Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 326
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Thân Thế Và Quãng Đời Hoạt Động Tình Báo Qua Tài Liệu Giải Mật Của CIA Về PHẠM NGỌC THẢO
Marthe Cnockaert – Nữ y tá làm điệp viên hai mang thời Thế chiến 1
Marthe Cnockaert đang sống ở Westrozebeke (Bỉ)
với cha mẹ và các anh năm 1914 thì cô hay tin thế giới sắp có chiến
tranh. Các anh trai cô lên đường phục vụ cuộc chiến mà sau này được gọi
là Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Biến cố gia đình
Marthe Cnockaert. Ảnh: Wikimedia Commons
Theo trang historycollection.co, Marthe thầm ao ước có thể làm gì đó
để để chiến đấu cho đất nước nhưng ngặt nỗi phụ nữ không được phép gia
nhập lực lượng vũ trang. Không lâu sau, Đức chiếm đóng Bỉ và người dân
Bỉ cố gắng bảo vệ mảnh đất quê hương bằng mọi giá.
Binh lính Đức cáo buộc bố Marthe tội tìm cách nã súng vào chúng. Đây
không phải là chuyện hiếm. Khoảng 1.000 dân thường Bỉ đã bắn binh lính
Đức khi chúng xâm chiếm làng mạc của họ. Sự việc này bị quân Đức trả đũa
rất tàn bạo. Chúng muốn thể hiện rằng chúng sẽ không dung thứ cho dân
thường can thiệp vào chiến tranh. Vì thế, chúng đã đốt nhà của gia đình
Cnockaert. Mặc dù Marthe trốn thoát cùng bố mẹ, nhưng họ đã trở thành
người vô gia cư, bị kẻ thù bao quanh.
Một hàng xóm tốt bụng đã cho họ ở nhờ nhà và bố Marthe quyết định
chuyển tới thành phố gần đó tên là Rousseliere làm việc và kiếm chút
tiền để tìm nơi khác ở. Marthe và mẹ ở lại Wstrozebeke. Marthe xin làm y
tá trong một bệnh viện trong vùng mà công việc hàng ngày là điều trị
cho cả lính Đức và Bỉ. Là y tá, cô đối xử công bằng với bệnh nhân và
được đồng nghiệp tôn trọng.
Năm 1915, một người bạn của gia đình tên là Lucelle Deldonck tới
thăm, bà đã hỏi Marthe xem cô có muốn phục vụ đất nước bằng cách trở
thành điệp viên cho tình báo Anh không. Marthe đồng ý và vài ngày sau,
một phụ nữ lớn tuổi bán đậu trong thị trấn Westrozebeke tuồn cho cô một
mẩu giấy ghi hướng dẫn để gặp một điệp viên tên là Lissette. Về sau,
Marthe biết rằng đó là mật danh của bà Lucelle.
Công việc của Marthe đơn giản nhưng quan trọng. Cô vẫn sẽ sống cuộc
sống hàng ngày nhưng tai mắt phải luôn lắng nghe, quan sát nhằm lấy được
bất kỳ thông tin nào mà cô nghe lén được từ binh lính Đức liên quan tới
địa điểm cất đạn dược của chúng hoặc kế hoạch chúng thực hiện trong
trận tấn công tiếp theo. Nếu cô nghe thấy điều gì, cô sẽ gặp thành viên
mạng lưới gián điệp và đưa thông tin về cho tình báo Anh.
Marthe phải đưa thông tin cho một người đàn ông cài hai ghim băng
trên cổ áo. Người này gõ cửa sổ nhà cô vào nửa đêm và cô sẽ đưa mẩu giấy
ghi thông tin mã hóa. Không phải lúc nào Marthe cũng đưa thông tin cho
cùng một người nhưng miễn là người đó phải có ghim băng và biết cách gõ
cửa bí mật.
Bố Marthe đã mua một quán cà phê ở thị trấn Rousseliere gần đó. Trên
quán cà phê có nhiều căn hộ nên ông có thể có khách hàng thường xuyên và
kiếm tiền từ đó, giúp gia đình có chỗ ở mới. Lính Đức thích tới quán
này để giải trí. Vài thành viên quân đội cấp cao Đức đang thuê căn hộ
phía trên quán cà phê để ở. Đây là cơ hội tuyệt vời để nghe lén những gì
chúng trao đổi với nhau. Vì thế, Marthe thường tới quán cà phê giúp
việc khi hết ca làm ở bệnh viện.
Marthe biết một số binh sĩ Đức vì từng chăm sóc những người này tại
bệnh viện. Binh sĩ Đức coi Marthe là cô gái dễ chịu và không có dấu hiệu
cho thấy cô oán hận chúng vì đã đốt nhà và chiếm đóng Bỉ. Gia đình
Marthe vẫn nhận được thư từ hai anh trai ngoài chiến trường nhưng lúc
nào cũng lo cái chết có thể ập đến với họ bất kỳ lúc nào. Điệp viên hai mang
Tạo hình nhân vật Marthe Cnockaert (trái) trong phim dựa trên tự truyện của Marthe. Ảnh: YouTube
Tại bệnh viện, Marthe thỉnh thoảng phải làm việc một mạch 20 tiếng vì
họ ở trong một thị trấn nhỏ, không có đủ bác sĩ, y tá. Điều này có
nghĩa là mọi binh sĩ Đức bị thương đều biết Marthe và thực sự thích cô.
Họ thấy cô rất nhiệt tình với binh sĩ Đức bị thương và đã tặng cô Thập
tự Sắt, một trong những huân chương danh dự cao quý nhất của Đức. Otto
von Prompt, một trong hai người đề nghị tặng Thập tự Sắt cho Marthe, đã
tới Rousseliere để tìm và vạch mặt gián điệp Bỉ nhưng không phát hiện ra
cô ngay trước mắt mình.
Trong thời gian này, Marthe kết bạn với rất nhiều binh sĩ Đức và biết
rằng trên 1.000 binh sĩ Đức đang ở trong nhà máy bia ở Rousseliere. Cô
thường đi bộ về nhà ban đêm và trong đầu chuẩn bị những thứ sẽ viết vào
giấy để đưa cho người đàn ông có ghim băng trên cổ áo.
Một lần nọ, có một người đàn ông cài hai ghim băng trên cổ áo tiếp
cận nhà Marthe, cô ngần ngại vì chưa gặp người này bao giờ. Chuyện đưa
thông tin cho người lạ là chuyện bình thường vì mạng lưới liên tục tuyển
điệp viên mới. Tuy nhiên, Marthe có linh cảm mạnh mẽ rằng không nên tin
người đó. Cô quyết định đứng trong bóng tối chờ đợi và quan sát.
Marthe thấy một người phụ nữ khác đã đưa thông tin cho người đàn ông
đó. Sau khi gõ lên cửa sổ, người đàn ông rút súng ra và bắn người phụ nữ
đang đưa mẩu giấy.
Chắc chắn rằng người Đức đã xâm nhập đường dây gián điệp. Chúng biết
về ghim băng cài cổ áo, ám hiệu gõ cửa bí mật và thông tin mã hóa. Mạng
lưới gián điệp đã không còn an toàn nữa và Otto von Prompt đang sôi máu.
Vì gửi tin mật qua người cài ghim băng đã không còn an toàn, Marthe đưa
thông tin cho mẹ để bà tuồn qua biên giới và đưa cho bạn là điệp viên
Lucelle. Thông tin này được chuyển về tình báo Anh và họ chuẩn bị đánh
bom nhà máy bia.
Ngày hôm sau, Otto von Prompt kéo tay Marthe khi cô đang ở quán cà
phê của bố và bảo cô lên căn hộ của hắn vì muốn nói chuyện riêng. Cô cảm
thấy run vì nghĩ rằng hắn đã biết cô là một người trong đường dây gián
điệp Bỉ. Tuy nhiên, cô rất ngạc nhiên khi thấy hắn thực sự nghĩ cô trung
thành với người Đức nên đã đề nghị cô làm gián điệp cho hắn để quét
sạch phong trào kháng chiến Bỉ.
Marthe đồng ý suy nghĩ về đề nghị này vì cô không còn lựa chọn nào
khác ngoài việc trở thành điệp viên hai mang. Đêm đó, nhà máy bia nơi
quân Đức đang ngủ bị dội bom. Marthe phải tới bệnh viện để trị thương
cho người sống sót.
Otto von Prompt giận dữ nên hắn đã giục Marthe dùng mối quan hệ trong
thị trấn để tìm ra ai đã rò rỉ thông tin quân Đức sống trong nhà máy
bia. Marthe không muốn đổ oan cho ai đó trong làng nên cô đã viết một
vài con số và chữ cái ngẫu nhiên lên một mẩu giấy rồi nói rằng đó mà mã
bí mật cô tìm thấy trên chân một con bồ câu đưa thư. Lúc đầu, Prompt rất
vui khi lấy được mật mã này và nó đã khiến hắn lạc hướng một thời gian.
Về sau, hắn đã phát hiện mật mã là giả. Cái kết có hậu
Thập tự Sắt - phần thưởng mà Đức tặng cho Marthe. Ảnh: ibuyworldwarii.com
Marthe lo sợ cho mạng sống của mình. Cô biết chỉ còn là vấn đề thời
gian trước khi bị Prompt phát hiện ra là gián điệp chịu trách nhiệm cho
cái chết của nhiều lính Đức tại nhà máy bia. Cô cầu cứu khắp nơi và tìm
thấy một người đeo ghim băng trên cổ áo trong thị trấn. Cô đã tiếp cận
người này và kể lại điều đã xảy ra. Ngày hôm sau, Otto von Prompt bị ám
sát trong căn hộ.
Không may thay, Marthe không yên tâm được lâu vì khi quân Đức lục
soát căn hộ của cô trên quán cà phê, chúng thấy một số tin nhắn mã hóa
thật và đã bắt cô. Cô nghĩ ngày đó mình sẽ bị hành quyết, nhưng thay vào
đó, chúng đã giam cô trong tù vài tuần rồi đưa ra xét xử.
Khi Marthe ngồi trước tòa, cô nói rằng cô coi bản thân là một chiến
sĩ Bỉ và nhiệm vụ của cô là làm bất kỳ điều gì có thể để bảo vệ quê
hương trước những kẻ chiếm đóng. Tất nhiên, Marthe không khai hết những
gì cô đã làm. Nếu chúng biết mức độ thiệt hại mà cô đã gây ra cho quân
Đức, chúng sẽ giết cô ngay. Cô không thừa nhận đã rò rỉ thông tin về nhà
máy bia cũng như không khai về vụ ám sát Otto von Prompt.
Bạn bè, đồng nghiệp của Marthe tại bệnh viện, trong đó có cả các bác
sĩ người Đức, đã xuất hiện trước tòa để làm chứng cho nhân cách của cô.
Họ nói với quan tòa Đức rằng cô đã dành nhiều thời gian ngày đêm để chữa
lành vết thương cho binh sĩ cả hai bên trong chiến tranh, rằng hàng
trăm người sẽ chết nếu không có Marthe. Họ cũng nói cả việc cô được tặng
Thập tự Sắt.
Dựa trên các lời khai trước tòa, phía Đức cho rằng Marthe vô hại. Cô
bị kết án tội làm gián điệp – thường phải nhận án tử hình. Tuy nhiên, vì
cô có Thập tự Sắt nên cô được sống tiếp trong tù hai năm tiếp đó, cho
tới khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Khi kết thúc chiến tranh, Marthe được tự do. Chính phủ Bỉ, Anh và
Pháp đều trao tặng phần thưởng cho Marthe. Cô đã gặp một sĩ quan Anh tên
là John McKenna và họ kết hôn. Cô tiếp tục sống ở Bỉ và viết tự truyện
mang tên “Tôi là điệp viên”. Marthe qua đời năm 1966 khi 74 tuổi.
Thùy Dương/Báo Tin tức(historycollection)
Bí ẩn điệp viên Pháp hai giới tính, đến khi chết mới rõ - Kỳ 1
Khi Chevalier d’Éon rời nước Pháp năm 1762 với
tư cách một nhà ngoại giao, một điệp viên làm việc cho Vua Pháp và một
người đàn ông. Nhưng khi trở về vào tháng 7/1777, ở tuổi 49, ông là một
người nổi tiếng, một nhà văn, một trí thức, và một phụ nữ.
Chân dung nhìn nghiêng Le Chevalier d’Éon. Ảnh: Atlasobscura
GIÁN ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
Charles-Geneviève-Louis-Auguste-André-Timothée
d’Éon de Beaumont sinh ngày 5/10/1728 trong một gia đình quý tộc nhỏ ở
Burgundy. Bất chấp những tuyên bố sau này, không có điều gì bất thường
khi ông ra đời, và D’Éon được tuyên bố là một bé trai.
Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại Paris, những mối quan hệ
của gia đình D’Éon đảm bảo cho ông một vị trí trong bộ máy chính quyền.
Ông liên tục được thăng chức và đến năm 1756, trở thành thư ký cho Đại
sứ Pháp tại Nga.
Tuy nhiên vai trò này, theo truyền thống, chỉ là một vỏ bọc. D’Éon
được giao cho một sứ mạng hoàng gia quan trọng có tên là “le Secret du
Roi” hay “Bí mật của Nhà Vua”. Đây là một mạng lưới gián điệp và đặc vụ
ngoại giao do Vua Louis XV thành lập vào những năm 1740 với mục đích đưa
người em họ của mình, Hoàng tử de Conti, lên ngai vàng Ba Lan và biến
quốc gia này thành một vệ tinh của Pháp.
Vua Pháp Louis XV đã thành lập mạng lưới gián điệp thông qua con đường ngoại giao vào những năm 1740. Ảnh: Cung điện Versailles
Nhóm “Mật vụ Nhà Vua” hoạt động cực kỳ bí mật, đôi khi còn hành động
đi ngược lại với Bộ Ngoại giao của Pháp. D’Éon được giao nhiệm vụ thúc
đẩy mối quan hệ tốt đẹp với triều đình Nga của Nữ hoàng Elizabeth và sắp
xếp để bà đứng sau việc “cài” hoàng tử Conti tại Ba Lan cũng như thúc
đẩy lợi ích của nước Pháp nói chung. Mặc dù D’Éon có năng lực, hoạt động
tích cực, khéo léo và thông minh, nhưng thực tế địa chính trị lại quá
nghiệt ngã: cùng năm đó, Pháp bước vào cuộc Chiến tranh Bảy Năm với Anh.
Cuộc chiến diễn ra không suôn sẻ với Pháp, đến tháng 3/1762, Vua
Louiz XV kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình. D’Éon rút khỏi
Nga, trở thành một sĩ quan Long Kỵ binh (Dragoon) trong quân đội Pháp.
Tháng 8/1762, ông được bổ nhiệm làm thư ký cho Đại sứ Pháp tại London,
lúc đó đang đàm phán hòa bình với Anh. Ông cũng được trao Huân chương
Saint Louis, một vinh dự lớn dành cho một người đàn ông chỉ mới 35 tuổi.
Từ đó, D’Éon được xưng là “Chevalier”, tức “Quý Ngài”.
Khi hiệp định hòa bình với Anh được ký vào tháng 2/1763, Pháp bị tước
bỏ các thuộc địa ở Bắc Mỹ, gánh nhiều khoản nợ khổng lồ và tuyệt vọng
tìm cách trả thù. Vì vậy, nhóm “Mật vụ Nhà Vua” được tập hợp lại với một
sứ mạng mới: Xâm chiếm nước Anh.
Tranh vẽ Trận chiến Vịnh Quiberon Bay trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm giữa Pháp và Anh. Ảnh: Bảo tàng Hàng hải quốc gia Pháp
Vào tháng 4/1763, D’Éon được bổ nhiệm làm Đại sứ, tương đương quyền
Bộ trưởng, tại Triều đình Anh. Đây là một vỏ bọc tuyệt vời để ông tiến
hành một cuộc khảo sát các vùng bờ biển Anh nhằm tìm ra một nơi thích
hợp cho cuộc đổ quân của Pháp. D’Eon cũng có nhiệm vụ xây dựng quan hệ
với các thành viên trong đảng đối lập tại Quốc hội Anh.
Mọi chuyện dường như đang diễn ra suôn sẻ với sự nghiệp của D’Éon thì
chỉ trong vài tháng, tất cả bỗng sụp đổ. Nguyên do bắt nguồn từ những
sở thích tốn kém của D’Éon đã gây bất bình với chính phủ vốn eo hẹp tiền
bạc tại Pháp.
Cùng năm, D’Éon bị giáng chức xuống thư ký, nhường chỗ cho Đại sứ
Comte de Guerchy, vốn là một nhà ngoại giao ít kinh nghiệm, thiếu năng
lực. Làm việc dưới trướng Guerchy, nhưng D’Éon vẫn giữ lối hành xử bề
trên và thường xuyên mâu thuẫn với sếp về hoạt động trong nhóm gián
điệp.
Một bức tranh vẽ Le Chevalier D’Éon. Ảnh: Wellcome Images
Vào ngày 4/10/1763, chỉ sáu tháng sau khi nhận việc, D’Éon đã bị sa
thải vì những hành vi xấc xược của mình. Ông được giao hẹn thu xếp đến
ngày 19/10 phải trở về nước để chịu trừng phạt. Nhưng D’Éon đã không trở
về. Ông có lý do rõ ràng để lo ngại rằng điểm đến tiếp theo của mình sẽ
là ngục Bastille.
Mặc dù vậy, D’Éon cũng biết rằng vị trí của ông trong nhóm “Mật vụ
Nhà Vua” chính là một lớp bảo vệ. Thời điểm đó, Vua Louis XV ra lệnh
triệu hồi D’Éon trở lại Pháp, trong khi Ngoại trưởng Anh lại từ chối,
tuyên bố rằng ông được tự do ở lại Anh với tư cách một công dân.
D’Éon thoát khỏi nguy hiểm nhưng Bộ Ngoại giao Pháp vẫn không
ngừng thực hiện những nỗ lực để bắt cóc và tóm được ông. Để trả đũa,
điệp viên của Pháp tìm cách bắn tiếng với cấp trên của mình trong nhóm
“Mật vụ Nhà Vua” rằng ông sẽ công bố mọi bí mật nếu không được minh oan.
Vào tháng 3/1764, D’Éon nổ phát súng cảnh cáo: Ông cho xuất bản một
cuốn sách tai tiếng, dự định chỉ là tập đầu tiên trong nhiều tập, bao
gồm toàn bộ các thư tín ngoại giao của ông kể từ khi được bổ nhiệm vị
trí bộ trưởng toàn quyền ở Anh.
Cuốn sách có tác động lập tức. D’Éon từ chỗ chỉ là một nhân vật không
mấy tên tuổi trên vũ đài chính trị châu Âu đã trở thành nhân vật trung
tâm chỉ trong một thời gian ngắn. Cái tên Chevalier D’Éon không chỉ
được báo chí nhắc đến mà còn xuất hiện trong những cuộc trao đổi của
nguyên thủ quốc gia, các quán cà phê hay trong các gia đình quý tộc. Xem tiếp Kỳ cuối: NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ ÉP LÀM ĐÀN ÔNG
Thu Hằng/Báo Tin tức
Bí ẩn điệp viên hai giới tính, đến khi chết mới rõ - Kỳ cuối
Chỉ đến khi D’Éon mất, trong lúc thay quần áo
cho người quá cố, người ta mới kinh hoàng phát hiện ra rằng, người phụ
nữ này là nam giới thực thụ về mặt sinh học.
D'Éon trong những năm phải vào vai phụ nữ. Ảnh: Guardian
NGƯỜI PHỤ NỮ BỊ ÉP LÀM ĐÀN ÔNG
Hành động của D’Éon thực sự gây sốc, nhưng nó có tác dụng rất nhanh. Ở
một khía cạnh nào đó, D’Éon nhờ thế đã giành được sự thương cảm của
người dân Anh, họ mang lại cho ông một kiểu bảo vệ người nổi tiếng. Và
với việc tự biến mình thành kẻ thù công khai của Bộ Ngoại giao Pháp,
D’Éon trở nên hữu dụng hơn trong vai trò gián điệp, cho phép ông tiến
sâu hơn vào xã hội Anh.
Vua Louis XV lặng lẽ trao cho D’Éon khoản lương hưu trọn đời là
12.000 livre mỗi năm, để đổi lại những thông tin mật về chính trường Anh
cũng như chuyển giao lại các tài liệu mật về nhóm “Mật vụ” mà ông ta sở
hữu. Nhờ thế những tập tiếp theo trong serie sách của D’Éon không bao
giờ xuât shienej và ông bị cấm trở về Pháp. D’Éon sau đó trải qua cả
thập kỷ lưu vong ở London, mà vẫn phục vụ cho vị Vua của mình.
Nhưng khi Vua Louis XV qua đời vào năm 1774, con trai của ông, Vua
Louis XVI (vị vua chết trên đoạn đầu đài trong Cách mạng Pháp) muốn loại
bỏ nhóm “Mật vụ”. Louis XVI không thấy có ích gì với hai chính sách đối
ngoại, một bí mật, một công khai, và hơn nữa ông cũng không còn muốn
xâm lược nước Anh nữa. Vì thế lúc này D’Éon lại là một vấn đề.
Năm 1775, nhà viết kịch Beaumarchais, một đại diện của Chính phủ
Pháp, đã tiếp cận với D’Éon để thương lượng đưa ông trở về Pháp, cùng
với mọi tài liệu liên quan đến hoạt động gián điệp.
Sau vài tháng thảo luận, D’Éon đã ký thỏa thuận có tên “Giao dịch”,
theo đó ông phải từ bỏ toàn bộ tài liệu mật và trở về Pháp càng sớm càng
tốt. Nhà vua sẽ trả giúp một số khoản nợ đáng kể của D’Éon và cấp cho
ông tiền lương hưu. Về phần mình D’Éon sẽ công khai tuyên bố ông là… phụ
nữ.
Điều duy nhất khiến cho kế hoạch trên hoàn toàn hợp lý là thực tế,
rất nhiều người, bao gồm cả chính phủ Pháp, đã nghĩ rằng D’Éon đúng là
một phụ nữ bí mật.
Ngay từ năm 1770, nhiều tin đồn bắt đầu lan truyền ở Anh và Pháp rằng
“Chevalier” (Quý Ông) D'Éon thực ra là một Chevalière (Quý Bà), và một
khi tin đồn đã lan đi, chúng sẽ không dừng lại. Thậm chí vào năm 1771,
các nhà cái ở London bắt đầu đặt cược vào giới tính của D’Éon với tỉ lệ
3-2.
Chân dung D'Éon khi là một phụ nữ.
Cuộc tranh luận công khai kỳ quặc đó khiến cuộc sống của D’Éon trở
nên khó khăn. Ông không thể rời khỏi nhà mà không có lính bảo vệ vũ
trang do nhiều người đòi nhìn thấy ông khỏa thân. Việc D’Éon từ chối
công khai giới tính của mình đã kéo dài cuộc tranh luận này trong suốt
nhiều năm.
Có nhiều điều ẩn sau việc D’Éon từ chối tiết lộ giới tính chứ không
chỉ đơn giản là tự trọng cá nhân. Vào tháng 5/1772, một thư ký người
Pháp nằm trong đội “Mật vụ Nhà Vua” đã tới London để điều tra thông tin
D’Éon là nữ. Sau đó, mật vụ này trở lại Pháp, hoàn toàn tin tưởng rằng
D’Éon là một phụ nữ. Từ thời điểm đó, chính phủ Pháp coi việc D’Éon mang
giới tính nữ là một sự thật. Chính D’Éon cũng gieo rắc tin đồn về giới
tính của mình, nên trong một cuộc điện thoại với nhà viết kịch
Beaumarchais vào năm 1775, D’Éon đã kể một câu chuyện hư cấu rằng ông
sinh ra là nữ nhưng bị người cha khó tính bắt buộc phải làm con trai.
Sự thật này cho phép D’Éon rút khỏi nhóm “Mật vụ Nhà Vua” và trở về
Pháp như một nữ anh hùng đã trải qua nhiều năm giả làm nam để thực hiện
những hoạt động yêu nước cho Vua Louis XV.
Thật kỳ lạ là kế hoạch này đã có hiệu quả.
Vào tháng 7/1777, D’Éon cuối cùng rời nước Anh. Đến lúc đó, hầu hết
châu Âu đều biết câu chuyện của ông, hoặc ít nhất là phiên bản mà D’Éon
muốn mọi người biết về mình: một phụ nữ bẩm sinh, được cha nuôi dạy như
một cậu con trai, và ông đã xuất sắc trong vai trò một nhà ngoại giao và
một quân nhân, để rồi bây giờ đã bị tân vương Pháp Louis XVI ép buộc
phải công bố giới tính thật.
Theo điều kiện trong thỏa thuận “Giao dịch”, D’Éon phải trở về Pháp
trong trang phục của một phụ nữ, nhưng trên thực tế ông vẫn mặc quân
phục của đội Long Kỵ binh (Dragoon) như một biểu tượng cho sức mạnh
chính trị của mình khi bước chân xuống thuyền.
Phải mất vài tháng, nhờ một sắc lênh của Hoàng gia, cuối cùng D’Éon
được giới thiệu với Rose Bertin, Giám đốc phụ trách trang phục của Nữ
hoàng Marie Antoinette.
Vào ngày 21/11/1777, Quý Bà Chevaliere d’Éon chính thức xuất hiện tại
triều đình ở Versailles, “tái sinh” sau bốn giờ được Giám đốc phụ trách
trang phục của Nữ hoàng Marie Antoinette trang điểm.
Sau một thời gian điều chỉnh, D’Éon dần xuất hiện hoàn toàn với diện
mạo một phụ nữ. Hầu hết xã hội Pháp khi đó chấp nhận “ông” là nữ và còn
ca ngợi D’Éon là một nữ anh hùng dân tộc giống như Joan of Arc.
Nhưng thực tế cuộc sống của một phụ nữ cũng đáng thất vọng. D’Éon gần
như mất hoàn toàn tiếng nói về chính trị. Khi Pháp tham gia cuộc Chiến
tranh giành độc lập của Mỹ năm 1778, D’Éon đã đề nghị chính phủ cho phép
bà mặc quân phục đội trưởng Long Kỵ binh một lần nữa, để có thể tham
gia cuộc chiến. Nhưng trái lại, chính phủ Pháp gây áp lực buộc cựu điệp
viên này phải vào sống tại một tu viện. D’Éon vẫn không ngừng yêu cầu
được tham chiến, bà liền bị bắt và tống vào ngục tối bên dưới Lâu đài
Dijon.
"Quý bà" D'Éon chỉ được thả sau 19 ngày kèm theo lời hứa từ bỏ yêu
cầu... làm đàn ông. Kể từ đó moi nỗ lực chính trị của D’Éon bị Chính phủ
Pháp đập tan ngay lập tức. Cuối cùng bà bị buộc phải nghỉ hưu ở điền
trang của mình tại vùng nông thôn Tonnerre.
Năm 1785, D’Éon trở lại Anh, bề ngoài để giải quyết một số khoản nợ
nhưng thực tế là tìm kiếm con đường giải phóng khỏi chế độ quân chủ
chuyên chế mà người Anh dường như rất yêu thích. Bà được chào đón như
một nữ anh hùng.
Nhưng khi cuộc Cách mạng Pháp bắt đầu vào năm 1789, lương hưu hàng năm của D’Éon bị cắt, bà rơi vào cảnh phá sản. Đến
năm 1791, D’Éon, giờ đã ngoài 60 tuổi, phải nhờ đến những buổi trình
diễn đấu kiếm để kiếm tiền. Bà tự nhận mình là một nữ kiếm sĩ.
Một trận đấu kiếm của Quý Bà Chevaliere d'Éon tại Carlton House ở London, năm 1787. Ảnh: Public Domain
Sự nghiệp đấu kiếm của D’Éon kéo
dài đến năm 1796, khi bà bị thương nặng trong một giải đấu và buộc phải
nghỉ hưu. Chẳng mấy chốc D'Éon lại sống trong nghèo khó, ở chung căn hộ
với một người phụ nữ lớn tuổi khác - một góa phụ tên là "Bà Cole".
D'Éon dần trở nên yếu ớt, thường nằm liệt giường và rất ít người nhìn
thấy bà.
Bà mất ngày 21/5/1810, ở tuổi 81. Chỉ đến khi D’Éon mất,
Bà Cole mới có một phát hiện kinh ngạc. Trong lúc thay quần áo cho
người quá cố để chôn cất, Bà Cole kinh hoàng nhận ra rằng, người phụ nữ
được cho là “bị ép” làm đàn ông để phục vụ Nhà vua, hóa ra là nam giới
thực thụ về mặt sinh học! Xem Kỳ 1: GIÁN ĐIỆP CỦA NHÀ VUA
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét