CẢNH ĐỜI ĐEN BẠC 4

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan

Không chấp nhận người chồng mù, người vợ li dị rồi dắt con bỏ đi, ông lão gắng gượng vượt qua cảnh đời đen bạc nhưng rồi người ta ngạc nhiên thấy ông...

Đến khu Mả Lạng (phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1) hỏi ông Châu mù bán nhang không ai không biết.
Chẳng phải vì ông đã hành nghề ấy hơn 30 năm mà bởi ông còn là một ca sĩ, nhạc sĩ tài hoa, người làm cho xóm lao động nghèo bớt đi phần cô đơn, chật chội bằng âm nhạc của mình. Ông còn được mệnh danh là "nghệ sĩ xóm nghèo".

Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 1
Trong ngôi nhà cũ kỹ, ông Châu ngồi soạn nhang chuẩn bị cho một ngày mưu sinh tất bật.
Cuộc sống chìm nổi cơ cực
Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Châu (66 tuổi) nằm tại con hẻm 245 trên đường Nguyễn Trãi. Thuở trước, cha ông theo nghiệp hàng hải, dẫn vợ con lang bạt khắp nơi, từ Vũng Tàu, Nha Trang đến Rạch Giá (Kiên Giang).
Sau ngày đất nước thống nhất, làm kinh tế mới ở miền Trung thất bại, cả nhà ông mới quay về Sài Gòn, rồi phân tán đi khắp các quận, huyện.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 2
Ông Châu đã có hơn 30 năm hành nghề bán nhang.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 3
Nhang được ông Châu tự đi lấy sỉ ở đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận) rồi đem về chất đống trên gác, để dành bán dần dần.
Ông Châu bị mù sau một trận sốt phát ban từ hồi còn rất nhỏ. Kể từ đó, người đàn ông phải mưu sinh với đủ nghề khác nhau bằng đôi mắt không ánh sáng. Nhờ cơ duyên, ông làm nghề bán nhang vào năm 1983.
Trong một lần đi bán, ông Châu gặp rồi thương một người phụ nữ kém mình mười tuổi, đã có một đời chồng và hai đứa con riêng. Căn nhà bề ngang chỉ rộng vỏn vẹn 2 mét vuông lúc này trở thành nơi tá túc của 5 nhân khẩu, khi một năm sau người vợ sinh cho ông một đứa con trai kháu khỉnh.
Tưởng cuộc sống sẽ thuận buồm xuôi gió thì thật chóng vánh, hai vợ chồng ông Châu nảy sinh mâu thuẫn. Khác nhau về quan điểm sống lẫn hình hài cơ thể, sau gần chục năm ăn ở với nhau, cô vợ dẫn các con riêng ra đi, để lại người chồng mù với đứa con trai tội nghiệp.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 4
Không thấy đường nhưng ông Châu lấy nhang trên kệ rất nhanh nhẹn, vì đã thuộc làu từng ngóc ngách trong ngôi nhà.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 5
Và đôi bàn tay se nhang cũng cực kỳ điêu luyện.
Gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến ông Châu không có nhiều thời gian gần gũi con trai, nên đứa bé sớm đi theo bạn bè xấu chơi bời lêu lỏng. Ngày hay tin con trai duy nhất của mình dính vào ma tuý, nghiện ngập, ông Châu như người mất hồn.
“Khuyên bảo hết lời nhưng nó cãi lại, rồi bỏ ra ngoài cù bơ cù bất, đến khi hết tiền mới trở về. Tôi giận lắm, nên không đoái hoài gì nữa. Giờ nó muốn làm gì mặc kệ, tôi không quan tâm nó nữa” – ông Châu chua chát nói.
Giữa lúc ông Châu đang cô đơn cùng cực thì khoảng đầu năm 2000, cô con gái riêng của vợ tên Nguyễn Thị Thái Thanh (35 tuổi) bất ngờ trở về. Từ đây, hai cha con nương tựa lấy nhau.
Chị Thanh đến giờ vẫn không lập gia đình để chăm sóc cha, còn ông Châu cũng dành hết tình thương cho đứa con gái không phải là máu mủ của mình.
Tự sáng tác, in đĩa hơn 50 bài hát
Trước đây cứ mỗi sáng sớm, ông Châu lại lần mò từ hẻm ra đường, kêu xe ôm đi bán nhang. Nhưng từ lúc bị một thanh niên đi xe máy ngược chiều va trúng làm gãy xương vai, ông Châu chỉ còn đủ sức làm việc một buổi.
Địa bàn hoạt động của ông trải dài khắp nơi, khi ở quận 11, lúc lại ra Bình Thạnh. Có hôm ế quá, ông bắt xe xuống tận Mỹ Tho (Tiền Giang) bán luôn.
Thường thì 100 thẻ nhang sẽ hết trong ngày, nhưng nếu còn dư, người đàn ông lại chui xuống gầm cầu hay bến xe ngủ qua đêm, hôm sau lại tiếp tục.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 6
Giờ đây con gái riêng của vợ đảm nhiệm việc nấu nướng cho người cha mù.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 7
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, ông Châu ăn cơm một cách ngon lành. Ông ăn chay trường từ năm 1993 đến nay.
Hỏi chỉ lủi thủi một mình vậy sao chịu được, ông Châu cười, chỉ vào cây sáo treo trên tường: “Nó là bạn đường của tôi suốt mấy chục năm nay đó”.
Đoạn ông đeo chiếc giỏ đầy nhang vào người, cầm khúc sáo cũ, thổi lên những bài buồn man mác. “Thuộc lòng thì khoảng 100 bài, còn chỉ thổi vài đoạn thì bài nào tôi cũng chơi được” – Ông Châu nói thêm.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 8
Cây sáo là người bạn đồng hành thân thiết của ông Châu.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 9
Thổi một bài nhạc buồn, bao kỷ niệm của tuổi trẻ trong ông chợt ùa về.
Những ngày vợ bỏ đi, con trai lại xa cách cha, ông Châu có thêm thời gian để chiêm nghiệm lẽ đời. Cũng từ đó, ông nối lại thú vui sáng tác mà mình đã bỏ dở thời trai trẻ, dù một bản thảo hay cái nốt nhạc ông còn chưa một lần thấy qua.
Thay vào đó, người đàn ông cảm nhận cuộc sống bằng cảm xúc, học lởm người ta từng điệu hát, từng quãng bấm dây. Trời cho ông trí nhớ siêu đẳng, nên chẳng mấy chốc mà sáo hay guitar đều được ông chơi thành thạo.
Có lẽ muốn tìm sự an vui nên hầu hết các bản nhạc mà ông sáng tác đều hướng về cõi Phật, về những tích truyện đề cao lòng chung thuỷ hay quan niệm cuộc sống trong gia đình.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 10
Ông Châu đang tìm lại những đĩa CD bài hát do chính mình sáng tác và thể hiện. Ông cực kỳ tâm đắc những bài hát về triết lý đạo Phật, về chữ hiếu của mình như Nhờ lòng hiếu thảo, Vì chúng sinh mẹ còn làm Phật pháp, Mẹ đến cứu con.
Cứ thế, kho tàng nhạc của người đàn ông dày lên. Và đến hiện tại, ông đã có 5 đĩa CD với 55 bài hát tự sáng tác và thể hiện. “In ra để làm kỷ niệm vậy thôi chứ mình mù, lại không rành nhạc lý như người ta, sao dám đem ra bán buôn” – Ông Châu giải thích.
Và cây đàn organ 'thần thánh' xuất hiện
Đánh guitar, thổi sáo hoài nhưng ông Châu vẫn cứ thấy bài nhạc mình biểu diễn quá đơn điệu. Vậy là ba năm trước, ông dùng số tiền tằn tiện tích cóp sắm một cây đàn organ cũ. Góc nhỏ ngôi nhà từ đó lại có thêm một người bạn mới.
Trên chiếc ghế bố đóng đầy bụi, từng ngón tay ông lão mù mân mê, đôi mắt nhắm chặt cảm nhận dư vì cuộc đời. Và ông hát, bằng tất cả đam mê, sức lực của người suốt cuộc đời đi tìm sự hoàn hảo, thanh tâm.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 11
Những lúc cao hứng, ông Châu tự tay đàn hát. Chẳng qua một lớp đào tạo nào, tất cả kỹ năng âm nhạc đều do ông tự học.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 12
Đôi bàn tay mân mê từng phím đàn.
Gần đây, ngôi nhà nhỏ trở nên náo nhiệt hơn khi chị Thanh đem về nhà một cặp chó mèo. Lạ lùng là lúc nào ông Châu đàn hát, hai con vật tinh nghịch lại chạy đến quấn quýt bên ông để lắng nghe.
Có chúng, ông Châu như trẻ ra chục tuổi, bao mệt nhọc của một ngày đi bán tan biến hết khi ông tự tay vuốt ve từng con, tự tay cho chúng ăn.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 13
Cặp chó mèo - đôi bạn mới của ông lão bán nhang.
Ở cái tuổi mà nhiều người đã xuống sức, thậm chí đổ bệnh triền miên, ông Châu vẫn còn rất khoẻ mạnh, lại còn là trụ cột chi tiêu chính trong gia đình. Ông coi đó như một đặc ân mà ơn trên bù đắp khi lấy đi đôi mắt của mình.
Vì thế mà khi nghe hỏi có khi nào mơ ước được sáng mắt lại chưa, ông Châu lắc đầu nguầy nguậy: “Ước thì mắt cũng có sáng lại đâu. Miễn được làm người lương thiện, làm điều mình thích thì mù hay không mù chẳng còn quan trọng”.
Ông lão mù bán nhang bị vợ bỏ: Đời nghèo nhưng vẫn lạc quan - ảnh 14
Âm nhạc giúp ông Châu mạnh mẽ vượt qua mọi sóng gió cuộc đời. Và chắc chắn ông sẽ còn sáng tác nhiều bài hát nữa.
Có lẽ trong giây phút ấy, ông chợt nhớ lại cậu con trai ruột bao lần làm ông phiền lòng. Mỗi lần như vậy, ông lại lấy nhạc làm vui.
Tiếng đàn organ lại có dịp vang lên, phá đi thanh điệu u buồn của cuộc sống. Ngoài kia bao thứ hỗn tạp, bao người bon chen, đấu đá lẫn nhau, mấy ai thanh thản, sáng suốt như ông lão mù này.

Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết

Rời bỏ quê hương để lên thành phố tìm kiếm tương lai cho con cháu, thế nhưng đã hơn 20 năm trôi qua, gia đình 6 con người họ vẫn lênh đênh trên con thuyền nhỏ...

Người ta vẫn gọi Sài Gòn là miền đất hứa, miền đất cho những người nghèo có cơ hội đổi đời. Thế rồi người ta dắt díu nhau vào chốn thị thành để tìm kiếm cái điều mơ ước ấy.
Cũng có người đổi đời, trở nên khá giả sung túc, nhưng cũng có những con người cứ mãi loay hoay trong cái vòng xoáy của thị thành để rồi thời gian cứ trôi đi và họ chỉ mãi là những đứa con rơi của Sài Gòn.

Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 1
Loay hoay giữa chốn thiên đường, người ta vẫn mãi chỉ là những kẻ tạm bợ của thành phố.
Những chiếc thuyền ôm ấp những giấc mơ
Dọc bờ sông đường Trần Xuân Soạn (quận 7, TP. HCM) là nơi tập trung rất nhiều thuyền bè neo đậu, một phần trong đó là thuyền chở hàng hóa lên thành phố bán hàng, phần còn lại là những gia đình từ miền Tây lên Sài Gòn để lập nghiệp.
Đa phần là dân lao động nghèo, với nguồn thu nhập thấp họ không đủ tiền thuê một căn nhà để ở, buộc phải sinh sống trên chính con thuyền của mình.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 2
Khu vực Trần Xuân Soạn (quận 7) là nơi tập trung rất nhiều dân nhập cư từ Miền Tây Nam Bộ lên sinh sống.
Ông Trần Văn Giai (ông Tư, 55 tuổi, Bến Tre) ngồi nhâm nhi ly trà sáng bên chiếc bàn quen thuộc và kể cho chúng tôi nghe về những ngày đã qua.
"Tui có 3 thằng con trai, ngày xưa sống ở dưới quê, cuộc sống khó khăn, nên vợ chồng bàn nhau lên Sài Gòn để làm ăn. Thế là cả nhà tui lái ghe từ Bến Tre lên thành phố để buôn bán và sinh sống" - ông Tư trầm ngâm kể.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 3
Hơn 20 năm trước gia đình ông Tư lên Sài Gòn sinh sống.
Thời đó vợ chồng con cái ông cùng nhau sống trên một chiếc ghe nhỏ ở trên sông Sài Gòn. Sáng họ chở dừa lên bờ sông để buôn bán, chiều tối lại trở về ghe để ngủ.
Cuộc sống cứ thế trôi qua, họ bắt đầu quen dần với nếp sống nơi thành thị.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 4
Mãi hơn 20 năm sau gia đình họ vẫn chật vật với những khó khăn.
Thấm thoắt đã hơn 20 năm trôi qua, tóc ông bà Tư cũng bạc đi nhiều, thế nhưng gia đình ông vẫn từng ngày, từng ngày chật vật với khó khăn.
Bà Tư ôm đứa cháu nội vào lòng rồi buồn thiu tâm sự: "Hai anh đầu đã có vợ rồi, một thằng thì sống cùng vợ chồng tui, thằng thứ hai về quê vợ ở Bình Thuận.
Còn thằng út đi xuất khẩu lao động ở Nhật 3 năm, lâu lâu nó vẫn gửi tiền về phụ giúp nhưng cũng không nhiều nhặn gì".
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 5
Dù cố gắng làm việc nhưng họ vẫn không đủ tiền để thuê một căn nhà trọ.
20 năm, ông bà Tư chưa từng dám nghĩ đến việc sẽ lên bờ thuê một căn nhà để sinh sống cho sạch sẻ, đàng hoàng. "Bà con ở dưới quê hỏi sao đi lên Sài Gòn mấy chục năm mà không mua nổi cái nhà.
Tui cũng chỉ biết lắc đầu. Thuê nhà ở còn không đủ tiền, lấy đâu ra tiền mà mua nhà" - bà Tư tâm sự.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 6
Bán dừa là nguồn thu nhập chính của gia đình anh Toàn.
May mắn họ được một gia đình ở dưới chân cầu Tân Thuận 1 cho sử dụng phần đất phía sau nhà để sinh hoạt vào ban ngày, nên những năm gần đây gia ông Tư có thêm không gian để sinh hoạt.
Hàng ngày ông Tư lái đò chở hàng hóa qua sông, còn con trai cả của ông là anh Trần Văn Toàn bán dừa hoặc đi làm thuê để kiếm sống.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 7
Được người dân giúp đỡ, gia đình ông Tư có thêm không gian để sinh hoạt vào ban ngày.
Như cánh lục bình
Vợ chồng anh Trần Văn Toàn có hai đứa con là Trần Duy Khang (9 tuổi) và Trần Mỹ Ý (4 tuổi). Vì kinh tế gia đình khó khăn nên Duy Khang mới được đi học cách đây một năm, còn Mỹ Ý vẫn phải ở nhà cùng ông bà.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 8
Anh Toàn cố gắng làm việc để nuôi hai con nhỏ.
Dù sinh ra ở thành phố, nhưng lũ trẻ chưa bao giờ ý thức chúng là người thành thị, sống lênh đênh trên sông nước cùng gia đình từ nhỏ, vì vậy cái nếp sống vùng sông nước ăn sâu vào con người chúng như điều tất yếu.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 9
Bé Khang còn nhỏ nhưng rất siêng năng.
Tuy còn nhỏ nhưng Duy Khang luôn ý thức được rằng phải biết phụ giúp những công việc hàng ngày để đỡ đần cha mẹ.
Dù vậy sự hồn nhiên trong hai đứa trẻ vẫn chưa bao giờ bị cái nghèo cướp đi. Chúng vẫn luôn vui tươi, tinh nghịch như chính cái tuổi của mình.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 10
Các em rất hồn nhiên và tinh nghịch.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 11
Bà Tư ngậm ngùi nói: "Mong cho tụi nhỏ được học cái chữ để có tương lai. Chứ đừng giống cha mẹ của nó, không có cái chữ thì chỉ biết lao động chân tay, đi làm thuê làm mướn suốt đời".
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 12
Sống cuộc đời sông nước, đôi khi bạn bè không nhiều, nên các em luôn biết bao bọc yêu thương nhau.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 13
Ước mong là thế, nhưng có lẽ bây giờ ông bà Tư và vợ chồng anh Toàn đang còn phải đau đầu về chuyện sắp tới họ sẽ đi về đâu. Trong thời gian tới khu vực bờ sông Trần Xuân Soạn sẽ được giải tỏa, điều chắc chắn là thuyền bè của gia đình ông bà sẽ không còn được neo đậu ở đây nữa.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 14
Tương lai lũ trẻ rồi sẽ về đâu khi phía trước vẫn còn quá tăm tối.
Hơn 20 năm trước họ rời quê hương để tìm đến chốn thiên đường và 20 năm sau có lẽ họ sẽ lại trở về. Chạy trốn từ cái nghèo này để đến cái nghèo khác, họ chạy mãi chẳng thấy lối ra.
Thôi thì cứ như cánh lục bình tự do trôi theo con nước.
Có những góc khuất trần trụi ở Sài Gòn mà bạn hẳn chưa từng biết - ảnh 15
Những cao ốc lộng lẫy phía xa bên kia mãi mãi là điều gì đó quá xa với đối với những con người lam lũ như vợ chồng ông Tư, anh Toàn và có thể là cả bé Khang, bé Ý. Thiên đường chỉ cách họ một con sông, mà sao xa quá!

Cận cảnh túp lều 2 bà cụ nghèo nhất sài gòn mà tôi từng biết

Hơn 70 năm lang bạt khắp các ngõ ngách Sài Gòn, khi ở tuổi xế chiều, hai chị em cụ bám víu vào cuộc sống bằng tình thương của những người tốt bụng quanh mình.

Túp lều tranh tạm bợ “dột như tắm mưa giữa trời” là tổ ấm hạnh phúc phận đời côi cút của hai chị em cụ. Họ tâm niệm:
“Đời khổ thì khổ thật đấy, nhưng có ai được như tụi tui sống giữa hàng trăm người luôn giang tay giúp đỡ. Sống được đến cái tuổi này cũng là mừng, có ai dám mơ nhiều”.
“Cụ bà nghèo nhất Sài thành”
Men theo con hẻm nhỏ dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ (Phường Cầu Kho, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), tôi đến thăm hai chị em cụ bà Nguyễn Thị Trắng (86 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Mai (85 tuổi, cùng TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) trong một buổi chiều.
Chỉ cần đặt chân đến đầu hẻm, hỏi hai chị em bà cụ người dân khắp xóm ai cũng biết. Họ tếu táo bảo nhau: “Đó là hai cụ bà nghèo nhất sài thành mà họ từng biết. Không tin cứ tìm hiểu sẽ rõ…”
Như lời người dân “đồn đại”, phận đời hai cụ quả là hết sức thương tâm. Một cái lều xiêu vẹo nằm ngay ngắn trong con hẻm nhỏ, rộng khoảng 4m vuông.
Cận cảnh túp lều 2 bà cụ nghèo nhất sài gòn mà tôi từng biết - ảnh 1
Túp lều dột nát của hai chị em cụ Trắng.
Chỗ che nắng trú mưa không mấy tươm tất, chỉ giản đơn là tấm bạt rách toác những lỗ lớn, không có nổi một chiếc giường ngay ngắn, cùng vài vật dụng sinh hoạt vẫn thường thấy trong các tiệm đồng nát.
Kèm theo đó là mùi ẩm mốc xông vào tận mũi của vài thứ đồ đạc dường như đã lâu không có người dọn dẹp. Những gì hiện hữu trong “căn nhà” hai cụ khiến tôi không khỏi xót xa.
Hỏi về cuộc đời, hai cụ chỉ biết nhìn bảo nhau rồi lặng thinh. Họ không nhớ quê hương, bản quán của mình. Trong ký ức nhập nhòa, hai chị em cụ Trắng không nhớ nổi ngày rời quê lên Sài Gòn đã bao lâu.
Lúc đi hai chị em vẫn còn bé xíu, họ chỉ biết quê mình là ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) mà thôi. Thế rồi, năm tháng qua đi, họ cũng đã đi qua hơn nửa cuộc đời với cảnh sống “tha hương cầu thực” nơi xứ người với ước mong duy nhất thoát khỏi cái khổ.
Những niềm hạnh phúc hiếm hoi cuộc đời cũng đến. Thời con gái, cụ Trắng sớm bén duyên cùng một người đàn ông đạp xích lô và sinh ra được hai người con, một trai một gái. Còn người em – cụ Mai vẫn ở vậy.
Cận cảnh túp lều 2 bà cụ nghèo nhất sài gòn mà tôi từng biết - ảnh 2
"Gia sản" mà cụ Trắng, cụ Mai sau 70 năm lang thang ở Sài Gòn
Không lâu sau, người “đầu gối tay ấp” với cụ Trắng gặp chuyện chẳng lành và qua đời, mọi gánh nặng gia đình đè lên vai người mẹ tảo tần.
Cụ Trắng nhớ : “ Ngày ấy, dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ bây giờ vẫn còn có ngôi chợ, chị em tui cứ 4 giờ sáng lại gánh từng bó rau ra bán, kiếm tiền nuôi hai con.
Sau đó, nhà nước quy hoạch chợ xây cầu Nguyễn Văn Cừ vậy, hai chị em tui không còn đất làm ăn. Cái ước mơ kiếm chút tiền lo cho con cho cái cũng dập tắt. Những ngày dài kham khổ lại bắt đầu.”
Để trang trải cuộc sống khó khăn trăm bề, hai chị em cụ Trắng lại dắt díu nhau đi làm đủ thứ nghề như bán vé số, nhặt ve chai, rửa chén bán, tạp vụ, phụ hồ... không nề hà khổ cực, nặng nhọc miễn sao có tiền là làm.
“Làm chẳng được mấy đồng, tiền nhà không đủ trả nên hai chị em quyết đưa mấy đứa nhỏ ra con hẻm dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ sống tạm bợ qua ngày. Thế là sống mãi tới giờ”- cụ Mai rơm rớm nước mắt tâm sự.
Đến tuổi 50, sức khỏe hai cụ bắt đầu yếu dần, đủ thứ bệnh hành hạ không thể làm lụng. Thế là hàng ngày, hai chị em cụ ngồi lại căn lều nhặt rau hư bán cho mấy người nuôi heo kiếm vài đồng bạc. Nếu ngày nào khỏe thì đèo nhau đi bán vé số.
Hai đứa con cụ Trắng cũng phải trải trăm thứ nghề, kiếm miếng cơm thêm vào bữa cơm đạm bạc, hoặc khi thuốc thang cho hai cụ lúc trái gió trở trời.
“Ngày có miếng cơm cùng rau chấm mắm, đã là bữa cơm ngon nhất của nhà tui. Những ngày không có gì ăn, tui với chị cùng mấy cháu phải ăn cả rau heo để đỡ đói” - cụ Mai sụt sùi nhớ lại.
Cô con gái Lê Thị Thanh Xuân (con gái cụ Trắng) chỉ biết nuốt nước mắt vào trong tiếng thở dài ngậm ngùi: “Bao nhiêu năm chỉ biết lang bạt cùng mẹ và dì khắp các con hẻm bán từng tấm vé số nuôi thân. Tối về, cả nhà lại che tạm miếng bạt lên mà ngủ.
Ngày đó sợ nhất những ngày dột như tắm mưa giữa trời, cả nhà lại ôm nhau khóc.”
Cận cảnh túp lều 2 bà cụ nghèo nhất sài gòn mà tôi từng biết - ảnh 3
Hai cụ vẫn lạc quan sống cho dù đời bao biến cố
Trong khi đó, anh Hùng (con trai duy nhất cụ Trắng) những tưởng sẽ hạnh phúc khi có gia đình riêng, và sẽ là niềm an ủi, nguồn lao động đỡ đần hai cụ.
Nhưng cũng kém may mắn thay, vợ anh Hùng lại bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Anh vừa lo kiếm tiền nuôi các con, vừa phải chăm sóc vợ trong bệnh viện.
Số tiền ít ỏi kiếm được không đủ trang trải cho gia đình mình nên mặc cảm, hổ thẹn với mẹ mà bỏ đi biệt xứ.
Cụ Trắng cặp mắt kèm nhèm khi nhắc đến con trai. Cụ nói trong dòng nước mắt nghẹn ngào: “Nó thương tui lắm!
Ngày xưa, cuối tuần nào cũng về thăm, không có tiền nuôi tui, để tui ăn kham ăn khổ nên chỉ biết khóc. Tối nó không ngủ mà chỉ ngồi bóp chân cho tôi suốt đêm rồi thút thít.”
Mong ước cuối đời
Tuy hoàn cảnh nghèo khổ nhưng hai chị em cụ Trắng chưa một lần than trách. Ngược lại, hai cụ lại rất lạc quan trước sự yêu thương đùm bọc của bà con lối xóm dành cho mình. Hại cụ xem đó là niềm hạnh phúc mà mình may mắn được sống và có được.
Cận cảnh túp lều 2 bà cụ nghèo nhất sài gòn mà tôi từng biết - ảnh 4
Cụ Trắng luôn ao ướt một lần được gặp đứa con trai mình
Cụ Trắng vui vẻ nói: “Đời khổ thì khổ thật đấy, nhưng có ai được như tụi tui sống giữa hàng trăm người luôn giang tay giúp đỡ. Sống được đến cái tuổi này cũng là mừng, có ai dám mơ nhiều”.
Giờ sức khỏe yếu, chân tay run rẩy, bước còn vững vàng, đi đâu phải nhờ người con gái cụ Trắng dắt tay. Thế mà trong con mắt cụ Trắng, cụ Mai vẫn sáng lạ thường. Hàng ngày, hai chị em cụ vẫn hay ra ngồi trước hẻm hóng gió.
Hễ có mấy cô chú vé số, anh chị ve chai đi ngang qua lại tạt vào đôi lát mà hàng huyên với hai cụ. Hai cụ cũng đỡ buồn bã hơn.
Anh Dũng, một người bán vé số, cho biết: “Sao mà lạ thế không biết, ngày nào sang con hẻm này tôi cũng vào hỏi thăm cụ vài câu mới có thể đi bán được tiếp.
Chuyện nhà, chuyện đời,... cứ nói ra hết là thấy vui. Số tôi cũng không cha không mẹ nên từ lâu xem hai cụ là người thân của mình rồi. Và chỉ mong sao hai cụ khỏe mạnh mà thôi.”
Nghĩ đời đã không có tuổi thanh xuân, những ngày tháng ngắn ngủi còn lại của mình, hai cụ cũng không mong ước gì nhiều. Chẳng cần ở nhà cao, cửa rộng, ăn sung, mặc sướng, chỉ mong sao có sức khỏe để có thể cùng dìu nhau đi nốt quãng đời còn lại.
Đang trò chuyện, cụ Trắng bỗng lặng người: “Cậu chụp cho tui tấm ảnh, xem như đi lạc còn có người biết dắt về, không thì cũng có tấm ảnh thờ sau này.
Tui già cả lắm rồi, chẳng mong gì nhiều, chỉ mong thằng Hùng - con tôi - nó không giàu nhưng cũng bớt khổ đi. Tui thương, tui nhớ nó quá”.
Cận cảnh túp lều 2 bà cụ nghèo nhất sài gòn mà tôi từng biết - ảnh 5
Cụ Mai hạnh phúc khi được sống trong tình thương
Người chị vừa nói xong, cụ Mai tiếp lời: “Hơn 70 năm ở Sài Gòn rồi, hồi rời quê còn thời con gái giờ đã ngoài 85. Tui mong sau này có chết thì cũng được đem về Sa Đéc cho gần tổ tiên ông bà. Đó là niềm mong ước không những cho tui mà cả chị tui nữa.”.
Nói xong, hai cụ lại nở nụ cười phúc hậu, têm miếng trầu bỏ vào miệng ngón nghén ngon lành. Đôi mắt cụ Trắng lại nhìn xa xăm vô định, thi thoảng từ khóe mi lại rỉ ra vài giọt nước mắt. “Có lẽ, cụ đang nhớ con, mong con về. Nỗi niềm người mẹ ai thấu” (tôi tự thầm).
Trời bắt đầu ngả tối, màng đêm buông, ánh sáng hiu hắt không đủ soi tỏ 2 gương mặt mờ nhạt. Tôi ra về, nhưng trong đầu vẫn nhớ mãi nụ cười cụ Trắng cùng câu nói:
“Trải qua trăm thứ chuyện để còn biết mùi đời. Sống hơn 80 năm trên đời, không chết đói, đó không phải phúc hay sao?...”

Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình

Cụ ông 97 tuổi và cụ bà 95 tuổi (Yên Đồng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đang mắc bệnh hiểm nghèo những mỗi bữa cơm chủ yếu là cơm trắng nấu loãng.

Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 1
Trong căn nhà đã tồn tại gần nửa thế kỷ này có hai cụ già Phạm Ngọc Khá và Nguyễn Thị Quẹt (97 và 95 tuổi) sinh sống.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 2
Hai cụ có hoàn cảnh rất khó khăn, thường xuyên đau yếu. Các con của cụ cũng mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến tình trạng không ai chăm sóc được cho bố mẹ. Có những đêm cụ ông lên cơn đau tim, cụ bà phải thức trắng chăm sóc.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 3
Hai cụ có 5 người con nhưng tất cả đều nghèo khó, không có điều kiện chăm sóc. Con gái lớn của cụ cũng đã hơn 70 tuổi. Bà đi lấy chồng xa nhưng chồng lại mất sớm, phải một mình nuôi con, chăm cháu, cuộc sống cũng khó khăn không kém.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 4
Hàng tháng, hai cụ nhận được tổng số tiền trợ cấp là 360.000 đồng của nhà nước dành cho người cao tuổi. Số tiền này phần lớn dành để mua thuốc chữa bệnh. Biết được hoàn cảnh của hai cụ, chính quyền xã và hàng xóm láng giềng đều cố gắng giúp đỡ hỗ trợ cho hai cụ dù địa phương này còn rất nghèo.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 5
Cả nhà cứ làm được đồng nào là đi khắp nơi chữa bệnh. Ở đâu bác sĩ cũng lắc đầu vì căn bệnh hiếm gặp và khó chữa trị. Gia cảnh đã khó khăn, lại càng túng bấn hơn.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 6
Tuổi cũng đã quá cao, hai cụ ăn uống rất qua loa. Mỗi bữa chủ yếu là cơm trắng nấu loãng. Thỉnh thoảng dịp lễ tết có người biếu tiền nhưng cũng chỉ đủ mua vài đồ dùng lặt vặt sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 7
Một ông con trai khác của hai cụ tử vong vì khai thác đá, người khác thì đi lập nghiệp tận trong miền Nam. Cụ bảo, đời sống của ông ấy cũng khốn khó, bươn trải nhiều nên rất ít có điều kiện giúp đỡ bố mẹ, không có tiền mà về thăm quê.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 8
Có những đêm cụ ông bị bệnh, trời mưa gió, bà phải dùng áo mưa che cho góc giường khỏi bị nước nhỏ vào. Rồi những đêm mùa đông, gió lùa vào qua tấm cửa che tạm bợ. Trong căn nhà đã nhuốm màu thời gian, đồ vật nào cũng cũ kỹ, thứ quý giá nhất chính là những tấm bằng mừng thọ của hai cụ được treo trang trọng trước bàn thờ gia tiên.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 9
Bởi vậy, cụ bà chỉ ước có sức khỏe để chăm sóc ông. Bà mong mỏi căn nhà đỡ dột những ngày mưa, muốn cánh cửa kín hơn để gió đỡ lùa. Bà cũng có một ước mơ nho nhỏ đó là có chiếc chuồng để nuôi gà.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 10
Cạnh nhà hai cụ là gia đình ông con trai thứ hai. Người này hiện đang mắc bệnh nan y về khớp nên không thể làm được việc nặng. Lưng cứ càng ngày càng còng mà không biết tại sao. Anh chỉ biết nhận thêm ruộng để cấy, cấy cả phần của hai cụ.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 11
Trớ trêu thay, người con trai lớn cũng có dấu hiệu bị bệnh giống cha, cơ thể cứ suy nhược dần, đi lại ngày càng khó khăn, ngồi cũng không ngồi được chứ đừng nói là làm việc nặng. Mọi lo toan trong nhà đều đổ dồn lên vai người vợ đã lớn tuổi và đứa con trai thứ hai.
Hình ảnh ám ảnh của 2 cụ già gần trăm tuổi trong căn nhà cũ kỹ ở Ninh Bình - ảnh 12
Hai cụ đang rất cố gắng vượt qua khó khăn. Cụ ông yếu, cụ bà cần mẫn chăm ông, nhắc ông từng lần uống thuốc, thức trắng mỗi đêm ông lên cơn bệnh. Hai cụ đều hiểu con cái mình ai cũng khổ cả nên không một lời oán trách.

Ảnh cụ ông lang thang ăn đồ thừa tại bãi rác gây xúc động

Ngay sau khi đăng tải trên fanpage dành cho những người yêu nghệ thuật, hình ảnh này đã thu hút 2.000 like (thích), cùng hàng trăm bình luận, chia sẻ.

Trước khoảnh khắc người đàn ông lang thang nhặt đồ thừa trong thùng rác và đưa lên miệng ăn, phần lớn dân mạng đều tỏ ra thương xót, không thể cầm lòng.
Ảnh cụ ông lang thang ăn đồ thừa tại bãi rác gây xúc động - ảnh 1
Hình ảnh khiến nhiều người thương cảm. Ảnh chụp màn hình.
Thành viên Phương Anh bình luận: "Nhìn hình ảnh này, mình thấy ám ảnh quá. Cuộc đời còn rất nhiều số phận bất hạnh. Đúng là kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra".

"Đôi khi, chúng ta còn chưa hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Nhưng ngoài đời, nhiều người còn bất hạnh hơn. Thấy tội cho cụ ông này thật", nickname Hoàng Nghĩa chia sẻ.
Bên cạnh đó, không ít dân mạng ngỏ ý muốn tìm cụ ông trong ảnh để giúp đỡ. Tài khoản Hà Hương nói: "Có ai biết thông tin về người đàn ông này không? Nếu tìm được ông để hỗ trợ, cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn nhiều".
Tác giả của bức hình gây xúc động là Nguyễn Sơn Tùng, 26 tuổi, đến từ Hà Nội.
Trao đổi với Zing.vn , Sơn Tùng cho biết, anh tình cờ ghi lại khoảnh khắc trên vào ngày 4/3/2010 tại đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội. Bức hình tuy được chụp khá lâu nhưng tác giả vẫn muốn chia sẻ cảm xúc ở thời điểm ấy với mọi người.
Ảnh cụ ông lang thang ăn đồ thừa tại bãi rác gây xúc động - ảnh 2
Cụ ông loay hoay nhặt đồ thừa tại thùng rác, nhất quyết không xin tiền từ mọi người. Ảnh: Sơn Tùng.
“Lúc đó, mình đang ngồi với bạn bè, tình cờ bắt gặp hình ảnh này nên chụp lại luôn. Mình chỉ thấy cụ rất tội nghiệp và thương cụ. Tuy nhiên, khi mình biếu tiền, cụ nhất quyết không lấy”, Sơn Tùng chia sẻ.
Theo chàng trai 26 tuổi, nhân vật chính trong ảnh khoảng 70 tuổi, có thể gặp phải vấn đề tâm lý nào đó.
“Vào thời điểm chụp, cụ ông này hay đi lang thang tìm đồ ăn xung quanh khu phố Nguyễn Quý Đức mà không xin tiền từ mọi người. Tuy nhiên, thời gian sau đó, không thấy cụ đâu nữa”, anh nói.
Hàn Triệt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH