Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

VÌ DÂN, VÌ NƯỚC? 05



-"Gốc có vững cây mới bền,
 Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"

“Dễ mười lần không dân cũng chịu
 Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
 
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”
 
“Nước ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân công làm đầy tớ cho dân”.

“Từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hòa cùng nhân dân thì mới hiểu được dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm của dân... Hòa cùng Nhân dân còn để giác ngộ, lãnh đạo Nhân dân thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng có lợi cho Nhân dân”.
 
“...Máy móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo cáo. Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp”.
  
Hồ Chí Minh
 
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
                                  
            Thái Bình: Bắt nhiều cán bộ liên quan đến đường dây chạy hồ sơ hưởng trợ cấp | VTV24
 
Lộ diện ổ nhóm bảo kê dịch vụ hỏa táng ở Thái Bình | VTV24

Tại sao băng nhóm Đường ‘Nhuệ’ lộng hành 10 năm mà chính quyền Thái Bình không biết?

152 Thanh Niên Online
Nhiều đại biểu quốc hội đặt câu hỏi, điều gì đã khiến băng nhóm của vợ chồng Đường “Nhuệ” lộng hành, vi phạm pháp luật mà chính quyền không hề hay biết?
Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội
Ảnh Gia Hân

Không có thế lực ngầm ủng hộ thì không thể làm được

Liên quan tới vụ việc băng nhóm vợ chồng Đường “Nhuệ” lộng hành ở Thái Bình đang khiến dư luận bức xúc thời gian qua, ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cho rằng bản chất của băng nhóm này là xã hội đen, mafia đột lốt doanh nhân, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật bằng cách đe dọa, lợi dụng cơ chế, lợi dụng hành vi của cán bộ có chức, có quyền…
“Đã là mafia thì phải dùng tiền để thao túng quyền lực của quan chức cơ quan nhà nước nào đó để đứng về phía mình, để họ có thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Có thể không phải là tất cả nhưng chắc chắn phải có một thế lực ngầm nào đó đứng sau băng nhóm này mới thực hiện được những hành vi như vậy”, ông Kim phân tích, và cho rằng cần phải tìm ra, truy cứu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm hình sự những người này.
“Vừa rồi, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 4 cán bộ tỉnh liên quan tới thủ tục đấu giá đất đai. Nhưng nếu như quá trình điều tra còn phát hiện ra những người khác cũng phải giải quyết tới nơi, tới chốn”, ông Kim nói thêm.
Ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cũng cho rằng cần phải làm rõ liệu có ai đó bảo kê, có thế lực đằng sau để băng nhóm Đường “Nhuệ” lộng hành.
“Tại sao một băng nhóm xã hội đen lộng hành, làm đủ việc tày trời như thế trong suốt 10 năm mà chính quyền địa phương không biết? Thái Bình đâu phải là một địa phương ở vùng xa xôi hẻo lánh, xa trung ương hay một tỉnh lạc hậu? Đó là điều khiến tôi rất buồn!”, ông Hùng nói.
“Chỉ cần một vài vụ việc, chính quyền địa phương đã phải phát hiện chứ đừng nói là phải mất tới 10 năm. Thế thì có phải chính quyền địa phương không biết gì hay không? Hay đã tê liệt? Tôi cho rằng không phải như vậy. Dứt khoát đằng sau đó là cái gì thì mới có thể kéo dài như thế”, ông Hùng nói.
Ủy viên Ủy ban Tư pháp kiến nghị trong vụ việc này phải làm rõ 3 vấn đề: Ai bảo kê? Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong chỉ đạo, điều hành? Trách nhiệm của cơ quan dân cử từ Hội đồng nhân dân tới đại biểu Quốc hội trong việc để vụ việc diễn ra trong một thời gian rất dài trên địa bàn.

Cần giám sát chặt chẽ, đi tới cùng vụ việc

Tại sao băng nhóm Đường ‘Nhuệ’ lộng hành 10 năm mà chính quyền Thái Bình không biết? - ảnh 1
Ông Hoàng Văn Hùng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội
Ảnh Gia Hân
Liên quan tới ý kiến cho rằng nên để Bộ Công an vào cuộc xử lý vụ việc, ông Hùng cho rằng, trước hết, chưa cần Bộ Công an mà nên giao cho Công an Thái Bình làm và yêu cầu làm đúng quy định của pháp luật để giám sát. “Đó chắc chắn là mong ước của người dân, cũng để thấy rằng, người dân có thể tin vào lực lượng tố tụng. Không phải vì cái gì đó mà lại nói T.Ư phải vào cuộc”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng cho rằng, hiện ngoài cơ quan công an thì hệ thống cơ quan tư pháp còn có Viện kiểm sát nhân dân giám sát chặt chẽ. Hơn nữa, khi vụ việc đã được đưa ra công luận thì sự giám sát cao nhất là của nhân dân. Do đó, muốn không làm tới nơi, tới chốn cũng không được.
Cùng quan điểm, ông Vũ Trọng Kim phân tích, ngoài giám sát của Viện kiểm sát nhân dân, vụ việc còn có sự giám sát của cấp ủy lãnh đạo địa phương, Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội ở cùng cấp. “Còn nhiều cơ chế ràng buộc mà không ai có thể làm trái được”, ông Kim nói.
Tuy nhiên, ông Kim cũng cho rằng, ngoài việc giám sát đồng cấp thì các Bộ Công an và các cơ quan T.Ư cũng phải giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ, để đảm bảo vụ việc được đi tới cùng.

Băng nhóm Đường 'Nhuệ' lộng hành ở Thái Bình: Cán bộ công an cũng kêu cứu

106 Thanh Niên
Từ năm 2017 đến nay, anh Nguyễn Văn Hà, cán bộ Công an P.Phúc Khánh (TP.Thái Bình) đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo và kêu cứu khẩn cấp về sự lộng hành của băng nhóm Đường 'Nhuệ'.
Nhà xưởng Công ty Lâm Quyết hoang phế sau đợt chiếm đóng của băng nhóm Đường "Nhuệ"
Ảnh: Sơn Tân
Như Thanh Niên ngày 13.4 đã thông tin, từ nhiều năm nay, bà Đinh Thị Lý (56 tuổi) và con trai là Mai Thế Duy (32 tuổi) cùng ngụ P.Trần Lãm (TP.Thái Bình) liên tục gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo và khiếu nại về vụ án mà gia đình bà là nạn nhân của Nguyễn Xuân Đường, tức Đường “Nhuệ”, xảy ra năm 2014. Hôm qua 16.4, nguồn tin của PV cho biết Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án này.
Vụ án xảy ra tại trụ sở Công an P.Trần Lãm (TP.Thái Bình), nạn nhân bị thương tật 15%, Công an TP.Thái Bình đã khởi tố vụ án nhưng sau đó đình chỉ điều tra vì chưa xác định được nghi can và hết thời hạn điều tra!

“Đích thân Đường “Nhuệ” đánh tôi”

Theo hồ sơ, sáng 18.11.2014, bà Lý cùng anh Duy đến Công an P.Trần Lãm trình báo về việc bị băng nhóm Đường “Nhuệ” gây chuyện trước đó. Tuy nhiên, ngay tại phòng tiếp dân ở trụ sở Công an phường, bà Lý và con trai đã bị nhóm Đường “Nhuệ” đóng chặt cửa rồi hành hung. Giám định sau đó xác định anh Duy bị thương tật 15%. Ngày 5.1.2015, Công an TP.Thái Bình đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích, nhưng 7 tháng sau đó cơ quan này lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án vì chưa xác định được nghi can và hết thời hạn điều tra.
Băng nhóm Đường 'Nhuệ' lộng hành ở Thái Bình: Cán bộ công an cũng kêu cứu - ảnh 1
Mẹ con bà Đinh Thị Lý, Mai Thế Duy kể lại sự việc bị Đường "Nhuệ" hành hung
Ảnh: Sơn Tân
Đề cập đến vụ án mà con trai mình là nạn nhân, bà Lý khẳng định không có mối quan hệ làm ăn hay quen biết với Đường “Nhuệ”. Trước thời điểm bị hành hung, bà nhận được điện thoại yêu cầu phải trả một món nợ cho người khác. Ngay sau khi phản ứng vì không liên quan thì đích thân Đường “Nhuệ” cùng đàn em kéo đến chật cả khu phố nơi bà sinh sống để đe dọa. Khi bà cùng con trai đến Công an P.Trần Lãm để trình báo sự việc thì bị đánh. “Điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được là họ dám xông vào đánh người ngay tại trụ sở công an mà không ai làm gì được”, bà Lý nói.
Tường trình sự việc này, anh Duy cho biết khi cùng mẹ đến Công an P.Trần Lãm trình báo, hai người vào làm việc với cán bộ trực ban. “Khi người này vừa ra khỏi phòng với lý do đi họp giao ban thì nhóm Đường “Nhuệ” xông vào, đóng chặt cửa phòng rồi đánh tôi. Đích thân Đường “Nhuệ” đánh vào mặt mẹ tôi và tôi. Mẹ tôi xông ra ngoài kêu cứu thì công an mới xuất hiện rồi trả lời ráo hoảnh đánh đâu mà đánh, đây là trụ sở công an chứ đâu phải cái chợ”, anh Duy kể lại. Sau khi bị đánh, anh Duy phải đến Viện Răng - Hàm - Mặt T.Ư để phẫu thuật do vỡ xương hàm mặt cầu lồi bên phải.

Cán bộ công an cũng kêu cứu vì Đường “Nhuệ”

Không chỉ trường hợp của anh Duy, từ năm 2017 đến nay, anh Nguyễn Văn Hà, cán bộ Công an P.Phúc Khánh (TP.Thái Bình) đã nhiều lần gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo và kêu cứu khẩn cấp về những hành vi côn đồ lộng hành của băng nhóm Đường “Nhuệ”. “Tôi là cán bộ công an nên luôn chấp hành chủ trương kỷ luật của đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong vụ việc này tôi buộc phải đứng đơn để tố cáo. Mình không bảo vệ được người thân của mình thì sao bảo vệ được người dân”, anh Hà cho biết.
Theo hồ sơ, đầu năm 2017 bố mẹ anh là Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết có vay của vợ chồng Đường “Nhuệ” 1,7 tỉ đồng, lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày. Do việc kinh doanh gặp khó khăn nên bố mẹ anh Hà xin Đường “Nhuệ” trả dần. Chiều 3.10.2017, khi bố mẹ anh Hà không có mặt tại doanh nghiệp, Đường “Nhuệ” dẫn hàng chục đàn em mang theo hung khí tới chiếm giữ trụ sở Công ty Lâm Quyết. Hôm sau, khi công nhân tới làm việc thì bị đàn em Đường “Nhuệ” đuổi hết ra ngoài.
Phục hồi điều tra vụ đánh người ngay trụ sở công an
Nhà xưởng Công ty Lâm Quyết hoang phế sau đợt chiếm đóng của băng nhóm Đường "Nhuệ"
Ảnh: Sơn Tân
Theo anh Hà, sau khi bố anh gọi điện thoại trình báo Công an TP.Thái Bình, chiều 4.10.2017, công an sở tại cùng cán bộ Công an TP.Thái Bình tới lập biên bản với nội dung trục xuất những người lạ mặt (đàn em Đường “Nhuệ”) ra khỏi trụ sở công ty, bàn giao nhà xưởng cho hai người chú của anh Hà trông coi. Tuy nhiên, việc trục xuất này chỉ là trên giấy tờ, còn thực tế đàn em của Đường “Nhuệ” tiếp tục chiếm giữ doanh nghiệp. “Những ngày sau đó, Đường “Nhuệ” liên tục gọi điện đe dọa, bức ép bố mẹ tôi phải bán lại công ty để trừ nợ, nếu không thì trốn đi chứ về Thái Bình gặp ở đâu chúng đánh ở đó; sẵn sàng cho đàn em đánh, giết rồi sau đó nuôi ăn, ở trong tù”, anh Hà kể và cung cấp ghi âm thể hiện nội dung này.
Cũng theo anh Hà, sau khi gia đình anh gửi đơn tố cáo nhiều nơi, nhóm Đường “Nhuệ” mới rút khỏi công ty sau gần 20 ngày chiếm đóng. Trước khi rời đi, nhóm này đập phá tan hoang nhà xưởng, cho người cướp đi toàn bộ máy móc công cụ sản xuất đồ gỗ và các thành phẩm mà công ty đã thi công. “Hành vi của nhóm Đường “Nhuệ” đã đẩy doanh nghiệp của bố mẹ tôi vào đường cùng, không thực hiện tiếp các hợp đồng kinh tế đã ký kết; đồng thời đẩy 27 lao động của công ty mất việc, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng”, anh Hà kể lại.
Sau đó, gia đình anh Hà tiếp tục tố cáo hành vi chiếm giữ, đập phá, lấy tài sản của doanh nghiệp tới các cơ quan tố tụng, nhưng sau hơn 5 tháng điều tra, ngày 29.3.2018, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình có kết luận cho rằng “Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết”; đồng thời ra quyết định không khởi tố vụ án vì hành vi không cấu thành tội phạm.
Đến tháng 4.2018, trong quá trình tố cáo về hành vi của nhóm Đường “Nhuệ” lên cấp cao hơn thì bố mẹ anh Hà là Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tháng 6.2019, ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạt 14 và 13 năm tù. “Bố mẹ tôi bị khởi tố, kết tội vì liên quan đến việc vay nợ của người khác. Một sự việc dân sự thì họ biến thành hình sự, trong khi sự việc của gia đình đang là hình sự lại xác định không có dấu hiệu tội phạm”, anh Hà nói, đồng thời cho biết đã gửi đơn tố cáo đích danh một số người là lãnh đạo Công an TP.Thái Bình đã có hành vi “chống lưng” cho băng nhóm Đường “Nhuệ”.

  
Tâm thư của con trai chủ công ty Lâm Quyết tố cáo tội ác vợ chồng Đường Nhuệ

Không có bảo kê thì xã hội đen nào dám ngông nghênh

0
Những vụ án hình sự nổi cộm cho thấy, nếu đối tượng trong lực lượng bảo vệ pháp luật mà bảo kê cho tội phạm thì hậu quả khôn lường.
Đường Nhuệ khoe mẽ tiền của cho thấy y ngạo nghễ tới mức nào

Đường Nhuệ khoe mẽ tiền của cho thấy y ngạo nghễ tới mức nào

Vụ án Đường “Nhuệ” (vợ chồng Nguyễn Xuân Đường và Nguyễn Thị Dương) ở Thái Bình dù chỉ mới bắt đầu, nhưng có những dấu hiệu bảo kê cho băng nhóm xã hội đen (XHĐ) này khá rõ.
Nhìn lại một số vụ án hình sự nổi cộm do bảo kê của một số đối tượng có chức có quyền cho XHĐ, trật tự xã hội của một số địa phương bị đảo lộn, người dân luôn vào thế sợ hãi, lo âu.
  Ngay ở TP Hồ Chí Minh, Năm Cam có thể khuynh đảo thời gian dài là do một số đối tượng biến chất ngay trong lực lượng bảo vệ pháp luật đứng ra bảo kê. Đây là vụ án rất điển hình cho sự bắt tay, cấu kết chặt chẽ giữa băng nhóm XHĐ và những đối tượng có chức quyền.
Những tưởng rằng, vụ đó sẽ khiến những quan chức biến chất phải chùn tay. Nhưng không!
Gần đây nhất, dù chỉ là va chạm rất bình thường ở quán nhậu, nhóm đối tượng XHĐ ở Đồng Nai dám quây cả xe con chở các sĩ quan, cựu sĩ quan công an để “xử lý”. Nhóm sĩ quan này chỉ được giải thoát khi có lực lượng hùng hậu của công an tỉnh đến. Ngay thời điểm đó, dư luận đã hiểu băng nhóm XHĐ ở đây được bảo kê tới cỡ nào. Nhưng chỉ đến khi hầu hết dàn lãnh đạo cao nhất CA tỉnh bị cách chức, bị kỷ luật, một loạt tiêu cực từ nhiều năm trước mới lộ rõ. Trong đó, hàng loạt tiêu cực của lực lượng CSGT bị phơi bày, dù rằng trước đó cả chục năm, tiêu cực của trạm CSGT Cầu Giây được nhiều tờ báo điều tra rõ, nhưng tất cả rơi vào im lặng một cách đáng sợ.
Hoặc vụ án đình đám do băng nhóm tội phạm đánh bạc công nghệ cao do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam cầm đầu, có khoảng 14 triệu con bạc đã đốt vào trò đỏ đen này khoảng 10 nghìn tỷ đồng. Những con số đó cho thấy, tầm hoạt động của đường dây này lớn tới mức nào. Chắc chắn chúng không thể hoạt động công khai và kéo dài như vậy nếu không có sự bảo kê của Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 và Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Các vụ án này cho thấy sự việc đều diễn ra trong thời gian dài, gây mất trật tự an ninh trầm trọng; những đối tượng đứng ra bảo kê là nhóm cán bộ có quyền hành, chức trách, thậm chí đứng đầu đơn vị; Chỉ khi những kẻ biến chất bị khởi tố, bị cách chức, các đối tượng cầm đầu các băng nhóm XHĐ mới bị lộ mặt...
Chính vì vậy, các vụ án này có đặc điểm chung là để phá các băng nhóm XHĐ, Bộ Công an thường phải sử dụng các đơn vị nghiệp vụ khác hoặc thay đổi người đứng đầu công an tỉnh. Chẳng hạn vụ Năm Cam là lực lượng của Tổng Cục Cảnh sát; Vụ đánh bạc công nghệ cao do Công an tỉnh Phú Thọ thụ lý. Còn ở Đồng Nai, chỉ khi hầu hết ban giám đốc Công an tỉnh bị cách chức, bị kỷ luật và có giám đốc mới ở nơi khác điều về thì những hố đen ở đây mới được giải mã.
Quay lại vụ án Đường “Nhuệ”, chỉ từ mâu thuẫn trong việc gửi hàng đi Hà Nội, vợ chồng Dương - Đường biệt danh Đường “Nhuệ” đã gọi nạn nhân đến tận nhà để “dạy bảo” khiến họ tổn hại đến 15% sức khoẻ. Điều đó cho thấy không chỉ là họ bất chấp pháp luật, mà nạn nhân đã sợ uy thế của Đường “Nhuệ” tới mức nào, buộc phải đến tận nhà bọn chúng để ... hứng đòn.
Đến khi vợ chồng Dương - Đường và một số đệ tử bị bắt, một loạt đơn thư tố cáo gửi tới tấp tới các cơ quan chức năng, nhiều chuyện kinh hoàng mới bung ra. Từ các kiểu chèn ép đối thủ để trúng thầu mua bất động sản, “thu tô” của các hộ kinh doanh việc hỏa táng người chết, đòi nợ thuê, tín dụng đen...Thậm chí, băng nhóm này ngang ngược đánh nạn nhân ngay trụ sở công an phường. Dù vụ án nghiêm trọng như vậy nhưng cơ quan điều tra đã đã đình chỉ vụ án vì hết thời hạn điều tra!?
Chỉ vụ việc đó thôi, những người làm ăn với vợ chồng đại gia Đường “Nhuệ” chắc chắn hiểu “cái ô” của vợ chồng này dữ dằn đến cỡ nào.
Nói đến đây người viết lại nhớ đến vụ cảnh sát Phan Lê Sơn ở TP HCM bị đánh dã man cho đến chết giữa phố phường, nhưng vụ án cũng vào ngõ cụt vì một số đối tượng trong phòng cảnh sát hình sự khi đó đã cố tình để Thọ “đại úy”- cháu ruột Năm Cam - kịp bỏ trốn trước khi phát lệnh truy nã. Đến khi mở rộng vụ án Năm Cam, vụ án đánh cảnh sát Lê Sơn đến tử vong mới được làm rõ và những đối tượng là công an làm sai lạc hồ sơ vụ án này mới bị bắt.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau vụ án “Đường Nhuệ”, nói về sự bảo kê nói chung, thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an khẳng định: Nếu không có quan chức nào đó bảo lãnh thì ai dám ngông nghênh.
   Do đó, dư luận mong muốn để bảo vệ cuộc sống của nhân dân và nêu cao kỷ cương pháp luật, các cơ quan chức năng sớm trừng trị kiên quyết và nghiêm khắc những đối tượng có chức, có quyền nào đã đứng ra bảo kê cho băng nhóm XHĐ Đường “Nhuệ”.
 
Vương Hà  -  Theo Dân Trí

Băng nhóm Đường Nhuệ lộng hành ở Thái Bình: Lộ diện những cán bộ liên quan

Những ngày qua, việc vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (thường gọi là Đường Nhuệ, chủ doanh nghiệp bất động sản Dương Đường ở Thái Bình) bị bắt, khởi tố tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận khi có thêm nhiều người công khai phản ánh, tố cáo những hành vi mang tính côn đồ, xã hội đen, coi thường pháp luật của cặp vợ chồng này.
Câu hỏi có ai, thế lực nào tiếp tay, bao che, dung túng cho vợ chồng Đường Nhuệ lộng hành bước đầu cũng đã có câu trả lời khi mới đây Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố, bắt giam 4 cán bộ thuộc 2 sở của tỉnh này... 
Băng nhóm Đường Nhuệ lộng hành ở Thái Bình: Lộ diện những cán bộ liên quan
Vợ chồng Nguyễn Xuân Đường - Nguyễn Thị Dương.
Những ngày qua, việc vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (thường gọi là Đường Nhuệ, chủ doanh nghiệp bất động sản Dương Đường ở Thái Bình) bị bắt, khởi tố tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận khi có thêm nhiều người công khai phản ánh, tố cáo những hành vi mang tính côn đồ, xã hội đen, coi thường pháp luật của cặp vợ chồng này. Câu hỏi có ai, thế lực nào tiếp tay, bao che, dung túng cho vợ chồng Đường Nhuệ lộng hành bước đầu cũng đã có câu trả lời khi mới đây Công an tỉnh đã khởi tố, bắt giam 4 cán bộ thuộc 2 sở của tỉnh Thái Bình...
Khởi tố, bắt giam 4 cán bộ của Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên - Môi trường
Theo Công an tỉnh Thái Bình, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “cố ý gây thương tích” liên quan đến vợ chồng Đường Nhuệ, chiều ngày 16/4 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đối với: Phạm Văn Hiệp (36 tuổi, trú Tổ 36, phường Trần Lãm, TP Thái Bình), Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, thuộc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình; Vũ Gia Thành (43 tuổi, trú tại tổ 7, Phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình), Đấu giá viên Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh; Trịnh Thị Minh Thúy (50 tuổi, trú tổ 5, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình), Trưởng phòng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình; Hà Văn Dũng (36 tuổi, trú tổ 9, phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình), nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên, thuộc Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh. Theo tìm hiểu của PV, 4 cán bộ, công chức, viên chức trên bị khởi tố điều tra. 
Các cán bộ, công chức, viên chức trên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra sao, liên quan như thế nào đối với các hoạt động làm ăn của vợ chồng Dương Đường rồi đây các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ trả lời. Chỉ biết rằng, theo phản ánh của người dân Thái Bình, trong nhiều năm qua, vợ chồng Đường Nhuệ tham gia rất nhiều cuộc đấu giá đất ở do chính quyền các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình tổ chức. Tại đây, vợ chồng Đường Nhuệ thường cho đàn em, tay chân trong bộ dạng “hầm hố”, xăm trổ đầy mình đe dọa những người khác có ý định tham gia đấu giá, nhiều người sợ phải bỏ cuộc, giúp Đường Nhuệ loại bớt đối thủ, thường “thắng đậm” trong nhiều cuộc đấu giá, sau đó bán lại kiếm tiền chênh lệch. Từ đây, dư luận địa phương đặt ra nghi vấn phải có sự móc nối, tiếp tay của những cán bộ có trách nhiệm trong hoạt động đấu giá đất, vợ chồng Đường Nhuệ mới có thể ngang nhiên, lộng hành như vậy! 
Cũng liên quan đến Đường Nhuệ, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Thái Bình cũng đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án số 1, hủy quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự số 10/QĐ ngày 5/7/2015 đối với vụ án hình sự “cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 18/11/2014 tại trụ sở Công an phườngTrần Lãm, TP Thái Bình. Trước đó, bà Đinh Thị Lý (56 tuổi, trú tại đường Lý Thường Kiệt, phường Trần Lãm, TP Thái Bình) tố cáo, năm 2012 bà có quan hệ tiền bạc với một phụ nữ ở Hà Nội. Mặc dù không liên quan gì đến Đường Nhuệ nhưng sau đó gia đình bà Lý thường xuyên bị Đường Nhuệ cho người tới nhà đòi nợ, dọa nạt, o ép. Vào ngày 18/11/2014, khi bà Lý và con trai tới trụ sở Công an phường Trần Lãm trình báo sự việc đã bị Đường Nhuệ và đàn em đánh trọng thương tại đây. Liên quan đến sự việc, ngày 5/1/2015, Công an TP Thái Bình đã khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” nhưng đến ngày 5/7/2015 lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vì lý do “chưa xác định được bị can trong vụ án; đã hết thời hạn điều tra”.
Dằn mặt người sống, tống tiền người chết
Không chỉ bị tố cáo có các hành vi ngang nhiên bắt nhốt, đánh người, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, siết nợ, đe dọa giết người (điển hình là vụ Đường Nhuệ siết nợ, đe dọa giết vợ chồng chủ doanh nghiệp gỗ Lâm Quyết), mới đây Đường Nhuệ còn bị phản ánh, tố cáo có hành vi ăn chặn, trục lợi trái phép trên mỗi xác người ở Thái Bình khi được đưa đi hỏa táng.
Cụ thể, theo phản ánh của ông Trần Đình Giao (Chủ tịch HĐQT Công ty CP dịch vụ tang lễ Hoàng Long- đơn vị sở hữu Đài hóa thân Thanh Bình ở tỉnh Nam Định), từ năm 2017 về trước có hơn 20 cơ sở làm dịch vụ tang lễ ở tỉnh Thái Bình hợp tác với Đài hóa thân Thanh Bình. Mỗi tháng có khoảng 250 người chết ở tỉnh Thái Bình được 20 cơ sở này đưa sang Đài hỏa táng. Nhận thấy dịch vụ này “kiếm ăn được”, vào cuối năm 2017 Đường Nhuệ đặt vấn đề với Công ty Hoàng Long cho Công ty của Đường Nhuệ độc quyền dịch vụ đưa người chết từ Thái Bình sang Nam Định hỏa táng. Đề nghị  không được Công ty Hoàng Long đồng ý,  Đường Nhuệ “cay cú”, quay sang khống chế, o ép, bắt các cơ sở kinh doanh dịch vụ tang lễ ở Thái Bình không được đưa người chết sang Nam Định hỏa táng mà phải đưa ra ngoài Đồ Sơn, Hải Phòng, dù xa hơn, mất nhiều thời gian, chi phí hơn.
Được một thời gian, bị người dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tang lễ  phản đối, Đường Nhuệ “nhượng bộ” bằng cách đề ra “luật” mới. Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ tang lễ nào muốn đưa người chết từ Thái Bình sang Nam Định hỏa táng thì phải “nộp” cho Đường Nhuệ 500.000 đồng/ca. Vì muốn yên ổn làm ăn, mấy năm qua, không có cơ sở nào dám chống lại “luật” của Đường Nhuệ. Mỗi lần đưa người sang Nam Định mai táng, cơ sở phải nhắn tin báo vào một số điện thoại chung do Đường Nhuệ cung cấp, gọi là “báo ca” để hàng tháng Đường Nhuệ cộng dồn, tính tiền. Những trường hợp chống đối, “giấu ca” đều bị Đường Nhuệ phát hiện, cho người đến đe dọa, hành hung. Theo người của các cơ sở này, để có thêm 500.000 đồng “cống nạp” cho Đường Nhuệ, các cơ sở đều phải cộng vào chi phí, buộc gia đình người chết phải chi trả...  
Liên quan đến việc khởi tố, bắt giam vợ chồng Đường Nhuệ, thông tin tới báo chí, ông Đặng Trọng Thăng- Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cho biết đã chỉ đạo, giao Công an tỉnh tập trung điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm. Trong khi đó, Thượng tá Nguyễn Thanh Trường- Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình cho biết ngoài củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý các đối tượng trong vụ án “cố ý gây thương tích”, Công an tỉnh đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, phát động nhân dân tố giác tội phạm. Liên quan đến nghi vấn có ai bao che, “chống lưng” cho Đường Nhuệ, Thượng tá Trường khẳng định, việc điều tra đang được thực hiện khẩn trương, tiến hành một cách khách quan, công tâm, đúng pháp luật. Kết quả điều tra sẽ là câu trả lời có hay không?
Nam Dương
 
“Đào tận gốc” “Trốc tận rễ” vụ Đường “Nhuệ” dần sáng tỏ | ANTC

Hé lộ những chiêu trò “ăn bẩn” của vợ chồng nữ đại gia Đường Dương

Chiều tối 14/4, Văn phòng Chính phủ phát thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/CP), yêu cầu làm rõ những vi phạm pháp luật của Đường Nhuệ, tức Nguyễn Xuân Đường.
Theo đó, đṓі ᴛượɴɡ Đường Nhuệ, tức Nguyễn Xuân Đường, trú tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình cùng đồng phạm có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật trong thời gian qua, làm ảnh hưởng xấυ đến ANTT, gây вức xύc trong dư luận xã hội.
Liên quan đến vụ án này, PV Báo Giao thông đã tìm hiểu các thông tin xoay quanh nội dung nêu trên để tạm khắc họa chân dung của vợ chồng đại gia khét tiếng quê lúa với những chiêu trò “ăn bẩn” và làm giàu bất chính.
Một trong những vụ việc gây đình đám tại Thái Bình liên quan đến vợ chồng Đường Dương xảy ra vào năm 2017.
he lo nhung chieu tro "an ban" cua vo chong nu dai gia duong duong - 3
Khu nhà xưởng của công ty TNHH Lâm Quyết nơi xảy ra vụ Đường Nhuệ cho đàn em chiếm giữ trong 15 ngày
Khi đó, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết ở phường Trần Lãm, TP Thái Bình là chủ của Công ty TNHH Lâm Quyết có vay số tiền 1,7 tỷ đồng của Đường Nhuệ. Tuy nhiên đến thời hạn, gia đình ông Lẫm chưa có tiền trả.
Đầu tháng 10/2017, khi ông bà Lâm Quyết không có mặt ở Thái Bình, Đường đã cho đám đàn em đến chiếm giữ công ty, liên tục gọi đіệɴ đe dọa và yêu cầu phải bán lại công ty cho hắn. Phải đến ngày 19/10/2017, sau khi ông Lẫm có đơn tố cáo, “cầu cứu” Công an TP Thái Bình, Đường Nhuệ mới ra lệnh cho nhóm đàn em rút quân. “Nhiều tài liệu quan trọng của công ty, giấy xác nhận trả tiền nợ của gia đình đều biến мấᴛ một cách bí ẩn”, anh Nguyễn Văn Hà, con trai của ông Lẫm cho biết.
Không dừng lại ở hoạt động cho vay nặng lãi, sử dụng “xã ʜộі Ɖᴇп” trong việc đấυ giá đất như Báo Giao thông đã phản ánh trước đây, nhiều người dân Thái Bình đều biết nhưng không ai dám nói về hoạt động “thu phế” xe tang. Bởi họ e sợ trước sự hung hãn, manh động của đám tay chân dưới trướng Đường Nhuệ.
he lo nhung chieu tro "an ban" cua vo chong nu dai gia duong duong - 4
Ngôi nhà 7 tầng ở phường Kỳ Bá, TP Thái Bình là nơi điều hành mọi hoạt động của vợ chồng đại gia Đường Dương
Theo tìm hiểu, năm 2017, tại Thái Bình chưa có dịch vụ hỏa táng. Người dân có nhu cầu sẽ phải sang các tỉnh, thành phố lân cận để lo hậu sự cho người thân. Đa số đều lựa chọn sang tỉnh Nam Định để đặt dịch vụ vì khoảng cách địa lý gần nhất. Khi ấy, ở Thái Bình có 23 văn phòng đại diện của các công ty dịch vụ mai táng. Nhìn thấy “miếng bánh” màu mỡ, Đường Nhuệ đã chỉ đạo đàn em mời tất cả các đại diện công ty, văn phòng họp để thâu tóm hoạt động và ra quy định về “tiền phế” phải nộp cho mỗi trường hợp hỏa táng.
Đại diện văn phòng Công ty Vĩnh Hằng cho biết, tại cuộc họp, Đường yêu cầu các đại diện phải ký vào văn bản “liên doanh” theo kiểu “hiệp hội”. Theo đó, mỗi trường hợp đưa đi hỏa táng phải đóng “tiền phế” cho Đường Nhuệ số tiền 500.000 đồng. Nếu ai không đồng ý sẽ bị dằn mặt ngay tức khắc bằng hình thức chặn xe tang, đập phá văn phòng, đập vỡ cửa kính xe ô tô… Vì thế lực của Đường Nhuệ quá lớn nên hầu hết các công ty đều phải chấp thuận theo “luật riêng” mà hắn đưa ra.
Việc vợ chồng đại gia Đường Dương “làm mưa, làm gió”, phô trương thanh thế với những hoạt động phi pháp theo kiểu “xã ʜộі Ɖᴇп” đã tồn tại nhiều năm nhưng không bị xử lý khiến người dân ở Thái Bình đặt câu hỏi: đằng sau đó có hay không sự “bảo kê ngầm”?
Trả lời câu hỏi này, chiều 14/4, ông Đặng Trọng Thăng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định, quan điểm chỉ đạo của tỉnh Thái Bình là giao cho công an tập trung xử lý nghiêm mọi vấn đề liên quan đến sai phạm liên quan đến Đường Nhuệ. Đồng thời xem xét tất cả các vụ việc có liên quan trước đây. Hiện Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
he lo nhung chieu tro "an ban" cua vo chong nu dai gia duong duong - 5
Ngoài việc bị khởi tố về tội “cố ý gây thương tích”, vợ chồng Đường Dương đang bị điều tra về các hoạt động liên quan đến “xã ʜộі Ɖᴇп”
Trước đó, ngày 13/4, trả lời phỏng vấn của PV Báo Giao thông, ông Phạm Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấυ giá tài sản thuộc Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình khẳng định không có việc “tiếp tay” trong các cuộc đấυ giá đất đối với vợ chồng đại gia BĐS Đường Dương do đơn vị tổ chức. Từ trước đến nay, các quy trình tổ chức đấυ giá được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Ông Hiệp cũng cho biết thêm, ngoài Trung tâm dịch vụ đấυ giá tài sản tỉnh Thái Bình thì còn có hơn 10 trung tâm đấυ giá khác đang hoạt động trên địa bản tỉnh. Qua rà soát, Công ty BĐS Đường Dương chưa tham gia trực tiếp bất kỳ cuộc đấυ giá đất nào. Cá nhân bà Dương và ông Đường thì có tham gia một vài dự án do đơn vị tổ chức nhưng số lượng không nhiều và đều trả giá cao để trúng đấυ thầu giá đất. Còn việc tại sao vợ chồng đại gia quê lúa lại có trong tay hàng chục lô dất tại các dự án khu dân cư thì đơn vị không rõ.

Vụ án Đường 'Nhuệ' ở Thái Bình: Có hay không sự “chống lưng”?

Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật trao đổi với ông Đỗ Xuân Tựu, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, VKSND tối cao xung quanh vụ án “Cố ý gây thương tích” do Nguyễn Xuân Đường và vợ là Nguyễn Thị Dương chủ mưu.
Là một Kiểm sát viên làm án lâu năm trong lĩnh vực hình sự, ông Đỗ Xuân Tựu nêu quan điểm:
Theo một số thông tin mà chúng tôi nắm được thì một vụ án xảy ra từ cuối năm 2014 tại trụ sở một Công an phường ở Thái Bình. Do có xô xát đánh nhau, anh M.T.D, con trai bà Đ.T.L bị đánh vỡ xương hàm mặt, phải phẫu thuật đóng đinh. Theo bà L., kết quả trưng cầu giám định pháp y tại Trung tâm Pháp y Thái Bình thể hiện con bà bị thương tật 15%. Sau đó, Công an thành phố Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 41 ngày 5/1/2015.
Tuy nhiên, 6 tháng sau đó (ngày 5/7/2015), Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Thái Bình ra Quyết định số 10 về việc tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự nói trên với lí do chưa xác định được bị can trong vụ án và đã hết thời hạn điều tra. 6 năm trôi qua, từ khi xảy ra, vụ việc có dấu hiệu bị rơi vào quên lãng.
Theo thông tin phản ánh trên thì trường hợp gây thương tích 15%, được xác định bởi có đơn yêu cầu của bị hại. Hành vi này còn có tính chất côn đồ, gây rối trật tự bởi thái độ coi thường, bất chấp pháp luật khi hành vi đánh người này đã diễn ra ngay tại trụ sở Công an phường.
Vậy, tại sao vụ án này xảy ra giữa ban ngày, tại cơ quan công quyền như vậy, Cơ quan điều tra (CQĐT) đã khởi tố vụ án rồi mà lại không điều tra dứt điểm để tìm ra thủ phạm gây án. Trong khi vụ án, sau đó có nhiều khiếu nại, các dấu hiệu cấu thành rất rõ ràng của tội Cố ý gây thương tích. Xét về tố tụng thì tại sao vụ án có dấu hiệu rõ ràng như vậy lại chỉ khởi tố vụ án mà không khởi tố bị can? Rồi sau đó, một thời gian điều tra, lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vì lý do là không phát hiện ra thủ phạm và đã hết thời hạn điều tra.
Dư luận cũng đặt ra nhiều câu hỏi: Những người có thẩm quyền của CQĐT và việc kiểm sát đã tiếp nhận, xử lý vụ việc này như thế nào? Các tin báo, tố giác tội phạm có được xử lý đúng quy trình, khách quan không? Lý do của việc tạm đình chỉ điều tra có thực sự chính xác không? Liệu có "bàn tay" của đại ca Đường 'Nhuệ' liên quan đến việc nhận đòi nợ thuê, đánh người thương tích 15% ngay tại phòng tiếp dân, trụ sở Công an phường trên địa bàn TP Thái Bình???
* Về việc đối tượng Nguyễn Xuân Đường mới đây đã bỏ trốn sau khi có quyết định khởi tố bị can, ông Đỗ Xuân Tựu cho rằng, cần làm rõ có hay không việc để lộ thông tin hay sự “chống lưng” của ai đó cho đối tượng phạm tội hình sự? CQĐT cần phải điều tra để làm rõ, trả lời dư luận và người dân.
Theo nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, VKSND tối cao Đỗ Xuân Tựu, hiện báo chí và dư luận rất quan tâm đến diễn biến của vụ án này. Nhiều người nghi ngờ có sự câu kết giữa các băng nhóm hoạt động xã hội đen với một số cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng cho nên làm cho quá trình phát hiện, xử lý tội phạm bị chệch hướng, “đầu voi đuôi chuột”. Vì vậy, để bảo đảm sự công khai, nghiêm minh trong quá trình phát hiện, xử lý tội phạm thì cần có sự vào cuộc chỉ đạo của Bộ Công an, VKSND tối cao để việc điều tra, xử lý vụ án này được toàn diện, triệt để hơn.

Nhiều người tố bị vợ chồng đại gia Đường nhuệ quỵt tiền

(Tin tức pháp luật) - Bỏ cả trăm triệu thuê ca sĩ hát, đi làm từ thiện hết tỷ đồng nhưng vợ chồng Đường nhuệ bị tố quỵt tiền của những người lao động nhỏ lẻ.



Ngày 19/4/2020, cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình vẫn đang khẩn trương điều tra những hành vi vi phạm pháp luật của vợ chồng đại gia Đường nhuệ và các đồng phạm.
Đường nhuệ được biết đến là đại gia có tiếng ở Thái Bình về độ ăn chơi, giàu có, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, ngoài ra còn đang bị điều tra về hành vi bảo kê dịch vụ tang lễ, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi, đấu giá đất theo kiểu "xã hội đen"...
Theo tìm hiểu của Đất Việt, trước khi bị bắt, vợ chồng Đường nhuệ đang xây dở dang căn nhà 7 tầng ngày cạnh trụ sở Công ty BĐS Đường Dương mà vợ chồng này làm chủ.
Tuy nhiên, nhiều người dân lao động trên địa bàn TP. Thái Bình lên tiếng tố cáo vợ chồng Đường nhuệ còn có hành vi quỵt tiền từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Nhieu nguoi to bi vo chong dai gia Duong nhue quyt tien
Vợ chồng Đường nhuệ thường xuyên khoe tiền, độ ăn chơi, giàu có trên mạng xã hội.
“Đường nhuệ bùng tiền vật tư và tiền công. Tiền sơn nhà nó cũng bùng. Tiền làm kính toàn bộ nhà cũng bùng. Đến lắp đặt thang máy nó cũng bùng. Cả người đến trồng cây cảnh trong vườn cũng bị quỵt. Nói chung là không bùng hẳn nhưng sau khi làm xong đều bị cắt lại 40-50% số tiền thoả thuận ban đầu” - một người từng tham gia thi công căn nhà cho vợ chồng Đường nhuệ lên tiếng tố cáo.
Theo người này, khi mới đến làm hợp đồng thuê thợ thi công, Đường nhuệ tỏ ra rất hào phóng, nói giọng "cửa trên" và đưa tiền đặt cọc đầy đủ. Tuy nhiên, đến khi làm các hạng mục, đến giai đoạn ứng tiền thì Đường nhuệ lấy nhiều lý do để hoãn trả.
"Do thi công dở dang, nếu không làm tiếp thì không lấy được tiền mà đến lúc làm xong thì chẳng biết đến khi nào mới lấy được. Bây giờ vợ chồng Đường nhuệ bị bắt, tôi và nhiều người khác chẳng biết đòi lại số tiền này như thế nào" - người này nói.
Trong khi đó, nhiều người buôn bán hàng xách tay trên địa bàn TP. Thái Bình cũng cho biết từng nhiều lần dính "trái đắng" từ vợ chồng Đường nhuệ.
Chị Hoàng Thị H. (37 tuổi, ngụ P. Tiền Phong, TP. Thái Bình) kể: "Năm 2019 tôi có ứng trước gần 20 triệu đồng để lấy hàng mỹ phẩm xách tay từ Hàn Quốc, Nhật Bản của vợ chồng Đường nhuệ. Nhưng sau đó không thấy vợ chồng này giao hàng.
Lên tiếng hỏi thì vợ chồng này nói bị tắc ở hải quan nên hàng chưa về. Do lâu không lấy được hàng, bày tỏ ý định lấy lại số tiền đã đặt thì bị vợ chồng này đe dọa. Biết tiếng của vợ chồng này, sợ khó làm ăn nay đành ngậm ngùi cho qua".
Sau khi vợ chồng Đường nhuệ bị bắt, nhiều người cũng than vãn vì đưa tiền cho vợ chồng này làm ăn, giờ khóc dở mếu dở vì tiền cũng là huy động chỗ khác.
Tại các cuộc đấu giá đất trên địa bàn TP. Thái Bình, Đường nhuệ cũng bị tố thường xuyên không trả tiền đấu giá theo quy định mặc dù đã trúng đấu giá.
Ông Lương Văn Đình, Chủ tịch UBND xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cho biết, vào ngày 27/8/2018, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản cùng cơ quan liên quan thuộc Sở Tư pháp tình Thái Bình đã tiến hành mở phiên đấu giá quyền sử dụng đất khu quy hoạch dân cư xã Song An, tại hội trường UBND xã.
Khi phiên đấu giá kết thúc, với 41/44 lô đất ở 3 khu vực được đấu giá thành công, diện tích mỗi lô khoảng gần 100 mét, trị giá khoảng 300 triệu đồng/lô. Trong phiên đấu giá này, vợ chồng Đường nhuệ trúng 7/44 lô. Toàn bộ 7 lô đất này đều nằm trên địa bàn thôn Kiều Thần.
Nhưng cho đến nay có 4 lô Đường nhuệ trúng đấu giá nhưng chưa trả tiền. "Chúng tôi có gọi nhắc nhiều lần, kể cả gọi điện cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để họ cùng đôn đốc Đường nhuệ hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng họ bảo, khi nào bán được đất sẽ trả tiền, không bán được... thì thôi", ông Đình nói.
Ngọc Khánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét