CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 70
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lizzie Borden
Nhiều người tin vào câu điệp khúc: "Lizzie Borden cầm cây rìu, và cô giáng 40 nhát vào mẹ của mình", và "khi nhìn thấy những gì mình đã làm, cô giáng vào cha mìn 41 nhát".
Tuy nhiên, vụ ám sát Abby và Andrew Borden vẫn là một ẩn số cho tới bây giờ.
Vào năm 1892, một phụ nữ Mỹ 32 tuổi là Lizzie Borden đã bị cáo buộc là giết hại cha mà mẹ kế của mình tại nhà riêng.
Người giúp việc trong nhà chứng nhận rằng Lizzie hét lên rằng cha cô đã bị giết ngay sau khi ông vừa trở về nhà.
Thi thể của ông được phát hiện trên trường kỷ trong phòng khách, và vài phút sau đó, người giúp việc lại tìm thấy thi thể của mẹ kế của Lizzie trong phòng ngủ trên gác.
Lizzie đã bị bắt vì tình nghi liên quan tới cái chết của hai người, cho dù một số người nói rằng chính người giúp việc có thể đứng đằng sau tội ác.
Lizzie ngồi tù 10 tháng, nhưng cũng trong năm đó, thẩm phán tuyên trắng án cho cô vì không đủ chứng cứ.
Sau đó, người ta tìm thấy một 'chiếc rìu không có tay cầm' ở trong tầng hầm của nhà Borden, các tài liệu mới tìm thấy gần đây đang dần làm sáng tỏ vụ án. Nhưng kẻ giết người thật sự trong vụ này vẫn là một bí ẩn.
"Hoa hậu nhí" JonBenet Ramsey
Bất kỳ thanh niên người Mỹ nào ở độ tuổi 20 đều có thể nhớ đến một
bức hình đầy ám ảnh trên tờ báo về một cô bé 6 tuổi được phong làm nữ
hoàng trong lễ hội có tên JonBenet Ramsey.
Người ta phát hiện ra xác của cô bé trong tầng hầm của chính nhà em ở Colorado vào ngày 26/12/1996. Sáng hôm đó, John và Patsy Ramsey nhận được một lời nhắn về khoản tiền chuộc cùng với một lời đe dọa lên sự sống còn của con gái họ.
Cùng ngày hôm đó, họ phát hiện ra xác của cô bé trong tầng hầm. Cô bé bị xiết cổ cho tới chết. Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi cô bé tham gia vào buổi rước trong lễ Giáng sinh.
Suốt trong thời gian dài, cha mẹ của JonBenet xấu số bị nghi là thủ phạm trong vụ ám sát chính con gái mình. Mãi tới gần đây, họ mới được xóa sạch mọi nghi ngờ. 15 năm sau khi cô bé bị ám sát, hung thủ thật sự vẫn chưa được tìm ra.
Jimmy Hoffa
Dưới sự lãnh đạo của ông chủ liên đoàn lao động Jimmy Hoffa vào những
năm 1960, Teamsters trở thành liên đoàn đơn lẻ lớn nhất tại Mỹ.
Hoffa đã biến mất một cách bí ẩn vào tháng 7/1975. Theo như chuyện kể lại thì Hoffa đã biến mất khi trên đường tới gặp hai người là Anthony Provenzano và Anthony Giancalone.
Gần 40 năm sau đó, lái xe riêng của Hoffa là Marvin Elkind cho rằng lãnh đạo của liên đoàn lao động đã bị một trong số hai người trên giết hại và chôn dưới Trung tâm Phục hưng ở Detroit - trụ sở của hãng General Motors.
Theo Elkind, trong một cuộc hội thảo năm 1985 của Teamsters ở Detroit, Giancalone đã nói "Này các cậu, hãy nói chào buổi sáng tới Jimmy Hoffa đi" khi đi qua Trung tâm Phục hưng". Tuy nhiên, chưa ai tìm ra thi thể của Hoffa.
Cậu bé trong chiếc hộp
Câu chuyện bí hiểm về vụ "Cậu bé trong chiếc hộp" khiến người ta ám
ảnh và sợ hãi: một câu bé không mảnh vải trên người, bị đánh đập đến
chết trong một chiếc hộp đầy khả nghi ở Philadelphia vào ngày 25/2/1957.
Nhưng không hề có bất kỳ một thông tin hoặc giả thiết nào liên quan tới danh tính hoặc bất kỳ nghi vấn nào.
Nhiều năm sau đó, vụ án được đưa lên chương trình truyền hình điều tra của Mỹ, nhưng rồi cũng không đi đến đâu. Thi thể của cậu bé được đào lên để điều tra vào năm 1998.
D.B. Cooper
Vào năm 1971, một người đàn ông được biết với tên gọi D.B. Cooper đã lên chiếc máy bay đi từ Portland, Oregon tới Seattle (Mỹ)
Ông đe dọa cho phát nổ quả bom trong chiếc vali của hắn trừ khi máy bay giao nộp 200.000 USD (bằng các tờ 20 USD) và 4 chiếc dù để hạ cánh.
Sau khi nhận được tiền ở Seattle, Cooper thả mọi người trên máy bay trừ nữ chiêu đãi viên và toàn bộ phi công, và đòi bay tới Mexico. Khi máy bay hạ cánh, cửa hậu của máy bay mở ra và không hề có bóng dáng của Cooper.
Chín năm sau đó, một khoản tiền mặt lên tới 5800 USD đã tìm thấy gần sông Columbia, FBI đã xâu chuỗi các số seri trên các tờ tiền đã giao cho D.B.Cooper, nhưng họ không bao giờ tìm được kẻ không tặc.
Tylenol
Có một lý do giải thích tại sao trên mỗi hộp thuốc lại có đề dòng chữ: "Không sử dụng nếu như dấu niêm phong an toàn đã bị hỏng".
Trong vòng 3 ngày mùa thu năm 1982, bảy người dân Chicago (Mỹ) đã thiệt mạng sau khi uống thuốc Tylenol bị pha thêm chất xyanua.
Công ty mẹ của hãng Tylenol là Johnson & Johnson đã tìm cách kiểm
soát thiệt hại, các nhân viên điều tra đã xác định rằng thủ phạm đã bỏ
hết thuốc ra khỏi hộp, sau đó cho chất xyanua vào và đặt lên các quầy
thuốc.
Một người đàn ông tên là James W. Lewis đã bị kết án tù khi tìm cách moi tiền của hãng Johnson & Johnson khi đòi hãng này trả cho hắn 1 triệu USD để chấm dứt các vụ giết người bằng xyanua này.
James W. Lewis đã phải ngồi tù một thời gian vì tội moi tiền, và vụ việc được mở ra để điều tra lại sau khi tên này được thả.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu các mẫu ADN và dấu vân tay, FBI không tìm thấy bất kỳ chứng cứ nào chứng minh James W. Lewis là thủ phạm.
---------------------------
Vụ sát hại Karla Brown
Nạn nhân là Karla Brown và cô đã bị đánh đập, cưỡng hiếp rồi sát hại.
Dù vụ án được thực hiện khá vụng về nhưng lại không có chứng cứ để chỉ
ra kẻ thủ ác.
Hai năm sau, các nhà điều tra để ý có một vết cắn trên vai của Brown, tuy nhiên nếu không có nghi phạm để đối chiếu thì cũng vô ích.
Vào năm 1982, một người phụ nữ trình báo đã nghe một người đàn ông tên John Prante nói về vết cắn trên vai cô Brown. Hắn bị nghi ngờ bởi vì cảnh sát chưa hề công bố chuyện này với báo chí. Sau đó, John đã phải lãnh 75 năm tù.
Những vụ cưỡng hiếp bởi Randal Comeaux
Comeaux là một thành viên lâu năm của lực lượng cảnh sát suốt 20 năm
nhưng không ai biết hắn là một kẻ chuyên cưỡng hiếp hàng loạt.
Gieo rắc nỗi sợ cho phụ nữ trong thị trấn suốt 13 năm qua, Comeaux chưa bao giờ để lại bất cứ bằng chứng nào và luôn đeo mặt nạ trùm kín mặt nên không ai nhận ra.
Comeaux đã có thể thoát tội và ung dung tiếp tục gây án nếu không vì bỏ quên một điếu thuốc đã tàn tại hiện trường. Qua xét nghiệm, mẫu nước bọt dính trên điếu thuốc khớp với DNA của Comeaux.
Vụ sát hại Vicky Lynne Hoskinson
Vụ bắt cóc Vicky Lynne Hoskinson gây chấn động khu vực Tucson vào
giữa những năm 1980. Cô bé 8 tuổi đạp xe khỏi nhà để gửi tấm thiệp sinh
nhật cho dì của mình và biến mất sau đó. Chứng cứ duy nhất là chiếc xe
đạp của cô bé bị bỏ lại cách đó vài dãy nhà.
May thay, một giáo viên ở một ngôi trường gần nơi Vicky bị bắt cóc đã phát hiện một chiếc xe thể thao khả nghi và ghi lại biển số của nó. Cảnh sát truy ra người chủ của chiếc xe là Jarvis Atwood.
Bằng chứng duy nhất giúp kết tội Jarvis là một vết lõm trên tấm chắn trước xe bị dích vết sơn màu hồng trên chiếc xe đạp của Vicky. Sau khi tìm thấy xác của Vicky, Jarvis bị kết án tử hình.
Quá khứ bí mật của Tổng Giám mục Valerian Trifa
Valerian là một thành viên được cộng đồng kính trọng, ông từ Romania
sang Mỹ và vươn lên chức Tổng Giám mục của nhà thờ Roman Orthodox.
Nhưng từ những năm 1950, ông là đối tượng của một vụ điều tra mật sau khi những người Romania nhập cư khác nói ông từng là thành viên của Hội Iron Guard, một hội ủng hộ Đức quốc xã.
Không có chứng cứ thiết thực nào chống lại Trifa, các nhà điều tra quay sang chính quyền Tây Đức vì họ có lưu giữ những tấm bưu thiếp gửi cho Đức Quốc Xã và được Trifa kí tên.
Tay Tổng giám mục phủ nhận tấm bưu thiếp đó là của mình, nhưng nhờ kĩ thuật kiểm tra bằng tia laser, họ xác định đó đích thị là của Trifa
Vụ sát hại Denise Johnson
Vào ngày 2 tháng 5 năm 1992, xác của Denise Johnson được tìm thấy trong một khu rừng ở ngoại ô Phoenix, Arizona.
Một nhân chứng nói có thấy chiếc xe tải của Mark Bogan dừng tại khu vực của Denise được tìm thấy. Nhưng do không có chứng cứ thiết thực nên cảnh sát gặp ngõ cụt.
Nhưng sau đó, họ phát hiện hạt giống của loại cây hay mọc quanh nơi thi thể của Denise khớp với loại hạt dính trên xe của Bogan. Nhờ đó, Bogan bị kết án chung thân. Đây là vụ án đầu tiên ở Mỹ được phá nhờ vào DNA của thực vật.
Vụ mất tích của Melissa Brannen
Cô bé 5 tuổi Melissa Brannen đang dự một buổi tiệc giáng sinh tại nhà
vào năm 1989 khi bị mất tích. Người quản lí ở đó là Caleb Hughes cũng
biến mất cùng lúc nên trở thành nghi phạm đầu tiên.
Khi cảnh sát tìm thấy hắn vào 1 giờ sáng thì hắn đã kịp giặt sạch bộ quần áo mặc tối hôm trước và tiêu hủy toàn bộ chứng cứ. Cảnh sát chỉ tìm được vài sợi vải trong xe của Caleb.
Cảnh sát đã quyết định lùng sục các cửa hàng cửa hàng mà Melissa hay mua đồ và đã tìm thấy một bộ quần áo hoàn toàn khớp với sợi vải.
Hughes bị kết án với tội danh bắt cóc nhưng do không có bằng chứng cho việc hắn đã sát hại Melissa nên chỉ lãnh 50 năm tù.
Vụ "kẻ siết cổ bên Bờ Nam"
Tên thật là Timothy W. Spencer, hắn đã gieo rắc nỗi sợ lên khắp bang
Virginia vào mùa Thu năm 1989. Timothy đã cưỡng hiếp và sát hại bốn phụ
nữ ngay trong phòng ngủ của họ. Hắn để lại rất ít chứng cứ tại hiện
trường mỗi khi gây án, phần lớn chỉ có tinh dịch.
Và vào thời đó DNA không thể dùng để kết tội người khác tại tòa.
May thay, tòa đã lần đầu tiên cho phép sử dụng các chứng cứ DNA và Timothy lãnh án tử hình. Timothy trở thành người đầu tiên bị kết án nhờ bằng chứng DNA.
Vụ sát hại Helle Crafts
Helle Crafts bất ngờ biến mất khỏi nhà cô ở Connecticut. Chồng cô,
Richard nói rằng cô về quê mình ở Đan Mạch để sống với mẹ. Nhưng bạn của
Helle không tin câu chuyện đó nên họ thuê một thám tử tư để điều tra.
Nhưng vì không tìm được xác nên họ không thể truy tố Richard. May thay, một nhân chứng cho biết có thấy một người đàn ông đang sử dụng máy nghiền gỗ khá kì lạ trên cây cầu bên sông Housatonic.
Khi đến, cảnh sát tìm thấy vài sợi tóc vàng, vài mẩu da và một cái móng tay. Thời đó chưa có công nghệ xét nghiệm DNA, nên chỉ có thể đoán mò đó là của Helle. Nhưng dù là đoán mò nhưng Richard vẫn bị kết án với tội giết người.
---------------------------
Là một tác phẩm kinh dị siêu nhiên ra mắt năm 2013, The Conjuring dựa trên câu chuyện có thật về gia đình nhà Perron và những hiện tượng ma quỷ mà họ gặp phải tại tư gia hồi thập niên 1970.
Trong quá trình làm phim, gia đình họ đến thăm trường quay vài lần, nhưng Carolyn, vợ ngài Perron, từ chối đến gần nơi này.
Nhiều sự cố kỳ lạ cũng xảy ra trong quãng thời gian này: một lần khi
họ đến thăm trường quay, gió mạnh xuất hiện, thổi xung quanh người họ dù
cho cây cối xung quanh không suy suyển gì.
Cùng thời điểm đó, Carolyn đang ở nhà tại Atlanta nhưng vẫn cảm nhận được một điều gì đó xấu xa hiện hữu trong căn nhà trước khi ngất đi và được đưa vào bệnh viện.
Bản thân đạo diễn James Wan cũng có một trải nghiệm rợn tóc gáy khi làm việc tới khuya vào ban đêm: chú chó của ông đột nhiên sủa ầm ĩ dù không có gì ở đó.
Nó tiếp tục chăm chú nhìn vào trong góc phòng, và tuy Wan không thấy gì, nhưng mắt của chú chó vẫn cứ dõi theo một điều gì đó dường như đang di chuyển trong căn phòng.
The Possession (2012)
The Possession là bộ phim kinh dị siêu nhiên sản xuất bởi Sam Raimi, dựa trên một câu chuyện có thật và chiếc hộp Dybbuk được cho là bị ám.
Ngôi sao của bộ phim, Jeffrey Dean Morgan là một người thực tế, nhưng anh từng phải thừa nhận rằng nhiều chuyện lạ đã xảy ra trong quá trình thực hiện bộ phim.
Bóng đèn liên tục cháy dù hệ thống điện không gặp sự cố nào. Hơi lạnh thổi qua trường quay mà không rõ xuất phát từ đâu.
Chuyện đáng sợ nhất là vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ khu vực nhà kho và lan ra toàn bộ đạo cụ của đoàn làm phim.
Một cuộc điều tra được tiến hành nhưng họ không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể, và khả năng phóng hỏa hay chập điện đều bị loại bỏ.
Chiếc hộp Dybbuk phiên bản đạo cụ được sử dụng trong phim bị thiêu trụi trong đám cháy và chủ nhân của chiếc hộp
Dybbuk thật ngỏ lời đem nó tới phim trường. Nhưng sau những sự kiện kể trên, đoàn làm phim buộc phải từ chối đề nghị đó.
Saw (2004)
Nội dung của Saw xoay quanh kẻ sát nhân độc ác được gọi là Jigsaw, có sở thích hành hạ nạn nhân của hắn bằng cách đẩy họ vào những thử thách tự cắt xẻ cơ thể để có thể thoát khỏi cái chết.
Năm 2009, hai đứa trẻ ở độ tuổi 14 và 15 nhận án phạt vị thành niên
cho ba tội danh âm mưu bắt cóc nghiêm trọng, sau khi mẹ của một đứa vô
tình nghe được chúng lên kế hoạch chi tiết bắt cóc, tra tấn và giết hại
một số người theo kiểu trong phim.
Chúng nhắm đến một cảnh sát và hai cô bé bởi muốn dạy cho họ một bài học.
Thậm chí, hai đứa trẻ còn đã chuẩn bị sẵn máy ghi hình để thu lại quá trình giết người, giống những gì Jigsaw từng thực hiện trên màn ảnh.
Queen of the Damned (2002)
Năm 2002, Allan Menzies giết hại bạn mình là Thomas McKendrick sau khi xem bộ phim Queen of the Damned hơn 100 lần.
Menzies nói rằng vào một đêm, nhân vật Akasha trong phim đã ghé thăm và ra lệnh cho hắn giết người. Đổi lại, cô ta sẽ cho ban cho hắn cuộc sống vĩnh hằng của ma cà rồng.
Thế là Menzies đâm người bạn từ thuở ấu thơ của hắn bằng một con dao
găm, đập anh ta bằng một cây búa, uống máu và ăn một phần thịt của
McKendrick trước khi chôn nạn nhân dưới một ngôi mộ trống.
Phải mãi 6 tuần sau sự kiện kinh hoàng, thi thể của nạn nhân xấu số mới được phát hiện.
Scream (1996)
Ở thời điểm ra mắt, Scream của đạo diễn Wes Craven được khán giả đón nhận nồng nhiệt, đem đến tên sát nhân Ghostface đáng sợ và đồng thời mỉa mai nhiều tình tiết rập khuôn của các phim cùng thể loại.
Sự mỉa mai không chỉ dừng lại ở đó khi một số vụ án mạng ngoài đời thực được lấy cảm hứng từ bộ phim.
Tháng 1/1998, truyền thông dậy sóng bởi vụ án The Scream Murder - trong đó Ramirez, 14 tuổi, thú nhận đã giúp Mario Padilla, người anh họ 16 tuổi, giữ chặt Gina Castillo - mẹ của Padilla, để chính con trai bà đâm mẹ 45 nhát.
Nghiêm trọng hơn, chúng thừa nhận là bị ảnh hưởng từ bộ phim và thậm chí còn lên một kế hoạch giết người hàng loạt sau khi mua được hai bộ đồ hóa trang nhân vật Ghostface cùng một máy biến âm giống trong phim.
Ngoài ra còn có vụ án giết hại Alisson Cambier, khi cô đến thăm bạn rồi bị tay hàng xóm Thierry Jaradin gạ gẫm.
Bị Cambier từ chối, gã tài xế xe tải 24 tuổi lấy cớ lánh sang phòng bên cạnh rồi trở lại trong bộ đồ Ghostface nổi tiếng với hai con dao bếp trên tay, trước khi đâm cô 30 nhát và rạch tung cơ thể nạn nhân.
Interview with the Vampire (1994)
Vào buổi tối ngày 17/11 năm 1994, Lisa Stellwagen và người bạn trai lâu năm Daniel Sterling cùng nhau xem bộ phim Interview with the Vampire.
Tới khoảng 3 giờ sáng, Stellwagen tỉnh giấc và thấy bạn trai đang
nhìn chằm chằm vào cô một cách kỳ lạ. Anh ta nói: “Tối nay ngươi sẽ
chết. Ta sẽ giết ngươi rồi uống máu ngươi”.
Ngày hôm sau, Sterling đâm Stellwagen bảy nhát vào ngực và lưng, trước khi hút máu từ vết thương của nạn nhân.
Cô gái may mắn vẫn sống sót, còn Sterling thì thú nhận rằng hắn tin vào ma cà rồng và bị ảnh hưởng từ bộ phim mà hai người xem tối hôm trước.
Child’s Play (1988)
Child’s Play là loạt phim kinh dị được tôn vinh qua nhiều thế hệ gồm sáu tập, xoay quanh nhân vật Chucky, con búp bê đồ chơi chịu sự chi phối của linh hồn một kẻ sát nhân hàng loạt tàn ác.
Búp bê là một thứ vô tri vô giác, nên câu chuyện trong Child’s Play
không thể trở thành sự thật. Tuy nhiên, bộ phim lại là cảm hứng cho hàng
loạt những vụ án mạng bắt chước.
Đơn cử như vụ thảm sát năm 1996 do Martin Bryant, kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất nước Úc, thực hiện khi hắn bắn chết 35 người và làm bị thương 23 người khác tại thị trấn Port Arthur.
Chỉ số thông minh của Bryant chỉ vỏn vẹn có 66, nhưng hắn lại bị ám ảnh bởi phần hai của Child’s Play, đặc biệt là tính cách trẻ con của con búp bê Chucky và khả năng làm điều ác của nó.
Nightmare on Elm Street (1984)
Đây là một bộ phim kinh điển nữa của Wes Craven, với nhân vật Freddy Krueger có khuôn mặt đầy sẹo, ghé thăm các nạn nhân trong giấc mơ trước khi sát hại họ.
20 năm sau tập phim đầu tiên, bệnh nhân tâm thần phân liệt hoang
tưởng Daniel Gonzalez giết bốn người và làm bị thương hai người khác
trong cơn thịnh nộ lúc say thuốc.
Hắn lấy cảm hứng từ bộ phim này và sở hữu mong muốn cháy bỏng được trở thành “một kẻ sát nhân hàng loạt nổi tiếng”.
Hắn thậm chí còn tự viết thư gửi cho bản thân để diễn tả niềm vui thích khi phạm tội và tự thấy mình rất giống Freddy Krueger trên phim.
Rosemary’s Baby (1968)
Ra đời năm 1968, Rosemary’s Baby kể về một người phụ nữ đang mang bầu, lo sợ rằng chồng cô đã giao kèo với một giáo phái thờ quỷ Satan, để hiến tế đứa con trai còn chưa ra đời theo nghi lễ.
Vào năm 1969, nhà biên kịch kiêm đạo diễn của bộ phim là Roman
Polanski làm việc tại London khi Sharon Tate vợ ông đang mang thai và ở
tại ngôi nhà tại Los Angeles.
Bi kịch xảy ra vào ngày 8/8 năm đó, khi bà Tate, đứa con trong bụng và một số người khác bị giết hại một cách dã man tại đây.
Sau vài tháng điều tra, vụ án dần trở nên sáng tỏ khi cảnh sát cho biết những kẻ thực hiện tội ác là các thành viên thuộc hội Manson Family, dưới sự chỉ dẫn của kẻ sát nhân khét tiếng tại California thập niên 1960, Charles Manson.
Poltergeist (1982)
Tác phẩm kinh dị tiêu biểu ra đời năm 1982 kể về những tai ương giáng xuống một gia đình bởi những linh hồn giận dữ và độc ác.
Tuy câu chuyện không có lời giải đáp của Poltergeist không trở thành sự thật, nhưng nó xứng đáng là sự kiện trùng hợp khó tin nhất trong lịch sử điện ảnh.
Cảnh quay hai đứa bé bị chú hề đồ chơi dọa cho chết khiếp đúng là
đáng sợ, nhưng hãy chú ý đến tấm poster trên tường có dòng chữ “1988
Super Bowl XXII”.
Chuyện trẻ con dán poster trận Super Bowl trong phòng rất đỗi bình thường, nhưng mấu chốt là Poltergeist được phát hành từ năm 1982, tức trước sự kiện trên hình tận 6 năm.
Tới ngày 31/1/1988, diễn viên nhí Heather O’Rourke thủ vai cô bé trong phim đột nhiên lâm bệnh trầm trọng.
Sáng hôm sau, tình trạng trở nên hết sức nguy kịch và tim O’Rourke đã ngừng đập trên đường đến bệnh viện. Cuối cùng, cô bé qua đời ở tuổi 12. Cũng vào ngày định mệnh đó, một sự kiện lớn đã diễn ra: trận Super Bowl lần thứ XXII.
Bí ẩn rợn người vụ án 'giết người theo tên' kinh hoàng
Xuân Hoàng (theo Democrat and chronicle) |
Một trong những vụ án chưa được phá nổi tiếng nhất trong lịch sử hình sự tại quốc gia Bắc Mỹ này chính là vụ “giết người theo tên”.
* Ở những phần trước chúng ta đã được biết về những tên giết người như Jack The Ripper - kẻ giết người thông minh hay sát nhân người rìu bí ẩn, ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 tên sát nhân ghê rợn nữa: kẻ giết người theo tên.
Có lẽ, hàng chục, hàng trăm năm sau, người Mỹ vẫn không thể biết được chân dung thực sự của tên sát nhân, cũng như căn nguyên vì đâu, mà gã lại có những hành động tội ác man rợ và kỳ quái đến vậy.
Tên sát nhân bị ám ảnh bởi những chữ cái
Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông Mỹ xếp vụ án “giết người theo tên” ngay hàng đầu trong bảng xếp hạng những vụ án chưa được phá nổi tiếng nhất lịch sử Hoa Kỳ.
Xét một cách toàn diện, đây là vụ án chấn động ở mọi mặt với mức độ ra tay hàng loạt, thủ đoạn giết người vô cùng tàn độc và hành động lẩn trốn siêu tinh vi.
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ 1971 đến 1973), đã có ít nhất 3 nạn nhân bị giết hại bởi những kịch bản tương tự. Bắt cóc, hãm hiếp dã man rồi bị giết ngay sau đó.
Một điều kỳ lạ khiến tất cả những người chứng kiến phải lạnh gáy, đó là các nạn nhân xấu số đều có chữ cái đầu của họ và tên giống hệt nhau.
Nhà chức trách đã liên tưởng đến một tên sát nhân cuồng tín, bị ám ảnh bởi những chữ cái và tìm mọi cách khoanh vùng các đối tượng tình nghi nhưng tất cả đều vô vọng.
Thủ phạm vẫn lặn không sủi tăm. Hàng chục năm sau và cho đến tận ngày nay, hàng trăm cuộc điều tra được mở, rất nhiều nghi phạm đã được thẩm vấn nhưng chân dung kẻ sát nhân thực sự vẫn là một bí ẩn không lời giải.
Nhiều giả thuyết được đưa ra, có thể kẻ sát nhân đã chết, cũng có thể gã đang lẩn trốn đâu đây nhưng để đưa gã ra ánh sáng thực sự là thử thách quá sức đối với lực lượng chức năng.
Theo những hồ sơ hiếm hoi còn lưu giữ tại cơ quan điều tra, vụ án bắt đầu xảy ra từ năm 1971. Kẻ sát nhân nhập cuộc với cô bé 10 tuổi Carmen Colon.
Theo lời kể của gia đình, cô bé mất tích vào ngày 16/11/1971 khi đang trên đường từ trường về nhà. Từ chỗ lo lắng Carmen Colon bị lạc đường, gia đình dần nghĩ đến tình huống cô bé bị bắt cóc.
Một cuộc điều tra quy mô đã diễn ra nhưng tất cả dấu vết liên quan đến cô bé đều vô cùng mờ nhạt. Cảnh sát địa phương đã áp dụng mọi phương pháp có thể nhưng họ vẫn không thể tìm ra Colon. Kịch bản xấu đã được nghĩ đến.
Đúng như dự đoán, chỉ 2 ngày sau, xác cô bé được tìm thấy ở thị trấn Churchville, cách nơi cô bé sống 12 dặm.
Không có bất kỳ dấu vết nào vương lại của tên sát nhân. Một cảnh sát đã nhận ra sự liên quan giữa tên họ cô bé và chữ cái đầu tên thị trấn này (đều là chữ C) nhưng chi tiết này đã bị bỏ qua lúc đó.
Vụ án bị chìm nghỉm giữa hàng trăm vụ án khác xảy ra tại Rochester, New York cùng năm đó.
Bước sang năm 1973, một cô bé khác, Wanda Walkowicz lại biến mất vào
ngày 2/4/1973. Lập tức trường hợp này gây được sự chú ý của cảnh sát, vì
nó gợi nhớ đến cô bé Carmen Colon. Một kịch bản tương tự được dựng lại
phục vụ cho công tác phá án.
Dựa vào những thông tin thu thập được sau vụ Colon, cảnh sát suy đoán rằng thành phố Webster, 7 dặm tính từ Rochester sẽ là nơi tên sát nhân chọn để vứt xác cô bé. Một lực lượng được điều động xuống Webster điều tra.
Thật kỳ lạ, đúng như dự đoán, ngay ngày hôm sau, thi thể Walkowicz được tìm thấy. Cũng giống như Colon, Walkowicz đã bị kẻ thủ ác hãm hiếp dã man rồi giết chết sau đó rút lui không một dấu vết.
Hai vụ án xảy ra trong hai năm với cùng một kịch bản đã giúp các nhà chức trách đi đến kết luận chắc chắn rằng, họ đang truy tìm một kẻ giết người hàng loạt. Những điểm trùng khớp của hai vụ án đã được đưa ra xem xét.
Tên sát nhân dường như bị ám ảnh bởi những chữ cái tên nạn nhân. Cũng từ đây, họ đặt cho vụ án bí ẩn này bí danh “vụ án kẻ giết người theo tên”. Thế nhưng, điều công chúng mong chờ nhất là danh tính kẻ thủ ác thì cơ quan chức năng đã không làm được.
Bẵng đi một thời gian, tên sát nhân lại ra tay. Lần này, cũng vẫn kịch bản tương tự, cô bé xinh xắn với cái tên Michelle Maenza trở thành nạn nhân.
Maenza được nhìn thấy lần cuối cùng ngày 26/11/1973. Cảnh sát đã dùng tất cả nhân lực và phương tiện mà họ có để tìm mọi cách giải cứu cô bé trước khi tên giết người hãm hại cô.
Thế nhưng họ lại một lần nữa bất lực. Chỉ 48 giờ sau đó, xác cô bé được tìm thấy ở thành phố Macedon, cách Rochester 15 dặm. Hung thủ vẫn bặt vô âm tín và thách thức công lý.
Mọi điều tra đều rơi vào ngõ cụt
Từ những căn cứ thu thập được, đặc biệt về sự giống nhau của các nạn nhân, cảnh sát tin rằng kẻ thủ ác rất có thể làm việc trong các dịch vụ xã hội.
Nhiều người thậm chí nghi ngờ kẻ sát nhân có thể làm việc ngay trong trường nơi các bé theo học, biết tường tận về gia đình cũng như đường đi nối lại của các bé.
Thế nhưng tất cả mới chỉ là phỏng đoán. Động cơ do đâu mà hung thủ lại ra tay vẫn không thể lý giải được. Rất có thể, hung thủ mắc một căn bệnh cuồng tín, bị ám ảnh bởi những chữ cái, thích hiếp và giết trẻ em...
Theo nhà chức trách, rất nhiều đối tượng tình nghi đã được triệu tập để thẩm vấn nhưng gần như không có kết quả. Kẻ tình nghi lớn nhất tự tử sáu tuần sau khi Maenza được tìm thấy. Thế nhưng, gã đã được tuyên bố trong sạch năm 2007 qua kiểm tra ADN.
Người cậu của Colon cũng bị tình nghi cho đến tận khi ông này tự treo cổ vào năm 1991. Một kẻ tình nghi khác có tên Kenneth Bianchi cũng được giới chức trách đưa vào tầm ngắm.
Sau đó không lâu, Bianchi cũng bị cáo buộc có liên quan đến vụ mất tích của hai thiếu nữ ở thành phố Bellingham, bang Washington cũng với kịch bản tương tự.
Lật lại hồ sơ, cảnh sát phát hiện ra Kenneth Bianchi chuyên hành nghề tú ông. Nạn nhân đầu tiên của gã là một gái mại dâm không biết nghe lời.
Bianchi đã tra tấn cô gái tội nghiệp trước khi xuống tay giết cô và thích thú ngắm nghía với chuyện này. Sau khi bị bắt, tên Bianchi cố tình giả chứng rối loạn nhân cách để thoát tội. Tuy nhiên, cuối cùng hắn vẫn phải trả giá cho những tội ác mà hắn gây ra.
Thế nhưng, liên quan đến 3 vụ án chấn động xảy ra từ năm 1971 đến 1973, phía cảnh sát vẫn không thể tìm được bằng chứng chứng minh gã là “kẻ giết người theo tên”.
Một nghi phạm khác cũng được điều tra là Joseph Naso (SN 1934 tại thành phố Rochester, New York). Naso từng phục vụ trong Không lực Mỹ vào thập niên 50 của thế kỷ trước.
Khi đó, Naso gặp và kết hôn với một phụ nữ tên là Judith, họ có với nhau một đứa con trai, Charles. Nhưng sau 18 năm, hai người ly dị. Naso chuyển đến sống ở nhiều nơi làm thợ ảnh chuyên nghiệp.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã phát hiện hàng nghìn bức ảnh chụp phụ nữ mặc đồ lót trong nhà của y ở Reno, bang Nevada.
Ngày 13/4/2010, Joseph Naso bị truy tố về tội sát hại 4 phụ nữ ở California. Cảnh sát cũng nghi ngờ y liên quan đến cái chết của 3 bé gái trong vụ “giết người theo tên”. Tuy nhiên, họ vẫn không thể chứng minh được tội trạng.
Kết quả là hồ sơ vụ án vẫn nằm trong hộc tủ “chưa được phá” của cảnh sát Mỹ. Và cho đến tận bây giờ, danh tính của tên sát nhân kinh hoàng này vẫn chìm trong bóng tối.
Có lẽ, hàng chục, hàng trăm năm sau, người Mỹ vẫn không thể biết được chân dung thực sự của tên sát nhân, cũng như căn nguyên vì đâu, mà gã lại có những hành động tội ác man rợ và kỳ quái đến vậy.
Tên sát nhân bị ám ảnh bởi những chữ cái
Không phải ngẫu nhiên mà truyền thông Mỹ xếp vụ án “giết người theo tên” ngay hàng đầu trong bảng xếp hạng những vụ án chưa được phá nổi tiếng nhất lịch sử Hoa Kỳ.
Xét một cách toàn diện, đây là vụ án chấn động ở mọi mặt với mức độ ra tay hàng loạt, thủ đoạn giết người vô cùng tàn độc và hành động lẩn trốn siêu tinh vi.
Chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm (từ 1971 đến 1973), đã có ít nhất 3 nạn nhân bị giết hại bởi những kịch bản tương tự. Bắt cóc, hãm hiếp dã man rồi bị giết ngay sau đó.
Một điều kỳ lạ khiến tất cả những người chứng kiến phải lạnh gáy, đó là các nạn nhân xấu số đều có chữ cái đầu của họ và tên giống hệt nhau.
Nhà chức trách đã liên tưởng đến một tên sát nhân cuồng tín, bị ám ảnh bởi những chữ cái và tìm mọi cách khoanh vùng các đối tượng tình nghi nhưng tất cả đều vô vọng.
Thủ phạm vẫn lặn không sủi tăm. Hàng chục năm sau và cho đến tận ngày nay, hàng trăm cuộc điều tra được mở, rất nhiều nghi phạm đã được thẩm vấn nhưng chân dung kẻ sát nhân thực sự vẫn là một bí ẩn không lời giải.
Nhiều giả thuyết được đưa ra, có thể kẻ sát nhân đã chết, cũng có thể gã đang lẩn trốn đâu đây nhưng để đưa gã ra ánh sáng thực sự là thử thách quá sức đối với lực lượng chức năng.
Theo những hồ sơ hiếm hoi còn lưu giữ tại cơ quan điều tra, vụ án bắt đầu xảy ra từ năm 1971. Kẻ sát nhân nhập cuộc với cô bé 10 tuổi Carmen Colon.
Theo lời kể của gia đình, cô bé mất tích vào ngày 16/11/1971 khi đang trên đường từ trường về nhà. Từ chỗ lo lắng Carmen Colon bị lạc đường, gia đình dần nghĩ đến tình huống cô bé bị bắt cóc.
Một cuộc điều tra quy mô đã diễn ra nhưng tất cả dấu vết liên quan đến cô bé đều vô cùng mờ nhạt. Cảnh sát địa phương đã áp dụng mọi phương pháp có thể nhưng họ vẫn không thể tìm ra Colon. Kịch bản xấu đã được nghĩ đến.
Đúng như dự đoán, chỉ 2 ngày sau, xác cô bé được tìm thấy ở thị trấn Churchville, cách nơi cô bé sống 12 dặm.
Không có bất kỳ dấu vết nào vương lại của tên sát nhân. Một cảnh sát đã nhận ra sự liên quan giữa tên họ cô bé và chữ cái đầu tên thị trấn này (đều là chữ C) nhưng chi tiết này đã bị bỏ qua lúc đó.
Vụ án bị chìm nghỉm giữa hàng trăm vụ án khác xảy ra tại Rochester, New York cùng năm đó.
Chân dung những nạn nhân xấu số
Dựa vào những thông tin thu thập được sau vụ Colon, cảnh sát suy đoán rằng thành phố Webster, 7 dặm tính từ Rochester sẽ là nơi tên sát nhân chọn để vứt xác cô bé. Một lực lượng được điều động xuống Webster điều tra.
Thật kỳ lạ, đúng như dự đoán, ngay ngày hôm sau, thi thể Walkowicz được tìm thấy. Cũng giống như Colon, Walkowicz đã bị kẻ thủ ác hãm hiếp dã man rồi giết chết sau đó rút lui không một dấu vết.
Hai vụ án xảy ra trong hai năm với cùng một kịch bản đã giúp các nhà chức trách đi đến kết luận chắc chắn rằng, họ đang truy tìm một kẻ giết người hàng loạt. Những điểm trùng khớp của hai vụ án đã được đưa ra xem xét.
Tên sát nhân dường như bị ám ảnh bởi những chữ cái tên nạn nhân. Cũng từ đây, họ đặt cho vụ án bí ẩn này bí danh “vụ án kẻ giết người theo tên”. Thế nhưng, điều công chúng mong chờ nhất là danh tính kẻ thủ ác thì cơ quan chức năng đã không làm được.
Bẵng đi một thời gian, tên sát nhân lại ra tay. Lần này, cũng vẫn kịch bản tương tự, cô bé xinh xắn với cái tên Michelle Maenza trở thành nạn nhân.
Maenza được nhìn thấy lần cuối cùng ngày 26/11/1973. Cảnh sát đã dùng tất cả nhân lực và phương tiện mà họ có để tìm mọi cách giải cứu cô bé trước khi tên giết người hãm hại cô.
Thế nhưng họ lại một lần nữa bất lực. Chỉ 48 giờ sau đó, xác cô bé được tìm thấy ở thành phố Macedon, cách Rochester 15 dặm. Hung thủ vẫn bặt vô âm tín và thách thức công lý.
Mọi điều tra đều rơi vào ngõ cụt
Từ những căn cứ thu thập được, đặc biệt về sự giống nhau của các nạn nhân, cảnh sát tin rằng kẻ thủ ác rất có thể làm việc trong các dịch vụ xã hội.
Nhiều người thậm chí nghi ngờ kẻ sát nhân có thể làm việc ngay trong trường nơi các bé theo học, biết tường tận về gia đình cũng như đường đi nối lại của các bé.
Thế nhưng tất cả mới chỉ là phỏng đoán. Động cơ do đâu mà hung thủ lại ra tay vẫn không thể lý giải được. Rất có thể, hung thủ mắc một căn bệnh cuồng tín, bị ám ảnh bởi những chữ cái, thích hiếp và giết trẻ em...
Theo nhà chức trách, rất nhiều đối tượng tình nghi đã được triệu tập để thẩm vấn nhưng gần như không có kết quả. Kẻ tình nghi lớn nhất tự tử sáu tuần sau khi Maenza được tìm thấy. Thế nhưng, gã đã được tuyên bố trong sạch năm 2007 qua kiểm tra ADN.
Người cậu của Colon cũng bị tình nghi cho đến tận khi ông này tự treo cổ vào năm 1991. Một kẻ tình nghi khác có tên Kenneth Bianchi cũng được giới chức trách đưa vào tầm ngắm.
Sau đó không lâu, Bianchi cũng bị cáo buộc có liên quan đến vụ mất tích của hai thiếu nữ ở thành phố Bellingham, bang Washington cũng với kịch bản tương tự.
Lật lại hồ sơ, cảnh sát phát hiện ra Kenneth Bianchi chuyên hành nghề tú ông. Nạn nhân đầu tiên của gã là một gái mại dâm không biết nghe lời.
Bianchi đã tra tấn cô gái tội nghiệp trước khi xuống tay giết cô và thích thú ngắm nghía với chuyện này. Sau khi bị bắt, tên Bianchi cố tình giả chứng rối loạn nhân cách để thoát tội. Tuy nhiên, cuối cùng hắn vẫn phải trả giá cho những tội ác mà hắn gây ra.
Thế nhưng, liên quan đến 3 vụ án chấn động xảy ra từ năm 1971 đến 1973, phía cảnh sát vẫn không thể tìm được bằng chứng chứng minh gã là “kẻ giết người theo tên”.
Một nghi phạm khác cũng được điều tra là Joseph Naso (SN 1934 tại thành phố Rochester, New York). Naso từng phục vụ trong Không lực Mỹ vào thập niên 50 của thế kỷ trước.
Khi đó, Naso gặp và kết hôn với một phụ nữ tên là Judith, họ có với nhau một đứa con trai, Charles. Nhưng sau 18 năm, hai người ly dị. Naso chuyển đến sống ở nhiều nơi làm thợ ảnh chuyên nghiệp.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã phát hiện hàng nghìn bức ảnh chụp phụ nữ mặc đồ lót trong nhà của y ở Reno, bang Nevada.
Ngày 13/4/2010, Joseph Naso bị truy tố về tội sát hại 4 phụ nữ ở California. Cảnh sát cũng nghi ngờ y liên quan đến cái chết của 3 bé gái trong vụ “giết người theo tên”. Tuy nhiên, họ vẫn không thể chứng minh được tội trạng.
Kết quả là hồ sơ vụ án vẫn nằm trong hộc tủ “chưa được phá” của cảnh sát Mỹ. Và cho đến tận bây giờ, danh tính của tên sát nhân kinh hoàng này vẫn chìm trong bóng tối.
Những trùng khớp lạnh gáy
Ba vụ án xảy ra trong 3 năm, tại 3 địa điểm khác nhau nhưng đều có chung một kịch bản. Tất cả các nạn nhân đều là nữ, đều 10 tuổi.
Các nạn nhân xuất thân từ những gia đình nghèo khó theo đạo Thiên chúa và chịu sự rèn luyện khắc khổ ở trường.
Thoạt nhìn sẽ chẳng có sự liên hệ nào nhưng tất cả đều bị bắt cóc, hiếp và giết dã man. Chưa hết, điều gây lạnh gáy của vụ án này chính là sự giống nhau đến kinh ngạc của các nạn nhân.
Các cô bé đều có chữ cái đầu của họ và tên giống hệt nhau.
Xác của cả ba đều được tìm thấy ở nơi có cùng chữ cái đầu với họ tên của các cô bé (với Carmen Colon là Churchville - chữ C, Wanda Walkowicz được tìm thấy ở Webster – chữ W và Michelle Maenza là chữ M – Macedon).
Liệu có sự liên hệ hay sắp đặt gì ở đây?
Ba vụ án xảy ra trong 3 năm, tại 3 địa điểm khác nhau nhưng đều có chung một kịch bản. Tất cả các nạn nhân đều là nữ, đều 10 tuổi.
Các nạn nhân xuất thân từ những gia đình nghèo khó theo đạo Thiên chúa và chịu sự rèn luyện khắc khổ ở trường.
Thoạt nhìn sẽ chẳng có sự liên hệ nào nhưng tất cả đều bị bắt cóc, hiếp và giết dã man. Chưa hết, điều gây lạnh gáy của vụ án này chính là sự giống nhau đến kinh ngạc của các nạn nhân.
Các cô bé đều có chữ cái đầu của họ và tên giống hệt nhau.
Xác của cả ba đều được tìm thấy ở nơi có cùng chữ cái đầu với họ tên của các cô bé (với Carmen Colon là Churchville - chữ C, Wanda Walkowicz được tìm thấy ở Webster – chữ W và Michelle Maenza là chữ M – Macedon).
Liệu có sự liên hệ hay sắp đặt gì ở đây?
theo Người đưa tin
Những kỳ án bí ẩn nhất lịch sử thế giới
Lê Thu |
Cho đến bây giờ, vụ án 'hoa hậu nhí' và 'cậu bé trong chiếc hộp', hay vụ đầu độc Tylenol vẫn là dấu hỏi lớn không lời đáp đối với cả thế giới.
Lizzie Borden
Nhiều người tin vào câu điệp khúc: "Lizzie Borden cầm cây rìu, và cô giáng 40 nhát vào mẹ của mình", và "khi nhìn thấy những gì mình đã làm, cô giáng vào cha mìn 41 nhát".
Tuy nhiên, vụ ám sát Abby và Andrew Borden vẫn là một ẩn số cho tới bây giờ.
Lizzie Borden
Người giúp việc trong nhà chứng nhận rằng Lizzie hét lên rằng cha cô đã bị giết ngay sau khi ông vừa trở về nhà.
Thi thể của ông được phát hiện trên trường kỷ trong phòng khách, và vài phút sau đó, người giúp việc lại tìm thấy thi thể của mẹ kế của Lizzie trong phòng ngủ trên gác.
Lizzie đã bị bắt vì tình nghi liên quan tới cái chết của hai người, cho dù một số người nói rằng chính người giúp việc có thể đứng đằng sau tội ác.
Lizzie ngồi tù 10 tháng, nhưng cũng trong năm đó, thẩm phán tuyên trắng án cho cô vì không đủ chứng cứ.
Sau đó, người ta tìm thấy một 'chiếc rìu không có tay cầm' ở trong tầng hầm của nhà Borden, các tài liệu mới tìm thấy gần đây đang dần làm sáng tỏ vụ án. Nhưng kẻ giết người thật sự trong vụ này vẫn là một bí ẩn.
"Hoa hậu nhí" JonBenet Ramsey
Người ta phát hiện ra xác của cô bé trong tầng hầm của chính nhà em ở Colorado vào ngày 26/12/1996. Sáng hôm đó, John và Patsy Ramsey nhận được một lời nhắn về khoản tiền chuộc cùng với một lời đe dọa lên sự sống còn của con gái họ.
Cùng ngày hôm đó, họ phát hiện ra xác của cô bé trong tầng hầm. Cô bé bị xiết cổ cho tới chết. Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi cô bé tham gia vào buổi rước trong lễ Giáng sinh.
Suốt trong thời gian dài, cha mẹ của JonBenet xấu số bị nghi là thủ phạm trong vụ ám sát chính con gái mình. Mãi tới gần đây, họ mới được xóa sạch mọi nghi ngờ. 15 năm sau khi cô bé bị ám sát, hung thủ thật sự vẫn chưa được tìm ra.
Jimmy Hoffa
Hoffa đã biến mất một cách bí ẩn vào tháng 7/1975. Theo như chuyện kể lại thì Hoffa đã biến mất khi trên đường tới gặp hai người là Anthony Provenzano và Anthony Giancalone.
Gần 40 năm sau đó, lái xe riêng của Hoffa là Marvin Elkind cho rằng lãnh đạo của liên đoàn lao động đã bị một trong số hai người trên giết hại và chôn dưới Trung tâm Phục hưng ở Detroit - trụ sở của hãng General Motors.
Theo Elkind, trong một cuộc hội thảo năm 1985 của Teamsters ở Detroit, Giancalone đã nói "Này các cậu, hãy nói chào buổi sáng tới Jimmy Hoffa đi" khi đi qua Trung tâm Phục hưng". Tuy nhiên, chưa ai tìm ra thi thể của Hoffa.
Cậu bé trong chiếc hộp
Nhưng không hề có bất kỳ một thông tin hoặc giả thiết nào liên quan tới danh tính hoặc bất kỳ nghi vấn nào.
Nhiều năm sau đó, vụ án được đưa lên chương trình truyền hình điều tra của Mỹ, nhưng rồi cũng không đi đến đâu. Thi thể của cậu bé được đào lên để điều tra vào năm 1998.
D.B. Cooper
Ông đe dọa cho phát nổ quả bom trong chiếc vali của hắn trừ khi máy bay giao nộp 200.000 USD (bằng các tờ 20 USD) và 4 chiếc dù để hạ cánh.
Sau khi nhận được tiền ở Seattle, Cooper thả mọi người trên máy bay trừ nữ chiêu đãi viên và toàn bộ phi công, và đòi bay tới Mexico. Khi máy bay hạ cánh, cửa hậu của máy bay mở ra và không hề có bóng dáng của Cooper.
Chín năm sau đó, một khoản tiền mặt lên tới 5800 USD đã tìm thấy gần sông Columbia, FBI đã xâu chuỗi các số seri trên các tờ tiền đã giao cho D.B.Cooper, nhưng họ không bao giờ tìm được kẻ không tặc.
Tylenol
Có một lý do giải thích tại sao trên mỗi hộp thuốc lại có đề dòng chữ: "Không sử dụng nếu như dấu niêm phong an toàn đã bị hỏng".
Trong vòng 3 ngày mùa thu năm 1982, bảy người dân Chicago (Mỹ) đã thiệt mạng sau khi uống thuốc Tylenol bị pha thêm chất xyanua.
Một người đàn ông tên là James W. Lewis đã bị kết án tù khi tìm cách moi tiền của hãng Johnson & Johnson khi đòi hãng này trả cho hắn 1 triệu USD để chấm dứt các vụ giết người bằng xyanua này.
James W. Lewis đã phải ngồi tù một thời gian vì tội moi tiền, và vụ việc được mở ra để điều tra lại sau khi tên này được thả.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu các mẫu ADN và dấu vân tay, FBI không tìm thấy bất kỳ chứng cứ nào chứng minh James W. Lewis là thủ phạm.
---------------------------
theo Vietnamnet
Những vụ án được phá bằng chứng cứ không ngờ
Hoàng Duy |
Bất ngờ khi biết rằng có những vụ án tưởng chừng như bế tắc nhưng lại được giải quyết bằng một manh mối cực kì nhỏ.
Vụ sát hại Karla Brown
Vào mùa hè năm 1978, xác một người phụ nữ trẻ được tìm thấy ở thị trấn Wood River, Illinois.
Hai năm sau, các nhà điều tra để ý có một vết cắn trên vai của Brown, tuy nhiên nếu không có nghi phạm để đối chiếu thì cũng vô ích.
Vào năm 1982, một người phụ nữ trình báo đã nghe một người đàn ông tên John Prante nói về vết cắn trên vai cô Brown. Hắn bị nghi ngờ bởi vì cảnh sát chưa hề công bố chuyện này với báo chí. Sau đó, John đã phải lãnh 75 năm tù.
Những vụ cưỡng hiếp bởi Randal Comeaux
Gieo rắc nỗi sợ cho phụ nữ trong thị trấn suốt 13 năm qua, Comeaux chưa bao giờ để lại bất cứ bằng chứng nào và luôn đeo mặt nạ trùm kín mặt nên không ai nhận ra.
Comeaux đã có thể thoát tội và ung dung tiếp tục gây án nếu không vì bỏ quên một điếu thuốc đã tàn tại hiện trường. Qua xét nghiệm, mẫu nước bọt dính trên điếu thuốc khớp với DNA của Comeaux.
Vụ sát hại Vicky Lynne Hoskinson
May thay, một giáo viên ở một ngôi trường gần nơi Vicky bị bắt cóc đã phát hiện một chiếc xe thể thao khả nghi và ghi lại biển số của nó. Cảnh sát truy ra người chủ của chiếc xe là Jarvis Atwood.
Bằng chứng duy nhất giúp kết tội Jarvis là một vết lõm trên tấm chắn trước xe bị dích vết sơn màu hồng trên chiếc xe đạp của Vicky. Sau khi tìm thấy xác của Vicky, Jarvis bị kết án tử hình.
Quá khứ bí mật của Tổng Giám mục Valerian Trifa
Nhưng từ những năm 1950, ông là đối tượng của một vụ điều tra mật sau khi những người Romania nhập cư khác nói ông từng là thành viên của Hội Iron Guard, một hội ủng hộ Đức quốc xã.
Không có chứng cứ thiết thực nào chống lại Trifa, các nhà điều tra quay sang chính quyền Tây Đức vì họ có lưu giữ những tấm bưu thiếp gửi cho Đức Quốc Xã và được Trifa kí tên.
Tay Tổng giám mục phủ nhận tấm bưu thiếp đó là của mình, nhưng nhờ kĩ thuật kiểm tra bằng tia laser, họ xác định đó đích thị là của Trifa
Vụ sát hại Denise Johnson
Một nhân chứng nói có thấy chiếc xe tải của Mark Bogan dừng tại khu vực của Denise được tìm thấy. Nhưng do không có chứng cứ thiết thực nên cảnh sát gặp ngõ cụt.
Nhưng sau đó, họ phát hiện hạt giống của loại cây hay mọc quanh nơi thi thể của Denise khớp với loại hạt dính trên xe của Bogan. Nhờ đó, Bogan bị kết án chung thân. Đây là vụ án đầu tiên ở Mỹ được phá nhờ vào DNA của thực vật.
Vụ mất tích của Melissa Brannen
Khi cảnh sát tìm thấy hắn vào 1 giờ sáng thì hắn đã kịp giặt sạch bộ quần áo mặc tối hôm trước và tiêu hủy toàn bộ chứng cứ. Cảnh sát chỉ tìm được vài sợi vải trong xe của Caleb.
Cảnh sát đã quyết định lùng sục các cửa hàng cửa hàng mà Melissa hay mua đồ và đã tìm thấy một bộ quần áo hoàn toàn khớp với sợi vải.
Hughes bị kết án với tội danh bắt cóc nhưng do không có bằng chứng cho việc hắn đã sát hại Melissa nên chỉ lãnh 50 năm tù.
Vụ "kẻ siết cổ bên Bờ Nam"
Và vào thời đó DNA không thể dùng để kết tội người khác tại tòa.
May thay, tòa đã lần đầu tiên cho phép sử dụng các chứng cứ DNA và Timothy lãnh án tử hình. Timothy trở thành người đầu tiên bị kết án nhờ bằng chứng DNA.
Vụ sát hại Helle Crafts
Nhưng vì không tìm được xác nên họ không thể truy tố Richard. May thay, một nhân chứng cho biết có thấy một người đàn ông đang sử dụng máy nghiền gỗ khá kì lạ trên cây cầu bên sông Housatonic.
Khi đến, cảnh sát tìm thấy vài sợi tóc vàng, vài mẩu da và một cái móng tay. Thời đó chưa có công nghệ xét nghiệm DNA, nên chỉ có thể đoán mò đó là của Helle. Nhưng dù là đoán mò nhưng Richard vẫn bị kết án với tội giết người.
---------------------------
theo Yan News
Kinh hoàng khi thấy những vụ án dựa theo cốt truyện phim kinh dị
Phim kinh dị hay được quảng cáo là “dựa trên một câu chuyện có thật”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với chiều hướng ngược lại, khi sự kinh dị trên màn ảnh bước ra ngoài đời thực?
The Conjuring (2013)Là một tác phẩm kinh dị siêu nhiên ra mắt năm 2013, The Conjuring dựa trên câu chuyện có thật về gia đình nhà Perron và những hiện tượng ma quỷ mà họ gặp phải tại tư gia hồi thập niên 1970.
Trong quá trình làm phim, gia đình họ đến thăm trường quay vài lần, nhưng Carolyn, vợ ngài Perron, từ chối đến gần nơi này.
Cùng thời điểm đó, Carolyn đang ở nhà tại Atlanta nhưng vẫn cảm nhận được một điều gì đó xấu xa hiện hữu trong căn nhà trước khi ngất đi và được đưa vào bệnh viện.
Bản thân đạo diễn James Wan cũng có một trải nghiệm rợn tóc gáy khi làm việc tới khuya vào ban đêm: chú chó của ông đột nhiên sủa ầm ĩ dù không có gì ở đó.
Nó tiếp tục chăm chú nhìn vào trong góc phòng, và tuy Wan không thấy gì, nhưng mắt của chú chó vẫn cứ dõi theo một điều gì đó dường như đang di chuyển trong căn phòng.
The Possession (2012)
The Possession là bộ phim kinh dị siêu nhiên sản xuất bởi Sam Raimi, dựa trên một câu chuyện có thật và chiếc hộp Dybbuk được cho là bị ám.
Ngôi sao của bộ phim, Jeffrey Dean Morgan là một người thực tế, nhưng anh từng phải thừa nhận rằng nhiều chuyện lạ đã xảy ra trong quá trình thực hiện bộ phim.
Chuyện đáng sợ nhất là vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ khu vực nhà kho và lan ra toàn bộ đạo cụ của đoàn làm phim.
Một cuộc điều tra được tiến hành nhưng họ không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể, và khả năng phóng hỏa hay chập điện đều bị loại bỏ.
Chiếc hộp Dybbuk phiên bản đạo cụ được sử dụng trong phim bị thiêu trụi trong đám cháy và chủ nhân của chiếc hộp
Dybbuk thật ngỏ lời đem nó tới phim trường. Nhưng sau những sự kiện kể trên, đoàn làm phim buộc phải từ chối đề nghị đó.
Saw (2004)
Nội dung của Saw xoay quanh kẻ sát nhân độc ác được gọi là Jigsaw, có sở thích hành hạ nạn nhân của hắn bằng cách đẩy họ vào những thử thách tự cắt xẻ cơ thể để có thể thoát khỏi cái chết.
Chúng nhắm đến một cảnh sát và hai cô bé bởi muốn dạy cho họ một bài học.
Thậm chí, hai đứa trẻ còn đã chuẩn bị sẵn máy ghi hình để thu lại quá trình giết người, giống những gì Jigsaw từng thực hiện trên màn ảnh.
Queen of the Damned (2002)
Năm 2002, Allan Menzies giết hại bạn mình là Thomas McKendrick sau khi xem bộ phim Queen of the Damned hơn 100 lần.
Menzies nói rằng vào một đêm, nhân vật Akasha trong phim đã ghé thăm và ra lệnh cho hắn giết người. Đổi lại, cô ta sẽ cho ban cho hắn cuộc sống vĩnh hằng của ma cà rồng.
Phải mãi 6 tuần sau sự kiện kinh hoàng, thi thể của nạn nhân xấu số mới được phát hiện.
Scream (1996)
Ở thời điểm ra mắt, Scream của đạo diễn Wes Craven được khán giả đón nhận nồng nhiệt, đem đến tên sát nhân Ghostface đáng sợ và đồng thời mỉa mai nhiều tình tiết rập khuôn của các phim cùng thể loại.
Tháng 1/1998, truyền thông dậy sóng bởi vụ án The Scream Murder - trong đó Ramirez, 14 tuổi, thú nhận đã giúp Mario Padilla, người anh họ 16 tuổi, giữ chặt Gina Castillo - mẹ của Padilla, để chính con trai bà đâm mẹ 45 nhát.
Nghiêm trọng hơn, chúng thừa nhận là bị ảnh hưởng từ bộ phim và thậm chí còn lên một kế hoạch giết người hàng loạt sau khi mua được hai bộ đồ hóa trang nhân vật Ghostface cùng một máy biến âm giống trong phim.
Ngoài ra còn có vụ án giết hại Alisson Cambier, khi cô đến thăm bạn rồi bị tay hàng xóm Thierry Jaradin gạ gẫm.
Bị Cambier từ chối, gã tài xế xe tải 24 tuổi lấy cớ lánh sang phòng bên cạnh rồi trở lại trong bộ đồ Ghostface nổi tiếng với hai con dao bếp trên tay, trước khi đâm cô 30 nhát và rạch tung cơ thể nạn nhân.
Interview with the Vampire (1994)
Vào buổi tối ngày 17/11 năm 1994, Lisa Stellwagen và người bạn trai lâu năm Daniel Sterling cùng nhau xem bộ phim Interview with the Vampire.
Ngày hôm sau, Sterling đâm Stellwagen bảy nhát vào ngực và lưng, trước khi hút máu từ vết thương của nạn nhân.
Cô gái may mắn vẫn sống sót, còn Sterling thì thú nhận rằng hắn tin vào ma cà rồng và bị ảnh hưởng từ bộ phim mà hai người xem tối hôm trước.
Child’s Play (1988)
Child’s Play là loạt phim kinh dị được tôn vinh qua nhiều thế hệ gồm sáu tập, xoay quanh nhân vật Chucky, con búp bê đồ chơi chịu sự chi phối của linh hồn một kẻ sát nhân hàng loạt tàn ác.
Đơn cử như vụ thảm sát năm 1996 do Martin Bryant, kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất nước Úc, thực hiện khi hắn bắn chết 35 người và làm bị thương 23 người khác tại thị trấn Port Arthur.
Chỉ số thông minh của Bryant chỉ vỏn vẹn có 66, nhưng hắn lại bị ám ảnh bởi phần hai của Child’s Play, đặc biệt là tính cách trẻ con của con búp bê Chucky và khả năng làm điều ác của nó.
Nightmare on Elm Street (1984)
Đây là một bộ phim kinh điển nữa của Wes Craven, với nhân vật Freddy Krueger có khuôn mặt đầy sẹo, ghé thăm các nạn nhân trong giấc mơ trước khi sát hại họ.
Hắn lấy cảm hứng từ bộ phim này và sở hữu mong muốn cháy bỏng được trở thành “một kẻ sát nhân hàng loạt nổi tiếng”.
Hắn thậm chí còn tự viết thư gửi cho bản thân để diễn tả niềm vui thích khi phạm tội và tự thấy mình rất giống Freddy Krueger trên phim.
Rosemary’s Baby (1968)
Ra đời năm 1968, Rosemary’s Baby kể về một người phụ nữ đang mang bầu, lo sợ rằng chồng cô đã giao kèo với một giáo phái thờ quỷ Satan, để hiến tế đứa con trai còn chưa ra đời theo nghi lễ.
Bi kịch xảy ra vào ngày 8/8 năm đó, khi bà Tate, đứa con trong bụng và một số người khác bị giết hại một cách dã man tại đây.
Sau vài tháng điều tra, vụ án dần trở nên sáng tỏ khi cảnh sát cho biết những kẻ thực hiện tội ác là các thành viên thuộc hội Manson Family, dưới sự chỉ dẫn của kẻ sát nhân khét tiếng tại California thập niên 1960, Charles Manson.
Poltergeist (1982)
Tác phẩm kinh dị tiêu biểu ra đời năm 1982 kể về những tai ương giáng xuống một gia đình bởi những linh hồn giận dữ và độc ác.
Tuy câu chuyện không có lời giải đáp của Poltergeist không trở thành sự thật, nhưng nó xứng đáng là sự kiện trùng hợp khó tin nhất trong lịch sử điện ảnh.
Chuyện trẻ con dán poster trận Super Bowl trong phòng rất đỗi bình thường, nhưng mấu chốt là Poltergeist được phát hành từ năm 1982, tức trước sự kiện trên hình tận 6 năm.
Tới ngày 31/1/1988, diễn viên nhí Heather O’Rourke thủ vai cô bé trong phim đột nhiên lâm bệnh trầm trọng.
Sáng hôm sau, tình trạng trở nên hết sức nguy kịch và tim O’Rourke đã ngừng đập trên đường đến bệnh viện. Cuối cùng, cô bé qua đời ở tuổi 12. Cũng vào ngày định mệnh đó, một sự kiện lớn đã diễn ra: trận Super Bowl lần thứ XXII.
theo Zing
Nhận xét
Đăng nhận xét