Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT 87

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiết lộ rùng rợn của thị nữ thân tín về lý do qua đời của Từ Hi Thái hậu

Bí mật rùng rợn về 100 đứa trẻ mất tích trước lúc Từ Hy qua đời

Chỉ đến khi lăng mộ Từ Hy bị Tôn Điện Anh đào trộm vào năm 1928, chân tướng về sự biến mất đồng loạt của 100 đứa trẻ mới thực sự được phơi bày.


   
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Từ Hy Thái hậu là một trong số ít những người phụ nữ từng nắm trong tay quyền lực triều chính. Không chỉ tự tay phế lập Hoàng đế, bà còn trực tiếp buông rèm nhiếp chính trong suốt nhiều năm.
Đánh giá về vai trò, trách nhiệm của vị Tây Thái hậu này, đại đa số ý kiến đều cho rằng Từ Hy có tội nhiều hơn có công. Bởi bà là con người sẵn sàng hy sinh quyền lợi của bách tính, của quốc gia dân tộc vì vinh hoa phú quý và quyền lực của mình.
Đối với thái độ lộng quyền của người phụ nữ quyền lực này, một trong những hành động bị lên án nhất phải kể tới việc bà là chủ mưu phía sau sự biến mất kỳ lạ của 100 đứa trẻ trong kinh thành năm xưa.
Liệu rằng 100 đứa bé ấy đã bị Từ Hy sử dụng vào việc gì? Chân tướng của sự thực chỉ được tiết lộ khi lăng mộ của vị Thái hậu khét tiếng trên bị Tôn Điện Anh đột nhập cách đây gần một thế kỷ.
Điểm mâu thuẫn trong tính cách Từ Hy: Yêu quý trẻ con nhưng sẵn sàng hy sinh vì tư lợi
 bi mat rung ron ve 100 dua tre mat tich truoc luc tu hy qua doi hinh anh 1
Dù nổi tiếng là một người yêu quý trẻ con, Từ Hy vẫn sẵn sàng hy sinh tính mạng của những sinh linh bé nhỏ này nhằm phục vụ cho mục đích riêng của mình. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Từ Hy Thái hậu (1835 – 1908), là phi tần của hoàng đế Hàm Phong, mẹ ruột vua Đồng Trị và là người phụ nữ từng nắm quyền nhiếp chính của Đại Thanh trong suốt nhiều năm.
Sinh thời, bà từng bị nhiều nhà sử học Trung Hoa và hải ngoại miêu tả như một bạo chúa và cũng bị coi là người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh.
Tuy nhiên nếu đánh giá khách quan trên khía cạnh tính cách, QQNews cho rằng vị Lão Phật gia này từng là một người yêu quý trẻ con.
Đặc biệt là từ khi ý thức được mình đã bước vào tuổi già, Từ Hy cũng như nhiều người lớn tuổi khác, đều mang một loại tình cảm quý mến đặc biệt đối với con trẻ.
Năm xưa, số con cháu của hoàng tộc Ái Tân Giác La cũng không phải ít. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà đa số cháu chắt lúc bấy giờ đều chẳng mấy ai dám gần gũi thân cận với vị Thái hậu "hét ra lửa" ấy.
Vậy liệu rằng việc Từ Hy sai người bắt 100 đứa trẻ có phải nhằm mục đích nuôi dưỡng hoặc bầu bạn cùng mình hay không? Nếu sự việc diễn ra theo chiều hướng như vậy, có lẽ Tây Thái hậu sau này đã không phải nhận nhiều sự chỉ trích của người đời đến thế.
Sự thật là dù yêu quý trẻ con, Lão Phật gia vẫn sẵn sàng làm ra chuyện tàn ác với những sinh linh nhỏ bé này để phục vụ mục đích riêng tư của mình.
Hành động đó cũng không phải là điều khó hiểu đối với một người cầm quyền sẵn sàng bỏ mặc sự sống chết của bách tính, quốc gia chỉ vì muốn bảo vệ quyền lực và hư vinh như Từ Hy.
Thế nhưng điểm đáng nói nằm ở chỗ, sau khi bắt đủ 100 đứa trẻ, vị Thái hậu này đã làm ra một hành động rất mất nhân tính. Hơn nữa hành động này lại bắt nguồn từ một quan niệm vô cùng mê tín…
Sự thật về tung tích của 100 đứa trẻ đồng loạt biến mất khi Thái hậu qua đời
 bi mat rung ron ve 100 dua tre mat tich truoc luc tu hy qua doi hinh anh 2
Khi bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình, Từ Hy đã sai người bắt 100 đứa trẻ trong kinh thành để phục vụ cho một âm mưu mất nhân tính. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Năm xưa khi đã bước sang độ tuổi gần đất xa trời, Từ Hy từng tàn sát không ít đại thần liêm chính trong triều. Bản thân bà vẫn biết việc mình làm chẳng có lấy nửa phần đúng đắn, nhưng khát vọng quyền lực và tính cách tự cao đã khiến vị Thái hậu ấy "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót".
Dù vậy, ngay cả khi đã trở thành người nắm giữ quyền lực tối cao của Đại Thanh, Tây Thái hậu khi ấy vẫn luôn nơm nớp lo sợ sẽ phải nhận báo ứng từ những việc làm thất đức của mình.
Vào thời đại phong kiến còn tồn tại nhiều quan niệm lạc hậu như lúc bấy giờ, Từ Hy với sự mê tín của mình đã bắt đầu làm ra nhiều hành động cuồng tín.
Theo hồi ức của những cung nữ từng trốn thoát khỏi Tử Cấm Thành sau khi Thanh triều mạt vận, vị Lão Phật gia này năm xưa từng bắt cung nhân hầu hạ mình phải nằm nghiêng khi ngủ và dùng chăn che nửa mặt để tránh họ "ăn cắp" phúc trạch mà thần linh ban cho chủ nhân hằng đêm.
Cũng bởi đã làm ra nhiều hành động trái với luân thường đạo lý, Từ Hy luôn đem lòng sợ hãi ma quỷ, cho rằng thế lực tâm linh này sẽ tới lấy mạng mình.
Chính suy nghĩ ấy đã khiến Thái hậu khét tiếng Thanh triều luôn nơm nớp sợ hãi cái chết và tìm kiếm các đạo sĩ khắp nơi về cung hòng bày mưu tính kế.
Bấy giờ, trong nhóm đạo sĩ phục vụ dưới trướng Thái hậu có một kẻ nhìn thấu nỗi sợ hãi từ trong thâm tâm Từ Hy. Nắm được nhược điểm chí mạng này, kẻ đó đã đưa ra một chủ ý thất đức: Đó là tìm đủ 100 đứa trẻ khoảng 10 tuổi để tuẫn táng trong lăng mộ Từ Hy.
Theo lý giải của đạo sĩ bất lương trên, linh hồn con trẻ là những linh hồn thuần khiết tới nỗi không một thế lực ma quỷ nào có thể chống lại. Nếu bắt 100 đứa trẻ chôn cùng Từ Hy thì linh hồn Thái hậu sẽ luôn được chúng bảo vệ.
 bi mat rung ron ve 100 dua tre mat tich truoc luc tu hy qua doi hinh anh 3
Ngoài số của cải châu báu chôn cùng, Từ Hy còn bắt 100 đứa trẻ tuẫn táng cùng mình hòng tránh khỏi kết cục linh hồn bị ma quỷ bắt đi. (Ảnh minh họa: Nguồn Baidu).
Một người cuồng tín như Từ Hy lập tức tin tưởng vào chủ ý đó, liền hạ lệnh cho thủ hạ bắt đủ 100 đứa trẻ chừng 10 tuổi ở trong kinh thành đưa vào cung, trai gái đều phải có đủ.
Ban đầu, người của Thái hậu tung tin lừa gạt các gia đình rằng đám trẻ đưa vào cung để bồi dưỡng làm tùy tùng của Từ Hy, tương lai nhất định có đường quan lộ rộng mở, một ngày không xa sẽ áo gấm về làng.
Thế nhưng bách tính thời bấy giờ đã quá hiểu tâm tính của Tây Thái hậu. Do linh tính mách bảo rằng sự việc này nhất định có vấn đề, nhiều gia đình cương quyết không chịu "giao trứng cho ác".
Tuy nhiên quân lính vẫn một mực tuân theo lệnh Từ Hy, ngang nhiên bắt đi con cái của cả trăm hộ dân trong kinh thành, đẩy nhiều gia đình vào cảnh nhà tan cửa nát. Có giai thoại còn truyền lại rằng, vào những ngày ấy, tiếng oán thán, than khóc vang lên khắp đường lớn ngõ nhỏ ở Bắc Kinh.
Cứ như vậy, 100 đứa trẻ bị đưa đến nơi xây lăng mộ để phụ giúp những người thợ ở đó. Sau cùng, chúng không những bị bóc lột sức lao động mà còn trở thành những người buộc phải hy sinh mạng sống để tuẫn táng theo Từ Hy.
 bi mat rung ron ve 100 dua tre mat tich truoc luc tu hy qua doi hinh anh 4
Sự kiện lăng mộ Thái hậu bị bè lũ Tôn Điện Anh đột nhập đã phơi bày chân tướng về sự biến mất kỳ lạ của 100 đứa trẻ ở kinh thành năm nào. (Tranh minh họa: Nguồn Baidu).
Chỉ đến năm 1928, khi bè lũ mộ tặc của Tôn Điện Anh đột nhập nơi an nghỉ của vị Thái hậu này, bí mật rợn người về sự biến mất của 100 đứa trẻ mới được phơi bày chân tướng.
Về phần Từ Hy, có lẽ vị Thái hậu từng "hét ra lửa" này cũng không ngờ rằng mọi toan tính phi đạo đức của mình đều tan thành mây khói sau khi bà qua đời.
Số của cải trong lăng mộ của Lão Phật gia chẳng những bị bọn trộm khoắng sạch, mà di thể của Từ Hy cũng bị mộ tặc vũ nhục bằng cách lôi ra ngoài quan tài, lột sạch quần áo, tư trang.
Giờ đây, mỗi khi nhắc tới câu chuyện lăng mộ của Từ Hy bị trộm, nhiều người vẫn tin rằng đó chính là quả báo mà vị Thái hậu này phải chịu vì những điều thiếu phúc đức mà bà từng làm ra lúc sinh thời…
Theo Trần Quỳnh (Trí Thức Trẻ)

Lật tẩy sự nhảm nhí: Chùy xích gai - Thứ vũ khí lừa dối của lịch sử loài người

Yasha  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/04/2020 08:00 PM

Khác với hình tượng cool ngầu mà phim ảnh xây dựng, chùy xích gai thực sự là 1 vũ khí... tương đối vô dụng.

Vào thế kỷ 14, các hiệp sĩ mặc giáp sắt từ đầu tới chân bắt đầu quần thảo khắp châu Âu, ăn hiếp và trấn lột bất cứ người dân nghèo khổ nào mà chúng nhìn thấy. Yếu thế, những kẻ thuộc tầng lớp thứ dân chỉ biết im lặng, vò đầu bứt tai gãi chấy cố gắng nghĩ cách tiêu diệt những tên bắt nạt đáng ghét này theo cách sáng tạo nhất.
Một trong số những sáng kiến hay nhất mà họ từng nghĩ ra chính là cải tiến cái néo đập lúa thành vũ khí, theo kiểu tương đối đơn giản: hai thanh gỗ bọc sắt ở 1 số điểm, nối lại với nhau bằng vòng kim loại ở giữa. Các chiến binh Hussite, một nhóm người tộc Czech ở thế kỷ 15, đã áp dụng những cái roi gỗ 2 khúc này rất hiệu quả, và đã đập nhiều hộp sọ đến mức xứng đáng trở thành biểu tượng quốc gia.
Lật tẩy sự nhảm nhí: Chùy xích gai - Thứ vũ khí lừa dối của lịch sử loài người - Ảnh 1.
Vũ khí Trung cổ được thiết kế cái néo đập lúa.
Đó mới là thứ vũ khí Trung cổ tương đối thực tế, còn thứ vũ khí đặc trưng với tên gọi chùy xích gai dường như lại là 1 sản phẩm của trí tưởng tượng. Mặc dù trông nó có vẻ ngoài siêu khủng, nhưng thực chất thứ này lại cực kỳ vô dụng, bạn có tin không?
Lật tẩy sự nhảm nhí: Chùy xích gai - Thứ vũ khí lừa dối của lịch sử loài người - Ảnh 2.
Chùy xích gai trong tay 1 vị hiệp sĩ giáp sắt, trông có vẻ ngầu nhỉ?
Để có thể sử dụng cây chùy xích gai này 1 cách hiệu quả, người dùng sẽ phải giữ cho nó di chuyển liên tục, xoay nó xung quanh thân mình như 1 sợi roi sắt. Vấn đề ở đây là gì? Đó là nguy cơ người dùng bị thứ vũ khí này "phản chủ" là tương đối cao, có thể là đập vào chính thân mình, hoặc đập vào đồng đội, hoặc đập vào con ngựa mà anh ta đang cưỡi,... gây nên tai nạn thảm khốc.
Về lực tấn công, thứ vũ khí này cũng chẳng thể tạo ra lực đập lớn hơn so với 1 cây chùa gai thông thường nhờ vào độ dài của sợi xích. Về cơ bản, nếu muốn tạo ra lực đập lớn hơn nhờ độ dài thì người ta chỉ cần đúc 1 cây chùy gai cán dài hơn, chứ không việc gì phải làm thành dạng xích - cầu sắt. Theo thực tế, vũ khí với cán cứng chắc chắn sẽ tạo ra lực lớn hơn, bởi sợi xích sẽ hấp thụ mất 1 phần đà của cú đánh, tức nó sẽ làm mất đi lực quán tính mà đáng ra chùy xích gai phải có và không đủ để công phá hàng phòng ngự của đối phương.
Lật tẩy sự nhảm nhí: Chùy xích gai - Thứ vũ khí lừa dối của lịch sử loài người - Ảnh 3.
Trông vậy thôi, chứ thà cầm theo cây giáo còn hơn.
Bên cạnh đó, việc 1 chiến binh mang giáp cực dày, nặng mà lại mang theo cái quả cầu không có khả năng áp sát, quả thật là 1 phương pháp không được thông minh gì cho lắm. Làm như vậy là quá tốn sức, mà tốc độ phản công cũng không thể nhanh được. Bạn sẽ phải dồn sức quăng nó qua chỗ này, sau đó thì dùng lực quăng nó qua chỗ kia, trong khi từ xa có 1 kẻ đang cầm vũ khí chạy 1 mạch về phía bạn.
Chính vì thế, chùy xích gai vẫn luôn luôn chỉ là thứ vũ khí vô dụng và chỉ có tác dụng làm màu, hù dọa kẻ khác, chứ không phải là 1 thứ vũ khí hữu dụng mà phim ảnh đã mô tả. Và ở thời Trung cổ, món vũ khí này hoàn toàn vắng bóng. Thứ mà ta thấy chỉ là sản phẩm hư cấu được nâng tầm lên để trở thành 1 hình tượng ác liệt, cool ngầu mà thôi.

Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa

Đức Khương  - Theo Trí Thức Trẻ | 21/04/2020 11:44 PM

Khi nhắc tới tiến hóa, người ta vẫn luôn tin rằng đây là quá trình bạn không thể đi giật lùi. Tuy nhiên, với sự ảnh hưởng từ con người, một số loài động vật đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa.

Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 1.
Chúng ta đều biết rằng tiến hóa là một quá trình rất dài, ít nhất là nó được chia thành các đơn vị mười nghìn năm. Tuy nhiên, tình trạng này đã hoàn toàn thay đổi sau sự "trỗi dậy" của loài người.
Những thay đổi mà con người mang lại cho động vật là sự tiến hóa tinh tế nhờ vào chọn lọc và lai tạo, đôi khi chúng ta giúp nhiều loài động vật tăng tốc quá trình tiến hóa để có được những tính trạng ưu việt và đôi khi là tiến hóa ngược lại. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự tiến hóa ngược của động vật dưới sự ảnh hưởng của con người.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 2.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 3.
Đầu tiên, hãy nói về những con voi. Hiện tại chỉ có ba loài voi mà chúng ta có thể nhìn thấy trên Trái Đất. Chúng là voi đồng cỏ Châu Phi, voi rừng Châu Phi và voi Châu Á. Chúng đều có chung một tổ tiên và từng có nhiều loài anh em trong đại gia đình của mình.
Tổ tiên của các loài voi ngày nay có ngoại hình trung bình và vóc dáng tương đối ngắn. Chúng có vẻ ngoài khá giống với những con heo vòi Châu Á hiện đại. Mõm tương đối dài và có thể thích nghi với thói quen bán thủy sinh, nhưng chúng không hề có những chiếc vòi dài như loài voi hiện đại ngày nay.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 4.
Và ngày nay chúng ta biết được rằng loài voi đã tiến hóa để có những chiếc mũi dài và thành vòi như những gì chúng ta vẫn thấy và xem đấy là đặc điểm đại diện của loài voi, nhưng trên thực tế, ngoài chiếc vòi dài thì loài voi còn một đặc điểm nữa là sự biến đổi của hàm răng để có được cặp ngà dài.
Bắt đầu từ tổ tiên đầu tiên của loài voi, chúng có mũi và răng khá ngắn và thường đi liền với nhau, nhưng dần dần sự tiến hóa của chúng đã dần phá vỡ đi điều đó. Đến hàng chục triệu năm trước, trên Trái Đất đã bắt đầu xuất hiện nhiều loài động vật trong gia đình loài voi có đặc điểm răng được kéo dài ra thành những cặp ngà.
Chẳng hạn có thể kể đến như chi Deinotherium (khủng tượng) sở hữu cặp ngà cong ở cằm hướng xuống dưới, Platybelodon thì tiến hóa để có cặp răng kéo dài và được dùng như những chiếc xẻng để có thể ăn được những loài thủy sinh, loài Anancus thì có cặp ngà được tiến hóa và phát triển còn dài hơn cả chiều dài của cơ thể hay loài Tetralophodon tiến hóa để sở hữu 2 cặp ngà cả ở hàm trên và hàm dưới.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 5.
Deinotherium là một họ hàng thời tiền sử lớn của voi hiện đại ngày nay mà xuất hiện ở Trung Miocen và sống sót cho đến Pleistocen sớm. Trong thời gian đó nó đã thay đổi rất ít. Trong cuộc sống, thì có lẽ nó giống như con voi hiện đại, ngoại trừ thân của nó là ngắn hơn, và nó có răng nanh cong xuống gắn vào hàm dưới.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 6.
Platybelodon là một chi voi trong họ Gomphotheriidae của Bộ Có vòi. Nó sống vào thế Miocen, khoảng 15-4 triệu năm trước, và phân bố tại Châu Phi, Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Mặc dù từng phát triển mạnh, nó không tồn tại qua thế Miocen.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 7.
Anancus là một chi tuyệt chủng của loài đặc hữu Anancid ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á, sống trong thời đại Turamar của Miocene muộn cho đến khi tuyệt chủng của chi trong thời kỳ đầu của Pleistocene, khoảng từ 7, 1,5 triệu năm trước.
Tetralophodon là một chi voi tuyệt chủng thuộc họ Anancidae.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của loài vòi thực sự có thể thấy được qua sự phát triển của những cặp ngà, nhưng trong suốt quá trình tiến hóa chiếc vòi dài của chúng so với những người anh em thời nguyên thủy dường như không có nhiều sự thay đổi bởi những loài voi ngày càng phải phụ thuộc nhiều vào chiếc vòi để sống sót bởi vậy không có lý do gì để chúng phải tiến hóa chiếc vòi khi đã có được độ dài lý tưởng.
Trên thực tế, cặp ngà ngoài chức năng bảo vệ hay tìm kiếm một vài loại thức ăn thì có còn có chức năng là một công cụ để tán tỉnh trong mùa giao phối. Ngà của voi đực càng dài thì sẽ càng được voi cái để mắt tới.
Theo thời gian xu hướng lựa chọn đối tượng phối ngẫu này của loài voi đã trở thành một lựa chọn tình dục và gen "răng" dài có nhiều khả năng được truyền lại. Sau hàng triệu năm tiến hóa thì loài voi đều có được cặp ngà khá "hùng vĩ" như những gì chúng ta được biết tới.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 9.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của loài người đã thay đổi tất cả. Có thể coi con người là kẻ thù tự nhiên duy nhất của voi trưởng thành, con người không chỉ săn voi mà còn săn bắt một cách có chọn lọc những cá thể có ngà dài hơn.
Chỉ trong vài trăm năm, việc săn bắn của con người đã thay đổi loài này. Ngày nay, trong Công viên voi quốc gia Addo ở Nam Phi, 98% số lượng voi cái ở đây đều không có ngà.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 10.
Ban đầu, ngà dài có nhiều lợi thế hơn trong chọn lọc tự nhiên bởi nó được coi là một lựa chọn tích cực trong sinh tồn. Tuy nhiên dưới sự can thiệp của việc săn bắn của con người thì việc sở hữu những cặp ngà dài sẽ mang lại tỷ lệ tử vong cao hơn.
Để sống sót, voi cũng thích nghi với loại sàng lọc này của con người, tiến hóa theo hướng không có ngà. Phải mất hàng triệu năm để phát triển cặp ngà từng chút từng chút một, nhưng nó đã nhanh chóng biến mất sau hàng trăm năm. Sự tiến hóa ngược này đối với loài voi mà nói thì nó thực sự rất "nhục nhã".
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 11.
Sau câu chuyện của loài voi thì có lẽ vẫn chưa đủ thuyết phục về sự ảnh hưởng của con người dẫn đến sự tiến hóa ngược. Vậy nên hãy tiếp tục với câu chuyện của loài ngựa.
Câu chuyện của loài ngựa đơn giản hơn nhiều so với loài voi. Tương tự như voi, tổ tiên của ngựa cũng rất nhỏ, chỉ bằng cỡ những con cáo ngày nay.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 12.
Trên thực tế, hầu hết các động vật có vú đã tiến hóa và phát triển để có kích thước ngày càng to lớn. Điều này là do các loài động vật có vú ban đầu rất nhỏ và chúng dần dần phát triển sau sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài khủng long.
Cụ thể với loài ngựa, sau khi một số khu rừng đã trở thành đồng cỏ vì biến đổi khí hậu. Chiến lược tiến hóa để tránh những kẻ săn mồi bằng kích thước nhỏ trong rừng không còn hữu ích. Và để có thể sinh sống một cách an toàn trên những đồng cỏ thì chạy thật nhanh sẽ có nhiều lợi thế hơn là ẩn nấp.
Mặt khác, kích thước cơ thể lớn hơn có nghĩa là mạnh hơn, tầm nhìn tốt hơn, khó bị săn hơn và có thể trốn thoát kịp thời khi phát hiện ra những kẻ săn mồi quanh đó.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 13.
Do đó, hướng tiến hóa của tổ tiên loài ngựa rất rõ ràng, đó là chạy nhanh hơn và lớn hơn.
Trên thực tế, ngoài sự tiến hóa về kích thước thì còn một đặc điểm không thể thiếu được đó chính là đôi chân bởi nó sẽ ảnh hưởng tới tốc độ chạy của chúng.
Chúng ta biết rằng phần lớn động vật bốn chân trên hành tinh của chúng ta có năm ngón. Ếch, thằn lằn và rùa có năm ngón chân ở mỗi bàn và các động vật có vú như mèo, chó và gấu cũng có năm ngón chân ở mỗi bàn. Xương vây ngực của cá voi cũng có năm ngón.
Nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ thấy con ngựa nào có ngón chân cả, thay vào đó là móng guốc. Trên thực tế, tổ tiên của loài ngựa cũng có những ngọn chân, chúng có 4 ngón ở hai bàn chân trước và 3 ngón ở 2 bàn chân sau.
Trong thời hiện đại, con ngựa chỉ còn một ngón chân ở mỗi bàn để đứng trên mặt đất. Trong thực tế, đây là tất cả các đặc điểm phát triển để tối ưu cho tốc độ chạy. Và ngày nay các nhà khoa học chia các con thú thành ba loại theo các kiểu chân khác nhau, cụ thể là vận động đi cả bàn chân, đi bằng ngón chân với gót chân được nâng lên vĩnh viễn và đi bằng móng của ngón chân ( móng chân ) với gót chân được nâng lên vĩnh viễn.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 14.
Nói chung, khả năng chạy đường dài của ba loại động vật này tăng theo thứ tự từ trái qua phải theo ảnh minh họa. Đại diện của động vật vận động đi cả bàn chân là loài gấu và các loài linh trưởng, những đôi chân của chúng không thích hợp để chạy trong một thời gian dài.
Đại diện của động vật đi bằng ngón chân là mèo và chó. Chúng chỉ có một nửa bàn chân trên mặt đất và hiển nhiên chúng sẽ có có khả năng chạy tốt hơn. Con người chúng ta có thể nâng nửa bàn chân lên trước khi chạy, nhưng thường thì sẽ tiếp đất với đầy đủ cả bàn chân, nhưng so với những người anh em trong gia đình đọng vật linh trưởng thì chúng ta vẫn có được khả năng chạy tốt hơn.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 15.
Còn những loài động vật có móng guốc như ngựa thì tiến hóa đôi chân của chúng thích hợp với việc chạy và có khả năng chạy đường dài tốt nhất. Chúng chỉ đi bộ với phần tương đương với phần đầu ngón chân của con người, và cấu trúc bàn chân của chúng cũng được kéo dài ra, chiếm một phần ba tổng chiều dài của chân.
Cấu trúc này có thể chịu được lực tác động lớn hơn, và cũng có thể đảm bảo rằng sải chân được tăng lên mà không mất tính linh hoạt. Tất cả các thay đổi này đều mang lại khả năng chạy mạnh mẽ hơn.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 16.
Với kế hoạch tiến hóa như vậy, sau hàng chục triệu năm tiến hóa, cuối cùng chúng đã trở thành loài ngựa như ngày nay, và vì hướng đi này đã quá thành công nên trên cây tiến hóa của loài ngựa không bị chia làm nhiều nhánh nhỏ như ở loài voi.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 17.
Những con ngựa đã tiến hóa để có được than hình lớn hơn và có tốc độ nhanh rất nhiều so với tổ tiên nhỏ bé của chúng sinh sống trong những khu rừng ẩm ướt.
Ban đầu, con người không hề coi ngựa là một loại sức mạnh động vật, thay vào đó chúng thường được xem là con mồi. Ở Bắc Mỹ, trước đây tồn tại rất nhiều ngựa hoang, nhưng chúng đã sớm bị tuyệt chúng trước sự săn bắt của loài người trước khi được thuần hóa.
Bằng chứng khảo cổ học hiện nay cho thấy việc thuần hóa ngựa xảy ra ở lục địa Á-Âu và thực dân Châu Âu đã đưa những con ngựa trở lại lục địa Bắc Mỹ sau khám phá ra lục địa mới này. Ngày nay, ngoại trừ một số loài ngựa hoang và ngựa vằn Châu Phi, hầu hết ngựa trên hành tinh của chúng ta đều đã được thuần hóa.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 18.
Con người đã thuần hóa ngựa hơn 5.000 năm và hiển nhiên con người cũng mang lại những thay đổi đối với chúng. Theo các mục đích khác nhau, con người đã cố tình nuôi và lai tạo ra nhiều giống ngựa khác nhau, một số có khả năng chịu lạnh, một số có khả năng chịu nhiệt, một số có tốc độ nhanh hơn và một số có sức chịu đựng cao hơn, một số to lớn hơn chạy chậm hơn nhưng lại có lực kéo lớn hơn.
Một số giống được sử dụng để đua, và có những giống ngựa lại trở thành thú cưng. Để giảm bớt sự nguy hiểm của loài ngựa và khiến chúng thân thiện với con người hơn, chúng ta đã phát triển và lai tạo ra những con ngựa lùn. Con trưởng thành của giống ngựa này có kích thước tương đương với những con chó cỡ trung bình, và con nhỏ nhất chỉ lớn hơn một chút so với những con cáo.
Vì sự ảnh hưởng của con người, một số động vật thậm chí đã bắt đầu đảo ngược quá trình tiến hóa - Ảnh 19.
Bạn thấy đấy, những con ngựa đã tiến hóa theo hướng nhanh hơn và lớn hơn từ hàng chục triệu năm trước, nhưng con người đã thay đổi chúng trở lại hình dạng cơ thể trước đây. Và hiển nhiên đây cũng được xem là một sự tiến hóa ngược.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét