TT&HĐ I-1/b
Khoa học nói gì về Sự tồn tại của linh hồn
PHẦN I :
Có một cái gì đó
“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
Lepnit.
--------------------------
CHƯƠNG I: TỒN TẠI VÀ HƯ VÔ
Trí tưởng tượng quan trọng hơn sự hiểu biết, nhưng điều quan trọng hơn cả là đừng bao giờ ngưng đặt ra những câu hỏi.”
A. Einstein
---------------------------
Cây có gốc mới nở cành xanh lá
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình.
Nước có nguồn mới bể cả sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình.
(Ca dao)
(Tiếp)
* * *
Để làm sáng tỏ hơn nữa cuộc trả lời cho câu hỏi “Tồn Tại là gì?”, chúng ta dù chưa thực sự thỏa mãn
nhưng để khỏi nhọc lòng nữa, vẫn cứ đồng ý rằng: Tồn Tại, theo nghĩa
rộng nhất là sự thực khách quan, là toàn bộ thế giới này, là Vũ Trụ. Vũ
Trụ không cần chúng ta gắn nhãn mác, là một cái gì đó có sẵn, còn đó,
còn mãi; cái mà con người đầy lòng kiêu hãnh, sinh ra từ nó, cố nhận
thức nó và đồng thời như thế cũng là cố nhận thức chính mình. Như thế
thì mọi sự vật - hiện tượng hiện diện, mặc kệ chúng ta có cảm nhận được
hay không cảm nhận được đều là sự thể hiện của Tồn Tại, đều có cùng một
đặc tính là Tồn Tại, và cũng chính là bộ phận của Tồn Tại.
Tồn Tại ở đây mang ý nghĩa tuyệt đối. Vũ Trụ là không thể bị tiêu diệt!
Tồn tại, theo quan niệm nêu trên, sẽ trở thành một khái niệm cùng tột, bao hàm toàn bộ khái niệm mà con người có thể nghĩ ra được, bao hàm cả không gian, thời gian, vật chất … Không nên lầm lẫn giữa tồn tại và vật chất. Đã là vật chất thì phải tồn tại, nhưng đã là tồn tại chưa chắc là vật chất (ví dụ: không gian).
Cần nhấn mạnh thêm rằng, theo sự mách bảo của kinh nghiệm, nếu không là tất cả thì phần lớn các sự vật hiện tượng sớm muộn gì cũng chấm dứt hiện diện, nghĩa là một lúc nào đó chúng phải bị tiêu vong. Nhưng cũng theo mách bảo của kinh nghiệm thì đồng thời với quá trình tiêu vong là quá trình xuất hiện, hiện diện các sự vật - hiện tượng mới. Và nếu mọi nhãn mác gắn theo tất cả các sự vật hiện tượng được vứt bỏ đi thì cái gì đó còn lại chính là Tồn Tại, cái mà không người lớn nào có thể thấy; như một chỉnh thể thống nhất và duy nhất. Một cái cây, nếu bỏ đi mọi nhãn mác, nghĩa là chúng ta không có bất kì một khái niệm nào về nó, nghĩa là ta "nhìn thấy" nó ở tầng vô niệm; sẽ không thấy được sự sống chết của nó nữa, vì nó đã không còn phân biệt được, là sự hòa điệu của chỉnh thể Tồn Tại.
Tồn tại theo quan niệm vừa nêu của chúng ta là tồn tại có tính tuyệt đối. Chính vì thế mà câu hỏi “Tồn tại hay không tồn tại?” đối với Vũ Trụ trở nên vô nghĩa. Nhưng mặt khác, trong quá trình xây dựng nên quan niệm tồn tại cho mình, vô tình hay hữu ý chúng ta đã phải nói đến cái không tồn tại. Nếu không có không tồn tại thì làm sao mà hình dung được tồn tại? Do đó để cho hoàn thiện, không ai “kiện” chúng ta được, chúng ta “đành” công nhận sự không tồn tại. Không tồi tại còn được gọi là hư vô và có nghĩa là không có gì. Nếu tồn tại có hai dạng là tương đối và tuyệt đối không tồn tại cũng có hai dạng tương đối và tuyệt đối. Sự "hiện diện" của không tồn tại chính là sự khẳng định của tồn tại. Khi Đềcác nói: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” thì không những cái tôi tồn tại mà cả tư duy của cái tôi và đối tượng của sự tư duy ấy cũng tồn tại (khái niệm tồn tại ở đây phải được hiểu theo nghĩa hẹp, tương đối như: có, hiện diện, còn …) Nhưng nếu không còn tôi nữa, nghĩa là tôi không tồn tại nữa (lúc này, tồn tại lại phải mang tính tuyệt đối!!!),tức là tôi đã chết và sự tư duy của tôi cùng với đối tượng của sự tư duy ấy cũng chấm dứt tồn tại. Tuy vậy cái còn lại (cái xác vô hồn) vẫn tồn tại! Và ở đây phải hiểu tồn tại theo nghĩa tuyệt đối của nó!
Đồng nghĩa với không tồn tại là hư vô. Hư vô được coi như là sự trống rỗng, không có gì (một cách có thể là tuyệt đối hay tương đối, tương tự như tồn tại!!!). Bây giờ, chúng ta cho rằng Vũ Trụ chưa chắc đã tồn tại mà chỉ là hư vô. Nếu thế, vì là bộ phận của Vũ Trụ, nên chúng ta cũng là hư vô. Như thế, làm sao chúng ta còn "có mặt" để mà nhận thức thế giới? Mặt khác, một khi chúng ta dù bị cho là đang hư vô, nhưng vẫn còn nhận thức được (!), thì hư vô cũng phải được cho là có khả năng nhận thức và do đó, hư vô lại phải mang ý nghĩa tồn tại. Chỉ khi nào chúng ta không còn nhận thức nữa (khi ngủ say như chết hoặc chết thật!), thì đối với một hư vô nhận thức (và chỉ đối với nó thôi), Vũ trụ sẽ trở nên hư vô! (Cần thấy rằng khái niệm hư vô ở đây phải mang ý nghĩa tuyệt đối!!!)
Hãy đồng ý rằng Vũ Trụ là một tổng thể Tồn Tại mà trong đó cũng có những vùng, những khoảng trống rỗng, không có gì, và được gọi (qui ước) là hư vô. Rõ ràng, vì những vùng, khoảng hư vô đó là phân biệt được với sự tồn tại xung quanh chúng nên chúng cũng hiện diện, cũng "có mặt" như một "thực thể", một sự kiện, một sự thực khách quan. Như vậy hư vô cũng hoàn toàn có khả năng và thực sự "có quyền" mang danh nghĩa tồn tại như một cái gì đó. "Cái gì đó", cái không có gì mà vẫn được cho là hiển hiện ấy, được chúng ta quen gọi là (vùng, khoảng) không gian. Câu hỏi đặt ra: có vùng hay khoảng nào trong Vũ Trụ trống rỗng đến độ kể cả không gian cũng không có nốt không, tức là có hư vô tuyệt đối (một cách...đúng là tuyệt đối!) không? Có lẽ có, nhưng... chỉ là trong ảo mộng!!! Thí dụ: quá khứ và tương lai. Quá khứ và tương lai, khi không nhắc đến tên chúng, rõ ràng là những Hư Vô. Nhưng khi nhắc đến tên chúng thì ngay lập tức chúng trở thành "có" và tồn tại trong tâm tưởng. Chúng ta không thể hình dung nổi một cái gì đó tuyệt đối trống rỗng lại hiện ra được như một tồn tại trong thực tại khách quan và cả trong tâm tưởng! Phải chăng, Vũ Trụ, hay gọi theo cách khác là Thực Tại Khách Quan, là một tồn tại tuyệt đối, và tồn tại tuyệt đối là duy nhất, thống nhất, liên tục vì không thể có hư vô tuyệt đối? Dù chưa biết sự thể thế nào thì xét về mặt logic, luận điểm dưới đây là một chí lý:
- Khi nói rằng có hư vô thì có nghĩa là hư vô hiện diện, do đó phải là tồn tại.
- Hay: tồn tại không tồn tại là tồn tại.
không tồn tại tồn tại là tồn tại.
- Hư vô không tồn tại là tồn tại.
- Hư vô không hư vô là tồn tại.
(Đàng nào thì cuối cùng vẫn cứ là Tồn Tại!)
Rốt cuộc, xét về mặt khái niệm và hiểu theo nghĩa rộng nhất, thì Tồn Tại là khái niệm cao nhất, là khái niệm bao hàm mọi khái niệm; mọi khái niệm đều có thể qui về nó. Đối với tất cả mọi sự vật biết tư duy trừu tượng, dù ở bất cứ đâu trong Vũ Trụ, dù sử dụng bất cứ kiểu ngôn ngữ nào, muốn nhận thức đúng được sự thực khách quan thì trước hết phải có ý niệm về Tồn Tại đã, phải xây dựng khái niệm Tồn Tại để làm tiền đề và phải mở rộng ý nghĩa của nó đến tột cùng của khả năng suy tưởng.
Mặt khác, Tồn Tại, theo nghĩa "cùng cực" nhất, là một sự thực khách quan tuyệt đối, là một tổng thể hoàn chỉnh tối hậu, bao hàm toàn bộ mọi sự thật khách quan tương đối khác, kể cả không gian và thời gian, kể cả hư vô. Xét ở góc độ này thì Tồn Tại vượt lên trên mọi quan niệm của tư duy logic trong thời đại ngày nay. Nó vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn! Nó là cả hai, tồn tại và không tồn tại, và đồng thời cũng...không phải như thế!
Con người rồi đây sẽ nhận thức được sự thực ấy. Nhưng đối với câu hỏi cuối cùng của mọi câu hỏi: “Cái đó, cái làm nên Tồn Tại, là cái gì?” thì có lẽ sẽ vĩnh viễn không thể nhận dạng trực quan được!
Tồn tại, theo quan niệm nêu trên, sẽ trở thành một khái niệm cùng tột, bao hàm toàn bộ khái niệm mà con người có thể nghĩ ra được, bao hàm cả không gian, thời gian, vật chất … Không nên lầm lẫn giữa tồn tại và vật chất. Đã là vật chất thì phải tồn tại, nhưng đã là tồn tại chưa chắc là vật chất (ví dụ: không gian).
Cần nhấn mạnh thêm rằng, theo sự mách bảo của kinh nghiệm, nếu không là tất cả thì phần lớn các sự vật hiện tượng sớm muộn gì cũng chấm dứt hiện diện, nghĩa là một lúc nào đó chúng phải bị tiêu vong. Nhưng cũng theo mách bảo của kinh nghiệm thì đồng thời với quá trình tiêu vong là quá trình xuất hiện, hiện diện các sự vật - hiện tượng mới. Và nếu mọi nhãn mác gắn theo tất cả các sự vật hiện tượng được vứt bỏ đi thì cái gì đó còn lại chính là Tồn Tại, cái mà không người lớn nào có thể thấy; như một chỉnh thể thống nhất và duy nhất. Một cái cây, nếu bỏ đi mọi nhãn mác, nghĩa là chúng ta không có bất kì một khái niệm nào về nó, nghĩa là ta "nhìn thấy" nó ở tầng vô niệm; sẽ không thấy được sự sống chết của nó nữa, vì nó đã không còn phân biệt được, là sự hòa điệu của chỉnh thể Tồn Tại.
Tồn tại theo quan niệm vừa nêu của chúng ta là tồn tại có tính tuyệt đối. Chính vì thế mà câu hỏi “Tồn tại hay không tồn tại?” đối với Vũ Trụ trở nên vô nghĩa. Nhưng mặt khác, trong quá trình xây dựng nên quan niệm tồn tại cho mình, vô tình hay hữu ý chúng ta đã phải nói đến cái không tồn tại. Nếu không có không tồn tại thì làm sao mà hình dung được tồn tại? Do đó để cho hoàn thiện, không ai “kiện” chúng ta được, chúng ta “đành” công nhận sự không tồn tại. Không tồi tại còn được gọi là hư vô và có nghĩa là không có gì. Nếu tồn tại có hai dạng là tương đối và tuyệt đối không tồn tại cũng có hai dạng tương đối và tuyệt đối. Sự "hiện diện" của không tồn tại chính là sự khẳng định của tồn tại. Khi Đềcác nói: “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” thì không những cái tôi tồn tại mà cả tư duy của cái tôi và đối tượng của sự tư duy ấy cũng tồn tại (khái niệm tồn tại ở đây phải được hiểu theo nghĩa hẹp, tương đối như: có, hiện diện, còn …) Nhưng nếu không còn tôi nữa, nghĩa là tôi không tồn tại nữa (lúc này, tồn tại lại phải mang tính tuyệt đối!!!),tức là tôi đã chết và sự tư duy của tôi cùng với đối tượng của sự tư duy ấy cũng chấm dứt tồn tại. Tuy vậy cái còn lại (cái xác vô hồn) vẫn tồn tại! Và ở đây phải hiểu tồn tại theo nghĩa tuyệt đối của nó!
Đồng nghĩa với không tồn tại là hư vô. Hư vô được coi như là sự trống rỗng, không có gì (một cách có thể là tuyệt đối hay tương đối, tương tự như tồn tại!!!). Bây giờ, chúng ta cho rằng Vũ Trụ chưa chắc đã tồn tại mà chỉ là hư vô. Nếu thế, vì là bộ phận của Vũ Trụ, nên chúng ta cũng là hư vô. Như thế, làm sao chúng ta còn "có mặt" để mà nhận thức thế giới? Mặt khác, một khi chúng ta dù bị cho là đang hư vô, nhưng vẫn còn nhận thức được (!), thì hư vô cũng phải được cho là có khả năng nhận thức và do đó, hư vô lại phải mang ý nghĩa tồn tại. Chỉ khi nào chúng ta không còn nhận thức nữa (khi ngủ say như chết hoặc chết thật!), thì đối với một hư vô nhận thức (và chỉ đối với nó thôi), Vũ trụ sẽ trở nên hư vô! (Cần thấy rằng khái niệm hư vô ở đây phải mang ý nghĩa tuyệt đối!!!)
Hãy đồng ý rằng Vũ Trụ là một tổng thể Tồn Tại mà trong đó cũng có những vùng, những khoảng trống rỗng, không có gì, và được gọi (qui ước) là hư vô. Rõ ràng, vì những vùng, khoảng hư vô đó là phân biệt được với sự tồn tại xung quanh chúng nên chúng cũng hiện diện, cũng "có mặt" như một "thực thể", một sự kiện, một sự thực khách quan. Như vậy hư vô cũng hoàn toàn có khả năng và thực sự "có quyền" mang danh nghĩa tồn tại như một cái gì đó. "Cái gì đó", cái không có gì mà vẫn được cho là hiển hiện ấy, được chúng ta quen gọi là (vùng, khoảng) không gian. Câu hỏi đặt ra: có vùng hay khoảng nào trong Vũ Trụ trống rỗng đến độ kể cả không gian cũng không có nốt không, tức là có hư vô tuyệt đối (một cách...đúng là tuyệt đối!) không? Có lẽ có, nhưng... chỉ là trong ảo mộng!!! Thí dụ: quá khứ và tương lai. Quá khứ và tương lai, khi không nhắc đến tên chúng, rõ ràng là những Hư Vô. Nhưng khi nhắc đến tên chúng thì ngay lập tức chúng trở thành "có" và tồn tại trong tâm tưởng. Chúng ta không thể hình dung nổi một cái gì đó tuyệt đối trống rỗng lại hiện ra được như một tồn tại trong thực tại khách quan và cả trong tâm tưởng! Phải chăng, Vũ Trụ, hay gọi theo cách khác là Thực Tại Khách Quan, là một tồn tại tuyệt đối, và tồn tại tuyệt đối là duy nhất, thống nhất, liên tục vì không thể có hư vô tuyệt đối? Dù chưa biết sự thể thế nào thì xét về mặt logic, luận điểm dưới đây là một chí lý:
- Khi nói rằng có hư vô thì có nghĩa là hư vô hiện diện, do đó phải là tồn tại.
- Hay: tồn tại không tồn tại là tồn tại.
không tồn tại tồn tại là tồn tại.
- Hư vô không tồn tại là tồn tại.
- Hư vô không hư vô là tồn tại.
(Đàng nào thì cuối cùng vẫn cứ là Tồn Tại!)
Rốt cuộc, xét về mặt khái niệm và hiểu theo nghĩa rộng nhất, thì Tồn Tại là khái niệm cao nhất, là khái niệm bao hàm mọi khái niệm; mọi khái niệm đều có thể qui về nó. Đối với tất cả mọi sự vật biết tư duy trừu tượng, dù ở bất cứ đâu trong Vũ Trụ, dù sử dụng bất cứ kiểu ngôn ngữ nào, muốn nhận thức đúng được sự thực khách quan thì trước hết phải có ý niệm về Tồn Tại đã, phải xây dựng khái niệm Tồn Tại để làm tiền đề và phải mở rộng ý nghĩa của nó đến tột cùng của khả năng suy tưởng.
Mặt khác, Tồn Tại, theo nghĩa "cùng cực" nhất, là một sự thực khách quan tuyệt đối, là một tổng thể hoàn chỉnh tối hậu, bao hàm toàn bộ mọi sự thật khách quan tương đối khác, kể cả không gian và thời gian, kể cả hư vô. Xét ở góc độ này thì Tồn Tại vượt lên trên mọi quan niệm của tư duy logic trong thời đại ngày nay. Nó vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn! Nó là cả hai, tồn tại và không tồn tại, và đồng thời cũng...không phải như thế!
Con người rồi đây sẽ nhận thức được sự thực ấy. Nhưng đối với câu hỏi cuối cùng của mọi câu hỏi: “Cái đó, cái làm nên Tồn Tại, là cái gì?” thì có lẽ sẽ vĩnh viễn không thể nhận dạng trực quan được!
* * *
Vấn
đề tồn tại và hư vô làm đau đầu biết bao nhiêu bậc hiền triết, biết bao
nhiêu thế hệ các triết gia; làm hình thành nên biết bao nhiêu trường
phái triết học tranh luận, phản bác nhau, đến tận bây giờ cũng còn chưa
ngã ngũ. Điều đó cho thấy khái niệm tồn tại mơ hồ tới cỡ nào và nhận
thức tồn tại khó khăn đến mức nào!
Nhìn vào lịch sử nhận thức của loài người, chúng ta thấy đã có biết bao nhiêu luận thuyết về tồn tại, biết bao nhiêu mô hình về tồn tại (Vũ trụ luận) ra đời, từ vũ trụ thần thọai, vũ trụ tín ngưỡng đủ loại đến vũ trụ địa tâm, vũ trụ nhật tâm, rồi vũ trụ trực giác cơ học, đến vũ trụ dừng và đến ngày nay là Vũ trụ giãn nở. Chúng ta có quyền phê phán đúng- sai để tiếp tục nhận thức chứ không nên chê bai một cách khắc kỷ vì đó chính là quá trình tất yếu của nhận thức. Nêu vấn đề này ra, chúng ta chỉ muốn nói đến sự choáng ngợp của trí não con người trước tự nhiên tồn tại, nói đến lòng ngưỡng mộ biết bao nhiêu đối với tổ tiên và những bậc tiền bối; thấy rằng sự khao khát tìm hiểu Vũ Trụ của họ là vô bờ bến, là vô cùng mãnh liệt, truyền lửa nhiệt huyết đến tận thế hệ chúng ta hôm nay.
Nhìn vào lịch sử nhận thức của loài người, chúng ta thấy đã có biết bao nhiêu luận thuyết về tồn tại, biết bao nhiêu mô hình về tồn tại (Vũ trụ luận) ra đời, từ vũ trụ thần thọai, vũ trụ tín ngưỡng đủ loại đến vũ trụ địa tâm, vũ trụ nhật tâm, rồi vũ trụ trực giác cơ học, đến vũ trụ dừng và đến ngày nay là Vũ trụ giãn nở. Chúng ta có quyền phê phán đúng- sai để tiếp tục nhận thức chứ không nên chê bai một cách khắc kỷ vì đó chính là quá trình tất yếu của nhận thức. Nêu vấn đề này ra, chúng ta chỉ muốn nói đến sự choáng ngợp của trí não con người trước tự nhiên tồn tại, nói đến lòng ngưỡng mộ biết bao nhiêu đối với tổ tiên và những bậc tiền bối; thấy rằng sự khao khát tìm hiểu Vũ Trụ của họ là vô bờ bến, là vô cùng mãnh liệt, truyền lửa nhiệt huyết đến tận thế hệ chúng ta hôm nay.
* * *
Hỡi
anh em bằng hữu, noi gương những người đi trước, chúng ta đã hun đúc
lòng say mê đến mãnh liệt để làm một cuộc hành trình hoang tưởng đi tìm
chân lý. Ngày khởi đầu, chúng ta đã gặp phải một ngọn thái sơn có tên là
“quan niệm về tồn tại và hư vô” mà giờ đây chúng ta đã chinh phục
được(?!) Như thế có đáng tự hào không? Vừa xứng đáng vừa không! Chúng ta
tự hào vì đã xây dựng được cho riêng mình một quan niệm về tồn tại (ai
mà không làm được nhỉ?!), và không tự hào vì đó chẳng qua là một khối
chắp vá từ những thứ có sẵn mà chúng ta đã nhặt nhạnh, tích cóp được của
quá khứ.
Những khối chắp vá đó có đúng không? Không biết! Chỉ biết rằng nó thuộc quyền sỡ hữu của chúng ta; ai mua, chúng ta bán, ai xin, chúng ta cho! Và cũng biết rằng: Vật lý hiện đại đã xác nhận là không có Hư Vô, không có cái gọi là chân không trống rỗng tuyệt đối mà chỉ có cái gọi là chân không năng lượng được hình dung như một biển thăng giáng lượng tử.
Và hỡi anh em bằng hữu! Để cho mọi người thấy rằng chúng ta có nên tự hào không và chúng ta nhặt nhạnh được gì trong quá khứ để làm nên thành quả vừa rồi, chúng ta xin thay mặt bằng hữu kể lể đôi chút về thời xa xưa, thời mà giờ đây đã thành ba ngôi đền được người ta (chứ không phải chúng ta) cho là thiêng liêng nhất của triết học: triết học Hi Lạp cổ đại, triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Hoa cổ đại.
Hôm nay, còn ối người cho rằng Phương Đông không có triết học. Họ cho rằng nguồn gốc triết học (và cả khoa học nữa mới ghê chứ!) là ở Hy Lạp, nơi lần đầu tiên xuất hiện từ “triết học” với ý nghĩa nguyên sơ của nó là “yêu mến sự thông thái”.
Nếu như thế thì đành phải cho rằng chỉ có một ngôi đền thôi. Và chúng ta, những kẻ từ Phương Đông tới, cảm thấy vô cùng buồn bã. Nhưng làm sao mà trách họ được?
Trong cuốn “Đại cương lịch sử Triết học Phương Tây” (NXB Tổng hợp TP.HCM, năm 2006) chúng ta đọc được thế này:
Chúng ta cũng đồng ý nhận định trên với điều kiện khái niệm “triết học” phải được hiểu chính xác là “yêu mến sự thông thái”, và chỉ như thế thôi. Nhưng chúng ta lại đọc được một đọan nữa:
Không biết đúng sai thế nào, nhưng vì lòng tự trọng (hay tự ái?) chúng ta “nhiệt liệt hoan hô" nhận định sau đây của quyển “Giáo trình triết học Mác-Lênin” (NXB chính trị quốc gia, năm 2004):
Như thế, cần phải đánh giá triết học Hy Lạp cổ đại thế nào? Nhà triết học Nietzsche nói thế này:
Friedrich Nietzsche, 1882
Không kế thừa thì làm sao sáng tạo được? Nhận thức xuất phát từ đâu nếu không từ những tiền đề có được trên cơ sở kinh nghiệm đã được tích lũy?
Thôi, chúng ta nói chuyện khác!
Các hiền triết Hy Lạp cổ đại nói gì về tồn tại?
Dưới đây là những rút tỉa từ hai cuốn “Tập bài giảng lịch sử triết học tập II”, NXB chính trị quốc gia, năm 2005 và “Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã”, tác giả Hà Hữu Minh, NXB Mũi Cà Mau, 1996:
(Còn nữa)
Những khối chắp vá đó có đúng không? Không biết! Chỉ biết rằng nó thuộc quyền sỡ hữu của chúng ta; ai mua, chúng ta bán, ai xin, chúng ta cho! Và cũng biết rằng: Vật lý hiện đại đã xác nhận là không có Hư Vô, không có cái gọi là chân không trống rỗng tuyệt đối mà chỉ có cái gọi là chân không năng lượng được hình dung như một biển thăng giáng lượng tử.
Và hỡi anh em bằng hữu! Để cho mọi người thấy rằng chúng ta có nên tự hào không và chúng ta nhặt nhạnh được gì trong quá khứ để làm nên thành quả vừa rồi, chúng ta xin thay mặt bằng hữu kể lể đôi chút về thời xa xưa, thời mà giờ đây đã thành ba ngôi đền được người ta (chứ không phải chúng ta) cho là thiêng liêng nhất của triết học: triết học Hi Lạp cổ đại, triết học Ấn Độ cổ đại và triết học Trung Hoa cổ đại.
Hôm nay, còn ối người cho rằng Phương Đông không có triết học. Họ cho rằng nguồn gốc triết học (và cả khoa học nữa mới ghê chứ!) là ở Hy Lạp, nơi lần đầu tiên xuất hiện từ “triết học” với ý nghĩa nguyên sơ của nó là “yêu mến sự thông thái”.
Nếu như thế thì đành phải cho rằng chỉ có một ngôi đền thôi. Và chúng ta, những kẻ từ Phương Đông tới, cảm thấy vô cùng buồn bã. Nhưng làm sao mà trách họ được?
Trong cuốn “Đại cương lịch sử Triết học Phương Tây” (NXB Tổng hợp TP.HCM, năm 2006) chúng ta đọc được thế này:
“Mọi người đều thừa nhận rằng triết học đã xuất hiện vào thế kỷ VI - V TCN, ở Hi Lạp cổ đại …
Luận điểm về sự xuất hiện của triết học ở Hy Lạp cổ đại còn có nghĩa là cần phải khước từ tính triết học của các học thuyết ở các khu vực khác trên thế giới cùng thời hay thậm chí còn sớm hơn các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ đại. Đó trước hết là Ai Cập cổ, Babilon cổ đại, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại …
(...)
Triết học Hy Lạp cổ đã xuất hiện như là một trong những phát kiến vĩ đại của “thời gian trục” (khỏang 500 năm, từ năm 800 TCN (trước công nguyên)đến năm 200 TCN). Đồng thời, ngay từ đầu, nó đã có những đặc điểm phân biệt một cách căn bản nó với những hiện tượng khác của thời đại. Người Hy Lạp cổ tất nhiên đã tiếp cận nhiều thứ từ Phương Đông, đặc biệt là từ Babilon và Ai Cập cổ đại. Song những gì mà họ sáng tạo ra, là không giống với những gì đã được biết trước đó. Triết học đã trở thành sản phẩm độc đáo, thiên tài của người Hy Lạp …”
Luận điểm về sự xuất hiện của triết học ở Hy Lạp cổ đại còn có nghĩa là cần phải khước từ tính triết học của các học thuyết ở các khu vực khác trên thế giới cùng thời hay thậm chí còn sớm hơn các tác phẩm triết học Hy Lạp cổ đại. Đó trước hết là Ai Cập cổ, Babilon cổ đại, Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại …
(...)
Triết học Hy Lạp cổ đã xuất hiện như là một trong những phát kiến vĩ đại của “thời gian trục” (khỏang 500 năm, từ năm 800 TCN (trước công nguyên)đến năm 200 TCN). Đồng thời, ngay từ đầu, nó đã có những đặc điểm phân biệt một cách căn bản nó với những hiện tượng khác của thời đại. Người Hy Lạp cổ tất nhiên đã tiếp cận nhiều thứ từ Phương Đông, đặc biệt là từ Babilon và Ai Cập cổ đại. Song những gì mà họ sáng tạo ra, là không giống với những gì đã được biết trước đó. Triết học đã trở thành sản phẩm độc đáo, thiên tài của người Hy Lạp …”
Chúng ta cũng đồng ý nhận định trên với điều kiện khái niệm “triết học” phải được hiểu chính xác là “yêu mến sự thông thái”, và chỉ như thế thôi. Nhưng chúng ta lại đọc được một đọan nữa:
“Sự thiếu vắng triết học ở đâu đó không
hề chứng tỏ trình độ văn hóa ở đó còn thấp. Trong một số điều kiện cụ
thể, cả xã hội, cả con người riêng biệt đều không cần đến triết học khi
đã có những thành tựu văn hóa bằng con đường khác …”
Nói như
vậy thì triết học chỉ là một thứ tiêu khiển của một số người “yêu mến sự
thông thái” thôi sao? Chúng ta thực sự không hiểu vì tin rằng, đã có ý niệm về thần linh thì phải có triết học!Không biết đúng sai thế nào, nhưng vì lòng tự trọng (hay tự ái?) chúng ta “nhiệt liệt hoan hô" nhận định sau đây của quyển “Giáo trình triết học Mác-Lênin” (NXB chính trị quốc gia, năm 2004):
“Triết học ra đời ở cả Phương Đông và
Phương Tây, gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ thứ VIII TCN
đến thế kỷ VI TCN) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại
như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp …
(...)
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
(...)
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
(...)
Ngay từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất và những hoạt động khác. Điều này đã đem lại cho con người những tri thức nhất định về thế giới xung quanh và về bản thân mình, nhưng đây mới chỉ là những tri thức lý luận chung nhất chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: “Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội”".
(...)
Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội.
(...)
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
(...)
Ngay từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất và những hoạt động khác. Điều này đã đem lại cho con người những tri thức nhất định về thế giới xung quanh và về bản thân mình, nhưng đây mới chỉ là những tri thức lý luận chung nhất chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: “Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội”".
Như thế, cần phải đánh giá triết học Hy Lạp cổ đại thế nào? Nhà triết học Nietzsche nói thế này:
“Không gì phi lý cho bằng gán ghép cho
dân tộc Hy Lạp một nền văn hóa bản thổ. Trái lại, họ đã thâu tóm nền văn
hóa sống động của các dân tộc khác và nếu dân tộc Hy Lạp đã đi xa được
như thế, chính là vì họ đã biết nhặt lấy ngọn thương mà vài dân tộc khác
đã đặt nằm yên bất động để phóng đi xa hơn. Dân tộc Hy Lạp thật tuyệt
vời trong nghệ thuật học hỏi có kết quả … Quả vậy, họ đã sáng tạo nên
những kiến thức chính yếu của tinh thần triết học mà toàn thể hậu thế đã
chẳng thêm thắt được vào đó điều gì thiết yếu”.
Và Ănghen cũng đã nói: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã, thì cũng không có châu Âu hiện đại được”Friedrich Nietzsche, 1882
Không kế thừa thì làm sao sáng tạo được? Nhận thức xuất phát từ đâu nếu không từ những tiền đề có được trên cơ sở kinh nghiệm đã được tích lũy?
Thôi, chúng ta nói chuyện khác!
Các hiền triết Hy Lạp cổ đại nói gì về tồn tại?
Dưới đây là những rút tỉa từ hai cuốn “Tập bài giảng lịch sử triết học tập II”, NXB chính trị quốc gia, năm 2005 và “Triết học cổ đại Hy Lạp La Mã”, tác giả Hà Hữu Minh, NXB Mũi Cà Mau, 1996:
- Thalès (629-547 TCN) cho rằng nước là yếu tố đầu tiên. Mọi sinh vật sinh ra từ nước, khi bị phân hủy lại trở về thành nước. Mọi vật đều sinh ra rồi mất đi, chỉ có nước là tồn tại mãi mãi.
- Anaximandre (610-546 TCN) cho rằng cơ sở của mọi vật là một dạng vật chất đơn nhất, vô định, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn.
- Anaximine (585-546 TCN) lại chọn không khí là căn nguyên của mọi vật.
- Héraclíte (530-470 TCN) cho rằng lửa mới là căn nguyên của mọi vật; thế giới như ngọn lửa bập bùng vĩnh viễn, cháy tắt theo logos (qui luật).
- Pythagore (571-497 TCN) cho rằng con số là khởi nguyên và là bản chất của thế giới. Theo ông nếu không thể đo và đếm được thì làm sao gọi là tồn tại.
- Xénophan (565-473 TCN) cho rằng thế giới này không sinh ra nên cũng không diệt vong. Ông là người đầu tiên nêu ra rằng có sinh thì có diệt. Ngoài ra, theo Simplicius: “…Ông giả định cơ sở duy nhất, ban đầu của toàn bộ tồn tại không phải là vô hạn, cũng không phải là hữu hạn, cũng không phải vận động, cũng không phải đứng im”.
- Parménide (VI-V TCN) cho rằng tồn tại là bản chất chung của thế
giới, là duy nhất và có mặt ở khắp nơi, trong mọi sự vật. Bản chất của
tồn tại là bất biến, vĩnh viễn và là đồng nhất với bản thân nó, tức là
nó không thể mất đi, không có cái gì khác ngoài nó. Chân lý, theo ông,
là sự nhận thức đối với khái niệm tồn tại trừu tượng, bất biến. Còn nhận
thức về thế giới muôn màu, muôn vẻ chỉ là giả tưởng.
Hêghen cho rằng “khái niệm tồn tại của Parménide là điểm mở đầu thực sự của triết học, …”
Parménide đã viết: “cho nên chỉ còn lại một con đường để nói, đó là: tồn tại là tồn tại. Trên con đường này có nhiều dấu hiệu chứng tỏ rằng: bởi vì nó không sinh ra cho nên nó cũng không mất đi, nó hoàn chỉnh, duy nhất, bất động và vô hạn. Nó không có quá khứ và tương lai bởi vì toàn bộ của nó là hiện tại …”
- Zénon (490-430 tr CN) cho rằng “có rất nhiều thế giới và hư không là không tồn tại” (lời của Diogène Laëree)
- Anaxagore (500-428 tr CN) cho rằng thế giới này là do vô số những hạt vật chất nhỏ bé đủ các loại hình thức, màu sắc, mùi vị gọi là “chủng tử” tạo nên; những sự vật giống nhau thì có những “chủng tử” giống nhau; không có sự sinh ra và mất đi mà chỉ có sự hỗn hợp và phân chia.
- Empédocle (490-430 tr CN) cho rằng thế giới do bốn nguyên tố nước, lửa, không khí, đất hợp thành. Bốn nguyên tố đó tồn tại vĩnh viễn, không bị sinh ra hay bị mất đi.
- Lencippe (500-440 tr CN) là người đầu tiên đề ra thuyết nguyên tử. Theo ông, nguyên tử là những hạt nhỏ bé không thể phân chia được, vô hạn về số lượng, không có chất lượng, khác nhau về kích thước và hình thức. Nhờ vậy mà tạo nên sự đa dạng và khác nhau của sự vật. Ngoài ra ông còn cho rằng có hư không (không gian trống rỗng), trong đó các nguyên tử và vật thể có thể di chuyển, kết hợp và phân tán. Ông coi nguyên tử là tồn tại và hư không là không tồn tại (?)
- Démocrite 9460-370 tr CN) là người kế thừa và phát triển thuyết nguyên tử của Lencippe, được C.Maxx đánh giá là “bộ óc bách khoa đầu tiên trong những người Hy Lạp”.
- Protagoras (485-410 tr CN) được đánh giá là người tiêu biểu cho phái ngụy biện thời kỳ đầu. Ông đã để lại cho người đời sau một câu hết sức thâm thúy: “Con người là thước đo của mọi vật, là thước đo của những vật tồn tại và cũng là thước đo của những vật không tồn tại”.
- Gorgiac (480-399 trCN) quan niệm: không có gì tồn tại cả vì tồn tại không thể ở đâu mà ra được. Nếu có tồn tại thì con người cũng không nhận thức được vì cái tư tưởng và cái tồn tại không phải là một. Nếu có nhận thức đi nữa thì không thể biểu hiện cái được nhận thức cho người khác bởi vì theo ông nói “khi ta nói với người khác thì cái mà ta sử dụng là ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại là không phải tồn tại”. Cuối cùng thì tồn tại cũng là không tồn tại.
- Socrate (470-399 tr CN) quan tâm rằng đối tượng nhận thức không phải
là thế giới khách quan mà là con người. Ông là một vài hiện tượng hiếm
hoi hướng về bên trong, trong khi đại bộ phận triết học Châu Âu là hướng
ra bên ngòai. Ở Socrate phảng phất bóng dáng của các nhà hiền triết
Phương Đông. Ông từng nói: “Con người hãy nhận thức chính mình” và “Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì cả”.
Will Durant (nhà sử triết gia người Mỹ lừng danh thế giới, 1885-1981) nói về ông như sau: “Trước Socrate cũng đã có nhiều triết gia, những người với lý luận đanh thép như Thadès và Héraclite, tế nhị như Parménide và Zénon, sâu sắc như Pythagore và Empédocle. Nhưng phần nhiều những người ấy hướng về vật lý, họ tìm bản thể của sự vật định lý và yếu tố bên ngoài. Những nỗ lực ấy rất đáng khen, nhưng như Socrate nói, có một điều quí giá hơn cỏ cây sông núi, trăng sao, đó là con người. Con người là gì và con người sẽ đi về đâu? ".
- Platon (427 – 347 trCN) xây dựng thuyết ý niệm dựa trên ba tiền đề
lý luận: lý luận về cái “tồn tại” duy nhất, bất biến của Parménide, lý
luận về “con số” như là bản chất, khởi nguyên thế giới của Pythagore, lý
luận về “cái thiện” phổ biến của Socrate. Thuyết này cho rằng thế giới
là do thần sáng tạo ra theo ý niệm của thần; thừa nhận thế giới hiện
thực nhưng chỉ là bản sao là biểu hiện của thế giới ý niệm; thế giới ý
niệm (không thể cảm tính, không trông thấy, không nghe thấy …; là những
qui luật, định luật, ý niệm chân thực và vĩnh viễn trong không gian và
thời gian) là cái có trước, còn hiện thực là cái có sau, không chân
thực, không vĩnh viễn.
Platon viết: “Toàn bộ thế giới cuối cùng là tồn tại vĩnh viễn không có bắt đầu, hay là được sáng tạo ra và có bắt đầu? Tôi cho rằng nó được sáng tạo ra. Bởi vì người ta có thể trông thấy nó, sờ được nó, vả lại nó cũng có hình thể. Tất cả những cái đó đều có thể cảm giác được, đều là đối tượng của ý kiến và cảm giác. Do đó nó phải ở trong một quá trình sáng tạo mà nó được sáng tạo ra. Chúng ta đã nói ở trên rằng phàm cái gì được sáng tạo ra đều phải có nguyên nhân. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là cần phải phát hiện ai là người sáng tạo, là cha đẻ của nó"
- Aristote (384 – 322 trCN): là nhà bách khoa và nhà triết học vĩ đại nhất của Hy lạp cổ đại. Ông quan niệm giới tự nhiên là khách quan, tồn tại ở bên ngoài, không phụ thuộc vào ý chí con người, là nguồn gốc của nhận thức.
(Còn nữa)
Nhận xét
Đăng nhận xét