TAI NẠN MÁY BAY 4
(ĐC sưu tầm trên NET)
Là một trong những hãng máy bay lớn và uy tín nhất của châu Phi, EgypAir chọn logo là Horus, vị thần bầu trời trong thần thoại Ai Cập cổ đại, với ý nghĩa của "thần mặt trời có cánh".
Tuy
nhiên, sau gần 8 thập kỷ thành lập, EgypAir lại bị gọi là hãng hàng
không ‘đen đủi’ nhất thế giới, với 8 lần bị không tặc khống chế và nhiều
vụ tai nạn thảm khốc, hàng trăm người thiệt mạng.
22/12/1951: Một máy bay của hãng rơi ở phía tây Tehran (Iran), khiến 20 người thiệt mạng.
12/5/1963: một chiếc DC-3 bị rơi gần Alexandria, làm toàn bộ 27 hành khách và phi hành đoàn gồm 4 người thiệt mạng.
28/7/1963: một Cornet rơi xuống vùng biển gần Bombay (Ấn Độ). 62 người trên máy bay tử vong.
18/3/1966:
một chiếc Antonov An-24 bị rơi khi đang tìm cách hạ cánh xuống sân bay
Cairo. Toàn bộ 30 người trên máy bay không có cơ hội sống sót.
1968-1970: nhiều tai nạn khác nhau xảy ra trong công tác bay huấn luyện, khiến nhiều người thiệt mạng.
Trong đó có vụ máy bay Ilyushin Il-18 rơi khi hạ cánh xuống sân bay Aswan, khiến 100 trong số 105 hành khách thiệt mạng.
19/3/1972: một chiếc máy bay của EgyptAir đâm vào một ngọn núi gần Sân bay Quốc tế Aden ở Yemen. Tất cả 30 hành khách và phi hành đoàn không ai sống sót.
25/12/1976: EgyptAir Flight 864 bị rơi vào một khu liên hợp công nghiệp tại Bangkok (Thái Lan). Tất cả 52 người trên máy bay với 19 người trên mặt đất thiệt mạng.
23/11/1985: một chiếc Boeing 737 mang số hiệu 648 bị không tặc khống chế và bay tới sân bay Malta.
Quân đội đã bố ráp máy bay và tấn công không tặc. Hai trong số 6 người trong phi hành đoàn và 59 trong số 90 hành khách tử nạn.
31/10/1999: một chiếc Boeing 767 đang
trên đường từ thành phố New York về Cairo đã rơi xuống vùng biển Đại Tây
Dương, tất cả 217 hành khách thiệt mạng.
7/5/2002: một chiếc Boeing 737-500 mang số hiệu 843 đã rơi xuống đất do thời tiết xấu khi tới Tunisia, khiến 15 trong số 64 khách thiệt mạng.
29/7/2011: máy bay Boeing 777-200 số hiệu 667 bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn tại buồng lái, tại sân bay Cairo. Tất cả mọi người trên máy bay được sơ tán an toàn.
Tháng 3/2016: Một
máy bay của Egypt Air vừa bị không tặc khống chế, khiến máy bay phải
chuyển hướng tới Cyprus. Không tặc sau đó đầu hàng, hơn 80 hành khách và
phi hành đoàn an toàn.
Hình minh họa: AP
Tính riêng từ đầu năm 2014 đến nay, hàng không thế giới đã xảy ra liên tiếp hơn 10 vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Người ta gọi rằng đây là năm thảm họa của ngành hàng không, thậm chí, có người đã phải thốt lên: “"Rơi máy bay" có lẽ là key word (từ khóa) đáng sợ nhất lúc này”.
Hàng loạt ý kiến đã được đưa ra để mổ xẻ về căn nguyên của những vụ tai nạn đó. Bao gồm cả yếu tố con người và tâm linh. Đặc biệt, “con số 7 ma quỷ” đã khiến nhiều người hoảng sợ vì sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, khi chọn phương tiện máy bay để di chuyển, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ những quy trình về an toàn trên máy bay để tự cứu mình khi xảy ra biến cố. Hành khách đã mắc phải hàng loạt sai lầm không đáng có như dưới đây:
Không thắt dây an toàn
Khi thời tiết xấu, máy bay sẽ bị rung lắc, nhiều hành khách do sơ ý đã không thắt dây an toàn (hoặc thắt không đúng cách) từ trước nên khi xảy ra tai nạn đã không phản ứng kịp thời. Nhiều trường hợp hành khách đã bị những va đập dẫn đến bất tỉnh, không phản ứng được với các tình huống xấu tiếp theo.
Khi đã thắt dây an toàn, nếu máy bay rơi trong lúc hành khách đang ngủ thì tỉ lệ sống sót cao hơn. Ngoài ra, phải chú ý để dây đai ở vị trí dễ với tay tới nhất, đồng thời kéo dây đai xuống thấp hơn vùng xương chậu vì vùng xương này sẽ giúp lực nâng đỡ tốt nhất.
Bỏ qua các chỉ dẫn về an toàn
Rất nhiều hành khách khi đi máy bay đã bỏ qua các chỉ dẫn về an toàn và không đọc tờ hướng dẫn có sẵn trên máy bay. Khi gặp rủi ro, hành khách bấn loạn, hoảng sợ nên không biết lối thoát hiển ở đâu và cũng không làm đúng chỉ dẫn đề phòng từ phía các tiếp viên hàng không.
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, có 568 vụ rơi máy bay ở nước này xảy ra trong giai đoạn từ 1993 - 2000, liên quan đến 53.487 hành khách và phi hành đoàn. Thế nhưng, đã có 51.207 người trong số này (chiếm trên 90%) sống sót.
Cũng theo nghiên cứu này, một phần ba những người thiệt mạng do rơi máy bay (chủ yếu là do ngạt khói và cháy) đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng.
Không biết tránh ngạt khói
Trong một số tai nạn máy bay, lửa là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hành khách nhưng khói thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Chỉ cần hít phải khói trong giây lát cũng có thể khiến hành khách bị bất tỉnh, không thể tiếp tục thoát hiểm.
Do đó, phải tìm mọi thứ có thể tẩm ướt để che mũi và miệng của mình, như khăn mùi xoa hoặc miếng vải lót ghế phía sau đầu. Nếu không có sẵn nước hãy tận dụng cả nước tiểu để làm ướt chúng. Đây là vấn đề giữa sự sống và cái chết nên không có thời gian cho lựa chọn. Tờ Vietnamnet viết.
Ngoài ra, trên máy bay thường trang bị mặt nạ dưỡng khí để thở trong những tình huống cần thiết. Khi khoang máy bay ngập khói, bạn chỉ có 15 giây để lấy mặt nạ này cho mình trước khi bất tỉnh.
Cố vơ lấy tư trang
Nhiều trường hợp, khi nghe thông báo khẩn về sự cố, thay vì phải làm theo chỉ dẫn thì việc đầu tiên nhiều hành khách làm là vội vàng vơ lấy tư trang của mình. Điều này hoàn toàn sai lầm vì theo các chuyên gia hàng không, thời gian vàng để hành khách thoát thân trong tai nạn máy bay chỉ kéo dài tối đa 2 phút. Do đó hãy lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất. Không cố vơ lấy tất cả tư trang của mình vì bạn sẽ bị chậm thoát ra ngoài.
Ngày 29/11/1963 là một trong những ngày đen tối nhất của ngành hàng không Canada. Vụ tai nạn kinh hoàng tại sân bay quốc tế Montreal đã khiến 118 người bị tử nạn trong đó có 111 hành khách.
Cảnh sát cho biết, chỉ sau 4 phút ngay khi cất cách chiếc máy bay đã bị rơi và bốc cháy vô cùng dữ dội. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra các nhà điều tra đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ tai nạn nhưng chưa bao giờ có một câu trả lời chính xác.
Nhân chứng của vụ tai nạn cho biết, quản lý của Câu lạc bộ gôn
Hillsdale, Monty Adams, cho biết: "Có vẻ như một vụ nổ hay một trận động
đất".
Tất cả tàn tích của chiếc máy bay rải rác trên diện rộng khoảng 1km. Sau 2 giờ rơi xuống đất chiếc máy bay vẫn còn bốc lửa.
Được biết, sau vụ tai nạn rất nhiều kẻ hôi của đã lật tung đống đổ nát để tìm tài sản từ các hành khách đã chết. Không chỉ thế, tại thời điểm xảy ra tại nạn mưa rơi rất nhiều khiến cho việc điều tra bị cản trở.
Chính vì thế, nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn chưa bao giờ được công bố. Các chuyên gia cho rằng tai nạn này là một trong những thảm họa tồi tệ nhất của hàng không Canada mà nguyên nhân có lẽ do lỗi kỹ thuật.
Liên tiếp các vụ tai nạn hàng không thảm khốc xảy ra trong thời gian ngắn vừa qua trên thế giới đã khiến cho hàng trăm hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, phi công Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty hàng không Việt Nam chia sẻ, đây có thể nói là thời gian hết sức thảm hại, tồi tệ của hàng không thế giới.
Theo ông Trung, với tất cả các tai nạn hàng không xảy ra, nguyên nhân không phải là do máy bay, kỹ thuật mà là do chính con người gây ra.
Ông khẳng định: "Theo như tôi biết, đối với vụ tai nạn máy bay MH370 rồi đến vụ tai nạn MH17 và mới hơn là đối với máy bay của Đài Loan vừa qua đều xuất phát từ nguyên nhân do con người. Với vụ tai nạn xảy ra đối với máy bay của Air Algerie dù chưa công bố nguyên nhân nhưng theo tôi cũng là do con người chứ không phải do kỹ thuật, máy móc máy bay.
Đối với kỹ thuật của các loại máy bay hiện nay, theo tôi là rất hoàn chỉnh, ít khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, con người là nguyên nhân chính để dẫn đến các tai nạn, trong đó, có không ít nguyên nhân từ con người mà chúng ta không thể chấp nhận được. Ví dụ, rõ ràng nhất là việc dùng tên lửa đến bắn máy bay là không thể chấp nhận được hay con người đã không vận hành đúng, chuẩn các thao tác điều khiến máy bay trong các trường hợp gặp sự cố...
Và như chúng ta đều biết, trong hàng không, tác động lớn nhất và là nguyên nhân thường gây ra tai nạn là do thời tiết nhưng tôi không rõ là các hãng hàng không có bị sức ép gì không mà trong tình hình thời tiết xấu như vừa rồi do cơn bão ở Đài Loan mà vẫn để cho máy bay bay...".
Cũng theo ông Trung, trong khi bay, người phi công bao giờ cũng phải
biết trước, nắm rõ tình hình trên đường bay của mình xem có không khí
nhiễu động, mây, mưa, nguy hiểm hay không...
Khi làm kế hoạch bay thì người phi công sẽ nắm được tình hình thời tiết cụ thể trên suốt đường bay cũng như nơi đến, hạ cánh hiện nay như thế nào. Phi công bao giờ cũng muốn bay nhưng nếu nắm được có thời tiết xấu thì sẽ đề nghị hoãn chuyến bay từ nửa tiếng, một tiếng hoặc hơn tránh.
Trong trường hợp, khi đang bay thấy có nguy hiểm đến máy bay thì bao giờ phi công cũng sẽ xin với kiểm soát không lưu cho phép được tránh đi và sau khi thoát vùng nguy hiểm thì mới trở về đường bay cũ.
Trường hợp này, phi công thường xin tránh qua bên trái hoặc phải đường bay và kiểm soát không lưu sẽ nắm được, thông cảm đồng ý cho tránh. Đấy chính là sự chủ động của người bay và kiểm soát không lưu để việc hợp đồng tốt nhất, giúp chuyến bay an toàn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể tránh được vùng nguy hiểm thì phi công sẽ tìm khu vực ảnh hưởng yếu nhất đến máy bay để bay qua.
Khi gặp vùng không khí nhiễu động, hành khách trên máy bay thường có cảm giác rất lo sợ, bị rung lắc hay tưởng như máy bay bay vào khoảng không... nhưng thực tế thì thời gian ở đây thường không kéo dài, chỉ trong vài giây đến vài chục giây nên không có gì nguy hiểm cả. Còn nếu trong thời gian dài thì phi công đã lường trước và sẽ tránh khỏi khu vực đó để không bay qua.
Yếu tố đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách luôn được đặt lên hàng đầu. Các thành viên tổ lái và tổ phục vụ trên máy bay đều luôn ý thức được điều này. Do vậy, họ sẽ có những phương án thích hợp và an toàn nhất cho hành khách.
Ở đây, cũng cần nói thêm, ngay từ khi ở sân bay, hãng hàng không thông báo về có thời tiết xấu thì hành khách không nên ép buộc, yêu cầu hãng phải cất cánh...
Ông Trung cũng nhận định, theo nghiên cứu, đánh giá của thế giới thì so với các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy thì việc di chuyển bằng hàng không vẫn an toàn nhất.
"Nếu như đường bộ, đường thủy và đường sắt thường xuyên xảy ra tai nạn thì đường hàng không ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với hàng không khi có tai nạn thì thường tiếng vang rất lớn và gây lo sợ cho hành khách đi máy bay...", ông Trung nói.
Cùng với đó, vị này cũng tái khẳng định, tất cả các hãng hàng không trên thế giới hiện nay đều sử loại máy bay mới nhất và máy bay của thế kỷ 21 thì hệ số an toàn rất cao so với thời kỳ trước, đặc biệt là với những loại máy bay hiện đại như Boeing hay Airbus.
"Trong ngành hàng không, các chuyên gia luôn luôn phát minh ra những thiết bị, công nghệ mới để đảm bảo cho chuyến bay an toàn và để tổ lái điều khiển máy bay chính xác, hiệu quả, đảm bảo nhất. Do vậy, hành khách có thể yên tâm khi lên các chuyến bay.
Các quy định, tiêu chuẩn an toàn, an ninh hàng không cũng được áp dụng rất chặt chẽ, đảm bảo sự tuân thủ.
Còn thực tế, khi sử dụng bất cứ lĩnh vực, phương tiện nào thì cũng đều có khả năng gây ra tai nạn nên chúng ta cần chọn phương tiện phù hợp với di chuyển của mình trong từng trường hợp cụ thể...", phi công Nguyễn Thành Trung cho hay.
Lịch sử u ám của hãng hàng không ‘rủi’ nhất thế giới
Lê Thu |
Máy bay Airbus của hãng EgypAir, chở 66 người, vừa mất tích khi bay từ Paris tới Cairo đêm 18/5. Đây không phải là sự cố duy nhất với hãng hàng không này.
Là một trong những hãng máy bay lớn và uy tín nhất của châu Phi, EgypAir chọn logo là Horus, vị thần bầu trời trong thần thoại Ai Cập cổ đại, với ý nghĩa của "thần mặt trời có cánh".
Hãng hàng không EgypAir
22/12/1951: Một máy bay của hãng rơi ở phía tây Tehran (Iran), khiến 20 người thiệt mạng.
12/5/1963: một chiếc DC-3 bị rơi gần Alexandria, làm toàn bộ 27 hành khách và phi hành đoàn gồm 4 người thiệt mạng.
28/7/1963: một Cornet rơi xuống vùng biển gần Bombay (Ấn Độ). 62 người trên máy bay tử vong.
1968-1970: nhiều tai nạn khác nhau xảy ra trong công tác bay huấn luyện, khiến nhiều người thiệt mạng.
Trong đó có vụ máy bay Ilyushin Il-18 rơi khi hạ cánh xuống sân bay Aswan, khiến 100 trong số 105 hành khách thiệt mạng.
19/3/1972: một chiếc máy bay của EgyptAir đâm vào một ngọn núi gần Sân bay Quốc tế Aden ở Yemen. Tất cả 30 hành khách và phi hành đoàn không ai sống sót.
25/12/1976: EgyptAir Flight 864 bị rơi vào một khu liên hợp công nghiệp tại Bangkok (Thái Lan). Tất cả 52 người trên máy bay với 19 người trên mặt đất thiệt mạng.
Vụ không tặc năm 1985
Quân đội đã bố ráp máy bay và tấn công không tặc. Hai trong số 6 người trong phi hành đoàn và 59 trong số 90 hành khách tử nạn.
Chiếc Boeing 767 đang trên đường từ thành phố New York về Cairo đã rơi
xuống vùng biển Đại Tây Dương, tất cả 217 hành khách thiệt mạng năm
1999.
7/5/2002: một chiếc Boeing 737-500 mang số hiệu 843 đã rơi xuống đất do thời tiết xấu khi tới Tunisia, khiến 15 trong số 64 khách thiệt mạng.
29/7/2011: máy bay Boeing 777-200 số hiệu 667 bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn tại buồng lái, tại sân bay Cairo. Tất cả mọi người trên máy bay được sơ tán an toàn.
Vụ không tặc tháng 3/2016
Chết trước khi máy bay rơi nếu mắc sai lầm này
Y. Dương (Tổng hợp) |
(Soha.vn) - Nhiều hành khách đã mắc phải hàng loạt sai lầm khi di chuyển bằng máy bay cũng như khi máy bay gặp nạn.
Tính riêng từ đầu năm 2014 đến nay, hàng không thế giới đã xảy ra liên tiếp hơn 10 vụ tai nạn máy bay thảm khốc. Người ta gọi rằng đây là năm thảm họa của ngành hàng không, thậm chí, có người đã phải thốt lên: “"Rơi máy bay" có lẽ là key word (từ khóa) đáng sợ nhất lúc này”.
Hàng loạt ý kiến đã được đưa ra để mổ xẻ về căn nguyên của những vụ tai nạn đó. Bao gồm cả yếu tố con người và tâm linh. Đặc biệt, “con số 7 ma quỷ” đã khiến nhiều người hoảng sợ vì sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, khi chọn phương tiện máy bay để di chuyển, không phải ai cũng hiểu cặn kẽ những quy trình về an toàn trên máy bay để tự cứu mình khi xảy ra biến cố. Hành khách đã mắc phải hàng loạt sai lầm không đáng có như dưới đây:
Không thắt dây an toàn
Khi thời tiết xấu, máy bay sẽ bị rung lắc, nhiều hành khách do sơ ý đã không thắt dây an toàn (hoặc thắt không đúng cách) từ trước nên khi xảy ra tai nạn đã không phản ứng kịp thời. Nhiều trường hợp hành khách đã bị những va đập dẫn đến bất tỉnh, không phản ứng được với các tình huống xấu tiếp theo.
Khi đã thắt dây an toàn, nếu máy bay rơi trong lúc hành khách đang ngủ thì tỉ lệ sống sót cao hơn. Ngoài ra, phải chú ý để dây đai ở vị trí dễ với tay tới nhất, đồng thời kéo dây đai xuống thấp hơn vùng xương chậu vì vùng xương này sẽ giúp lực nâng đỡ tốt nhất.
Bỏ qua các chỉ dẫn về an toàn
Rất nhiều hành khách khi đi máy bay đã bỏ qua các chỉ dẫn về an toàn và không đọc tờ hướng dẫn có sẵn trên máy bay. Khi gặp rủi ro, hành khách bấn loạn, hoảng sợ nên không biết lối thoát hiển ở đâu và cũng không làm đúng chỉ dẫn đề phòng từ phía các tiếp viên hàng không.
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy, có 568 vụ rơi máy bay ở nước này xảy ra trong giai đoạn từ 1993 - 2000, liên quan đến 53.487 hành khách và phi hành đoàn. Thế nhưng, đã có 51.207 người trong số này (chiếm trên 90%) sống sót.
Cũng theo nghiên cứu này, một phần ba những người thiệt mạng do rơi máy bay (chủ yếu là do ngạt khói và cháy) đáng lẽ có thể sống sót nếu thực hiện đúng các chỉ dẫn đề phòng.
Không biết tránh ngạt khói
Trong một số tai nạn máy bay, lửa là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hành khách nhưng khói thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Chỉ cần hít phải khói trong giây lát cũng có thể khiến hành khách bị bất tỉnh, không thể tiếp tục thoát hiểm.
Do đó, phải tìm mọi thứ có thể tẩm ướt để che mũi và miệng của mình, như khăn mùi xoa hoặc miếng vải lót ghế phía sau đầu. Nếu không có sẵn nước hãy tận dụng cả nước tiểu để làm ướt chúng. Đây là vấn đề giữa sự sống và cái chết nên không có thời gian cho lựa chọn. Tờ Vietnamnet viết.
Ngoài ra, trên máy bay thường trang bị mặt nạ dưỡng khí để thở trong những tình huống cần thiết. Khi khoang máy bay ngập khói, bạn chỉ có 15 giây để lấy mặt nạ này cho mình trước khi bất tỉnh.
Cố vơ lấy tư trang
Nhiều trường hợp, khi nghe thông báo khẩn về sự cố, thay vì phải làm theo chỉ dẫn thì việc đầu tiên nhiều hành khách làm là vội vàng vơ lấy tư trang của mình. Điều này hoàn toàn sai lầm vì theo các chuyên gia hàng không, thời gian vàng để hành khách thoát thân trong tai nạn máy bay chỉ kéo dài tối đa 2 phút. Do đó hãy lắng nghe chỉ dẫn của các tiếp viên và tiến tới cửa thoát hiểm một cách nhanh nhất. Không cố vơ lấy tất cả tư trang của mình vì bạn sẽ bị chậm thoát ra ngoài.
Nếu rơi xuống từ máy bay
Nếu rơi khỏi một chiếc máy bay ở độ cao 3500m, chúng ta chỉ có khoảng
60s ở trên không trước khi lao xuống mặt đất. Với vận tốc rơi khoảng
58m/s như vậy, bạn sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ, vì vậy hãy
nhanh chóng gạt bỏ nỗi sợ hãi và đi tìm nguồn sáng sống sót nhỏ
nhoi.Tránh lao xuống nước khi đang ở tư thế úp mặt hoặc nằm ngửa. Có
người đã sống sót nhờ rơi xuyên qua những cành cây và được đỡ bởi lớp
tuyết dày. Khi bạn không thể tìm thấy những cái cây đủ to và cũng không
tìm thấy bể bơi giữa trùng trùng điệp điệp những nóc nhà. Lúc này, sự
lựa chọn tốt nhất của bạn là những những nóc nhà mái tôn, những thùng xe
tải lớn hay thậm chí là những chiếc xe 7 chỗ. Điểm chung mà những
phương pháp này muốn nhắm tới là muốn lực rơi phân bố ra những cấu trúc
không quá cứng ở xung quanh, điều này sẽ giúp cho bạn tránh được những
thương tổn nghiêm trọng. (Theo Vietnamnet)
theo Trí Thức Trẻ
Ngày này năm xưa 29/11: Thảm họa hàng không Canada,118 người chết
Vũ |
(Soha.vn) - Sau vài phút cất cánh, chiếc máy bay phản lực của Canada bỗng dưng rơi xuống đất cướp đi mạng sống của 118 người.
Ngày 29/11/1963 là một trong những ngày đen tối nhất của ngành hàng không Canada. Vụ tai nạn kinh hoàng tại sân bay quốc tế Montreal đã khiến 118 người bị tử nạn trong đó có 111 hành khách.
Cảnh sát cho biết, chỉ sau 4 phút ngay khi cất cách chiếc máy bay đã bị rơi và bốc cháy vô cùng dữ dội. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra các nhà điều tra đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ tai nạn nhưng chưa bao giờ có một câu trả lời chính xác.
Xác của chiếc máy bay định mệnh.
Tất cả tàn tích của chiếc máy bay rải rác trên diện rộng khoảng 1km. Sau 2 giờ rơi xuống đất chiếc máy bay vẫn còn bốc lửa.
Được biết, sau vụ tai nạn rất nhiều kẻ hôi của đã lật tung đống đổ nát để tìm tài sản từ các hành khách đã chết. Không chỉ thế, tại thời điểm xảy ra tại nạn mưa rơi rất nhiều khiến cho việc điều tra bị cản trở.
Chính vì thế, nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn chưa bao giờ được công bố. Các chuyên gia cho rằng tai nạn này là một trong những thảm họa tồi tệ nhất của hàng không Canada mà nguyên nhân có lẽ do lỗi kỹ thuật.
theo Trí Thức Trẻ
Phi công Nguyễn Thành Trung lý giải thảm họa hàng không thế giới
Hoàng Đan |
(Soha.vn) - Theo phi công Nguyễn Thành Trung, con người là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn máy bay chứ không phải do kỹ thuật hay máy móc...
Liên tiếp các vụ tai nạn hàng không thảm khốc xảy ra trong thời gian ngắn vừa qua trên thế giới đã khiến cho hàng trăm hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, phi công Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty hàng không Việt Nam chia sẻ, đây có thể nói là thời gian hết sức thảm hại, tồi tệ của hàng không thế giới.
Theo ông Trung, với tất cả các tai nạn hàng không xảy ra, nguyên nhân không phải là do máy bay, kỹ thuật mà là do chính con người gây ra.
Ông khẳng định: "Theo như tôi biết, đối với vụ tai nạn máy bay MH370 rồi đến vụ tai nạn MH17 và mới hơn là đối với máy bay của Đài Loan vừa qua đều xuất phát từ nguyên nhân do con người. Với vụ tai nạn xảy ra đối với máy bay của Air Algerie dù chưa công bố nguyên nhân nhưng theo tôi cũng là do con người chứ không phải do kỹ thuật, máy móc máy bay.
Đối với kỹ thuật của các loại máy bay hiện nay, theo tôi là rất hoàn chỉnh, ít khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, con người là nguyên nhân chính để dẫn đến các tai nạn, trong đó, có không ít nguyên nhân từ con người mà chúng ta không thể chấp nhận được. Ví dụ, rõ ràng nhất là việc dùng tên lửa đến bắn máy bay là không thể chấp nhận được hay con người đã không vận hành đúng, chuẩn các thao tác điều khiến máy bay trong các trường hợp gặp sự cố...
Và như chúng ta đều biết, trong hàng không, tác động lớn nhất và là nguyên nhân thường gây ra tai nạn là do thời tiết nhưng tôi không rõ là các hãng hàng không có bị sức ép gì không mà trong tình hình thời tiết xấu như vừa rồi do cơn bão ở Đài Loan mà vẫn để cho máy bay bay...".
Phi công Nguyễn Thành Trung.
Khi làm kế hoạch bay thì người phi công sẽ nắm được tình hình thời tiết cụ thể trên suốt đường bay cũng như nơi đến, hạ cánh hiện nay như thế nào. Phi công bao giờ cũng muốn bay nhưng nếu nắm được có thời tiết xấu thì sẽ đề nghị hoãn chuyến bay từ nửa tiếng, một tiếng hoặc hơn tránh.
Trong trường hợp, khi đang bay thấy có nguy hiểm đến máy bay thì bao giờ phi công cũng sẽ xin với kiểm soát không lưu cho phép được tránh đi và sau khi thoát vùng nguy hiểm thì mới trở về đường bay cũ.
Trường hợp này, phi công thường xin tránh qua bên trái hoặc phải đường bay và kiểm soát không lưu sẽ nắm được, thông cảm đồng ý cho tránh. Đấy chính là sự chủ động của người bay và kiểm soát không lưu để việc hợp đồng tốt nhất, giúp chuyến bay an toàn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể tránh được vùng nguy hiểm thì phi công sẽ tìm khu vực ảnh hưởng yếu nhất đến máy bay để bay qua.
Khi gặp vùng không khí nhiễu động, hành khách trên máy bay thường có cảm giác rất lo sợ, bị rung lắc hay tưởng như máy bay bay vào khoảng không... nhưng thực tế thì thời gian ở đây thường không kéo dài, chỉ trong vài giây đến vài chục giây nên không có gì nguy hiểm cả. Còn nếu trong thời gian dài thì phi công đã lường trước và sẽ tránh khỏi khu vực đó để không bay qua.
Yếu tố đảm bảo an toàn tính mạng cho hành khách luôn được đặt lên hàng đầu. Các thành viên tổ lái và tổ phục vụ trên máy bay đều luôn ý thức được điều này. Do vậy, họ sẽ có những phương án thích hợp và an toàn nhất cho hành khách.
Ở đây, cũng cần nói thêm, ngay từ khi ở sân bay, hãng hàng không thông báo về có thời tiết xấu thì hành khách không nên ép buộc, yêu cầu hãng phải cất cánh...
Ông Trung cũng nhận định, theo nghiên cứu, đánh giá của thế giới thì so với các loại hình đường bộ, đường sắt, đường thủy thì việc di chuyển bằng hàng không vẫn an toàn nhất.
"Nếu như đường bộ, đường thủy và đường sắt thường xuyên xảy ra tai nạn thì đường hàng không ít hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với hàng không khi có tai nạn thì thường tiếng vang rất lớn và gây lo sợ cho hành khách đi máy bay...", ông Trung nói.
Cùng với đó, vị này cũng tái khẳng định, tất cả các hãng hàng không trên thế giới hiện nay đều sử loại máy bay mới nhất và máy bay của thế kỷ 21 thì hệ số an toàn rất cao so với thời kỳ trước, đặc biệt là với những loại máy bay hiện đại như Boeing hay Airbus.
"Trong ngành hàng không, các chuyên gia luôn luôn phát minh ra những thiết bị, công nghệ mới để đảm bảo cho chuyến bay an toàn và để tổ lái điều khiển máy bay chính xác, hiệu quả, đảm bảo nhất. Do vậy, hành khách có thể yên tâm khi lên các chuyến bay.
Các quy định, tiêu chuẩn an toàn, an ninh hàng không cũng được áp dụng rất chặt chẽ, đảm bảo sự tuân thủ.
Còn thực tế, khi sử dụng bất cứ lĩnh vực, phương tiện nào thì cũng đều có khả năng gây ra tai nạn nên chúng ta cần chọn phương tiện phù hợp với di chuyển của mình trong từng trường hợp cụ thể...", phi công Nguyễn Thành Trung cho hay.
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét