TRÀ DƯ TỬU HẬU 16/a5

 
Vũ trụ giãn nở

-“Lần sau, nếu ai đó phàn nàn rằng bạn đã mắc sai lầm, hãy nói với họ rằng có lẽ đó là điều tốt. Bởi nếu không có những lỗi lầm, thì cả tôi và bạn đều đã không tồn tại” 
  Stephen Hawking.

-“Có thể Chúa tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích về vũ trụ mà không cần tới một đấng sáng tạo” 
 Stephen Hawking.

-“Mục đích của tôi khá đơn giản. Đó là hiểu biết hoàn toàn về vũ trụ, vì sao nó có hình dạng như hiện tại, và vì sao nó tồn tại”  
 Stephen Hawking.

-“Kẻ thù lớn nhất của kiến thức không phải là sự ngu dốt, mà chính là ảo tưởng và đề cao quá mức về sự hiểu biết của mình” 
Stephen Hawking.

-"Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý (mental rationnel) là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu".
Albert Einstein

-"Việc quan trọng là không ngừng suy nghĩ. Tính tò mò có lý do riêng của nó. Con người sẽ bị lo sợ khi suy ngẫm về các bí ẩn của vô tận, đời sống, về cấu trúc tuyệt vời của thực tế. Nếu người ta mỗi ngày chỉ thấu hiểu một chút về điều bí ẩn này, thì cũng đủ. Hãy đừng bao giờ mất đi sự tò mò thiêng liêng".
Albert Einstein

-"Tất cả mọi người đều ao ước có được nhiều hiểu biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ và làm cho ta ngạc nhiên cả"
Aristot

-"Thằng ngốc tự cho mình là thông minh, còn người thông minh biết mình là thằng ngốc"
William Shakespeare

-"DỨT KHOÁT PHẢI CÓ HẠT KHÔNG GIAN (là một thực thể vừa hạt vừa giả hạt, là cơ bản của mọi cơ bản cấu thành nên vật chất) ĐỂ LÀM NÊN CÁI "CÓ" TẤT CẢ, TỨC LÀ "TỒN TẠI". VÌ NẾU KHÔNG CÓ CHÚNG THÌ SẼ LÀ HƯ VÔ, TỨC LÀ TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ GÌ, KỂ CẢ KHÔNG GIAN. TỪ TUYỆT ĐỐI KHÔNG CÓ GÌ MÀ CÓ ĐƯỢC TẤT CẢ LÀ VƯỢT GIỚI HẠN TUYỆT CÙNG CỦA SỰ PHI LÝ!"
NTT


(tiếp theo)

 
Chuyện 16: SỰ THỰC KHÁCH QUAN
5/ ĐIỂM KỲ DỊ VÀ...:
Ông A lúc bình thường rất ít nói, có khi cả ngày không nói một câu. Ấy vậy mà khi ăn nhậu, có rượu vào và bị chọc đúng mạch, lại huyên thuyên xối xả đến không ngờ. Nhưng có lẽ như thế, lại gây nên niềm hứng khởi cho mọi người, nhất là tôi. Tôi thích ngồi nhậu với ông A vì điều đó, thích vừa ngồi uống rượu vừa nghe những băn khoăn về khoa học có vẻ "tào lao" nhưng đáng "nghiền ngẫm", nói ra từ miệng ông A. Những băn khoăn đó đều gợi nên trong lòng tôi những suy tưởng và không phải tất cả đều vô nghĩa. 
Sau khi huyên thuyên một hơi dài, nói lộn, đúng hơn phải nói là hùng biện, dường như đã thấm mệt và khát rượu, ông A dừng lại, rót rượu tợp một mình và châm thuốc hút, nhả khói mịt mùng. Bàn nhậu tự nhiên im lặng như tờ. Hình như ông B giống tôi, vẫn trong trạng thái hóng hớt, mê man trong suy tưởng huyền hoặc, mắt cứ trừng trừng nhìn ông A. Còn ông C có vẻ như bỏ ngoài tai câu chuyện của ông A, hai tay ôm đầu con chó mực, vuốt ve nựng mãi.
Thấy không ai nói gì, ông A lại tiếp tục huyên thuyên như nhà vật lý học thứ thiệt:
"Một trong những nghiệm của việc giải phương trình tương đối rộng đưa đến một Vũ Trụ giãn nở. Lúc đầu Anhxtanh không tin. Vì ông vẫn cho rằng Vũ Trụ là tĩnh, nghĩa là Vũ Trụ luôn ở trạng thái cân bằng, ổn định đến vĩnh hằng. Nhưng những kết quả của quan sát thiên văn đã đưa dến những bằng chứng không thể chối cãi về một Vũ Trụ đang giãn nở và giãn nở ngày càng nhanh. (xem: "Từ Vụ nổ lớn đến một vũ trụ giãn nở", "Khái quát về vũ trụ"). Đó là điều cơ bản để các nhà vật lý học xây dựng nên học thuyết Big Bang. Và từ ngày ra đời đến nay đã có nhiều chứng thực trong khảo sát thiên văn cho học thuyết này. (xem: "Làm sao chúng ta biết vũ trụ đang giãn nở?", "11 năm đi tìm hằng số Hubble")
Nhưng như đã nói, thuyết Big Bang có được một số chứng thực thì cũng có những nghịch lý, phi lý phát sinh mà hiện nay vật lý học dù có nỗ lực bao nhiêu vẫn chưa giải quyết được. Tôi sẽ nêu một vài trong số đó của người ta và của kẻ thất phu này cho các cậu thấy.
-Theo một bài viết trên mạng thì trong những năm 1920, nhà thiên văn học Edwin Hubble đã khám phá ra vũ trụ không tĩnh. Hơn nữa, nó đang giãn nở, phát hiện này cho thấy Vũ Trụ dường như đã được sinh ra nhờ Vụ Nổ Lớn. Sau đó, có một thời gian dài người ta nghĩ rằng lực hấp dẫn của vật chất trong Vũ Trụ chắc chắn đã làm chậm lại sự giãn nở của Vũ Trụ. Mãi đến năm 1998, các quan sát của Kính viễn vọng Không gian Hubble về các vụ nổ siêu sao mới xa xôi đã cho thấy rằng một thời gian dài về trước, Vũ Trụ đã giãn nở chậm hơn nhiều so với ngày nay. Theo một nghĩa khác, sự giãn nở của Vũ Trụ không chậm lại vì lực hấp dẫn, thay vào đó, nó đang tăng tốc mà không ai giải thích được.
Nếu tin vào một Vũ Trụ giãn nở thì thử hỏi nó giãn nở đi đâu? Vũ Trụ Big Bang là một Vũ Trụ mà tất cả các dạng vật chất (ở đây dùng từ "tồn tại" thay cho "vật chất" có lẽ đúng hơn!), kể cả không gian và thời gian, đều xuất phát từ một điểm khởi đầu, thì sự giãn nở của nó tất nhiên là vào Hư Vô rồi! Hư Vô tồn tại là không thể quan niệm được. Hơn nữa, Vũ Trụ giãn nở đồng nghĩa với việc tăng thể tích không gian. Vậy không gian lấy không gian ở đâu mà tăng? Không thể lấy từ Hư Vô vì Hư Vô tuyệt đối là tuyệt đối không có gì!
-Việc phát hiện ra sự giãn nở của Vũ Trụ đưa các nhà vật lý thiên văn đến kết luận nếu thế, trong quá khứ xa xôi, Vũ Trụ và toàn bộ vật chất mà nó bao hàm chỉ là một điểm vô cùng nhỏ bé. Điểm đó được gọi là điểm kỳ dị. Các nhà khoa học vẫn chưa biết được trước điểm kỳ dị hay trước bức tường Planck (tức trước 10^-43 giây) có gì (xem: "Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang ?", "Big Bang không phải là khởi đầu của vũ trụ").
Vào 13,7 tỷ năm trước, không biết vì lý do nào đó, điểm kỳ dị phát nổ (gọi là vụ nổ Big Bang - Vụ Nổ Lớn). Vụ nổ đó làm Vũ Trụ giãn nở và có quang cảnh như ngày nay. Theo tưởng tượng của tôi thì một thực thể phát nổ trong Vũ Trụ phải do một lực phân rã lớn hơn lực liên kết nội tại thực thể đột ngột xuất hiện phá hủy thực thể đó.
Lại một câu hỏi đặt ra: Cái gì tạo thành điểm kỳ dị nếu trước thời điểm 10^-43 s là Hư Vô tuyệt đối hoặc thế lực nào dồn ép không gian và thời gian cùng toàn bộ khối lượng vật chất mà ngày nay chúng ta mới quan sát thấy một phần thành điểm kỳ dị để rồi lại bị kích nổ (Big Bang) thành Vũ Trụ ngày nay? Tất nhiên, không thể nghĩ đến sức ép của ngoại lực làm hình thành nên điểm kỳ dị. Chỉ có thể là lực hút tự thân và người ta nghĩ ngay đến tác dụng của lực hấp dẫn tương tự như trong việc hình thành lỗ đen (xem: "Giải thích hiện tượng Lỗ đen bằng kiến thức vật lí phổ thông","'Con quỷ vũ trụ' được sinh ra như thế nào?"). Xong, việc dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn để giải thích hiện tượng có vẻ không ổn vì sẽ xuất hiện nghịch lý khó mà giải quyết được. Muốn có điểm kỳ dị, phải có một môi trường tương tác hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ làm tồn tại những lực hấp dẫn thực sự vĩ đại để duy trì được sự dồn nén tất cả vào trong một thể tích vô cùng bé, kể cả không gian và thời gian (phải chăng Hư Vô tuyệt đối cũng là một dạng tồn tại và tại sao lực hấp dẫn lại tương tác được với không gian, thậm chí với cả thời gian???!). Để có lực hấp dẫn to lớn đó thì theo công thức tính lực hấp dẫn, mật độ vật chất (hay tỷ khối) của các thực thể cũng phải vô cùng lớn và khoảng cách giữa các thực thể phải vô cùng nhỏ. Nghịch lý ở đây: điểm kỳ dị vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của lực dồn nén nội tại phi phàm! Có lẽ cần phải xét lại sự đúng đắn của định luật vạn vật hấp dẫn do Niutơn khám phá chăng?
Lý thuyết Big Bang chỉ ra rằng, Vũ Trụ ngày nay hình thành từ sự nổ bùng phát của điểm kỳ dị. Nhưng vụ nổ ấy xảy ra như thế nào? Đâu là nguyên nhân? Rất khó khi nghĩ đến một nguyên nhân bên ngoài nào gây ra vụ nổ lớn Big Bang của điểm kỳ dị, thậm chí là không thể hình dung nổi. Vì ngoài điểm kỳ dị là Hư Vô, là tuyệt đối không có gì. Mà tuyệt đối không có gì cũng có nghĩa là tuyệt đối không có Thượng Đế nên tuyệt đối không thể phát huy tác dụng gì vào điểm kỳ dị để gây ra Big Bang. Vậy thì phải hướng suy nghĩ đến nguyên nhân nội tại. Dù rất khó hình dung nhưng cũng phải ráng sức hình dung: một lực đẩy to lớn do một lý do nào đó trong nội tại bỗng nhiên xuất hiện, lấn át lực hấp dẫn, gây nên sự bùng phát Big Bang và sự giãn nở lạm phát của Vũ Trụ ngày nay. (xem: "Vụ Nổ lớn, Hố Đen và những bí ẩn của Vũ trụ".

Như có lần tôi đã nói: ở đâu có vật chất thì ở đó có năng lượng, ở đâu có năng lượng thì ở đó tiềm ẩn lực. Điều đó có nghĩa vật chất là nguồn gốc của lực. Lực chỉ có thể tồn tại tiềm tàng trong vật chất. Nói cụ thể là lực được sinh ra từ vận động. Như vậy, lực gây ra Big Bang và Vũ Trụ giãn nở lạm phát là một loại lực được sinh ra từ vận động vật chất nào đó trong nội tại điểm kỳ dị, có tác dụng tương phản và áp đảo lực hấp dẫn. Cuộc suy diễn này tất yếu dẫn đến suy diễn về sự tồn tại của vật chất tối cũng như năng lượng tối - được cho là một dạng vật chất mới và năng lượng mới, không thể thấy được cũng như không thể xác định được nguồn gốc xuất phát (xem:"", "Cấu tạo của vật chất tối", "Lý giải mới về nguồn gốc của vật chất tối"). Ngày nay chúng chỉ mới được xem như một giả định...
 
Năng Lượng Tối và Vật Chất Tối | Thư Viện Thiên Văn

Còn nhiều nữa, nhưng chỉ từng đó phi lý như đã trình bày vừa rồi, thì không thể tin chắc chắn vào lý thuyết Big Bang được. Theo tôi, một lý thuyết đúng là một lý thuyết không làm nảy sinh trong lòng nó những nghịch lý, phi lý hay mâu thuẫn nội tại. Khi một lý thuyết mà mang trong lòng nó những nghịch lý, phi lý, những bế tắc không giải quyết được, thì hoặc lý thuyết đó đúng nhưng đi trước thời đại, hoặc lý thuyết đó đã sai lầm. Có hai nguyên nhân dẫn đến sai lầm, một là lý thuyết đó ra đời dựa vào những suy diễn rút ra từ những tri thức bị lầm lạc (nhưng tưởng đúng, cơ bản!!!) của đương thời, hai là nó được xây dựng nên từ những hoang tưởng quá đà của nhà khoa học.
Tôi tin thuyết tương đối hẹp và rộng của Anhxtanh đều sai lầm thuộc trường hợp thứ nhất, góp phần dựng nên một Big Bang huyền thoại nhưng huyễn hoặc và không tưởng. Thuyết tương đối hẹp dựa vào sai lầm cho rằng kích thước theo chiều vận tốc phải co lại theo độ tăng vận tốc, còn thuyết tương đối rộng lại dựa vào giả định sai lầm rằng thời gian hòa quyện được vào không gian và hệ không - thời gian ấy lại chịu ảnh hưởng (tăng độ cong) theo tỷ khối.
Thế thì tại sao ngày nay, phần lớn các nhà vật lý học vẫn tin vào thuyết Big Bang trong việc giải thích nguồn gốc Vũ Trụ? Vì khi giải phương trình cơ bản của thuyết tương đối rộng (còn gọi là phương trình của Chúa), người ta đã suy ra được sự tồn tại của lỗ đen và hiện tượng Vũ Trụ giãn nở. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là những khám phá của nhà vật lý thiên văn Huble khi ông quan sát Vũ Trụ. (Xem: "Làm sao chúng ta biết vũ trụ đang giãn nở?". Trích từ sách: Vũ trụ và hoa sen — Trịnh Xuân Thuận).

Vì không tin vào thuyết Big Bang, nên tôi, kẻ nhiệt thành đi theo triết học duy tồn, tin rằng rồi đây loài người, nếu không bị tuyệt diệt bởi những tai họa thiên nhiên, thì họ sẽ xây dựng được lý thuyết mới hợp lý, chính xác nhất về Vũ Trụ. Đó là bức tranh mô tả đích đáng về Vũ Trụ của loài người, là một lý thuyết tuyệt tác có một không hai của sự sáng tạo nhân tạo, trong sáng, minh bạch và giản dị, không còn chút gợn. Lúc đó, những hiện tượng quan sát được từ Vũ Trụ đã từng có những lý giải góp phần làm hình thành và củng cố thuyết Big Bang sẽ có những giải thích hoàn toàn khác, hướng đến một Vũ Trụ phủ định thuyết Big Bang, hay còn gọi một Vũ Trụ phi Big Bang. Chẳng hạn lời giải thích hiện tượng dịch về phía đỏ của tần số ánh sáng một thời được cho là do chuyển động rời xa của các thiên hà gây ra được xác nhận là sai, mà do một nguyên nhân khác. Hay định luật Hubble, vận tốc rời xa của các thiên hà tỷ lệ với khoảng cách, sẽ có cách phát biểu khác, không liên quan gì tới sự dãn nở lạm phát của Vũ Trụ! (Xem: "Từ Vụ nổ lớn đến một vũ trụ giãn nở"). Và cũng có thể phải xây dựng lại nhận thức một cách cơ bản tri thức vật lý, kể cả những tri thức nền tảng, vì như ta thấy những tri thức ấy chỉ đúng trong thế giới vĩ mô, và đến một giới hạn nào đó về phía thế giới vi mô, chúng không còn nghiệm đúng nữa hoặc không còn chính xác nữa.
Dù không có bằng chứng cụ thể nào, nhưng tôi tin tưởng rằng, thời kỳ thống trị của khoa học thực chứng sắp kết thúc, nhường chỗ cho nền khoa học có tên (tạm gọi): nền khoa học suy tưởng chiêm nghiệm. Từ trước đến nay, chúng ta cứ tưởng rằng, mọi kết quả, tri thức khoa học mà chúng ta có được là nhờ rút ra từ thực chứng, từ kết luận trực giác qua những lần thí nghiệm, thực nghiệm. Không hẳn như vậy! Tất cả chân lý rút ra được từ thí nghiệm, thực nghiệm đều phải thông qua suy lý! Có thể nói không có suy lý, không có kiến thức khoa học. Hơn nữa, trong tương lai, trực giác con người sẽ không còn có thể nắm bắt được các hiện tượng Vũ Trụ nữa. Khi đó mọi thí nghiệm, thực nghiệm chỉ có thể được hình dung, được tưởng tượng trừu tượng và mọi kiến thức khoa học chỉ có thể được suy ra, giác ngộ như trong đạo Phật. Thí dụ, câu hỏi: xung quanh thực thể có khối lượng M, có tồn tại trường hấp dẫn do chính nó gây ra không? Nhà khoa học thực chứng khẳng định là có vì đặt một vật thể có khối lượng m tại bất cứ vị trí nào xung quanh M đều có    với G là hằng số hấp dẫn, G = 6.67 x 10−11 N.m²/kg².
Nhưng nhà khoa học siêu nghiệm cho rằng không tồn tại trường hấp dẫn xung quanh thực thể M. Mặc dù có tồn tại lực F, nhưng được gây ra bởi một nguyên nhân khác nào đó. Vì không thể có một khối lượng M nào có thể triển khai một tổng lực F vượt quá khả năng của nó. Hơn nữa nếu làm được thí nghiệm lập n vật thể thành vỏ bọc hình tròn cách đều xung quanh thực thể M, thì do tính đối xứng không gian, tổng lực n.F phải bằng O, nghĩa là không có trường hấp dẫn...
Trên đời này không thể có bất cứ sự khai triển lực nào xuất phát từ tự thân nội tại!".
                                                  
                                              ***

Đến đây, ông A như đã dốc hết bầu nhiệt huyết, đột ngột dừng nói, người như xẹp xuống, quơ tay cầm vội ly rượu "như bị ế" đã lâu ở trên bàn, nốc cạn. Ông B từ nãy giờ vật lộn với cục giò heo (tuổi già nó thế!), bây giờ, sau khi lấy khăn giấy lau miệng, lau tay, mới lên tiếng:
"Điều anh A nói có thể rất hấp dẫn đối với những người say mê tìm hiểu Vũ Trụ. Những thắc mắc mà anh nêu ra tôi cũng nêu ra được, miễn là nghiền ngẫm chút xíu. Chỉ có điều tôi không nói lưu loát như anh được" - Rồi ông B quay sang hỏi tôi - "Mày có thấy hấp dẫn không, Thu?".
"Hay! Nhưng hơi khó hiểu!". Tôi trả lời.
"Hay gì!...Tóm lại là nói dài, nói dai, nói dại!"- Đến lượt ông C cất tiếng.
"Ái chà!...Bữa nhậu, không ai buồn nói, tôi nói góp vui, thế mà lại còn chê!...Thật...hết biết!" - Ông A có vẻ quê quê, nhe răng cười nhăn nhúm.
Tôi là người nhỏ tuổi nhất trong bàn nhậu nên đành im lặng, không có phê phán gì. Tuy nhiên tôi thầm nghĩ:
"Nếu chấp nhận Big Bang thì Vũ Trụ phải chấp nhận luôn một mớ nghịch lý, phi lý, nghĩa là phải chấp nhận có Thượng Đế và Hư Vô!
Còn muốn Vũ Trụ vốn dĩ là một Tồn Tại Tự Nhiên thuần túy,vĩnh hằng, tức là không có Thượng Đế thì phải không được chấp nhận Big Bang, nghĩa là phải tìm cách giải thích khác hiện nay về các hiện tượng Vũ Trụ".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH