm kín, có nỗi buồn dễ qua đi nhưng cũng có nỗi buồn đọng lại mãi... Cấp độ hay trạng thái buồn này phụ thuộc vào đâu? Chúng chủ yếu phụ thuộc vào cấp độ mà mục đích hay hy vọng đạt được. Hy vọng 10 mà đạt được 8 hay 9 thì hơi buồn, đạt được 6,7 thì khá buồn mà không đạt được gì cả thì ôi thôi.... buồn khôn xiết... Nói tóm lại thì cảm giác và tính chất của nỗi buồn không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nỗi buồn mà phụ thuộc vào mục đích mà chủ thể đặt ra, nói cách khác là chúng phụ thuộc vào chủ thể. Như vậy thì nỗi buồn do chính mình tự tạo ra chứ chẳng ai có thể làm mình buồn.
Vậy giá trị của nỗi buồn là gì? Nói nỗi buồn mà có giá trị thì chẳng ai tin. Mà nói chúng có giá trị tốt thì càng khó nghe nữa. Nhưng tôi thì không những cho rằng nỗi buồn có giá trị mà còn hơn thế nữa, nỗi buồn còn có giá trị tích cực. Và không những không cần trốn tránh nỗi buồn mà ta nên vui vẻ đón nhận nỗi buồn và cảm ơn nỗi buồn nữa. Tại sao vậy?
Giá trị của nỗi buồn hẳn nhiên là có. Không có cái gì mà không tạo ra một dấu ấn, hay một hình ảnh, hay một cái gì đó mà tạm thời gọi là... kỷ niệm để lại trong tâm thức chúng ta và gây ra một sự thay đổi nhất định, trong đó có nỗi buồn. Có những nỗi buồn vu vơ khiến ta chán nản, sầu muộn nên chẳng muốn làm gì cả... như vậy là chúng ta đã thay đổi, dù là ít thôi nhưng cũng trì hoãn những hoạt động trong hiện tại. Có những nỗi buồn lớn lao làm thay đổi hẳn một con người, từ yêu đời sang chán đời, từ lạc quan sang bi quan, tiêu cực, đôi khi chấm dứt hẳn một đời sống nếu chúng ta chọn cách giải quyết nỗi buồn bằng hành động tự tử...
Nói chung, giá trị của nỗi buồn tạo ra những vết thương, dù vết thương đó lớn hay nhỏ, mong manh hay mạnh mẽ, đớn đau hay xây xát nhẹ thì theo thời gian, vết thương đó qua đi nhưng cũng để lại những vết sẹo khó phai mờ. Vết sẹo đó có thể để lại trên thể xác chúng ta, nhưng cũng có thể nằm trong tâm thức ta, tùy theo từng nỗi buồn nhất định. Cái gì đã xảy ra thì không bao giờ mất đi được, nên đừng trốn tránh hay sợ hãi nó. Vấn đề là chuyển hóa nó để những vết sẹo này nở hoa.
Nhưng nói nỗi buồn có giá trị tích cực thì khó nghe thật, nhưng tôi lại cho đó là đúng. Vì sao đúng? Cái được gọi là vui bởi có cái được gọi là buồn để so sánh. Mong mỏi niềm vui mà trốn tránh nỗi buồn là điều không tưởng, nên để có niềm vui, ta cần làm bạn với nỗi buồn. Ngay sau nỗi buồn là niềm vui ập đến. Nếu không có nỗi buồn, ta cũng chẳng có niềm vui. Đó là đặt trong mối tương quan với niềm vui để cảm nhận giá trị tích cực của nỗi buồn. Vậy xét tự thân nỗi buồn, đâu là giá trị tích cực?
Giá trị tích cực của nỗi buồn chính là ở chỗ nỗi buồn cũng chính là niềm vui. Nỗi buồn là niềm vui dưới một hình hài khác. Bạn buồn, bạn cảm nhận cuộc sống dưới đôi mắt khác, có thể bi quan hơn nhưng cũng có thể sâu sắc hơn... Bạn buồn, bạn nhận ra những người bạn đích thực của mình mà bình thường bạn không biết... Bạn buồn, bạn biết quay về chính mính để kiểm thảo lại từng hành vi và lời nói của mình trong quá khứ, định hướng chúng trong hiện tại và tương lai... Bạn buồn, bạn nhận diện được cái mà bạn đang có, cái chưa có và cái sẽ có... nói chung, bạn nhận ra khả năng đích thực của mình mà bình thường, những lời khen tặng, những lời nịnh hót, những ngôn ngữ xã giao đã làm bạn mất đi khả năng nhận diện con người thật của mình.... Bạn buồn, bạn lui về thế giới của riêng mình, lặng lẽ chiêm nghiệm giá trị của cô đơn mà bình thường, cuộc sống với trăm ngàn thứ lôi kéo bạn lao vào những cuộc vui phù phiếm và giả tạo...
Có thể nỗi buồn khiến bạn thiếu đi cách nhìn khách quan về chính bạn cũng như thế giới xung quanh bạn. Nhưng may thay, không ai buồn suốt đời nên quan điểm, cách nhìn...của bạn trong khi vui sẽ giúp cho cách nhìn, quan điểm của bạn trong lúc buồn được hoàn thiện. Cuộc sống của bạn được hoàn thiện khi chính bạn cảm nhận được mọi vui buồn trong cuộc sống.
Vậy thì hãy cảm ơn nỗi buồn như chính ta cảm ơn niềm vui, đón nhận nỗi buồn ập đến như hân hoan chào mừng niềm vui ghé thăm... Chơi với nỗi buồn như chơi với niềm vui, bạn ơi, nỗi buồn và niềm vui không còn nữa mà chỉ còn lại cuộc chơi hoàn hảo và mỹ mãn... ở đó không có chủ thể lẫn khách thể.... mà chỉ có cuộc chơi đang tiếp diễn...
Tại sao cuộc sống lại cần có những nỗi buồn?
Một ngày bỗng dưng ta thấy nhàm chán.
-Tại sao ngày nào cũng vui cười nhưng mình vẫn không thấy hết nhàm chán ?
-Tại sao mỗi tuần đều có việc may mắn nhưng mình vẫn thấy thiếu điều gì đó ?
-Tại sao mình có tất cả mọi thứ nhưng vẫn thấy không hài lòng ?
Có bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống hằng ngày của bạn thật chán nản, trống rỗng?
Bạn vẫn
tươi cười hằng ngày, vẫn hoàn thành những công việc định kì. Vẫn đi làm,
vẫn đi học, vẫn gặp những người bạn. Tất cả mọi việc xảy ra rất bình
thường. Bình thường đến nỗi bạn cảm thấy cuộc sống của mình dường như
bất bình thường đến lạ.
Mọi
người ai cũng mong có được một cuộc sống hạnh phúc, yên ổn vậy tại sao
đến lúc đạt được rồi họ lại cảm thấy nó thật tẻ nhạt và nhàm chán.
Phải! Đó là một cuộc sống thật nhàm chán, vì bạn có biết đôi lúc ta vô tình đánh rơi một thứ rất “thú vị” đó là những nỗi buồn.
Cuộc sống và những nỗi buồn.
“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Ta buồn chẳng biết vì sao ta buồn”
Ta buồn chẳng biết vì sao ta buồn”
Nỗi buồn có đủ thứ nguyên do. Mà đôi khi cũng chẳng vì nguyên do gì:
*Tôi thất bại – tôi buồn.
*Bạn bè và người thân không gặp may – tôi cũng buồn.
*Tôi hạnh phúc nhưng những người xung quanh tôi bất hạnh – tôi cũng buồn.
*Hôm nay mưa – tôi buồn, ngày mai nắng – biết đâu tôi cũng lại buồn.
Khi ta
buồn, thế giới trong mắt chúng ta chỉ toàn màu xám xịt ảm đạm, ta không
thấy hoa nở, không nhìn bướm bay hay bình minh rực rỡ. Khi ta buồn ta
không cảm nhận được tình yêu, không rung động trước nụ cười. Trống rỗng,
hoang vắng, sợ hãi, bất lực và thậm chí là cô đơn. Nhưng cảm xúc mà chỉ
có người buồn rồi mới biết.
Có
nỗi buồn vu vơ, buồn thầm kín, có nỗi buồn dễ qua đi nhưng cũng có những
nỗi buồn đọng lại mãi. Hy vọng 10 mà đạt được 8 hay 9 thì hơi buồn, đạt
được 6,7 thì khá buồn mà không đạt được gì cả thì ôi thôi buồn không tả. Và tất nhiên buồn là một cảm giác của chúng ta. Vậy Buồn có giá trị không?
Không có
điều gì xảy ra trong cuộc đời ta mà không tạo ra một dấu ấn, một hình
ảnh hay một thứ gì đó mà ta gọi là “kỷ niệm”. Giá trị của nỗi buồn là
tạo ra những vết thương, dù vết thương đó lớn hay nhỏ, mong manh hay
mạnh mẽ, đớn đau hay xây xát nhẹ thì theo thời gian, vết thương đó qua
đi nhưng cũng để lại những vết sẹo khó phai mờ. Vết sẹo đó có thể để lại
trên thể xác chúng ta, nhưng cũng có thể nằm trong tâm thức ta, tùy
theo từng nỗi buồn nhất định. Giá trị nỗi buồn là thế, nhưng để nó trở
thành một thứ tích cực đừng trốn tránh hay sợ hãi nó. Vấn đề là chuyển
hóa nó, để những vết sẹo này nở hoa.
Tại sao cuộc sống cần có những nỗi buồn?
Giá trị
tích cực của nỗi buồn chính là ở chỗ nỗi buồn cũng chính là niềm vui.
Nỗi buồn là niềm vui dưới một ý niệm khác. Bạn buồn, bạn cảm nhận cuộc
sống thật khác so với bạn từng nghĩ, có thể bi quan hơn nhưng cũng có
thể sâu sắc hơn. Bạn buồn, bạn nhận ra những người bạn đích thực của
mình mà bình thường bạn không biết. Bạn buồn, bạn biết quay về chính
mình để kiểm thảo lại từng hành vi và lời nói của mình trong quá khứ,
định hướng chúng trong hiện tại và tương lai. Bạn buồn, bạn nhận diện
được cái mà bạn đang có, cái chưa có và cái sẽ có. Nói chung,bạn nhận ra
khả năng đích thực của mình mà bình thường, những lời khen tặng, những
lời nịnh hót, những ngôn ngữ xã giao đã làm bạn mất đi khả năng nhận
diện “con người thật”
của mình. Bạn buồn, bạn lui về thế giới của riêng mình, lặng lẽ chiêm
nghiệm giá trị của cô đơn mà bình thường, cuộc sống với trăm ngàn thứ
lôi kéo bạn lao vào những cuộc vui phù phiếm và giả tạo.
Hãy luôn vui cười và đừng quên buồn bã
Giống
như những vitamin trong cơ thể. Không phải lúc nào bạn cũng cần thật
nhiều, nhưng nếu không có thì cơ thể bạn sẽ không hoàn thiện được. Có
thể nỗi buồn khiến bạn thiếu đi cách nhìn khách quan về chính bạn cũng
như thế giới xung quanh bạn. Nhưng may thay, không ai buồn suốt đời nên
quan điểm, cách nhìn của bạn trong khi vui sẽ giúp cho cuộc sống của bạn
được hoàn thiện. Khi chính bạn cảm nhận được mọi vui buồn trong cuộc
sống thì cũng chính là lúc bạn trở nên rắn rỏi hơn.
Hãy cảm
ơn nỗi buồn như chính ta cảm ơn niềm vui, đón nhận nỗi buồn ập đến như
hân hoan chào mừng niềm vui ghé thăm. Và quan trọng hơn hết hãy trân
trọng nỗi buồn như cách mà chúng ta trân trọng những món quà từ mọi
người. Vì nỗi buồn chính là một món quà vô giá để tô điểm thêm cho cuộc
sống của chúng ta.
Ân Lưu
Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?
Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để dọ hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?”
Người thầy hiền hòa nhìn người một lúc rồi nói:
“Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác”.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói:
“Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!”
Thầy trả lời:
“Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con”.
Tôi nói:
“Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…”
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
“Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
Nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm.
Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
“Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”.
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan thay thế dần cho lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần được chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
“Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
“Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người tu luyện chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui”.
“Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiên! Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì”.
“Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?”
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! Chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!
Bruce Phan
Gía trị của nỗi buồn
Bài được viết trong trạng thái tỉnh lơ mơ, say thoang thoảng, buồn vô cớ, vui lan man...
Ai cũng sợ buồn và ai cũng mong hạnh phúc. Người ta chỉ chúc nhau hạnh phúc và vui vẻ mà không ai chúc nhau buồn bã và đau khổ. Có thật sự người ta mong cho nhau vui vẻ và hạnh phúc hay vì chính bản thân người ta không muốn chính mình đau khổ nên mới chúc nhau vui vẻ để quên đi nỗi buồn của chính mình? Tại sao người ta lại sợ hãi nỗi buồn, trốn tránh đau khổ và mong muốn niềm vui? Vậy buồn là gì?
Buồn là gì?
Câu trả lời chỉ được trả lời khi chúng ta không buồn. Nếu chúng ta buồn có lẽ chúng ta chẳng có thời gian mà suy ngẫm đến nỗi buồn là gì? Nhưng khi chúng ta vui, chúng ta lại chẳng thể cảm nhận hết nỗi buồn. Thật là khó khăn để trả lời câu hỏi: buồn là gì?... nhưng nếu không trả lời được câu hỏi này thì có lẽ suốt đời chúng ta mãi bị nỗi buồn trói chặt và lôi kéo chúng ta đi mãi mà chẳng biết đi về đâu...
Tôi viết bài này trong trạng thái rất buồn nhưng cũng lại... rất vui. Buồn là một sự thật. Không thể trốn tránh nỗi buồn nếu chúng ta tự nhận mình đang mang thân phận Người không hoàn thiện và tương đối mong manh. Làm người thì phải buồn. Nhưng tại sao lại rất vui trong khi mình buồn? ... Vui vì mình cảm nhận được rằng mình đang buồn... nhờ vậy mà nỗi buồn của mình trở thành niềm vui.... Vì vui nên cố gắng tìm hiểu nỗi buồn mình đang cảm nhận. Vì buồn nên có thể nói mà không lạc đề tài mình đang tìm hiểu. Vậy buồn là gì?
Xin trả lời luôn: Buồn là một trạng thái xảy ra khi ta không đạt được điều mình muốn. Bất kể bạn muốn gì, tình yêu, sự nghiệp, tiền bạc, danh vọng... nếu mình muốn mà không đạt được đều gây ra một cảm giác mà ta gọi là buồn.
Buồn là một cảm giác hay là một giá trị? Có thể nói rằng: buồn vừa là một cảm giác, đồng thời buồn cũng là một giá trị. Là cảm giác khi ta đang buồn, và là giá trị khi nỗi buồn đó qua đi.
Ta đang buồn... thế giới trong mắt ta chỉ là màu đen ảm đạm và mong manh... ta không thấy hoa nở, không nhìn được bướm bay, không có bình minh rực rỡ, không cảm được tình yêu, không rung động trước nụ cười... nói tóm lại, cảm giác trong khi buồn là trống rỗng, hoang vắng, sợ hãi, bất lực, cô đơn... và trăm ngàn cảm giác tiêu cực khác ...mà ai buồn thì chắc chắn biết.
Tính chất của nỗi buồn không phải phụ thuộc vào lý do khiến ta buồn như nhiều người lầm tưởng mà phụ thuộc vào chính mục đích mà chủ thể chịu đựng đặt ra. Cùng bị 4 điểm, nhưng với học sinh trung bình thì nỗi buồn đó không gây ra cảm giác đau khổ nhiều như đối với học sinh giỏi, cùng bị thất tình nhưng nỗi buồn của người sống thiên về tình cảm sẽ nặng hơn nỗi buồn của người thiên về lý trí... Tóm lại, tính chất của nỗi buồn không phụ thuộc vào lý do gây ra nỗi buồn mà phụ thuộc vào chủ thể nỗi buồn đó, nói đúng hơn là phụ thuộc vào mục đích của chủ thể, mà mục đích này không thực hiện được nên gây ra cảm giác buồn. Mục đích càng cao, nỗi buồn càng lớn, giống như càng trèo cao thì ngã càng đau, gió càng mạnh...
Có nhiều cấp độ buồn khác nhau. Có nỗi buồn vu vơ, có nỗi buồn thầm kín, có nỗi buồn dễ qua đi nhưng cũng có nỗi buồn đọng lại mãi... Cấp độ hay trạng thái buồn này phụ thuộc vào đâu? Chúng chủ yếu phụ thuộc vào cấp độ mà mục đích hay hy vọng đạt được. Hy vọng 10 mà đạt được 8 hay 9 thì hơi buồn, đạt được 6,7 thì khá buồn mà không đạt được gì cả thì ôi thôi.... buồn khôn xiết... Nói tóm lại thì cảm giác và tính chất của nỗi buồn không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nỗi buồn mà phụ thuộc vào mục đích mà chủ thể đặt ra, nói cách khác là chúng phụ thuộc vào chủ thể. Như vậy thì nỗi buồn do chính mình tự tạo ra chứ chẳng ai có thể làm mình buồn.
Vậy giá trị của nỗi buồn là gì? Nói nỗi buồn mà có giá trị thì chẳng ai tin. Mà nói chúng có giá trị tốt thì càng khó nghe nữa. Nhưng tôi thì không những cho rằng nỗi buồn có giá trị mà còn hơn thế nữa, nỗi buồn còn có giá trị tích cực. Và không những không cần trốn tránh nỗi buồn mà ta nên vui vẻ đón nhận nỗi buồn và cảm ơn nỗi buồn nữa. Tại sao vậy?
Giá trị của nỗi buồn hẳn nhiên là có. Không có cái gì mà không tạo ra một dấu ấn, hay một hình ảnh, hay một cái gì đó mà tạm thời gọi là... kỷ niệm để lại trong tâm thức chúng ta và gây ra một sự thay đổi nhất định, trong đó có nỗi buồn. Có những nỗi buồn vu vơ khiến ta chán nản, sầu muộn nên chẳng muốn làm gì cả... như vậy là chúng ta đã thay đổi, dù là ít thôi nhưng cũng trì hoãn những hoạt động trong hiện tại. Có những nỗi buồn lớn lao làm thay đổi hẳn một con người, từ yêu đời sang chán đời, từ lạc quan sang bi quan, tiêu cực, đôi khi chấm dứt hẳn một đời sống nếu chúng ta chọn cách giải quyết nỗi buồn bằng hành động tự tử...
Nói chung, giá trị của nỗi buồn tạo ra những vết thương, dù vết thương đó lớn hay nhỏ, mong manh hay mạnh mẽ, đớn đau hay xây xát nhẹ thì theo thời gian, vết thương đó qua đi nhưng cũng để lại những vết sẹo khó phai mờ. Vết sẹo đó có thể để lại trên thể xác chúng ta, nhưng cũng có thể nằm trong tâm thức ta, tùy theo từng nỗi buồn nhất định. Cái gì đã xảy ra thì không bao giờ mất đi được, nên đừng trốn tránh hay sợ hãi nó. Vấn đề là chuyển hóa nó để những vết sẹo này nở hoa.
Nhưng nói nỗi buồn có giá trị tích cực thì khó nghe thật, nhưng tôi lại cho đó là đúng. Vì sao đúng? Cái được gọi là vui bởi có cái được gọi là buồn để so sánh. Mong mỏi niềm vui mà trốn tránh nỗi buồn là điều không tưởng, nên để có niềm vui, ta cần làm bạn với nỗi buồn. Ngay sau nỗi buồn là niềm vui ập đến. Nếu không có nỗi buồn, ta cũng chẳng có niềm vui. Đó là đặt trong mối tương quan với niềm vui để cảm nhận giá trị tích cực của nỗi buồn. Vậy xét tự thân nỗi buồn, đâu là giá trị tích cực?
Giá trị tích cực của nỗi buồn chính là ở chỗ nỗi buồn cũng chính là niềm vui. Nỗi buồn là niềm vui dưới một hình hài khác. Bạn buồn, bạn cảm nhận cuộc sống dưới đôi mắt khác, có thể bi quan hơn nhưng cũng có thể sâu sắc hơn... Bạn buồn, bạn nhận ra những người bạn đích thực của mình mà bình thường bạn không biết... Bạn buồn, bạn biết quay về chính mính để kiểm thảo lại từng hành vi và lời nói của mình trong quá khứ, định hướng chúng trong hiện tại và tương lai... Bạn buồn, bạn nhận diện được cái mà bạn đang có, cái chưa có và cái sẽ có... nói chung, bạn nhận ra khả năng đích thực của mình mà bình thường, những lời khen tặng, những lời nịnh hót, những ngôn ngữ xã giao đã làm bạn mất đi khả năng nhận diện con người thật của mình.... Bạn buồn, bạn lui về thế giới của riêng mình, lặng lẽ chiêm nghiệm giá trị của cô đơn mà bình thường, cuộc sống với trăm ngàn thứ lôi kéo bạn lao vào những cuộc vui phù phiếm và giả tạo...
Có thể nỗi buồn khiến bạn thiếu đi cách nhìn khách quan về chính bạn cũng như thế giới xung quanh bạn. Nhưng may thay, không ai buồn suốt đời nên quan điểm, cách nhìn...của bạn trong khi vui sẽ giúp cho cách nhìn, quan điểm của bạn trong lúc buồn được hoàn thiện. Cuộc sống của bạn được hoàn thiện khi chính bạn cảm nhận được mọi vui buồn trong cuộc sống.
Vậy thì hãy cảm ơn nỗi buồn như chính ta cảm ơn niềm vui, đón nhận nỗi buồn ập đến như hân hoan chào mừng niềm vui ghé thăm... Chơi với nỗi buồn như chơi với niềm vui, bạn ơi, nỗi buồn và niềm vui không còn nữa mà chỉ còn lại cuộc chơi hoàn hảo và mỹ mãn... ở đó không có chủ thể lẫn khách thể.... mà chỉ có cuộc chơi đang tiếp diễn...
Nhận xét
Đăng nhận xét