ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 76
(ĐC sưu tầm trên NET)
Khu đất vàng 43ha khiến 3 sếp lớn trong công ty thuộc tỉnh ủy Bình Dương đi ăn cơm nhà nước
Bắt tạm giam 3 "sếp" liên quan đến 43ha "đất vàng" ở Bình Dương
(BVPL) – Chiều 8/4, nguồn tin PV Báo Bảo vệ pháp luật từ VKSND tỉnh Bình Dương xác nhận, đơn vị đã kiểm sát vụ án, phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 3 lãnh đạo Tổng công ty liên quan đến 43ha "đất vàng".
Nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bị bắt
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Sông Đà Nha Trang
Khởi tố bắt tạm giam giám đốc Công ty địa ốc Hưng Thịnh Phát
(NÓNG) Tổng giám đốc Bavico có “Lệnh truy nã đặc biệt” đã bị bắt
Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc Khu du lịch Phú Hữu
Trưa cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp ông
Nguyễn Văn Minh (Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Bình Dương), ông Trần
Nguyên Vũ (Giám đốc) và ông Huỳnh Thanh Hải (thành viên HĐQT) do có
những sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty.
Theo hồ sơ, năm 2010, Tổng Công ty Bình Dương ký hợp đồng thỏa thuận
với Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc thành lập liên doanh có tên gọi
là Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú với mục đích đầu tư xây dựng
và kinh doanh dự án tại khu đất 43ha thuộc Tổng Công ty Bình Dương.
Tổng Công ty Bình Dương góp 60 tỉ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc góp 140 tỉ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ.
Đến năm 2016, Tổng Công ty Bình Dương ký hợp đồng chuyển nhượng 43ha đất nêu trên cho Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú với giá hơn 250 tỉ đồng, tương đương 581.653 đồng/m2.
Tại thời điểm chuyển nhượng, Tổng Công ty Bình Dương vẫn là doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Do đó, khu đất 43ha là tài sản của Nhà nước thuộc quyền định đoạt của Tỉnh ủy Bình Dương.
Hiện nay, khu đất 43ha có tên thương mại Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú, nằm ở vị trí "đất vàng", trên mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và Võ Văn Kiệt là tuyến đường đẹp bậc nhất, dẫn vào trung tâm thành phố mới Bình Dương, thuộc phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương./.
Dự án 43ha nằm ngay vị trí đắc địa là giao lộ Võ Văn Kiệt – Phạm Ngọc Thạch, phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. |
Tổng Công ty Bình Dương góp 60 tỉ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần Bất động sản Âu Lạc góp 140 tỉ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ.
Đến năm 2016, Tổng Công ty Bình Dương ký hợp đồng chuyển nhượng 43ha đất nêu trên cho Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Tân Phú với giá hơn 250 tỉ đồng, tương đương 581.653 đồng/m2.
Tại thời điểm chuyển nhượng, Tổng Công ty Bình Dương vẫn là doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Do đó, khu đất 43ha là tài sản của Nhà nước thuộc quyền định đoạt của Tỉnh ủy Bình Dương.
Hiện nay, khu đất 43ha có tên thương mại Khu đô thị - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú, nằm ở vị trí "đất vàng", trên mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch và Võ Văn Kiệt là tuyến đường đẹp bậc nhất, dẫn vào trung tâm thành phố mới Bình Dương, thuộc phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương./.
Nguyễn Lánh
Vụ án số 8-12 Lê Duẩn: Ai có quyền chi phối khối tài sản triệu đô nếu sai phạm không được phát hiện?
(BVPL) - Liên quan đến sai phạm của nguyên Phó chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” dư luận đặt câu hỏi: Nếu sai phạm trên không được phát hiện kịp thời thì khu đất triệu đô 3 mặt tiền đường có địa chỉ tại 8 – 12 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Pháp nhân hay cá nhân nào có quyền chi phối khối tài sản này?
VKSND tối cao truy tố cựu Phó Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài
Thu hồi khu đất vàng liên quan đến sai phạm của ông Nguyễn Thành Tài
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài sai phạm gì?
Viễn cảnh khu thương mại, khách sạn 5 sao mang tên Lavenue Crown
Ngày 10/9/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue (sau đây gọi là công ty Levenue) mã số doanh nghiệp 0310306044, vốn điều lệ 100 tỉ đồng, bà Lê Thị Thanh Thúy (hiện đã bị bắt tạm giam trong vụ án – PV) là Chủ tịch HĐQT và cũng là người đại diện theo pháp luật.
Công ty Lavenue được thành lập, là pháp nhân hình thành do vốn góp của 6 cổ đông gồm Công ty Quản lý Kinh doanh nhà chiếm 20% vốn điều lệ, Công ty Hoa Tháng Năm chiếm 30% vốn điều lệ, Công ty Hóa chất vật liệu điện, Công ty Kim khí TP HCM, Công ty thiết bị phụ tùng và Công ty Xăng dầu Vitaco mỗi công ty chiếm 12,5% vốn điều lệ.
Đáng chú ý, trước khi Công ty Lavenue được thành lập, ngày 20/8/2010,
nhóm 4 công ty (Công ty Hóa chất vật liệu điện, Công ty Kim khí TP HCM,
Công ty thiết bị phụ tùng và Công ty Xăng dầu Vitaco) đang thuê trụ sở
tại khu đất 8 – 12 Lê Duẩn đã ký thoả thuận nguyên tắc với Công ty TNHH
Đầu Tư Kinh Đô (nay là KIDO) về việc cho vay và chuyển nhượng cổ phần
tại Công ty Levenue.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Levenue đã thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần thứ 6 với các cổ đông, tỷ lệ sở hữu như sau: Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP HCM 20%, Công ty Đầu Tư KIDO 50%, Công ty MTV Hoa Tháng Năm 30%. Đây là tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty Levenue lúc sai phạm được phát hiện.
Và nếu sai phạm không được phát hiện thì với tỉ lệ góp vốn chiếm 50%, Công ty KIDO do anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên làm chủ có quyền sở hữu 50% khối tài sản hàng triệu đô có địa chỉ tại 8 – 12 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM, có quyền chi phối Dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown sẽ được xây dựng trên khu đất vàng trên.
Trên trang chủ của tập đoàn KIDO cho biết, ngoài lĩnh vực thực phẩm, công ty đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản, trong đó khoản đầu tư lớn nhất là khoản đầu tư 1.050 tỉ đồng, chiếm 50% vốn của Công ty Lavenue. Công ty Lavenue là chủ đầu tư của Dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown tại số 8 – 12 Lê Duẩn, Quận 1, TP HCM.
KIDO thâu tóm quyền sở hữu và phát triển dự án bằng Tiền
Theo kết quả điều tra, trước khi Công ty Levenue được thành lập, ngay khi được chấp thuận chủ trương cho thành lập pháp nhân mới, ngày 20/8/2010 nhóm 4 công ty đang thuê đất tại khu đất trên đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty KIDO, theo đó thỏa thuận 4 công ty thực hiện nghĩa vụ góp vốn điều lệ của mình vào công ty Lavenue bằng việc ký hợp đồng vay với Công ty KIDO. Sau khi trở thành cổ đông sáng lập và hoàn tất nghĩa vụ góp vốn trong công ty Lavenue, 4 công ty lập tức chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mỗi công ty cho KIDO, tức là chuyển nhượng cho KIDO quyền đầu tư phát triển dự án tại số 8 - 12 Lê Duẩn.
Thực hiện thỏa thuận nguyên tắc trên, ngày 15/9/2010 (sau 5 ngày công
ty Lavenue được cấp GPĐKKD), nhóm 4 công ty đã ký hợp đồng với Công ty
KIDO để vay số tiền 12,5 tỉ đồng cho mỗi công ty, sau đó dùng số tiền
này để góp vốn thành lập Công ty Lavenue, tương đương mỗi công ty nắm
giữ 12,5% vốn điều lệ.
Ngày 29/10/2010, nhóm 4 công ty đã ký với Công ty KIDO các hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần. Theo đó, giá mỗi cổ phần là 50.000 đồng/cổ phần. Sau khi trừ đi khoản nợ đã vay của công ty KIDO để góp vốn vào Công ty Lavenue, nhóm 4 công ty thu về lợi nhuận số tiền là 50 tỉ đồng/mỗi công ty.
Như vậy, để sở hữu 50% cổ phần tại Công ty Lavenue có quyền sở hữu và đầu tư phát triển dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown tại số 8 – 12 Lê Duẩn, Công ty KIDO chỉ phải bỏ ra 62,5 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, tại thời điểm kiểm tra, Công ty Lavenue đã nộp cho nhà nước 647,5 tỉ đồng được xác định là giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất và các chi phí được cấn trừ khác. Như vậy, cân đối với cổ phần Công ty KIDO có tại Công ty Lavenue, Công ty KIDO đã tiếp tục phải bỏ ra gần 324 tỉ đồng, nâng tổng số tiền Công ty KIDO đầu tư vào khu thương mại, khách sạn 5 sao mang tên Lavenue Crown hơn 386 tỉ đồng.
Đáng chú ý, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm do bà Lê Thị Thanh Thúy làm Giám đốc, mục đích thành lập là để “chạy dự án” dựa trên mối quan hệ tình cảm với Phó Chủ tịch Thường trực và để chiếm cổ phần tại Công ty Lavenue thì nữ Giám đốc mới 30 tuổi này liệu có số tiền hàng chục tỉ đồng để góp vốn vào dự án Lavenue Crown?
Dư luận đặt câu hỏi, liệu trong tổng số tiền mà Công ty Lavenue đã nộp cho nhà nước và chi trả toàn bộ những chi phí phát sinh thì Công ty KIDO, Công ty Quản lý Kinh doanh nhà Thành phố và Công ty Hoa Tháng Năm đã phải thực chi bao nhiêu?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!
Ngày 10/9/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue (sau đây gọi là công ty Levenue) mã số doanh nghiệp 0310306044, vốn điều lệ 100 tỉ đồng, bà Lê Thị Thanh Thúy (hiện đã bị bắt tạm giam trong vụ án – PV) là Chủ tịch HĐQT và cũng là người đại diện theo pháp luật.
Công ty Lavenue được thành lập, là pháp nhân hình thành do vốn góp của 6 cổ đông gồm Công ty Quản lý Kinh doanh nhà chiếm 20% vốn điều lệ, Công ty Hoa Tháng Năm chiếm 30% vốn điều lệ, Công ty Hóa chất vật liệu điện, Công ty Kim khí TP HCM, Công ty thiết bị phụ tùng và Công ty Xăng dầu Vitaco mỗi công ty chiếm 12,5% vốn điều lệ.
Bố cục khu Khách sạn mang tên Lavenue tại 8 - 12 Lê Duẩn (quận 1, TP HCM). |
Từ khi thành lập đến nay, Công ty Levenue đã thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần thứ 6 với các cổ đông, tỷ lệ sở hữu như sau: Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP HCM 20%, Công ty Đầu Tư KIDO 50%, Công ty MTV Hoa Tháng Năm 30%. Đây là tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Công ty Levenue lúc sai phạm được phát hiện.
Và nếu sai phạm không được phát hiện thì với tỉ lệ góp vốn chiếm 50%, Công ty KIDO do anh em Trần Kim Thành và Trần Lệ Nguyên làm chủ có quyền sở hữu 50% khối tài sản hàng triệu đô có địa chỉ tại 8 – 12 Lê Duẩn, Quận 1, TP. HCM, có quyền chi phối Dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown sẽ được xây dựng trên khu đất vàng trên.
Trên trang chủ của tập đoàn KIDO cho biết, ngoài lĩnh vực thực phẩm, công ty đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản, trong đó khoản đầu tư lớn nhất là khoản đầu tư 1.050 tỉ đồng, chiếm 50% vốn của Công ty Lavenue. Công ty Lavenue là chủ đầu tư của Dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown tại số 8 – 12 Lê Duẩn, Quận 1, TP HCM.
KIDO thâu tóm quyền sở hữu và phát triển dự án bằng Tiền
Theo kết quả điều tra, trước khi Công ty Levenue được thành lập, ngay khi được chấp thuận chủ trương cho thành lập pháp nhân mới, ngày 20/8/2010 nhóm 4 công ty đang thuê đất tại khu đất trên đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty KIDO, theo đó thỏa thuận 4 công ty thực hiện nghĩa vụ góp vốn điều lệ của mình vào công ty Lavenue bằng việc ký hợp đồng vay với Công ty KIDO. Sau khi trở thành cổ đông sáng lập và hoàn tất nghĩa vụ góp vốn trong công ty Lavenue, 4 công ty lập tức chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mỗi công ty cho KIDO, tức là chuyển nhượng cho KIDO quyền đầu tư phát triển dự án tại số 8 - 12 Lê Duẩn.
Dự án Lavenue hiện "đắp chiếu" do sai phạm |
Ngày 29/10/2010, nhóm 4 công ty đã ký với Công ty KIDO các hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần. Theo đó, giá mỗi cổ phần là 50.000 đồng/cổ phần. Sau khi trừ đi khoản nợ đã vay của công ty KIDO để góp vốn vào Công ty Lavenue, nhóm 4 công ty thu về lợi nhuận số tiền là 50 tỉ đồng/mỗi công ty.
Như vậy, để sở hữu 50% cổ phần tại Công ty Lavenue có quyền sở hữu và đầu tư phát triển dự án Khu thương mại, khách sạn 5 sao và căn hộ dịch vụ Lavenue Crown tại số 8 – 12 Lê Duẩn, Công ty KIDO chỉ phải bỏ ra 62,5 tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, tại thời điểm kiểm tra, Công ty Lavenue đã nộp cho nhà nước 647,5 tỉ đồng được xác định là giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất và các chi phí được cấn trừ khác. Như vậy, cân đối với cổ phần Công ty KIDO có tại Công ty Lavenue, Công ty KIDO đã tiếp tục phải bỏ ra gần 324 tỉ đồng, nâng tổng số tiền Công ty KIDO đầu tư vào khu thương mại, khách sạn 5 sao mang tên Lavenue Crown hơn 386 tỉ đồng.
Đáng chú ý, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm do bà Lê Thị Thanh Thúy làm Giám đốc, mục đích thành lập là để “chạy dự án” dựa trên mối quan hệ tình cảm với Phó Chủ tịch Thường trực và để chiếm cổ phần tại Công ty Lavenue thì nữ Giám đốc mới 30 tuổi này liệu có số tiền hàng chục tỉ đồng để góp vốn vào dự án Lavenue Crown?
Dư luận đặt câu hỏi, liệu trong tổng số tiền mà Công ty Lavenue đã nộp cho nhà nước và chi trả toàn bộ những chi phí phát sinh thì Công ty KIDO, Công ty Quản lý Kinh doanh nhà Thành phố và Công ty Hoa Tháng Năm đã phải thực chi bao nhiêu?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!
- Sau khi điều tra mở rộng vụ
án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” liên quan đến dự án tại khu
đất số 2 - 4 - 6 Hai Bà Trung (phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM), Bộ
Công an đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến giao đất, cho thuê đất
tại số 8 – 12 Lê Duẩn (Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM).
- Theo đó, VKSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can
Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM, bị can
Đào Anh Kiệt nguyên PGĐ Sở TN&MT TP HCM, bị can Nguyễn Hoài Nam
nguyên Bí thư Quận ủy Quận 2, bị can Trương Văn Út, nguyên Phó Trưởng
phòng Quản lý đất đai, Sở TN&MT, bị can Lê Thị Thanh Thúy Chủ tịch
HĐQT Công ty Lavenue, Công ty TNHH Hoa Tháng Năm cùng về tội danh trên. - Riêng đối với bị can Nguyễn Thị Thu Thủy hiện đã trốn khỏi địa phương, Bộ Công an đã phát lệnh truy nã và đã ra quyết định đình chỉ bị can, khi nào bắt được sẽ tiến hành phục hồi điều tra.
|
Thúy Việt
Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Hé lộ nhiều sai phạm nghiêm trọng
Liên quan đến dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ Công an vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về kết quả điều tra ban đầu và nhiều vấn đề sai phạm nghiêm trọng.
Bộ Công an vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về kết quả điều tra ban
đầu và một số vấn đề liên quan đến vụ án “vi phạm quy định về xây dựng
gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng công ty đầu tư phát triển
đường cao tốc Việt Nam (VEC), Ban Quản lý (BQL) dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan.
Kết luận giám định tư pháp cho thấy, chất lượng công trình xây dựng
đối với 7/7 gói thầu (65 km) thuộc giai đoạn 1 của dự án này, từ các
lớp nền - móng - mặt đường không đảm bảo đúng như tiêu chuẩn kỹ thuật,
yêu cầu thiết kế dự án - là nguyên nhân gây hư hỏng công trình; đặc biệt
khi gặp nắng nóng kéo dài hay mưa nắng đột ngột kết hợp tác động của
tải trọng và lưu lượng xe qua tuyến.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang phối hợp giám định tư pháp về chất
lượng các gói thầu thuộc giai đoạn 2 của dự án này (chiều dài 74,2 km,
từ TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Quảng Ngãi; đưa vào khai thác năm
2018, cũng đã hư hỏng).
Theo Bộ Công an, đủ căn cứ xác định công trình xây dựng tại các gói
thầu thuộc giai đoạn 1 của dự án này không đảm bảo chất lượng, do hành
vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng công trình của:
chủ đầu tư, BQL dự án, nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát thi
công dự án gây ra. Hành vi vi phạm của những người này tại các đơn vị,
có đủ dấu hiệu của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm
trọng, (điều 298 bộ luật Hình sự 2015).
Bộ Công an đề xuất Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì tính toán chi phí
sửa chữa, khắc phục, trên cơ sở đó giúp cơ quan điều tra có căn cứ đánh
giá tính chất, mức độ của tội phạm và người phạm tội để xử lý theo quy
định của pháp luật.
Từ
đề xuất của Bộ Công an, Thủ tướng đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ gửi
văn bản cho Bộ GTVT, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng, Viện KSND tối cao, TAND
tối cao có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 16.4 để báo cáo Thủ
tướng.
Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài 139,204 km, đi qua TP.Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chính thức thông xe toàn tuyến vào ngày
2.9.2018.
Tuy nhiên, từ khi sử dụng đến nay, tuyến đường này xuất hiện nhiều
sự cố. Sau đợt mưa lớn đầu tháng 10.2018, mặt đường đoạn từ Km 0 - Km 65
xuất hiện nhiều vị trí bong tróc, ổ gà.
Cuối tháng 10.2018, 21 cầu trên tuyến cao tốc có hiện tượng nước
thấm từ dải phân cách giữa xuống mố trụ; thấm nước mối nối ống thoát
nước mặt cầu. Cuối tháng 11.2018, mặt đường tiếp giáp với một số cầu bị
lượn sóng, xuất hiện vết nứt. Sau một số trận mưa, vòng xoay cao tốc Đà
Nẵng - Quảng Ngãi kết nối với đường Trì Bình - Dung Quất thuộc H.Bình
Sơn, Quảng Ngãi sụt lún, sạt trượt nhiều nơi và cần đến 300 ngày để khắc phục.
Tháng 6.2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đến nay đã khởi tố, bắt tạm giam 9 bị can, gồm: Nguyễn Tiến Thành,
nguyên Giám đốc BQL dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Hà Văn
Bình, nguyên Giám đốc gói thầu số 7; Phạm Đình Phú, Phó tổng giám đốc
Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 5; Nguyễn Thành
An, thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 7; Phan
Khánh Toàn, cựu Giám đốc gói thầu số 4; Phan Ngọc Thơm, Phó giám đốc
gói thầu số 2 và 3B; Vũ Như Khuê, cựu Giám đốc gói thầu số 1; Quản Trọng
Tuấn, cựu Giám đốc gói thầu 3B và Nguyễn Quốc Hải, cựu Giám đốc gói
thầu số 6.Phê chuẩn lệnh bắt tạm giam Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Lạng Sơn
(BVPL) - Cuối giờ chiều nay 15/4, thông tin từ VKSND tỉnh Lạng Sơn cho biết: VKSND tỉnh này đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Lạng Sơn để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Triệt xóa đường dây lừa đảo tinh vi do đối tượng người Đài Loan cầm đầu
Khởi tố 3 đối tượng tấn công cán bộ tại chốt kiểm soát dịch COVID-19
Bắt tạm giam chủ quán cà phê dùng mã tấu tấn công Tổ phòng, chống dịch COVID-19
Ngay sau khi
có được sự phê chuẩn của VKS, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đã
thực hiện lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nhà riêng và nơi
làm làm việc của ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Lạng
Sơn.
Các sai phạm của ông Duyệt liên quan đến vai trò là Phó Giám đốc Sở,
kiêm Trưởng ban Quản lý các dự án đầu tư do Sở TN-MT tỉnh Lạng Sơn làm
chủ đầu tư.
Trước đó, vào đầu năm 2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn cũng đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số chủ doanh nghiệp thi công các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy, ông Duyệt với vai trò là Trưởng ban Quản lý dự án đã móc nối với nhà thầu, cố tình làm trái để trục lợi cá nhân gây thất thoát hàng tỉ đồng của ngân sách Nhà nước./.
Trụ sở Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn. |
Trước đó, vào đầu năm 2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lạng Sơn cũng đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số chủ doanh nghiệp thi công các dự án liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Kết quả điều tra cho thấy, ông Duyệt với vai trò là Trưởng ban Quản lý dự án đã móc nối với nhà thầu, cố tình làm trái để trục lợi cá nhân gây thất thoát hàng tỉ đồng của ngân sách Nhà nước./.
Xuân Hưng
Theo trình bày của bà Nhâm, bản thân bà là một cán bộ
quân đội về hưu. Trước đó, bà có mua đi bán lại nhà đất và công việc này
gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, năm 2018, bà Nhâm đặt cọc mua căn nhà
121 Trần Hưng Đạo, quận 5 với số tiền khá lớn. Trong thương vụ này, chủ
nhà bẻ cọc không bán cho bà Nhâm và cũng không trả lại tiền cọc. Bà Nhâm
khởi kiện chủ nhà ra tòa và từ đây bi kịch liên tiếp xảy ra.
Trong quá trình khởi kiện, thông qua một người quen giới thiệu bà Nhâm gặp bà Hiền. Bà Hiền thường đến nhà bà Nhâm bằng ôtô biển xanh số 80B hoặc đi xe sang mang biển 50A . Bà Hiền tự giới thiệu trước đây là cán bộ công tác ở VKSND Tối cao tại TPHCM, nay chuyển ra ngoài lập Công ty BĐS Hiền Tài, doanh nghiệp này là sân sau, làm bình phong của một số cơ quan TW tại TPHCM. Nhiều lần Hiền còn khoe quen biết với nhiều lãnh đạo cao cấp, nên có thể giúp bà Nhâm giải quyết nhanh việc kiện tụng và lấy lại tiền cọc.
Trong quá trình đi lại và trở nên thân tình, có lần Hiền tâm sự vợ chồng mình đang gặp trục trặc và chuẩn bị ra tòa. Để giúp Hiền, bà Nhâm đã giao căn hộ ở chung cư số 5B Phổ Quang, Tân Bình cho Hiền ở. Hai người thống nhất, sau khi giải quyết xong việc riêng gia đình của Hiền, bà Nhâm sẽ hùn vốn kinh doanh BĐS với bà Hiền. Trong gần một năm "lánh nạn" ở nhà bà Nhâm, Hiền đã "vẽ" ra rất nhiều việc, lấy trót lọt của bà Nhâm gần 140 tỷ.
Theo
đơn và tài liệu đính kèm cho biết, tháng 5-2018, bà Hiền nói có người
em trai làm giám đốc của một ngân hàng chi nhánh ở Phú Bài (Huế) đang có
nhiều tài sản bán đấu giá, giá rất rẻ. Tổng cộng bà Nhâm đã chuyển cho
bà Hiền gần 8 tỷ đồng nhưng tài sản mua đấu giá chỉ là "bánh vẽ" và số
tiền đó một đi không trở lại.
Tiếp tục tung chiêu, bà Hiền tỉ tê đang chuyển nhượng dở dang một khách sạn ở Phan Thiết 190 tỷ, đã trả 150 tỷ, nếu không xoay xở được sẽ mất trắng số tiền này. Thương bạn, bà Nhâm đã đưa cho Hiền hơn 32 tỷ. Khi sự việc vỡ lở, bà Nhâm đi tìm chủ nhân của khách sạn này thì biết rằng, không hề có chuyện khách sạn bán cho bà Hiền.
Nghiêm trọng hơn, để đưa bà Nhâm vào tình trạng bi đát như hiện nay, Hiền nói khó khăn trước mắt chỉ là chuyện nhỏ, khi giải quyết xong việc ly hôn với chồng mọi thứ sẽ tốt đẹp vì bà có mối quan hệ thân tình với các quan chức cấp cao. Bà Hiền tiết lộ mình đang thực hiện dự án khu thương mại dân cư tại xã Xuân Thới Nhì, Hóc Môn với 160ha đất. Do việc riêng chưa giải quyết xong nên Hiền không thể "đổ tiền" vào để tiếp tục việc hùn hạp. Vì nghĩa tình giúp đỡ, nên Hiền nhường cho bà Nhâm mua 100ha, góp làm dự án với lợi nhuận siêu khủng.
Theo bà Nhâm, từ tháng 8-2018 đến 3-2019, Hiền đã cấu kết với 6 người khác lập giấy tờ giả, đóng vai chủ đất ký bán cho bà Nhâm gần 100ha đất nông nghiệp tại xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn và chiếm đoạt trót lọt hơn 89 tỷ đồng.
Theo xác minh của phóng viên Báo Công an TPHCM, tại UBND xã Tân Thới Nhì (Hóc Môn), tất cả 6 cá nhân với giấy tờ kê khai nguồn gốc sử dụng đất có xác thực của UBND xã trong hồ sơ mua bán gần 100ha đất nông nghiệp đều là giấy tờ giả. Chính quyền xã chưa từng xác nhận nguồn gốc đất cho 6 cá nhân này. Bởi, hiện nay khu đất này được quy hoạch dự án làng đại học quốc tế và thuộc Nhà nước quản lý, chính quyền từng cảnh báo cấm mọi hình thức mua bán, chuyển nhượng.
Để có thông tin hai chiều, phóng viên Báo Công an TPHCM trực tiếp đến Công ty BĐS Hiền Tài. Nhưng doanh nghiệp này đã tháo bảng hiệu, ngôi biệt thự vườn hoang tàn, không có người. Một người hàng xóm cho biết: "Thỉnh thoảng tôi thấy người ta tới căng băng-rôn đòi nợ. Công ty không hoạt động mấy năm nay kể từ khi cô Hiền bỏ đi".
Bà Nhâm cho biết, toàn bộ số tiền gần 140 tỷ đồng đưa cho Hiền là tiền bà huy động từ anh em họ hàng, cầm cố nhà cửa. Khi biết mình bị lừa và lâm vào đường cùng, bà Nhâm đã hai lần tự tử nhưng gia đình phát hiện kịp thời nên giữ được mạng sống. Bà Nhâm đã làm đơn tố cáo hành vi của Hiền đến Công an TPHCM. Bằng văn bản số 3111TB-PC01, ngày 6-1-2020, Công an TPHCM thông báo cho bà Nhâm biết, bà Nguyễn Thị Thu Hiền là đối tượng liên quan đến vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức mà Phòng Cảnh sát Hình sự từng khởi tố vào năm 2019.
Đơn của bà Nhâm đã được văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM chuyển đến Phòng CSHS để tiến hành giải quyết theo thẩm quyền.
Cũng theo Công an TPHCM, hiện bà Hiền đã rời khỏi nơi cư trú không rõ đi đâu và đã ra thông báo truy tìm đối tượng này.
Nữ giám đốc công ty BĐS tiếp tục bị tố cáo lừa hơn trăm tỷ đồng
Trong quá trình khởi kiện, thông qua một người quen giới thiệu bà Nhâm gặp bà Hiền. Bà Hiền thường đến nhà bà Nhâm bằng ôtô biển xanh số 80B hoặc đi xe sang mang biển 50A . Bà Hiền tự giới thiệu trước đây là cán bộ công tác ở VKSND Tối cao tại TPHCM, nay chuyển ra ngoài lập Công ty BĐS Hiền Tài, doanh nghiệp này là sân sau, làm bình phong của một số cơ quan TW tại TPHCM. Nhiều lần Hiền còn khoe quen biết với nhiều lãnh đạo cao cấp, nên có thể giúp bà Nhâm giải quyết nhanh việc kiện tụng và lấy lại tiền cọc.
Trong quá trình đi lại và trở nên thân tình, có lần Hiền tâm sự vợ chồng mình đang gặp trục trặc và chuẩn bị ra tòa. Để giúp Hiền, bà Nhâm đã giao căn hộ ở chung cư số 5B Phổ Quang, Tân Bình cho Hiền ở. Hai người thống nhất, sau khi giải quyết xong việc riêng gia đình của Hiền, bà Nhâm sẽ hùn vốn kinh doanh BĐS với bà Hiền. Trong gần một năm "lánh nạn" ở nhà bà Nhâm, Hiền đã "vẽ" ra rất nhiều việc, lấy trót lọt của bà Nhâm gần 140 tỷ.
Tiếp tục tung chiêu, bà Hiền tỉ tê đang chuyển nhượng dở dang một khách sạn ở Phan Thiết 190 tỷ, đã trả 150 tỷ, nếu không xoay xở được sẽ mất trắng số tiền này. Thương bạn, bà Nhâm đã đưa cho Hiền hơn 32 tỷ. Khi sự việc vỡ lở, bà Nhâm đi tìm chủ nhân của khách sạn này thì biết rằng, không hề có chuyện khách sạn bán cho bà Hiền.
Nghiêm trọng hơn, để đưa bà Nhâm vào tình trạng bi đát như hiện nay, Hiền nói khó khăn trước mắt chỉ là chuyện nhỏ, khi giải quyết xong việc ly hôn với chồng mọi thứ sẽ tốt đẹp vì bà có mối quan hệ thân tình với các quan chức cấp cao. Bà Hiền tiết lộ mình đang thực hiện dự án khu thương mại dân cư tại xã Xuân Thới Nhì, Hóc Môn với 160ha đất. Do việc riêng chưa giải quyết xong nên Hiền không thể "đổ tiền" vào để tiếp tục việc hùn hạp. Vì nghĩa tình giúp đỡ, nên Hiền nhường cho bà Nhâm mua 100ha, góp làm dự án với lợi nhuận siêu khủng.
Theo bà Nhâm, từ tháng 8-2018 đến 3-2019, Hiền đã cấu kết với 6 người khác lập giấy tờ giả, đóng vai chủ đất ký bán cho bà Nhâm gần 100ha đất nông nghiệp tại xã Tân Thới Nhì, Hóc Môn và chiếm đoạt trót lọt hơn 89 tỷ đồng.
Theo xác minh của phóng viên Báo Công an TPHCM, tại UBND xã Tân Thới Nhì (Hóc Môn), tất cả 6 cá nhân với giấy tờ kê khai nguồn gốc sử dụng đất có xác thực của UBND xã trong hồ sơ mua bán gần 100ha đất nông nghiệp đều là giấy tờ giả. Chính quyền xã chưa từng xác nhận nguồn gốc đất cho 6 cá nhân này. Bởi, hiện nay khu đất này được quy hoạch dự án làng đại học quốc tế và thuộc Nhà nước quản lý, chính quyền từng cảnh báo cấm mọi hình thức mua bán, chuyển nhượng.
Để có thông tin hai chiều, phóng viên Báo Công an TPHCM trực tiếp đến Công ty BĐS Hiền Tài. Nhưng doanh nghiệp này đã tháo bảng hiệu, ngôi biệt thự vườn hoang tàn, không có người. Một người hàng xóm cho biết: "Thỉnh thoảng tôi thấy người ta tới căng băng-rôn đòi nợ. Công ty không hoạt động mấy năm nay kể từ khi cô Hiền bỏ đi".
Bà Nhâm cho biết, toàn bộ số tiền gần 140 tỷ đồng đưa cho Hiền là tiền bà huy động từ anh em họ hàng, cầm cố nhà cửa. Khi biết mình bị lừa và lâm vào đường cùng, bà Nhâm đã hai lần tự tử nhưng gia đình phát hiện kịp thời nên giữ được mạng sống. Bà Nhâm đã làm đơn tố cáo hành vi của Hiền đến Công an TPHCM. Bằng văn bản số 3111TB-PC01, ngày 6-1-2020, Công an TPHCM thông báo cho bà Nhâm biết, bà Nguyễn Thị Thu Hiền là đối tượng liên quan đến vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức mà Phòng Cảnh sát Hình sự từng khởi tố vào năm 2019.
Đơn của bà Nhâm đã được văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM chuyển đến Phòng CSHS để tiến hành giải quyết theo thẩm quyền.
Cũng theo Công an TPHCM, hiện bà Hiền đã rời khỏi nơi cư trú không rõ đi đâu và đã ra thông báo truy tìm đối tượng này.
Nhận xét
Đăng nhận xét