VÌ DÂN, VÌ NƯỚC? 01

-"Gốc có vững cây mới bền,
 Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"

“Dễ mười lần không dân cũng chịu
 Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
 
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”
 
“Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ cho dân”.

“Từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hòa cùng nhân dân thì mới hiểu được dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm của dân... Hòa cùng Nhân dân còn để giác ngộ, lãnh đạo Nhân dân thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng có lợi cho Nhân dân”.
 
“...Máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo cáo. Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp”.
  
Hồ Chí Minh
 
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Người đàn ông ở quận 9 tặng gia tài hơn 100 tỉ cho trẻ mồ côi

Dân gánh lãi ngân hàng qua giá nước sông Đuống

(Người Việt) - Việc Hà Nội thông tin trong giá 1m3 nước sông Đuống có 2.003 đồng là để trả lãi ngân hàng khiến dư luận xôn xao. 



Dan ganh lai ngan hang qua gia nuoc song Duong
Đường ống dẫn nước sạch qua sông Hồng của công ty nước mặt sông Đuống. Ảnh: Báo Hà Nội mới
Sau vụ nhà máy nước sông Đà bị nhiễm dầu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn hộ dân thuộc nhiều quận, huyện của thủ đô Hà Nội, thông tin tới đây Hà Nội sẽ mua nước của Công ty CP nước mặt sông Đuống với giá cao đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Cụ thể, trong buổi họp giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội vào chiều 12/11, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà cho biết, trong mức giá 10.246 đồng/m3 tạm tính của nước sông Đuống có khoảng 2.003 đồng là trả lãi vay của nhà đầu tư. Mức giá 10.246 đồng/m3 này đã cao hơn so với mặt bằng giá nước bán lẻ cho người dân hiện nay, bởi hiện tại, người dân Hà Nội đang mua nước sạch với giá 7.000 đồng/m3.
Việc chọn mua nguồn nước mới với giá cao hơn mặt bằng chung, sau đó sẽ tăng giá bán lẻ cho người dân, cộng thêm với thông tin trong giá mỗi m3 nước sạch của Công ty CP nước mặt sông Đuống có 2.003 đồng là trả lãi vay ngân hàng của doanh nghiệp này, khiến dư luận xôn xao bàn tán. Bên cạnh đó, đại diện Sở Tài chính cũng cho biết, tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng khoảng 3.998 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào sử dụng, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước.
Điều này khiến nhiều người đặt ra vấn đề, phải chăng doanh nghiệp có dự án nhà máy nước sông Đuống đang hoạt động theo kiểu “tay không bắt giặc”, bởi trong gần 5.000 tỷ đồng đó đã có tới hơn 80% là vống đi vay ngân hàng, và phần lãi vay đó cũng được tính vào giá nước. Và nói một cách khác, người dân đang gánh nợ ngân hàng thay cho doanh nghiệp này khi trả tiền sử dụng nước sinh hoạt với một mức giá cao hơn hẳn giá nước mặt bằng chung hiện nay.
Ngoài ra, cũng chưa thật công bằng, thấu đáo khi cùng trong một thành phố, nhưng những người dân dùng nước sông Đà thì được mua với mức giá thấp hơn những người dân dùng nước sông Đuống. Chắc chắn sẽ nẩy sinh những ý kiến cho rằng quyền lợi của những hộ dân phải mua nước sinh hoạt với giá cao hơn chưa được đảm bảo.
Phía UBND TP Hà Nội cũng đã có kế hoạch sẽ chi ngân sách 200 tỷ đồng để bù lỗ cho các doanh nghiệp phân phối nước sạch đến người dân bởi họ cho biết, mức giá “bán buôn” của nhà máy nước sông Đuống quá cao. Và tiền ngân sách này, cũng chính là tiền thuế của người dân đóng góp. Loanh quanh lại cũng là “gạo chung một thúng” cả.
Trả lời trên báo Tuổi trẻ về có ý kiến cho rằng, với những ưu ái mà doanh nghiệp này nhận được dư luận đặt vấn đề thì có phải Công ty CP nước mặt sông Đuống là "sân sau" của lãnh đạo thành phố, bà Đỗ Thị Kim Liên - chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, chủ tịch HĐQT Công ty CP nước mặt Sông Đuống cho biết: “Tôi cũng nói với lãnh đạo thành phố Hà Nội là vì thành phố mời gọi đầu tư chúng tôi mới làm nên thành phố cần phải nói rõ để người dân không hiểu lầm Công ty CP nước mặt sông Đuống, chúng tôi đang có công mà lại như là tội đồ”.
Chuyện người dân có “hiểu lầm” Công ty CP nước mặt sông Đuống hay không, có lẽ cũng chưa ai dám khẳng định, nhưng trước những vấn đề đang gây xôn xao dư luận về chuyện trong giá thành 1m3 nước sông Đuống có cả tiền lãi để trả nợ ngân hàng của dự án này, người dân cũng hoàn toàn có quyền được đặt ra những thắc mắc.
Việc tính giá thành 1m3 nước với giá 10.246 đồng này đã hoàn toàn minh bạch hay chưa, kiểm toán Nhà nước cần vào cuộc sớm để công khai thông tin cho người dân được biết. 
Mi An

Người thầy khai sinh ra giáo án điện tử và những sáng tạo không ngừng

- Thầy Trần Mậu Minh từng 2 lần từ chối về Sở GD-ĐT TP.HCM công tác.Thầy cũng là người đánh giá học sinh theo cách riêng được nhiều người ủng hộ.

Từ chối vì thấy mình không hợp ở vị trí chỉ đạo
Thầy Minh nguyên là hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Quận 1, TP.HCM.
Sau năm 1975, khi miền Nam vừa giải phóng, để kiện toàn bộ máy giáo dục, một loạt cán bộ "hạt giống" được mời về Sở GD-ĐT công tác. Lúc này, đời sống của giáo viên công tác tại cơ sở cực khổ, thiếu thốn mọi bề. Thầy Minh được ông Huỳnh Công Minh - phụ trách công tác đoàn, Sở GD- ĐT mời về phụ trách công đội (sau này ông Huỳnh Công Minh đảm đương tới vị trí giám đốc sở), nhưng thầy từ chối.
Người thầy khai sinh ra giáo án điện tử và những sáng tạo không ngừng
Thầy giáo hai lần từ chối về sở giáo dục công tác
"Lúc này, tôi đang gắn bó với cơ sở với học trò. Các em rất quý mến, nếu về sở không có học trò rất buồn nên tôi đã từ chối" ông Minh kể.
Lần khác là những năm 1990. Lúc này, thầy Minh đang làm hiệu trưởng Trường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục quận 1. Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục mời thầy về công tác tại phòng đào tạo nhưng thầy lại tiếp tục từ chối.
Gắn bó với cơ sở, thầy được được rút sang các Trường THCS Chu Văn An rồi Trường THCS Trần Văn Ơn. Thầy được ví von như một người lính cứu hỏa, trường nào có "vấn đề" là có mặt.
Tôi hỏi có lúc nào chạnh lòng khi những người cùng thế hệ về sở công tác đã đảm đương những vị trí rất cao, thậm chí còn đứng đầu ngành giáo dục thành phố, người thầy giáo già từ tốn bảo không quan niệm vị trí cao thấp mà thấy phù hợp với ý thích của mình.
"Tôi cảm thấy mình không thích hợp ở những vị trí chỉ đạo. Tôi làm ở trường để gắn bó với học trò vì quen với chuyện này. Có lẽ vì vậy mà món quà vô giá tôi nhận được dù đã nghỉ hưu, những học trò cách đây 30-40 năm vẫn tìm tới mình".
"Thời của tôi không ai nghĩ tới chuyện cao thấp mà chỉ nghĩ tới nhiệt tâm để cống hiến, đóng góp được gì cho ngành. Ngay cả khi tôi đang ở vị trí hiệu trưởng bồi dưỡng giáo viên của quận, sở lại rút về để chấn chỉnh Trường THCS Chu Văn An ở khu Mả lạng (một thời nổi tiếng khu tệ nạn của thành phố) tôi cũng rất vui. Tôi không nghĩ mình ở vị trí cấp quận mà về cấp trường"- ông nói.
Tuy nhiên, chính điều này khiến thầy Minh nhận được sự tôn kính của nhiều người. Gắn bó với trường lớp, với học trò đã tạo điều kiện cho thầy có nhiều sáng tạo trong dạy học và quản lý.
Thầy giáo luôn sáng tạo
ThầyTrần Mậu Minh là nhà giáo có nhiều đổi mới sáng tạo. Những sáng tạo cách đây 30 của thầy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được ứng dụng rộng rãi trong dạy học.
Những năm 1990, công nghệ thông tin chưa phát triển nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM đã quyết định mở lớp tin học cho cán bộ cốt cán của các phòng giáo dục sau chuyến tham quan tập huấn ở Singapore. Là người nằm trong diện được học tập, ngay sau khi tiếp thu, thầy Minh - lúc này đang làm Giám đốc phòng thí nghiệm thực hành Quận 1 kiêm hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục - đã mở Trung tâm tin học Quận 1. Thầy đi xin từng cái máy tính cũ về trang bị cơ sở vật chất cho trung tâm. Sau này Trung tâm tin học Quận 1 chính là cơ sở xử lý các số liệu thi cử của sở giáo dục.
Thầy Minh cũng chính là người khai sinh ra giáo án điện tử - một công cụ dạy học được sử dụng rộng rãi ngày nay. Đó là những năm làm hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An. Lúc này toàn thành phố chưa có trường học nào ứng dụng công nghệ vào giảng dạy thì Trường THCS Chu Văn An nổi lên phong trào giáo án điện tử mà người đi đầu và truyền lửa cho giáo viên chính là vị hiệu trưởng Trần Mậu Minh.
Chính thầy hiệu trưởng đã mở lớp dạy giáo viên cách thiết kế tới soạn bài rồi vận động mua cơ sở vật chất. Việc làm được lan rộng, Phòng giáo dục Quận 1 yêu cầu ông Minh mở lớp cho giáo viên cốt cán của quận, còn Trường THCS Chu Văn An trở thành trường có nhiều giáo án xuất sắc nhất thành phố.
Rời Trường THCS Chu Văn An tới Trường THCS Trần Văn Ơn công tác những năm trước lúc nghỉ hưu, thầy Minh lại là người đưa ra phương pháp dạy học trực tuyến E- Learning và phát triển phương pháp học qua dự án.
Nhưng có lẽ điều đặc biệt nhất phải nhắc tới thầy Minh là người không áp dụng đánh giá học sinh theo Thông tư 08 của Bộ GD-ĐT mà làm theo cách riêng. Lúc làm quản lý các trường, học sinh nào cũng mặc nhiên có hạnh kiểm tốt nhưng các em phải biết cách để bảo vệ điều này. Đầu học kỳ, các em sẽ được tặng 30 điểm tương đương hạnh kiểm tốt nhưng nếu vi phạm thì bị trừ và làm tốt sẽ được cộng.
Có một câu chuyện hài hước thầy  kể lại khi áp dụng cách đánh giá này, học trò có nhiều "mẹo" để kiếm điểm cộng. Có những em do vi phạm khiến bị trừ nhiều điểm và sẽ bị hạnh kiểm thấp nên tìm cách để nâng lên bằng cách nhờ bạn đánh rơi tiền rồi nhặt trả lại. Các em báo với giám thị là cộng điểm với lý do"người tốt việc tốt.
"Lúc giám thị phát hiện báo cho tôi nhưng tôi bảo vẫn cộng cho chúng vì dù sao cũng đã biết việc nào nên việc nào không nên để sửa đổi" - ông cười nói.
Với cách đánh giá này, sau một học kỳ em nào được 27 điểm trở lên là hạnh kiểm tốt; 21-27 là khá; 15-21 là trung bình khá, dưới 15 là trung bình. Đầu học kỳ sau, học sinh lại có 30 điểm nên không bị mặc cảm, tự ti.
Thầy Minh bảo, lúc đó chỉ nghĩ những gì có lợi và tốt cho học trò thì làm. Ở trường học có nhiều phong trào nhưng không phải cái nào cũng tốt cho học trò, nhưng có những phong trào tốt thì không thể từ chối.
"Cũng may lúc đó nhiều báo đăng bài ủng hộ nên yên thân. Mà tôi chỉ vận dụng đánh giá hạnh kiểm học sinh thay cho cảm tính bằng đánh giá minh bạch có thưởng, có phạt trên cơ sở hoc sinh tự nhận. Khi học sinh có vi phạm lớn vẫn xử lý theo Thông tư 08 lập Hội đồng kỷ luật nhưng giáo dục là chính. Thường thì tôi cho học sinh thời gian phấn đấu sửa chữa cuối học kỳ ra quyết định hủy quyết định kỷ luật cho học sinh để không ghi vào học bạ"- ông kể.
"Tôi thấy mình sống xứng đáng với đời"
Nghỉ hưu đã 7 năm nay, khi được đề cập tới việc chia sẻ trong những ngày gần 20/11 này, thầy Minh rất ngại. Thầy bảo những rào cản về tuổi tác hơn nữa không muốn về mình.
Người thầy khai sinh ra giáo án điện tử và những sáng tạo không ngừng
Thầy giáo hai lần từ chối về sở giáo dục công tác
Được nhiều trường tư mời về làm quản lý nhưng thầy đều từ chối. Vị thầy giáo già  bộc bạch, không phải hết yêu nghề mà sức khỏe không cho phép để nhiệt tâm như xưa. Hơn nữa, 40 năm trong nghề, ông thấy mình đã bỏ bê gia đình quá nhiều. Những năm tháng ấy, cứ 6 giờ sáng ông mang xe ra khỏi nhà, tới 9-10 giờ đêm mới về, nên thấy thiếu trách nhiệm với gia đình. May mắn, người vợ cũng là giáo viên nên có sự đồng cảm với chồng. Còn con gái vì có sở thích riêng nên đã rẽ theo hướng khác.
Dù vậy, thầy Minh bảo có những món nợ vẫn không trả. Đó là lý do hiện nay cứ mỗi dịp tuyển sinh lớp 10, ông lại mày mò phân tích số liệu, tư vấn cho học sinh. Ngay cả những học sinh có vấn đề tâm lý lại tìm tới ông để nghe sẻ chia.
Nhìn lại những việc đã làm, người thầy giáo già bảo cảm thấy hạnh phúc, thấy sống xứng đáng với cuộc đời. Còn với nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn, hình ảnh thầy giáo Trần Mậu Minh nhân hậu, thân thiện là cả một thời ký ức.
Lê Huyền
Tình yêu toán học của giáo sư trẻ nhất năm 2019

Tình yêu toán học của giáo sư trẻ nhất năm 2019

 - Từng chật vật để sống, Sĩ Đức Quang rồi cũng nhận ra "Cứ làm tốt công việc của mình thì vẫn có thể ....

Dùng 660 triệu tiền phúng viếng cha mẹ làm đường cho dân

Thực hiện ước nguyện bố mẹ trước khi mất, bà Phong (Quảng Ngãi) dùng 660 triệu đồng tiền phúng viếng làm đường bê tông cho làng mình. 

Xây đường từ tiền phúng điếu của mẹ
'Công trình được xây dựng từ tiền phúng điếu ông Bùi Kiệt', 'Công trình được xây dựng từ tiền phúng điếu bà Lê Thị Hồi', là những dòng chữ trên bia ghi danh đặt trang trọng ở bốn tuyến đường tại xã Nghĩa Hiệp khiến chúng tôi tò mò.
Đây là 4 tuyến đường mà bà Bùi Thị Phong (thôn Đông Mỹ, xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) - con gái của cụ ông Bùi Kiệt và cụ bà Lê Thị Hồi, đại diện gia đình đứng ra xây dựng.
Để ghi nhớ việc làm ý nghĩa của vợ chồng cụ Bùi Kiệt, chính quyền địa phương đã đặt 4 bia đá có khắc tên 2 vợ chồng cụ.
Dùng 660 triệu tiền phúng viếng cha mẹ làm đường cho dân
Tuyến đường bê tông được xây dựng bằng tiền phúng điếu của cụ ông Bùi Kiệt và cụ bà Lê Thị Hồi.
Tìm đến nhà bà Phong- nhà giáo về hưu, chúng tôi thật sự bất ngờ trước căn nhà cấp bốn cũ kỹ. Hỏi chuyện lấy tiền phúng điếu của cha mẹ làm thiện nguyện, bà Phong cười bảo: 'Đó là việc nên làm thôi mà'.
'Ai cũng thấy nhà tôi nghèo nhưng lại đứng ra xây đường bê tông cho dân. Số tiền xây 4 tuyến đường là tiền phúng viếng khi bố mẹ mất. Đó cũng là việc mà bố mẹ trước khi chết luôn nhắc nhở chúng tôi', bà Phong tâm sự.
Bà kể, bố mẹ bà sinh được 6 người con, kinh tế không khá giả. Nhưng mỗi khi đi trên con đường lầy lội, bố mẹ lại ước trúng được tờ vé số để làm cho quê hương những con đường sạch đẹp.
Trước lúc ra đi, mẹ bà Phong nắm tay con cháu bảo rằng, số tiền bà con hàng xóm láng giềng phúng viếng, các con hãy dành vào việc làm thiện nguyện.
Năm 2012, cụ Hồi mất, tiền phúng viếng được gần 280 triệu đồng. Một số tiền tương đối lớn vào thời điểm đó, tuy nhiên tất cả con cháu trong nhà thống nhất thực hiện di nguyện của mẹ.
'Sau khi đưa tang mẹ, 6 anh em nhà tôi họp và tất cả đồng ý dùng toàn bộ số tiền này để xây đường và làm từ thiện. Lúc ấy, mỗi người chia nhau mỗi việc, người thì lên kế hoạch xây đường, người tìm kiếm những nơi khó khăn cần sự giúp đỡ. Tất cả đồng lòng để cùng nhau thực hiện di nguyện của mẹ để lại', bà Phong nhớ lại.
Trong khi đó, cụ Bùi Kiệt lên UBND xã Nghĩa Hiệp xin được dùng số tiền phúng viếng vợ làm đường.
Sau khi được chính quyền chấp thuận, bà Phong đại diện gia đình làm đường bê tông dài 230m, rộng 2m, đạt chuẩn đường Nông thôn mới.
Ngoài ra, gia đình bà Phong dùng một ít tiền để mua trang thiết bị nhà văn hóa thôn Đông Mỹ, đóng góp trong các quỹ 'Người cao tuổi', 'Vì người nghèo', 'Khuyến học',…
Dùng 660 triệu tiền phúng viếng cha mẹ làm đường cho dân
Bà Bùi Thị Phong tự hào khi nói về việc xây đường từ tiền phúng viếng bố mẹ.
3 tuyến đường mang tên cụ Bùi Kiệt
Đi trên tuyến đường bê tông được xây bởi tiền phúng viếng của vợ và thấy 2 tấm bảng khắc tên vợ ở đầu và cuối con đường, cụ Bùi Kiệt rất vui và tự hào.
Về nhà, cụ cũng căn dặn với các con: 'Sau này cha có chết, các con hãy dùng số tiền phúng viếng cha để làm y hệt mẹ các con vậy'.
Thời gian qua đi, sức khỏe cụ giảm sút nhanh chóng. Năm 2015 cụ Kiệt mất trong sự thương tiếc của người dân.
Đám tang ấm áp tình làng nghĩa xóm và rất nhiều người từ xa đến viếng. Số tiền phúng lên đến 380 triệu đồng.
Sau khi đám tang cụ Kiệt qua đi, bà Phong lại đại diện cho 6 anh em đứng ra thực hiện lời dặn của cha, dùng 380 triệu đồng tiền phúng viếng làm 3 tuyến đường bê tông hóa với tổng chiều dài 670m.
Dùng 660 triệu tiền phúng viếng cha mẹ làm đường cho dân
Đang ở trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ nhưng bà Phong vẫn dùng tiền phúng viếng xây đường theo tâm nguyện của bố mẹ.
'Việc xây đường cũng nhỏ thôi nhưng tự hào lắm. Bố mẹ đã mất nhiều năm, người dân trong xã vẫn cứ truyền tai câu chuyện gia đình tôi dùng tiền phúng viếng xây đường', bà Phong tâm sự.
Trả lời câu hỏi: 'Gia đình không khá giả, sao bà không dùng số tiền đó để xây lại căn nhà mới?', bà Phong bảo: 'Nhà mình không khá giả gì, nhưng tiền tài thì bao nhiêu cho đủ. Làm cho bà con hàng xóm có cái đường để đi là gia đình tôi vui rồi'.
Ông Trần Văn An, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp cho biết, gia đình cụ Bùi Kiệt và Lê Thị Hồi là gia đình có truyền thống cách mạng.
'Nhà chị Phong cũng không khá giả gì, nhưng việc gia đình chị lấy tiền phúng viếng của cha mẹ ra xây đường giúp dân đi lại rất đáng quý và trân trọng. Đây là hành động rất đẹp, là tấm gương sáng để tất cả mọi người noi theo', ông An nói.
Với việc làm ý nghĩa của gia đình cụ Bùi Kiệt, UBND xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa đã trao tặng nhiều giấy khen về việc góp phần xây dựng Nông thôn mới.
Năm 2018, bà Bùi Thị Phong đại diện cho gia đình còn được tỉnh cử đi dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc tại Hà Nội và được tuyên dương là Nữ anh hùng và Nữ điển hình tiêu biểu.
Lê Bằng

Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi

Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ. 

Những thiên thần nhỏ và phương pháp giáo dục mới
Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần là một ngôi nhà 3 tầng rộng rãi khang trang được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 2500m2 của gia đình ông Hiệp (P. Long Trường, Q.9, TP.HCM).
Ông Bùi Công Hiệp- chủ một xưởng cơ khí, là giám đốc cơ sở bảo trợ. Năm nay ông đã ngoài 60 tuổi. Mới đây, chúng tôi trở lại thăm ông, các cháu nhỏ và được biết, ông đang xây thêm nhà cho các cháu mồ côi, cơ nhỡ.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Đứa trẻ ngơ ngác khi không được ông bế.
Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần là mái ấm của những em nhỏ cơ nhỡ, bất hạnh thiếu tình thương của cha lẫn mẹ. Bằng nhiều cách, các bé được tập trung về đây và đã được ông Hiệp đứng ra lo toan mọi việc từ nhiều năm nay.
Các bé được chia ra thành nhiều lứa tuổi và được chăm sóc đặc biệt. Từ miếng ăn đến giấc ngủ, từ tiếng cười đến lời nói, tất cả được các bảo mẫu chăm chút từng li từng tí. Nguồn kinh phí để điều hành cơ sở ông Hiệp lấy từ nguồn thu nhập của gia đình. Điều rất vui là trong gia đình ông gồm vợ và 2 con đều nhất trí với công việc thiện nguyện ông làm và cũng đã chung tay với ông đến từng chi tiết nhỏ.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Lớp học theo phương pháp Montessori.
Chúng tôi cùng ông bước lên tầng trên nơi các bé từ 2 - 5 tuổi đang sinh hoạt. Cửa mở. Trước mắt chúng tôi, các bé mỗi đứa một chiếc chiếu nhỏ ngồi ngay ngắn thành 3 hàng. Trước mặt chúng là những dụng cụ học tập khác nhau. Đứa thì loay hoay tay cầm chày giã vào chiếc cối. Đứa mò mẫm với từng con chữ. Đứa say sưa với những món đồ lạ mắt ...
'Anh biết phương pháp giáo dục này không?'. Ông Hiệp hỏi không đợi chúng tôi trả lời, ông nói tiếp, đây là phương pháp mới có tên là Montessori.
Đặc điểm nổi trội của phương pháp này là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do trong khuôn khổ cho phép - trong việc hình thành nhân cách trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại.
Để có những buổi học như thế này - ông nói tiếp - 'chúng tôi đã đầu tư rất nhiều. Có 4 cô giáo chuyên trách về phương pháp giáo dục này trực tiếp chăm các cháu và chúng tôi cũng đã tốn một khoản tiền khá lớn để có dụng cụ học tập'.
Dự án nhà sinh hoạt, học tập, lưu trú
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Bữa ăn của các bé.
'Điều quan trọng với chúng tôi là kết quả học tập của các bé. Nuôi chúng, không phải chỉ nuôi chúng lớn mà phải nuôi chúng thành người. Chúng tôi đã xác định, chúng là những đứa con thân yêu nên chúng tôi không ngần ngại gì khi đầu tư để chúng có tương lai tươi sáng hơn', ông Hiệp cho biết.
Nhìn các bé vùi đầu vào những điều học hỏi mới, trong thâm tâm chúng tôi liên tưởng đến lúc chúng trưởng thành, một ngày mai nhiều triển vọng.
Tiếp tục theo chân ông, chúng tôi đến nhà ăn. Bên trong, một đám bé gái đang vây quanh một phụ nữ. Chị mải mê buộc từng lọn tóc cho các bé. 
Nhìn thoáng qua người ta tưởng chị là ruột thịt của những đứa trẻ. Từng cử chỉ, từng lời nói toát lên sự yêu thương như một người mẹ dành cho đứa con ngoan.
'Xong rồi, các con dọn bàn ghế ra đi'. Tiếng hô vang của chị bảo mẫu. Các bé lớn xúm xít xếp bàn ghế thành hàng dài. Bên trong bếp, một cô gái trẻ đang múc từng vá nui cho vào tô. Một chị đứng bên cạnh cho nước lèo vào. Hàng chục tô nui đã xong. Những bé lớn bưng từng tô để vào bàn theo vị trí ghế ngồi.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Người đàn ông tặng cơ ngơi 100 tỷ, xây thêm nhà nuôi trẻ mồ côi
Ông Hiệp và người phụ nữ buộc tóc cho các bé đến bên chúng tôi. 'Giới thiệu với anh, bà xã tôi đó'. Ông vừa cười vừa nói rồi sau đó chỉ vào cô bé trong bếp, 'con gái tôi Bùi Lan Oanh hôm nay cùng mẹ tham gia với các bé. Thôi, bây giờ mời anh cùng gia đình làm lễ động thổ dự án'.
Dự án nhà sinh hoạt, học tập, lưu trú được ông thai nghén đã lâu mãi đến hôm nay mới thực hiện. Ông cho biết từ khi có dự án 3 mạnh thường quân ngỏ ý muốn tham gia đóng góp khoảng 70 - 80% kinh phí nhưng đến khi thực hiện thì không một ai lên tiếng cả.
Kinh phí của dự án này được dự trù khoảng 5 tỉ cho phần xây dựng. Sau khi hoàn tất với diện tích sàn khoảng 800 m2 thì đủ cho tiêu chuẩn của nhà nước qui định 6m2/người. Toàn bộ kinh phí sẽ được ông thế chấp tài sản vay ngân hàng. Sau đó, con gái ông sẽ là người lo trang trải cả lãi và vốn cho ngân hàng.   
Nghi thức cúng động thổ đã chuẩn bị xong. Ông, con gái và nhóm thi công trang nghiêm dâng hương. Chúng tôi tin rằng với tấm lòng của ông, rồi đây, hơn 90 đứa trẻ không nơi nương tựa sẽ có được một mái nhà chung và một tương lai thật tươi sáng.
Trước đó, toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông Hiệp chuyển sở hữu cho tất cả các bé.
Ông Nguyễn Ngọc Cương, Phó chủ tịch UBND quận 9 xác nhận, cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần của ông Bùi Công Hiệp được quận cấp giấy phép hoạt động từ năm 2010.
Đây là nơi nuôi dưỡng các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Quận rất quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở các điều kiện về pháp lý để các cháu được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo qui định.
Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ bị bỏ rơi

Người đàn ông Sài Gòn tặng cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ bị bỏ rơi

 Vừa bước vào cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần, một đám trẻ ùa đến, giơ tay xin được bế khiến chúng tôi ....
Trần Chánh Nghĩa
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH