SẮC NƯỚC HƯƠNG TRỜI 10

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cây Sưa ( Cây Giáng Hương ) LỚN NHẤT VIỆT NAM trị giá hàng trăm tỷ ra hoa như cây vàng

Cây giáng hương - hương vườn - dáng dấp cây sưa

Với những đặc điểm như hoa đẹp, tán tròn, cây khỏe và là loại cây cho gỗ quý nên hiện này cây Giáng Hương được trồng khá phổ biến trong các công trình, biệt thự, dự án ở Hà Nội trong những  năm gần đây. Có những công trình lấy cây Giáng Hương làm cây chủ đạo để tạo nên phong cách và bản sắc riêng của mình.
Hiện tại Cây công trình Hà nội chúng tôi chuyên cung cấp cây Giáng hương với các loại kích cỡ, đường kính gốc từ 20-50 đã được giâm ủ tại vườn ươm ở Km 25 Đại lộ Thăng Long và với đội ngũ trồng cây lâu năm, lành nghề chuyên thiết kế, thi công các dự án sẽ là sự đảm bảo cho Quý vị khi muốn làm đẹp cho các công trình, ngôi nhà của mình.
Quý vị có  nhu cầu được tư vấn, thiết kế hay trồng cây Giáng Hương vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được thông tin cần thiết, ĐT liên hệ: 098.55.77.163
Rất hân hạnh khi được phục vụ Quý vị.
cây Giáng hương trồng công trình
Tên phổ thông : Cây Hương
Tên khoa học : Pterocarpus macrocarpus Kurz
Họ thực vật : họ đậu (Fabaceae)
Nguồn gốc xuất xứ : Đông Nam Á
Phân bổ ở Việt Nam : vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đảo Phú Quốc.

A. Đặc điểm hình thái:
Thân, tán , lá: Cây gỗ cao 20-30m, thân thẳng, tròn. Vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc, cành non có lông. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách. Cuống lá ngắn, có lông.
Hoa, quả, hạt: Hoa nhỏ màu vàng, cỏ mùi thơm, hợp thành chùm ở nách lá, không phân nhánh, có màu nâu. Quả tròn hơi dẹt, có mũi cong về phía cuống, quả có 1-2 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, quả có cánh mỏng.
B. Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng:
Phù hợp với: Cây thường mọc trong rừng nhiệt đới mưa mùa thứ sinh, cây ưa sáng, đất cát pha, tầng đất sâu dày. Trong 2 năm đầu cần che bóng cho cây, tỷ lệ che bóng 50-70%. Cây có khả năng tái sinh bằng chồi hoặc hạt.
Gỗ Giáng Hương là loại gỗ quý, cứng, rất đẹp và có mùi thơm trong quá trình sử dụng, được dùng để đóng đồ gỗ cao cấp, mỹ nghệ, dùng trong xây dựng. Nhựa cây có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.


 Vườn râm ủ  cây giáng hương
Giáng hương - Hương vườn – một loài cây đặc trưng của đất Quảng Nam – cần được bảo tồn

Cây giáng hương, (hương vườn) ở Quảng nam được người dân địa phương gọi bằng nhiều tên khác nhau: sưa, sưa vườn, hương vườn, dáng hương. Điều đáng quan tâm là nó có mặt khắp nơi trong tỉnh, từ đồng bằng ven biển đến vùng trung du và miền núi. Tôi đã gặp ở Tam Thanh, Tam Phú, Tam Ngọc, Tam Dân, Phú Ninh và các xã Tiên Châu, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Mỹ, Tiên Cảnh, thị trấn Tiên Kỳ… thuộc huyện Tiên Phước. Cây dáng hương mọc tự nhiên và được trồng ở nhiều kiểu địa hình khác nhau. Đây là loài cây dễ nhân giống, có thể nhân bằng hạt hay bằng cành. Nhiều nơi, người dân chặt cành hương vườn trồng làm hàng rào hoặc làm choái tiêu, cành đã bén rễ nhanh và sinh trưởng thành cây. Có lẽ vì thế, người dân đã gọi là sưa vườn. Ngay ở Tam Phú và Tam Ngọc cũng có nhiều cây dáng hương cổ thụ, tuổi cả trăm năm, được người dân địa phương xem như nguồn giống để nhân rộng khi có nhu cầu. Gần đây, khi có tình trạng khai thác trái phép loài sưa ở rừng tự nhiên từ Quảng Bình, đến Thừa Thiên, vào Quảng Nam rồi đến tận Phú Khánh, gây ra nguồn thông tin xôn xao, mà trên diễn đàn báo chí mỗi bài gọi tên một kiểu, thì người Quảng Nam bắt đầu suy nghĩ về cây sưa của mình. Thậm chí, có trường hợp, thương nhân bắt đầu thực hiện hợp đồng kinh tế thu mua và vận chuyển “sưa vườn”, nhưng có phải sưa vườn Quảng Nam không thì chúng tôi không có điều kiện thẩm định. Điều cần bàn là, sưa vườn Quảng Nam và sưa đang bị khai thác trái phép nói trên có phải là một hay là hai. Nếu là hai thì chúng có quan hệ chủng tộc thế nào? Thật ra, cây sưa Quảng Nam và cây sưa đang bị khai thác trái phép là hai loài khác nhau trong cùng họ Đậu - Fabales.
- Cây sưa bị khai thác trái phép mà lâu nay các nguồn thông tin gọi dưới nhiều tên khác nhau: huỳnh đàn, trắc thối, sưa, sưa Bắc bộ, huê, huê mộc vàng… là một loài thuộc chi Dalbergia, cùng chi với các loài trắc, cẩm lai. Giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là sưa, trắc thối, người Quảng Bình gọi là huê mộc, viện Điều tra Qui hoạch rừng và viện Sinh thái – Tài nguyên môi trường gọi là sưa Bắc bộ. Tên huỳnh đàn do người dân Tây Nguyên gọi. Thật ra, tên gọi này dễ nhầm với huỳnh đường là cây thuộc họ Xoan hoặc nhầm với cây hoàng đàn là cây hạt trần thuộc họ Hoàng đàn. Từ trước đến nay, trong các tài liệu khoa học và các văn bản pháp quy lâm nghiệp chưa bao giờ có tên Huỳnh đàn thuộc họ Đậu. Từ những năm trong thập kỷ 70, cây huê hay huê mộc chỉ được biết rất hạn chế, gần như cả nước chỉ biết nó có ở Phong Nha – Kẽ Bàng. Trong khi Quyết định 2198/1977/QĐ-CN của Bộ Lâm nghiệp ngày 26.11.1977 tên huê mộc được ghi là Dalbergia rimosa Roxb.Đây là một nhầm lẫn, vì Dalbergia rimosa là một loài dây leo thân gỗ, Phạm Hoàng Hộ gọi là “trắc dây”. Vào thời điểm của những năm trong thập kỷ 90, gỗ huê ở Phong Nha – Kẽ Bàng bị khai thác trộm, cắt thành từng đoạn ngắn để vận chuyển, mua bán, nhưng với giá cả thấp không đột biến như bây giờ. Lúc đó huê cũng chưa có tên trong Nghị định 18/1992/NĐ-HĐBT ngày 17.1.1992 và mãi đến khi Nghi định 48/2002/NĐ-CP ngày 22.4. 2002  ra đời, huê vẫn chưa được ghi tên. Và vào thời điểm đó, các nhà khoa học cũng chưa xác định huê chính là sưa Bắc bộ. Mãi tới những năm 2005 – 2006, huê mới được xác định là sưa Bắc bộ với tên gọi Dalbergia tonkinensis Prain, và chính thức có tên trong nhóm IA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30.3.2006 với tên huê mộc vàng. Đến lúc này, nhiều cây sưa Bắc bộ lớn tuổi ở các công viên, vỉa hè Hà Nội lọt vào tầm ngắm của gian thương, một số cây đã bắt đầu bị chặt trộm. Ngay ở thành phố Huế, sưa Bắc bộ được trồng nhiều trên vỉa hè đường Lê Quý Đôn, An Dương Vương nối dài đã cho quả, đang chịu cảnh bị vặt hái tùy tiện, cho dù quả chưa chín, vì hiện có quá nhiều người đang săn lùng quả làm giống để bán cây con, nên đã gây ra cảnh cha chung không ai khóc, rất lãng phí.

- Cây sưa Quảng Nam không phải là sưa Bắc bộ. Đúng ra, không nên gọi sưa, vì từ Bắc chí Nam, tên sưa được gán cho một loài trong chi Dalbergia. Chính tên gọi hương vườn chính xác hơn là sưa vườn. Đây là một loài cùng chi với giáng hương quả to và giáng hương mắt chim, đó là chi Pterocarpus. Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpusKurz.) còn được gọi gọn là giáng hương (Pterocarpus pedatus Pierre), hay giáng hương Căm-bốt (Pterocarpus cambodianus Pierre). Trước đây, người ta nhầm tưởng là 3 loài khác nhau, nhưng hiện nay đã xác định chỉ là một, với ba tên gọi khác nhau. Giáng hương mắt chim, còn gọi là giáng hương Ấn độ hay giáng hương đen, với tên khoa học là Pterocarpus indicus Willd..  Cây hương vườn Quảng Nam và hai loài giáng hương vừa nói cùng chi nên có nhiều đặc điểm hình thái gần giống nhau, khiến cho nhiều người mới nhìn qua đã tưởng nhầm. Nhưng hương vườn Quảng Nam có một đặc điểm khác hẳn, đó là vỏ quả nơi bao hạt có gai, trong khi giáng hương mắt chim gặp từ Quảng Ngãi trở vào Nam không có gai trên vỏ quả. Sau khi phân tích mẫu và giám định để phân loại theo phương pháp phân loại so sánh hình thái, tôi cho rằng hương vườn Quảng Nam là giáng hương cầu gai với tên khoa học là Pterocarpus echinatus Pers.. Cũng có thể xem đây là một dạng (forma) thuộc loài giáng hương mắt chim với tên gọi Pterocarpus indicus f. echinatus (Pers.) Rojo. Các loài giáng hương đều có lõi gỗ đỏ, vân đẹp, gần giống vân gỗ huê. Trong quá trình khai thác, thu mua, vận chuyển, gỗ giáng hương được trộn lẫn vào với tên huê mộc đỏ để phân biệt với huê mộc huê mộc vàng. Như vậy, điều cần khẳng định là:
1. Cây dáng hương (hương vườn) Quảng Nam hoàn toàn không phải là cây huê mộc vàng, có thể phân biệt dễ dàng qua hình thái quả. Quả cây huê mộc vàng dạng quả đậu, vỏ hơi bẹt thành cánh, thường chứa một hạt, ít khi hai hạt. Quả cây dáng hương (hương vườn) Quảng Nam có mép quả bẹt thành cánh, và uốn cong dạng đĩa bay, có 2 – 3 hạt tập trung ở tâm thành một u lồi, bên ngoài có nhiều lông gai.
2. Cây dáng hương (hương vườn) Quảng Nam là một loài cây gỗ tốt, quý hiếm, đặc trưng của đất Quảng Nam. Hình như có vài nơi trong tỉnh đã có hiện tượng khai thác lấy gỗ trộn lẫn vào gỗ huê để vận chuyển mua bán trái phép. Thương trường vẫn cho rằng đó là huê mộc đỏ. Nhiều tài liệu của Đông Nam Á cho rằng nhựa mủ của các loài giáng hương có khả năng chữa trị được ung thư. Biết đâu vì hướng sử dụng này mà giá gỗ huê mộc vàng và huê mộc đỏ đã đột biến một cách đáng kinh ngạc, thậm chí thương trường thu mua cả những đầu thừa, đuôi thẻo, khô lục lóc lõi và cả từng đoạn rễ ngắn?
3. Đây là loài cây dễ tính (sống được ở nhiều điều kiện lập địa), dễ nhân giống (bằng hạt và bằng cành), đa tác dụng (tôn tạo cảnh quan, phòng hộ, cho gỗ tốt và có thể cả nhựa mủ làm thuốc).
Cần phát huy tính độc đáo của cây dáng hương (hương vườn), xem đây là một tài sản riêng của Quảng Nam. Trước hết nên tận dụng vẻ đẹp về dáng thế và màu hoa của nó, đưa trồng làm cây bóng mát và cây cảnh quan cho một số đường phố, công viên, khuôn viên trường học, công sở trong thành phố Tam Kỳ và các thị trấn thuộc Tỉnh Quảng Nam để vừa tôn tạo cảnh quan vừa tôn vinh một loài đặc trưng địa phương lại vừa góp phần bảo tồn loài theo phương thức bảo tồn ex situ. Nên học tập kinh nghiệm của Malaysia và Singapore trồng làm cây bóng mát đường phố bằng cách chọn những cành thẳng, dạng bánh tẻ, đường kính 8 – 10cm, dài 2,5 – 3m đem giâm thẳng vào hố trồng, rồi cắm cọc bảo vệ, sau vài năm đã tỏa tán, định hình.
Cũng nên tận dụng khả năng phòng hộ bằng cách trồng làm vành đai xanh bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng, làm cây giá thể cho cây mây, cây tiêu, làm cây che bóng cho cây cà-phê… Cũng nên cơ cấu một tỉ lệ nhất định vào rừng trồng hỗn loài cây bản địa. Mặc dù thời gian khai thác rất chậm, nhưng trong chiến lược phục hồi rừng bền vững, cần có hướng lấy ngắn nuôi dài, bên cạnh những cây bản địa sớm cho sản phẩm thì những cây bản địa tuổi thọ cao như hương vườn rất đáng được quan tâm.
Cuối cùng, chúng tôi đề nghị có những thẩm định khoa học cần thiết để bổ sung vào danh lục thực vật Việt Nam loài giáng hương cầu gai, xem đây là một phát hiện mới.
Theo DXC.

Gỗ sưa là loại gỗ gì? Có mấy loại? Loại nào đắt nhất?


- Góc tư vấn
Gỗ sưa là loại gỗ quý hiếm, được nhiều người săn lùng. Thế nhưng thật sự gỗ sưa là loại gỗ gì và gỗ sưa có mấy loại thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
  1. Gỗ sưa là loại gỗ gì?

Theo dữ liệu từ Trung tâm Dữ liệu thực vật Việt Nam, cây gỗ sưa thuộc chủng loại có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis prain. Cây gỗ sưa thường có màu nâu hoặc xám, chiều cao trung bình từ 20 – 30m, là cây thường xay (ít khi rụng lá). Tán lá sưa thưa, hoa sưa có màu trắng và mùi thơm, cành sưa non có lông mịn thưa. Sưa là cây ưa ánh sáng, độ ẩm cao, đất sâu dày. Cây sưa có thể được trồng làm cảnh quan đường phố.
Gỗ sưa là loại gỗ gì
Gỡ Sưa thường phát triển trong các khu rừng nhiệt đới
Trong tự nhiên, người ta thường tìm thấy cây sưa trong rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Sưa chủ yếu phân bố ở Việt Nam và rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc. Trong cây gỗ sưa thì phần quý nhất đó là phần lõi trong, còn phần giác gỗ bên ngoài không có giá trị nhiều. 
  1. Gỗ sưa có mấy loại?

Có hai loại gỗ sưa chính đã được các nhà khoa học phân loại đó là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ. Cây sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, khi đốt quả không có mùi. Tuy nhiên, gỗ sưa trắng không giá trị bằng gỗ sưa đỏ. Cây sưa đỏ trông gần giống cây sưa trắng nhưng quả thành từng chùm và đốt lên có mùi thối.
Chính vì vậy mà ở thời phong kiến, gỗ sưa đỏ được gọi là cây Trắc thối Giao Chỉ. Ngoài ra còn có một loại sưa nữa màu đen được gọi là tuyệt gỗ nhưng loại này cực kỳ hiếm thấy.
  1. Cách phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng:

Có thể phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng qua hình thức bên ngoài của cây. 

Thân cây sưa trắng có màu xanh, trơn nhẵn và không xù xì. Còn thân cây sưa đỏ thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc.
Phân biệt gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng qua thân cây
Về lá cây thì cây sưa đỏ có lá so le còn cây sưa trắng có lá đối xứng.
lá gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ
Phân biệt gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ qua lá
Phân biệt qua hoa. Hoa sưa trắng mọc thành chùm, cánh lớn, màu trắng còn hoa sưa đỏ cũng mọc thành chùm nhưng cánh nhỏ và có màu vàng nhạt.
Gỗ sưa có mấy loại
Hoa của gỗ sưa đỏ và gỗ sưa trắng
Ngoài ra, còn một cách phân biệt rất đơn giản nữa như đã nói ở trên đó là phân biệt qua quả. Qủa sưa trắng là dạng quả thịt, không hạt, khi đốt lên không có mùi. Còn quả sưa đỏ thường có từ 1 – 2 hạt, đốt lên có mùi thối khó chịu. Mùi thối này chính là do hạt sưa đỏ tạo ra.
Ngoài ra, ở Tam Kỳ - Quảng Nam, có một loại cây cũng được người dân gọi là cây sưa. Tuy nhiên, thực chất đó không phải là cây gỗ sưa thuộc một loài trong chi Dalbergia. Cây sưa Quảng Nam được người dân ở đây gọi bằng nhiều tên khác nhau như sưa vườn, hương vườn, nhưng chính xác nhất thì phải gọi nó là cây hương vườn. Cây này cùng chi với giáng hương mắt chim và giáng hương quả to, đó chính là chi Pterocarpus. Một cây hương vườn trưởng thành chỉ có giá từ 4 đến 5 triệu đồng.
Chính vì cách gọi tên sai này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng có một loại gỗ sưa khác là gỗ sưa vàng.
  1. Vì sao gỗ sưa đỏ lại có giá trị hơn gỗ sưa trắng?

Sở dĩ gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn gỗ sưa trắng là do giá trị của vân gỗ. Trong khi gỗ sưa trắng chỉ có vân gỗ hai mặt thì gỗ sưa đỏ có vân gỗ ở cả bốn mặt. Vân gỗ sưa đỏ được giới chuyên môn xếp vào hàng đệ nhất vân trong tất cả các loài gỗ tại Việt Nam. Vân gỗ sưa đỏ nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ, mìn, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen. Khi đưa gỗ sưa đỏ ra ánh sáng ta sẽ thấy có óng ánh 7 màu.
Vì sao gỗ sưa đỏ lại có giá trị hơn gỗ sưa trắng?
Gỗ sưa đỏ có giá trị cao hơn rất nhiều so với gỗ sưa trắng
Ngoài ra, giá trị của gỗ sưa đỏ còn ở độ bền chắc của nó. Gỗ sưa đỏ có thể ngâm trong bùn, nước nhiều năm mà không sợ ngấm nước, mục nát. Khi bị đặt dưới trời nắng nóng cũng không sợ nứt nẻ. Gỗ giữ được mùi thơm bền lâu và mang giá trị tâm linh cao nên được rất nhiều người yêu thích.
  1. Có bao nhiêu loại gỗ sưa đỏ? Loại nào đắt nhất?

Tùy theo từng vị trí địa lý và thổ nhưỡng khác nhau mà gỗ sưa đỏ sẽ cho màu sắc, mùi hương và vân gỗ không  giống nhau. Có thể chia thành 3 loại gỗ sưa đỏ chính theo vị trí địa lý đó là gỗ sưa đỏ Hải Nam, gỗ sưa đỏ Bắc Bộ và gỗ sưa đỏ Nam Bộ.
Gỗ sưa đỏ Hải Nam là loại gỗ sinh trưởng ở vùng đảo Hải Nam – Trung Quốc. Lõi gỗ có màu từ vàng đến màu nâu hồng, nâu tím. Vân gỗ có sọc, màu nâu sẫm. Gỗ sưa đỏ Hải Nam được cho là dòng gỗ sưa đỏ có giá trị lớn nhất. Miền Bắc Việt Nam do có vĩ độ tương đương với đảo Hải Nam nên chất lượng gỗ sưa đỏ cũng tương đương. Gỗ sưa đỏ Nam Bộ là dòng gỗ sưa đỏ kém nhất.
Có bao nhiêu loại gỗ sưa đỏ
Gỗ Sưa đỏ Hải Nam có giá trị cao nhất trong các loại sưa
Như vậy, trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến quý vị và các bạn những thông tin khái quát nhất về các loại gỗ sưa, gỗ sưa có mấy loại cũng như giá trị của gỗ sưa, vì sao gỗ sưa đỏ lại đắt như vậy. Hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích.
 
kiểm tra lõi Cây Gỗ SƯA ĐỎ Bạc Tỉ | Tam Kỳ - Quảng Nam | Y Diu Mlo

Cây gỗ giáng hương là gì, nguồn gốc và ứng dụng của cây, thuộc nhóm mấy?



Cây gỗ giáng hương, đặc điểm hình thái và đặc tính sinh thái, thuộc nhóm mấy, ứng dụng kinh tế của gỗ giáng hương.


GIÁNG HƯƠNG

Tên khác: Giáng hương quả to, đinh hương
Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz.
Họ thực vật: Đậu (Fabaceae)
Gỗ giáng hương được xếp vào nhóm  1

1 – Đặc điểm

Cây gỗ lớn, cao đến 20-30 m, đường kính có thể đạt 90cm hoặc hơn nữa. Tán cây hình ô, cành non có lông mịn, cành già nhẵn. Vỏ màu nâu xám, dày trung bình 1,5 - 2 cm, nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi vạc vỏ chảy nhựa màu đỏ tươi.
Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, mang 7-13 lá chét xếp so le. Hoa màu vàng, mọc thành chùm ở nách lá. Mỗi chùm hoa dài 7-10 cm, mang 20-25 hoa. Quả hình tròn dẹt, đường kính 4,5- cm. Khoang  cứng nổi lên ở giữa, chứa 1-3 hạt. Hạt hình lưỡi liềm, khi chín có màu nâu, dài 0,6-01 cm, rộng 0,3 – 0,5cm.


2. Đặc tính sinh thái

Giáng hương phân bố ở Myanma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia và Việt Nam.
Trên thế giới, Giáng hương có mặt trong 2 kiểu rừng chính là rừng hỗn loài nửa rụng lá (rừng bán thường xanh) và rửng rụng lá mà chủ yếu là rừng thưa cây họ Dầu (rừng khộp), đất phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau nhưng tốt nhất là trên đất có thành phần cơ giới nhẹ và thường sống ven sông nơi gần nguồn nước. Thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, chịu được điều kiện mưa nhiều và biên độ nhiệt lớn, nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,5oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2oC. Lượng mưa bình quân 889-3552 mm/năm, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270-1520 mm/năm.
Ở Việt Nam, Giáng hương cũng có mặt trong hai kiểu rừng là rừng khộp và rừng bán thường xanh, ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Thường thấy ở những nơi có độ cao so với mực nước biển từ 20 m đến 680 m, tập trung ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 2-100, nhiệt độ trung bình năm 21-26,5oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 36-42oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,7-15,0oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 29,7-35oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 10,6-20,9oC. Mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.


3 – Cây gỗ giáng hương thuộc nhóm mấy?

 Tại Việt Nam, gỗ dáng hương quả to được xếp vào nhóm 1. Gỗ dáng hương quả to khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt.
Làm thuốc: Một số báo cáo cho biết loài cây này có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường týp 2.
Nhựa cây có thể dùng làm thuốc nhuộm màu đỏ.


4 – Lợi ích kinh tế và giá thành.

Gỗ có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu, khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô kiệt, lõi cứng hơi khó gia công.
Gỗ Giáng Hương có độ bền cao, màu sắc đẹp và được thị trường vô cùng ưa chuộng, giá một m3 gỗ đã qua xử lý dao động ít nhất từ 40-50 triệu đồng. Gỗ Giáng Hương nặng trung bình, thuộc loại gỗ quý, dùng được trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp, bàn ghế, đồ mỹ nghệ đều có giá trị cao hơn so với những loại gỗ thông thường khác.
Ngoài ra, gỗ Giáng Hương còn dùng để đóng đồ nội thất như giường, tủ, bàn ghế và sàn gỗ tự nhiên. Không dừng lại ở đấy, vỏ của Cây Giáng Hương có chứa tanin và nhựa của loài cây này có màu đó còn có thể dùng để nhuộm quần áo.

Để đảm bảo chất lượng gỗ chính hãng, bạn nên tìm tới những địa chỉ lâu năm trong nghề, có uy tín để mua. Bên cạnh đó phải có những cam kết lâu dài để tránh tiền mất tật mang.


CÁC LOẠI GỖ KHÁC

Gỗ mun Gỗ Pơ Mu Gỗ keo Gỗ dổi Gỗ cà te
Gỗ gõ đỏ Gỗ sến Gỗ xà cừ Gỗ xoan ta Gỗ trai đỏ
Gỗ mít Gỗ huỳnh đàn Gỗ chiu liu  Gỗ nghiến Gỗ Lũa
Gỗ melamine Gỗ MDF Gỗ Laminate Gỗ Acrylic Gỗ veneer

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH