CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 163
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguồn gốc virus Corona từ loài dơi? | VTC16
NASA tham vọng biến một miệng núi lửa Mặt trăng thành một kính viễn vọng
Dân trí Với dự án đặc biệt này, NASA đặt hy vọng sẽ có thêm thông tin về một số khoảnh khắc sớm nhất sau Big Bang (uụ nổ lớn).
Dự án do NASA hỗ trợ nhằm đặt một kính viễn vọng vô tuyến dài hơn 1km trong một miệng núi lửa ở vùng tối của Mặt trăng.
Các đĩa kính viễn vọng vô tuyến cần được
triển khai dự kiến phải là một hình parabol cong để thu sóng và phản xạ
chúng tới một máy thu ở trung tâm. Đây là lý do tại sao một miệng núi
lửa sẽ tạo ra bộ khung hoàn hảo và sẽ cần ít thiết bị và xây dựng hơn
trong không gian.
Theo nhóm dự án của NASA, kính thiên văn
vô tuyến mở này sẽ cực lớn và đặt công nghệ như thế này trên bề mặt Mặt
trăng thay vì Trái đất rõ ràng có những lợi thế to lớn. Khái niệm này
đang được các nhà khoa học đặt tên là Kính thiên văn vô tuyến miệng núi
lửa Mặt trăng (LCRT).
Lý do về dự án độc nhất vô nhị này là bởi
các nhà nghiên cứu nghĩ rằng họ có thể sử dụng nó để quan sát Vũ trụ chi
tiết hơn rất nhiều vì bầu không khí Trái đất và tiếng ồn vô tuyến sẽ bị
cản trở. Các nhà khoa học cũng cho rằng, kính viễn vọng về cơ bản có
thể giúp chúng ta nhìn lại thời gian sớm nhất trong những khoảnh khắc
sớm nhất trong vũ trụ.
Kế hoạch xây dựng kính viễn vọng sẽ được
phụ trách bởi robot đặt lưới thép có đường kính khoảng 970m xuyên qua
miệng núi lửa. Ở trung tâm của miệng núi lửa sẽ là một máy thu lơ lửng
có thể thu tần số. Nó thậm chí có thể được duy trì bởi các phi hành gia
khi NASA lên kế hoạch xây dựng Trại căn cứ Artemis trên Mặt trăng.
NASA cho biết khi xây dựng thành công,
Kính viễn vọng vô tuyến miệng núi lửa Mặt trăng (LCRT) này sẽ là kính
viễn vọng vô tuyến có khẩu độ lớn nhất trong Hệ mặt trời. LCRT có thể
cho phép những khám phá khoa học to lớn trong lĩnh vực vũ trụ học bằng
cách quan sát vũ trụ sơ khai trong dải tần số 6 - 30 MHz chưa được con
người khám phá cho đến nay.
Các nhà nghiên cứu hiện có 9 tháng để tính toán xem liệu họ có thể phát triển dự án này trên thực tế hay không.
Trang Phạm
Theo Nypost
Mối liên hệ bí ẩn giữa virus corona và hệ tim mạch
Dân trí Chủng virus corona mới chủ yếu ảnh hưởng tới phổi. Nhưng các bác sĩ đã báo cáo các trường hợp mà loại virus này hoành hành một bộ phận khác trong cơ thể đó là trái tim.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên
tạp chí JAMA Cardiology, trong 5 bệnh nhân bị tổn thương tim do COVID-19
ở Vũ Hán thì chỉ có một số bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, những trường
hợp còn lại thì không. Vậy điều gì đang diễn ra?
Các bác sĩ tim mạch cho rằng chỉ có 2 khả
năng thể khả thi để giải đáp câu hỏi này. Hoặc trái tim bơm máu trong
trường hợp cơ thể không đủ oxy khiến virus xâm nhập trực tiếp vào tế bào
tim; hoặc do cơ thể, trong nỗ lực diệt trừ virus, có thể đã huy động
rất nhiều tế bào miễn dịch tấn công tim.
“Chúng tôi biết rằng đây không phải là
loại virus duy nhất gây ảnh hưởng đến tim", Tiến sĩ Mohammad Madjid tại
Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas ở Houston (UTHealth) cho biết.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2018
trên Tạp chí Y học New England, nguy cơ các cơn đau tim có thể tăng gấp
sáu lần khi một người bị nhiễm virus cúm.
Hơn nữa, trong hầu hết các bệnh dịch cúm,
nhiều bệnh nhân chết vì biến chứng tim hơn là chứng viêm phổi. Nhiễm
virus có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến tim, gây ra nhịp tim không
đều và suy tim.
Vì vậy, mặc dù không "quá ngạc nhiên",
nhưng virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến tổn thương tim và điều này xảy ra
thường xuyên hơn ở những bệnh nhân COVID-19 so với những người bị nhiễm
các loại virus khác.
Virus có thể đang tấn công trực tiếp vào
tim. Tiến sĩ Erin Michos, phó giám đốc khoa tim mạch dự phòng tại Trường
Y khoa Johns Hopkins cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến những trường
hợp không mắc bệnh nền về tim mạch. Tổn thương tim không điển hình trong
các trường hợp nhiễm COVID-19 nhẹ và có xu hướng xảy ra ở những bệnh
nhân có triệu chứng nặng và phải nhập viện.”
Mặc dù virus chủ yếu ảnh hưởng đến phổi,
nhưng nó đang lưu thông trong máu; điều đó có nghĩa là virus có thể xâm
nhập trực tiếp và tấn công các cơ quan khác, bao gồm cả tim.
Phương Huyền
Theo Fox News
Loài khỉ cổ đại đã biết dùng bè vượt Đại Tây Dương hàng triệu năm trước
Dân trí Bốn chiếc răng khỉ hóa thạch được phát hiện sâu ở Amazon khu vực Peru cung cấp bằng chứng mới cho thấy hơn một nhóm linh trưởng cổ đại đã vượt qua Đại Tây Dương từ châu Phi.
Răng của một loài mới được phát hiện thuộc
một họ linh trưởng châu Phi đã tuyệt chủng được gọi là parapithecid.
Hóa thạch được phát hiện tại cùng địa điểm ở Peru trước đó đã đưa ra
bằng chứng đầu tiên về việc khỉ Nam Mỹ tiến hóa từ loài linh trưởng châu
Phi.
Những con khỉ cổ đại được cho là đã thực
hiện chuyến đi dài gần 1.500km trên những thảm thực vật trôi nổi từ bờ
biển có thể được tạo ra trong một cơn bão.
"Đây là một khám phá rất độc đáo. Nó cho
thấy rằng ngoài những con khỉ Thế giới mới và một nhóm động vật gặm nhấm
được gọi là caviomorph còn có dòng động vật có vú thứ ba bằng cách nào
đó thực hiện hành trình xuyên Đại Tây Dương rất khó khăn này để đi từ
Châu Phi đến Nam Mỹ”, Erik Seiffert, tác giả chính của nghiên cứu, giáo
sư Khoa học Giải phẫu Tích hợp Lâm sàng tại Trường Y khoa Keck thuộc Đại
học Nam California cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài khỉ
tuyệt chủng là Ucayalipithecus perdita. Loài Ucayalipithecus perdita có
kích thước rất nhỏ, kích thước tương tự như một loài khỉ đuôi sóc thời
hiện đại.
Địa điểm ở Ucayali nơi răng hoá thạch được
tìm thấy là từ một kỷ nguyên địa chất được gọi là Oligocene, kéo dài từ
khoảng 23 - 34 triệu năm trước.
Dựa trên tuổi của địa điểm và sự gần gũi
của Ucayalipithecus với người thân hóa thạch của nó từ Ai Cập, các nhà
nghiên cứu ước tính sự di cư có thể đã xảy ra khoảng 34 triệu năm trước.
"Chúng tôi cho rằng nhóm này có thể đã đến
Nam Mỹ ngay xung quanh cái mà chúng ta gọi là ranh giới
Eocene-Oligocene, khoảng thời gian giữa hai kỷ nguyên địa chất, khi dải
băng ở Nam Cực bắt đầu hình thành và mực nước biển hạ xuống. Điều đó có
thể đã đóng một vai trò trong việc giúp những loài linh trưởng này thực
sự vượt qua Đại Tây Dương dễ dàng hơn một chút”, nhà nghiên cứu Seiffert
nói.
2 trong số các răng Ucayalipithecus
perdita đã được xác định bởi các đồng tác giả người Argentina của nghiên
cứu vào năm 2015 cho thấy những con khỉ Thế giới mới có tổ tiên châu
Phi. Khi Seiffert được yêu cầu giúp mô tả các mẫu vật này vào năm 2016,
ông đã nhận thấy sự giống nhau của hai răng hàm trên bị gãy với một loài
khỉ parapithecid 32 triệu năm đã tuyệt chủng từ Ai Cập đã nghiên cứu
trước đây.
Sau đó, một cuộc thám hiểm đến địa điểm
hóa thạch của Peru vào năm 2016 đã dẫn đến việc phát hiện thêm hai chiếc
răng thuộc về loài mới này. Sự giống nhau của những chiếc răng dưới bổ
sung với những chiếc răng khỉ Ai Cập đã xác nhận với Seiffert rằng
Ucayalipithecus có nguồn gốc từ tổ tiên châu Phi.
Trang Phạm
Theo Science Daily
Bản vẽ thiết kế hé lộ bí mật của bức tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ
Dân trí Tượng Thần Tự do nổi tiếng với cánh tay giương cao ngọn đuốc, nhưng nghiên cứu mới đây về bản vẽ thiết kế của bức tượng cho thấy cánh tay này đã được chỉnh sửa vào phút chót cho thon thả hơn.
Kỹ sư người
Pháp, ông Gustave Eiffel vốn nổi tiếng với tòa tháp mang tên ông ở
Paris, Pháp. Ông cũng chính là người quyết định thiết kế kết cấu bức
tượng Nữ thần Tự do sao cho đủ vững chắc để chống chọi được với những
cơn gió dữ dội ở cảng New York, nơi dựng bức tượng này.
Phân tích
bản vẽ cho thấy ban đầu ông Eiffel đã thiết kế cánh tay nữ thần to khỏe
hơn và thẳng đứng hơn, nói cách khác là vững chãi hơn so với thực tế bức
tượng ngày nay, nhưng ai đó, và rất có thể là nhà điêu khắc bức tượng,
ông Frédéric-Auguste Bartholdi, đã dùng mực đỏ chỉnh sửa lại cho cánh
tay thon gọn và giơ chéo hđể bức tượng trông đẹp mắt hơn, nhưng cũng dễ
đổ hơn.
Đấu giá ở Paris
Người ta
biết đến bản vẽ thiết kế này vào năm 2018 khi một nhà buôn bản đồ ở
California tên là Barry Lawrence Ruderman mua một bộ bản vẽ của ông
Eiffel tại một cuộc đấu giá ở Paris. Theo cuốn quảng cáo đấu giá thì các
bản vẽ này bao gồm cả bản thiết kế tượng Thần Tự do, một vật giá trị vì
nó là độc nhất, và cũng chỉ có hai bản sao của bản vẽ này, một ở Thư
viện Quốc hội Mỹ và bản kia nằm trong một bộ sưu tập cá nhân ở Pháp.
Bên trong
tập bản vẽ này, ông Ruderman còn thấy một tệp bản vẽ bằng giấy mỏng xếp
chặt và gấp lại, trông có vẻ muốn mở ra phải hết sức cẩn thận mới không
làm hỏng. Vì thế, ông đã gửi các tài liệu lịch sử này cho một chuyên gia
bảo tồn để xử lý bằng hơi ẩm cho tập tài liệu dễ lật trang. Kỹ thuật
này đã có tác dụng. Ông Ruderman sau đó đã tìm thấy không chỉ bản thiết
kế nói trên mà còn có 22 bản vẽ gốc thiết kế kỹ thuật của bức tượng với
nhiều chú thích và phép tính viết bên lề.
Ông Ruderman
nói rằng “khi nhận ra thứ mình có trong tay là gì, chúng tôi đã rất ngỡ
ngàng. Bức tượng Nữ thần Tự do có vẻ là vật thể do con người tạo ra nổi
tiếng nhất trên hành tinh này và chúng tôi đang nắm giữ, và chúng tôi
đang có trong tay những cơ sở đầu tiên khiến cho bức tượng trở thành
hiện thực cho mọi người cùng chiêm ngưỡng”.
Món quà từ nước Pháp
Tượng Thần
Tự do đầu tiên được dự định là vật kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ, nhưng
về sau lại trở thành biểu tượng dẫn đường cho người nhập cư, nhất là khi
kết hợp với những vần thơ của Emma Lazarus đại ý nói rằng “hãy trao cho
ta những gánh nặng nghèo đói, mệt mỏi của các người để từ đó sinh ra
hơi thở tự do” được khắc trên một tấm biển đặt bên trong bức tượng vào
năm 1903.
Nhà thơ
người Pháp Édouard de Laboulaye là người đầu tiên thai nghén ý tưởng về
bức tượng. Ông rất yêu nước Mỹ, nhưng lại là người theo chủ nghĩa bãi
nô, chuyên gây quỹ giải phóng nô lệ. Sau cuộc nội chiến của nước Mỹ, ông
cùng những người cùng chí hướng quyết định ghi nhận dấu ấn chấm dứt chế
độ nô lệ ở nước Mỹ bằng một món quà. Ông giao cho nhà điêu khắc
Bartholdi thiết kế bức tượng, phỏng theo hình tượng nữ thần tự do La Mã.
Ông
Bartholdi nhận thấy mình cần có sự hỗ trợ của một kỹ sư để thiết kế
thống nhất được phần kết cấu của bức tượng. Vì thế, ông đã nhờ đến kỹ sư
Eiffel. Vào thời đó, ông Eiffel nổi tiếng với các thiết kế các cây cầu
cho đường sắt, và ông đã dùng kiến thức này để làm cho bức tượng đủ sức
chống chịu được gió lớn. Cho đến ngày nay, tượng Nữ thần Tự do có thể
lắc lư đến 7,6 cm và ngọn đuốc có thể đung đưa đến 15,2 cm trong gió
mạnh cấp 80 km/ giờ.
Bản thiết kế
kỹ thuật mới được phân tích này là bản vẽ tay của kỹ sư Eiffel, trong
đó có cả những phép tính và thiết kế kết cấu thép của bức tượng. Lâu nay
các nhà sử học cho rằng nhà điêu khắc Bartholdi đã chỉnh sửa thiết kế
của Eiffel ở phần tay của bức tượng, và đúng là điều này đã được chứng
minh bởi bản thiết kế mà ông Ruderman đã mua được. Ông Edward Berenson,
nhà sử học của Trường đại học New York, Mỹ, nói rằng có vẻ như ai đó đã
cố tìm ra cách thay đổi góc giơ tay của bức tượng mà không làm hỏng chức
năng đỡ của kết cấu bên trong.
Những chỉnh
sửa này được đề ngày 28/7/1882, sau khi bắt đầu khởi công xây dựng bức
tượng. Chưa ai biết kỹ sư Eiffel nghĩ gì về những thay đổi này, chỉ biết
rằng vào thời điểm thi công bức tượng, ông đã chuyển sang làm các dự án
khác và giao cho trợ lý của mình liên hệ với nhà điêu khắc Bartholdi.
Nhà sử học Berenson nói rằng có thể đó là một lý do khiến ông Bartholdi
quyết định tự sửa thiết kế, vì ông biết rằng kỹ sư Eiffel không hoàn
toàn trực tiếp theo dõi công trình này nữa.
Bức tượng
được chính thức khánh thành vào năm 1886. Từ đó đến nay, cánh tay mảnh
dẻ của Nữ thần Tự do đã một số lần gặp vấn đề. Ví dụ vào năm 1916, một
kẻ phá hoại người Đức đã cho nổ tung một kho đạn dược trên hòn đào gần
đó, vụ nổ có sức công phá tương đương trận động đất 5,5 độ richter và
gây ra thiệt hại đến hơn 100.000 đô-la cho bức tượng, và cũng từ đó
khách tham quan không được leo lên ngọn đuốc nữa.
Trong những
năm 80 của thế kỷ trước, các kỹ sư đã đề xuất gia cố cánh tay của bức
tượng, nhưng các nhà bảo tồn không đồng ý, họ cho rằng bức tượng không
nên có thay đổi gì so với cách nhìn của nhà điêu khắc Bartholdi.
Phạm Hường
Theo Live Science
Darwin đã đúng?
Các nhà khoa học đã mô phỏng lại quá trình cho thấy thuyết tiến hoá của Darwin đã đúng ở một cấp độ nhất định.
Khoa học hiện đại đến nay vẫn ủng hộ thuyết của Darwin, và cho
rằng sự sống trên hành tinh chúng ta có được là kết quả của quá trình
phát triển bí ẩn các hóa chất từ khí quyển cùng một số dạng năng lượng
tạo ra axit amin, protein, sau đó đi lên thành các loài.
Sự bùng nổ của sinh vật diễn ra rất thầm lặng, từ thể đơn bào đến cụm tế bào rồi thành một sinh vật có sức sống. Từ đó, chúng phát triển thành các loài và tiến hoá dự trên cơ chế thích nghi - chọn lọc tự nhiên.
Giờ đây, chúng ta của 3,5 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang vẫn chưa thể biết rõ về quá trình này. Tiến hóa chắc chắn đóng một vai trò quan trọng, nhưng chính xác nó diễn ra như thế nào và bởi điều gì?
Các nhà nghiên cứu từ ESPCI Paris, Pháp, Viện Sinh học tiến hóa Max Planck, Đức, Đại học Adelaide, Australia đã thực hiện thí nghiệm trên vi khuẩn sống tự do - những sinh vật đơn bào sống một mình trong tự nhiên. Từ đây, họ phát hiện sinh thái học có thể là mối liên kết bị bỏ sót trong chuỗi nghiên cứu điều gì đã tạo ra các tia sáng khởi nguồn sự sống.
Những
vi khuẩn trên sinh sản qua quá trình gọi là phân hạch nhị phân. Về cơ
bản, chúng chia thành hai nửa giống hệt nhau. Về mặt logic, điều này có
nghĩa tiến hóa không phát triển từ vi khuẩn, do đối với loài này, thế hệ
con không có bất kỳ sai khác nào so với bố mẹ chúng.
Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu thiết lập thứ gọi là “giàn giáo sinh thái” vào các nhóm vi khuẩn lớn, họ phát hiện hành vi tiến hóa tương tự biểu hiện của các nhóm loài đa bào. Nói cách khác: Bằng cách tập hợp các vi khuẩn đơn bào tự do thành các nhóm, chúng thể hiện hành vi ưu tiên phát triển của tập thể hơn là mức độ sống sót của từng tế bào đơn lẻ.
“Các nhóm thậm chí còn phát triển những đặc điểm nền tảng cho chu trình tạo ra vòng đời mới: Dòng đời đa bào", trưởng nhóm nghiên cứu Paul Rainey nói, “Về bản chất, chúng tôi đã tạo ra một công thức sinh thái, nếu thực hiện đúng sẽ khiến các thực thể thí nghiệm tự tham gia vào quá trình tiến hóa bằng hình thức chọn lọc tự nhiên. Kết quả thu được giống như sản phẩm của một bộ máy Darwin”.
Bộ
máy Darwin này được thiết lập dựa trên tiến trình từ một thực thể không
có sự sống. Cụ thể trong thí nghiệm này, một nhóm các đơn bào không có
sự sống được gom lại thành cộng đồng. Bản thân cộng đồng này không phải
là sinh vật sống, lại có thể tạo ra một sản phẩm sống sót cao hơn một
bản thể cô độc của cộng đồng đấy.
Rainey so sánh điều này như hình thức sinh sản của một sinh vật phức tạp, toàn bộ cộng đồng làm việc cùng nhau để gửi tế bào duy nhất, vượt trội nhất tiếp cận nguồn tài nguyên.
Đối với thể mầm bệnh, chẳng hạn như virus HIV, vật chủ con người là một phần của tài nguyên. Việc lây lan virus sang các vật chủ mới thông qua tế bào tương đồng là một phần của hành vi sinh sản, tiến hóa ở cấp độ nhóm.
Khi điều này xảy ra, virus sẽ trải qua các điều kiện chọn lọc như thể nó là một phần của sinh vật đa bào. Theo đó, giới nghiên cứu dự đoán các quần thể HIV sẽ có hình thức tập hợp các tế bào thực hiện chức năng khác nhau, như một số sẽ đảm đương phần thực dưỡng trong khi số khác thực hiện chức năng của một mầm bệnh.
Điều này tương tự với nghiên cứu gần đây về HIV của Viện nghiên cứu Quốc gia Sức khỏe Mỹ.
Nghiên cứu này cũng gián tiếp xác nhận những nội dung trong học thuyết
tiến hóa của nhà sinh vật học nổi tiếng người Anh Charles Darwin. Dù
thuyết tiến hóa của Darwin được thừa nhận rộng rãi, nhiều luận điểm của
ông giải thích về quá trình tiến hóa của giới sinh vật vẫn còn gây tranh
cãi trong giới nghiên cứu.
Kết quả trên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu liên quan khác bổ trợ. Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào một loạt tế bào protein nguyên thủy lại có thể tạo thành sinh vật sống đã dần được hé lộ.
Hơn nữa, nghiên cứu này còn mang ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Một mô hình kiểu mẫu cho quá trình tiến hóa nhân tạo thành công có thể tạo ra bộ máy mạng lưới thần kinh dựa trên kỹ thuật tiến hóa Darwin, có khả năng mô phỏng tốt hơn quá trình chọn lọc tự nhiên.
Biết đâu được, ngày nào đó, chúng ta sẽ có bộ não người mô phỏng, sở hữu mạng lưới thần kinh làm từ các chất hữu cơ?
Sự bùng nổ của sinh vật diễn ra rất thầm lặng, từ thể đơn bào đến cụm tế bào rồi thành một sinh vật có sức sống. Từ đó, chúng phát triển thành các loài và tiến hoá dự trên cơ chế thích nghi - chọn lọc tự nhiên.
Giờ đây, chúng ta của 3,5 tỷ năm sau vụ nổ Big Bang vẫn chưa thể biết rõ về quá trình này. Tiến hóa chắc chắn đóng một vai trò quan trọng, nhưng chính xác nó diễn ra như thế nào và bởi điều gì?
Các nhà nghiên cứu từ ESPCI Paris, Pháp, Viện Sinh học tiến hóa Max Planck, Đức, Đại học Adelaide, Australia đã thực hiện thí nghiệm trên vi khuẩn sống tự do - những sinh vật đơn bào sống một mình trong tự nhiên. Từ đây, họ phát hiện sinh thái học có thể là mối liên kết bị bỏ sót trong chuỗi nghiên cứu điều gì đã tạo ra các tia sáng khởi nguồn sự sống.
Quá trình tiến hóa của giới sinh vật là công trình kỳ vĩ mà loài người chưa thể biết hết. Ảnh: The Next Web. |
Tuy nhiên, khi nhóm nghiên cứu thiết lập thứ gọi là “giàn giáo sinh thái” vào các nhóm vi khuẩn lớn, họ phát hiện hành vi tiến hóa tương tự biểu hiện của các nhóm loài đa bào. Nói cách khác: Bằng cách tập hợp các vi khuẩn đơn bào tự do thành các nhóm, chúng thể hiện hành vi ưu tiên phát triển của tập thể hơn là mức độ sống sót của từng tế bào đơn lẻ.
“Các nhóm thậm chí còn phát triển những đặc điểm nền tảng cho chu trình tạo ra vòng đời mới: Dòng đời đa bào", trưởng nhóm nghiên cứu Paul Rainey nói, “Về bản chất, chúng tôi đã tạo ra một công thức sinh thái, nếu thực hiện đúng sẽ khiến các thực thể thí nghiệm tự tham gia vào quá trình tiến hóa bằng hình thức chọn lọc tự nhiên. Kết quả thu được giống như sản phẩm của một bộ máy Darwin”.
Thuyết tiến hóa của Darwin nhận rất nhiều luồng ý kiến trái chiều. Ảnh: Spectrum. |
Rainey so sánh điều này như hình thức sinh sản của một sinh vật phức tạp, toàn bộ cộng đồng làm việc cùng nhau để gửi tế bào duy nhất, vượt trội nhất tiếp cận nguồn tài nguyên.
Đối với thể mầm bệnh, chẳng hạn như virus HIV, vật chủ con người là một phần của tài nguyên. Việc lây lan virus sang các vật chủ mới thông qua tế bào tương đồng là một phần của hành vi sinh sản, tiến hóa ở cấp độ nhóm.
Khi điều này xảy ra, virus sẽ trải qua các điều kiện chọn lọc như thể nó là một phần của sinh vật đa bào. Theo đó, giới nghiên cứu dự đoán các quần thể HIV sẽ có hình thức tập hợp các tế bào thực hiện chức năng khác nhau, như một số sẽ đảm đương phần thực dưỡng trong khi số khác thực hiện chức năng của một mầm bệnh.
Điều này tương tự với nghiên cứu gần đây về HIV của Viện nghiên cứu Quốc gia Sức khỏe Mỹ.
Nghiên cứu này cho thấy một thể đơn bào vô tri theo thời gian có thể biến thành sinh vật sống, đúng với thuyết tiến hóa của Darwin. Ảnh: Phys. |
Kết quả trên vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu liên quan khác bổ trợ. Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào một loạt tế bào protein nguyên thủy lại có thể tạo thành sinh vật sống đã dần được hé lộ.
Hơn nữa, nghiên cứu này còn mang ý nghĩa rất lớn đối với lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Một mô hình kiểu mẫu cho quá trình tiến hóa nhân tạo thành công có thể tạo ra bộ máy mạng lưới thần kinh dựa trên kỹ thuật tiến hóa Darwin, có khả năng mô phỏng tốt hơn quá trình chọn lọc tự nhiên.
Biết đâu được, ngày nào đó, chúng ta sẽ có bộ não người mô phỏng, sở hữu mạng lưới thần kinh làm từ các chất hữu cơ?
Nguồn gốc từ trường Trái Đất – Chìa khóa của sự sống
Dân trí Từ trường của Trái Đất có vai trò quan trọng tạo nên môi trường sống của hành tinh chúng ta. Từ trường giúp cho Trái Đất tránh được gió mặt trời, nếu không Trái Đất đã mất đi bầu khí quyển.
Trái ngược hoàn toàn với Trái Đất, sao Hỏa là một sa mạc lạnh lẽo với bầu khí quyển chủ yếu là carbon dioxide (CO2) và mỏng hơn khí quyển Trái Đất đến 100 lần, đó là do từ trường bảo vệ hành tinh Đỏ đã mất đi từ nửa tỷ năm trước.
Từ một hố va
chạm khổng lồ đến mức có thể bỏ lọt cả núi Everest, các nhà khoa học
của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) suy đoán rằng hố va chạm này có
thể là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch cổ đại đã làm mất từ
trường của sao Hỏa, khiến cho hành tinh này ngập trong bức xạ chết người
và gió mặt trời đã xói mòn bầu khí quyển của nó.
Các nhà khoa
học biết rằng Trái Đất có được từ trường như ngày nay là do lõi sắt
lỏng của Trái Đất đã chuyển thành thể rắn. Quá trình lõi này nguội đi và
kết tinh làm cho phần sắt thể lỏng ở rìa lõi chuyển động, tạo ra dòng
điện mạnh. Dòng điện này sinh ra một từ trường thoát ra ngoài vào không
gian. Từ trường này được gọi là geodynamo, hay có thể tạm hiểu là năng
lượng từ lòng đất.
Có rất nhiều
bằng chứng cho thấy từ trường Trái Đất đã tồn tại ít nhất từ 3,5 tỷ năm
trước. Tuy nhiên, lõi của Trái Đất được cho là bắt đầu hóa rắn chỉ cách
đây 1 tỷ năm, tức là từ trường phải bị điều khiển bởi một cơ chế nào đó
đã có trước cả 1 tỷ năm này.
Các vi chất
tìm thấy trong một mỏm đá cổ xưa ở Jack Hills, phía Tây nước Úc, đã được
các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm tìm hiểu, vì dường như chúng mang
dấu vết của từ trường Trái Đất đến tận 4,2 tỷ năm về trước, trong khi
trước đây người ta cho rằng Trái Đất bắt đầu có từ trường khoảng 3,2 tỷ
năm trước. Nếu từ trường Trái Đất xuất hiện từ 4,2 tỷ năm trước thì cũng
tương đương với thời điểm hành tinh chúng ta hình thành.
Không thể dựa vào đá zircon để xác định từ trường cổ xưa
Một nhóm
chuyên gia của Viện Công nghệ Masachussetts (MIT), Mỹ, đã tìm thấy bằng
chứng ngược lại với bằng chứng từ vi chất. Trong một bài báo đăng trên
tạp chí Khoa học Tiến bộ, của Mỹ, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu zicron
cũng đào được từ mỏm đá Jack Hill và kết luận rằng zicron họ thu thập
được không phải là bằng chứng đáng tin cậy để xác định từ trường cổ xưa.
Theo họ,
không có bằng chứng thuyết phục của việc từ trường xuất hiện từ trước cả
3,5 triệu năm trước, và thậm chí nếu có từ trường đi nữa thì cũng rất
khó tìm ra bằng chứng của nó trong zicron ở Jack Hill. Một thành viên
trong nhóm nghiên cứu, ông Caue Borlina, nghiên cứu sinh ngành khoa học
trái đất của MIT nhận định đây là một kết quả quan trọng để chúng ta
biết không phải tìm kiếm cái gì thêm nữa. Ông còn cho rằng nguồn gốc từ
trường Trái Đất cũng có thể làm sáng tỏ những điều kiện ban đầu hình
thành nên những dạng sự sống đầu tiên trên Trái Đất.
Thông
thường, các nhà khoa học dùng khoáng chất trong các tảng đá cổ để xác
định hướng và cường độ từ trường Trái Đất trong quá khứ. Khi đá hình
thành và nguội đi, các electron trong các hạt riêng lẻ có thể dịch
chuyển theo hướng của từ trường xung quanh. Khi đá nguội đến một nhiệt
độ nhất định, được gọi là nhiệt độ Curie, thì dấu vết của hướng từ
trường sẽ nằm lại trong đá. Các nhà khoa học có thể xác định tuổi của từ
trường và sử dụng từ kế tiêu chuẩn để đo hướng của từ trường, ước tính
cường độ và hướng của từ trường Trái Đất tại một thời điểm nào đó.
Từ năm 2001
đến nay, các chuyên gia của MIT đang nghiên cứu sự từ hóa của đá và sỏi
zicron ở núi Jack Hills để xem các vật liệu tự nhiên này có chứa thông
tin về từ trường cổ xưa của Trái Đất hay không.
Địa chất học thiết lập lại các cột mốc về từ tính
Giáo sư
Benjamin Weiss của MIT cho biết zicron ở núi Jack Hills là một trong số
các vật thể nhiễm từ yếu và đã được nghiên cứu suốt trong quá trình con
người tìm hiểu về Cổ địa từ. Các zicron còn chứa những vật liệu Trái Đất
lâu đời nhất, tức là có rất nhiều sự kiện địa chất có thể đã thiết lập
lại các cột mốc về từ tính của chúng.
Năm 2015,
một nhóm nghiên cứu khác cũng bắt đầu tìm hiểu về zicron ở Jack Hills.
Họ cho biết đã tìm thấy bằng chứng của vật liệu từ tính trong zicron có
tuổi đời 4,2 tỷ năm. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy Trái Đất đã có
từ trường trước cột mốc 3,5 tỷ năm.
Nhóm chuyên
gia của MIT cũng đã thu thập mẫu đá ở Jack Hills và bằng các kỹ thuật
xác định niên đại tiêu chuẩn, họ phát hiện ra các hạt zicron ở đây có
tuổi đời từ 1 tỷ đến 4,2 tỷ năm.
Tìm kiếm bằng chứng
Trong số các
hạt zicron tìm thấy ở mẫu vật, có khoảng 250 tinh thể có niên đại hơn
3,5 tỷ năm. Nhóm nghiên cứu phân loại và chụp các mẫu này để tìm kiếm
dấu hiệu của các vết nứt hoặc vật chất thứ cấp, như là khoáng chất được
bổ sung vào sau khi các tinh thể này đã hình thành hoàn chỉnh, đồng thời
tìm kiếm bằng chứng cho thấy chúng đã bị nung nóng ở nhiệt độ cao trong
vài tỷ năm gần đây. Kết quả là chỉ có 3 tinh thể zicron tương đối
“sạch”, không bị vật chất nào khác bám vào và vì thế chúng có thể nắm
giữ những thông tin cột mốc về từ tính ở đây. Dùng từ kế kim cương lượng
tử độ phân giải cao, nhóm đã xem xét các mặt cắt ngang của từng tinh
thể zicron này để lập bản đồ vị trí của từ tính trong mỗi tinh thể.
Họ phát hiện
ra từ tính nằm dọc theo vết nứt hoặc những chỗ bị hư hại trong tinh thể
zicron đó. Những vết nứt này là đường chảy của nước và các thành tố
khác bên trong khối đá và có thể cho phép từ tính thứ cấp lọt vào tinh
thể zicron muộn hơn nhiều so với thời điểm tinh thể zicron được hình
thành. Dù là cách nào đi nữa thì bằng chứng cũng rất rõ ràng: những
zicron này không chứa đựng thông tin đáng tin cậy về các cột mốc từ
trường của Trái Đất.
Ông Borlina
nói rằng đây là bằng chứng cho thấy chúng ta không thể dựa vào việc đo
đạc các zicron này để biết về các thời điểm cột mốc của từ trường Trái
Đất. Chúng ta không hề biết liệu trước 3,5 tỷ năm thì thời điểm nào là
thời điểm Trái Đất bắt đầu có từ trường.
Phạm Hường
Theo Daily Galaxy
Nhận xét
Đăng nhận xét