Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

Xem phim: Chị Dậu



(ĐC sưu tầm trên NET)
                                      
                  Phim Lẻ Kinh Điển Việt Nam Xưa | Chị Dậu Full | Phim Việt Nam Xưa Hay Nhất

Dàn diễn viên phim 'Chị Dậu' sau gần 40 năm

Trịnh Thịnh, Nguyễn Tuân, Kim Lân đã thành người thiên cổ, Lê Vân sống xa xứ, NSƯT Mai Châu và Anh Thái tận hưởng tuổi già bên con cháu.
Chị Dậu là bộ phim được đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Phim sản xuất năm 1980, dùng hoàn cảnh bần cùng phải bán con, bán chó lấy tiền đóng sưu cho chồng của chị Dậu để phản ánh nỗi thống khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Năm 2007, đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Phạm Văn Khoa nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho phim Chị Dậu cùng hai tác phẩm khác là Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) và Lửa trung tuyến (1961).
"Chị Dậu" Lê Vân
Nghệ sĩ múa Lê Vân đóng vai chính là chị Dậu - một phụ nữ tảo tần, giàu đức hy sinh. Đạo diễn Phạm Văn Khoa từng chia sẻ sau 5 năm tìm diễn viên đóng vai chính, cuối cùng ông chọn Lê Vân.



Lê Vân năm 22 tuổi (trái) trong vai chị Dậu.
Lê Vân sinh năm 1958, là con ruột của nghệ sĩ Lê Mai và Trần Tiến. Khởi nghiệp là diễn viên múa nhưng Lê Vân sớm bén duyên điện ảnh qua các phim Chom và Sa, Bao giờ cho đến tháng 10, Đêm hội Long Trì...
Năm 2006, sau khi ra mắt tự tuyện gây tranh cãi Lê Vân - yêu và sống, nữ diễn viên gần như không xuất hiện trở lại. Hiện Lê Vân sống ở nước ngoài, là mẹ đơn thân của ba đứa con.
NSƯT Anh Thái - vai anh Dậu
Vai anh Dậu được giao cho NSƯT Anh Thái. Ông thuộc lứa diễn viên đầu tiên của trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Nhân vật anh Dậu đã đưa tên tuổi Anh Thái đến gần hơn với khán giả. Trước đó, ông chỉ được đảm nhận những vai phụ, xuất hiện thoáng qua trên màn hình.
dan-dien-vien-phim-chi-dau-sau-gan-40-nam-1



NSƯT Anh Thái trong phim "Chị Dậu" (trái) và phim "Cầu vồng tình yêu".
Sự nghiệp của nghệ sĩ thăng hoa vào những năm 2000 khi góp mặt trong một loạt phim truyền hình gây tiếng vang như Chạy án, Chủ tịch tỉnh, Cầu vồng tình yêu... Sau phim Cầu vồng tình yêu, Anh Thái ít xuất hiện dần trên màn ảnh. Ông tận hưởng tuổi già bên gia đình.
"Bà Nghị Quế" Mai Châu
Trong phim, NSƯT Mai Châu vào vai vợ Nghị Quế - một người đàn bà mưu mô, đầy thủ đoạn nhưng luôn tự cho mình là người nhân nghĩa. Vai diễn ấn tượng đến mức từ đó về sau, Mai Châu liên tiếp được giao các vai phản diện như Phó Đoan (phim Sao Tháng Tám), vợ Bá Kiến (phim Làng Vũ Đại ngày ấy), Hoàng Thái Hậu (phim Đêm hội Long Trì)... Thời gian sau, nghệ sĩ quen mặt với khán giả qua vai người bà, người mẹ trong các phim Của để dành, Bi, đừng sợ.. 
dan-dien-vien-phim-chi-dau-sau-gan-40-nam-2



Mai Châu trong phim "Chị Dậu"(trái) và hiện tại.
Ở tuổi gần 80, NSƯT Mai Châu đã lên chức cụ. Do sức khỏe không cho phép, vài năm gần đây, bà nghỉ đóng phim, vui vầy bên con cháu. Ngoài đời, nghệ sĩ còn sở hữu chuỗi cửa hàng áo cưới mang tên Mai Châu, nổi tiếng ở Hà Nội từ những năm 1990.
"Quan huyện" Trịnh Thịnh
Vai diễn của Trịnh Thịnh chỉ xuất hiện vài giây nhưng để lại nhiều ấn tượng cho người xem khi ông thể hiện sự háo sắc của một tên quan huyện. Trịnh Thịnh sinh năm 1926, mất năm 2014. Ông để lại một gia tài điện ảnh đáng nể với các vai diễn trong phim Chung một dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Thằng Bờm, Dịch cười, Lời nguyền của dòng sông, Tết này ai đến xông nhà...
Không chỉ nổi tiếng với các vai diễn, sinh thời nghệ sĩ còn được ngưỡng mộ trong vai trò người chồng, người cha. Đến trước khi qua đời, Trịnh Thịnh vẫn dành cho vợ sự quan tâm, tình cảm yêu thương thắm thiết.
dan-dien-vien-phim-chi-dau-sau-gan-40-nam-3
 
 
"Chánh tổng" Nguyễn Tuân
Tưởng nhớ Ngô Tất Tố, nhà văn Kim Lân và Nguyễn Tuân góp mặt trong phim với vai trò diễn viên. Nguyễn Tuân đóng vai Chánh tổng. Vai diễn chỉ thoáng qua nhưng khiến nhà văn rất hài lòng. Trong hồi ký Cát bụi chân ai, nhà văn Tô Hoài cho rằng Nguyễn Tuân thuộc lứa diễn viên điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. Tác giả Vang bóng một thời từng lặn lội sang tận Hong Kong chỉ để xuất hiện ba giây trong phim Cánh đồng ma.
dan-dien-vien-phim-chi-dau-sau-gan-40-nam-4
 

Nguyễn Tuân ra đi ở tuổi 77, sau 8 năm tham gia phim Chị Dậu. Ông nổi tiếng ở lĩnh vực văn học với lối "chơi ngông" trong cuộc đời cũng như cách viết. Cố nhà văn để lại một gia tài độ sộ với các tác phẩm văn học như Một chuyến đi, Tóc chị Hoài, Ngọn đèn dầu lạc, Ký Cô Tô...
"Lý cựu" Kim Lân
Kim Lân vào vai Lý cựu - người tính toán sổ sách trong làng. Khác hẳn với vẻ khắc khổ, đáng thương trong phim Lão Hạc, tạo hình của nhà văn ở phim Chị Dậu toát lên vẻ hài hước. Kim Lân còn ghi dấu ấn với các vai diễn như lão Pẩu trong Con Vá, cụ Lang Tâm trong Hà Nội 12 ngày đêm...
dan-dien-vien-phim-chi-dau-sau-gan-40-nam-5
 

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 tại Từ Sơn, Bắc Ninh. Ngoài điện ảnh, ông được biết đến là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực trước và sau năm 1945. Các tác phẩm của ông như Nên vợ nên chồng, Làng, Vợ nhặt... gây tiếng vang mạnh mẽ khi phản ánh thực trạng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Kim Lân mất năm 2007, thọ 87 tuổi. Ngoài những tác phẩm văn học và một số vai diễn để đời, ông còn đóng góp cho văn học nghệ thuật nước nhà những nghệ sĩ nổi tiếng như họa sĩ Thành Chương (con trai), họa sĩ Nguyễn Thị Hiền (con gái).

Chị Dậu - 35 năm vẫn vẹn nguyên giá trị

Tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của đạo diễn Phạm Văn Khoa sống mãi trong lòng người xem nhờ sự hài hòa giữa tính nghệ thuật và hiện thực.
Ra mắt cách đây đúng 35 năm, Chị Dậu được xem là một trong những bộ phim thành công nhất của cố NSND, đạo diễn Phạm Văn Khoa. Đây cũng là tác phẩm hiếm hoi có thể lột tả được thành công đời sống nông thôn cũng như xã hội phong kiến nửa thuộc địa ở Việt Nam trong thời kỳ trước Cách Mạng Tháng Tám 1945.
edi_anh_phim003

Ngay khi ra đời, Chị Dậu đã thu hút sự chú ý của hàng triệu khán giả trên cả nước. Đồng thời, bộ phim cũng tạo được chú ý trên thị trường quốc tế khi được chọn là tác phẩm tranh giải chính thức tại Liên hoan phim Ba lục địa được tổ chức tại thành phố Nantes, Pháp năm 1981.
Thành công nhờ chất hiện thực
Chị Dậu có kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố. Phim xoay quanh những ngày đói kém của anh Dậu và chị Dậu khi phải kiếm tiền nộp sưu thuế. Họ nghèo đến mức phải bán đi bầy chó, thậm chí bán con mà vẫn không đủ tiền xoay sở.
Trước khi bắt tay vào thực hiện, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã được công chúng biết đến qua Lửa trung tuyến (1961), Lửa rừng (1966)… Hầu hết đều xoay quanh câu chuyện của những người lính. Bên cạnh đó còn có một số bộ phim mang phong cách hóm hỉnh, vui vẻ như Sau cơn bão (1970), Kén rể (1975)…
edi_anh_phim004

Thế nhưng, bước sang thập niên 1980, đạo diễn Phạm Văn Khoa lại khiến khán giả bất ngờ khi đột ngột rẽ hướng sang thể loại phim "đẫm nước mắt" như Chị Dậu. Tại thời điểm ra mắt, bộ phim đã có được sự ủng hộ của nhiều khán giả khi khơi dậy được sự cảm thông, lòng nhân ái, sự tức giận và niềm trăn trở với một xã hội đầy kinh hoàng…
Thành công của Chị Dậu đã là tiền đề giúp Phạm Văn Khoa tiếp tục thực hiện một bộ phim khác chuyển thể từ văn học là Làng Vũ Đại ngày ấy cũng không kém phần thành công. (Làng Vũ Đại ngày ấy chuyển thể từ 3 tiểu thuyết Sống mòn, Chí PhèoLão Hạc của Nam Cao).
Một tác phẩm công phu
Nhắc đến quá trình thực hiện bộ phim Chị Dậu, có một giai thoại mà khi kể ra, không ai là không khỏi khâm phục tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao của một đạo diễn hàng đầu Việt Nam như Phạm Văn Khoa. Khi bắt tay vào khởi động dự án, dù mọi khâu về bối cảnh, kinh phí… gần như đều đã hoàn tất nhưng đạo diễn vẫn quyết định hoãn lại. Lý do là vì ông chưa tìm được người nào ưng ý vào vai chị Dậu.
Bộ phim đã "nằm trong tủ" trong suốt 5, 6 năm cho đến khi Phạm Văn Khoa gặp được diễn viên Lê Vân. Và quả nhiên, ông đã không hề sai lầm khi chọn Lê Vân cho vai chính trong bộ phim này.
Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cùng đôi mắt biết nói của chị đã biến chị Dậu trở thành một nhân vật sống động và mang tính biểu tượng trên màn ảnh. Cho đến tận sau này, khi diễn viên Lê Vân đã có nhiều vai diễn ấn tượng khác, nhiều người vẫn thường gọi cô bằng cái tên trìu mến là "chị Dậu".
edi_anh_phim006

Về mặt kỹ thuật, việc quay phim cũng là một điểm đặc sắc đáng chú ý của Chị Dậu. Đạo diễn Phạm Văn Khoa đã tận dụng triệt để các khung hình cận cảnh để mô tả cảm xúc của các diễn viên, lấy đi nước mắt của khán giả. Không chỉ thế, những phân đoạn cần lấy cảnh trung hay cảnh toàn cũng được đạo diễn dàn dựng rất đặc sắc thông qua việc bố trí ánh sáng hợp lý, khéo léo và tinh tế.
Phân cảnh nhân vật chị Dậu lao ra khỏi nhà quan cụ trong đoạn kết của phim chính là một ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, việc dựng phim của Chị Dậu cũng được trau chuốt khá tốt thông qua cách dựng mạch lạc, nhẹ nhàng, không để lại vết tích của các mấu dựng.
Về mặt bối cảnh, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã mang cả ê-kíp về Đồng Kỵ, một ngôi làng ở Bắc Ninh chuyên làm nghề pháo, để quay Chị Dậu. Thời đó, Đồng Kỵ còn rất nghèo với những ngôi nhà lợp bằng mái rạ, người dân không đủ ăn. Chính điều đó đã góp phần tạo nên tính hiện thực và sống động cho bộ phim này. Đây cũng được xem là một biểu hiện cho tính cẩn trọng, kỹ lưỡng của vị đạo diễn mà khi đó đã gần 70 tuổi.
Năm 2007, thành công của Chị Dậu lại một lần nữa được khẳng định khi nó cùng với 2 bộ phim Lửa trung tuyến (1961) và Làng Vũ Đại ngày ấy (1982) là 3 tác phẩm đã giúp đạo diễn Phạm Văn Khoa nhận Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật.
Những gương mặt ấn tượng
edi_anh_chidau001
Chị Dậu - Lê Vân:
Khi tham gia Chị Dậu, Lê Vân chỉ mới có 3 năm trong nghề. Sau bộ phim này, chị trở thành một gương mặt sáng giá qua các tác phẩm khác như Thằng Bờm (1987), Đêm hội Long Trì (1990)… Đóng phim Chị Dậu, đáng nhớ nhất với Lê Vân là việc phải mỗi ngày chăm cho bầy chó để chúng làm quen với mình. Sau đó khi đóng máy, chị còn học được cách nấu rượu nếp của dân làng Đồng Kỵ.
edi_anh_anhdau001
Anh Dậu - Anh Thái
Thủ vai anh Dậu, nam diễn viên Anh Thái có ít đất diễn nên anh phải tự tìm tòi, sáng tạo trong từng hành động nhỏ để khiến nhân vật của mình trở nên ấn tượng. Đơn cử như cảnh gặp vợ Nghị Quế, Anh Thái đã túm lấy một chỗ áo rách để khắc họa lòng tự trọng của nhân vật này. Sau này, Anh Thái đã nhận được danh hiệu NSƯT và vẫn thường xuyên tham gia một số phim điện ảnh, phim truyền hình…
edi_anh_lycuu002
Lý Cựu - Kim Lân
Là bạn thân của đạo diễn Phạm Văn Khoa đồng thời là người có hiểu biết sâu sắc về xã hội thời đó nên nhà văn Kim Lân (tác giả của Vợ nhặt) đã được mời đóng vai Lý Cựu trong phim này. Ông đã lột tả được thành công nhân vật khi thể hiện được sự nhỏ nhen, ích kỷ, hiếp trên luồn dưới vô cùng đáng ghét. Sau này, Kim Lân còn thủ vai lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy của Phạm Văn Khoa.
edi_anh_chanhtong002
Chánh tổng - Nguyễn Tuân
Cũng như Kim Lân, cố nhà văn Nguyễn Tuân dù là diễn viên nghiệp dư nhưng vẫn hóa thân vào nhân vật một cách rất xuất sắc. Vai diễn Chánh tổng của ông toát lên được một vẻ ngoài vừa quyền lực vừa điềm tĩnh khiến khán giả rất ấn tượng.
Có một giai thoại vui về Nguyễn Tuân khi đóng phim này là ông rất sợ cưỡi ngựa. Tuy nhiên, phân cảnh đầu tiên Chánh tổng xuất hiện trong phim là trên ngựa. Nguyễn Tuân ban đầu rất e dè chuyện này nhưng khi vào phim lại rất nghiêm túc. Ông vẫn hay nói đạo diễn nếu cần thì cứ quay lại, đến khi nào ưng ý thì thôi.
Theo Thế giới Văn hóa

Đúng, chị Dậu nói 'Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem'

Đoạn văn miêu tả cảnh cai lệ và người nhà lý trưởng hùng hổ tiến vào nhà, đe dọa và chửi bới vợ chồng chị Dậu là trích đoạn mang tên Tức nước vỡ bỡ trong chương trình sách giáo khoa cũ.
Đầu tiên, họ hoạnh hoẹ vợ chồng chị Dậu để cố đòi cho được tiền sưu. "Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!". Những giây phút đầu tiên, chị run run lo sợ, van nài, rồi chị bình tĩnh trở lại và cố tìm lời khôn khéo để khất cho được tiền sưu thuế.
dung-chi-dau-noi-may-troi-ngay-chong-ba-di-ba-cho-may-xem



Cảnh cai lệ và người nhà lý trưởng đến hạch sách nhà chị Dậu trong phim "Chị Dậu".
Không đáp lại lời cầu xin, cai lệ ra lệnh cho người nhà lý trưởng "trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia". Từ thái độ van xin, chị Dậu đã phản kháng quyết liệt. Lời nói của chị ở vị trí của một kẻ ngang hàng với những gã đàn ông này "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ", rồi chị nói như thách thức: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem".
Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Quan huyện giở trò đồi bại, chị vứt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy. Sau đó, chị được một người nhà quan cụ trên tỉnh cho hai đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho công việc vắt sữa để quan cụ uống, do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm.
Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc. Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu.
Vào đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại, chị vùng chạy ra ngoài. Đoạn cuối, nhà văn miêu tả "trời tối như mực và như cái tiền đồ của chị".
Câu 4: Bộ phim "Chị Dậu" sản xuất năm 1980 dựa trên kịch bản chuyển thể từ tiểu thuyết "Tắt đèn". Nữ diễn viên đã để lại ấn tượng với vai chị Dậu trong phim là ai?
Mạnh Tùng

Chí Phèo, chị Dậu, lão Hạc: Ai mới là người khổ nhất?

Thỏ Con |
Chí Phèo, chị Dậu, lão Hạc: Ai mới là người khổ nhất?

Điểm giống nhau của ba tác phẩm này là đều viết về cảnh khốn khó trong xã hội xưa, về số phận người lao động bị chà đạp và đều lấy đi nước mắt nhiều độc giả.

Ba tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, Chí Phèo, Lão Hạc của nhà văn Nam Cao quả thực không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta.
Đó thật sự là những kiệt tác trong văn xuôi đương thời, là những tác phẩm để lại dấu ấn lớn trong lòng độc giả.
Điểm giống nhau của ba tác phẩm này là đều viết về cảnh khốn khó trong xã hội xưa, về số phận người lao động bị chà đạp.
Nhân vật Chí Phèo, lão Hạc trong 2 tác phẩm cùng tên và chị Dậu trong Tắt đèn là những con người nhỏ bé thấp hèn trong xã hội, là những người nghèo khó khổ sở, luôn bị chà đạp lợi dụng.
Tất cả họ đều đáng thương vô cùng! Thế nhưng, xét cho cùng, ai trong số họ mới thực sự là người nghèo nhất?
1. Chí Phèo - Nam Cao
Lật lại trang đời của Chí Phèo, chúng ta không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng thương vô cùng tận: Chí Phèo sinh ra không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không một tấc đất.
Cuộc đời Chí Phèo hiện lên như một cuốn phim bi thảm.Tuổi thơ đầy bất hạnh, thiếu thốn cả vật chất lẫn tình thương.
Lớn lên thì hết đi ở nhà này lại đi ở cho nhà nọ, sau này thì làm canh điền cho nhà cường hào Bá Kiến và lâm vào cảnh lao lý.
Cũng chính vì nghèo quá, túng bấn quá mà Chí Phèo bị cả xã hội khinh ghét, xô đẩy đến mức từ một người lương thiện thành một con người khác hẳn, con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
Đến khi Chí Phèo lần đầu chạm được tới tình yêu thì cũng bị chính cái đói nghèo chia cắt.
2. Chị Dậu -Tắt đèn - Ngô Tất Tố
Chị Dậu có một cuộc đời bất hạnh. Dù có cố gắng, vất vả làm đây làm đó thì chị cũng không thay đổi được gì, thậm chí còn tệ hơn trước kia.
Cả cuộc đời chị đối diện với những nỗi khổ sở : chị cần cù làm việc hết năm này sang năm khác không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Tài sản 2 vợ chồng chẳng có gì ngoài căn nhà liêu xiêu cùng 3 đứa con, đàn chó, 2 gánh khoai.
Gia đình chị bị bọn tham quan chà đạp, ức hiếp. Chúng nghĩ ra đủ loại thuế bắt người dân phải nộp. Nhưng thực tình với gia cảnh như vậy, chị lấy đâu ra tiền mà nộp?
Không có tiền, chị phải bán cả đàn chó, rồi đến bán cả con gái của mình. Chẳng có người mẹ nào là không thương con mình cả, nhưng đễn mức đường cùng, nhà chẳng còn gì để bán được nữa, nên chị mới đành phải đưa ra quyết định nhói lòng đến vậy.
Bất hạnh này nối tiếp bất hạnh khác, gia đình chị vẫn cứ bị bọn quan lại hành hạ, vùi dập. Chồng chị bị bọn chúng tra tấn đánh đập dã man mà chị cũng chẳng có tiền, có gạo để chăm sóc chồng.
Không có tiền, cũng không còn gì để bán, chị phải làm 1 nghề hết sức “bất hạnh”: đó là bán... "sữa người"i. Công việc cũng chẳng được yên lành gì, ông ta giở trò đồi bại khiến chị không chịu nổi phải bỏ chạy giữa đêm tối mịt.
3. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao
Nếu ai đã đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, dù chỉ một lần, cũng không khỏi bị ám ảnh bởi cái chết đầy thương tâm của nhân vật lão Hạc. Lão chết một cách vật vã: đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết đau lòng ấy cũng chính bởi vì chữ nghèo.
Lão Hạc có một cuộc đời hết sức bi thảm: vợ mất sớm, một mình nuôi con, đến khi trưởng thành anh con trai không lấy được vợ vì nhà nghèo quá nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
Từ ngày đó, lão mòn mỏi mong con về, đơn độc, chỉ có con chó bầu bạn cùng. Lão sống qua ngày trong cái đói nghèo và cô độc. Và chính vì đói, vì nghèo như thế, nên cuối cùng, lão phải bán đi người bạn duy nhất là con chó mà lão yêu thương gọi là “cậu Vàng”.
Thực ra lão có tiền bòn vườn, nhưng lão nhất định để dành không tiêu để khi con trai về, lão nhẩm tính thêm vào cho con cưới vợ và làm kế sinh nhai.
Rồi cuối cùng, lão chọn cái chết để bảo toàn số tiền ấy cho đứa con trai đi đồn điền không biết bao giờ mới về!
Trả lời cho câu hỏi: Chí Phèo, chị Dậu, lão Hạc, ai mới là người khổ nhất?
Ba nhân vật là ba mảnh đời đầy bất hạnh và sóng gió. Tất cả cũng chỉ vì cái nghèo, cái xã hội đầy bất công!
Chí Phèo bất hạnh từ khi mới sinh ra. Lớn lên lại đi lang thang vào ở nhà này nhà nọ kiếm miếng ăn qua ngày.
Còn lão Hạc, cái chết của lão xuất phát từ cái nghèo, nhưng hơn cả là vì lòng thương con. Lão có tiền để dành là thế, nhưng lão chẳng dám tiêu. Sau khi hết khoai, hết gạo chẳng còn gì để ăn, lại đau ốm liên miên, lão chọn cái chết bằng cách ăn bả chó.
Cuối cùng, có lẽ chúng tôi sẽ chọn nhân vật Chị Dậu là người có số phận bi thảm, đau thương nhất.Một người phụ nữ luôn gặp rủi ro! Cảnh khốn khó gắn bó với chị suốt cả cuộc đời như một “người bạn tri kỷ".
Bởi lẽ ít nhất Chí Phèo và lão Hạc đều đã chọn cách "ra đi để tự giải thoát". Còn chị Dậu, ai biết được cuộc đời sẽ còn xô đẩy chị vào những nỗi đau nào khác nữa?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét