SIÊU QUẦN 50
Siêu quần Thái Cực Quyền “thổi” bay 5 đại cao thủ Nhật Bản
Khi
nghe “một! hai”, Tôn Lộc Đường triển phép “du thân bát quái” và đến
“ba!”, toàn thân ông đã quấy động, với chiêu “ngô công bẳng” (rết vọt)
toàn thân ông bốc từ đất vọt thẳng lên khiến cho 5 võ sĩ Nhật đang đè
chân, giữ tay, cưỡi cổ ông bị hất ngã lăn theo 5 hướng.
Cuối
đời Thanh, đầu thời kỳ Dân quốc (1911) nổi lên một đại danh sư Hình ý
quyền họ Tôn tên Phúc Toàn (1861-1932), tên chữ là Lộc Đường, người
huyện Hoãn, tỉnh Hà Bắc.Tôn Lộc Đường tính tình thông minh, ôn hoà, từ
bé đã theo Lý Khôi Nguyên học chữ và Hình ý quyền. Sau lại được Lý Khôi
Nguyên tiến dẫn, bái sư Quách Vân Thâm tập luyện Hình ý quyền tiến thêm
một bậc.Tôn tập luyện võ nghệ rất khắc khổ. Khi theo học Quách Vân Thâm
thì thầy Quách thường cưỡi ngựa phi nhanh còn Tôn túm ngang đuôi ngựa
guồng chân chạy theo, ngày đi trăm dặm, do vậy luyện được tốc độ chạy
đạt tới tầm “thần hành thái bảo” (tên hiệu của Đới Tôn, một đầu lĩnh
Lương Sơn Bạc trong Thuỷ Hử truyện).
Cảm phục tính chịu khổ, kiên trì luyện tập của Tôn, Quách Vân Thâm
lại giới thiệu Tôn đến Bắc Kinh gặp danh gia Bát quái chưởng là Trình
Đình Hoa để học tập, chẳng bao lâu đã lĩnh hội được sự ảo diệu của môn
này.
Do được học tập võ công chân truyền của 3 nhà, trải qua mấy chục năm khổ luyện nên Tôn Lộc Đường trở thành một danh sư nội công thâm hậu tại Bắc Kinh. Người đương thời thấy thân hình ông nhỏ bé, trông xanh xao nhưng rất nhanh nhẹn nên gọi ông là “hoạt hầu” (con khỉ nhanh nhẹn).
Khi võ nghệ đã ở bậc đại cao thủ, Tôn vẫn chuyên cần tập luyện. Bên ngoài nhà ông luôn treo một tấm màn cửa bằng vải, mỗi lần bước ra ngoài ông lại tung chân đá mấy cú mà lần nào mũi chân cũng chạm vào một điểm. Màn rách treo tấm khác, rách lại treo. Tấm màn vải dai như vậy, lại luôn phất lên mỗi khi đón nhận những cú đá mà rách liên tục cho thấy cước lực của Tôn thâm hậu đến mức nào. Mỗi khi đi tới đâu, Tôn luôn cầu người hiền, tìm thầy giỏi để học hỏi.
Tôn Lộc Đường học Hình ý quyền, Bái quái chưởng, tại sao về sau trở thành vị tôn sư của Thái cực quyền? Việc này bắt đầu từ câu chuyện:
Đầu thời Dân quốc, Tôn đã ngoài 50 tuổi, có một người ở huyện Vĩnh Niên (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) tên Hách Vị Chân – một truyền nhân của môn phái Thái cực quyền họ Võ- lên Bắc Kinh chữa bệnh. Qua các bạn võ thuật, Tôn làm quen với Hách, vô cùng kính trọng khi biết Hách là đại cao thủ Thái cực quyền họ Võ. Thấy Hách bệnh nặng, với kinh nghiệm y thuật sau bao nhiêu năm luyện võ, Tôn đã hết lòng lo toan, thuốc thang chữa trị cho Hách, một tháng sau Hách khoẻ trở lại.
Khỏi bệnh, Hách rưng rưng nước mắt nói: “Hai chúng ta vốn chẳng thân thuộc, bèo nước gặp gỡ, tiên sinh đối xử thế này làm sao tôi báo đáp?”. Tôn thản nhiên nói: “Tiên sinh bất tất phải để tâm, tục ngữ nói “tứ hải giai huynh đệ”, huống hồ chúng ta là đồng đạo”. Hách nói: “Tôi thành tâm lĩnh nhận, tôi muốn đem quyền thuật học cả đời để truyền thụ cho ông, chẳng hay ý ông thế nào?”. Tôn nghe vị đại danh sư nói vậy, vô cùng mừng rỡ: “Thực tôi cầu còn chưa được nữa là, rất mong được tiên sinh chỉ giáo”.
Từ đó người dạy mang hết tâm huyết dạy, người học khổ công dùi mài. Chẳng bao lâu Tôn đã lĩnh hội được đạo lý chân chính của Thái cực quyền họ Võ. Sau đó Tôn chuyên tâm dồn trí suốt mấy năm, đem Hình ý quyền, Bát quái chưởng và Thái cực quyền dung hội với nhau thông suốt những gì tinh tuý nhất của võ thuật 3 nhà để sáng tạo ra môn Thái cực quyền của riêng mình: Thái cực quyền họ Tôn.
Đặc điểm của Thái cực quyền họ Tôn là: Tiến lùi theo nhau, thi triển tròn trơn, động tác nhanh nhẹn dựa trên bộ gốc (căn bộ) của Hình ý quyền lại kết hợp thân pháp của Bát quái chưởng, động tác gấp gáp liên miên không dứt, mỗi khi xoay mình lại kiêm cả đóng- mở, lấy kiểu “ôm khối cầu” làm chủ, nhanh chậm xen kẽ. Tôn Lộc Đường võ nghệ siêu quần nhưng tính cách vô cùng đàng hoàng, suốt đời tôn thờ võ đức, võ đạo. Ông trọng nghĩa, khinh lợi, vui làm điều thiện. Đầu những năm 1920, miền Băc Trung Quốc bị đại hạn liên tiếp mấy năm, “địa phú hào thương” được dịp tăng giá. Tôn đã mang của cải về quê cứu nạn, cho các nhà nghèo khổ vay ăn, năm sau ông lại về quê xoa hết nợ lãi cho dân, thậm chí tiền vốn cũng không thu về nữa.
Tôn Lộc Đường không chỉ có võ công siêu quần mà khí tiết dân tộc cao quý. Năm 1923, có đại cao thủ Nhật Bản tên là Bản Viên sang Bắc Kinh tìm Tôn đòi tỷ thí. Bản Viên cho rằng, ông ta không tin Thái cực quyền Trung Quốc có thể lấy nhu khắc cương, lại rêu rao rằng: “Ta sẽ dùng ngạnh công bẻ gãy cánh tay phải của Tôn Lộc Đường xem ông ta dùng nhu khắc cương thế nào”. Dù là người rất điềm tĩnh, rất ít khi giao đấu, nhưng trước sự coi thường dân tộc, coi thường võ thuật Trung Hoa, Tôn đã nhận lời giao đấu.
Trước một ông già đã 62 tuổi, người nhỏ thó, Bản Viên rất xem thường. Khi tỷ thí, Bản Viên như con hổ dữ chồm tới vồ lấy Tôn Lộc Đường. Tôn dùng phương pháp “thuận hoá, điểm huyệt” để đánh lại. Bản Viên tuy sức mạnh khó sánh, nhưng đối mặt với Tôn Lộc Đường mau lẹ, thủ pháp thâm hậu, tránh né vươn xoay liên tục nên Bản Viên không có cơ hội nào để thi triển võ thuật tấn công.
Cuối cùng Bản Viên ngượng quá hoá cáu, gào thét ầm ỹ, dùng đầu húc thẳng vào người Tôn Lộc Đường, chỉ thấy vị võ sư già khẽ lắc người, Bản Viên lao vào khoảng không, chỉ nghe “rầm” một tiếng, giá sách đổ vật, nửa trên người ông ta ngập trong đống sách.
Biết mình đã thua nhưng Bản Viên lại yêu cầu sẽ trả 2 vạn đồng Yên Nhật để Tôn Lộc Đường đi một bài Thái cực quyền. Tôn quay sang nói với người phiên dịch: “Ông ta có trả tới hai chục vạn, lão mỗ cũng không nhúc nhích. Hôm nay lão mỗ chỉ muốn cho ông ta biết không phải tuỳ tiện mà coi thường võ thuật và con người Trung Hoa”. Sau trận đấu này, uy danh họ Tôn oai chấn cả nước.
Vào lần khác, mùa thu năm 1930, một câu chuyện chấn động võ thuật Trung Hoa đã xảy ra: 6 võ sĩ Nhật Bản xộc đến nhà Tôn Lộc Đường ở Hồng Khẩu (Thượng Hải) muốn cùng ông tỷ thí. Thượng Hải lúc này là nơi thách đấu của rất nhiều cao thủ đến từ Nga, Mỹ và nhiều nhất là Nhật Bản. Con trai ông ra tiếp khách và từ chối, nói rằng cha mình đi vắng. Mấy lượt các võ sĩ Nhật qua lại, dứt khoát đòi tỷ thí với ông. Cuối cùng, họ ra giá: Nếu họ đánh không nổi Tôn, họ sẽ về nước, còn họ thắng thì Tôn sẽ phải rời khỏi Hồng Khẩu.
Đối mặt với những lời khiêu chiến ngạo mạn như vậy, Tôn Lộc Đường phẫn hận trong lòng, bởi khi đó rất nhiều người dân Trung Hoa căm uất sự xâm chiếm của đế quốc Nhật Bản. Ông quyết định nhận lời giao đấu nhưng là “một chấp sáu” làm cho 6 võ sĩ Nhật nóng mắt. Tôn nói: “Vì các ông mấy lần mời mọc nên tất nhiên tôi phải lĩnh giáo”. Nói xong ông mời họ ra sân tập võ sau nhà, nơi đó luôn bày sẵn 4 ghế dài bằng đá.
Sáu võ sĩ Nhật dương dương đắc ý, nói: “Quyền của chúng tôi có thể đẩy được 500 kg, chân có thể đá động 400 kg”. Nói rồi một võ sĩ bước tới vung quyền, quả nhiên một chiếc ghế đá văng xa hơn 1 trượng, lại co chân đá một cái, chiếc ghế lại văng thêm tám thước.
Một võ sĩ Nhật cười nham hiểm: “Tôn tiên sinh, ông xem có làm được không?”. Chỉ thấy Tôn lã cười ôn tồn: “Có thể chứ, giờ các ông hãy đấu sức với tôi. Tôi nằm ra đất, cho các ông 2 người túm chân, 2 người giữ tay, một người ghì đầu, còn một người hô khẩu lệnh. Nếu hô đến ba mà tôi vùng lên được thì tôi thắng, không dậy được thì các ông thắng”. Nói xong, vị võ sư già 69 tuổi nằm dài ra đất, hai chân hai tay dang rộng. Các võ sĩ Nhật lao vào ông như đàn sói vồ mồi, vận hết công lực đè ông xuống.
Khi nghe đến “một! hai”, Tôn Lộc Đường bèn thi triển phép “du thân bát quái”, là loại “quyền không có quyền, ý không có ý, trong quyền có quyền, trong ý có ý” – một trong những tuyệt đỉnh công phu mà chỉ có đẳng cấp như ông mới luyện thành. Chỉ nghe đến “ba!”, toàn thân ông đã quấy động, với chiêu “ngô công bẳng” (rết vọt) toàn thân ông bốc từ đất vọt thẳng lên khiến cho 5 võ sĩ Nhật hung hăng đang xúm xít đè chân, giữ tay, cưỡi cổ ông bị hất ngã lăn ra đất theo 5 hướng.
Lão võ sư già ha hả cười, lần lượt đỡ từng người trong bọn họ dậy. 6 võ sĩ tiu nghỉu mặt mày, nem nép cúi đầu rời đi. Không ngờ ngày hôm sau các võ sĩ Nhật mang lễ hậu gồm vải gấm, vàng nén kèm một bức thư mời nói Thiên Hoàng Nhật Bản mời Tôn sang Nhật làm Giáo sư dạy võ tại Giảng đạo quán võ sĩ đạo Nhật Bản. Ông kiên quyết không nhận, thể hiện rõ khí tiết dân tộc. Ngoài võ học, do bản chất thông minh, chịu khó nên văn học của ông cũng thuộc hàng uyên thâm. Tôn đã ghi chép lại tường tận tất cả những chiêu thức viết thành cuốn “Thái cực quyền họ Tôn” với nhiều chỗ độc đáo xuất bản năm 1915. Ngoài ra ông còn viết “Hình ý quyền học”, “Bát quái kiếm học”, Quyền ý thuật chân”… Năm 1932, ông qua đời để lại cho hậu thế lưư truyền Thái cực quyền Tôn gia lừng danh thiên hạ.
Do được học tập võ công chân truyền của 3 nhà, trải qua mấy chục năm khổ luyện nên Tôn Lộc Đường trở thành một danh sư nội công thâm hậu tại Bắc Kinh. Người đương thời thấy thân hình ông nhỏ bé, trông xanh xao nhưng rất nhanh nhẹn nên gọi ông là “hoạt hầu” (con khỉ nhanh nhẹn).
Khi võ nghệ đã ở bậc đại cao thủ, Tôn vẫn chuyên cần tập luyện. Bên ngoài nhà ông luôn treo một tấm màn cửa bằng vải, mỗi lần bước ra ngoài ông lại tung chân đá mấy cú mà lần nào mũi chân cũng chạm vào một điểm. Màn rách treo tấm khác, rách lại treo. Tấm màn vải dai như vậy, lại luôn phất lên mỗi khi đón nhận những cú đá mà rách liên tục cho thấy cước lực của Tôn thâm hậu đến mức nào. Mỗi khi đi tới đâu, Tôn luôn cầu người hiền, tìm thầy giỏi để học hỏi.
Tôn Lộc Đường học Hình ý quyền, Bái quái chưởng, tại sao về sau trở thành vị tôn sư của Thái cực quyền? Việc này bắt đầu từ câu chuyện:
Đầu thời Dân quốc, Tôn đã ngoài 50 tuổi, có một người ở huyện Vĩnh Niên (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) tên Hách Vị Chân – một truyền nhân của môn phái Thái cực quyền họ Võ- lên Bắc Kinh chữa bệnh. Qua các bạn võ thuật, Tôn làm quen với Hách, vô cùng kính trọng khi biết Hách là đại cao thủ Thái cực quyền họ Võ. Thấy Hách bệnh nặng, với kinh nghiệm y thuật sau bao nhiêu năm luyện võ, Tôn đã hết lòng lo toan, thuốc thang chữa trị cho Hách, một tháng sau Hách khoẻ trở lại.
Khỏi bệnh, Hách rưng rưng nước mắt nói: “Hai chúng ta vốn chẳng thân thuộc, bèo nước gặp gỡ, tiên sinh đối xử thế này làm sao tôi báo đáp?”. Tôn thản nhiên nói: “Tiên sinh bất tất phải để tâm, tục ngữ nói “tứ hải giai huynh đệ”, huống hồ chúng ta là đồng đạo”. Hách nói: “Tôi thành tâm lĩnh nhận, tôi muốn đem quyền thuật học cả đời để truyền thụ cho ông, chẳng hay ý ông thế nào?”. Tôn nghe vị đại danh sư nói vậy, vô cùng mừng rỡ: “Thực tôi cầu còn chưa được nữa là, rất mong được tiên sinh chỉ giáo”.
Từ đó người dạy mang hết tâm huyết dạy, người học khổ công dùi mài. Chẳng bao lâu Tôn đã lĩnh hội được đạo lý chân chính của Thái cực quyền họ Võ. Sau đó Tôn chuyên tâm dồn trí suốt mấy năm, đem Hình ý quyền, Bát quái chưởng và Thái cực quyền dung hội với nhau thông suốt những gì tinh tuý nhất của võ thuật 3 nhà để sáng tạo ra môn Thái cực quyền của riêng mình: Thái cực quyền họ Tôn.
Đặc điểm của Thái cực quyền họ Tôn là: Tiến lùi theo nhau, thi triển tròn trơn, động tác nhanh nhẹn dựa trên bộ gốc (căn bộ) của Hình ý quyền lại kết hợp thân pháp của Bát quái chưởng, động tác gấp gáp liên miên không dứt, mỗi khi xoay mình lại kiêm cả đóng- mở, lấy kiểu “ôm khối cầu” làm chủ, nhanh chậm xen kẽ. Tôn Lộc Đường võ nghệ siêu quần nhưng tính cách vô cùng đàng hoàng, suốt đời tôn thờ võ đức, võ đạo. Ông trọng nghĩa, khinh lợi, vui làm điều thiện. Đầu những năm 1920, miền Băc Trung Quốc bị đại hạn liên tiếp mấy năm, “địa phú hào thương” được dịp tăng giá. Tôn đã mang của cải về quê cứu nạn, cho các nhà nghèo khổ vay ăn, năm sau ông lại về quê xoa hết nợ lãi cho dân, thậm chí tiền vốn cũng không thu về nữa.
Tôn Lộc Đường không chỉ có võ công siêu quần mà khí tiết dân tộc cao quý. Năm 1923, có đại cao thủ Nhật Bản tên là Bản Viên sang Bắc Kinh tìm Tôn đòi tỷ thí. Bản Viên cho rằng, ông ta không tin Thái cực quyền Trung Quốc có thể lấy nhu khắc cương, lại rêu rao rằng: “Ta sẽ dùng ngạnh công bẻ gãy cánh tay phải của Tôn Lộc Đường xem ông ta dùng nhu khắc cương thế nào”. Dù là người rất điềm tĩnh, rất ít khi giao đấu, nhưng trước sự coi thường dân tộc, coi thường võ thuật Trung Hoa, Tôn đã nhận lời giao đấu.
Trước một ông già đã 62 tuổi, người nhỏ thó, Bản Viên rất xem thường. Khi tỷ thí, Bản Viên như con hổ dữ chồm tới vồ lấy Tôn Lộc Đường. Tôn dùng phương pháp “thuận hoá, điểm huyệt” để đánh lại. Bản Viên tuy sức mạnh khó sánh, nhưng đối mặt với Tôn Lộc Đường mau lẹ, thủ pháp thâm hậu, tránh né vươn xoay liên tục nên Bản Viên không có cơ hội nào để thi triển võ thuật tấn công.
Cuối cùng Bản Viên ngượng quá hoá cáu, gào thét ầm ỹ, dùng đầu húc thẳng vào người Tôn Lộc Đường, chỉ thấy vị võ sư già khẽ lắc người, Bản Viên lao vào khoảng không, chỉ nghe “rầm” một tiếng, giá sách đổ vật, nửa trên người ông ta ngập trong đống sách.
Biết mình đã thua nhưng Bản Viên lại yêu cầu sẽ trả 2 vạn đồng Yên Nhật để Tôn Lộc Đường đi một bài Thái cực quyền. Tôn quay sang nói với người phiên dịch: “Ông ta có trả tới hai chục vạn, lão mỗ cũng không nhúc nhích. Hôm nay lão mỗ chỉ muốn cho ông ta biết không phải tuỳ tiện mà coi thường võ thuật và con người Trung Hoa”. Sau trận đấu này, uy danh họ Tôn oai chấn cả nước.
Vào lần khác, mùa thu năm 1930, một câu chuyện chấn động võ thuật Trung Hoa đã xảy ra: 6 võ sĩ Nhật Bản xộc đến nhà Tôn Lộc Đường ở Hồng Khẩu (Thượng Hải) muốn cùng ông tỷ thí. Thượng Hải lúc này là nơi thách đấu của rất nhiều cao thủ đến từ Nga, Mỹ và nhiều nhất là Nhật Bản. Con trai ông ra tiếp khách và từ chối, nói rằng cha mình đi vắng. Mấy lượt các võ sĩ Nhật qua lại, dứt khoát đòi tỷ thí với ông. Cuối cùng, họ ra giá: Nếu họ đánh không nổi Tôn, họ sẽ về nước, còn họ thắng thì Tôn sẽ phải rời khỏi Hồng Khẩu.
Đối mặt với những lời khiêu chiến ngạo mạn như vậy, Tôn Lộc Đường phẫn hận trong lòng, bởi khi đó rất nhiều người dân Trung Hoa căm uất sự xâm chiếm của đế quốc Nhật Bản. Ông quyết định nhận lời giao đấu nhưng là “một chấp sáu” làm cho 6 võ sĩ Nhật nóng mắt. Tôn nói: “Vì các ông mấy lần mời mọc nên tất nhiên tôi phải lĩnh giáo”. Nói xong ông mời họ ra sân tập võ sau nhà, nơi đó luôn bày sẵn 4 ghế dài bằng đá.
Sáu võ sĩ Nhật dương dương đắc ý, nói: “Quyền của chúng tôi có thể đẩy được 500 kg, chân có thể đá động 400 kg”. Nói rồi một võ sĩ bước tới vung quyền, quả nhiên một chiếc ghế đá văng xa hơn 1 trượng, lại co chân đá một cái, chiếc ghế lại văng thêm tám thước.
Một võ sĩ Nhật cười nham hiểm: “Tôn tiên sinh, ông xem có làm được không?”. Chỉ thấy Tôn lã cười ôn tồn: “Có thể chứ, giờ các ông hãy đấu sức với tôi. Tôi nằm ra đất, cho các ông 2 người túm chân, 2 người giữ tay, một người ghì đầu, còn một người hô khẩu lệnh. Nếu hô đến ba mà tôi vùng lên được thì tôi thắng, không dậy được thì các ông thắng”. Nói xong, vị võ sư già 69 tuổi nằm dài ra đất, hai chân hai tay dang rộng. Các võ sĩ Nhật lao vào ông như đàn sói vồ mồi, vận hết công lực đè ông xuống.
Khi nghe đến “một! hai”, Tôn Lộc Đường bèn thi triển phép “du thân bát quái”, là loại “quyền không có quyền, ý không có ý, trong quyền có quyền, trong ý có ý” – một trong những tuyệt đỉnh công phu mà chỉ có đẳng cấp như ông mới luyện thành. Chỉ nghe đến “ba!”, toàn thân ông đã quấy động, với chiêu “ngô công bẳng” (rết vọt) toàn thân ông bốc từ đất vọt thẳng lên khiến cho 5 võ sĩ Nhật hung hăng đang xúm xít đè chân, giữ tay, cưỡi cổ ông bị hất ngã lăn ra đất theo 5 hướng.
Lão võ sư già ha hả cười, lần lượt đỡ từng người trong bọn họ dậy. 6 võ sĩ tiu nghỉu mặt mày, nem nép cúi đầu rời đi. Không ngờ ngày hôm sau các võ sĩ Nhật mang lễ hậu gồm vải gấm, vàng nén kèm một bức thư mời nói Thiên Hoàng Nhật Bản mời Tôn sang Nhật làm Giáo sư dạy võ tại Giảng đạo quán võ sĩ đạo Nhật Bản. Ông kiên quyết không nhận, thể hiện rõ khí tiết dân tộc. Ngoài võ học, do bản chất thông minh, chịu khó nên văn học của ông cũng thuộc hàng uyên thâm. Tôn đã ghi chép lại tường tận tất cả những chiêu thức viết thành cuốn “Thái cực quyền họ Tôn” với nhiều chỗ độc đáo xuất bản năm 1915. Ngoài ra ông còn viết “Hình ý quyền học”, “Bát quái kiếm học”, Quyền ý thuật chân”… Năm 1932, ông qua đời để lại cho hậu thế lưư truyền Thái cực quyền Tôn gia lừng danh thiên hạ.
Theo Chu Hồng Châu (danviet.vn)
10 bức ảnh cho thấy sự vĩ đại không tưởng của vũ trụ
Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia của vũ trụ.
1. Mặt Trời lớn đến mức khó có thể miêu tả nổi
2. Mặt Trăng có thực sự xa như bạn nghĩ?
3. Nhìn từ Sao Hỏa, Trái Đất cũng chỉ là một đốm sáng nhỏ
4. Bắc Mỹ trông như thế nào nếu đặt trên bề mặt sao Mộc
5. Giả sử bạn đổi chỗ Mặt Trăng cho sao Thổ
6. Một sao chổi rơi xuống Los Angeles
7. Sao Diêm Vương không nằm ở ranh giới của Hệ Mặt Trời
8. Những ngôi sao siêu khổng lồ
9. Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này
10. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây
Tham khảo Vox
Bi kịch cuộc đời người họa sĩ kì tài "bị quỷ ám"
Họa sĩ Mikhail
Vrubel luôn chìm đắm trong cơn ác mộng nên các tác phẩm của ông luôn
mang dáng dấp của ác quỷ cùng vẻ mộng mị lạ thường.
Với nhiều người, Mikhail Vrubel là một
trong những họa sĩ nổi tiếng của nước Nga. Trong suốt cuộc đời, ông
không những sáng tác ra nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị mà còn để lại
cho nhân loại bí ẩn chưa lời giải đáp về hình tượng ác quỷ trong các bức
tranh đầy ám ảnh.
Tài năng đặc biệt và những bất hạnh đầu đời
Vrubel sinh ra ở Nga trong một gia đình
có truyền thống làm nghề luật sư. Cha ông là người gốc Ba Lan trong khi
mẹ ông là người Đan Mạch, nhưng thật không may khi Vrubel mồ côi mẹ khi
ông mới 3 tuổi.
Mặc dù ông tốt nghiệp khoa Luật tại ĐH
Saint Petersburg vào năm 1880 nhưng với niềm đam mê hội họa, ông đã bước
vào Học viện Nghệ thuật Hoàng gia - nơi ông được học tập dưới sự chỉ
dạy của họa sĩ trứ danh thời bấy giờ - Pavel Chistyakov. Ngay lập tức,
Vrubel thể hiện tài năng nghệ thuật tuyệt bằng các bản vẽ mang một phong
cách rất riêng và cá tính.
Bức chân dung tự họa của Mikhail Vrubel, 1882
Sau đó, Vrubel được giới thiệu tới làm
cộng sự cho giáo sư Adrian Prakhov tại Kiev. Tại đây, ông học được rất
nhiều kiến thức hội họa thú vị nhưng cũng đen đủi dính vào mối tình với
vợ của giáo sư Prakhov - bà Emilia Lvovna xinh đẹp.
Không những có vẻ ngoài khả ái, Emilia
còn là một người uyên bác kiến thức hội họa và xã hội, chính vì vậy
Vrubel rất quý mến Emilia. Đáng tiếc rằng, bà đã là vợ của Prakhov, điều
này khiến Vrubel rất khổ tâm, dù cho luôn giữ khoảng cách nhưng ông vẫn
âm thầm quan sát Emilia và vẽ tặng bà nhiều bức tranh đẹp.
Cuối cùng, giáo sư Prakhov cũng nhận ra
vợ mình đang được chàng họa sĩ trẻ tuổi ái mộ. Giáo sư rất khó chịu và
yêu cầu học trò của mình sang Ý để nghiên cứu về tác phẩm của các bậc
thầy cổ điển.
Bức “Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng” 1884 với nguyên mẫu chính là mẹ con nàng Emilia
Biết rõ không thể tiếp tục mối tình đơn
phương này được, Vrubel ra đi để tìm kiếm những cảm hứng sáng tác mới.
Trong khoảng thời gian này, ông liên tục cho ra đời những bức vẽ về Đức
mẹ Đồng Trinh, nhưng kì lạ thay, khuôn mặt trong tranh giống hệt Emilia -
người mà Vrubel thầm thương nhớ.
Một thời gian sau, Vrubel quay lại Kiev
một lần nữa để tham gia trang trí các công trình của Đại giáo đường
Vladimir. Vô tình ông lại gặp giáo sư Prakhov - chủ thi công Đại giáo
đường.
Prakhov không che giấu mối ác cảm đối
với học trò cũ và mối quan hệ giữa hai người khá căng thẳng. Các công
trình được phân bổ cho mọi người nhưng trong danh sách đó không có tên
Vrubel. Quá chán nản, Vrubel rời khỏi thành phố và từ đây, những điều
đen tối nhất bắt đầu xảy đến với ông.
Giấc mộng bí ẩn và cuộc hôn nhân may mắn
Những thất bại trong sự nghiệp cùng mối
tình đơn phương khiến tinh thần của Vrubel đi xuống trầm trọng. Không
biết từ khi nào, vị họa sĩ đáng kính liên tục bị ám ảnh bởi những cơn ác
mộng khủng khiếp. Trong giấc mơ, ông luôn nhìn thấy những hồn ma nơi
địa ngục. Chúng thường ghé đến trong những giấc ngủ chập chờn, khiến ông
giật mình, chợt tỉnh giấc lúc nửa đêm.
Vrubel đã thể hiện những điều chứng kiến
trong giấc mơ lên tranh và các tác phẩm này không chỉ gây ấn tượng bởi
đề tài, chất liệu lạ mà còn cả ở bố cục hài hòa, màu sắc độc đáo, đầy
mộng mị.
Thú vị hơn, nhân vật chính trong các bức
tranh Vrubel vẽ đa phần là hình ảnh đáng sợ của quỷ Satan. Hình ảnh này
trái ngược hoàn toàn với các bức tranh về tôn giáo hiền hòa trước đây.
Chuyến bay của Faust và Mephisto,1896
Lâu dần, Mikhail Vrubel luôn đắm chìm
trong trạng thái cảm xúc tồi tệ. Ông dễ cáu kỉnh và kích động quá mức,
nhiều lúc, Vrubel nổi nóng vô cớ với những người xung quanh.
Nhiều tin đồn xuất hiện và cho rằng,
Vrubel bị quỷ ám khiến cho họa sĩ ngày càng đau buồn. Mãi đến khi Vrubel
gặp và yêu nữ danh ca Nadezhda Zabela vào năm 1895 thì mọi việc mới trở
lại bình thường.
Sau lễ thành hôn, Vrubel trở nên vui vẻ
trở lại, ông đi theo người yêu trong các chuyến lưu diễn và nhận đảm
nhận việc trang trí phông màn, vẽ mẫu trang phục cho các nhân vật mà
Nadezhda nhập vai.
Bức tranh công chúa Swan, 1900
Tình yêu say đắm nhanh chóng giúp Vrubel
chữa lành căn bệnh ác mộng quái quỷ. Ông tìm ra hướng sáng tạo mới dựa
trên tình yêu với vợ mình và cho ra đời những tác phẩm được đánh giá cao
như: Công chúa Greda, Nữ hoàng thiên nga…
Con quỷ trở lại...
Thế nhưng vào năm 1898, những giấc mơ
ghê rợn lại tìm đến Vrubel. Trong giấc ngủ, Vrubel nhìn thấy những hình
ảnh kỳ quái năm nào - quỷ Satan, khủng cảnh u ám, địa ngục, hồn ma người
chết...
Ông lại trở nên ưu tư, trầm uất suốt
nhiều đêm liền. Vrubel hầu như thức trắng đêm, tính khí ông cũng thay
đổi đến chóng mặt, từ mềm mỏng, dịu dàng, độ lượng, giờ đây, Vrubel trở
nên cứng nhắc, thích sinh sự. Khi có người chê các bức tranh ma quái của
mình, Vrubel liền nổi nóng và chửi mắng người đó thậm tệ.
Bức tranh vẽ người vợ của Vrubel - Nedezhda Zabela
Bà Nedezhda Zabela hết sức khiếp hãi
trước tính tình của chồng và hoàn toàn tin, Vrubel đã mất trí. Dù sau
đó, Zabela đã cố gắng dịu dàng và sinh cho Vrubel một đứa con nhưng khi
vừa nhìn thấy mặt đứa trẻ, Vrubel liền sợ hãi và nói rằng, đó là sự trả
giá cho những tội lỗi ông đã phạm phải. Ông rơi vào trạng thái trầm uất
và kể từ ngày đó, Vrubel không còn quan tâm gì khác ngoài sự ám ảnh của
hình bóng quỷ.
Bức tranh "Ác quỷ ngồi trong khu vườn" vẽ năm 1890
Trong giai đoạn khủng hoảng này, Vrubel
cho ra đời bức tranh “quỷ ngồi”. Mô tả một con quỷ ngồi với gương mặt vô
cùng u sầu cùng vẻ ngoài cô độc, nhạy cảm với mái tóc dài. Đôi mắt của
ác quỷ như khao khát một tình yêu trong một thế giới lạnh lùng và xa
lánh. Gương mặt quỷ lạ lùng này dần xuất hiện trong nhiều tác phẩm của
Vrubel.
Vào năm 1901, sức khỏe tâm thần của ông
trở nên vô cùng tồi tệ, các bác sĩ tâm thần "bó tay" trước việc giải mã
những giấc mơ ghê rợn của ông. Họ chỉ biết khuyên người họa sĩ nên nghỉ
ngơi và điều trị lâu dài.
Bức tranh "Con quỷ buồn bã" hoàn thành năm 1902
Tuy nhiên, Vrubel bỏ ngoài tai tất cả,
ông vẫn tiếp tục làm việc và vào năm 1902 ông đã hoàn thành bức tranh
nổi tiếng nhất "Con quỷ buồn bã". Bức tranh vẽ lại một con quỷ đang trầm
ngâm suy tư, dù nó có vẻ ngoài đáng sợ nhưng cũng rất đáng thương.
Mikhail Vrubel có lẽ đã hoàn toàn bị ám
ảnh bởi những giấc mơ ma quái của mình. Dù cho bức tranh ông vẽ được
đánh giá rất cao nhưng ông liên tục thay đổi hình thái, nét mặt con quỷ
trong bức tranh, có khi lên tới 40 lần/ngày. Việc làm đó khiến những
người xem bức tranh của ông khiếp hãi khi nhận thấy, con quỷ trong tranh
đang thay đổi và Vrubel tỏ ra vô cùng thích thú.
Bức tranh "Ác quỷ bay"
Mọi chuyện càng trở nên tồi tệ khi con
trai của ông qua đời vào năm 1903. Cái chết của đứa con trai nhỏ là một
cú sốc lớn cho Vrubel. Ông suy sụp hoàn toàn và dành phần lớn thời gian
của mình tại các phòng khám tâm thần.
Ông dần dần mất đi thị lực cùng tâm trí
lúc nào cũng bất ổn. Nhiều đêm, các cơn ác mộng khiến Vrubel bật dạy la
hét, hốt hoảng, ông đi dọc các hành lang trong đêm tối và lẩm bẩm những
ngôn từ khó hiểu như đang nói chuyện với một ai đó.
Bức tranh cuối cùng của Vrubel trước khi ông mất
Cuối cùng vào năm 1910, Vrubel ra đi
vĩnh viễn. Có người cho rằng, Vrubel quá tài năng tới độ ma quỷ ghen tị,
muốn ông phục vụ nên đã tạo ra những giấc mơ đáng sợ kia. Nhưng dù thế
nào, Vrubel cũng đã để lại cho nhân loại nhiều bức tranh vô giá.
Cậu bé "người rắn" có khả năng uốn dẻo kỳ tài ở Ấn Độ
Huy Phong (Theo Daily Mail) Thứ Tư, ngày 22/06/2016 05:55 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Cậu bé 13 tuổi ở Ấn Độ có biệt danh là “Người rắn” nhờ khả năng uốn dẻo khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Aditya
Kumar Jangum, 13 tuổi, đã trở nên nổi tiếng tại thị trấn Ratnagiri thuộc
bang Maharashtra ở Ấn Độ, nhờ khả năng uốn dẻo như rắn.
Cậu bé có biệt danh là “Người rắn” đã dành 8 năm để rèn luyện kỹ năng uốn dẻo và tập yoga.
Đánh răng ở tư thế gập ngược cơ thể là một kỹ năng rất đơn giản đối với Aditya.
Huấn luyện viên Mangesh Kopker hy vọng sẽ đào tạo Aditya thành một diễn viên uốn dẻo nổi tiếng thế giới.
Aditya cho biết cậu đã được huấn luyện viên hướng dẫn kỹ năng uốn dẻo và những tư thế phức tạp như thế này.
Cậu bé
13 tuổi rất vui vẻ biểu diễn những kỹ năng uốn dẻo trước những người dân
quanh nhà, trường học và cả thị trấn nơi gia đình cậu sinh sống.
Aditya và huấn luyện viên Mangesh Kopker, người đã đào tạo kỹ năng uốn dẻo cho cậu suốt 8 năm qua.
Mục tiêu của của Aditya là được ghi danh vào kỷ lục thể giới Guinness để gia đình và huấn luyện viên của cậu tự hào.
Aditya biểu diễn uốn dẻo khi ngồi uống nước cùng các thành viên khác trong gia đình cậu.
Những 'dị nhân' có khả năng chịu lạnh 'khủng' nhất hành tinh
Long Hy (Tổng hợp) Thứ Ba, ngày 26/01/2016 10:00 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Họ có khả năng chống chọi với cái rét dưới âm 30 độ, khiến tóc đóng thành băng.
Ngày 18.1.2016, không khí lạnh từ Đông Siberia (Nga) tràn xuống
các nước Bắc Á, trong đó có Trung Quốc chịu giá rét nặng nề nhất với
nhiệt độ đo được xuống đến âm 60 độ.
Tuy nhiên, không ít người lại coi thời tiết lạnh như một trò chơi và thử sức chịu đựng cực hạn khiến những người chứng kiến không khỏi rùng mình.
Ngày 16.1.2016, hình ảnh "Vua băng thế giới" Thôi Đức Ích đến từ tỉnh
An Huy đã tham gia cuộc thi đánh cờ trong băng đá được tổ chức tại
thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).
Ông cởi trần, đứng trong thùng đựng đầy băng dưới tiết trời giá lạnh từ 4 -6 độ, bình thản đánh cờ cùng một người đàn ông khác mặc áo ấm “kín cổ cao tường”.
Năm 2011, ông Thôi đã lập kỷ lục thế giới đứng trong thùng băng ở nhiệt độ 4,3 độ trong thời gian 75’31 giây.
Trong năm 2012 ông phá kỷ lục với thời gian lên đến 138 phút, chính thức phá kỷ lục thế giới Guiness do chính mình tạo nên trước đó.
Ngày 8.2.2015, một nhóm 3 du khách đã đoạt giải vô địch cuộc thi tạo
mẫu tóc băng quốc tế 2015 tại khu suối nước nóng Takhini (Canada). Được
biết, 3 du khách (1 nam 2 nữ) đã đứng tắm trong suối nước nóng ở nhiệt
độ 40 độ trong khi thời tiết xuống đến âm 30 độ, khiến tóc của cả 3 đều
dựng đứng và đóng băng.
Ngày 4.1.2015 tại thị trấn Hắc Hà, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc),
chỉ huy trưởng quân đoàn Hắc Hà là Trương Thư Huy đã chỉ đạo các chiến
sĩ trong quân đoàn cùng tham gia huấn luyện trong điều kiện nhiệt độ âm
31 độ.
Ngày 23.12.2014, trước đêm Giáng sinh tại thị trấn Hứa Xương, tỉnh Hà
Nam (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện chào đón du khách ở khu du lịch
trượt tuyết Hứa Xương do 10 người đẹp nóng bỏng, diện trang phục bikini
của các công chúa tuyết, cùng nhau trượt tuyết và đón Giáng sinh.
Ngày 6.2.2014 tại Thế vận hội mùa đông Sochi (Nga) xuất hiện một nhà
báo tác nghiệp trong trang phục “mát mẻ” nhất dưới trời tuyết trắng xóa.
Ngày 13.1.2010, hai vận động viên thể hình đã thực hiện bài tập gym
giữa trời tuyết ngoài trời lạnh ngắt của London (Anh) khiến nhiều người
qua đường không khỏi rùng mình.
Ngày 2.2.2010, “dị nhân chịu lạnh” Trần Khả Tài (người thị trấn Mẫu
Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc), đã lập lỷ lục Guiness ngâm
mình trong bồn đá trong thời gian 112 phút.
Ngày 9.12.2011, Wim Hof, 55 tuổi, được mệnh danh là "Người băng Hà
Lan” đạt kỷ lục tại Đức khi ngâm mình trong băng lạnh lâu nhất với thời
gian 1 giờ 52 phút 42 giây. Wim Hof từng nắm giữ 26 lần kỷ lục thế giới
về những thách thức thể thao mạo hiểm, bao gồm chạy marathon trên vòng
Bắc Cực chỉ với quần đùi.
Ngày 13.2.2012, anh Ivanovo người Nga mặc duy nhất chiếc quần bơi,
đứng trên sông băng để người khác hắt nước vào mặt nhưng vẫn không hề
cảm thấy lạnh.
Ngày 12.1.2013, một người đàn ông tên là Kim Tùng Hạo ở thị trấn Diên
Cát, tỉnh Cát Lâm, đã khiến nhiều người dân trong bái phục trước khả
năng chịu lạnh khi anh cởi trần ngồi khoan khoái trong tuyết uống bia
lạnh và ăn nhậu.
Ông Nikoilai Bocharov, 77 tuổi từ Siberia (Nga) cởi trần ngồi xoa
tuyết lên cơ thể khiến nhiều người nghĩ ông đang nghịch cát trên bãi
biển giữa mùa hè. Ông bắt đầu bơi trong nước lạnh kể từ thời còn
ở trong quân đội Đức. Khi trở về từ doanh trại, Nikolai từng đào
hố băng trên dòng Yenisei và đắm mình trong đó.
Mikhail Shakov, 23 tuổi người Nga cho biết, bơi lội trong mùa đông
với anh như một chuyến nghỉ ngắn giúp tạo khoảng lặng cho
cuộc sống thường ngày và tạm gác các vấn đề đau đầu sang một
bên.
Các thành viên câu lạc bộ bơi thành phố Krasnoyarsk (Nga) có sở
thích đặc biệt là bơi lội khi nhiệt độ giảm xuống tới -30 độ C
hoặc thấp hơn trong thời tiết lạnh giá kéo dài của Siberia.
Mọi người đang xối nước lạnh vào một thành viên già nhất (79 tuổi) chào mừng ngày lễ “Gấu Bắc cực” tại vườn thú ngoại ô thành phố Krasnoyarsk, Siberia.
Những người đàn ông ở cộng hòa Séc tham gia cuộc thi bơi lội dưới
sông băng, tổ chức hàng năm vào ngày 6.1 và thường thu hút đông đảo
người tham gia cũng như khán giả đến xem.
Tuy nhiên, không ít người lại coi thời tiết lạnh như một trò chơi và thử sức chịu đựng cực hạn khiến những người chứng kiến không khỏi rùng mình.
Ông cởi trần, đứng trong thùng đựng đầy băng dưới tiết trời giá lạnh từ 4 -6 độ, bình thản đánh cờ cùng một người đàn ông khác mặc áo ấm “kín cổ cao tường”.
Năm 2011, ông Thôi đã lập kỷ lục thế giới đứng trong thùng băng ở nhiệt độ 4,3 độ trong thời gian 75’31 giây.
Trong năm 2012 ông phá kỷ lục với thời gian lên đến 138 phút, chính thức phá kỷ lục thế giới Guiness do chính mình tạo nên trước đó.
Mọi người đang xối nước lạnh vào một thành viên già nhất (79 tuổi) chào mừng ngày lễ “Gấu Bắc cực” tại vườn thú ngoại ô thành phố Krasnoyarsk, Siberia.
Nhóm "dị nhân" mắc võng ngủ trên... không trung
Đỗ Hiếu (Theo Mirror) Chủ Nhật, ngày 29/11/2015 04:00 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Nhóm phượt này đã khiến nhiều người nể phục về độ "chịu chơi" của mình.
Khi công việc hoàn thành, các “dị nhân” đã cùng nhau đi bộ trên dây và ngủ qua đêm ngay tại võng. Một số hình ảnh còn cho thấy, họ đọc báo, chơi nhạc cụ, truyền thức ăn và nước uống cho nhau, bất chấp việc chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể bị ngã xuống vực.
Nhóm "dị nhân" mắc võng và sinh hoạt ở độ cao 50m so với mặt đất.
Nhiếp ảnh gia Sebastian Wahlhuetter đến từ Vienna, Áo cho biết, “Khu
vực này như là một viện bảo tàng ngoài trời, nơi 18.000 người lính đã
chết trong Thế chiến thứ I. Với việc thực hiện mắc những chiếc võng
nhiều màu, nhóm 26 người đã tạo nên một biểu tượng hòa bình, qua
đó tưởng nhớ về quá khứ”.“Tôi cảm thấy rất tuyệt vời khi chứng kiến những con người này thực hiện một dự án gây kinh ngạc đến vậy”.
Được biết, đa số thành viên trong nhóm phượt là những vận động viên, nhà mạo hiểm chuyên nghiệp. Trước khi thực hiện, mọi việc đều đã được tính toán, lên kế hoạch tỉ mỉ để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Hoạt động của nhóm nhằm tưởng nhớ tới 18.000 nghìn người lính trẻ đã ngã xuống tại khu này trong Thế chiến thứ I.
Nhận xét
Đăng nhận xét