Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 55
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
( Thuyết Minh ) Thế Giới Động Vật Hoang Dã 2020 - Chậm Là Chết
Thi triển "miêu quyền", mèo cát hạ sát rắn đuôi chuông sừng cực độc trên sa mạc
Hoa Hướng Dương |
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Tại vùng đất đầy nắng và cát, một trận chiến sinh tồn đã diễn ra cực kỳ gay cấn, hồi hộp.
Mèo cát
(Tên khoa học: Felis margarita) hay mèo đụn cát là một loài mèo chuyên
sống ở những hoang mạc khô cằn của châu Phi và châu Á (môi trường khắc
nghiệt mà không có loại mèo nào khác có thể chịu nổi).
Tuy
có kích thước khá nhỏ (nặng 1,4 đến 3,4 kg và dài 39 đến 57 cm) nhưng
chúng lại sở hữu khả năng săn mồi tuyệt đỉnh. Sở dĩ chúng có thể tồn tại
ở nơi khô cằn bậc nhất thế giới vì có thể hấp thụ nguồn nước nằm ngay
trong cơ thể con mồi
Nơi trú ẩn của mèo cát là các hang đá. Ảnh: Pinterest
Lần
này, con mèo cát đã bắt gặp một con mồi rất nguy hiểm khi lang thang
tìm kiếm thức ăn, đó là một con rắn lục hoang mạc hay rắn đuôi chuông
sừng. Không có nhiều sự lựa chọn tại vùng đất hẻo lánh và khắc nghiệt
nên con mèo quyết định tấn công rắn độc.
Với
đòn "miêu quyền", con mèo đã khiến cho đối thủ của mình bị trầy xước
thảm hại và dưới cái nóng thứ thiêu như đốt thì con rắn đã nhanh chóng
mất nước rồi kiệt sức. Trở thành bữa ăn cho mèo cát.
Xem video:
Mèo cát tấn công rắn lục cực độc
Nguồn: Documentaire Animalier
Cá chình kịch chiến rắn độc biển: Kết quả bi thảm cho kẻ yếu
Hoa Hướng Dương |
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Một kẻ có thể săn cả cá mập, một kẻ có nọc độc mạnh nhất thế giới, liệu cuộc chiến sẽ có kết cục ra sao?
Rắn biển
Belcher (Tên khoa học: Hydrophis belcheri) là loài rắn sở hữu nọc độc
mạnh nhất thế giới hiện nay (độc hơn 100 lần so với loài rắn Taipan nội
địa ở trên cạn), chúng có kích thước vừa phải dao động từ 0,5 đến 1 m.
Khi
bị loài rắn này cắn thi nạn nhân thường vô phương cứu chữa và cái chết
sẽ đến rất nhanh chóng trong vòng vài phút bởi chỉ cần vài mg nọc độc
của loài rắn biển đã có thế giết chết hơn 1.000 người.
Rắn biển và chình đại chiến. Ảnh: Pinterest
Do
đó loài rắn này còn có thể săn cả con mồi vô cùng đáng sợ là cá chình,
một loài cá sở hữu bộ hàm cực kỳ đặc biệt với một hàm phụ ở bên trong
hàm chính mà ngay cả cá mập cũng có thể bị hạ sát bởi cá chình.
Thế
nhưng khi đối đầu với rắn biển thì cá chình đã bị hạ gục dễ dàng và bị
nuốt vào bụng, con cá chình đầu tiên đã may mắn sống sót vì cơ thể dài
hơn rắn biển khiến con rắn không thể nuốt trôi nhưng con cá chình thứ
thì hoàn toàn bị rắn biển nuốt gọn.
Xem video:
Cá chình đối đầu với rắn biển
Nguồn: MIND TWISTER
Giải mã bí ẩn: Động vật lớn nhất mà rắn có thể nuốt là gì?
Ngọc Như |
Ảnh minh họa: Internet
Sở hữu cái miệng đặc biệt, tạo hóa ban cho loài rắn khả năng có thể nuốt những con mồi lớn hơn nó rất nhiều.
Rắn – loài động vật đặc biệt
Dẫn
lời của Julia Klaczko, nhà động vật học tại Đại học Brasília ở Brazil
cho biết: "Các tìm kiếm được đề xuất hàng đầu trên YouTube cho "rắn ăn
gì" cung cấp một số cái nhìn sâu sắc về niềm đam mê của chúng tôi với sự
đáng sợ và kinh tởm. Một số gợi ý rùng mình là "rắn ăn ếch sống" hoặc
khó tưởng tượng "rắn ăn nhím". Những người khác có vẻ tưởng tượng rằng
"rắn ăn chính nó".
Nhưng kết quả tìm kiếm lớn nhất nhấn mạnh chủ đề về: Kích thước những loài động vật bị rắn ăn thịt.
Bất
cứ ai có sự tò mò về vấn đề này và có thời gian rảnh rỗi đều có thể xem
quá trình một con rắn quắn quanh một con cá sấu Mỹ, một con nai, một
con lợn, một con cá sâu Châu Phi hoặc một con bò."
"Bạn có
thể tìm thấy những con rắn ăn giun đất, động vật thân mềm và con mồi
lớn, bao gồm cả động vật có vú" Julia Klaczko cho biết.
Ảnh: Smithsonian Magazine
"Chúng
được tìm thấy trong nước mặn và nước ngọt. Có những con rắn sống trong
đất. Có những con rắn sống trên cây. Một loài rắn ở Đông Nam Á thậm chí
có thể bay từ cây này sang cây khác " Kevin Calhoon - người phụ trách
rừng tại Thủy cung Tennessee ở Chattanooga, Hoa Kỳ cho biết.
Khả
năng ăn uống của rắn rất bất thường. Nếu không có nhu cầu duy trì thân
nhiệt, rắn có thể sống sót với lượng calo thấp hơn nhiều phần lớn động
vật máu nóng cùng kích thước. Các nhà nghiên cứu ước tính rắn cái có thể
sống sót và sinh sản ngay cả khi tiêu thụ chưa đến 3% mồi săn trong khi
động vật máu nóng cùng kích thước cần ăn toàn bộ, theo nghiên cứu công
bố năm 1988 trên tạp chí Oecologia.
Nhà động vật học
Klaczko tại Brazil giải thích: "Rắn có thể sử dụng năng lượng hiệu quả,
nhưng chúng vẫn cần ăn. Và chúng thiếu một số đặc điểm cơ thể mà các
động vật khác sử dụng để đuổi bắt con mồi.
Không có tứ chi, rắn
không thể giữ cố định thức ăn hoặc đẩy thức ăn xuống thực quản. Rắn cũng
thiếu răng cưa để xé và răng phẳng để nhai. Nuốt toàn bộ con mồi là
giải pháp tốt nhất".
Cô cũng chia sẻ tiếp: "Khả năng ăn con
mồi lớn không phải là điều chỉ xảy ra một lần trong quá trình tiến hóa
của loài rắn. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn có một số câu hỏi về cây phả
hệ của họ rắn, bằng chứng cho thấy các dòng họ rắn khác nhau đã phát
triển độc lập. Tuy có khác nhau về chủng loại nhưng các đặc điểm tương
tự của cơ thể cho phép chúng bắt, nuốt và tiêu hóa con mồi".
Mở rộng sự nghiên cứu về loài rắn
Trái
với suy nghĩ nhiều người, rắn không mở hay di chuyển quai hàm. Thay vào
đó chúng điều khiển sọ, dây chằng và cơ bắp sao cho miệng mở hết mức để
có thể ăn thịt những con vật lớn hơn đáng kể so với chúng. Độ lớn tối
đa mà miệng rắn mở ra, thứ mà các học giả gọi là "gape", chính là giới
hạn về kích thước con mồi mà một con rắn có thể ăn.
Ảnh minh họa: Internet
Kevin Calhoon, người phụ trách rừng tại Thủy cung Tennessee ở Chattanooga diễn giải: "Hàm
rắn không được gắn vào hộp sọ - nó được gắn với dây chằng. Chúng có cấu
trúc hàm dây chằng rất linh hoạt cho phép chúng kéo dài và mở rộng
miệng hơn nhiều."
"Sau khi quai hàm kéo dài ra để bắt
con mồi, bước tiếp theo của một con rắn là di chuyển con mồi qua đường
tiêu hóa serpentine, nơi dịch tiêu hóa trong dạ dày có thể bắt đầu phá
vỡ các mô. Khi ăn con mồi nhỏ, một con rắn có thể sử dụng hàm để đẩy một
con sâu hoặc loài gặm nhấm xuống đường tiêu hoá, nhưng đối với những
con vật lớn hơn, rắn sẽ sử dụng xương trong đầu và hàm để tiến về phía
con mồi", Klaczko nói.
Hươu và trâu bò nằm trong số
những động vật lớn nhất mà rắn có thể ăn. Năm 2018, một con trăn Miến
Điện ở Florida nặng khoảng 14 kg bị bắt gặp nuốt chửng con hươu đuôi
trắng nhỏ nặng 16 kg, đạt tỷ lệ khối lượng mồi săn do với động vật săn
mồi lớn nhất ở loài trăn này, theo đại diện Khu bảo tồn tây nam Florida,
Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, con trăn đã chết sau khi nôn ra xác hươu. Sự
đa dạng về kích thước và hình dáng con mồi cùng độ mở hàm của rắn khiến
giới nghiên cứu không thể biết chắc đâu là động vật lớn nhất mà rắn có
thể nuốt được.
Klaczko khẳng định: "Trong khi một
số loài rắn ăn cá sấu, bò... Loài rắn cũng đóng vai trò quan trọng trong
cân bằng mạng lưới thức ăn và hệ sinh thái của Trái Đất".
Bài viết sử dụng nguồn: Livescience
Thiên nhiên kỳ bí: Khám phá nơi trú ngụ của 'siêu quái thú' trăn khổng lồ nặng hơn 500kg
Minh Anh |
2
Trăn Anaconda đang ăn thịt một con cá sấu sông Nile cỡ khủng!
Đầm lầy trong khu rừng rậm Amazon chính là ngôi nhà của những con trăn Anaconda nặng hơn 500kg, dài hơn 11m.
Clip trăn Anaconda nằm vắt vẻo trên cành cây:
Thiên nhiên kì bí: Khám phá nơi trú ngụ của siêu quái thú trăn khổng lồ nặng hơn 500kg
Rừng Amazon – câu hỏi lớn của nhân loại
Rừng
Amazon nằm trong 9 lãnh thổ quốc gia của khu vực Nam Mỹ bao gồm 60%
thuộc Brazil còn lại là Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, Guyana,
Bolivia, Suriname và Guyana thuộc địa Pháp. Tổng diện tích bề mặt bao
phủ của rừng Amazon lên tới 7 triệu km2, nơi đây được mệnh danh là "lá phổi xanh" lớn nhất của hành tinh.
Amazon
là cái tên do một người lính Tây Ban Nha là Francisco de Orellana đặt
ra. Năm 1541, de Orellana là người châu Âu đầu tiên khám phá khu vực
rừng rậm này và đến cửa sông vào năm 1542.
Ông trở về Tây Ban Nha với những câu chuyện về vàng và quế mà ông đã tìm thấy ở nơi này.
Nhưng
ông ta lại bị tấn công bởi những người phụ nữ đến từ các bộ lạc ở đây
khi họ đang cố bảo vệ lãnh thổ của mình. Ông đã gọi họ là Amazon – cái
tên tượng trưng cho những nữ chiến binh trong thần thoại Hy Lạp.
Vùng
rừng Amazon quả thực ẩn chứa nhiều bí ẩn, nơi có những bộ tộc săn cá
sấu bằng tay không, bộ tộc ăn thịt người và cả những bộ tộc nguyên thuỷ
duy nhất sót lại trên hành tinh này.
Rất nhiều bộ lạc, thậm chí kể cả những bộ lạc không giao tiếp với bên ngoài, nói về một loài động vật rừng nhiệt đới khổng lồ.
Mặc
dù không có mẩu xương hay dấu hiệu nào về loài động vật này, một số nhà
khoa học khẳng định rằng có lẽ con người ở Amazon đã tương tác với
những con lười khổng lồ cuối cùng trên mặt đất.
Không chỉ vật,
rừng Amazon là ngôi nhà của rất nhiều loại động vật, trên thực tế, cứ 10
loài được biết đến trên thế giới thì có 1 loài sống ở Amazon.
Dĩ nhiên, không thể không nhắc đến quái thú Anaconda – kẻ thống trị giới bò sát! Anaconda – kẻ thống trị dài hàng chục mét, nặng cả tấn
Một con trăn Anaconda bị bắt sống và phải dùng cần cẩu để mang đi.
Là
loài trăn lớn nhất thế giới dài hơn chục mét, nặng cả tấn, sống đơn độc
nhưng lại rất hung tàn với những đòn tấn công đột ngột khiến con mồi
không thể chạy thoát, trăn anaconda khiến nhiều người khiếp sợ thật sự.Trăn
Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ.
Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ
thể lớn. Tuy nhiên không ít lần các nhà khoa học rùng mình khi nhìn thấy
cơ thể khổng lồ của anaconda vắt vẻo trên các cành cây!
Anaconda
quả thật là “ông vua” của đầm lầy Amazon, chúng là một khối cơ khổng lồ
nên nếu nó cuộn khối cơ đó quanh con mồi, và rồi cuộc chơi sẽ chấm dứt.
Năm 1902, các thổ dân Amazon đã miêu tả về một con trăn dài tới 15m, nặng hơn 1 tấn với một đoàn thám hiểm tây phương.
Đến năm 1935, các nhà thám hiểm Anh cũng khẳng định rằng đã tận mắt trông thấy một con Anaconda xanh dài tới 50m.
Loài trăn này sống chủ yếu trong môi trường nước và sinh sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới.
Chúng gồm 4 loài: màu xanh, màu vàng, đốm trắng đen và rắn khổng lồ Bolivia.
Anaconda
có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và có thể ở dưới nước trong tối đa
20 phút. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác.
Loài
trăn này có mặt ở hầu hết các vùng đất của châu Phi. Tuy nhiên, ở Nam
Phi loài trăn này có trọng lượng và kích thước lớn nhất. Trăn đá châu
Phi sinh sống ở các đồng cỏ, khu vực gần bờ nước (sông, suối, đầm lầy...
) hay vùng cận rừng.
Đây là loài trăn cực kỳ hung hãn, sẵn sàng
tấn công mọi thứ đang cử động trước mắt chúng. Một con vật to hơn chúng
vài ba lần cũng không thể thoát chết khi bị chúng quấn.
Anaconda
sống dưới nước nhưng không ăn thủy sản như cá. Con mồi ưa thích của
chúng là cá sấu Nam Mỹ, các loài rắn khác, dê và thậm chí cả báo Nam Mỹ.
Tổ
tiên của loài trăn này phải kể đến huyền thoại về loài trăn Titanoboa.
Chúng được coi là loài trăn to lớn nhất từng tồn tại trên trái đất chừng
60 triệu năm với chiều dài khoảng 20m và cân nặng đến 1,5 tấn!
Các nhà khoa học cho rằng loài trăn khổng lồ này là kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn tại rừng đầm lầy của Colombia.Titanoboa được cho là có thể nuốt gọn bất kỳ con mồi nào, vì kích thước của chúng là quá lớn.
Dĩ nhiên có nhiều trường hợp ở thời hiện đại, người ta đã được nhìn qua hậu duệ của Titanoboa.
Quả thực khiếp sợ!
Trăn con vừa chào đời đã bị 'sát thủ đen ngòm' này tấn công và ăn thịt trong chớp mắt
Hoa Hướng Dương |
0
Ảnh: Cắt từ video trong bài
Dù trăn mẹ đã làm tất cả những gì có thể để đảm bảo
những quả trứng sẽ nở thành công, thế nhưng tự nhiên vẫn luôn tàn nhẫn
một cách vô tình.
Một con trăn mốc
(Scientific name: Python bivittatus) hay còn gọi là trăn Miến Điện mẹ
đang ấp một tổ đầy trứng và nó biết rằng có muôn vàn kẻ thù như gấu mèo
Racoon, các loài bò sát luôn chờ chực để ăn trộm trứng của nó.
Do
đó, trăn mẹ quyết tâm ở lại tổ đến cùng, trăn là loài động vật có thể
ăn một khối lượng khổng lồ và sau đó không ăn trong nhiều tuần, nhiêu
tháng nên trăn mẹ không mấy lo lắng sẽ bị đói. Ngay cả những con ong làm
tổ gần đó đậu lên người nó cũng không thèm nhúc nhích.
Nỗ
lực này đã được đền đáp khi những quả trứng bắt đầu nở, trăn con sau
khi sinh sẽ tự mình đi ra khỏi tổ và sống độc lập. Đáng tiếc, có không
ít con trăn con đã tử nạn vì kẻ thù, con trăn con dưới đây đã bị loài
rắn Mmussurana (phần lớn ở Trung Mỹ) chuyên săn rắn hay trăn để ăn thịt
giết hại.
Lịch sử Khí công Khởi nguồn và lịch sử phát triển YOGA - Ấn Độ PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ “Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?” Lepnit . CHƯƠNG IX: NHÌN LẠI -"Mục đích duy nhất của khoa học là giảm bớt vất vả cho nhân loại." Bleiste -"Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì?Đó chính là lòng yêu nước" Napoleon. -"Nhân loại luôn có một chỗ độc đáo: nó lưu giữ hai bộ phép tắc đạo đức - một bộ lén lút, một bộ công khai; một bộ chân chính, một bộ làm bộ làm tịch" Mark Twain -“Nhân loại không có sự đòi hỏi nào cao hơn là làm sao đạt tới cái chí thiện, chí mỹ và chính vì giải quyết vấn đề ấy mà nó đã cố gắng...” Vidhusekharsastri -"Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc – tôi mới căm ghét chúng làm sao!" Albert Einstein -"Lòng
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm ăn th
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên các trang mạng trong thời gian gần
Nhận xét
Đăng nhận xét