Vì dịch Covid-19 mà trường lớp ở TP.HCM đóng cửa từ sau tết, gần 3 tháng nay, thầy giáo Tây dạy tiếng Anh J.D nghỉ dạy. Không việc, không lương, ông phải ra đường xin sự giúp đỡ từ người xa lạ ở TP.HCM.
Vì dịch Covid-19 mà thầy giáo J.D phải đứng xin mọi người giúp đỡ
Ảnh: Trịnh Thanh
"Tôi rất xấu hổ nhưng tôi không còn biết phải làm gì"
Hình ảnh người nước ngoài lớn tuổi đứng góc đường Võ Văn Kiệt -
Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM) với tấm biển: “Không có công việc, giúp
tiền mua thức ăn. Cảm ơn!” khiến nhiều người chạnh lòng.
Người ấy là ông J.D (53 tuổi, người Anh). Ông đến Việt Nam năm
2003, làm việc ở TP.HCM 6 năm rồi trở về nước. Năm 2015, ông quay lại
Việt Nam tiếp tục công việc giáo viên Anh ngữ cho các trung tâm, nhưng dịch Covid-19 đã khiến ông khốn khó.
Hỏi về việc ra đường xin tiền, ông J. chia sẻ: “Tôi chỉ mới nảy ra ý
nghĩ này vào cuối tuần trước khi tiền tiết kiệm đã cạn. Tôi ra đường
đứng khoảng 2 tiếng. Một số người nhìn thấy tôi thì bỏ đi, một số dừng
lại cho tôi 20.000 - 50.000 đồng. Có khoảng 200.000 đồng, tôi về nhà và
đi siêu thị mua đồ ăn”.
Thầy giáo Tây bỏ qua sỉ diện để tồn tại
Ảnh: Phong Lê
“Lý do duy nhất khiến tôi làm được việc này là vì tôi đeo khẩu trang. Mọi người không nhận ra tôi là ai. Thật sự, tôi rất xấu hổ nhưng tôi không còn biết phải làm gì. Tôi phải sống”, ông J. ngậm ngùi nói.
Ông J. cho biết làm việc tại một đơn vị giáo dục
tư nhân ở TP.HCM. Gần 3 tháng nay, ông không có bất kỳ thu nhập nào vì
tất cả trường học, trung tâm ngoại ngữ đều phải đóng cửa do ảnh hưởng
bởi dịch Covid-19. Với số tiền còn lại trong tài khoản, ông J. phải trả
tiền visa, tiền thuê nhà nên không còn đủ để mua thực phẩm.
“Thu nhập giáo viên của tôi khoảng 20 triệu/tháng. Tôi trả tiền
thuê nhà hết 6 triệu và phí visa 4 triệu/3 tháng. Nhưng bây giờ, tôi chỉ
tiêu tiền chứ không kiếm được đồng nào. Tôi là giáo viên mà phải làm
điều đó, nhưng thật sự là không có sự lựa chọn nào khác”, ông J. chia
sẻ.
Muốn trở về quê hương
Ông J. kể thêm nhiều người bạn ngoại quốc của ông tại Việt Nam cũng
đang vướng vào tình cảnh tương tự vì dịch Covid-19 nên ông không thể
nhờ họ giúp đỡ. Ông tâm sự: “Những người bạn ở Anh có gửi tiền, giúp đỡ
tôi nhưng hiện tại họ cũng gặp khó khăn. Mọi thứ bị phong tỏa để ngăn
Covid-19 nên họ không thể gửi tiền liên tục cho tôi được”.
Từ thông tin của ông, ngày 12.4, một hiệu trưởng trường tiểu học ở
TP.HCM xác nhận ông J.D có dạy ở trường học kỳ 1 vừa rồi. Trường giảng
dạy chương trình tích hợp nên làm việc với một trung tâm Anh ngữ tư
nhân. Do dịch, từ sau tết việc dạy học tạm ngừng.
Sau khi hình ảnh được chia sẻ, ông J. nhận được nhiều sự hỗ trợ
Ảnh: Phong Lê
Trong khi đó, đại diện trung tâm Anh ngữ mà ông J. cộng tác cho
biết: “Thầy là giáo viên bán thời gian của trung tâm, còn hợp tác với
bên nào khác không thì chúng tôi không nắm. Đây là hình thức dạy theo
giờ, có thời khóa biểu thì đưa cho thầy và nhận lương theo tiết dạy. Với
tình hình nghỉ vì dịch bệnh, thầy không có tiết dạy nên không có lương.
Đây cũng là tình hình chung của các giáo viên bán thời gian tại đây”.
Người đại diện này cũng cho biết trung tâm có chính sách hỗ trợ giáo viên toàn
thời gian, giáo viên cơ hữu; riêng trường hợp như thầy J., nếu biết
được thông tin về hoàn cảnh sớm hơn thì cũng sẽ có biện pháp hỗ trợ.
“Tôi cũng mong mạnh thường quân có thể hỗ trợ, giúp đỡ trường hợp của
thầy J.”, ông này nói.
Được biết, ông J. không lập gia đình; cha mẹ ở Anh đều đã qua đời
từ lâu. Em gái ông đã kết hôn cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia
đình. “Tôi muốn trở về quê hương nhưng điều kiện hiện tại tôi không thể
trả tiền vé máy bay”, ông buồn bã nói và cho biết số tiền ông được người
đi đường giúp đỡ đủ dùng để mua đồ hộp, mì gói và ít rau củ. “Hàng quán
đóng cửa, trong người không có tiền, tôi phải chọn cách nấu ăn để tiết
kiệm chi phí”, ông nói.
Thầy Giáo nước ngoài CẦM BẢNG XIN ĂN gửi PHONG BỤI 36,3 TRIỆU ĐỒNG để cho người nghèo
Thầy giáo Tây cầm bảng 'giúp tiền': 'Người Việt quá nhân từ; tôi ổn, xin không nhận nữa!'
“Tôi thật sự đã ổn. Thậm chí bây giờ
tôi có quá nhiều công việc mà không thể làm hết. Tôi xin phép từ chối
để nhường những điều đó cho người khó khăn khác”, thầy giáo Tây cầm bảng xin tiền mua thức ăn chia sẻ.
Vợ chồng anh Nam và chị Anh đang sinh sống và làm việc tại thành
phố Melbourne, Úc. Ngay khi đọc được câu chuyện của thầy J. trên Báo Thanh Niên, anh chị đã liên hệ với dì mình là bà Trang nhờ chuyển đến thầy sự giúp đỡ nhỏ.
“Thời gian này ai cũng khó khăn cả. Chúng ta đi cùng nhau, hỗ trợ nhau thì sẽ vượt qua tất cả”, anh Nam chia sẻ qua điện thoại.
Ông John nói với người đến thăm, tặng quà hãy để lại cho người khác
Ảnh: Trịnh Thanh
Đứng trước nhà thầy giáo Tây rất lâu, bà Vũ Thị An (56 tuổi) đang suy nghĩ cách giúp đỡ thầy như thế nào cho hợp tình, hợp lý.
Bà chia sẻ: “Tôi thích giúp đỡ những người khó khăn như vậy. Không
phải tôi giàu có gì mà chỉ đơn giản là từ tấm lòng của mình, hỗ trợ thầy
qua giai đoạn khó khăn. Người Việt Nam
mình rất nhân từ! Biết hoàn cảnh của ai, dân mình xuống tận nơi, phải
mắt thấy, tai nghe mà tình nguyện giúp chứ chẳng ai ép buộc”.
Tiền đâu cứu con Tuấn ơi!
Không chỉ riêng thầy giáo J.D, mà nhiều hoàn cảnh cũng thực sự khó khăn do dịch Covid-19 gây nên. Tấm lòng san sẻ, giúp nhau của đồng bào là rất đáng quý trong lúc này.
Cách đây mấy ngày, báo Thanh Niên có đăng bài Nam thanh niên gặp nạn khi chống dịch Covid-19: 'Mẹ lấy đâu ra tiền cứu con, Tuấn ơi!'cũng gây nhiều xúc động cho bạn đọc khi nhân vật Hoàng Văn Tuấn người con trai trong bài bị tai nạn. "Nhìn
đứa con nguy kịch trên giường bệnh mà không đủ tiền cứu chữa, mẹ anh
Hoàng Văn Tuấn - người bị tai nạn thương tâm sau đêm trực ở chốt phòng
chống dịch Covid-19 ở Hải Dương, thốt lên: “Mẹ lấy đâu ra tiền cứu con, Tuấn ơi!”.
Anh
Hoàng Văn Tuấn (25 tuổi) là tình nguyện viên ở chốt phòng dịch tại ngã
tư phường Hoàng Tiến, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong sáng
4.4, sau ca trực đêm và bàn giao nhiệm vụ trở về nhà thì không may anh
bị va chạm với xe tải, ngã gãy xương đùi, gãy tay phải, dập gan, vỡ một
bên thận dẫn đến hôn mê sâu. Hiện, anh Tuấn đang phải điều trị tích cực
tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) với chi phí điều
trị từ 20 - 30 triệu đồng/ngày và phải có tiền ghép gan thì mới có cơ may cứu được mạng sống. Thế nhưng, hiện gia đình anh không đủ tiền chạy chữa.
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 - Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ anh Hoàng Văn Tuấn (tỉnh Hải Dương); hoặc Báo Thanh Niên sẽ
nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước.
Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình anh Tuấn trong thời gian sớm nhất.
Trước hoàn cảnh của thầy J., anh Nguyễn Hồng Nam (45 tuổi) không
khỏi chạnh lòng. “Bản thân tôi cũng là giáo viên. Thấy thầy cũng là một
giáo viên, phải cầm bảng đứng ngoài đường xin tiền như
vậy tôi rất buồn. Trong tôi có chút gì đó vừa đồng cảm và vừa xót xa.
Hơn nữa, thầy là giáo viên nước ngoài, sống nơi đất khách quê người đâu
có nơi nương tựa”, anh Nam chia sẻ.
Trời càng tối thì lượng người đến càng đông
Ảnh: Trịnh Thanh
Anh nhớ lại thời gian đi dạy thêm ở trung tâm cũng có các giáo viên nước ngoài. Họ rất khó chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống
với người Việt mặc dù là đồng nghiệp của nhau. Vì vậy, anh cho rằng
hoàn cảnh của thầy giáo Tây thật sư đáng thương và cần nhận được sự giúp
đỡ.
‘Tôi ổn rồi, xin nhường cho người khác’
Bà Mỹ Phương (55 tuổi) là hàng xóm với ông J. Bình thường, hai
người ít trò chuyện, tiếp xúc nên khi ông đưa tờ giấy mượn tiền khiến bà
ngỡ ngàng. “Ông viết trong tờ giấy là cho mượn 100.000 đồng để mua đồ
ăn, khi nào đi làm lại tôi trả. Thấy tờ giấy mà tôi xót xa. Tôi buôn bán
những ngày này cũng khó khăn nhưng thấy ông vậy có ít thì cho mượn ít”,
bà Phương nói.
Trời càng tối, người đến thăm thầy càng đông. Những món quà trao tận tay thầy với tình cảm chân thành và mong muốn sẻ chia.
“Tôi thật sự đã ổn. Cả ngày nay tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ mọi người. Thậm chí bây giờ tôi có quá nhiều công việc mà không thể
làm hết. Tôi xin phép từ chối để nhường những điều đó cho người khó khăn
khác”, ông J. chia sẻ.
Anh Hồng Nam và vợ đến giúp đỡ ông J. sau khi xem tin tức
Ảnh: Trịnh Thanh
Những đơn vị, tổ chức và cá nhân muốn giúp đỡ ông có công việc để
trang trải cuộc sống đang quá nhiều. Bản thân ông không thể nhận hết. Vì
vậy, ông quyết định chia sẻ đầu việc cho những người bạn ngoại quốc
đang gặp khó khăn như mình.
“Thật sự, tôi rất cảm ơn tấm lòng của mọi người. Rất nhiều người đề
nghị giúp đỡ qua điện thoại và tôi cũng tiếc vì không gặp mặt họ được
nhưng có lẽ tôi sẽ tắt điện thoại trong một vài ngày tới để chuẩn bị cho
công việc của mình”, ông J. tâm sự.
Bà Lương Ngọc Hà (68 tuổi) biết ông J. một thời gian, nhìn nhận ông
là người tự trọng. Những người đến cho, tặng tiền, quà ông đều từ chối.
Bản thân ông cũng không mong muốn mọi sự giúp đỡ tập trung vào mình.
Cuộc sống là sẻ chia. Ngoài kia, không chỉ người ngoại quốc mà cả người
Việt đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.
“Sự giúp đỡ luôn cần thiết trong cuộc sống. Nhưng với tôi hiện tại
đã rất ổn. Mọi người đừng lo lắng cho tôi mà hãy giúp đỡ thêm người
khác”, thầy giáo Tây bộc bạch. Ý nguyện của thầy J.D là rất đáng cảm
kích, cũng rất mong mọi người tôn trọng quyết định này của thầy.
Tấm lòng mà mọi người Việt, những bạn đọc của Thanh Niên dành
cho thầy J.D thật đáng quý, hiện thầy đã được nhận hỗ trợ rất nhiều và
theo như lời thầy thì thầy sẽ rất ổn trong thời gian tới. Bên cạnh thầy
J.D vẫn còn những hoàn cảnh Việt cũng khốn khó không kém trong dịch Covid-19 lần này, rất nhiều trường hợp vẫn đang rất cần sự chung tay, giúp sức của cộng đồng vào lúc này!
Lời giải đáp hàng xóm kể về thầy giáo Tây cầm bảng lúc khó khăn | Phong Bụi
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét