CHUYỆN ÍT BIẾT 85
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bị coi là TỘI ĐỒ showbiz vì scandal ĐỒNG TÍNH, NAM CA SĨ bật khóc gục ngã tai sân khấu khi đang diễn
Thiên tài nào từng từ chối lời mời làm tổng thống?
Thứ Tư, ngày 08/04/2020 17:00 PM (GMT+7)
Năm 1952, thiên tài này từng được đề cử làm Tổng thống Israel song ông từ chối với lý do quá già, thiếu năng khiếu và kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề liên quan đến con người.
Văn bản mời Albert Einstein làm tổng thống.
Năm 1952, khi Chaim Weizmann, Tổng thống
đầu tiên của Nhà nước Israel qua đời, người mà tất cả những người Do
Thái mong muốn sẽ trở thành tổng thống kế tiếp của Israel không ai khác
hơn là Albert Einstein. Đây cũng là sự nhất trí trong nội các chính phủ
của Thủ tướng Ben Gourion vào tháng 11/1952. Thế nhưng, Albert Einstein
đã quyết định từ chối trở thành tổng thống Israel trong một bức thư gửi
cho Đại sứ Israel tại Mỹ Abba Eban vào ngày 18/11/1952.
Bức thư có nội dung: “Kính gửi ngài đại
sứ. Tôi rất cảm động về lời đề nghị trở thành tổng thống Israel nhân
danh Thủ tướng Ben Gourion, nhưng cũng rất buồn vì phải từ chối lời đề
nghị này. Do cả cuộc đời của tôi chỉ biết cống hiến cho khoa học nên tôi
cho rằng mình không đủ tố chất và kinh nghiệm để điều hành công việc
của một quốc gia. Hơn nữa, tuổi tác và sức khỏe là rào cản vô hình khó
có thể giúp tôi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng như vậy.
Thế nhưng cho dù có ở bất cứ nơi đâu,
trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một
người Do Thái. Ước nguyện của tôi là muốn thấy một Nhà nước Do Thái
chung sống hòa bình với các dân tộc Ảrập khác. Tôi hy vọng đất nước
Israel sẽ tìm được một người kế thừa xứng đáng cho cố Tổng thống
Weizmann”.
Einstein từ chối làm tổng thống, lấy lý do
đã quá già (73 tuổi), thiếu năng khiếu và kinh nghiệm để giải quyết các
vấn đề liên quan đến con người.
Được biết Albert Einstein
(14/3/1879-18/4/1955) là nhà toán học và vật lý người Đức. Với thành tựu
phát triển thuyết tương đối rộng, thuyết tương đối hẹp cùng giải Nobel
Vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện, ông được xem là nhà vật lý có
ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.
Einstein sinh ra trong gia đình gốc Do
Thái. Cha ông, Hermann Einstein, nhân viên bán hàng kiêm kỹ sư, cùng anh
trai thành lập công ty sản xuất thiết bị điện ở Munich. Mẹ ông quán
xuyến việc gia đình. Einstein có một em gái kém hai tuổi.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/thien-tai-nao-tung-tu-choi-loi-moi-lam-tong-thong-a3107...
John Bardeen là nhà khoa học duy nhất trên thế giới vinh dự nhận giải 2 giải Nobel Vật lý năm 1956 và năm 1972.
Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)
Rốt cuộc Từ Hi Thái Hậu tắm rửa như thế nào mà phải cần đến 3 bồn tắm cỡ lớn và hơn 100 cung nhân phục vụ?
Cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái Hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được.
Từ Hi Thái hậu rất thích tắm rửa, mỗi lần bà tắm đều có hơn 100 cung nhân phục vụ và sử dụng đến 3 bồn tắm.
Những người này có nhiệm vụ đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm... và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hi Thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một. Đây là một quá trình phức tạp.
Điều đặc biệt hơn, Từ Hi Thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa. Những chiếc bồn tắm lớn này gần như là một bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên.
Nhưng tại sao lại sử dụng đến 3 bồn tắm? Đó là bởi vì Từ Hi Thái hậu là người đứng đầu Đại Thanh, bà luôn nghĩ rằng âm dương trời đất cần phải phân biệt rạch ròi. Mỗi lần tắm, Từ Hi Thái hậu tẩy rửa nửa thân trên ở 1 bồn tắm, sau đó tẩy rửa nửa thân dưới ở 1 bồn tắm khác. Cuối cùng ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau.
Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm.
Một sự "phung phí" khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hi Thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng. Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước. Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ.
Ngày nào Từ Hi Thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần.
Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hi Thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình.
Nguồn: Toutiao
Chuyện xưa: 5 chị em cùng làm vợ một hoàng đế Trung Quốc
Trong lịch sử, việc hai chị em cùng tiến cung không phải hiếm, nhưng nhà có năm chị em cùng tiến cung e chỉ có dưới thời Đường Đức Tông, Trung Quốc.
Đường Đức Tông: 27/5/742 - 25/2/805, là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Đường trong Trung Quốc. Ông là người có thời gian cai trị lâu thứ ba trong các vị Hoàng đế nhà Đường, sau Đường Huyền Tông và Đường Cao Tông, với tổng cộng 26 năm.
Năm 779, ông lên ngôi, ngay sau đó đã
thực thi nhiều cải cách về thuế và quan chế nhưng lại gây bất mãn cho
tầng lớp quan lại quý tộc. Đối với các Tiết độ sứ bên ngoài, ông chủ
trương hạn chế quyền lực, do đó làm một số phiên trấn bất mãn và gây ra
các cuộc nổi loạn từ năm 781, sử gọi là loạn Tứ trấn. Khi tình hình bên
ngoài rối ren thì quân đội Kinh Nguyên làm phản, đuổi ông ra khỏi Trường
An gần một năm, đến năm 784 tình hình tạm yên ổn nhưng các phiên trấn
bên ngoài vẫn không ngừng lớn mạnh, gây nên họa loạn về sau.
Trong những năm cai trị đầu tiên, Đức
Tông chủ trương tiết kiệm, nhưng đến cuối đời lại trở nên xa xỉ lãng
phí, đồng thời dành sự tin tưởng quá mức cho các hoạn quan, xa lánh đại
thần có công, khiến nạn hoạn quan tham chính được dịp nổi lên.
Thời bấy giờ có Tống Đình Phân một nhà
văn học nổi tiếng nhà Đường. Ông là người thấm nhuần tư tưởng Nho giáo,
văn chương sâu sắc. Nhưng điều đáng nói là ông có 5 người con gái tài
sắc vẹn toàn. Đúng là cha giỏi tất có con tài, 5 nàng Tống tiểu thư
ngoài dung mạo như hoa thì tài trí cũng thuộc hàng xuất chúng.
5 nàng học rộng tài cao, đều ham học hỏi
và muốn toàn tâm toàn ý theo đuổi việc học hành. Các nàng đều muốn dựa
vào tài năng văn chương của bản thân để tranh tài với mọi người. Chính
vì thế các nàng đã từng thề chung thân kiếp này không xuất giá.
Đường Đức Tông vốn là người khởi xướng
văn trị nên rất trọng hiền tài, nghe danh tiếng của 5 nàng đã lâu nên
muốn đưa cả 5 nàng tiến cung. Lời hoàng thượng không ai dám trái vì thế 5
tiểu thư họ Tống đành phải bỏ dở lời thề của mình vào cung hầu hạ hoàng
thượng.
Ảnh minh họa
Có người cho rằng Đường Đức Tông chỉ vì
mê mẩn sắc đẹp của các nàng muốn thỏa mãn dục vọng của bản thân chứ
không phải ngưỡng mộ tài năng văn học của các nàng. Nhưng Đường Đức Tông
vốn là người trọng hiền tài, đặc biệt là những người con gái tài sắc
vẹn toàn vì thế việc cả 5 nàng nhập cung chính là do ông yêu quý, trân
trọng sự tài hoa của các nàng. Xem ra cách lý giải này hợp tình hợp lý
hơn cả.
Hơn nữa, theo ghi chép trong sử sách,
Đường Đức Tông còn cho lập một khu riêng biệt với các cung nữ khác dành
cho các chị em Tống thị.
Lý Thích không coi họ là những cung nữ
chuyên hầu hạ chuyện giường chiếu mà đặc biệt ưu ái coi họ là những “học
sĩ” tương đương như một chức quan trong triều mà thời bấy giờ chỉ có
nam giới mới được nhận vinh dự đó. Vì thế có thể chứng mình rằng Đường
Đức Tông rất coi trọng tài năng của năm chị em họ Tống.
Để khởi xướng phong trào văn trị, Lý
Thích thường xuyên cùng các đại thần uống rượu làm thơ, những lúc như
thế thì năm chị em Tống thị luôn luôn có mặt. Việc làm này có hai mục
đích, thứ nhất để tiếp tục phát huy khả năng văn chương của các nàng,
thứ hai là mở rộng giáo hóa lễ lạt truyền thống. Ngoài các chị em Tống
thị ra thì trong hậu cung còn có rất nhiều cung nữ tài hoa khác cũng
tham dự.
Đương thời, trong hậu cung của Đường Đức
Tông tài nữ như mây, khí thế văn học hừng hực. Đặc biệt, chị em Tống
thị trong hậu cung như năm bông kim hoa đã trở thành một cảnh sắc vô
cùng lộng lẫy trong "khu vườn văn chương" của cung đình nhà Đường.
Nhưng tiếc rằng phong trào khởi xướng
dùng văn trị của Đường Đức Tông đã không thành công, bởi vì thói quen
xấu đã ăn sâu vào triều đình nhà Đường không thể thay đổi, chính nó đã
"giết chết" mọi nỗ lực cống hiến nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền văn
học nhà Đường của hoàng đế Đường Đức Tông Lý Thích.
Giải mã bí ẩn 10 ngày "bốc hơi" trong lịch sử cách đây hơn 400 năm: Chuyện gì đã xảy ra?
Hoa Hướng Dương |
Chính xác thì cách đây 438 năm, chuyện gì đã xảy ra?
Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi
phút và mỗi giây trên thế giới đều xảy ra vô vàn sự kiện lớn nhỏ. Kể từ
khi Trái Đất được hình thành thì không một khoảnh khắc nào nó ngừng
quay và mọi thứ đối với chúng ta chỉ kết thúc khi Trái Đất không còn
chuyển động nữa.
Các sự kiện
lịch sử cũng diễn ra một cách liên tục và không ngừng nghỉ trong cái
"vòng tròn" chuyển động ấy. Giống như không gian thì thời gian trong vật
lý có tính liên tục, điều này cũng giống như việc chúng ta không thể đi
lên tầng 5 nếu không đi qua các tầng 1, 2, 3, 4 vậy!
Thế nhưng, có lẽ bạn sẽ phải bất ngờ khi biết rằng trong dòng thời gian liên tục ấy lại có một khoảng thời gian dài khoảng 10 ngày mà tại đó bạn sẽ không tìm thấy bất cứ sự kiện lịch sử, ngày sinh hay mất của một ai đó vì đơn giản là nó... không tồn tại!
Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho bí ẩn khó tin này qua bài viết dưới đây:
1. Sai sót của lịch Julius, loại lịch ra đời từ thời kỳ Đế chế La Mã cho đến 1582
Để
có được đáp án thì chúng ta cần phải ngược dòng lịch sử về những năm 46
TCN, đó là thời điểm lịch Julius được Julius Caesar (sinh năm 100 TCN,
mất năm 44 TCN) - một nhà lãnh đạo quân sự, nhà chính trị lớn của La Mã
cổ đại - giới thiệu.
Trước
đó, người La Mã cũng đã có lịch La Mã với 12 tháng nhưng lại tính theo
chu kỳ Mặt Trăng và chỉ có tổng cộng 355 ngày trong một năm.
Tất
nhiên thiếu sót này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả không mong đợi, sự sai lệch
trong các sự kiện thiên văn sẽ dẫn đến việc phán đoán sai thời vụ hay
mưa, nắng...
Điều
đó dẫn đến việc cải cách loại lịch cũ có nhiều hạn chế này và thay thế
bằng lịch mới Julius, tuy nhiên để thay đổi một cái cũ bằng 1 cái mới có
ảnh hưởng tới toàn xã hội thì đó là điều không hề dễ dàng và có thể xảy
ra một sớm một chiều được.
Do
đó, năm cuối cùng của lịch cũ đã kéo dài tới 445 ngày như một cách để
bù vào những năm nhuận bị thiếu của các năm bất quy tắc trước đó (do ảnh
hưởng của chiến tranh cũng như sự thiếu chính xác của bản thân loại
lịch này), người ta gọi đây là "năm lộn xộn cuối cùng".
Tuy
nhiên, loại lịch Julius mới này cũng không thể tránh được những sai sót
và nhược điểm của mình dù cố gắng tuân theo chu kỳ Mặt Trời như người
Ai Cập. Bên cạnh những khuyên nhân khách quan còn có cả những nguyên
nhân chủ quan như:
Lịch
Julius cũng chọn ngày bắt đầu năm mới vào 25/3 (ngày Xuân phân) hàng năm
nhưng đây không phải là thời điểm thu hoạch mùa vụ hay có một sự kiện
thời tiết đặc biệt mà đơn giản chỉ là để đánh dấu ngày trúng cử của các
nguyên lão của đế quốc La Mã.
Không
những thế việc đặt tên tháng một cách "tùy hứng" của các hoàng đế La Mã
dẫn đến việc các tháng có nhiều tên khác nhau hay việc lợi dụng chức vụ
để thêm ngày vào lịch nhằm kéo dài thời gian nhiệm kỳ hay các cuộc bầu
cữ càng khiến lịch Julius sai lệch so với thực tế.
Mặc
dù vậy, loại lịch Julius cũng tồn tại trong một thời gian rất dài ở hầu
khắp châu Âu kể từ thời kỳ Đế chế La Mã cho đến tận năm 1582 mới được
thay thế bởi lịch mới có tên Gregorius (Dương lịch) do Giáo hoàng
Gregorius XIII công bố.
2. Lịch Gregorius: 10 ngày không có trong lịch của năm 1582
Lịch
Gregorius đã được sử dụng ở hầu hết mọi quốc gia kể từ lúc được công bố
cho đến nay, cũng giống như lịch Julius trước đó, việc cải cách từ lịch
cũ sang lịch mới cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc tinh
chỉnh lại thời gian cho khớp với các sự kiện thiên văn.
Trong
đó, việc tinh chỉnh những năm nhuận bị thiếu trước đó cũng là điều
khiến những nhà làm lịch phải đau đầu. Lí do là vì tuy đã bớt sai sót
hơn lịch cũ nhưng lịch Julius lại không tính được giá trị chính xác của
một năm dương lịch là 365,242199 ngày.
Thay vào đó, một
năm của lịch Julius có 365,25 ngày và đã tạo sai chênh 11 phút mỗi năm
và khi sai số nhỏ tích lũy về lâu dài thì chúng ta sẽ phải cộng dồn thêm
7 ngày cho năm 1000 và thêm 10 ngày cho năm giữa thế kỷ 15.
Sự
hạn chế của lịch Julius khiến Nhà thờ La Mã phải có sự thay đổi và để
giải quyết vấn đề này thì Giáo hoàng Gregory XIII (1502 - 1585) đã ủy
thác cho nhà thiên văn học Christopher Clavius xây dựng một hệ thống
lịch mới vào năm 1570.
Hai
năm sau thì lịch mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi nhưng vấn đề là việc
"chạy sai" của lịch Julius trước đó (cứ 128 năm thì dư ra 1 ngày) đã
khiến ngày lễ Phục Sinh của Công Giáo khi đó đã sai lệch mất 10 ngày.
Để
ngày đầu của năm mới rơi vào ngày 1/1 hằng năm thì người tính toán lịch
mới là nhà thiên văn Luigi Lilio - một người Ý đa tài - đã bỏ đi 11
ngày nhuận dự trù cho năm 1700 để sau ngày 4/10/1582 sẽ là ngày
15/10/1582.
Điều đó đồng
nghĩa với việc những năm đầu thế kỷ là năm 1700, 1800 và 1900 sẽ không
phải năm nhuận mà phải đến năm 2000 thì việc tính năm nhuận mới được áp
dụng như trước. Do đó chúng ta sẽ mất đi 10 ngày là ngày 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 của tháng 10 năm 1582.
Điều
này có nghĩa là tháng 10 năm 1582 chỉ có 21 ngày (gồm ngày 1,2,3,4,
15... cho đến 31/10). Tháng 11/1582 sẽ có 30 ngày bình thường.
Việc
đổi lịch mới cũng khiến nước Nga bị mất đến 13 ngày trong tháng 2, năm
1918 bằng cách quy định ngay sau ngày 31/1/1918 là ngày 14/2/1918, thay
vì ngày 1/2/1918 như thường lệ (lưu ý: nước Nga áp dụng lịch Gregorius
chậm hơn so với các nước châu Âu).
Đó
cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài viết này mà theo
đó lịch sử sẽ không có những ngày trên, tức không có bất cứ sự kiện
lịch sử hay ai sinh vào 10 ngày này chứ không phải thời gian thực sự mất
đi.
Tất cả chỉ là quy ước
do con người đặt ra, cũng giống như trong quan niệm của nhiều quốc gia
thì người ra không đánh số khách sạn, những chung cư, tòa nhà… là tầng
13 vì xem đây là con số xui xẻo, thay vào đó sau tầng 12 sẽ là tầng 14.
Như
vậy chúng ta không hề mất đi tầng 13 mà thực ra chỉ là quy ước lại theo
ý chí chủ quan của con người mà thôi. "Thời gian bốc hơi" được đề cập ở
đầu bài trên cũng có lời giải thích đơn giản như thế đó.
Nguồn: Britannica, Allfunandgames, Webexhibits, Phys.
Nhận xét
Đăng nhận xét