BỘ MẶT CHIẾN TRANH 71
Duy Khánh – Tình Em Biển Rộng Sông Dài
Duy Khánh – Mai Kia Hòa Bình
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể lột tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao, thì vẫn mang sắc thái khát máu của loài quỉ dữ.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Metallica the unforgiven (war music video)
Metallica - The Day That Never Comes
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
5 trận chiến không tưởng LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU trong lịch sử quân sự
"TRẬN CHIẾN XE TĂNG" lớn nhất lịch sử Nhân Loại giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức
Trận đánh lớn nhất lịch sử chiến tranh
24/04/2020
06:09
GMT+7
Mùa hè 1942, ngoài mũi nhọn chiến lược về hướng Kavkaz, quân Đức phát xít tổ chức tấn công vào vùng trung lưu sông Đông và hạ lưu sông Volga.
Mục
tiêu của chúng là đánh chiếm thành phố Stalingrad, phá vỡ giao thông
trên sông Volga và làm chủ hoàn toàn vùng lãnh thổ bên phải Volga.
Đến
ngày 17/7/1942, Tập đoàn quân (TĐQ) Đức số 6 của Paulus đã tiến sát
tuyến phòng thủ chủ yếu của Hồng quân do TĐQ 62 thuộc Phương diện quân
(PDQ) Stalingrad đảm nhiệm, và thực hiện ý đồ bao vây tiêu diệt đơn vị
này nhằm đột phá vào Stalingrad, thậm chí vượt sông Đông.
Tất cả những ai có thể cầm súng chiến đấu đều được điều về bảo vệ Stalingrad. Ảnh: Tass |
Một
giờ đêm 27/7, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin phái Tổng tham mưu
trưởng A. Vasilyevsky bay đến mặt trận trực tiếp chỉ đạo và giúp PDQ
Stalingrad tổ chức phòng thủ thành phố. Ngày 28/7, với tư cách là Dân uỷ
Quốc phòng, Stalin kí Chỉ lệnh số 227 nêu rõ “... Nếu cứ rút lui, chúng
ta sẽ không có lúa mì, không có nhiên liệu, không có kim loại, không có
nhà máy và công xưởng, không có đường sắt. Khẩu hiệu chủ yếu lúc này
của chúng ta là: Không được lùi một bước”.
Những cố
gắng và hi sinh của bộ đội đã mang lại kết quả. Địch bị rối loạn trong
hành động và tạm thời đánh mất khả năng tiến công, không bao vây được
TĐQ 62 mà âm mưu chiếm các bến vượt sông Đông và nhằm tới Stalingrad
cũng phá sản.
Bộ Tổng chỉ huy Đức quyết định điều cánh
quân vốn đang tiến công theo hướng Kavkaz quay ngoặt xuống phía Nam,
cùng cánh quân phía Bắc kẹp toàn bộ Stalingrad vào gọng kìm thép khổng
lồ.
Ngày 6/8, quân Đức chuyển sang tiến công. Địch
tăng cường sức ép. Hồng quân chiến đấu anh dũng nhưng tình hình ngày một
nghiêm trọng. TĐQ 62 bị cắt đứt khỏi các đơn vị khác. Lực lượng Hồng
quân hiện có ở Stalingrad không đủ để đánh tan quân địch, cần phải có
viện binh.
Ngày 12/9/1942, Hitler quyết định tạm dừng
tiến công và chọn “giải pháp trung bình” cho trận Stalingrad. Theo đó,
không đặt vấn đề chiếm hẳn thành phố, mà làm cho nó mất hết ý nghĩa là
một trung tâm công nghiệp quốc phòng và đầu mối giao thông quan trọng,
khi có thời cơ thì lập tức tiến công cơ động qua tuyến cuối cùng được
vạch ra trong “giải pháp trung bình”.
Trận chiến Stalingrad được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Tass |
Cùng
ngày, Stalin có cuộc họp với các tướng G. Zhukov và A. Vasilyevsky. Ba
người thống nhất tổ chức phản công, chọc thủng phòng tuyến địch và bao
vây tiêu diệt cánh quân Stalingrad của chúng. Quân Đức sẽ phải thực hiện
một mũi đột kích từ ngoài vào để giải vây. Khi đó, Hồng quân sẽ bủa vây
bằng hai lớp – lớp trong là tuyến bao vây trực tiếp, lớp ngoài là tuyến
đánh địch đột kích từ bên ngoài.
Ngày 19/11/1942 bắt
đầu giai đoạn 2 của trận đánh, Hồng quân chuyển sang phản công. Sau khi
đập tan tuyến phòng thủ hai bên sườn quân địch, Hồng quân phát triển
tiến công theo hai hướng và đến ngày 23/11 thì hai cánh quân này gặp
nhau, tạo thành một vòng tròn vây chặt 22 sư đoàn quân Đức cùng 160 đơn
vị lẻ gồm 330 nghìn quân. Quân Đức phá vây, nhưng các mũi đột kích bị
nghiền nát.
Từ ngày 16 đến ngày 30/12, Hồng quân đập
tan TĐQ Sông Đông mới được Bộ Chỉ huy Đức vội vã thành lập. Ngày
10/1/1943, Hồng quân bắt đầu chiến dịch Chiếc vòng, lần lượt tiêu diệt
quân địch ở phía Tây rồi phía Nam vòng vây, tiếp đó chia cắt quân địch
còn lại làm hai mảng để xoá sổ từng mảng một.
Ngày
31/1, cánh quân Đức ở phía Nam do Paulus chỉ huy ngừng kháng cự. Ngày
2/2, cánh quân phía Bắc đầu hàng nốt. 91.000 sĩ quan và binh sĩ Đức bị
bắt làm tù binh, gần 140.000 tên bị tiêu diệt trong chiến dịch Chiếc
vòng. Còn nếu tính toàn bộ giai đoạn 2 thì phía Đức mất 800.000 quân,
2.000 xe tăng, 10.000 pháo và súng cối cùng 3.000 máy bay.
Trận
Stalingrad là trận đánh khổng lồ nhất trong Thế chiến 2 và lịch sử
chiến tranh nói chung. Số quân Đức bị tiêu diệt, bị thương, bị bắt làm
tù binh và mất tích lên đến 1,5 triệu tên, tức một phần tư binh lực trên
mặt trận Xô - Đức.
Chiến thắng Stalingrad tạo bước
ngoặt quyết định cho Chiến tranh Vệ quốc và Thế chiến 2. Từ đây, Hồng
quân Liên Xô giành được ưu thế chiến lược. Thất bại ở Stalingrad làm
rung chuyển cả nước Đức, làm các nước chư hầu mất lòng tin vào Đức.
Trong khi đó, phong trào chống phát xít ở các nước bị tạm chiếm được
khích lệ, bổ sung nguồn năng lượng mới.
Nguyên Phong
Trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh
28/04/2020
06:20
GMT+7
Trong hai ngày 3 - 4/5/1943 tại Munich, Hitler triệu tập cuộc họp bàn việc giành lại thế chủ động chiến lược bị mất sau thất bại ở Stalingrad, Liên Xô.
Tại
cuộc họp, Hitler đã phê chuẩn kế hoạch mở chiến dịch Sitadel do Bộ Tổng
tham mưu quân đội Đức soạn thảo. Mục tiêu là đánh tan các đơn vị Hồng
quân Liên Xô ở khu vực Vòng cung Kursk, giành lại quyền chủ động cho
quân Đức trên mặt trận Xô - Đức.
Vòng cung Kursk là
một dải đất hình lồi có chiều dài khoảng 550km, nằm kẹp giữa Oryol ở
phía bắc và Belgorod ở phía nam. Chiếm giữ khu vực này tương ứng là 2
cánh quân phát xít, cánh phải là cụm Tập đoàn quân (TĐQ) Trung tâm do
tướng Gunther von Kluge chỉ huy, cánh trái là cụm TĐQ Phương Nam của
tướng Erich von Manstein.
Phát xít Đức đã huy động lực lượng xe tăng hùng hậu vào trận Kursk. Ảnh: War History |
Trên
cơ sở các báo cáo của tình báo quân sự, 2h15 ngày 2/7/1943, Tổng tư
lệnh tối cao I. V. Stalin ra lệnh cho Hồng quân sẵn sàng chiến đấu, bẻ
gãy cuộc tấn công quy mô lớn của quân xâm lược “có thể được bắt đầu từ
ngày 3 - 6/7/1943”. Các nguyên soái Zhukov và Vasilyevsky trực tiếp chỉ
đạo tác chiến.
Mờ sáng 5/7/1943, quân phát xít triển
khai tiến công trên toàn mặt trận. Hồng quân chủ trương trước hết phòng
thủ chặt chẽ để tiêu hao sinh lực địch, rồi sau chớp thời cơ phản kích
và tiến công. Dưới quyền các tướng Xô-viết (Rokossovsky, Vatutin, Konev)
có 1.336.000 quân, hơn 19.000 pháo và súng cối, 3.444 xe tăng và pháo
tự hành, 2.172 máy bay chiến đấu.
Phía quân Đức, các
tướng Kluge và Manstein được Hitler dồn cho 70% các sư đoàn tăng (2.700
chiếc) và trên 65% máy bay (2.050 chiếc) đang có mặt trên mặt trận Xô -
Đức cùng 900.000 quân, 10.000 pháo và súng cối.
Tính
toán chiến thuật của quân Đức hoàn toàn đơn giản: Từ hai mặt đối diện
của chỗ lồi Vòng cung, chúng đột phá cùng lúc vào khu vực phòng ngự của
Hồng quân, đồng thời từ 2 phía bắc và nam mở những mũi đột kích mà điểm
giao nhau là Kursk, để chia cắt và tiêu diệt các đơn vị Xô-viết ở đây.
Mặt
trận phòng thủ của Hồng quân chia làm 2 tuyến gồm 5 - 6 dải phòng ngự
sâu 250 - 300km. Trước lúc địch tấn công, pháo binh Liên Xô đã tổ chức
bắn dọn đường, gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị xung kích Đức làm
chúng phải lùi thời điểm bắt đầu tấn công mất 2,5 - 3 giờ.
Sau
7 ngày tiến công, quân Đức chỉ tiến sâu nhất được 35km ở mạn Belgorod.
Trên hướng này, ở khu vực Prokhorovka, ngày 12/7/1943 đã diễn ra trận
đấu tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh với sự tham chiến của 1.500
xe tăng và 1.000 máy bay của cả hai bên, trong đó quân phát xít mất 400
xe tăng và hơn 10.000 binh sĩ.
Trong trận Kursk với trận đấu tăng vĩ đại nhất lịch sử chiến tranh, Hồng quân đã đánh tan 30 sư đoàn Đức, bao gồm 7 sư đoàn xe tăng. Ảnh: Bảo tàng quân sự Đức |
Ngày 12/7, sau khi khôi phục được các dải
phòng ngự và hất quân Đức về tuyến xuất phát tiến công, trong khi vẫn
diễn ra những trận đánh của giai đoạn phòng ngự, Hồng quân bắt đầu giai
đoạn 2 – giai đoạn tiến công của trận Kursk.
Với mục
tiêu đập tan cánh quân Oryol của cụm TĐQ Trung tâm và xoá bỏ góc lồi mạn
Oryol của Vòng cung, các đơn vị Liên Xô nhằm hướng Oryol tiến quân và
ngày 5/8/1943 giải phóng thành phố này. Tiếp tục truy kích, ngày 17 -
18/8, Hồng quân tiến đến sát tuyến phòng thủ của địch ở ngoại vi
Bryansk, tiêu diệt 15 sư đoàn địch và tiến sâu 150km về phía tây.
Từ
ngày 3 - 23/8/1943 diễn ra chiến dịch Belgorod – Kharkov, chiến dịch
cuối cùng của giai đoạn 2 và của cả trận Kursk. Quân Đức dựa vào tuyến
phòng thủ xây dựng sẵn, sâu đến 90km, chống trả quyết liệt. Nhưng ngay
trong ngày đầu tiên, dải phòng ngự chiến thuật của chúng đã bị xuyên
thủng.
Ngày 5/8/1943, Belgorod được giải phóng. Ngày
23/8, Hồng quân tiến vào Kharkov, 15 sư đoàn phát xít bị tiêu diệt. Hồng
quân đẩy lùi quân phát xít sâu 140km và mở rộng dải tiến công đến
300km, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng mạn bờ trái sông Dnieper
của Ukraina.
Tính chung, trong trận Kursk với trận đấu
tăng vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh, Hồng quân đã đánh tan 30 sư
đoàn Đức bao gồm 7 sư đoàn xe tăng. Quân Đức mất 500.000 sĩ quan và
binh sĩ, 1.500 xe tăng, 3.700 máy bay và 3.000 súng pháo. Chiến lược tấn
công của Đức bị phá sản hoàn toàn.
Nguyên Phong
Vì sao Hồng quân Liên Xô đơn độc đánh chiếm Berlin của Đức Quốc xã?
Trung Hiếu |
Mỹ và Anh cũng định công phá Berlin nhưng rốt cuộc chỉ có quân đội Liên Xô mới thực hiện được việc đánh chiếm thành phố này trong Thế chiến 2.
Vì sao các lực lượng Đồng minh khác không tham chiến ở Berlin?
Quân Liên Xô công kích Berlin khi lực lượng còn lại của phe Đồng minh vẫn nằm ở vị trí hơn 100km bên ngoài thủ đô Berlin.
Vào năm 1943, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố rằng “Mỹ phải chiếm được Berlin”. Thủ tướng Anh Winston Churchill nhất trí rằng thủ đô Đức Quốc xã không được rơi vào tay Liên Xô. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm 1945, các lực lượng Đồng minh này đã không có động thái nào để chiếm thành phố này. Sử gia Anh John Fuller gọi đây là “một trong các quyết định kỳ lạ nhất từng thấy trong lịch sử quân sự”.
Dẫu vậy, quyết định trên của Anh và Mỹ là có động cơ của nó. Trong một cuộc phỏng vấn với Russia Beyond, sử gia Nga Andrei Soyustov cho biết, có ít nhất 2 lý do khiến họ quyết định như vậy.
Thứ nhất, theo các thỏa thuận sơ bộ, bao gồm thỏa thuận đạt được ở Yalta, Berlin nằm trong khu vực tác chiến quân sự của Liên Xô. Đường phân giới giữa Liên Xô và phần còn lại của phe Đồng minh đi dọc theo sông Elbe.
“Việc cố xông vào Berlin chỉ để giành vị thế có thể phản tác dụng và khiến Liên Xô quyết định không tiến đánh phát xít Nhật Bản nữa” – sử gia này giải thích.
Lý do thứ hai để Anh và Mỹ không tiến công đô thị lớn này là quân Đồng minh đã hứng chịu nhiều thương vong vào cuối Thế chiến 2. Trong thời kỳ từ cuộc đổ bộ Normandy đến tháng 4/1945, phe Đồng minh thấy mình “có thể tránh việc phải tiến công vào các thành phố lớn”.
Trong khi đó thương vong của Liên Xô trong trận chiến Berlin thực sự rất cao, với 80.000 quân nhân bị thương và ít nhất 20.000 người bị chết (chưa kể nhiều người bị mất tích – ND). Phía Đức cũng chịu tổn thất lớn tương tự.
Tiến công trong đêm với sự hỗ trợ của đèn pha cực mạnh
Thủ đô Berlin bị tiến đánh bởi 3 phương diện quân Liên Xô. Nhiệm vụ khó khăn nhất được giao cho Phương diện quân Belarus số 1, do Georgy Zhukov chỉ huy. Họ phải tấn công các vị trí kiên cố của Đức ở Cao nguyên Seelow nằm ở ngoại vi Berlin.
Cuộc tiến công bắt đầu vào đêm 16/4 với loạt đạn pháo bắn cấp tập mạnh mẽ chưa từng có. Sau đó không cần đợi đến sáng, xe tăng (có bộ binh đi kèm) xung trận.
Cuộc tiến công diễn ra với sự hỗ trợ của các dàn đèn pha cực mạnh được bố trí phía sau lưng lực lượng xung kích. Nhưng ngay cả khi áp dụng chiến thuật khôn ngoan này, phía Liên Xô cũng vẫn mất vài ngày mới chiếm xong Cao nguyên Seelow.
Ngay từ đầu chiến dịch Berlin, quân Liên Xô đã chia cắt thành công đa phần lực lượng quân Đức này với thành phố Berlin.
Do vậy, Hồng quân chỉ vấp phải khoảng vài trăm ngàn quân địch ở trong nội đô Berlin, bao gồm cả lực lượng dân quân (Volkssturm) và lực lượng thuộc Đoàn Thanh niên Hitler. Ngoài ra còn các đơn vị SS (Đức) được kéo về từ các nước châu Âu khác nhau.
Lực lượng quân sự của Hitler tổ chức 2 tuyến phòng ngự bên trong Berlin. Nhiều ngôi nhà ở đây có cả boong-ke. Với lớp tường dày, các ngôi nhà này trở thành các thành trì vững chắc, khó công phá.
Mối đe dọa lớn đối với lực lượng Xô viết tiến phía trước là các vũ khí chống tăng, súng bazooka, và lựu đạn của địch do phía Liên Xô chủ yếu dựa vào các xe thiết giáp trong chiến dịch này. Trong môi trường tác chiến đô thị, nhiều xe tăng đã bị đối phương phá hủy.
Sau chiến tranh, các tư lệnh của chiến dịch công phá Berlin thường bị chỉ trích là dựa quá nhiều vào xe thiết giáp.
Tuy nhiên theo phân tích của sử gia Soyustov, trong điều kiện cụ thể khi ấy, việc sử dụng xe tăng là hợp lý. “Nhờ có việc sử dụng lượng lớn xe thiết giáp, quân đội Liên Xô đã tạo ra được một bộ phận cơ động mạnh hỗ trợ cho các binh sĩ tiến ở tuyến trước, giúp họ đột phá qua các chướng ngại vật để vào trung tâm thành phố”.
Chiến thuật sử dụng trong trận Berlin dựa trên kinh nghiệm từ trận Stalingrad. Quân Liên Xô lập ra các đơn vị tấn công đặc biệt, trong đó xe tăng đóng vai trò trọng yếu. Hoạt động cơ động điển hình như sau: Bộ binh di chuyển dọc hai bên phố, kiểm tra cửa sổ ở hai bên, để nhận diện các trở ngại nguy hiểm đối với xe tăng, như là các vũ khí được ngụy trang, các chướng ngại vật, và các xe tăng ẩn mình dưới đất.
Nếu bộ binh phát hiện ra các mối nguy hiểm như vậy ở phía trước, họ sẽ đợi pháo tự hành hoặc xe tăng tiến tới. Khi tới nơi, các xe thiết giáp này sẽ nỗ lực tiêu diệt các công sự Đức bằng hỏa lực bắn thẳng ở cự ly gần. Tuy nhiên có những tình huống bộ binh không theo kịp xe thiết giáp và do vậy, xe tăng bị cô lập với lực lượng yểm trợ và dễ dàng trở thành mồi ngon cho pháo chống tăng của Đức.
Đánh chiếm trụ sở Quốc hội Đức
Đỉnh điểm chiến dịch Berlin là trận chiến ở trụ sở Quốc hội Đức Quốc xã (Reichstag). Khi ấy, đây là tòa nhà cao nhất ở trung tâm thành phố Berlin và việc đánh chiếm nó có ý nghĩa biểu tượng cao.
Nỗ lực đánh chiếm Reichstag vào ngày 27/4/1945 đã thất bại và giao tranh kéo dài thêm 4 ngày nữa. Bước ngoặt xảy đến vào ngày 29/4 khi Hồng quân chiếm được trụ sở Bộ Nội vụ Đức nằm trên một khoảnh đất lớn. Quân Liên Xô cuối cùng chiếm được trụ sở Quốc hội Đức vào tối ngày 30/4.
Sáng sớm ngày 1/5, lá quân kỳ của Sư đoàn Súng trường số 150 được phất cao trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức. Lá cờ này về sau được gọi là Lá cờ Chiến thắng.
Lá
cờ Chiến thắng của Hồng quân được phất trên nóc trụ sở Quốc hội Đức
Quốc xã vào năm 1945. Ảnh: Bảo tàng Nghệ thuật Đa phương tiện Moscow.
Giải đáp câu hỏi về tính cấp thiết của trận đánh Berlin
Khi tính toán thương vong trong trận chiến Berlin đẫm máu, một số sử gia nghi ngờ về tính cần thiết của một cuộc tiến công như vậy.
Sử gia Yuri Zhukov cho rằng: “Tư lệnh Georgy Zhukov… có lẽ chỉ cần siết chặt phong tỏa từng giờ… Nhưng trong cả một tuần lễ, ông ấy đã hy sinh không thương tiếc hàng ngàn người lính Xô viết… Ông đạt được mục tiêu buộc Berlin đầu hàng vào ngày 2/5. Nhưng nếu việc này xảy ra không phải vào ngày 2/5 mà là ngày 6/5 hoặc 7/5 thì hàng chục ngàn binh sĩ của chúng ta có thể đã được cứu sống”.
>> Xem thêm: Loạt bài về Hitler trong hầm ngầm cố thủ khi Hồng quân tiến công Berlin
Tuy nhiên có các quan điểm phản bác lại cách nhìn nhận này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu Hồng quân chỉ dừng lại ở việc bao vây Berlin, họ có thể đánh mất thế chủ động chiến lược trước quân Đức.
Các nỗ lực của phát xít Đức trong việc phá vây từ trong ra và từ ngoài vào có thể dẫn tới mức độ thương vong tương tự cho quân đội Xô viết, theo sử gia Soyustov. Hơn nữa cũng không rõ sẽ phải mất bao lâu nếu tiến hành một cuộc phong tỏa như vậy.
Soyustov chỉ ra rằng nếu trì hoãn chiến dịch Berlin thì có thể nảy sinh các vấn đề chính trị giữa các lực lượng Đồng minh. Rõ ràng vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, các đại diện của Đệ tam Đế chế đã cố gắng đàm phán một thỏa thuận hòa bình riêng rẽ với Mỹ và Anh. Soyustov tin rằng trong hoàn cảnh đó, “không ai có thể dự báo việc phong tỏa Berlin sẽ phát triển theo hướng nào”.
Nhận xét
Đăng nhận xét