Chuyển đến nội dung chính

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 479

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kết nối Mê Kông tạo sức bật cho kinh tế

25/10/2016 23:35

Khu vực Mê Kông là điểm kết nối quan trọng ở châu Á - một thị trường giàu tiềm năng với quy mô GDP trên 660 tỉ USD

Chiều 25-10, Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Mê Kông (WEF-Mekong) lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Phát triển khu vực Mê Kông: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và kết nối”. Các đại diện đến từ 180 công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới đã tham dự diễn đàn.
Khu vực tăng trưởng nhanh nhất ASEAN
Giám đốc điều hành WEF Richard Samanscho biết giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Mê Kông đang tăng hằng năm. Đây là minh chứng cho thấy các nhà đầu tư trong khu vực đang được hoan nghênh, đón tiếp nồng hậu. Ông Samans hy vọng thông qua các nỗ lực cải cách, doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực sẽ tăng hơn nữa.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại WEF-Mekong diễn ra ở Hà Nội chiều 25-10
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại WEF-Mekong diễn ra ở Hà Nội chiều 25-10
“Khi thúc đẩy quá trình liên kết và cải cách, các nước ASEAN có thể cùng hợp lực tạo nên một nền kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, với GDP mỗi năm khoảng 2.400 tỉ USD và 600 triệu dân. Vấn đề quan trọng là các nước Mê Kông tăng cường hơn nữa quá trình liên kết cũng như hội nhập nội khối để tăng cường sức mạnh tổng hợp của khối” - ông Samans nhấn mạnh.
Ông Don Lam, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, khẳng định khu vực Mê Kông là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhất trong số các nước ASEAN (trừ Philippines), tăng trưởng kinh tế trong 5-10 năm tới sẽ cao hơn nhiều mức bình quân của ASEAN.
“Từ khía cạnh tăng trưởng kinh tế, chúng tôi nhìn thấy cơ hội đầu tư rất lớn. Vì thế, chúng tôi rất hứng thú với khu vực này. Đó là lý do tôi nghĩ diễn đàn lần này thu hút rất nhiều công ty đa quốc gia và khu vực tham dự” - ông Lam nhìn nhận.
Từ quan điểm du lịch, ông Anthony Fernandes, Chủ tịch Hãng Hàng không AirAsia (Malaysia), cho rằng rất nhiều người trên thế giới chưa từng nhìn thấy khu vực Mê Kông, chủ yếu do thiếu sự kết nối. “Vài tháng qua, khi đi thăm Hội An, Đà Nẵng, TP HCM và Hà Nội, chúng tôi nhìn thấy cơ hội lớn trong phát triển du lịch ở khu vực Mê Kông. Rất nhiều sản phẩm ở Mê Kông có thể được mang đi những khu vực khác của ASEAN. Từ khía cạnh của AirAsia, tôi thấy các hoạt động kinh doanh ở đây diễn ra rất sôi nổi” - ông Fernandes nhận xét.
Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn Lippo (Indonesia) James Riady, diễn đàn của WEF cần tập trung vào nhiệm vụ giúp các nhà làm chính sách đưa ra chính sách phù hợp. Bởi lẽ, tốc độ thay đổi đang diễn ra nhanh chóng khiến nhiều chính sách không theo kịp. Cần có một môi trường mà ở đó có những quy định để khu vực công và tư có thể làm việc cùng nhau để tạo ra những chính sách phù hợp. Một điều đang diễn ra ở các khu vực khác trên thế giới là các chính sách được đưa ra ở tầm quốc gia, khu vực hay toàn cầu.
Ông Riady bày tỏ: “Chúng tôi đang trông đợi những DN từ Campuchia, Lào, Việt Nam và những nước khác có thể nhìn xa hơn biên giới quốc gia, điều này rất quan trọng. Với cách mạng công nghiệp số hiện nay, ngay cả một DN nhỏ cũng có thể vươn ra khu vực”.
Hình thành chuỗi cung ứng khu vực
Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các nước khu vực Mê Kông thời gian qua vừa có sự hợp tác, bổ sung vừa có sự cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển. Ví dụ, lợi thế chung trong sản xuất, xuất khẩu gạo, dệt may, da giày, thủy sản, nông lâm… là cơ sở để các nước trong khu vực hợp tác nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm. Khu vực Mê Kông có tính liên vùng rất cao nên việc xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng của các hành lang kinh tế tiểu vùng như hành lang kinh tế Đông - Tây, hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế phía Nam… giúp chi phí vận chuyển, hậu cần, logistics… giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
“Đặc biệt, chúng ta gần 2 thị trường lớn: Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó Trung Quốc có nhu cầu lớn về nông sản, thủy sản… Do đó, các nước trong khu vực có thể tăng cường kết nối, cùng hình thành chuỗi cung ứng khu vực, tận dụng lợi thế so sánh nền nông nghiệp hữu cơ trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra” - Thủ tướng nêu.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng cho rằng các nước Mê Kông cần tập trung vào việc duy trì hòa bình, ổn định; kết nối hạ tầng cơ sở về năng lượng và kỹ thuật số cũng như bảo đảm dòng trung chuyển thương mại hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Trong khi đó, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw cho rằng quyết tâm chính trị của lãnh đạo các nước chính là động lực quan trọng cho hợp tác và kết nối kinh tế trong khu vực.
Theo Phó Thủ tướng Thái Lan Somkid Jatusripitak, nhằm tối đa hóa tiềm năng của các nước thuộc vùng Mê Kông, cần làm sâu sắc hội nhập và liên kết kinh tế khu vực. Trong đó, cần cam kết cao về việc xóa bỏ các hàng rào thương mại, từ ở biên giới cho đến các tiểu vùng. Ngoài ra, việc bảo đảm kết nối đa chiều thông suốt cả phần cứng và phần mềm, tạo nền tảng vững chắc mang tính bao trùm là điều kiện tiên quyết giúp hội nhập kinh tế khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất 4 sáng kiến kết nối khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Trong đó, kết nối kinh tế là một trọng tâm ưu tiên. Các nước Mê Kông cùng các đối tác trong và ngoài khu vực cần tiếp tục đẩy mạnh kết nối giao thông trên các hành lang kinh tế tiểu vùng. Hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch là động lực quan trọng.
Các nước Mê Kông cùng các nước ASEAN đang nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng một thị trường thống nhất vào năm 2025. Theo đó, cần hợp tác, tạo thuận lợi cho lưu chuyển thương mại, đầu tư và du lịch qua biên giới; đơn giản hóa và hài hòa quy trình, thủ tục trên các tuyến hành lang kinh tế. Ngoài ra, cần đổi mới, sáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh; phát triển bền vững và bao trùm.
Ra mắt Hội đồng Kinh doanh ASEAN
Tại WEF-Mekong, Hội đồng Kinh doanh khu vực ASEAN (RBC) với sự tham gia của 55 DN đã chính thức ra mắt. Ông Justin Wood, Trưởng Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF, cho biết RBC gồm 25 DN hàng đầu ASEAN và 30 DN hàng đầu thế giới, nhằm tăng cường hợp tác công - tư trong các lĩnh vực cấp bách nhất mà ASEAN đang phải đối mặt.
RBC sẽ tập trung vào các lĩnh vực hợp tác: xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy đầu tư, thương mại trong khối ASEAN, xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số, nghiên cứu về tình hình việc làm và ngành nghề trong khu vực... RBC cũng dự kiến triển khai một loạt sáng kiến trong thời gian tới, trong đó có chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng mang tính chiến lược.
Theo ông Nazir Razak, Chủ tịch RBC, một trong những ưu tiên hàng đầu của RBC là thúc đẩy dỡ bỏ những hàng rào phi thuế quan; tăng cường sự phát triển của các DN vừa và nhỏ.

Bài và ảnh: Dương Ngọc

Nhiều người bất bình khi bị thu hồi tiền cứu trợ để chia đều

Sau đợt lũ lụt vừa qua, bà Văn được đoàn cứu trợ tặng 2 triệu đồng, tuy nhiên số tiền bị thôn thu lại để chia đều cho các hộ khiến bà không đồng tình.

nhieu-nguoi-bat-binh-khi-bi-thu-hoi-tien-cuu-tro-de-chia-deu
Những hộ được cứu trợ thường có hoàn cảnh khó khăn hơn cả trong thôn. Ảnh: Hoàng Táo.
Xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) nằm sát sông Gianh, hứng chịu hậu quả nặng nề sau trận lụt vào tuần trước. Nhiều đoàn cứu trợ về xã cấp phát gạo, mì tôm, nhu yếu phẩm và cả tiền mặt.
Nhận hàng và tiền cứu trợ, nhiều người dân trong xã phản ánh, cán bộ thôn thu lại rồi chia đều cho các hộ trong thôn.
Đường vào nhà bà Văn (78 tuổi, thôn Tân Đông, xã Quảng Hải) ngập ngụa bùn - dấu vết còn lại của trận lũ. Sống một mình, con cái đi làm ăn ở Tây Nguyên, ngày 22/10, bà Văn được một đoàn hảo tâm từ Hải Phòng hỗ trợ 2 triệu đồng. Tối cùng ngày, người của thôn đến thu lại khoản tiền này. "Cán bộ thôn nói lụt chung, mọi người cùng mất mát nên ai được hỗ trợ thì phải chia sẻ", bà Văn thuật lại.
Bà cho hay có nhiều thứ muốn mua sắm, chi dùng sau lũ nhưng bị thu lại tiền nên rất túng thiếu.
nhieu-nguoi-bat-binh-khi-bi-thu-hoi-tien-cuu-tro-de-chia-deu-1
Nhiều người không bằng lòng với việc chia đều tiền cứu trợ theo khẩu. Ảnh: Hoàng Táo.
Tương tự, căn nhà của bà Thi (60 tuổi) bị ngập sâu 2 mét trong trận lụt. Một triệu đồng mà đoàn hảo tâm ủng hộ, bà cho biết thôn thu lại ngay sau đó để phân bổ cho các gia đình khác.
Cạnh nhà bà Thi, vợ chồng chị Linh nhận được một triệu đồng và cũng bị thu lại. "Đoàn cứu trợ về tận nhà, xem thấy áo quần bị trôi hết, gạo ngâm nước nát bét rồi mới hỗ trợ tiền", chị Linh kể.
Theo người dân, cán bộ thôn Tân Đông sau khi thu tiền về đã chia bổ đầu cho tất cả các khẩu trong thôn. Bà Văn, bà Thi được nhận lại 60.000 đồng do sống một mình, gia đình chị Linh có 5 người, được nhận 300 nghìn đồng.
* Video: Người dân kể chuyện bị thu lại tiền
Chị Ngân (45 tuổi) ở thôn Tân Thượng cũng bị thu số tiền 2 triệu đồng của một đoàn từ thiện. “Tôi chưa biết khi nào sẽ được chia lại và được chia lại bao nhiêu”, chị Ngân nói. Có chồng bị thần kinh, con gái lớn đang mang thai thì vừa mất chồng, nhà chỉ còn chị và con gái sau là lao động chính. Căn nhà tềnh toàng không có gì giá trị ngoài chiếc tivi. Chị Ngân bảo nhận tiền dự tính sắm ít vật liệu sửa lại nhà, nhưng giờ thì chắc chịu.
Tình trạng thu lại toàn bộ tiền cứu trợ rồi chia đều cũng diễn ra ở nhiều thôn còn lại của xã Quảng Hải.
Không chỉ tiền, các mặt hàng như gạo, mì tôm, nhu yếu phẩm cũng được thu và chia đều. Một số đoàn cứu trợ số lượng hàng không lớn, không thể chia ra cho toàn bộ thôn thì cán bộ hóa giá, bán lấy tiền rồi chia bằng tiền mặt.
Trong ngày 22/10, đoàn cổ động viên bóng đá Hải Phòng đến xã Quảng Hải, cứu trợ cho 115 hộ dân với số tiền hơn 200 triệu đồng. Danh sách các hộ dân nhận quà được đơn vị lấy từ các thôn, cùng cán bộ thôn đi trao. Khi đoàn rời đi, quà và tiền được thu lại để chia bình quân đầu người.
nhieu-nguoi-bat-binh-khi-bi-thu-hoi-tien-cuu-tro-de-chia-deu-2
Một gia đình neo đơn bị thiệt hại nặng nề sau lũ. Ảnh: Hoàng Táo.
Ông Cao Xuân Pha, trưởng thôn Vân Nam (xã Quảng Hải) từ chối trả lời khi được hỏi về công việc cứu trợ trong thôn, yêu cầu phải có giới thiệu của UBND xã mới làm việc.
Trước thông tin tiền cứu trợ bị thu lại rồi chia bổ đầu, ông Cao Xuân Ngọc, Chủ tịch UBND xã Quảng Hải cho hay: "Quan điểm của xã là hỗ trợ gia đình nào thì gia đình đó được hưởng. Xã giao các thôn lập danh sách và tổ chức trực tiếp tặng quà. Xã đang kiểm tra và nếu có hiện tượng trên sẽ chỉ đạo trả lại tiền cho người được cứu trợ".
Còn theo ông Nguyễn Trần Quang, quyền chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương kiểm tra thông tin "thu lại tiền cứu trợ" nhằm chấn chỉnh, không để tiếp tục xảy ra. Cùng với đó, ai có sai phạm sẽ bị xử lý.
Ông Quang cũng cho rằng, "sự việc xuất phát từ nhận thức lấy lại rồi chia đều để hài hòa, chứ không phải vì tư lợi của cán bộ thôn. Dù vậy, cách thức trên là không được phép. Việc chấn chỉnh tình trạng này thuộc thẩm quyền các địa phương".
*Tên các nhân vật nhận cứu trợ đã được thay đổi.
Hoàng Táo

Người Sài Gòn vây bắt khổng tước quý hiếm

Chim công to lớn đậu trên mái nhà người dân ở quận 3, TP HCM, suốt nhiều giờ làm nhiều người thích thú, vây bắt nhưng bất thành.

nguoi-sai-gon-vay-bat-khong-tuoc-quy-hiem
Khổng tước đậu trên sân thượng ngôi nhà ở quận 3. Ảnh: Tin Tin
Sáng 25/10, con khổng tước bất ngờ bay đến đậu trên sân thượng căn nhà ở đường Trần Quốc Thảo (quận 3). Đây là chú chim trống, mào cao, màu lông sặc sỡ. Chim cao chừng nửa mét, dài khoảng một mét, thong dong đi lại trên mái nhà khá lâu.
Việc chim công xuất hiện ở trung tâm thành phố khiến nhiều người thích thú kéo đến xem. Vài thanh niên trèo lên sân thượng vây bắt nhưng chú chim nhảy sang nhà khác, tiếp tục đi loanh quanh trong nhiều giờ.
Người dân gọi điện báo cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn tới bắt. Tuy nhiên, đến 12h chim bay mất. 
nguoi-sai-gon-vay-bat-khong-tuoc-quy-hiem-1
Nhiều người tỏ ra thích thú khi thấy chim quý. Ảnh: Tin Tin
Khổng tước thuộc họ Trĩ, còn được gọi là chim công, là một trong 10 loài chim đẹp nhất hành tinh và có tên trong sách đỏ. Hoa văn trên lông chim giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau. Chim công được xem là biểu tượng của hoàng gia.
Sơn Hòa

TP.HCM xin tiếp tục cấp phép xây dựng tạm


(PL)- Vướng mắc trong cấp phép xây dựng tạm cho dân ở khu vực quy hoạch bắt nguồn từ chính sách pháp luật.
“Năm 2016 là năm mà việc cấp phép xây dựng gặp rất nhiều khó khăn” - ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết tại buổi làm việc của Ban Pháp chế HĐND TP.HCM về tình hình cấp phép xây dựng chín tháng đầu năm vào ngày 25-10.
Xây dựng tạm gặp khó
Ông Hùng cho biết TP.HCM đã ban hành Quyết định 21/2013 và Quyết định 27/2014 cho người dân có nhà đất nằm trong khu vực quy hoạch nhưng chưa có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện thì được phép xây dựng tạm. Trong vòng năm năm mà Nhà nước thực hiện quy hoạch thì người dân không được bồi thường về vật kiến trúc nhưng sau năm năm mà không thực hiện quy hoạch thì được bồi thường. “Quy định tạo điều kiện cho nhiều người dân được cấp phép xây dựng, đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn về nhà ở cho người dân TP” - ông Hùng nói.
Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, bổ sung: “Quyết định 27 ra đời xuất phát từ thực tiễn, mang hơi thở của cuộc sống tại TP.HCM chứ không phải ra đời theo kiểu có luật, có nghị định, thông tư thì phải có quyết định để hướng dẫn chi tiết. Hơn nữa, kể từ khi ban hành quyết định này đã góp phần giải quyết được rất nhiều nhà ở cho người dân. Riêng một năm sau ngày ban hành có đến 7.000 trường hợp được cấp phép xây dựng có thời hạn”.
Tuy nhiên, Quyết định 27 được ban hành dựa vào Luật Xây dựng cũ nên không còn hiệu lực khi Luật Xây dựng 2014 có hiệu lực vào ngày 1-7-2015. “Luật Xây dựng mới quy định được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn nếu phù hợp với mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu phù hợp với mục đích sử dụng đất thì đó là điều kiện để cấp phép xây dựng chính thức chứ không cần cấp phép tạm” - ông Hùng phân tích.
Ông Hùng cũng cho biết Sở đang sửa đổi Quyết định 27 để tuân thủ đúng luật mới song sẽ kế thừa những điểm đúng đắn của Quyết định 27 để phù hợp với thực tiễn TP.

Người dân đang làm thủ tục cấp phép xây dựng tại UBND quận Tân Bình. Ảnh: HTD
Run tay xử lý vi phạm xây dựng
Liên quan đến việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết hiện nay các nghị định hướng dẫn thi hành gồm Nghị định 180/2007 và Nghị định 121/2014 đều đã hết hiệu lực. Do chưa có văn bản mới thay thế nên các địa phương vừa xử lý vi phạm vừa run khi áp dụng các quy định cũ.
Ông Hùng cho hay Sở Xây dựng đã báo cáo Bộ Xây dựng cho tiếp tục thực hiện hai nghị định trên trong khi chờ đợi ban hành văn bản mới thay thế. Đầu tháng 10-2016, Bộ Xây dựng có công văn đồng ý với kiến nghị của TP.HCM, trong đó lưu ý được phép áp dụng hai Nghị định 180 và 121 trừ những điều khoản trái với Luật Xây dựng mới. “Sở Xây dựng đã có văn bản gửi các quận, huyện vẫn xử lý theo tinh thần của hai nghị định này nhưng không cắt điện, nước khi cưỡng chế công trình sai phạm vì Luật Xây dựng mới không cho phép” - ông Hùng thông tin.
Theo ông Hùng, năm 2016 toàn TP.HCM vẫn còn hơn 2.000 trường hợp vi phạm. Trong số này có hơn 1.000 trường hợp xây dựng không phép, tập trung tại các quận 12, Thủ Đức và huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, tình trạng xây dựng không phép tràn lan như thời gian trước đã không còn. “Một trong những biện pháp mạnh mà Sở Xây dựng đưa ra nhằm giải quyết tình trạng nhũng nhiễu, tiếp tay cho xây dựng không phép là xử lý cán bộ vi phạm. Những hình thức xử lý kỷ luật mạnh hơn, ngoài việc cảnh cáo, nhắc nhở thì sẽ buộc thôi việc nếu phát hiện cán bộ nhận tiền của dân để dung túng cho việc xây dựng không phép” - ông Hùng nhấn mạnh.
“Một cửa liên thông” trong cấp phép xây dựng
Sở Xây dựng đang chuẩn bị thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” điện tử trong công tác cấp phép xây dựng tại:
1. Trục đường Lũy Bán Bích, đoạn cầu Tân Hóa đến giao lộ Âu Cơ - Lũy Bán Bích (quận Tân Phú).
2. Bốn ô phố trước hội trường Thống Nhất, phường Bến Nghé (quận 1).
3. Tuyến đường Trường Sơn - Phan Đình Giót - Trần Quốc Hoàn (quận Tân Bình).
4. Khu công nghệ cao TP (quận 9).
5. Khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn TP.
Theo đó, Sở Xây dựng sẽ tiếp nhận và giải quyết đồng thời các thủ tục cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế xây dựng và tổ chức liên thông với các sở, ngành khác như: thỏa thuận tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/500; thẩm duyệt PCCC; bảo vệ môi trường (phê duyệt đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường); thỏa thuận đấu nối hạ tầng kỹ thuật.
________________________________
TP.HCM đã nhiều lần kiến nghị với Bộ Xây dựng cả bằng văn bản và làm việc trực tiếp. Bộ Xây dựng ghi nhận thiếu sót này và sẽ trình Quốc hội sửa Luật Xây dựng 2014. Trong thời gian chờ sửa luật, TP.HCM cũng đã kiến nghị cho phép áp dụng Quyết định 27 để giải quyết việc xây dựng cho người dân, nếu không thì sẽ bị đứng hết.
Ông TRẦN TRỌNG TUẤN, Giám đốc Sở Xây dựng
VIỆT HOA

Vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng là lời cảnh tỉnh với người có quyền lực

Dân trí Đại biểu Lê Thanh Vân (uỷ viên thường trực UB Tài chính-Ngân sách của Quốc hội) cho rằng, những dấu hiệu sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã rõ, nếu chỉ xử lý hành chính là… quá nhẹ. Vụ việc của ông Hoàng là lời cảnh tỉnh cho những người đang có điều kiện sử dụng quyền lực. 

Ông bình luận thế nào về kết quả kiểm tra, kết luận về sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng mà UB kiểm tra TƯ đã thông báo công khai?
Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải vào cuộc làm rõ những dấu hiệu vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng sau khi có kết luận của UB Kiểm tra TƯ bởi kết luận của UB Kiểm tra TƯ là xử lý về mặt Đảng. Nhưng Đảng không quyết thay việc của Nhà nước là áp trách nhiệm hành chính, dân sự hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Vũ Huy Hoàng và các cá nhân có liên quan hay không. Công việc đó, thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà cụ thể là các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Các cơ quan này phải vào cuộc để xem xét các yếu tố, dấu hiệu vi phạm cấu thành lỗi vi phạm hành chính, hay cấu thành vi phạm hình sự… để xử lý.
Đại biểu Lê Thanh Vân: Trường hợp cán bộ sai phạm như ông Hoàng không phải là duy nhất.
Đại biểu Lê Thanh Vân: "Trường hợp cán bộ sai phạm như ông Hoàng không phải là duy nhất".
Có ý kiến cho rằng cần mở ra một vụ án, khởi tố, điều tra thì mới xác định được mức độ, phạm vi trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng với những vụ việc xảy ra tại Bộ Công thương khi ông còn đương chức. Ý kiến của ông về việc này?
Kết luận của UB Kiểm tra TƯ cho thấy những sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng tương đối rõ, liên quan đến hành vi của cá nhân.
Theo tôi, những dấu hiệu sai phạm được kết luận đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Thứ nhất, về mặt chủ thể, cá nhân đã thể hiện động cơ, mục đích khi vi phạm pháp luật. Về mặt chủ quan, người đó đã thôi thúc, sử dụng các cách thức để đạt được mục đích đề ra, bất chấp các quy định của pháp luật cũng như hậu quả có thể xảy ra. Về mặt khách thể, các lợi ích mà nhà nước bảo vệ như trật tự quản lý nhà nước bị xâm hại. Còn hậu quả của hành vi vi phạm cũng đã xảy ra rồi. Chỉ riêng hậu quả kinh tế do PVC gây ra là hơn 3.000 tỷ đồng, nói như lãnh đạo một UB của Quốc hội, khoản tiền thất thoát đó bằng 300 năm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân.
Tất cả những điều đó cho thấy, nếu chỉ “xử” ông Hoàng về mặt hành chính là quá nhẹ.
Cụ thể, việc bổ nhiệm con trai vào các chức vụ, cao nhất là lãnh đạo Sabeco của ông Vũ Huy Hoàng, UB Kiểm tra TƯ khẳng định là vi phạm các quy định của Đảng về công tác cán bộ. Dư luận thì rõ ràng có quyền nghi ngờ khi bố lại bổ nhiệm con vào một vị trí được xem là rất “đắt giá”?
UB Kiểm tra TƯ đã xem xét kỹ lưỡng và kết luận như vậy trên cơ sở xác định những hành vi, hậu quả đã xảy ra. Những dấu hiệu để cơ quan kiểm tra của Đảng xác định là, một người là bố lại bổ nhiệm con, nếu người con đó thực sự là tài, có tư duy, phẩm chất nổi bật, ưu tú thì chắc dư luận, cơ quan tổ chức ở đơn vị sử dụng cán bộ cũng không phàn nàn gì đâu. Nhưng trường hợp của Vũ Quang Hải, có cả một tập thể là Hiệp hội những nhà đầu tư tài chính (VAFI) liên tục phản ứng trong thời gian dài.
Vậy thì cần phải xem xét lại người được bổ nhiệm này có xứng đáng không. Có lẽ vì không xứng đáng nên người ta mới đặt vấn đề có can thiệp, từ hệ thống điều hành của mình, ông Hoàng đã tạo ra sự thuận lợi, làm bệ đỡ cho Vũ Quang Hải lên chức liên tục trong thời gian chưa dài.
Còn với vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, kết luận của UB Kiểm tra nêu rõ là, mặc dù biết ông Trịnh Xuân Thanh không đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm nhưng nguyên Bộ trưởng Công thương vẫn cố tình thực hiện các quy trình cán bộ với người này. Vậy quy định pháp luật nào điều chỉnh việc này, để xử lý được sai phạm?
Trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, như báo chí thông tin, người này đã có những dấu hiệu vi phạm từ lâu, đáng ra các cơ quan đã có cơ hội ngăn chặn sự xâm nhập của người này vào hệ thống. Thế nhưng, hoạt động của Trịnh Xuân Thanh không những không bị ngăn chặn mà còn có cá nhân nào đó, tập thể nào đó giúp “hợp thức hoá” để người này lọt được lưới trong hoạt động rà soát, kiểm tra cán bộ để được bố trí, luân chuyển từ cơ quan này sang cơ quan kia theo chiều hướng đi lên.
Giờ nếu lật ngược lại hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh thì có thể “duy danh định nghĩa”, “chỉ mặt đặt tên” rất cụ thể các cá nhân, đơn vị, tổ chức có trách nhiệm. Tôi nghĩ việc này không khó, vấn đề là cơ quan pháp luật phải vào cuộc để trả lời cho công luận người dân.
Với những vi phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ như thế của ông Vũ Huy Hoàng, dư luận đặt câu hỏi, những quyết định bổ nhiệm không đúng đó có cần thiết phải được khắc phục, giải quyết thế nào?
Tôi nghĩ khi đã làm rõ, khẳng định được hành vi trái pháp luật thì hoặc phải thu hồi hủy bỏ các quyết định sai trái về bổ nhiệm nhân sự và xem xét mức độ thiệt hại để thu hồi tài sản.
Từ vụ việc của một vị nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ khóa trước tới vụ nguyên Bộ trưởng Công Thương xảy ra khóa này, dường như chỉ khi các Bộ trưởng, Trưởng ngành về hưu thì các sai phạm mới lộ ra, được làm rõ. Cơ chế giám sát tại các bộ ngành quản lý nhà nước có vẻ còn rất lỏng lẻo, thưa ông?
Tôi nghĩ hiện tượng vi phạm pháp luật của những vị giữ trọng trách trong các cơ quan nhà nước, ngay ở trong Đảng và nhà nước có nhiều lý do nhưng cơ bản nhất là do quy định của Đảng, quy phạm pháp luật của nhà nước có kẽ hở, chưa chặt chẽ nên những người đó có cơ hội để lợi dụng.
Cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm soát bên trong của hệ thống cũng có vấn đề, có nghĩa là tính đấu tranh của tập thể, sự ngăn chặn của tập thể với hành vi vi phạm của cá nhân làm chưa tốt. Hoạt động của các cơ quan chức năng, công tác quản lý, kiểm tra của cơ quan cấp trên với cấp dưới, cơ quan ngang cấp có thẩm quyền giám sát… cũng chưa chuẩn nên mới để lọt những người lạm dụng quyền lực, lạm dụng quy định để làm những việc có lợi cho cá nhân, gia đình, nhóm lợi ích của mình.
Với ông Hoàng, hình thức kỷ luật về Đảng được đề xuất là cảnh cáo khi vị cựu Bộ trưởng đã về hưu có ý nghĩa thế nào lúc này, thưa ông?
Một Đảng viên tham gia tổ chức Đảng đều phải thực hiện lời dưới cờ Đảng là phục vụ tôn chỉ mục đích mà Đảng theo đuổi và cam kết chấp hành quy định về những việc không được làm. Ông Vũ Huy Hoàng đã có vi phạm, không chỉ làm sai lời thề của mình khi vào Đảng mà còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Đảng. Tôi nghĩ, UB kiểm tra TƯ đã xem xét kỹ lưỡng mới chọn hình thức cảnh cáo với ông ấy.
Việc đó, với ông Hoàng, có ý nghĩa là sự trừng phạt của Đảng, là lời nhắc nhở, răn đe của Đảng thành viên của mình. Với xã hội, việc này có tác động để dư luận thấy được sự nghiêm minh của Đảng trong việc quản lý cán bộ, Đảng viên.
Tôi nghĩ sự việc của ông Hoàng là lời cảnh tỉnh để những người có điều kiện sử dụng quyền lực như ông Hoàng đừng bao giờ lạm dụng quyền lực nữa. Nhưng trường hợp của ông Hoàng tôi cho không phải là duy nhất. Nếu các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra để làm rõ hành vi của những cán bộ có chức vụ tương đương ông Hoàng ở TƯ, địa phương thì không phải ít đâu.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo

Vụ “Ba người bị bắn chết khi ủi đất”: Công ty Long Sơn quá nhiều quyền?

25/10/2016 23:02

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông chưa rõ khu vực nhân viên Công ty Long Sơn ủi đất dẫn đến vụ xả súng chết người có thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp này không

Chiều 25-10, ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, chưa có quyết định khởi tố vụ án trong vụ xả súng bắn đạn hoa cải làm chết 3 nhân viên Công ty TNHH Long Sơn (Công ty Long Sơn) và làm bị thương 15 người tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Người dân canh tác từ lâu
Theo thượng tá Dương Thanh Quế, Trưởng Công an huyện Tuy Đức, đến thời điểm này, cơ quan công an chỉ mới mời ông Hoàng Văn Thắng (ngụ xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) lấy lời khai chứ chưa bắt được nghi can nào.

Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường vụ xả súng
Lực lượng công an khám nghiệm hiện trường vụ xả súng
Một số người dân sống gần khu vực xảy ra vụ xả súng cho biết gia đình ông Hoàng Văn Thắng trồng khoảng 2 ha điều đã nhiều năm nay và thường xuyên xảy ra xích mích với Công ty Long Sơn. Trước đó, vào tháng 1-2016, công ty này đã một lần tới ủi đất vườn điều của ông Thắng vào ban đêm nhưng không thông báo cho ông Thắng. Ông Phan Tấn Hùng, một người dân sinh sống gần đó, kể ông Thắng bắt đầu trồng điều trên diện tích này từ năm 2004. Trên thực tế, bà con trồng điều từ trước khi Công ty Long Sơn có mặt. “Tuy nhiên, họ nói đây là đất rừng nên đòi thu hồi mà không đền bù. Do đó, hai bên luôn xảy ra mâu thuẫn và đánh nhau nhiều lần. Người dân cũng đã có đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết. Còn công ty thì tự tiện san ủi, phá cây trồng khiến người dân rất bức xúc” - ông Hùng nói.
Còn theo bà Nguyễn Thị Huệ, mỗi lần ủi đất, Công ty Long Sơn không thông qua người dân cũng không có chính quyền địa phương tới chứng kiến mà làm lén lút vào ban đêm. “Phần đất gia đình tôi đang trồng điều không thuộc diện tích đất của Công ty Long Sơn nhưng họ cứ xua đuổi” - bà Huệ bức xúc.
Về vấn đề trên, ông Lê Văn Minh, Bí thư xã Đắk Ngo, cho biết trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương đau đầu với việc xử lý tranh chấp đất đai giữa Công ty Long Sơn và người dân. Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tuy Đức, khẳng định vị trí, diện tích san ủi không thuộc diện tích của Công ty Long Sơn mà thuộc khoảnh 7, Tiểu khu 1535 do nhà nước quản lý.
Không công khai, thiếu minh bạch
Chiều 25-10, ông Ngô Xuân Lộc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông, khẳng định đến thời điểm này, vẫn còn nhiều vấn đề phải thẩm tra, xác minh lại chứ chưa thể xác định khu vực xảy ra vụ việc có thuộc quản lý của Công ty Long Sơn hay không. Lý do là mới đây, tỉnh đã thu hồi một phần diện tích nên không biết khu vực xảy ra vụ việc đã được thu hồi hay chưa.
Theo ông Lộc, vào tháng 7-2016, thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, UBND tỉnh Đắk Nông đã có quyết định thu hồi đất của 4 doanh nghiệp để thực hiện dự án ổn định dân di cư tự do. Trong đó có thu hồi một phần diện tích đã giao cho Công ty Long Sơn.
Sau khi UBND tỉnh Đắk Nông có quyết định thu hồi, Công ty Long Sơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, đến nay, quyết định thu hồi vẫn có hiệu lực. “Gần đây, UBND tỉnh đã có văn bản gửi các công ty yêu cầu ngưng tranh chấp đất đai để chờ kiểm kê hiện trạng nhưng họ không chấp hành mà tiến hành san ủi đất tranh chấp” - ông Lộc nói.
Còn theo một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, năm 2008, UBND tỉnh đã giao cho Công ty Long Sơn 1.079 ha để thực hiện dự án trồng cây công nghiệp, bảo vệ rừng. Sau khi rà soát thực hiện đề án thí điểm ổn định dân di cư tự do, UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi diện tích đã giao cho Công ty Long Sơn hơn 800 ha. Hiện đất của công ty chỉ còn hơn 200 ha.
“Mấu chốt vấn đề ở đây là các ngành, các cấp đã giao cho Công ty Long Sơn thực hiện việc thỏa thuận, hỗ trợ tài sản trên đất, bảo đảm an sinh xã hội, thu hút lao động. Việc thu hồi phải phối hợp với chính quyền địa phương nhưng doanh nghiệp lại tự làm, không thực hiện nghiêm các chỉ đạo của tỉnh, không công khai, minh bạch” - vị này phân tích.
Từng bắt giam 6 nhân viên bảo vệ
Tháng 3-2015, Công an huyện Tuy Đức đã khởi tố và bắt giam 6 nhân viên bảo vệ của Công ty Long Sơn để điều tra về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Theo đó, 6 nhân viên bảo vệ này đã được Đào Công Bắc (ngụ tỉnh Bình Phước) thuê đi đòi đất rẫy trồng điều của hộ ông Trần Văn Hanh. Nhóm 6 nhân viên này đã mang dao vào nhà ông Hanh đánh, chém khiến ông Trần Văn Thanh (anh trai ông Hanh) bị thương tích 90%, ông Hanh và 3 người khác trong gia đình cũng bị thương.

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Công an sẽ ngăn bảo kê, làm giả trong xổ số điện toán

Thứ Tư, ngày 26/10/2016 00:40 AM (GMT+7)
Sự kiện: Tin nóng

Chiều 25/10, Trung tướng Trình Văn Thống, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) cho biết, sẽ có kế hoạch đấu tranh với tình trạng lợi dụng, bảo kê, làm giá, phá hoại hoạt động kinh doanh xổ số điện toán.


Công an sẽ ngăn bảo kê, làm giả trong xổ số điện toán - 1
Ngành công an sẽ xử lý các vấn đề liên quan tới rửa tiền, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xổ số điện toán. Ảnh: L.V.
Trung tướng Trình Văn Thống cho rằng, xổ số điện toán vẫn là loại hình mới, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý tại Việt Nam. Đặc biệt, trong tình trạng an ninh mạng phức tạp như hiện nay. Vấn đề này, theo ông sẽ càng khó khăn khi sắp tới Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) mở rộng hoạt động tại tại nhiều tỉnh, thành cả nước.
Vì vậy, theo Trung tướng Thống, ngành công an sẽ có biện pháp, kế hoạch để đấu tranh, phòng chống, đặc biệt nguy cơ lợi dụng để tuyên truyền, bôi xấu hay tình trạng bảo kê, làm giả trong xổ số điện toán. Ông đề nghị các đơn vị chức năng hướng dẫn lực lượng công an địa phương nơi có chi nhánh của Vietlott bảo vệ tốt hoạt động kinh doanh xổ số.
Ông Tống Quốc Trường, Tổng giám đốc Vietlott cho biết, ngành công an sẽ giúp Vietlott xử lý các trường hợp tin đồn, giả mạo thông tin làm ảnh hưởng tới kinh doanh của công ty. Ngoài ra, sẽ xử lý các vấn đề liên quan tới rửa tiền, gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh xổ số.
Các thông tin trên được đưa ra tại lễ ký quy chế phối hợp giữa Vietlott và Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ, Đầu tư (Bộ Công An) chiều 25/10.
Trước đó, một người dân tại Trà Vinh đã lần đầu tiên có người trúng thưởng giải xổ số tự chọn số điện toán Mega 6/45 (giải Jackpot), trị giá hơn 92 tỷ đồng.
Hiện, xổ số điện toán đã có mặt tại 6 tỉnh thành, gồm: TPHCM, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Thời gian tới sẽ mở rộng ra: Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Theo L.H.Việt (Tiền Phong)

Lời kể nhân chứng vụ 2 mẹ con nghi bị giết ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Thứ Ba, ngày 25/10/2016 19:00 PM (GMT+7)
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Hồng Lĩnh đã chỉ đạo công an tỉnh này khẩn trương xác minh điều tra, làm rõ vụ 2 mẹ con chết thảm trong biệt thự tại huyện Châu Đức.
Lời kể nhân chứng vụ 2 mẹ con nghi bị giết ở Bà Rịa-Vũng Tàu - 1
Hiện trường vụ 2 mẹ con chết thảm trong căn biệt thự. (Ảnh LN)
Song song đó, ngày 25/10, công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn phong tỏa, bảo vệ hiện trường (ngôi biệt thự) để thu thập chứng cứ, điều tra làm rõ cái chết của vợ và con ông Bùi Xuân Thường (54 tuổi, Trưởng ban dân vận huyện ủy Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hai nạn nhân chết trong vụ án là bà Phạm Thúy Nga (48 tuổi, vợ ông Thường) và cháu Bùi Phạm Đức Toàn (17 tuổi, học sinh lớp 12, con trai út của ông Thường và bà Nga).
Bà T. (hàng xóm ông Thường), là một trong những người đến nhà ông Thường khi nghe tiếng ông Thường "cầu cứu" nhớ lại: "Lúc chúng tôi chạy sang thì chị Nga đang thoi thóp thở ở gần cầu thang. Tôi tìm khắp nhà thì phát hiện cháu T. ở nhà kho, người đầy máu, ngừng thở, hai tay bị trói bằng dây điện, ở cổ có vết cứa nghi do dao cứa".
Còn một số hàng xóm khác cho biết, gia đình ông Thường sống ôn hòa, thân thiện với xóm giềng. Toàn là đứa trẻ ngoan ngoãn, học ở trường cả ngày và chỉ hay xuất hiện ở nhà khi trời đã nhá nhem.
"Không hiểu sao bình thường Toàn nó đi học về lúc 6 giờ mấy tối, mà nay lại về sớm như vậy và gặp nạn", một người dân xót thương.
Cũng theo một hàng xóm, nhà ông Thường nuôi rất nhiều chó và toàn chó dữ, vì vậy chỉ cần có người lạ đi qua khu vực này là chó sẽ sủa inh ỏi.
"Cả chiều tôi ở nhà dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn nhưng không hề nghe bất kì động tĩnh nào, không nghe chó sủa. Chỉ khi tiếng hô hoán thét lên chúng tôi mới biết", bà G. hàng xóm ông Thường thông tin.
Ngoài ra nhiều người còn thấy một người lạ chạy xe máy từ nhà ông Thường ra nhưng họ nghĩ là người nhà nên không để ý.
Được biết, căn biệt thự của gia đình ông Thường mới được sửa chữa lại cách đây khoảng 1 năm. Ông Thường và bà Nga có 3 người con nhưng hiện tại ngôi nhà chỉ có ông, vợ và con trai út sinh sống thường xuyên. Riêng con gái lớn đã lấy chồng và sống ở nhà chồng, con gái thứ 2 đang là sinh viên nên trọ học tại TP.HCM. Ngôi nhà của vợ chồng ông Th. rộng khoảng 1.000 m2, xung quanh xây hàng rào kiên cố.
Một người em của bà Nga tiết lộ, chiều 24/10 bà Nga có về nhà ngoại chơi và khoảng 14h thì trở về nhà riêng, đến hơn 16h thì nhận hung tin.
Vụ việc đang được cơ quan công an điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.
Theo Vĩnh Thựu (Người đưa tin)

Hoài Linh trở lại với “Ơn giời”, gạt phăng tin đồn bạo bệnh

26-10-2016 00:00:36

Hoài Linh vui vẻ ghi hình chương trình “Ơn giời cậu đây rồi” mùa 3 và không ngại hướng dẫn Hồng Đào cách xử lý tình huống khi đóng vai trò trưởng phòng.

Trên sân khấu, Hoài Linh luôn được biết đến như một nghệ sĩ hài duyên dáng, đầy năng lượng và hết lòng vì khán giả. Thế nhưng, anh đã gặp phải nhiều tin đồn sức khoẻ suốt thời gian vừa qua. Sau khi hoàn thành tâm nguyện xây đền Tổ nghiệp, Hoài Linh đã đánh dấu sự trở lại với vai trò “chủ toạ” của Ơn giời cậu đây rồi mùa 3.

ơn giời cậu đây rồi 4

ơn giời cậu đây rồi 5
Hoài Linh trên sân khấu "Ơn giời cậu đây rồi" mùa 3
Trái ngược với các tin đồn thêu dệt, Hoài Linh tràn đầy năng lượng từ hậu trường đến ghế nóng mặc cho lịch quay dày đặc. Được biết, mỗi ngày ekip đều ghi hình từ 10 giờ sáng đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, kéo dài liên tục trong 4 ngày. Thế nhưng, Hoài Linh vẫn không hề mệt mỏi và luôn hết mình từng giây từng phút.

ơn giời cậu đây rồi 6

ơn giời cậu đây rồi 7

ơn giời cậu đây rồi 8
Hoài Linh giản dị trong hậu trường
Là người xuất hiện xuyên suốt, Hoài Linh đều phải xuất hiện từ 8 giờ sáng để trang điểm và bàn bạc kịch bản. Không những thế, vị chủ toạ của Ơn giời cậu đây rồi còn tranh thủ trò chuyện và chụp hình với các khán giả đến phim trường sớm. NSƯT Hoài Linh chứng tỏ độ “cute lạc lối” khi sắm hẳn “gậy tự sướng”, nhí nhảnh selfie và livestream cùng các fans.

ơn giời cậu đây rồi 2

ơn giời cậu đây rồi 3
Hoài Linh tận tình giúp đàn em trang điểm
Cùng với nhà sản xuất, Hoài Linh đã góp thêm chiêu trò để hợp sức cùng các trưởng phòng khác, “chặt đẹp” các khách mời. Sau mỗi tiết mục, Hoài Linh thường vào hậu trường để “bàn kế”, giúp nghệ sĩ Hồng Đào - vị trưởng phòng nữ mới nhất của mùa 3, nắm bắt tinh thần chương trình. Trấn Thành cũng nhân dịp tái ngộ mà chăm sóc, chỉnh chu trang phục cho đàn anh.

ơn giời cậu đây rồi 1
Và không quên nhắc nhở Hồng Đào cách xử lý tình huống
Nam danh hài còn tận tâm trang điểm để các nghệ sĩ trẻ có dung mạo đúng và đẹp nhất khi lên sân khấu. Tại đây, NSƯT Hoài Linh cũng chia sẻ: “Vui quá vì lâu lắm rồi mới gặp lại đông đủ anh chị em nghệ sĩ trên cùng một sân khấu như vậy”. Anh cũng không quên nhắn nhủ khán giả nhớ bật TV để xem những màn ứng biến mà chính mình cũng cảm thấy “khó đỡ” trong Ơn giời cậu đây rồi 2016.
 Theo Shindo / Trí Thức Trẻ

Sau MU Online, đã lâu lắm rồi tôi và lũ bạn mới lại rạo rực đến thế khi MU Legend ra đời

Chắc chắn, tin MU Legend mở cửa ngày hôm nay không thể vui hơn cho các game thủ Việt là fan của MU Online đã mong chờ sản phẩm này trong suốt những năm qua.

Vậy là sau từng ấy năm chờ đợi, cuối cùng đến ngày hôm nay 25/10, tựa game online bom tấn của năm - MU Legend hay MU 2 đã chính thức mở cửa cho cho game thủ trên toàn thế giới trải nghiệm dưới hình thức Closed Beta Test chứ không chỉ riêng Hàn Quốc nữa. Chắc chắn đây là tin mừng không thể vui hơn cho các game thủ Việt là fan của MU Online đã mong chờ sản phẩm này trong suốt những năm qua.
Sau MU Online, đã lâu lắm rồi tôi và lũ bạn mới lại rạo rực đến thế khi MU Legend ra đời
Ngày hôm nay đã khiến tôi nhớ lại cái thời năm 2003. Ngày đó, thuật ngữ 'game online' gần như là dành cho MU Online – tựa game trực tuyến nhiều người chơi đầu tiên về Việt Nam, khi ấy tôi mới chỉ học lớp 6. Trước đó, các trò chơi như Háp-lai (CS 1.1), Đế Chế, Sờ-ta (Starcraft) đang cực kỳ phổ biến. Đó là các quán game, còn các cửa hàng Internet đơn thuần chỉ là lướt web, chat yahoo. MU Online đã đem tới một làn gió mới, nhiều niềm vui và hứng thú cho tôi và những game thủ hồi đó.
Sau MU Online, đã lâu lắm rồi tôi và lũ bạn mới lại rạo rực đến thế khi MU Legend ra đời
Chắc hẳn, ai trong số chúng ta cũng có những kỷ niệm khó quên với MU Online mà mỗi khi nhìn thấy hình ảnh của tựa game này, ký ức về một thời nhịn ăn sáng, trốn học, trốn bố mẹ,… hay những khi chen nhau đi Blood Castle, tung hoành trong Chaos Castle,… Tất cả những hình ảnh đó đến ngày hôm nay bỗng quay lại trong tôi khi biết được MU Legend mở cửa ngày hôm nay.
Sau MU Online, đã lâu lắm rồi tôi và lũ bạn mới lại rạo rực đến thế khi MU Legend ra đời
Cách đây mấy hôm, tôi đã liên lạc với hàng loạt chiến hữu cũ (bạn học cấp 2, cấp 3), những người đã từng cùng tôi chinh chiến, tung hoành ngang dọc khắp các mảnh đất từ Lorencia, Noria, Davias cho tới Icarus, Pháo Đài Sói,..., hẹn ngày hôm nay quay trở lại, hội ngộ với nhau tại MU Legend.
Sau MU Online, đã lâu lắm rồi tôi và lũ bạn mới lại rạo rực đến thế khi MU Legend ra đời
Đương nhiên, đối với những 'con nghiện' đã lâu không gặp, khi nhắc đến từ "Mờ-U", hàng loạt những kỷ niệm khó quên bỗng chốc được lôi ra để bàn tán. Lập group chat trên facebook, ngày hôm đó chúng tôi trò chuyện với nhau cả đêm. Đã lâu rồi, tôi và lũ bạn mới nói chuyện lâu mà hào hứng như vậy, nhiều điều để kể với nhau đến lạ!
Không làm chúng tôi thất vọng, ngay từ khi tạo nhân vật trong MU Legend, sự thân quen của MU Online đã thể hiện rất rõ ràng từ đoạn phim mở đầu. Rồi đến khi tạo nhân vật, các class như Dark Lord, War Mage, Blader, Whisperer khiến chúng tôi bồi hồi nhớ lại những DK với set Rồng Đỏ huyền thoại, Soul Master mặc cả cây "lê-gần ếch" kẹp chuột quẩy rồng,...
Sau MU Online, đã lâu lắm rồi tôi và lũ bạn mới lại rạo rực đến thế khi MU Legend ra đời
Nếu là một tay chơi MU Online và có những cảm xúc giống chúng tôi khi nhìn thấy MU Legend, bạn đọc hãy đừng ngần ngại đăng ký account trên trang chủ http://mulegend.webzen.com/, lấy code test tại https://www.facebook.com/groups/374434812887735/ để lại một lần nữa, phiêu lưu trong thế giới hỗn mang, đối đầu với ác quỷ Kundun hùng mạnh.

Béo bở: Pogba tới MU, siêu "cò" nhận gần 700 tỷ đồng

Thứ Tư, ngày 26/10/2016 00:40 AM (GMT+7)
27 triệu euro, tương đương gần 700 tỉ đồng, đó chính xác là những gì mà siêu "cò" Mino raiola nhận được từ thương vụ Paul Pogba tới MU.
Mùa Hè 2016, Mino Raiola đã gây “điên đảo” làng bóng đá thế giới khi giúp MU chiêu mộ thành công những ngôi sao mà ông đang là đại diện gồm Henrikh Mkhitaryan, Zlatan Ibrahimovic và đặc biệt, Paul Pogba. Với mức phí chuyển nhượng tiền vệ người Pháp lên tới 105 triệu euro (có thể nâng lên 110 triệu euro tùy vào thành tích), đương nhiên siêu "cò" này sẽ nhận thù lao không nhỏ.
Béo bở: Pogba tới MU, siêu "cò" nhận gần 700 tỷ đồng - 1
Với việc "đạo diễn" thành công thương vụ Paul Pogba cập bến MU....
Béo bở: Pogba tới MU, siêu "cò" nhận gần 700 tỷ đồng - 2
... siêu "cò" Mino Raiola đã nhận được khoản lót tay lên tới 27 triệu euro, tương đương gần 700 tỉ VNĐ
Theo báo gới Anh, Raiola đút túi khoảng 20% tiền hoa hồng từ thương vụ trên, tương đương 20 triệu euro. Tuy nhiên, tiết lộ mới đây từ Tổng giám đốc Juventus - Giuseppe Marotta cho thấy, những gì mà Raiola nhận được còn nhiều hơn thế: 27 triệu euro.
“Juventus chiêu mộ Pogba từ MU với giá 1,5 triệu euro ngay khi cậu ấy đáo hạn hợp đồng, nhằm tránh những trở ngại có thể khiến thương vụ này trì hoãn", trích bài phát biểu của Giuseppe Marotta.
"Sau 4 năm, Pogba quyết định trở lại Anh. Cậu ấy muốn ra đi bằng mọi giá, không phải vì vấn đề tiền bạc. Chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng mọi yêu cầu lương bổng từ Pogba nhưng rốt cục lại thất bại.
MU chi ra 105 triệu euro để có được chữ ký Pogba, với điều khoản kèm theo 5 triệu euro sẽ được kích hoạt nếu cậu ấy được gia hạn hợp đồng hoặc CLB bán cậu ấy đi với giá trị lớn hơn 50 triệu euro.
Tiền lãi thu được là 95 triệu euro, trong đó 27 triệu euro chuyển vào tài khoản của Mino Raiola và công ty của ông ta. Trừ những khoản phí khác, chúng tôi thu về 72 triệu euro lợi nhuận".
27 triệu bảng là con số lớn, thậm chí đủ về một ngôi sao đẳng cấp thế giới. Chẳng nói đâu xa, MU từng chi ra đúng mức phí này để thuyết phục Dortmund nhượng lại Henrikh Mkhitaryan. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của những tay "siêu cò" ở thời buổi, những giá trị thực đang bị đảo lộn.
Sir Alex tiết lộ điều tiếc nuối nhất thời dẫn dắt MU
Trên báo giới, cựu HLV Alex Ferguson đã tiết lộ về điều mà ông cảm thấy hối tiếc nhất thời còn dẫn dắt MU, đó là không thể đưa CLB lọt vào chung kết Champions League 2001/02.
Béo bở: Pogba tới MU, siêu "cò" nhận gần 700 tỷ đồng - 3
Thất bại của MU ở bán kết Champions League 2001/02 trước Bayer Leverkusen khiến Sir Alex nuối tiếc cả đời
Tại giải đấu năm đó, "Quỷ đỏ" dừng bước ở bán kết bởi Bayer Leverkusen (hòa với tổng tỷ số 3-3 nhưng bị loại bởi luật bàn thắng sân khách do lượt đi, MU bị cầm hòa 2-2 tại Old Trafford). Đáng nói hơn, trận chung kết được tổ chức ở Glasgow, quê nhà Sir Alex.
“Quá trình chuẩn bị suốt mùa giải năm đó để hướng về chung kết Champions League. Nhưng thật đáng tiếc, chúng tôi lại bị loại ở bán kết. MU thiếu một chút may mắn, chúng tôi không có đủ thời gian. Điều mà tôi hối tiếc nhất trong đời chính là không thể đưa đội bóng vào trận đấu cuối cùng”, trích lời Sir Alex.
Câu chuyện về sau ai cũng biết, Bayer Leverkusen thất bại trước Real Madrid với tỉ số 1-2, qua đó lập cú "hat-trick về nhì" đầy cay đắng.
Theo Đỗ Anh (tổng hợp) (Khám phá)

Chiến sự diễn ra ác liệt, Iraq giành được nhiều đất trong cuộc chiến Mosul từ tay IS

04:00 26/10/2016

BizLIVE - Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng các lực lượng Iraq đã lấy lại hơn 800 Km2 lãnh thổ từ tay tổ chức IS kể từ khi cuộc chiến nhằm giành lại Mosul bắt đầu hồi tuần trước.

Chiến sự diễn ra ác liệt, Iraq giành được nhiều đất trong cuộc chiến Mosul từ tay IS
Các lực lượng Iraq và các chiến binh Peshmerga người Kurd di chuyển qua những thị trấn nhỏ ở phía bắc, phía đông và phía nam của Mosul vào lúc họ mở đường tiến đến gần thành phố hơn.
Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng các lực lượng Iraq đã lấy lại hơn 800 Km2 lãnh thổ từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) kể từ khi cuộc chiến nhằm giành lại Mosul bắt đầu hồi tuần trước, VOA đưa tin.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại úy Hải quân Jeff Davis nói với các phóng viên hôm thứ Hai, 25/10, "những thắng lợi đáng kể" bao gồm cả Bartella, cách trung tâm thành phố Mosul khoảng 30 kilomet về phía đông.
Các lực lượng Iraq và các chiến binh Peshmerga người Kurd đã và đang di chuyển qua những thị trấn nhỏ ở phía bắc, phía đông và phía nam của Mosul vào lúc họ mở đường tiến đến gần thành phố hơn.
Tuy nhiên, các quan chức Hoa Kỳ nói thận trọng rằng đà tiến sẽ diễn ra chậm và cẩn trọng, vì dự kiến là chiến sự sẽ ác liệt hơn khi quân Iraq và Kurd đến thành phố.
Bất chấp những thắng lợi ở quanh Mosul, IS đã thực hiện nhiều vụ tấn công trên khắp đất nước trong vài ngày qua, kể cả ở các thị trấn phía bắc là Sinjar và Kirkuk.
Các quan chức Hoa Kỳ gọi các cuộc tấn công đó có tính "nghi binh" nhằm thu hút sự chú ý khỏi Mosul.
KIM NGÂN

Philippines đổi chính sách, đẩy ASEAN vào thế khó xử

  • Ron Corben

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chào các binh sĩ trước khi lên đường thăm chính thức Nhật Bản, tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở ngoại ô thành phố Pasay, phía nam Manila, Philippines, 25/10/2016.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chào các binh sĩ trước khi lên đường thăm chính thức Nhật Bản, tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở ngoại ô thành phố Pasay, phía nam Manila, Philippines, 25/10/2016.

Quyết định của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chia tay với Hoa Kỳ và xích lại gần hơn với Trung Quốc, đã tăng thêm những sự bất định trong các quan hệ giữa ASEAN với Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời gây thêm phức tạp cho các nỗ lực của Hiệp hội 10 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tìm cách đưa ra một lập trường đoàn kết về các vấn đề khu vực, kể cả tranh chấp Biển Đông.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày thành lập vào năm tới, khi mà Philippines sẽ nắm chức Chủ tịch luân phiên của khối, vốn đã bị chia rẽ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và về vai trò chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực.
Trong một chuyến công du chính thức tới thăm Bắc Kinh mới đây, Tổng thống Duterte của Philippines loan báo “chia tay” với Mỹ, đối tác chiến lược lâu năm của mình để xoay sang Trung Quốc, thế nhưng ngay khi trở về nước, ông lại đính chính lập trường của ông như sau:
“Khi tôi nói tôi 'ly khai' với Mỹ, điều mà tôi thực sự muốn nói là một sự ly khai về mặt chính sách đối ngoại. Trong quá khứ cho tới khi tôi trở thành Tổng thống, chúng ta luôn luôn theo đuôi người Mỹ. Từ ‘ly khai’ mà tôi dùng có nghĩa là tách chính sách đối ngoại của Philippines ra. Nói cách khác, chính sách đó không cần phải theo đuôi chính sách đối ngoại của Mỹ.”

Nhà lãnh đạo Philippines giải thích thêm rằng ông không muốn cắt đứt quan hệ với Mỹ, ông nói cắt đứt quan hệ là một cách thức khác để làm như vậy.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã tìm cách trấn an cộng đồng quốc tế khi ông nói với Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương Danny Russell đang lưu viếng Philippines, rằng ông Duterte đã “rút lại” những bình luận của ông rồi.
Nhưng giới phân tích nói những sự bất định về những thay đổi chính sách của ông Duterte đã có những tác động rộng rãi trong nội bộ khối ASEAN.
Giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích các vấn đề quốc phòng thuộc Đại học New South Wales ở Australia, nhận định những tuyên bố đơn phương của ông Duterte có thể ảnh hưởng tới sự ổn định của khu vực ASEAN, vì ông Duterte không tham khảo trước với các nước thành viên khác của ASEAN. Giáo sư Thayer nói:
“Sự bất định trong khu vực vì những hành động đơn phương là vấn đề mà ông Duterte sẽ cần phải giải quyết, bởi vì sắp tới đây, vào đầu năm tới, Philippines sẽ nắm chức Chủ tịch luận phiên của ASEAN.”
Căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông
Tuy nhiên, giáo sư Thayer nói rằng một kết quả tích cực trong chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Duterte là xoa dịu những căng thẳng trong khu vực liên quan tới các vụ tranh chấp lãnh thổ trong Biển Đông. Cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã đơn phương thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông. Tháng 7 năm nay, Toà Trọng tài Quốc tế ra phán quyết cho rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông là bất hợp pháp. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết đó.
Giáo sư Thayer:
“Biển Đông không còn là một vấn đề nan giải như trong thời gian dẫn đến phán quyết của toà án trọng tài, cách xử lý của ông Duterte đã xoá đi phần nào mức độ gay gắt của vấn đề, đồng thời khuyến khích Trung Quốc nắm lấy sáng kiến ngoại giao của ông Duterte.”
Hậu quả lâu dài
Giáo sư Thayer nói một nước Trung Quốc ít hung hăng hơn trong khu vực sẽ được các nước thành viên ASEAN hoan nghênh. Nhưng ông Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc của Viện nghiên cứu các vấn đề An ninh và Quốc tế - gọi tắt là ISIS, nói thay đổi chính sách bất nhất của ông Duterte có thể có những hệ quả cho ASEAN về lâu về dài.
Giáo sư Thayer: “Sự thể này có thể có những hậu quả lâu dài cho ASEAN bởi vì Manila là một đồng minh đã ký hiệp định hỗ tương với Hoa Kỳ và Thái Lan là một đồng minh khác. Vậy là 2 đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á hiện đã thay đổi chính sách của họ tương đối, rời xa nước Mỹ. Tình huống này có thể đẩy các quan hệ Mỹ-Trung trong khu vực tới chỗ có những thay đổi đầy kịch tính.”
Ông Thitinan nói thêm rằng một nguy cơ khác là tương lai của chính sách Châu Á của Tổng thống Obama, xoay trục sang Châu Á, khiến Mỹ có thể điều chỉnh lại các chính sách đối với khu vực.
Hệ quả tức thời của ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc
Ông Thitinan nói những diễn biến hồi gần đây nêu bật ảnh hưởng đang tăng của Bắc Kinh đối với các nước Á châu như Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan:
“Điều đó có nghĩa là vào năm tới, ASEAN sẽ nằm trong quỹ đạo của Bắc Kinh hơn là trong quỹ đạo của Washington, và Washington sẽ phải cân nhắc nên làm gì trong dài hạn. Điều đó sẽ bất lợi cho ASEAN, bởi vì ASEAN muốn duy trì một thế cân bằng giữa Washington và Bắc Kinh, không quá gần bên này hay bên kia.”
Các nỗ lực ngoại giao trong nội bộ ASEAN để đề ra một chính sách đoàn kết về Trung Quốc và cuộc tranh chấp Biển Đông đã bị cản trở do những cố gắng của Bắc Kinh nhằm cô lập hoá từng nước thành viên.

Sự ổn định của ASEAN bị lung lay?

Ashley Townsend, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Sydney ở Australia, chỉ ra những khó khăn ngày càng phức tạp của ASEAN trong nỗ lực đề ra một lập trường chung cho các vấn đề như lắp đất xây đảo và vấn đề quân sự hoá Biển Đông. Ông Townsend nói:
“Những phát biểu của ông Duterte không chỉ là lời khoa trương, mà sự bất nhất trong hành động của ông giữa Mỹ và Trung Quốc đã đẩy các nước ASEAN khác vào thế khó, trong khi ASEAN đã quen với một đường hướng ổn định trong chính sách đối ngoại, để có thể xét đoán hướng đi của Philippines dưới quyền ông Duterte.”
Nhà nghiên cứu này cảnh giác rằng sự chia rẽ trong nội bộ về mặt chính sách đối ngoại vì những động thái của Philippines, sẽ đẩy ASEAN vào thế bất lực trong các vấn đề có tính cách chiến lược đối với khu vực liên quan tới cuộc tranh chấp Biển Đông, hoặc vị thế của ASEAN trước Mỹ và Trung Quốc.
Một số nhà nghiên cứu khác, như Giáo sư Dennis Quilala của Đại học Philippines thì tỏ ra thận trọng, nhưng coi chính sách đối với Trung Quốc của ông Duterte là “phục vụ quyền lợi của Philippines” bằng cách xuống thang những căng thẳng khu vực.
Mặc dù vậy ông Quilala vẫn tỏ ra quan ngại về tác động có thể có của quyết định thay đổi chính sách của ông Duterte:
“Tôi thực sự lo sợ đây chỉ là thay đổi các ông chủ cũ bằng các ông chủ mới.”

Trung Quốc bắt các nghi phạm gây vụ nổ làm 14 người chết

26/10/2016 05:58 GMT+7
    TTO - Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết đã bắt giữ ba nghi phạm liên quan tới vụ nổ kinh hoàng làm 14 người chết và 147 người bị thương ngày 24-10.
    Trung Quốc bắt các nghi phạm gây vụ nổ làm 14 người chết
    Vụ nổ do tàng trữ chất nổ trái phép đã làm 14 người thiệt mạng ở Thiểm Tây, Trung Quốc - Ảnh: AFP
    Theo hãng tin AFP, sau khi bị bắt, ba nghi phạm thú nhận đã tàng trữ chất nổ trái phép.
    Vụ nổ xảy ra tại thành phố Xinmin thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc làm tan hoang 5 tòa nhà đúc, phá hủy hoặc hư hỏng khoảng 58 ngôi nhà khác.
    Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết, điều tra ban đầu nhận thấy vụ tai nạn xảy ra do tình trạng tàng trữ trái phép chất nổ và cơ quan chức năng đã bắt giữ ba đối tượng liên quan.
    Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy cảnh đổ nát trên một khu vực lớn. Các nỗ lực cứu hộ đã kết thúc vào sáng 25-10. Ngoài số trường hợp thiệt mạng, hơn 100 người khác bị thương vẫn đang trong bệnh viện.
    Năm ngoái các vụ nổ lớn tại kho chứa hóa chất tại thành phố cảng Thiên Tân của Trung Quốc cũng đã làm ít nhất 165 người thiệt mạng.
    D. KIM THOA

    IS nhận trách nhiệm vụ tấn công Học viện cảnh sát tại Pakistan

    Ban Thời sựCập nhật 06:00 ngày 26/10/2016

    Một học viên cảnh sát được đưa vào bệnh viện cấp cứu. (Ảnh: Reuters)

    VTV.vn - IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công vào Học viện cảnh sát tại Pakistan.

    Hãng thông tấn Amaq có liên hệ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày 25/10 thông báo, IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công vào Học viện cảnh sát Balochistan ở thành phố Quette, Pakistan, khiến 59 người thiệt mạng.
    Trang mạng của hãng thông tấn Amaq có đăng tải hình ảnh 3 tay súng IS, đồng thời cho biết cả ba đã dùng súng máy và lựu đạn, rồi sau đó tự phát nổ bằng áo vest chứa bom trong đám đông.
    Hiện tuyên bố của IS chưa được kiểm chứng, tuy nhiên theo các quan chức Pakistan, nhiều khả năng là do nhóm Lashkar-e-Jhangvi, một nhóm vũ trang có liên hệ với mạng lưới al-Qaeda đứng đằng sau vụ tấn công vào Học viện cảnh sát Balochistan.
    Hồi tháng 8 vừa qua, IS cũng nhận trách nhiệm vụ tấn công vào một bệnh viện cũng ở Quette, khiến 70 người thiệt mạng.

    Đình chỉ công tác cô giáo đánh trẻ mầm non

    Dân trí Chiều ngày 25/10, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh) cho biết, đã đình chỉ công tác cô giáo đánh trẻ mầm non tại một trường trên địa bàn. Đồng thời, vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ để xử lý nghiêm hành vi đánh trẻ em
     >> Đình chỉ công tác thầy giáo dùng thước đánh học sinh
     >> Sẽ xử lý kỷ luật mức cao nhất với thầy giáo đánh 6 học sinh bầm đùi, mông

    Theo đó, một đoạn clip dài 47 giây được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội với hình ảnh một cô giáo mầm non dùng tay tạt mạnh vào miệng một đứa trẻ khiến người xem không khỏi phẫn nộ, bức xúc.
    Nguồn gốc clip trên xảy ra tại Trường Mầm non thị trấn Cầu Kè (khóm 6, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh). Người phụ nữ mặc chiếc áo màu xanh dùng tay đánh mạnh vào miệng một đứa trẻ là cô giáo Nguyễn Thị Trúc L. (SN 1979). Còn em bé bị hành hung là cháu Thạch Ngọc Phương T. (con của một giáo viên cùng trường).
    Cô giáo mầm non bạo hành trẻ em (ảnh chụp từ clip)
    Ông Lương Lương Minh, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Cầu Kè cho biết: “Sau khi nắm được thông tin cô giáo L. dùng tay đánh vào miệng trẻ mầm non, Phòng đã thành lập tổ kiểm tra. Qua làm việc, cô L. thừa nhận hành vi của mình nên ngay trong ngày 24/10, cô L. đã bị đình chỉ công tác và đang chờ kết luận điều tra từ Công an huyện Cầu Kè.

    Trường mầm non nơi xảy ra sự việc.
    Trường mầm non nơi xảy ra sự việc.
    Chiều ngày 25/10, ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch UBND huyện Cầu Kè cũng cho biết thêm: “Sáng nay huyện Ủy Cầu Kè đã tiến hành họp về vụ việc này và sẽ xử lý nghiêm cá nhân sai phạm sau khi có kết luận hính thức từ cơ quan chức năng. Bước đầu nữ giáo viên này đã thành khẩn, thừa nhận việc đánh trẻ em là sai và nguyên nhân dẫn đến vụ việc đang chờ xác minh, làm rõ”.
    Minh Giang

    Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo

    25/10/2016 18:37 GMT+7
      TTO - Trong 10 năm trở lại đây, tình hình giao thông đô thị của TP.HCM và Hà Nội xấu đi rõ rệt. Vấn đề là: chúng ta càng nói, càng bàn trong các phòng họp, tình hình ngoài đường phố càng tiếp tục xấu đi.
      Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
      Dòng xe nối đuôi nhau trên đường Phan Văn Trị đoạn từ Nguyễn Thái Sơn đến Lê Đức Thọ, P7, Gò Vấp tối 7-9 - Ảnh: Q.KHẢI
      Trên đây là phần mở đầu của chuyên gia Lương Hoài Nam tham gia buổi Tọa đàm "Hiến kế giải cứu giao thông TP HCM" do báo Tuổi Trẻ tổ chức vào sáng 25-10.
      Tuổi Trẻ Online giới thiệu đến bạn đọc tham luận đáng chú ý này:
      Đã đến lúc chúng ta cần chia tay với những phân tích, nhận định nguyên nhân, đề xuất giải pháp dễ dãi, bề ngoài tưởng là đúng, nhưng trên thực tế không giải quyết, cải thiện được gì. Xin nêu ví dụ một số phân tích, nhận định mà tôi coi là "dễ dãi":
      6 NHẬN ĐỊNH "DỄ DÃI"
      1. “Tắc đường là do dân số đô thị tăng mạnh"
      Đúng! Nhưng sự gia tăng "đô thị hóa" (giảm dân số và tỉ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng dân số và tỉ trọng kinh tế công nghiệp, dịch vụ) là xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
      Đã có những dự báo, kế hoạch tăng tỉ lệ dân số đô thị ở nước ta từ khoảng 28% năm 2010 lên khoảng 40% năm 2020, mức tăng đô thị hoá đó tương đương cỡ 10 triệu người tăng thêm ở các thành phố, đặc biệt ở hai đô thị lớn Hà Nội và TP.HCM.
      Nhưng tỉ lệ dân số đô thị đạt 40% đến năm 2020 vẫn còn thấp. Tỉ lệ dân số đô thị Thái Lan năm 2010 đã là 45,7%, hiện tại khoảng 50%. Tỉ lệ dân số đô thị năm 2015 của một số quốc gia khác như sau: Malaysia 75%, Indonesia 54%, Philippines 44%, Hàn Quốc 82%, Trung Quốc 56%. Tỉ lệ dân số đô thị nước ta còn thấp hơn cả Lào (39%). Tắc đường có lý do vì dân số đô thị tăng, nhưng dân số đô thị tăng là xu hướng không thể đảo ngược được.
      Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
      Kẹt xe kéo dài từ đường Cộng Hòa đến đường Hoàng Văn Thụ trưa 6-8 - Ảnh: DUYÊN PHAN
      2. "Tắc đường là do nhà cao tầng"
      Đúng! Trong thời gian vừa rồi không ít người nêu đích danh các dự án chung cư cao cấp của Vincom tại Hà Nội, TP.HCM, các dự án chung cư bình dân của Mường Thanh tại Hà Nội. Nhưng cùng với sự gia tăng đô thị hoá thì "cao tầng hoá" cũng là một xu hướng chung của hầu hết các đô thị trên thế giới.
      Nếu so sánh Hà Nội, TP.HCM với các đô thị hiện đại ở trong khu vực thì sự khác biệt không phải là nhà cao tầng, mà là nhà thấp tầng, chủ yếu là nhà ống mặt phố, mặt ngõ, với hệ số sử dụng đất rất thấp, chiếm hết đất làm đường, làm công viên và các công trình công cộng khác. Một số người nói Hà Nội, TP.HCM là "đô thị nén", tôi cho rằng điều này không đúng sự thật.
      Với nhà thấp tầng là chủ yếu, mật độ dân cư của Hà Nội, TP.HCM khá thấp so với các đô thị hiện đại trong khu vực, nếu xét về độ "nén" thì chưa ăn thua gì so với Hong Kong. Không thể cưỡng lại được xu hướng cao tầng hoá các quận nội thành. Giá đất càng đắt thì nhà càng được xây cao.
      Ở Việt Nam hay ở nước khác cũng vậy, các quận trung tâm (downtown, CBD) đều là nơi tập trung các nhà cao tầng. Về xu hướng phát triển đô thị, cần giảm bớt nhà thấp tầng để có thêm đất làm đường, làm công viên, làm các công trình thoát nước, chứ không phải giảm bớt nhà cao tầng và gây lãng phí đất.
      3. "Tắc đường là do quy hoạch đô thị hướng tâm thay vì ô bàn cờ"
      Đúng! Nếu Hà Nội, TP.HCM mà quy hoạch kiểu ô bàn cờ như New York thì sẽ ít tắc đường hơn với số lượng xe cộ hiện nay (mặc dù New York thường xuyên bị tắc đường do quá nhiều ôtô). Nhưng Hà Nội, TP.HCM đã phát triển hàng trăm năm nay để có kết cấu đô thị hiện nay.
      Khi ông Paul Doumer đến Sài Gòn nhậm chức toàn quyền Đông Dương thì dân số Sài Gòn chỉ khoảng 30.000 người, cộng thêm dân số Chợ Lớn 20.000 người, còn bây giờ dân số TP.HCM đã là 7,5 triệu. Không ai có thể biến thành phố này thành mảnh đất trống để các nhà quy hoạch vẽ quy hoạch kiểu ô bàn cờ. Khách quan mà nói, các đô thị kiểu ô bàn cờ trên thế giới cũng không nhiều, chủ yếu là ở Mỹ, nơi các đô thị được quy hoạch từ đất trống.
      4. "Tắc đường do nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè"
      Đúng! Nhưng hàng chục năm nay các nỗ lực lấy lại lòng đường cho xe cộ và vỉa hè cho người đi bộ ở các đô thị phần lớn thất bại. Việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè có nguồn gốc ở nền giao thông lạc hậu, là hệ quả của giao thông xe máy (trước đây là xe đạp), cộng sinh với giao thông xe máy (trước đây là xe đạp), với nếp sống, sinh hoạt kiểu "từ quê nghèo lên phố lớn".
      Một khi giao thông đô thị vẫn chủ yếu dựa vào xe máy như hiện nay, tôi cho rằng việc lấy lại được lòng đường, vỉa hè có rất ít tính khả thi. Rất khó thay đổi "cái ngọn" mà không "sờ" đến cái "gốc". "Kinh tế vỉa hè" có sức mạnh và các mối quan hệ lợi ích của nó.
      5. "Tắc đường là do văn hoá giao thông"
      Đúng! Văn hoá giao thông của chúng ta nói chung là tệ, ý thức tuân thủ luật lệ giao thông kém. Nhưng nhiều nỗ lực cải thiện văn hoá giao thông, từ tuyên truyền đến các biện pháp hành chính cũng đã và đang thất bại. Lý do là văn hoá giao thông có mối liên hệ nhân - quả với loại phương tiện giao thông được sử dụng.
      So với các phương tiện giao thông công cộng thì xe máy (với tính linh hoạt di chuyển của nó) là nguyên nhân không nhỏ tạo ra văn hoá chen lấn khi trên đường, khi dừng xe chờ đèn tín hiệu, lao xe lên vỉa hè, đi sai làn đường, đi ngược chiều đường…
      Khi đi xe cá nhân, một số hành vi như thế vẫn còn, nhưng đỡ hơn, còn khi sử dụng giao thông công cộng, những văn hoá giao thông xấu đó không còn đất để sống nữa. Để thay đổi một nét văn hóa, nhiều khi cần phải thay đổi chính môi trường sinh ra nó.
      Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
      Giao lộ ngã tư Hàng Xanh (TP.HCM) đông kín người di chuyển chiều tối 26-8 - Ảnh: Hữu Khoa
      6. "Xe máy là phương tiện cho phép tối đa hoá công suất làn đường"
      Đây là vấn đề kỹ thuật, các cơ quan, các nhà khoa học cần nghiên cứu kỹ, nhưng tôi thấy cần phải nêu ra, vì trong thời gian qua một số người cho rằng "xe máy là phương tiện tiết kiệm đường nhất". Theo tôi, điều đó chỉ đúng khi so xe máy với ôtô con, còn nếu so với xe buýt thì hoàn toàn sai.
      Theo một tài liệu về công suất làn đường của Mỹ, một làn đường phố có thể đạt mức "bão hòa" 1.900 xe ôtô/giờ, dưới 1.000 xe/giờ là "thông thoáng", 1.000-1.500 xe/giờ là "ổn định". Không khó để chúng ta hình dung, với mức thông xe cao như thế và số khách đi xe buýt cỡ 100 người/xe thì một làn đường có công suất lớn thế nào khi được dùng cho xe buýt. Nếu xe buýt có tần suất chạy 1 phút/chuyến (60 chuyến/giờ, bằng một phần rất nhỏ công suất làn đường) thì có thể vận chuyển được 6.000 người trên làn đường đó trong 1 giờ.
      Còn nếu xe buýt chạy với tần suất 0,5 phút/chuyến (120 chuyến/giờ), một làn đường cho xe buýt có thể "tải" tới 12.000 hành khách mỗi giờ. Trên đường phố, xe buýt là phương tiện giao thông "tiết kiệm đường nhất" chứ không phải xe máy. Và khi việc thiếu đường gây tắc đường, giải pháp nên cân nhắc là dành đường cho loại phương tiện "tiết kiệm đường" nhất.
      Trên đây là một số ví dụ. Còn rất nhiều những "quan điểm dễ dãi" khác, chúng không giúp giải quyết gì được vấn đề giao thông đô thị một cách đáng kể, thậm chí còn gây lạc lối.
      Giao thông đô thị đã và đang bị trọng bệnh. Để giải cứu giao thông TP.HCM (và Hà Nội), cần phải nhằm đúng vào những cái làm cho giao thông đô thị nước ta "khác biệt" đến mức "dị biệt" so với các đô thị mà chúng ta coi là hiệu quả, hiện đại, an toàn, văn minh, chúng ta muốn hướng tới để chúng ta được hưởng và, quan trọng hơn, để các thế hệ con cháu chúng ta được hưởng.
      Sự "dị biệt" đó nhìn thấy rất rõ, rõ đến mức Tổng thống Mỹ Obama cũng nhận ra ngay khi đặt chân đến Việt Nam và nhắc đến nó trong bài phát biểu ở Cung hội nghị quốc gia Mỹ Đình. Đó là nền giao thông xe máy, là thái độ, hành động của chúng ta với nó.
      Tôi nói ở đây với tư cách một người dân trong một gia đình vẫn còn đang đi lại bằng xe máy là chính. Xe máy là phương tiện đi lại chính của gia đình tôi, của hầu hết các gia đình Việt Nam khác. Nó gắn với cuộc sống, công việc ngày hôm nay của phần lớn người dân Việt Nam, chính vì thế nó là cả một "sự nhạy cảm".
      Tôi sẽ rất vui nếu như có thể giải quyết được các vấn nạn giao thông đô thị Việt Nam, của phát triển đô thị nước ta mà không cần đụng chạm đến "sự nhạy cảm mang tên xe máy", nhưng cảm thấy điều đó là không khả thi.
      Giao thông đô thị Việt Nam và sự phát triển của đô thị nước ta, dù đó là TP.HCM hay Hà Nội, không thể cải thiện được đáng kể nếu không đụng chạm đến xe máy, đến giao thông xe máy với mật độ xe máy lên tới trên dưới 2.000 chiếc/1km.
      Tôi tin tưởng rằng TP.HCM (và cả Hà Nội) cần có một lộ trình 10-15 năm, tối đa 20 năm, hạn chế từng bước, tiến tới loại bỏ xe máy khỏi giao thông đô thị. Gọi là "lộ trình cấm xe máy có độ dài 10-15 hay 20 năm".
      Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
      Một thanh niên "tả xung hữu đột" điều tiết xe cộ lưu thông trên đường sau cơn mưa chiều tối 26-8 - Ảnh: Hữu Khoa
      10 GIẢI PHÁP THÁO GỠ
      - Thứ nhất, xe máy chưa bao giờ là phương tiện giao thông an toàn. Mặc dù người châu Âu phát minh ra xe máy, các nước châu Âu (kể cả những nước còn đang nghèo ở châu Âu) chưa bao giờ phát triển xe máy thành phương tiện giao thông đô thị chủ lực.
      Ở đó, xe máy được sử dụng cho các mục đích khác (quân đội, cảnh sát, thể thao...) vì tính linh hoạt, cơ động của xe máy. Nhưng để phục vụ giao thông đô thị, loại phương tiện "nhanh như ôtô, thô sơ như xe đạp" này không đủ an toàn cho người sử dụng.
      Khi đã có ôtô, có tàu bánh sắt làm phương tiện giao thông đô thị, xe máy càng không phải là lựa chọn tốt xét về mức độ tiện nghi. Người châu Âu coi trọng sự an toàn và tiện nghi, họ đã có các loại phương tiện giao thông an toàn và tiện nghi hơn xe máy. Họ không phát triển "nền giao thông xe máy" kể cả khi nghèo.
      - Thứ hai, người Việt Nam cũng không sung sướng gì với việc mỗi nhà tự bỏ tiền túi mua xe máy và "nuôi" xe máy: mua xăng, sửa xe, gửi xe... Mỗi ngày mấy giờ, bất kể nắng mưa, ngồi trên xe máy chen chúc trên đường và bị các rủi ro tai nạn rình rập, chỉ cần có một sơ suất nhỏ, hay gặp kẻ khác lái xe ẩu húc phải là có thể không còn cơ hội trở về nhà với những người thân yêu - những sự thật đó của giao thông xe máy có gì là hay ho, tốt đẹp so với việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, an toàn, văn minh như ở nước ngoài?
      Giao thông xe máy ở nước ta phát triển không phải vì nhiều người Việt yêu thích xe máy mà là vì chính quyền thất bại trong việc phát triển giao thông công cộng, đẩy trách nhiệm lo việc đi lại cho mỗi gia đình. Khi giao thông công cộng có độ phủ rộng và chất lượng dịch vụ tốt, giá vé phải chăng, đa số người dân sẽ chọn giao thông công cộng thay vì đi xe máy (chỉ còn một ít người vẫn muốn sử dụng xe máy vì những lý do không đáng để khuyến khích).
      - Thứ ba, để phát triển mạnh giao thông công cộng, TP.HCM (và Hà Nội) nên có định hướng như thế nào, nên ưu tiên phát triển những loại phương tiện giao thông công cộng cụ thể nào? Tôi có cảm giác lâu nay chúng ta quá kỳ vọng và làm cho người dân quá kỳ vọng vào MRT (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao), làm cho việc phát triển xe buýt bị sao nhãng và việc phục hồi tàu điện thường (tram) bị bỏ qua.
      Trong giao thông công cộng, xe buýt và tàu điện thường (tram) mới là các phương tiện có độ phủ rộng đến mọi khu vực của đô thị (kể cả ngoại ô). MRT chỉ là phương tiện phù hợp cho một số tuyến vận tải lớn, không bao giờ đủ rộng để có thể thay thế được xe máy. Ở Singapore, Hong Kong, xe buýt đảm nhiệm trên 50% hành khách vận tải công cộng, mỗi nơi chỉ có 5-7 tuyến, 200-300km MRT.
      Ở nước ta, với tiềm lực tài chính hạn chế và đơn giá đầu tư lên tới 120-140 triệu USD cho 1 km MRT, việc có 200-300 km MRT như Singapore, Hong Kong là rất xa vời! Tôi cho rằng TP.HCM (và Hà Nội) cần "xoay trục" mạnh mẽ sang xe buýt (và tàu điện thường) trong chiến lược phát triển giao thông công cộng.
      Theo tính toán sơ bộ của tôi, mỗi thành phố cần có khoảng 30.000 xe buýt, gồm buýt lớn (80-130 khách) vận chuyển khách trên các đường phố lớn và buýt nhỏ (khoảng 30 khách) để vận chuyển “gom" từ các phố, hẻm nhỏ ra các bến xe buýt lớn là có thể thay thế được hết xe máy. 30.000 chiếc xe buýt chỉ tốn cỡ 3 tỉ USD, trong khi 3 tỉ USD chỉ đủ cho 20km MRT.
      Ý kiến của tôi là: "Nhanh chóng lấy xe buýt thay xe máy trên toàn thành phố. Từng bước lấy MRT thay xe buýt trên một số tuyến trục theo khả năng tài chính". Tôi lưu ý rằng không ít thành phố ở Trung Quốc, Yangon ở Myanmar đã cấm xe máy khi còn chưa có MRT. Nhiều thành phố ở châu Âu chưa có MRT mà cũng không có xe máy. Nên phát triển mạnh xe buýt, đồng thời xem xét xây dựng một số tuyến tàu điện thường.
      - Thứ tư, nếu coi xe buýt là lĩnh vực giao thông công cộng cần phát triển mạnh để thay thế xe máy, vấn đề trở nên rõ ràng là cần phải có lộ trình hạn chế, tiến tới cấm hoàn toàn xe máy ở nội đô. Xe buýt không thể chạy nhanh và an toàn trong "vòng vây xe máy" như hiện nay. Đã xảy ra không ít vụ xe buýt cán chết người đi xe máy và bị người dân kỳ thị gọi là "hung thần đường phố".
      Xe buýt (và tàu điện) phải được tách khỏi xe máy, chúng không thể "chung sống" với xe máy trên một làn đường mà vẫn chạy nhanh, an toàn để trở thành dịch vụ giao thông hấp dẫn đối với người dân. Nếu không giảm (và tiến tới loại bỏ) xe máy mà tăng thêm xe buýt thì hậu quả nhìn thấy trước là tắc đường và tai nạn giao thông sẽ gia tăng.
      Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
      Hàng trăm phương tiện bị kẹt cứng tại đường Điện Biên Phủ - Ảnh: LÊ PHAN
      - Thứ năm, logic đặt vấn đề "hạn chế, tiến tới cấm xe máy" có thể thể hiện rõ hơn thông qua mạch câu hỏi và trả lời (của tôi) như sau:
      (1) Nếu chưa phát triển đủ xe buýt thì có loại bỏ được xe máy không? - KHÔNG. CHẲNG CÓ CHÍNH QUYỀN NÀO DẠI DỘT, LIỀU LĨNH ĐẾN MỨC ĐÓ.
      (2) Nhà nước có đủ tiền để phát triển nhanh xe buýt đến mức để thay thế được xe máy không? - KHÔNG. NỢ CÔNG ĐÃ RẤT CAO, NHÀ NƯỚC NÊN HẠN CHẾ VAY TIỀN.
      (3) Nhưng giả sử Nhà nước có đủ tiền phát triển nhanh xe buýt thì có nên để Nhà nước đầu tư xe buýt là chính không? - KHÔNG NÊN. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THƯỜNG KHÔNG TỐT. ĐẦU TƯ CÔNG THƯỜNG LẮM TIÊU CỰC.
      (4) Thế để ai đầu tư, kinh doanh xe buýt? - TƯ NHÂN. CẢ 5 CÔNG TY XE BUÝT TẠI HONG KONG ĐỀU TƯ NHÂN, HỌ KHÔNG ĐƯỢC TRỢ GIÁ MÀ CÒN PHẢI TRẢ TIỀN NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH CHO CHÍNH QUYỀN. HỌ KINH DOANH CÓ LÃI.
      (5) Tư nhân Việt Nam có đủ tiền đầu tư xe buýt không? - CÓ. HÀNG KHÔNG MÀ TƯ NHÂN VIỆT NAM CÒN ĐẦU TƯ TỐT NỮA LÀ XE BUÝT.
      (6) Nếu như không có lộ trình giảm, tiến tới cấm xe máy thì tư nhân có dám đầu tư mạnh vào xe buýt không? - KHÔNG. HỌ KHÔNG DẠI. ĐEM DỊCH VỤ XE BUÝT CẠNH TRANH VỚI XE MÁY CÁ NHÂN VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG NGƯỜI VIỆT LÀ RẤT RỦI RO.
      - Thứ sáu, tại sao dùng chữ "cấm"? Vì đó là bản chất của chính sách. Thử hình dung, điều gì sẽ xảy ra ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu (Trung Quốc), hay ở Yangon (Myanmar) nếu ngày mai chính quyền của họ bãi bỏ lệnh cấm xe máy? Chắc chắn một số lượng lớn xe máy sẽ trở lại mặt đường và giao thông ở những thành phố này sẽ bị rối loạn.
      Trong người dân ở Trung Quốc, Myanmar hay Việt Nam, luôn luôn có một số (không ít) người muốn sử dụng xe máy vì những mặt tiện lợi của nó, kể cả khi có giao thông công cộng đủ nhiều và tốt.
      Chữ "cấm" là dành cho những người đó, vì nếu không có chữ "cấm" thì họ sẽ đi xe máy và gây mất an toàn, rối loạn giao thông. (Còn với những người đã thoải mái với việc chọn giao thông công cộng thay xe máy, họ không quan tâm, không dị ứng với chữ "cấm", vì đằng nào họ cũng sẽ không đi xe máy nữa khi đã có đủ giao thông công cộng).
      Nếu chính quyền thực sự tin rằng cần loại bỏ xe máy để dành đường cho giao thông công cộng phát triển thì nên dùng chữ "cấm" và kiên trì giải thích cho người dân hiểu và chia sẻ với chính quyền, thay vì chọn ngôn từ "mềm mại hơn" nhưng về bản chất vẫn như thế. Trong quan hệ giữa chính quyền và người dân, nên thẳng thắn, đàng hoàng khi đề xuất chính sách và tìm kiếm sự chia sẻ, đồng thuận.
      - Thứ bảy, về cách đặt vấn đề "Cứ phát triển mạnh giao thông công cộng đi, rồi người dân tự bỏ xe máy". Đây là cách đặt vấn đề phổ biến nhất trên báo chí và mạng xã hội về giao thông đô thị. Thoạt nghe thì thấy cách đặt vấn đề này hợp lý, nhưng nghĩ sâu thì thấy nó gây bế tắc, vì 3 nguyên nhân chính:
      (a) Xe máy kín đường thì tăng xe buýt và làm thêm đường tàu điện thế nào mà bảo phát triển mạnh giao thông công cộng? Có phương tiện giao thông công cộng nào thay được xe máy mà không cần đường?
      (b) Không có lộ trình hạn chế, tiến tới cấm xe máy thì thu hút vốn đầu tư vào giao thông công cộng thế nào, khi mà Nhà nước luôn trong tình trạng thiếu tiền, còn tư nhân thì chẳng dại đầu tư để cạnh tranh với xe máy cá nhân? Giao thông công cộng chỉ có thể phát triển bền vững khi có lãi, không thể phát triển mạnh bằng chính sách "trợ giá" như lâu nay.
      (c) Kể cả khi giao thông công cộng đã được phát triển đủ, một số người vẫn thích sử dụng xe máy nếu không bị cấm, khi số người đó đủ đông thì xe máy của họ sẽ gây mất an toàn và rối loạn giao thông. Thực tế cho thấy ở các thành phố cấm xe máy tại Trung Quốc, Myanmar, một số người dân vẫn tiếp tục vận động xoá bỏ chính sách này sau khi xe máy đã bị cấm rất lâu. Không phải người dân nào cũng tự nguyện bỏ xe máy.
      - Thứ tám, về ôtô cá nhân. Quan điểm của tôi là cần hạn chế ôtô cá nhân, nhưng với các chính sách "đánh vào sử dụng ôtô, làm khó, làm đắt việc sử dụng" thay vì "đánh vào giá xe". Với các mức thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, giá xe ôtô con ở Việt Nam đã cao bậc nhất thế giới, gấp 2-3 lần ở châu Âu, ở Mỹ, không nên có những chính sách làm cho giá xe ôtô tăng cao hơn nữa.
      Ôtô con là phương tiện giao thông văn minh, an toàn. Cho đến nay, ôtô con vẫn là phương tiện giao thông cá nhân tốt nhất mà loài người đã phát minh được. Nó còn là biểu tượng của đời sống khá giả. Mọi người dân đều có nguyện vọng mua được ôtô con, kể cả những người hiện tại còn đang nghèo, chưa mua được ngay, nhưng họ sẽ cố gắng kiếm tiền để mua ôtô trong tương lai.
      Nhu cầu mua ôtô gia đình có lẽ chỉ đứng sau cơm ăn, áo mặc, nhà ở, việc học hành, việc khám chữa bệnh. Cần làm cho giá ôtô càng ngày càng rẻ để nhiều gia đình mua được, nhưng đồng thời có các biện pháp làm cho việc sử dụng ôtô được cân nhắc, hạn chế để giảm tắc đường. Ở Singapore, Hong Kong, nhiều người có ôtô nhưng vẫn đi làm việc bằng giao thông công cộng cho rẻ và không vất vả tìm chỗ đỗ xe.
      Kẹt xe Sài Gòn: 6 "dễ dãi" và 10 cách gỡ táo bạo
      Dòng xe kẹt cứng trên cầu Sài Gòn - Ảnh: LÊ PHAN
      - Thứ chín, chủ trương hạn chế từng bước, tiến tới cấm xe máy ở các đô thị lớn nước ta không mới, đã được nêu ra tại mục (đ) điểm 7 nghị quyết 88/2011 của Chính phủ: "(đ) Bộ GTVT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2012".
      Vì nhiều nguyên nhân, việc này đã bị trì hoãn 5 năm. Tình hình giao thông TP.HCM và Hà Nội trong 5 năm qua không những không được cải thiện, mà tắc nghẽn giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng, với số lượng xe máy ở TP.HCM tăng thêm 0,5 triệu chiếc mỗi năm, đã đạt mức 7,5 triệu chiếc; ngoài ra còn khoảng 1 triệu chiếc mang đăng ký ngoại tỉnh tham gia giao thông. Dư địa để TP.HCM có thể "giải cứu giao thông" được mà không "đụng" đến xe máy xem ra đã không còn nhiều nữa.
      Khi Trung Quốc quyết định cấm xe máy (theo lộ trình) ở các đô thị lớn, họ nêu 8 vấn nạn của giao thông xe máy, cụ thể là: tai nạn giao thông; rối loạn giao thông; ô nhiễm khí thải; ô nhiễm tiếng ồn; an ninh đô thị (cướp giật, tội phạm); lối sống, sức khoẻ của người dân; tác hại đối với sự phát triển của giao thông công cộng; bộ mặt đô thị.
      Nếu TP.HCM không cải thiện 8 vấn đề liên quan chặt chẽ với xe máy đó, có cơ hội nào để TP.HCM trở thành "đô thị hàng đầu" trong khu vực như mục tiêu được đặt ra gần đây? So với các đô thị địa phương của Trung Quốc cũng còn chưa bằng, làm sao so được với các đô thị văn minh, hiện đại hơn?
      - Thứ mười, trong các hạng mục phát triển hạ tầng giao thông TP.HCM, cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến đường cao tốc trên cao xuyên thành phố (tổng cộng 5 tuyến với tổng chiều dài 70,7km) trong quy hoạch giao thông đã được phê duyệt tại quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
      Khi so sánh hạ tầng đường sá của TP.HCM với Singapore, Hong Kong thì về cơ bản TP.HCM không thiếu kilomet đường phố thường, nhưng thiếu hẳn hệ thống cao tốc xuyên thành phố, làm cho nhiều xe ôtô phải chạy ngoằn ngoèo trên các phố nhỏ đầy giao lộ. Hai tuyến số 1 và số 2 nối với sân bay Tân Sơn Nhất cần được ưu tiên cao do kế hoạch tăng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên gấp đôi (từ 25 triệu khách/năm lên 50 triệu khách/năm).
      Kết hợp với các đề xuất trên về hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, trong đó có lộ trình 10-15 năm (hay 20 năm) tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy khỏi giao thông đô thị, hệ thống cao tốc trên cao xuyên thành phố sẽ góp phần tạo nên một kết cấu giao thông đô thị hiệu quả và bền vững cho TP.HCM.
      Bài viết thể hiện quan điểm và cách nhìn riêng của tác giả trong vấn nạn kẹt xe đang làm khổ sở mỗi chúng ta hiện nay. Bạn có đồng ý với cách đánh giá và những giải pháp mà chuyên gia Lương Hoài Nam đưa ra tại Tọa đàm hiến kế giải cứu giao thông do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng nay 25-10.
      Mời bạn gởi ý kiến của mình trong phần bình luận dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
      LƯƠNG HOÀI NAM

      TNGT liên hoàn ở Khánh Hòa: 8/9 nạn nhân đã được xuất viện

      Trung tâm tin tức VTV24Cập nhật 22:16 ngày 25/10/2016

      Xe tải biến dạng, tài xế tử vong trong cabin. (Ảnh: VOV)

      VTV.vn - 8/9 nạn nhân trong vụ TNGT liên hoàn giữa 2 ô tô tải và xe khách xảy ra vào rạng sáng 25/10 tại ngã ba giao nhau giữa QL1 và QL27B đã được xuất viện.

      Theo nhiều người dân, xe khách bị tai nạn ngày 25/10 chạy tuyến TP.HCM - Tuy Hòa vốn dĩ phải lưu thông trên Quốc lộ 1 nhưng có thể vì trốn trạm thu phí nên đã chạy vào tuyến đường tránh là Quốc lộ 27B. Cũng theo người dân, tình trạng ô tô trốn trạm thu phí chạy vào Quốc lộ 27B diễn ra khá thường xuyên. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn và biến khu vực ngã ba Quốc lộ 1 và tuyến tránh 27B trở thành "điểm đen" về tai nạn giao thông.
      Vụ tai nạn liên hoàn giữa 2 xe ô tô tải và xe khách xảy ra tại ngã ba giao nhau giữa Quốc lộ 1 và Quốc lộ 27B thuộc thôn Hòa Sơn, xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Vụ tai nạn đã làm 1 người tử vong tại chỗ, 9 người khác đi trên xe khách bị thương. Hiện 8/9 nạn nhân trong vụ tại nạn đã được xuất viện.

      Chồng dùng súng bắn đinh bắn vào đầu vợ

      Nguyễn Hào |
      Chồng dùng súng bắn đinh bắn vào đầu vợ
      Súng bắn đinh

      Sau khi đi uống rượu về, Hợp mang súng bắn đinh ra lau chùi. Thấy vợ phàn nàn, Hợp chĩa súng vào đầu vợ bắn liên tiếp.



      Cơ quan CSĐT huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đang tạm giữ hình sự đối tượng Hà Quang Hợp (sinh năm 1980, trú tại xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) để điều tra về hành vi dùng "súng" bắn đinh bắn vào đầu và người vợ, gây thương tích.
      Theo thông tin, vào khoảng 23 giờ ngày 21/10/2016, sau khi đi uống rượu, Hà Quang Hợp trở về nhà, nhưng không đi ngủ mà ngồi bên cạnh giường rồi lấy súng bắn đinh (dùng trong nghề mộc) ra lau chùi, thử súng.
      Lúc này, chị Cầm Thị Bích, (SN 1985, vợ của Hợp) thấy vậy nói với Hợp: “Khuya rồi không đi ngủ mà còn ngồi nghịch gì vậy?” Hợp tức tối trả lời: “Kệ tao, mày thích thử không?”. Thấy chồng nói vậy chị Bích la lên.
      Ngay lập tức, Hợp đứng dậy, chĩa súng bắn đinh bắn liên tiếp nhiều phát vào đầu và người chị Bích gây thương tích, chị Bích vùng chạy, thoát được ra ngoài, sau đó hàng xóm đưa chị Bích đi cấp cứu.
      Nhận được tin báo, cơ quan Công an huyện Ea Súp đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu giữ tang vật, điều tra vụ việc.
      Nội vụ đang được cơ quan chức năng điều tra, xử lý.
      theo Công lý

      Từ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất cao

      Dân trí Dự kiến đến tháng 7/2017 Việt Nam sẽ không còn được vay theo điều kiện ODA mà chủ yếu là vốn vay ưu đãi, tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản vay trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2%-3,5%.
       >> Chậm 2 năm, vốn dự án ODA bị đội thêm 50% so với dự toán
       >> Một loạt bộ ngành và dự án bị tố "ngâm" giải ngân vốn vay ODA
       >> Chờ vốn ODA rất lâu, phải huy động nguồn lực tại chỗ để phát triển

      Đây là khẳng định ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Bộ Tài chính (Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại) trong báo cáo về tình hình thực hiện các dự án ODA (vốn viện trợ phát triển chính thức) trong thời gian qua của Bộ Tài chính.
      Theo lý giải của ông Hải: "Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Chính vì thế, trong tháng 7/2017 Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ họp quyết định Việt Nam cùng một số quốc gia khác có còn được vay ưu đãi nữa hay không, và có khả năng Việt Nam sẽ không còn được vay ODA".
      Theo Bộ Tài chính, có khả năng thừ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ không còn được hưởng các điều kiện vay ODA như: thời gian vay dài, lãi vay thấp và có ân hạn vì Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình trên thế giới
      Theo Bộ Tài chính, có khả năng thừ tháng 7/2017, Việt Nam sẽ không còn được hưởng các điều kiện vay ODA như: thời gian vay dài, lãi vay thấp và có ân hạn vì Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình trên thế giới
      Ông này nhấn mạnh, việc thay đổi quan niệm về thu nhập bình quân/người cũng làm thay đổi tính chất vốn vay ODA, trong đó đáng chú ý là lãi suất vay thấp, thời hạn vay dài và có ân hạn thời gian trả lãi và gốc.
      "Từ năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30 - 40 năm, với chi phí vay khoảng 0,7% - 0,8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn (giai đoạn trước năm 2010). Đến nay, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10 - 25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên (giai đoạn 2011 - 2015)", ông Hải nhấn mạnh.
      Ngoài động thái của WB, theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong bối cảnh Việt Nam nợ công đang tăng lên và đã là một nước thu nhập trung bình. Nhiều đối tác cũng đang thay đổi cách vay và ưu đãi vốn vay ODA cho Việt Nam, trong đó mức độ ưu đãi các khoản vay đã giảm đi rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn hỗn hợp.
      Về con số thu hút vốn ODA trong 10 năm qua từ 2005 - 2015, theo Bộ Tài chính: Việt Nam hiện đã ký kết vay được 45 tỷ USD, riêng số vốn đã ký kết tính từ đầu năm đến hết tháng 9/2016 là 350 nghìn tỷ đồng, số vay và trả nợ vẫn theo đúng kế hoạch vay trả nợ năm đã được phê duyệt.
      Về nghĩa vụ trả nợ thời gian qua, đại diện Bộ Tài chính phân tích: Nghĩa vụ trả nợ của các khoản vay trong nước là 58.000 tỷ đồng (chủ yếu là các khoản đáo hạn), khoản vay nước ngoài 9.900 tỷ đồng. Con số vay này cho đến nay vẫn nằm trong hạn mức đầu năm của chính phủ. Nguồn vốn ODA chủ yếu để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, xóa đới giảm nghèo. Đóng góp lớn, tạo điều kiện phát triển KT-XH.
      "ODA đúng là phần vốn vay phải trả nợ nhưng tỷ lệ đảo nợ hiện vẫn theo các quy định của Luật Ngân sách, của Luật quản lý Nợ công và vẫn theo kế hoạch vay và trả nợ năm 2016", ông Hải nhấn mạnh.
      Nguyễn Tuyền

      Vietlott nói gì khi bị xổ số truyền thống "tố" cạnh tranh không lành mạnh?

      TỨ QUÝ |
      Vietlott nói gì khi bị xổ số truyền thống "tố" cạnh tranh không lành mạnh?

      Ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó Tổng Giám đốc công ty Vietlott khẳng định: "Công ty xổ số điện toán bán đúng giá theo quy định là 10.000 đồng. Việc người bán dạo bán 12.000 đồng/vé số tự chọn, vượt mệnh giá 2.000 đồng là do người bán vé dạo tự tăng giá lên".



      Xổ số truyền "tố" Vietlott cạnh tranh không lành mạnh
      Mới vừa xuất hiện trên thị trường khu vực miền Nam chỉ sau 3 tháng nhưng loại hình xổ số kiểu mới Vietlott đã gây sốt.
      Đặc biệt khi mới đây loại hình xổ số này vừa tìm được người trúng giải cao nhất (Jackpot) với giá trị hơn 92 tỷ đồng là một khách hàng tại tỉnh Trà Vinh.
      Bộ dãy số trúng thưởng về giải Jackpot sản phẩm Mega 6/45 của Vietlott là: 05-21-31-33-38-42.
      Cơn sốt loại hình xổ số kiểu Mỹ đang ngày càng gia tăng khi có nhiều người tham gia mua.
      Tuy nhiên mới đây ngày 22/10 tại cuộc họp thường niên lần thứ 108 của Hội đồng xổ số kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam với sự tham dự của lãnh đạo công ty xổ số các tỉnh thành đã "tố" xổ số điện toán cạnh tranh không lành mạnh.
      Tai đây, đại diện của Hội đồng XSKT miền Nam đã nêu ra những khó khăn vướng mắc đã gặp phải trong thời gian qua.
      Cụ thể, loại hình xổ số truyền thống đang gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với loại hình xổ "xổ số tự chọn số điện toán" mới mẻ ở Việt Nam này.
      Theo Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, loại hình xổ số truyền thống đã gặp nhiều khó khăn khách quan như thời tiết không thuận lợi, mưa bão nhiều ảnh hưởng đến kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
      Hội đồng xổ số kiến thiết truyền thống cho rằng loại hình xổ số điện toán (kiểu tự chọn) đã cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh xổ số của khu vực.
      Cụ thể, Hội đồng xổ số kiến thiết truyền nêu quan điểm rằng Vietlott đã hoạt động không đúng quy định kinh doanh theo kiểu xổ số điện toán.
      Một số đại lý xổ số điện toán tại TP. HCM tự đưa vé số đã in sẵn trên giấy sau đó bán tràn lan trên địa bàn các tỉnh thành chưa triển khai thiết bị đầu cuối.
      Qua đó, làm mất quyền tự chọn của người mua vé và không khác gì vé xổ số truyền thống. Như vậy quá trình hoạt động không đúng quy định làm thất thu ngân sách của các địa phương.
      Ngoài ra loại hình xổ số truyền thống cũng "tố" xổ số điện toán in sẵn các cặp số đưa đi bán dạo với giá 12.000 đồng, cao hơn 2.000 đồng số với giá bán vé số thông thường.
      Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định của thị trường khu vực, cạnh tranh không lành mạnh.
      Vé số Vietlott 12.000 đồng/vé là do người bán tự tăng giá lên
      Tuy nhiên theo những người thường xuyên mua vé số xổ số Vietlott, vì sức hút của loại hình xổ số kiểu mới này đang rất nóng nên họ thương đi mua nhiều tờ rồi về bán lại với giá cao hơn ban đầu để sinh lời.
      Anh Hà Văn Dũng (quận Thủ Đức, người chơi xổ số Vietlott) cho biết: "Nếu người bán vé số truyền thống thì lời khoảng 200 đồng/vé thì vé số Vietlott lời 2.000 đồng/vé nên dễ hiểu những người bán vé số dạo thường mua nhiều vé số kiểu mới để bán thêm.
      Tôi cũng thường đến đại lý Vietlott chọn cho mình một vé rồi mua thêm bán kiếm lời",
      Theo anh Dũng, thật ra đại lý vé số Vietlott bán đúng giá 10.000 đồng cho khách, sau đó vị khách này muốn nhường vé này cho người khác cũng được. Giữa đại lý và người mua vé số Vietlott là hợp đồng dân sự, có nghĩa sau khi thỏa thuận mua bán xong thì hai bên không còn liên quan gì đến nhau nữa.
      "Hình thức mua vé số Vietlott là khách hàng đến đại lý chọn các con số mình thích bằng cách tô đen vào con số. Sau đó, đại lý sẽ in ra giấy các con số mà khách đã chọn và khách có thể mua nhiều vé.
      Khi trả tiền mua là người khách đã mua đứt tờ vé số đó và muốn bán lại cho ai thì tùy mình, còn bên đại lý Vietlott đã không còn liên quan gì nữa", anh Dũng giải thích về cách chơi xổ số Vietlott.
      Trước thông tin bị phản ánh về vấn đề hoạt động không đúng quy định theo loại hình xổ số điện toán, ông Nguyễn Thanh Đạm, Phó Tổng Giám đốc công ty Vietlott khẳng định: "Công ty xổ số điện toán bán đúng giá theo quy định là 10.000 đồng.
      Việc người bán dạo bán 12.000 đồng/vé số tự chọn, vượt mệnh giá 2.000 đồng là do người bán vé dạo tự tăng giá lên".
      Theo ông Đạm, trường hợp tự tăng giá này có thể xảy ra ở những khu vực có nhu cầu mua vé số tự chọn cao.
      Sáng ngày 25/10, đại diện truyền thông của Vietlott cũng trao đổi thêm với chúng tôi, thông tin phản ánh xổ số điện toán in vé sẵn trên giấy là không đúng.
      "Theo quy định hoạt động kinh doanh của Vietlott không được in vé sẵn để bán nên nếu chúng tôi làm như vậy là sai luật. Có thể hiểu sau khi người mua vé số Vietlott thì người mua đó có thể xử dụng vào tùy vào mục đích của họ".
      Theo đại diện truyền thông Vietlott, đơn vị sẽ công bố minh bạch các thông tin sau khi có những thông tin mới nhất, còn hiện chưa có thông tin gì thêm sau vụ việc bị "tố" hoạt động không đúng quy định.
      Chuyên gia pháp luật Nguyễn Trung Tín cho biết:
      Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 136/2013/TT-BTC thì vé số tự chọn điện toán sẽ được phân phối theo 03 phương thức sau đây:
      1. Bán trực tiếp cho khách hàng thông qua thiết bị đầu cuối.
      2. Thông qua điện thoại cố định và điện thoại di động.
      3. Thông qua internet. Phương thức phân phối này chỉ được thực hiện sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.
      Đối với những vé số điện toán dưới dạng chứng chỉ, thì phải được bán trực tiếp cho khách hàng thông qua đại lý theo Điều 15 Thông tư này. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nhiều vé số tự chọn điện toán vẫn được bán cho khách hàng thông qua phương thức bán dạo, nhiều ý kiến cho rằng như thế là trái với quy định của pháp luật.
      Nhưng, nếu như việc bán dạo được những cá nhân mua và thanh toán trực tiếp vé số điện toán từ đại lý, sau đó bán lại cho những khách hàng có nhu cầu để hưởng chiết khấu chênh lệch thì vẫn đảm bảo điều kiện thuận mua vừa bán theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 về giao dịch dân sự hợp pháp. Do đó, chiếu theo quy định pháp luật thì không thể xem là các công ty xổ số điện toán cạnh tranh không lành mạnh.
      theo kênh 14/ Trí thức trẻ

      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ

      Tee, Theo Trí Thức Trẻ 15:14 25/10/2016

      Nam ca sĩ Pete Burns đã qua đời vì vấn đề tim mạch liên quan đến 300 ca phẫu thuật thẩm mỹ trước đây.

      Các trang báo quốc tế hiện đang rầm rộ tin tức, nam ca sĩ Pete Burns của ban nhạc nổi tiếng Dead Or Alive đã qua đời ở tuổi 57. Trên Twitter, quản lý của anh cũng lên tiếng xác nhận Pete Burns đột tử vào hôm 23/10 vì chứng ngừng tim (cardiac arrest).
      Pete Burns nổi tiếng từ thập niên 1980 với ban nhạc Dead Or Alive, sau này anh tham gia nhiều chương trình truyền hình thực tế và gây chú ý khi trải qua đến 300 ca phẫu thuật thẩm mỹ. Sự ra đi đột ngột của Pete Burns khiến nhiều người hâm mộ đau lòng, bởi album "Sophisticated Boom Box MMXVI" của Dead Or Alive dự kiến sẽ phát hành ngay ngày 28/10 tới.
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 1.
      Pete Burns qua đời khi album mới đang chuẩn bị phát hành
      Chứng nghiện phẫu thuật thẩm mỹ chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Pete Burns. Anh từng tuyên bố sẽ không bao giờ ngừng phẫu thuật để đạt được sự hoàn hảo: "Số ca phẫu thuật tôi trải qua có lẽ đã đến con số 300. Tôi hy vọng khi mình 80 tuổi, tôi sẽ lên thiên đường và Chúa sẽ không nhận ra tôi nữa".
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 2.
      Burns nói, chứng ám ảnh về phẫu thuật thẩm mỹ của anh bắt đầu từ hơn hai thập niên trước, khi Burns đạt được thành công trên bảng xếp hạng với bản hit "You Spin Me Round": "Tôi biết lúc đó mình phải trông thật đẹp. Tôi đã có một chiếc mũi gãy sau lần va chạm với đầu một người khác ở Liverpool, và nó bị lệch sang một bên".
      Ngôi sao đã bỏ ra 750 bảng Anh để lên bàn mổ với hy vọng có chiếc mũi đẹp, nhưng ca phẫu thuật thất bại.
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 3.
      Pete Burns vào năm 1985 khi mới nổi tiếng
      Pete Burns đã phải phẫu thuật một lần nữa để sửa lại gương mặt, và nối tiếp sau đó là hàng loạt ca phẫu thuật khác, từ sửa mũi, độn gò má cho đến bơm môi.
      Nhưng ca bơm môi của Burns cũng hỏng, filler được tiêm vào đã lan ra khắp mặt anh. Burns từng chia sẻ: "Tôi bắt đầu có những cái lỗ trên da. Nếu tôi chỉ cần đụng vào mặt mình, nó sẽ phát ra tiếng và phun chất dịch màu vàng ra gương".
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 4.
      Hình ảnh về ca bơm môi hỏng của Pete Burns
      Sau khi kiện bác sĩ phẫu thuật và nhận 450 nghìn bảng Anh tiền bồi thường, Burns tiếp tục trải qua khoảng 200 lần phẫu thuật nữa trong 2 năm để sửa lại mọi thứ: "Suốt 2 năm, mỗi tuần tôi lại phẫu thuật để hút filler bị lan tới gò má, yết hầu, phía sau mắt. Bác sĩ không thể làm gì ở vùng gan và thận, tôi phải tự bài tiết nó ra".
      "Người tôi toàn đinh kẹp, đai ốc, bu-lông, vết khâu, rất nhiều thứ. Tôi như quái vật Frankenstein. Người ta nghĩ tôi là tên khốn xấu xí nhất trên đời, nhưng tôi muốn duy trì ngoại hình này", Burns nói.
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 5.
      Việc uống thuốc quá nhiều sau phẫu thuật gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe của Burns, khiến cho anh phải nhập viện. Nam ca sĩ kể: "Cơ thể tôi hình thành những cục máu đông và bị tắc mạch ở chân, tim và phổi. Tôi có những vết đen trên da mà tôi đã tưởng là vết bầm. Có lần tài xế của tôi vào nhà, phát hiện tôi bất tỉnh và ngừng thở". Sau 10 ngày nằm viện và được uống thuốc chống đông máu, Pete Burns khi đó đã may mắn hồi phục.
      Nhưng hệ tim mạch của nam ca sĩ vẫn có vấn đề, và đến hôm Chủ nhật vừa qua, anh đã không qua khỏi sau khi bị ngừng tim.
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 6.
      Pete Burns từng kết hôn với một người phụ nữ - nhà tạo kiểu tóc Lynne Corlett - từ năm 1978 đến 2006. Sau khi ly hôn, anh chung sống với chàng bạn trai Michael Simpson.
      Về xu hướng tính dục của mình, Burns từng nói: "Người ta luôn tò mò tôi là đồng tính, song tính hay chuyển giới. Tôi bảo: Hãy quên hết những từ đó đi. Phải có một thuật ngữ hoàn toàn khác về tôi và tôi không biết nó có được sáng tạo ra chưa. Tôi chỉ đơn giản là Pete".
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 7.
      Michael Simpson và Pete Burns
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 8.
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 9.
      Nam ca sĩ Anh mặt biến dạng, đột tử sau 300 lần phẫu thuật thẩm mỹ - Ảnh 10.
      Một số hình ảnh về nam ca sĩ vừa qua đời
      Nguồn: Dailymail

      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế

      Thứ Tư, ngày 26/10/2016 00:30 AM (GMT+7)
      Vũ Hoàng Điệp, Nguyễn Thị Ngọc Duyên, Phạm Hồng Thúy Vân... là 3 đại diện nhan sắc Việt giảnh được thành tích cao nhất tính đến nay trên đấu trường quốc tế.
      1. Vũ Hoàng Điệp - Nữ hoàng Sắc đẹp quốc tế
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 1
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 2
      Vũ Hoàng Điệp rạng rỡ khi đăng quang Miss International Beauty 2009.
      Vũ Hoàng Điệp đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Miss International Beauty - Nữ hoàng Sắc đẹp quốc tế năm 2009. Cô xuất sắc vượt qua 42 người đẹp đến từ các quốc gia khác trên thế giới nhờ nhan sắc và tài năng nổi bật.
      Hoàng Điệp lúc đó cao 1m74 cùng với số đo 3 vòng cân đối 84-60-90 (cm). Tuy là lần đầu "chinh chiến" tại một cuộc thi nhan sắc quốc tế nhưng cô đã không hề làm khán giả nước nhà thất vọng. Trong các vòng thi phụ, Hoàng Điệp đã gây được sự chú ý khi liên tiếp giành được các giải thưởng: Người đẹp tài năng, á hậu bikini và luôn nằm trong top 3 trên bảng bình chọn.
      Chiến thắng này đồng thời nâng tầm nhan sắc Việt lên một nấc thang mới. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng trên bục cao nhất của một cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 3
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 4
      ''Nữ hoàng sắc đẹp quốc tế'' khoe vóc dáng gợi cảm và làn da trắng ngần trên bờ biển năm 2014.
      2. Siêu mẫu Ngọc Duyên - Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 5
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 6
      Siêu mẫu Ngọc Duyên đăng quang Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu tối qua 24.10.
      Tối qua 24.10, đêm chung kết Miss Global Beauty Queen - Nữ hoàng sắc đẹp toàn cầu 2016 đã chính thức diễn ra. Bất ngờ, ngôi vị cao nhất đã thuộc về đại diện đến từ Việt Nam - Siêu mẫu Nguyễn Thị Ngọc Duyên. Được biết, trước khi đến với cuộc thi quốc tế này, Ngọc Duyên từng đoạt giải đồng Siêu mẫu Việt Nam 2015, top 5 Người đẹp phụ nữ thời đại 2012, giải Ấn tượng Miss Teen 2012.
      "Nữ hoàng sắc đẹp" sinh năm 1993 tại Vũng Tàu và từng theo học tại Đại học Sân Khấu Điện Ảnh TP. Hồ Chí Minh. Ngọc Duyên cao 1m74, sở hữu làn da trắng mịn màng cùng số đo 3 vòng gần như hoàn hảo.
      Người đẹp chia sẻ, vinh dự này thật sự quá bất ngờ và là bước ngoặt trong cuộc đời cô. Hiện tại, Ngọc Duyên chưa có nhiều kề hoạch nhưng trong tương lai, cô sẽ đầu tư một dự án điện ảnh đã ấp ủ từ lâu.
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 7
      Hình thể bikini hoàn hảo của Ngọc Duyên.
      3. Phạm Hồng Thúy Vân - Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 8
      Phạm Hồng Thúy Vân giành giải Á hậu 3 cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2015.
      Phạm Hồng Thúy Vân đoạt giải Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế 2015. Cô chính là người đẹp Việt đầu tiên đoạt giải trong cuộc thi này. Đây là một trong 4 cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh cùng với Hoa hậu Thế giới (Miss World), Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) và Hoa hậu Trái đất (Miss Earth).
      Thúy Vân sinh năm 1993, cao 1,72m cùng số đo 3 vòng cuốn hút 82-60-90 (cm). Trước khi giành được thành tích cao trên đấu trường quốc tế, Thúy Vân từng đoạt Á hậu 1 Hoa khôi Áo dài Việt Nam, lọt top 20 Miss Teen 2012.
      Trong suốt thời gian tranh tài tại Hoa hậu Quốc tế, Thúy Vẫn luôn biểu hiện nổi trội cả về tri thức, tài năng lẫn hình thể. Cô không chỉ tự tin giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, xử lý ngôn ngữ hình thể tinh tế mà còn tự tin giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam qua MV tiếng Anh My Vietnam do chính mình viết lời.
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 9
      Hình thể chuẩn của Thúy Vân khi diện bikini.
      4. Thu Mây - Á hậu 3 Hoa hậu Siêu Quốc Gia 2011
      4 mỹ nữ làm rạng danh nhan sắc Việt trên đấu trường quốc tế - 10
      Hình ảnh của Thu Mây khi thi áo tắm và trang phục dạ hội tại cuộc thi.
      Năm 2011, đại diện Việt Nam – người đẹp Nguyễn Thu Mây đã vượt qua rất nhiều thí sinh khác để có mặt trong top 5 và giành giải Á hậu 3 cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia (Miss Supranational).
      Dù bỏ lỡ nhiều giải phụ, nhưng cuối cùng Hoa hậu người Việt tại châu Âu 2010 Daniela Nguyễn Thu Mây đã thành công tỏa sáng và mang vinh quang về cho đất nước.
      Theo Anh Đào (Dân Việt)

      U19 Việt Nam tới World Cup U20 nhờ nhiều cầu thủ… hạng Nhì

      Thứ Tư, 26/10/2016 06:00
      (Thethaovanhoa.vn) - 22 cầu thủ mà HLV Hoàng Anh Tuấn điền tên đưa sang Bahrain để đổi về chiếc vé đến ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lứa tuổi U20 hầu hết là những tài năng chưa được nhiều người biết đến.
      So với những đối thủ ở châu lục đem đến Bahrain đội hình có những ngôi sao tên tuổi được AFC chú ý (không có cầu thủ nào của Việt Nam) và quan trọng hơn, họ trưởng thành ở môi trường bóng đá đẳng cấp hơn Việt Nam, thành tích của thầy trò Hoàng Anh Tuấn vừa làm được càng đáng được ngợi khen.Quang Hải, cầu thủ được trao suất đá chính 25/26 trận ở V-League mùa này và góp công lớn đưa Hà Nội T&T lần thứ 3 vô địch, là ngôi sao sáng nhất mà HLV Hoàng Anh Tuấn sở hữu ở U19 Việt Nam. Một cầu thủ Hà Nội T&T khác là Văn Hậu (có bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 trận gặp U19 Triều Tiên) không nổi bật như Quang Hải, nhưng bộ đôi Hà Nội T&T trên U19 Việt Nam chắc chắn sở hữu bảng thành tích mà bạn bè đồng lứa phải thèm muốn. Quang Hải và Văn Hậu sau khi được thử lửa V-League cho thấy sự trưởng thành trông thấy và là chỗ dựa trên sân cho các đồng đội, HLV Hoàng Anh Tuấn rất an tâm khi điền tên bộ đôi này vào sân trong đội hình xuất phát.
      Tỏa sáng tại đội U19 nhưng Trần Thành chỉ là cầu thủ dự bị ở Huế.Ảnh: AFC
      Không được như Quang Hải và Văn Hậu, những cầu thủ được ông Tuấn theo dõi thường xuyên khi thi đấu V-League, các cái tên còn lại phải tranh đấu cật lực để chiếm trọn niềm tin của cựu HLV trưởng K.Khánh Hòa. Và phải khi họ tỏa sáng trên đất Bahrain, CĐV Việt Nam mới biết đến lý lịch nhiều cầu thủ vì được truyền thông phát hiện.
      Trong số này, cầu thủ ghi bàn duy nhất trận tứ kết giúp U19 Việt Nam thắng Bahrain là Trần Văn Thành đang chơi ở giải hạng Nhất. Văn Thành ở CLB không phải là sự lựa chọn số 1 trên hàng công mà vị trí này thuộc về Võ Lý, một cầu thủ nổi bật ở giải hạng Nhất 2-3 năm qua nhưng không được CLB khác nhòm ngó. Ở CLB chỉ đặt mục tiêu làng nhàng là trụ hạng, nhiều người hoài nghi tương lai của Văn Thành ngay cả khi chân sút này có bàn thắng để đời cho U19 Việt Nam.
      Văn Thành dẫu sao vẫn còn cơ hội để trải nghiệm cảm giác giải đấu sân sau V-League trong khoảng nửa năm trời, không như những đồng nghiệp ở PVF như Minh Dĩ hay Việt Anh và cả Tấn Tài (Bình Định). Tấn Tài được AFC bình chọn xuất sắc nhất trong trận hòa U19 Iraq, trực tiếp đưa U19 Việt Nam vào tứ kết. Tiền vệ này giống bộ đôi PVF chỉ được cho thử sức ở giải hạng Nhì và như thừa nhận của HLV ở đây, may mắn lắm mới chiến thắng cùng Bình Định để thăng hạng Nhất 2017.
      Trần Thành: Đến World Cup bằng đôi chân 'sỏi đá'

      Trần Thành: Đến World Cup bằng đôi chân 'sỏi đá'

      May mắn được gia đình hậu thuẫn, Trần Thành luôn chuyên tâm vào con đường bóng đá mà anh đã chọn. Dẫu vậy, chàng trai xứ Huế này đã phải đạp lên những sỏi đá của miền quê nghèo với trái bóng để đưa bóng đá Việt Nam đến với World Cup.
      Minh Dĩ và Việt Anh chỉ loanh quanh tập chay ở TTTT Thành Long mỗi buổi chiều trước khi tập trung U19 Việt Nam và cùng PVF dự giải U19 QG. Tương lai sắp tới của họ sáng sủa hơn khi năm tới sẽ được thử sức hàng tuần cùng PVF ở giải hạng Nhất.Hoặc nếu đời “tươi sáng” hơn chút nữa là sẽ nhận được một cuộc gọi từ đại diện CLB V-League mượn họ về đầu quân như những đồng đội Tiến Dụng, Đức Chinh, Thái Quý (Than Quảng Ninh mượn đá V-League 2016). Ở đó, họ sẽ nhận những đãi ngộ tốt hơn và đặc biệt, có cơ hội cọ xát lý tưởng hơn để trưởng thành trong sự nghiệp.
      Nhưng cũng không phải cầu thủ nào cũng may mắn nắm bắt và tận dụng thành công cơ hội được trao như Quang Hải. Ở Than Quảng Ninh, chỉ Tiến Dụng phần nào được HLV Phan Thanh Hùng tin dùng cho vào sân từ ghế dự bị nhưng không để lại nhiều dấu ấn.
      Những cầu thủ còn lại như Đức Chinh bị đào thải, giai đoạn 2 phải về TP.HCM chơi hạng Nhất. Tại đây, Đức Chinh cũng chỉ góp 1 bàn thắng và lép vế hoàn toàn so với đàn anh từng thuộc biên chế U23 Việt Nam là Nguyễn Tuấn Anh (Vua phá lưới hạng Nhất 2016 với 10 bàn thắng).
      Cộng thêm những thất bại tan tác ở giải U19 khu vực diễn ra trên sân nhà, niềm tin dành cho thầy trò ông Tuấn “con” xuống thấp nhất. Họ thậm chí bị cười nhạo khi nhiều “fan cuồng” so sánh với thế hệ Công Phượng. Để rồi những gì họ làm được mới đây đã khiến không ít người kinh ngạc. Có thể ví von thầy trò Hoàng Anh Tuấn như những cậu bé chân đất học việc bỗng chốc đổi đời chỉ sau một chuyến tham quan thành phố.
      Việt Hà
      Thể thao & Văn hóa

      Ở Premier League, Mourinho hay Pep Guardiola... cũng thường thôi

      Ngô Trà |
      Ở Premier League, Mourinho hay Pep Guardiola... cũng thường thôi

      Mourinho về Man United, Pep Guardiola sang Anh nắm Man City, cả thế giới mong ngóng vào cuộc so tài đỉnh cao của hay HLV hàng đầu thế giới ở đấu trường Premier League.



      1. Mourinho đem về Old Trafford cầu thủ đắt giá nhất hành tinh - Pogba, cầu thủ xuất sắc nhất Bundesliga mùa giải trước - Mkhitaryan, cùng trung phong toàn diện nhất châu Âu, chạm vào đâu là ở đấy thành vàng - Ibrahimovic.
      Sau 4 trận nổ súng hồi đầu mùa, 8 trận gần đây, trung phong được Mourinho đặt hết hi vọng ghi vỏn vẹn... 1 bàn. Pogba - cầu thủ đắt giá nhất thế giới cứ gặp đội yếu lại đá "như rồng, như hổ", nhưng gặp phải đội mạnh thì chẳng khác gì mèo ướt, vô hại đến tội nghiệp. Mkhitaryan sau chấn thương, đã yên vị trên... băng ghế dự bị.
      Pep Guardiola đến với Man City, mang theo hơn hai chục danh hiệu lớn nhỏ sưu tầm được cùng Barcelona và Bayern Munich, tưởng chừng như làm vỡ tung cả Premier League với 6 trận toàn thắng tuyệt đối, một mình thách thức toàn bộ các CLB còn lại.
      Ở Premier League, Mourinho hay Pep Guardiola... cũng thường thôi - Ảnh 1.
      Sau chuỗi trận toàn thắng đầu mùa, Man City bị Tottenham cho ăn "trái đắng".
      Thừa thắng, Pep nổ tung trời: "Man City cần phải thua để hạ nhiệt, chứ thắng mãi thế này, ai chơi?". Cầu được ước thấy, Man Xanh nhận ngay chuỗi 5 trận không biết đến mùi chiến thắng, trong đấy có đến 2 trận thua "vỡ mặt" trước Barca và Tottenham.
      Điều gì đang diễn ra với hai HLV được kỳ vọng là cặp Gia Cát Lượng - Tư Mã Ý của Premier League?
      2. Hồi đầu mùa, giới chuyên môn đánh giá Premier League sẽ được nâng cấp, bởi những HLV hàng đầu thế giới năm nay đều quy tụ về đây. Ngoài Mourinho và Pep Guardiola, còn Juergen Klopp, Claudio Ranieri, Antonio Conte, Pochetino, và dĩ nhiên là Arsene Wenger.
      Nếu tính các HLV đang thuộc top đầu thế giới, với kinh nghiệm và tài năng vượt trội, thì may ra chỉ có Carlo Ancelotti đang nắm Bayern Munich nữa là đủ bộ.
      Họ đến với sứ mệnh "cải tạo" một Premier League "ngây thơ" về mặt chiến thuật, khiến lối chơi đặt nặng tính cống hiến, cảm xúc trở nên khoa học, thổi những chiến thuật mới vào những đội bóng quen với lối chơi hồn nhiên, ít toan tính. Họ, trong đầu vốn đầy ắp những bài học chiến thuật, lối chơi, miếng đánh hiện đại, từng chinh Nam phạt Bắc khắp châu Âu.
      Song, với Premier League với xu thế từ nhiều năm trở lại đây chú trọng cực nhiều đến yếu tố thể lực, nói nôm na, đã chơi bóng ở Anh thì phải nhanh và khỏe. Ngạc nhiên chưa, chính cái đặc trưng rất Premier League ấy đang là thứ lên ngôi, chứ chẳng phải thứ chiến thuật cao siêu, đầy tính khoa học của những chiến thuật gia hàng đầu thế giới.
      Có điều gì chung trong những trận thắng của Man City trước Man United, Liverpool trước Arsenal, Tottenham trước Man City, Arsenal trước Chelsea, Chelsea trước Man United? Những đội thắng đều chủ động chơi pressing ngay từ những phút đầu trận, bắt người và tạo sức ép trên toàn mặt sân, chủ động đánh phủ đầu đối thủ.
      Ở Premier League, Mourinho hay Pep Guardiola... cũng thường thôi - Ảnh 2.
      Man United sụp đổ trước một Chelsea đầy tốc độ, mạnh mẽ và sức ép nghẹt thở.
      Đấy chẳng phải là thứ chiến thuật cao siêu, mới mẻ hay là xu thế mới của bóng đá thế giới. Nó "xưa như trái đất", tuy nhiên lại đang tỏ ra cực kỳ hợp với thể lực sung mãn và tốc độ cao của các cầu thủ chơi tại Premier League. Cuối tuần qua, Southampton cũng đã khiến Man City "chết hụt" ngay trên Etihad cũng bằng chính lối chơi này.
      Mourinho chẳng hèn khi chủ động chơi thấp, dựng xe bus khi phải đối đầu với Liverpool của Klopp, chấp nhận tỷ lệ kiểm soát bóng thấp đến thảm hại, bởi đội bóng chủ sân Anfiled đang cực thăng hoa với chính lối chơi đấy, và "sống sót" rời thành phố cảng với 1 điểm hú vía. Đấy không phải là thất bại, đấy là chiến thắng!
      3. Lịch sử Premier League tôn vinh những cặp tiền vệ trung tâm mạnh mẽ, máu lửa và khôn khéo. Ở Man United là Roy Keane - Paul Scholes, Chelsea có Claude Mekelele - Frank Lampard (Michael Essien), Arsenal có Patrick Vieira - Gilberto Silva, Liverpool có Steven Gerrard - Xabi Alonso.
      Họ vừa là chốt chặn quan trọng trong phòng ngự, vừa là bệ phóng đáng sợ cho những đợt tấn công đầy sức mạnh làm nên thành công ở mỗi giai đoạn thăng hoa của đội bóng.
      Ở cả hai trận của Man City trước Tottenham và Southampton, cặp tiền vệ trung tâm của họ đều bị bẽ gãy bằng lối chơi áp sát, quây kín với tốc độ cực nhanh, trước khi bị thủng lưới.
      Ở Man United của Mourinho, sự loay hoay kết hợp giữa Pogba với Fellaini, Herrera, Mkhitaryan, thậm chí là cả Michael Carrick khiến khu vực giữa sân của Man United trở nên hỗn loạn, chưa nói đến việc Pogba chưa thể thích nghi nổi với lối chơi đậm chất sức mạnh và tốc độ của bóng đá Anh.
      Ibrahimovic là một lựa chọn sai lầm khác cho đấu trường Premier League. Sự mạnh mẽ, tốc độ và máu lửa của các trung vệ chơi ở đây đang khiến trung phong người Thụy Điển này bất lực trong việc ghi bàn.
      Ở Premier League, Mourinho hay Pep Guardiola... cũng thường thôi - Ảnh 3.
      Pogba và Ibrahimovic đang bơ vơ đến tội nghiệp giữa Premier League.
      Lối chơi không chiến đè người ra để đánh đầu đã sớm bị bắt bài, việc lùi về cầm bóng cũng chẳng thể làm Ibra khá hơn, bởi đi bóng qua người các hậu vệ cực khỏe, cực nhanh của Premier League là điều hoàn toàn vô vọng với cầu thủ đã 35 tuổi này.
      Đêm mai, Mourinho và Pep Guardiola sẽ có cuộc gặp gỡ lần thứ 2 tại Anh. Lần trước gặp nhau, họ còn đang tưng bừng khí thế tranh ngôi đầu. Giờ đây, ở đấu trường chẳng mấy quan trọng là League Cup, cả hai đều đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng của riêng mình.
      Thắng thua chẳng phải là điều quá đỗi quan trọng, điều quan trọng nhất lúc này là kết quả trận đấu sẽ phân định xem Mourinho và Pep Guardiola - hai nhà cầm quân xuất sắc hàng đầu thế giới, ai là người sớm tỉnh ngộ để học lại từ đầu, bài học mang tên Premier League.
      Học được, chưa chắc đã đủ điều kiện để lên ngôi. Nhưng nếu không "thuộc nổi bài", trụ lại được Premier League sẽ là bài toán khó đấy, Mou - Pep ạ!
      theo Trí Thức Trẻ

      Nhận xét

      Bài đăng phổ biến từ blog này

      NGẬM SẦU (ĐL)

      MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

      MỌC CÁNH