XÃ HỘI SUY ĐỒI 80
(ĐC sưu tầm trên NET)
XEM CLIP:
browser not support iframe.
Liên quan đến vụ việc Phó chủ tịch HĐND huyện quát tháo, chống đối tại chốt kiểm dịch Covid-19 ở thị xã Bình Long, sáng nay Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức.
Ông Hà Anh Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, ngay sau khi nắm được sự việc, các cơ quan chức năng huyện Hớn Quản đã làm việc với ông Thanh để xác minh. Bước đầu ông Thanh thừa nhận khuyết điểm, cho rằng lời nói hành vi của mình là chưa phù hợp với chuẩn mực ứng xử của cán bộ công chức, chấp nhận mọi hình thức xử lý.
Đến
sáng nay (13/4), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành quyết
định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lưu Văn Thanh, nhiệm kỳ 2016 -
2021. Thời gian tính từ ngày hôm nay đến khi các ngành chức năng xem
xét, xử lý vụ việc.
Tại cuộc họp báo, bà Trần Tuyết Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước khẳng định, quan điểm của lãnh đạo tỉnh là xử lý nghiêm khắc, không bao che, sai tới đâu xử lý tới đó theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc xử lý ông Thanh, tỉnh Bình Phước sẽ xem xét trách nhiệm của những người liên quan, trong đó có các thành viên tại chốt phòng chống dịch bệnh Covid-19 thị xã Bình Long.
Trước đó, ông Lưu Văn Thanh xuất hiện trong đoạn clip dài hơn 4 phút đăng trên mạng xã hội. Nội dung cho thấy ông này quát tháo, đập tay xuống bàn và không đồng ý khi bị dừng xe yêu cầu đo thân nhiệt.
Giải thích về hành vi trên, ông Thanh cho rằng do bực tức vì bị một số người tại chốt kiểm dịch đòi giữ xe ô tô. Đồng thời việc kiểm tra không triệt để do có nhiều phương tiện qua lại, nhưng cán bộ kiểm dịch không dừng xe.
Sau đó, dù ông Thanh chấp hành và nhận thấy hành vi của mình là chưa chuẩn mực nhưng vấp phải sự phản ứng từ dư luận.
Sau khi báo chí đăng tải thông tin, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý.
Xuân An
Tranh dành giành đất đai, cha già bị rạch n a’ t đ ầ u: Các bên nói gì?
Clip: Va chạm giao thông, nam shipper đánh người tới tử vong giữa đường
Quân Anh |
Một phút nóng giận thiếu kiềm chế, nam shipper đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Một phần diễn biến của sự việc đã được camera hành trình của ô
tô lưu thông cùng thời điểm ghi lại. Theo đó vào chiều ngày 11/4 vừa
qua, một người đàn ông chạy xe máy đến giao lộ trên đường Nguyễn Chí
Thanh, P. An Thạnh, TP. Thuận An (tỉnh Bình Dương) thì xảy ra va chạm
với nam shipper.
2 người trong quá trình trao đổi đã nảy sinh mâu thuẫn dẫn tới ẩu đả. Nam shipper liên tiếp đạp vào mặt, vào bụng của người đàn ông... Thấy vậy, rất nhiều người chứng kiến xung quanh đã chạy tới can ngăn. Được biết, người đàn ông bị thương đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng không qua khỏi.
Đoạn camera an ninh ghi lại sự việc đang gây chú ý trên mạng xã hội.
2 người trong quá trình trao đổi đã nảy sinh mâu thuẫn dẫn tới ẩu đả. Nam shipper liên tiếp đạp vào mặt, vào bụng của người đàn ông... Thấy vậy, rất nhiều người chứng kiến xung quanh đã chạy tới can ngăn. Được biết, người đàn ông bị thương đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng không qua khỏi.
Đoạn camera an ninh ghi lại sự việc đang gây chú ý trên mạng xã hội.
Va chạm giao thông, nam shipper đánh người đàn ông giữa đường.
Đình chỉ công tác phó chủ tịch HĐND ở Bình Phước chống đối kiểm dịch
13/04/2020
10:25
GMT+7
Tỉnh ủy Bình Phước vừa quyết định đình chỉ công tác không thời hạn ông Lưu Văn Thanh, Phó chủ tịch HĐND huyện Hớn Quản do có hành vi chống đối tại chốt kiểm dịch Covid-19.
browser not support iframe.
Liên quan đến vụ việc Phó chủ tịch HĐND huyện quát tháo, chống đối tại chốt kiểm dịch Covid-19 ở thị xã Bình Long, sáng nay Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức họp báo để cung cấp thông tin chính thức.
Ông Hà Anh Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, ngay sau khi nắm được sự việc, các cơ quan chức năng huyện Hớn Quản đã làm việc với ông Thanh để xác minh. Bước đầu ông Thanh thừa nhận khuyết điểm, cho rằng lời nói hành vi của mình là chưa phù hợp với chuẩn mực ứng xử của cán bộ công chức, chấp nhận mọi hình thức xử lý.
Ông Hà Anh Dũng - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước thông tin về vụ việc |
Tại cuộc họp báo, bà Trần Tuyết Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước khẳng định, quan điểm của lãnh đạo tỉnh là xử lý nghiêm khắc, không bao che, sai tới đâu xử lý tới đó theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc xử lý ông Thanh, tỉnh Bình Phước sẽ xem xét trách nhiệm của những người liên quan, trong đó có các thành viên tại chốt phòng chống dịch bệnh Covid-19 thị xã Bình Long.
Trước đó, ông Lưu Văn Thanh xuất hiện trong đoạn clip dài hơn 4 phút đăng trên mạng xã hội. Nội dung cho thấy ông này quát tháo, đập tay xuống bàn và không đồng ý khi bị dừng xe yêu cầu đo thân nhiệt.
Giải thích về hành vi trên, ông Thanh cho rằng do bực tức vì bị một số người tại chốt kiểm dịch đòi giữ xe ô tô. Đồng thời việc kiểm tra không triệt để do có nhiều phương tiện qua lại, nhưng cán bộ kiểm dịch không dừng xe.
Sau đó, dù ông Thanh chấp hành và nhận thấy hành vi của mình là chưa chuẩn mực nhưng vấp phải sự phản ứng từ dư luận.
Sau khi báo chí đăng tải thông tin, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý.
Phó chủ tịch HĐND vỗ bàn, phản ứng khi bị kiểm tra thân nhiệt
Bị chốt kiểm soát dịch Covid-19 yêu cầu dừng xe để kiểm tra thân nhiệt, phó chủ tịch HĐND ở Bình Phước ....
Điều tra băng nhóm xã hội đen Đường ‘Nhuệ’ ăn chặn trên xác người chết
Mỗi một trường hợp người chết trên địa bàn tỉnh Thái Bình đưa đi hỏa thiêu, gia đình người chết phải mất thêm 500.000 đồng cho băng nhóm xã hội đen Đường “Nhuệ”.
Ngày 14.4, nguồn tin Thanh Niên cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục mở rộng điều tra nhiều
hành vi vi phạm pháp luật của băng nhóm xã hội đen tại Thái Bình, do
đại gia Nguyễn Xuân Đường (còn gọi là Đường “Nhuệ”) cầm đầu. Ngoài
hành vi cố ý gây thương tích, cơ quan Công an đang xác minh làm rõ hành
vi cưỡng đoạt tài sản của Đường "Nhuệ" thông qua hoạt động mai táng trên
địa bàn tỉnh Thái Bình.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có khoảng 23-25 doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ mai táng, từ cuối năm 2017 đến nay đã phải cống nạp cho băng
nhóm Đường “Nhuệ” khoản tiền 500.000 đồng với mỗi người chết đem đi hỏa
thiêu. Khoản tiền này sau đó được chính các doanh nghiệp dịch vụ mai
táng thu thêm từ thân nhân gia đình người đã mất, ngoài các khoản chi
phí theo dịch vụ.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Thái Bình không có lò hỏa thiêu, nên
các trường hợp gia đình có người chết tại Thái Bình sẽ lựa chọn việc đưa
người thân đi hỏa thiêu tại Đài hóa thân ở tỉnh Nam Định hoặc Hải
Phòng. Tuy nhiên, dù đưa đi hỏa thiêu tại đâu thì các doanh nghiệp mai
táng cũng phải nộp khoản tiền “phế” nêu trên cho băng nhóm Đường “Nhuệ”,
nếu muốn yên ổn để làm ăn.
Ông V.C, trưởng phòng kinh doanh một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ
mai táng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cho biết từ trước thời điểm năm
2017, doanh nghiệp của ông ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Hoàng Long-
Đơn vị quản lý vận hành Đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình (ở Cầu Họ, huyện
Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Việc đưa người đi hỏa thiêu thực hiện theo cách
thức khi nhận được thông tin về người chết, doanh nghiệp đến chào giá
dịch vụ. Nếu thỏa thuận được thì 2 bên sẽ làm hợp đồng đưa sang Đài hóa
thân hoàn vũ Thanh Bình để hỏa thiêu.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2018, Đường "Nhuệ" đã huy động đàn em đến gặp
gỡ các doanh nghiệp dịch vụ mai táng yêu cầu không được làm việc trực
tiếp với Đài hóa thân hoàn vũ Thanh Bình, đồng thời phải ký kết văn bản
về việc mọi dịch vụ về hỏa táng phải thực hiện thông qua Hiệp hội tang
lễ Thái Bình, do công ty Đường Dương của Đường “Nhuệ” đứng đầu.
Theo đó, các doanh nghiệp khi thực hiện dịch vụ hỏa thiêu bắt buộc
phải báo lại thông tin cho đàn em của Đường “Nhuệ” gọi là “báo ca”. Tức
các trường hợp doanh nghiệp khi nhận đưa người đi hỏa thiêu phải báo cáo
lại thông tin về thời gian, địa điểm cho nhóm của Đường “Nhuệ”. Căn cứ
vào số liệu báo ca này, hàng tháng, các doanh nghiệp nộp đủ tiền cho
nhóm Đường “Nhuệ” theo hình thức mỗi trường hợp hỏa thiêu là 500.000
đồng.
“Tất cả chúng tôi đều phải nộp tiền cho nhóm của ông Đường theo
định kỳ. Khoản tiền này rất vô lý bởi họ không làm bất cứ việc gì nhưng
vẫn thu. Nhưng nếu không nộp thì doanh nghiệp mai táng chỉ có nước treo kèn (dừng hoạt động-PV), ông V.C cho hay.
Không nộp tiền luật sẽ bị đàn em của Đường “Nhuệ” đe dọa, đánh phủ đầu, đập vỡ xe chở quan tài...
Tương tự, bà N.L, một doanh nghiệp dịch vụ mai táng trên địa bàn
thành phố Thái Bình, cũng cho biết dù đã ký hợp đồng với Đài hóa thân
hoàn vũ Thanh Bình tại Nam Định, nhưng hàng ngày, doanh nghiệp vẫn phải
thực hiện việc “báo ca” và mỗi tháng 2 lần nộp tiền do nhóm của Đường
“Nhuệ”. Bình quân mỗi tháng, doanh nghiệp của bà L. thực hiện dịch vụ
hỏa thiêu cho 40 trường hợp, tương đương số tiền phải nộp là 20 triệu
đồng.
"Trước khi buộc nộp tiền, nhóm của Đường “Nhuệ” buộc chúng tôi phải ký vào văn bản viết tay nêu 500.000 đồng/ca là tiền để làm từ thiện.
Nhưng thực chất, đó là tiền bảo kê, chứ chúng tôi làm ăn chỉ đủ vắt mũi
bỏ mồm, thì lấy đâu ra tiền để làm từ thiện”, bà L. nói, đồng thời cho
biết, trong giai đoạn đầu, đích thân đại gia Nguyễn Xuân Đường ra mặt.
Sau khi các doanh nghiệp đã “quy phục”, thì Đường chuyển giao việc quản
lý và thu tiền cho đàn em.
Phản ánh với Thanh Niên, nhiều doanh nghiệp dịch vụ mai
táng tại Thái Bình cho biết, việc phải nộp khoản tiền 500.000 đồng đối
với trường hợp đi mai táng là rất vô lý, nhưng không nộp thì doanh
nghiệp sẽ không yên ổn để làm ăn.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã bị đàn em của Đường “Nhuệ” đe dọa, đánh phủ đầu, đập vỡ xe chở quan tài,… thậm chí cắt địa bàn không cho làm ăn.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trong vài ngày gần đây, Công
an tỉnh Thái Bình đã tiến hành làm việc với hàng loạt chủ các doanh
nghiệp để xác minh, làm rõ hoạt động bảo kê dịch vụ mai táng trên địa
bàn tỉnh Thái Bình của nhóm Đường “Nhuệ”.
Đoạn clip này dài khoảng một phút, ghi lại hình ảnh, có cả âm thanh được cho là liên quan đến va chạm giao thông giữa 2 người đàn ông và một người phụ nữ đi cùng.
Vụ việc được xác định ban đầu xảy ra trên một tuyến đường thuộc địa bàn xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu).
Clip cho thấy người đàn ông mặc sơ mi kẻ sọc, đội mũ bảo hiểm, tỏ ra rất giận dữ. Đặc biệt, người đàn ông áo sọc cầm vật màu đen trông rất giống một khẩu súng ngắn đang vung tay, chỉ chỏ, tranh cãi với người va chạm. Sau giây lát, người này tiến lại gần chiếc xe máy đậu bên trong lề đường có người phụ nữ đứng gần rồi bỏ khẩu súng vào bên trong cốp xe.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Bạc Liêu cho PV Dân trí biết đã nắm được thông tin vụ việc. Xác minh ban đầu, đây không phải là súng quân dụng và người đàn ông cầm súng không phải thuộc lực lượng vũ trang.
Hiện tại, vụ việc đang tiến hành xác minh, làm rõ thêm.
Chiều
nay (25-4), đại tá Lương Tấn Dĩnh, Trưởng phòng Tham mưu Công an Phú
Yên, cho biết hiện Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn đang lấy lời
khai những người liên quan. "Hiện vẫn chưa thực hiện các biện pháp ngăn
chặn" – đại tá Dĩnh nói.
Chiều cùng ngày, đại tá Phạm Hồng Sương, Trưởng Công an huyện Tuy An, cho hay ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Tuy An đã lập biên bản, khám nghiệm hiện trường. "Xác định ban đầu cho thấy đây là người trẻ dùng hung khí đánh người già trên đầu là vùng nguy hiểm, có dấu hiệu của tội giết người nên chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền" – đại tá Sương nói với Người Lao Động.
Phóng
viên Báo Người Lao Động trở lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, nơi ông
Đoàn Tám (74 tuổi, ngụ thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An) đang điều
trị. Sau 5 ngày cấp cứu, các vết thương chi chít trên đầu và mặt ông đã
bắt đầu héo, nhưng trông ông vẫn rất mệt mỏi.
Ông
Tám kể, sự việc xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 20-4, khi ông nghe con
trai trưởng của mình là Đoàn Châu Triệu (SN 1972) tiếp tục chửi mình nên
bức xúc cầm dao qua nhiều con chỉ cách nhau vài bước chân. "Nó chửi
nhiều lần rồi. Nó chửi không còn gì nữa hết đó. Tui tức quá tức. Tôi
nghĩ giết nó chứ không để chi hết. Tôi xách cái cây vô nhưng thấy nó với
vợ con nó đứng ở ngoài sân nên tôi không thể đánh nó được. Vậy nên tôi
nghĩ trong bụng về lấy cái dao giết chết nó chứ không có sống với cha
con nó nữa. Vậy nên tôi về lấy dao qua. Lúc đó thằng con nó ở sau chạy
tới lấy cây đánh vào cái tay tôi. Vậy là thằng cha thì đánh chọt, còn
thằng con thì lấy dao bủa lên đầu tôi thế này đây. Rồi tôi ngất, hết
biết thứ gì nữa" – ông Tám vừa nói vừa đưa tay lên đầu.
Ông
Tám kể sự việc dẫn đến như vậy sau khi ông mắc căn bệnh hiểm nghèo,
nghĩ mình không sống được bao lâu nên định chia cho con trai trưởng 6 lô
đất để thờ phụng ông bà, con trai út là Đoàn Huỳnh Đượng 2 lô, 3 người
con gái mỗi người 1 lô. Còn lại 1 lô để ông bán chữa bệnh. "Nhưng nó
không chịu, đòi thêm 1 lô nữa là 7 nên tôi mới nhờ chính quyền giải
quyết. Tòa án giải quyết phần của nó thì nó ở, không lấy thêm 1 lô như
nó đòi nên nó bức xúc, chửi bới tôi suốt" – ông Tám nói.
Ông Đoàn Huỳnh Đượng đang nuôi cha tại bệnh viện cho biết sau khi sự việc xảy ra, ông đi về mới phát hiện, vào giải nguy để đưa cha cấp cứu và cũng bị anh ruột Đoàn Châu Triệu đánh.
Phóng
viên Báo Người Lao Động đã tìm đến nhà ông Đoàn Châu Triệu ở thôn Giai
Sơn, xã An Mỹ - nơi xảy ra sự việc. Tại đây, ông Triệu lại nói hoàn toàn
khác. Ông Triệu bảo rằng hôm đó là ngày giỗ của bà nội ông nhưng vì ông
và cha cơm không lành, canh không ngọt nên không thể giỗ. "Tôi có khóc
và nói với con gái là ông nội của con nghe lời người ta đòi bán đất rồi
kiện cáo nên từ cha. Chỉ vậy thôi mà cha tôi mang dao qua. Thấy tôi đang
ngủ trên võng, ông đâm tôi, may mà chỉ bị nhẹ ở vai phải. Lúc tôi bò
dậy để chạy thì con trai tôi là Đoàn Công Minh (SN 1996) chạy lên lấy
đòn gánh đánh vào tay cha tôi cho rớt con dao. Rồi nó bức xúc cầm dao
dọa đập lên đầu cha tôi. Chỉ vậy thôi" – ông Triệu nói.
Khi
phóng viên Báo Người Lao Động hỏi lại chỉ dọa nhưng sao lại chi chít
vết thương trên đầu và mặt ông Tám thì ông Triệu bảo "Chắc nó lỡ mạnh
tay".
Ông
Triệu bảo ông cũng không đòi thêm lô đất nào như cha ông nói. Vì cha
ông muốn lấy lại phần đất đã cho ông nên mới đi thưa kiện. Rồi ông Triệu
đưa ra phán quyết của TAND huyện Tuy An vào ngày 13-3-2020 xử vụ tranh
chấp đất giữa 2 cha con ông. Theo đó, ông Tám là nguyên đơn còn ông
Triệu là bị đơn. Tòa quyết định ông Tám được sử dụng trên diện tích
575,5m2 như hiện trạng, còn ông Triệu được sử dụng trên diện tích
837,8m2 như lâu nay ông đã sử dụng. "Sau khi toà quyết định vậy rồi thì
thôi chứ tôi có nói qua nói lại gì đâu. Không hiểu sao cha tôi lại bức
xúc mang dao qua nhà đâm tôi như vậy" – ông Triệu nói.
Để
làm rõ những mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất giữa cha con ông Tám
và ông Triệu, phóng viên Báo Người Lao Động đã liên lạc với bà Đoàn Thị
Đà, là em ruột ông Triệu. Theo bà Đà, mâu thuẫn ban đầu xuất phát từ
việc chia đất của cha bà. Theo đó, sau khi ông Tám phát bệnh, ông định
chia phần đất mà ông đang sử dụng cho 3 người con gái mỗi người 1 lô.
Con trai út là Đoàn Huỳnh Đượng 2 lô để còn chăm sóc cha. Riêng ông Tám
cũng 1 lô để bán chữa bệnh. Còn ông Triệu thì ngoài phần đất mà ông đang
sử dụng còn được chia thêm 1 lô. "Tuy nhiên lúc này cả nhà tôi không ai
đồng ý vì nghĩ để cha dưỡng già. Nhưng rồi sau đó ba tôi đòi lại hết
nên anh tôi tức rồi đòi thêm 1 lô mà ba tôi đã hứa trước đây, mới dẫn
đến tranh chấp và tòa phải xử đó"
Đề
cập đến sự việc dẫn đến đổ máu, bà Đà nói: "Chắc ba tôi sai rồi vì ba
tôi hành động trước mới xảy ra sự việc vậy, chứ từ ngày tòa chia lại đất
thì xong hết rồi, nhà ai nấy ở chứ có chửi gì đâu. Trước đây thì anh
tôi có nói nặng lời với ba tôi, nhưng sau khi tòa chia lại, tôi dặn anh
tôi rồi, ba có nói gì thì cũng nhịn. Tôi cũng hỏi thăm hàng xóm thì đâu
có chửi. Có điều ba tôi hơi nóng nảy vậy thôi"
Như
Báo Người Lao Động đưa tin, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên cho biết
chiều 25-4 đã tiếp nhận bệnh nhân Đoàn Tám trong tình trạng chảy nhiều
máu vùng da mặt, đầu. Bệnh viện xác định trên phần mặt và sọ đầu của
bệnh nhân có 17 vết thương và 1 vết thương cẳng tay trái.
Đồng Nai: Kéo vào trạm kiểm lâm cướp xe, đánh trọng thương kiểm lâm viên
Một nhóm thanh niên mang theo dao rựa, xông vào Trạm kiểm lâm Cù Đinh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai cướp xe máy, đánh trọng thương một kiểm lâm viên.
Ngày 25.4, Công an H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cho biết đã bắt được một
số nghi can tham gia cướp xe, đánh kiểm lâm và đang truy bắt các nghi
can còn lại.
Vụ cướp xe, đánh trọng thương
kiểm lâm xảy ra vào tối 24.4 tại Trạm kiểm lâm Cù Đinh, thuộc Khu bảo
tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, đóng tại xã Hiếu Liêm, H.Vĩnh Cửu.
Theo thông tin ban đầu, ngày 19.4, trong lúc tuần tra kiểm soát
rừng, cán bộ Trạm kiểm lâm Cù Đinh phát hiện một chiếc xe máy vô chủ nên
đưa về trạm tạm giữ.
Ngày 21.4, có hai thanh niên ngụ xã Mã Đà (H.Vĩnh Cửu) đến nhận là
xe của mình và xin lấy về. Tuy nhiên do cả hai không xuất trình được
giấy tờ xe chứng minh nên Trạm kiểm lâm Cù Đinh đã không giải quyết.
Đến chiều 24.4, hai thanh niên trên kéo thêm hơn chục thanh niên khác mang theo dao rựa đi vào Trạm kiểm lâm Cù
Đinh cướp xe máy mà trạm đang tạm giữ. Lúc này tại Trạm chỉ có một kiểm
lâm viên tên Trung, khi anh Trung ngăn cản thì bị nhóm thanh niên đánh
trọng thương.
Nhận được tin báo, Công an H.Vĩnh Cửu vào cuộc điều tra, đến ngày 25.4, đã bắt được một số nghi phạm tham gia cướp xe, đánh kiểm lâm. Hiện công an đang truy bắt những đối tượng còn lại.
Người đàn ông rút súng, vung tay sau va chạm giao thông
Dân trí Một clip vừa xuất hiện trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh một người đàn ông được cho là cầm súng chỉ chỏ sau va chạm giao thông trên đường ở Bạc Liêu đang gây xôn xao.
Theo đó, trưa ngày 24/4, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip, kèm nội dung: “Quá manh động. Va chạm giao thông. Rút súng chơi luôn”.Đoạn clip này dài khoảng một phút, ghi lại hình ảnh, có cả âm thanh được cho là liên quan đến va chạm giao thông giữa 2 người đàn ông và một người phụ nữ đi cùng.
Vụ việc được xác định ban đầu xảy ra trên một tuyến đường thuộc địa bàn xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi (tỉnh Bạc Liêu).
Clip cho thấy người đàn ông mặc sơ mi kẻ sọc, đội mũ bảo hiểm, tỏ ra rất giận dữ. Đặc biệt, người đàn ông áo sọc cầm vật màu đen trông rất giống một khẩu súng ngắn đang vung tay, chỉ chỏ, tranh cãi với người va chạm. Sau giây lát, người này tiến lại gần chiếc xe máy đậu bên trong lề đường có người phụ nữ đứng gần rồi bỏ khẩu súng vào bên trong cốp xe.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Bạc Liêu cho PV Dân trí biết đã nắm được thông tin vụ việc. Xác minh ban đầu, đây không phải là súng quân dụng và người đàn ông cầm súng không phải thuộc lực lượng vũ trang.
Hiện tại, vụ việc đang tiến hành xác minh, làm rõ thêm.
Huỳnh Hải
Nghi án giành đất, cha già bị rạch nát đầu: Các bên nói gì?
(NLĐO) – Mâu thuẫn lên đỉnh điểm, người cha mang dao qua nhà con trai trưởng để đâm thì lại bị chính cháu ruột mình rạch nát đầu.
Ông Tám bị rạch nát đầu và mặt
Chiều cùng ngày, đại tá Phạm Hồng Sương, Trưởng Công an huyện Tuy An, cho hay ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an huyện Tuy An đã lập biên bản, khám nghiệm hiện trường. "Xác định ban đầu cho thấy đây là người trẻ dùng hung khí đánh người già trên đầu là vùng nguy hiểm, có dấu hiệu của tội giết người nên chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền" – đại tá Sương nói với Người Lao Động.
Lô đất được cho là tranh chấp giữa 2 cha con ông Tám trước đây
Ông Tám kể lại sự việc hôm đó
Ông Tám hiện đang được người con trai út Đoàn Huỳnh Đượng chăm sóc
Ông Đoàn Huỳnh Đượng đang nuôi cha tại bệnh viện cho biết sau khi sự việc xảy ra, ông đi về mới phát hiện, vào giải nguy để đưa cha cấp cứu và cũng bị anh ruột Đoàn Châu Triệu đánh.
Nhà ông Tám và con trai trưởng sát vách nhau
Ông Triệu trao đổi với Báo Người Lao Động
Ông Triệu phủ nhận những điều cha mình nói
Ông Triệu cho rằng cha ông đã đâm vào vai ông khi ông đang nằm ngủ
Ông Triệu thuật lại sự việc
Phán quyết của tòa trong vụ tranh chấp đất giữa 2 cha con ông Tám
Ông cụ 74 tuổi bị chém 17 nhát: Những vết dao đứt tình ruột thịt
26/04/2020 15:45 GMT+7
TTO - Người cha bị chém thừa nhận do quá bức xúc vì bị chửi bới thường xuyên nên cầm dao gây thương tích cho con trước, dẫn đến việc cháu ruột dùng dao "băm vằm" 17 nhát trên mặt.
Liên
quan đến vụ cụ Đoàn Tám (74 tuổi, ở xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú
Yên) "tố" bị con cháu dùng dao gây hàng chục vết thương trên vùng đầu
mặt do tranh chấp đất, sáng 26-4, phóng viên Tuổi Trẻ Online đã tìm đến hiện trường vụ việc tại nhà ông Đoàn Châu Triệu (48 tuổi, con trai cả của cụ Tám).
Cha con mâu thuẫn hơn 2 năm
Nhà ông Triệu ở cùng thửa đất với nhà cụ Tám, ngăn cách nhau bằng một rào lưới B40.
Ông Triệu kể năm 1998, cha mẹ cho vợ chồng ông xây ngôi nhà ngói cấp bốn trên đất của gia đình. Năm 2015, mẹ ông mất do tai nạn giao thông, vợ chồng ông ở gần cha nên chăm sóc, chạy chữa bệnh bướu cổ ác tính cho ông cụ.
"Cách đây khoảng 2 năm, cha tôi đòi bán đất để chữa bệnh. Anh em chúng tôi có khuyên là nên bán khu đất rẫy rộng khoảng 500m2, còn thửa đất gia đình giữ lại. Ba tôi kêu người ngoài bán rẫy, đưa sổ đỏ cho họ. Tôi bàn với 3 em gái và em trai thống nhất với cha là để các con góp tiền mua, đừng bán cho người ngoài. Cha tôi đồng ý bán cho mấy anh em tôi với giá 70 triệu đồng chứ tôi không ngăn cản ông bán đất" - ông Triệu cho biết.
Còn cụ Tám kể khoảng 2 năm trước, cụ họp gia đình, nói lấy phần đất mà ông Triệu rào ở lâu nay (có nhà ông Triệu) chia thành 6 lô. Trong đó, ông cho ông Triệu 3 lô, chịu trách nhiệm lo các đám giỗ; cho con trai út là Đoàn Huỳnh Đượng 2 lô; 1 lô còn lại định cho cháu đích tôn Đoàn Công Minh (con ông Triệu).
"Vậy nhưng Đượng không lấy, nói để giao cho các anh chị em nhận vì vợ Đượng bị bệnh, không làm giỗ chạp hằng năm được. Như vậy riêng gia đình Triệu đã được 6 lô mà nó không chịu, đòi thêm 1 lô đất ở phần của tôi nữa, nói là đất của mẹ" - cụ Tám kể.
Ông Triệu thì lại nói rằng đất cha mẹ chỉ ông xây nhà từ năm 1998, xây phần lớn chiều ngang thửa đất, giờ cha chia lô, không lẽ phải phá nhà để cắt chia đất cho anh em nên ông không bằng lòng. "3 đứa em gái tôi nói không nhận đất, cho hết phần chúng lại cho tôi, vậy mà ba tôi không thuận" - ông Triệu nói.
Cụ Tám nói do bất đồng như vậy nên ông quyết định không cho đất như trước nữa, mà định cho 5 người con mỗi người chỉ 1 lô đất, phần còn lại của cụ. Ông Triệu không đồng ý nên tháng 6-2019, cụ Tám khởi kiện con trai cả ra TAND huyện Tuy An.
Theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự mà TAND huyện Tuy An ban hành ngày 13-3-2020, thì trên cùng thửa đất số 47, cụ Tám được sử dụng 575,5m2, còn ông Triệu sử dụng 837,8m2.
Giọt nước tràn ly
Tòa đã phân minh nhưng mâu thuẫn cha - con chưa thể hàn gắn mà ngày càng phức tạp. Ông Triệu nói năm 2019, cụ Tám vác rựa sang nhà ông đòi chia đất, sau đó cãi vã và gây thương tích cho vợ ông ở tay 11%.
Ông
Triệu kể trưa 20-4, ông và con trai Đoàn Công Minh (24 tuổi) cùng 3
người quen có uống bia tại nhà. Tiệc tan, ông nằm trên võng trước sân
"khóc, than lớn tiếng" rằng vì chuyện đất cát mà tình cha con tan nát.
"Tôi đang nằm trên võng thì bất ngờ cha tôi dùng dao đâm bổ xuống. Tôi
né tránh, mũi dao cắt qua một đường trên cánh tay gần vai. Lúc ấy, tôi
chạy ra sau nhà…" - ông Triệu vạch áo để lộ ra vết cắt trên cánh tay
phải còn mấy mũi chỉ khâu.
Bà Nguyễn Thị Thanh, vợ ông Triệu, nói thấy cha bị ông nội đâm, Minh dùng một khúc cây đánh vào tay cầm dao của cụ Tám. Mọi người can ngăn, đẩy Minh về phía sau nhà.
Lát sau, em ông Triệu là Đoàn Huỳnh Đượng vác rựa xông vào đòi chém cha con ông Triệu. Minh lấy con dao dưới bếp chạy lên đâm, chém ông Đượng gây 3 vết thương. Sau đó, Minh dùng dao tấn công cụ Tám làm cụ bị tổng cộng 17 vết thương ở đầu, mặt và tay.
Trưa 26-4, trên giường bệnh, cụ Tám nói do tranh chấp đất, vợ chồng ông Triệu thường xuyên chửi rủa ông thậm tệ, trưa 20-4 nhậu xong thì chửi tiếp khiến cụ bức xúc.
"Ban đầu tôi xách cái cây sang định đánh thằng Triệu, nhưng sang thấy cha con nó chuẩn bị cây gậy, nên tôi mới về lấy dao sang. Tôi định đâm hù thằng Triệu thôi nên chỉ quẹt dao qua vai nó, vậy mà cha con nó dùng cây, dao băm vằm tôi như thế này" - cụ Tám kể.
Còn về vụ dùng rựa gây thương tích cho vợ ông Triệu năm 2019, cụ Tám nói khi đó cụ đang phát dọn hàng rào, rồi đo thử đất thì vợ chồng ông Triệu chửi bới, xô xát chứ ông không cầm rựa để cố ý gây thương tích.
"Tôi giờ chỉ mong muốn cơ quan pháp luật xử lý nghiêm vụ việc này" - cụ Tám nói.
Ông Đượng cũng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên. Ông nói xế chiều 20-4 khi đang đi chơi thì có người kêu là cụ Tám bị cha con ông Triệu chém nguy kịch. Ông Đượng cầm rựa xông vào để giải vây cho cha thì bị đâm, chém nên bỏ chạy…
Theo các bác sĩ ở khoa ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Phú Yên, cụ Tám bị đa chấn thương nhưng ở phần mềm, không nguy kịch tính mạng.
DUY THANH
Cha con mâu thuẫn hơn 2 năm
Nhà ông Triệu ở cùng thửa đất với nhà cụ Tám, ngăn cách nhau bằng một rào lưới B40.
Ông Triệu kể năm 1998, cha mẹ cho vợ chồng ông xây ngôi nhà ngói cấp bốn trên đất của gia đình. Năm 2015, mẹ ông mất do tai nạn giao thông, vợ chồng ông ở gần cha nên chăm sóc, chạy chữa bệnh bướu cổ ác tính cho ông cụ.
"Cách đây khoảng 2 năm, cha tôi đòi bán đất để chữa bệnh. Anh em chúng tôi có khuyên là nên bán khu đất rẫy rộng khoảng 500m2, còn thửa đất gia đình giữ lại. Ba tôi kêu người ngoài bán rẫy, đưa sổ đỏ cho họ. Tôi bàn với 3 em gái và em trai thống nhất với cha là để các con góp tiền mua, đừng bán cho người ngoài. Cha tôi đồng ý bán cho mấy anh em tôi với giá 70 triệu đồng chứ tôi không ngăn cản ông bán đất" - ông Triệu cho biết.
Còn cụ Tám kể khoảng 2 năm trước, cụ họp gia đình, nói lấy phần đất mà ông Triệu rào ở lâu nay (có nhà ông Triệu) chia thành 6 lô. Trong đó, ông cho ông Triệu 3 lô, chịu trách nhiệm lo các đám giỗ; cho con trai út là Đoàn Huỳnh Đượng 2 lô; 1 lô còn lại định cho cháu đích tôn Đoàn Công Minh (con ông Triệu).
"Vậy nhưng Đượng không lấy, nói để giao cho các anh chị em nhận vì vợ Đượng bị bệnh, không làm giỗ chạp hằng năm được. Như vậy riêng gia đình Triệu đã được 6 lô mà nó không chịu, đòi thêm 1 lô đất ở phần của tôi nữa, nói là đất của mẹ" - cụ Tám kể.
Ông Triệu thì lại nói rằng đất cha mẹ chỉ ông xây nhà từ năm 1998, xây phần lớn chiều ngang thửa đất, giờ cha chia lô, không lẽ phải phá nhà để cắt chia đất cho anh em nên ông không bằng lòng. "3 đứa em gái tôi nói không nhận đất, cho hết phần chúng lại cho tôi, vậy mà ba tôi không thuận" - ông Triệu nói.
Cụ Tám nói do bất đồng như vậy nên ông quyết định không cho đất như trước nữa, mà định cho 5 người con mỗi người chỉ 1 lô đất, phần còn lại của cụ. Ông Triệu không đồng ý nên tháng 6-2019, cụ Tám khởi kiện con trai cả ra TAND huyện Tuy An.
Theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên đương sự mà TAND huyện Tuy An ban hành ngày 13-3-2020, thì trên cùng thửa đất số 47, cụ Tám được sử dụng 575,5m2, còn ông Triệu sử dụng 837,8m2.
Giọt nước tràn ly
Tòa đã phân minh nhưng mâu thuẫn cha - con chưa thể hàn gắn mà ngày càng phức tạp. Ông Triệu nói năm 2019, cụ Tám vác rựa sang nhà ông đòi chia đất, sau đó cãi vã và gây thương tích cho vợ ông ở tay 11%.
Bà Nguyễn Thị Thanh, vợ ông Triệu, nói thấy cha bị ông nội đâm, Minh dùng một khúc cây đánh vào tay cầm dao của cụ Tám. Mọi người can ngăn, đẩy Minh về phía sau nhà.
Lát sau, em ông Triệu là Đoàn Huỳnh Đượng vác rựa xông vào đòi chém cha con ông Triệu. Minh lấy con dao dưới bếp chạy lên đâm, chém ông Đượng gây 3 vết thương. Sau đó, Minh dùng dao tấn công cụ Tám làm cụ bị tổng cộng 17 vết thương ở đầu, mặt và tay.
Trưa 26-4, trên giường bệnh, cụ Tám nói do tranh chấp đất, vợ chồng ông Triệu thường xuyên chửi rủa ông thậm tệ, trưa 20-4 nhậu xong thì chửi tiếp khiến cụ bức xúc.
"Ban đầu tôi xách cái cây sang định đánh thằng Triệu, nhưng sang thấy cha con nó chuẩn bị cây gậy, nên tôi mới về lấy dao sang. Tôi định đâm hù thằng Triệu thôi nên chỉ quẹt dao qua vai nó, vậy mà cha con nó dùng cây, dao băm vằm tôi như thế này" - cụ Tám kể.
Còn về vụ dùng rựa gây thương tích cho vợ ông Triệu năm 2019, cụ Tám nói khi đó cụ đang phát dọn hàng rào, rồi đo thử đất thì vợ chồng ông Triệu chửi bới, xô xát chứ ông không cầm rựa để cố ý gây thương tích.
"Tôi giờ chỉ mong muốn cơ quan pháp luật xử lý nghiêm vụ việc này" - cụ Tám nói.
Ông Đượng cũng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên. Ông nói xế chiều 20-4 khi đang đi chơi thì có người kêu là cụ Tám bị cha con ông Triệu chém nguy kịch. Ông Đượng cầm rựa xông vào để giải vây cho cha thì bị đâm, chém nên bỏ chạy…
Theo các bác sĩ ở khoa ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Phú Yên, cụ Tám bị đa chấn thương nhưng ở phần mềm, không nguy kịch tính mạng.
Công an Phú Yên thụ lý điều tra
Ngày 26-4, một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên cho hay Công an huyện Tuy An đã chuyển hồ sơ đến công an tỉnh để thụ lý điều tra theo thẩm quyền vì có dấu hiệu tội "giết người" trong vụ việc này. Hiện công an tỉnh đang xem xét, xử lý, chưa ban hành các quyết định tố tụng cũng như quyết định ngăn chặn nào đối với các nghi phạm.
Ngày 26-4, một lãnh đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên cho hay Công an huyện Tuy An đã chuyển hồ sơ đến công an tỉnh để thụ lý điều tra theo thẩm quyền vì có dấu hiệu tội "giết người" trong vụ việc này. Hiện công an tỉnh đang xem xét, xử lý, chưa ban hành các quyết định tố tụng cũng như quyết định ngăn chặn nào đối với các nghi phạm.
Nhận xét
Đăng nhận xét