KIẾP GIANG HỒ 215
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ông "trùm" cầm đầu 30 đối tượng “xã hội đen” cho vay lãi suất tới 3.600%/năm
Thứ Bảy, ngày 21/03/2020 16:00 PM (GMT+7)
Cầm đầu băng nhóm “xã hội đen” chuyên cho vay nặng lãi với lãi suất lên đến 3.600%/năm, Nguyễn Trọng Dương (trú TP Vinh, Nghệ An) đã bị công an bắt giữ.
Sự kiện:
Tin pháp luật
Ngày 21-3, thông tin từ Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh
Nghệ An cho biết, vừa triệt xóa băng nhóm chuyên cho vay "tín dụng đen"
trên địa bàn TP Vinh.Thời gian vừa qua, người dân TP Vinh phản ánh, có một công ty lợi dụng là doanh nghiệp hỗ trợ tài chính để cho vay "tín dụng đen" với lãi suất "cắt cổ" từ 4.000 đồng-100.000 đồng/1 triệu/ngày, tương đương mức 144% đến 3.600%/năm.
Qua điều tra, cơ quan công an xác định, công ty tài chính trên do Nguyễn Trọng Dương (SN 1989, trú tại phường Trường Thi, TP Vinh) điều hành.
Nguyễn Trọng Dương trước khi bị bắt - Ảnh: Facebook
Với chiêu bài hỗ trợ tài chính thủ tục nhanh gọn, không cần tài sản
thế chấp nên sau khi phát tờ rơi quảng cáo, sử dụng mạng xã hội đăng
tải, nhiều người dân đã tới công ty của Dương vay tiền. Hoạt động dưới
trướng của Dương có khoảng 30 đàn em thân tín, đều là dân "xã hội đen".
Khi các con nợ đến hạn mà chưa trả tiền, Dương sẽ phái đàn em đến tận
nhà đe dọa, uy hiếp và in hình ảnh con nợ lên tờ rơi rồi gửi đến nơi làm
việc.Sau nhiều tháng điều tra, thu thập chứng cứ, lực lượng công an đã bắt khẩn cấp Nguyễn Trọng Dương. Khám xét nơi ở, nơi làm việc của ổ nhóm do Dương cầm đầu, cơ quan công an đã thu giữ nhiều chứng cứ quan trọng gồm 31 giấy vay nợ, 5 điện thoại di động, hơn 200 tờ rơi có in hình con nợ, trên 700 triệu đồng tiền mặt và thẻ ngân hàng, trong đó có 300 triệu đồng là tiền Dương thu lợi bất chính từ hoạt động cho vay nặng lãi.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, mở rộng.
Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/ong-trum-cam-dau-30-doi-tuong-xa-hoi-den-cho-vay-lai-suat-toi-3600-...
Tối 7/3 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ khẩn cấp đối tượng Nguyễn Hồng Ân...
Theo Hải Vũ (Người lao động)
Vay 50 triệu đồng, bị nhóm vay nặng lãi ở Hải Phòng siết nợ đến 1,3 tỉ đồng
Thứ Ba, ngày 12/11/2019 09:24 AM (GMT+7)
Trong thời gian ngắn, chị T. đã nhiều lần vay tiền với hình thức vay họ góp của 7 đối tượng, chỉ vay 50 triệu đồng nhưng chị bị siết nợ tới 1,3 tỉ đồng, tính ra chịu lãi suất cắt cổ từ 178%/năm đến mức cao nhất là 5.475%/năm.
Sự kiện:
Tin pháp luật, Tin nóng
Sáng 11-11, lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hải
Phòng cho biết, vừa phát hiện, triệt phá một nhóm tội phạm chuyên cho
vay nặng lãi với giá "cắt cổ". Đáng chú ý, nạn nhân của nhóm đối tượng
chỉ vay 50 triệu đồng nhưng bị siết nợ tới 1,3 tỉ đồng.
7 đối tượng tại cơ quan công an
Trước đó, tối 8-11, tại quán Cafe Ruby (thuộc lô 22 Lê Hồng Phong,
phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, Hải Phòng), Phòng Cảnh sát hình sự đã
tổ chức bắt quả tang 7 đối tượng đang giao dịch, thu tiền vay họ góp của
chị Đặng Thị T. (trú tại tỉnh Lâm Đồng, hiện đang công tác tại Hà Nội).7 đối tượng gồm: Nguyễn Văn Tuấn (SN 1988); Quách Đức Anh (SN 1996), Phạm Đức Trung (SN 1998), Nguyễn Trung Tuyến (SN 1982), đều trú tại quận Lê Chân và Trần Viết Dũng (SN 1999), Phạm Ngọc Nhật, SN 1997), cùng trú tại quận Ngô Quyền; Hoàng Ngọc Sơn (SN 1993, trú tại huyện An Lão). Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ 70 triệu đồng, 8 điện thoại di động, 2 xe ôtô và một số tang vật khác có liên quan.
Bước đầu điều tra và đấu tranh với các đối tượng, Phòng Cảnh sát Hình sự làm rõ trước đó, chị Đặng Thị T. do cần tiền làm ăn nên đã vay 50 triệu đồng của Phạm Minh Đức (SN 1996, trú tại đường Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân). Khi đến thời hạn, chị T. không có tiền trả thì được Đức giới thiệu làm quen với Quách Đức Anh để vay tiền. Sau đó, Đức Anh giới thiệu chị T. cho Phạm Ngọc Nhật và Nguyễn Trung Tuyến để vay tiền trả cho mình. Cứ như vậy, chị T. được các đối tượng này lại giới thiệu lần lượt cho nhau rồi đến Trần Viết Dũng để vay tiền trả nợ cho chúng. Đến nay, chị T. đã trả cho nhóm đối tượng trên hơn 300 triệu đồng, còn nợ cả gốc lẫn lãi hơn 1 tỉ đồng và không còn khả năng thanh toán.
Với thủ đoạn chủ động làm quen với người có nhu cầu vay tiền để cho vay rồi giới thiệu đồng bọn cho "con nợ" đến vay để trả "nợ vòng", nhóm tội phạm này đã đưa chị T. sa vào "vòng xoáy" vay - trả nợ mà không thể dứt và buộc chị phải chấp nhận mức lãi suất thấp nhất là 178%/năm đến mức cao nhất là 5.475%/năm để thu lời bất chính.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, ngày 9-11, Phòng Cảnh sát Hình sự đã tạm giữ hình sự đối với các đối tượng gồm: Nguyễn Văn Tuấn, Quách Đức Anh, Nguyễn Trung Tuyến, Trần Viết Dũng và Phạm Ngọc Nhật để tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án.
Được biết, nhóm đối tượng này đã lợi dụng mạng viễn thông, internet, sử dụng các trang mạng, các số điện thoại đăng ký không đúng tên, đúng chủ để liên lạc với những người có nhu cầu vay tiền. Trong quá trình giao dịch, các đối tượng không công khai trực tiếp đứng tên mà thông qua tài khoản ngân hàng, đứng tên của những người khác.
Các đối tượng thường sử dụng các nick name trên Facebook, nhưng không có thông tin thật về cá nhân để quảng bá các hoạt động cho vay. Các đối tượng cũng chủ động kết bạn với những người có nhu cầu Vay tiền, nhất là phụ nữ và người lao động tự do.
Nguồn: https://nld.com.vn/phap-luat/vay-50-trieu-dong-bi-nhom-vay-nang-lai-o-hai-phong-siet-no-den-13-t...
Vay tiền không thế chấp, hàng trăm người dân đã “sập bẫy” cho vay nặng lãi của giang hồ Hải Phòng.
Theo Tr.Đức (Người lao động)
'Đường Nhuệ' bị bắt khi đang lẩn trốn tại tỉnh Hà Nam
10/04/2020 23:18 GMT+7
TTO - Bị can Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, biệt danh Đường Nhuệ) bị cơ quan chức năng bắt khi đang lẩn trốn tại khu vực tỉnh Hà Nam.
Đêm 10-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận lực lượng chức năng đã bắt được Nguyễn Xuân Đường (biệt danh Đường Nhuệ) khi bị can đang lẩn trốn tại khu vực tỉnh Hà Nam, hiện đang di lý về tỉnh Thái Bình để phục vụ công tác điều tra.
Trước đó, chiều 10-4, Công an tỉnh Thái Bình phát thông báo truy nã toàn quốc Nguyễn Xuân Đường do bị can bỏ trốn, không có mặt tại nơi cư trú trước khi cơ quan chức năng tống đạt các quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam.
Thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình, quá trình điều tra mở rộng vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 30-3 tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, xác định có đủ căn cứ để tiếp tục khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, trú số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) do có dấu hiệu phạm tội "cố ý gây thương tích" quy định tại khoản 2 điều 134 Bộ luật hình sự.
Cụ thể, Công an tỉnh Thái Bình xác định khoảng 10h40 ngày 30-3, anh T.N.A. (24 tuổi, nhân viên Công ty TNHH dịch vụ vận tải Phúc Cường) có nhận vận chuyển một gói tài liệu của Công ty TNHH Đường Dương từ Thái Bình đi Hà Nội.
Do giữa anh T.N.A. và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên đã xảy ra mâu thuẫn và giao nhận hàng muộn. Sau đó, Nguyễn Xuân Đường gọi điện đe dọa, bắt nhân viên của Công ty Phúc Cường phải về Thái Bình để gặp mình.
Đến khoảng 18h20 ngày 30-3, T.N.A. cùng một quản lý Công ty Phúc Cường đến nhà Đường tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình để gặp, nói chuyện.
Tại đây Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương đã tra hỏi, đe dọa nhân viên Công ty Phúc Cường. Sau đó, Dương, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý trực tiếp đánh gây thương tích cho T.N.A..
Qua giám định, cơ quan chức năng xác định nạn nhân bị vỡ xương hàm, dập sống mũi, tỉ lệ thương tích 14%.
Vụ việc vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (biệt danh "Đường Nhuệ") bị khởi tố, bắt giam gây xôn xao dư luận địa phương bởi trước đó gia đình "đại gia" này từng nhiều lần bị tố cáo về hành vi cho vay nặng lãi, bảo kê, hành hung đe dọa giết người trên địa bàn tỉnh nhưng sau các kết quả điều tra, cơ quan chức năng đều xác định không đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề như bất động sản, xây dựng, xuất nhập khẩu, đa lĩnh vực... Đường cùng vợ còn được biết là những người "có tiếng" bởi đông đảo "đàn em" hoạt động trong các lĩnh vực bảo kê, cho vay, đòi nợ thuê, đấu giá đất kiểu "quân xanh quân đỏ" gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước.
Bản thân Đường Nhuệ cũng được cư dân mạng biết là người có mối quan hệ thân thiết với nhiều văn nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Đường cũng thường xuyên tham gia diễn xuất thông qua nhiều sản phẩm điện ảnh nói về giới giang hồ đăng tải trên mạng xã hội Youtube như Chạm mặt giang hồ, Luật lệ giang hồ...
Liên quan những nội dung tố cáo về hoạt động phạm pháp khác có liên quan đến vợ chồng đại gia này, Ban giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp cùng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh điều tra mở rộng vụ án.
Trước đó, chiều 10-4, Công an tỉnh Thái Bình phát thông báo truy nã toàn quốc Nguyễn Xuân Đường do bị can bỏ trốn, không có mặt tại nơi cư trú trước khi cơ quan chức năng tống đạt các quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam.
Thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình, quá trình điều tra mở rộng vụ án "cố ý gây thương tích" xảy ra ngày 30-3 tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, xác định có đủ căn cứ để tiếp tục khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Nguyễn Xuân Đường (49 tuổi, trú số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, phường Kỳ Bá, TP Thái Bình) do có dấu hiệu phạm tội "cố ý gây thương tích" quy định tại khoản 2 điều 134 Bộ luật hình sự.
Cụ thể, Công an tỉnh Thái Bình xác định khoảng 10h40 ngày 30-3, anh T.N.A. (24 tuổi, nhân viên Công ty TNHH dịch vụ vận tải Phúc Cường) có nhận vận chuyển một gói tài liệu của Công ty TNHH Đường Dương từ Thái Bình đi Hà Nội.
Do giữa anh T.N.A. và người nhận không thống nhất được địa điểm giao hàng nên đã xảy ra mâu thuẫn và giao nhận hàng muộn. Sau đó, Nguyễn Xuân Đường gọi điện đe dọa, bắt nhân viên của Công ty Phúc Cường phải về Thái Bình để gặp mình.
Đến khoảng 18h20 ngày 30-3, T.N.A. cùng một quản lý Công ty Phúc Cường đến nhà Đường tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình để gặp, nói chuyện.
Tại đây Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương đã tra hỏi, đe dọa nhân viên Công ty Phúc Cường. Sau đó, Dương, Nguyễn Đức Mạnh, Phạm Ngọc Quý trực tiếp đánh gây thương tích cho T.N.A..
Vụ việc vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (biệt danh "Đường Nhuệ") bị khởi tố, bắt giam gây xôn xao dư luận địa phương bởi trước đó gia đình "đại gia" này từng nhiều lần bị tố cáo về hành vi cho vay nặng lãi, bảo kê, hành hung đe dọa giết người trên địa bàn tỉnh nhưng sau các kết quả điều tra, cơ quan chức năng đều xác định không đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Ngoài hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề như bất động sản, xây dựng, xuất nhập khẩu, đa lĩnh vực... Đường cùng vợ còn được biết là những người "có tiếng" bởi đông đảo "đàn em" hoạt động trong các lĩnh vực bảo kê, cho vay, đòi nợ thuê, đấu giá đất kiểu "quân xanh quân đỏ" gây thất thoát tiền thuế của Nhà nước.
Bản thân Đường Nhuệ cũng được cư dân mạng biết là người có mối quan hệ thân thiết với nhiều văn nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng. Đường cũng thường xuyên tham gia diễn xuất thông qua nhiều sản phẩm điện ảnh nói về giới giang hồ đăng tải trên mạng xã hội Youtube như Chạm mặt giang hồ, Luật lệ giang hồ...
Liên quan những nội dung tố cáo về hoạt động phạm pháp khác có liên quan đến vợ chồng đại gia này, Ban giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp cùng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh điều tra mở rộng vụ án.
Chiêu thức kiếm tiền tỷ của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương
10/04/2020
06:03
GMT+7
Tham gia các cuộc đấu giá đất tại các xã, phường; dùng nhiều cách thức để trúng đấu giá với số lượng lớn sau đó bán sang tay. Mỗi cuộc, Nguyễn Thị Dương thu lời hàng trăm triệu đồng.
Nhiều năm qua, người dân Thái Bình không còn lạ cách thức kiếm tiền của “đại gia BĐS Đường Dương”.
Vợ chồng này thường tham gia các cuộc đấu giá đất chuyển đổi tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh, sau đó “bán lúa non” lấy tiền chênh lệch mỗi một lô đất trúng đấu giá từ vài chục đến vài trăm triệu đồng.
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương bên cạnh hàng trăm giấy tờ nhà đất. Ảnh: Báo Giao thông |
Tại những cuộc đấu giá (thường là đấu giá đất giãn dân, đất chuyển đổi quỹ đất 5% để lấy kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản), vợ chồng Nguyễn Thị Dương – Nguyễn Xuân Đường thường đưa nhiều “nhân viên” xăm trổ bặm trợn đi theo.
Có những cuộc đấu giá đất công khai, Dương cho “nhân viên” lên ngồi cùng đấu giá, thực chất là “kèm” những người mua hồ sơ, ép không cho người đấu giá bỏ giá, hoặc đứng ra đàm phán để họ bỏ giá thấp… để không còn đối thủ cạnh tranh.
Mỗi một cuộc đấu giá như trên, Dương thường đấu trúng số lượng lớn, sau đó bán chênh kiếm lời hàng trăm triệu đồng.
Nguyễn Thị Dương “ôm” được rất nhiều suất đất
Một lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện thuộc tỉnh Thái Bình cho biết, tại địa phương này, thời điểm năm 2018, UBND tỉnh cho chủ trương chuyển đổi, đấu giá đất 5% để lấy kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, hầu hết các xã trong huyện tổ chức đấu giá, Nguyễn Thị Dương đều tham gia với tư cách người mua hồ sơ.
Bữa tiệc sinh nhật xa xỉ của nữ doanh nhân đánh người gây thương tích |
Đơn cử, cuộc đấu giá đất giãn dân tại xã Đông Động (huyện Đông Hưng), nhóm thanh niên xăm trổ đi trên mấy chiếc xe ô tô đến điểm đấu giá, ngồi lẫn trong phòng đấu giá. Những người tham gia đấu bỏ hết hồ sơ, không dám đấu. Cuộc đấu giá bất thành, phải tổ chức lại.
Nguyễn Thị Dương khoe sự giàu có trên Facebook cá nhân |
Sự lộng hành ngang nhiên của những đối tượng lạ mặt này khiến người dân quê kinh sợ, kết quả, mỗi một cuộc như trên, Nguyễn Thị Dương “ôm” được rất nhiều suất đất, bán chênh từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng/lô, kiếm lời hàng trăm triệu đồng.
Việc o bế, không cho người khác đấu giá không chỉ làm mất sự dân chủ, công bằng, bình đẳng, nó còn khiến nhà nước thất thu ngân sách do cuộc đấu giá không có nhiều người tham gia đồng nghĩa với việc không có tính cạnh tranh, ganh đua trong các bước đấu giá…
Trụ sở công ty cũng là nơi ở của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương |
Vẫn với cách thức như trên, các cuộc đấu giá đất tại huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Kiến Xương…, mỗi khi nhóm người của “công ty Dương Đường” xuất hiện, người dân sở tại lại lo ngại, bất an.
Gần đây nhất, tháng 3/2020, công ty BĐS Đường Dương tham gia đấu giá dự án khu dân cư ở xã Vũ Ninh, huyện Kiến Xương, trúng 30/46 lô dù số lượng hồ sơ đăng ký đấu là 700 bộ. Dự án khu dân cư liền kề phía sau BV đa khoa Lâm Hoa (TP Thái Bình), công ty BĐS Đường Dương đang rao bán 128 lô đất...
“Một cuộc đấu giá chỉ diễn ra trong buổi sáng, tiền chênh lệch nhóm này kiếm được lên tới hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng. Cho nên, họ sẵn sàng dùng các thủ đoạn, kể cả hành hung những người đã đấu giá trúng để dằn mặt” – anh Nguyễn Văn K. – một người dân tham gia đấu giá đất tại xã Đ.P cho biết.
Theo nguồn tin của VietNamNet, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang mở rộng điều tra vụ án, trong đó có liên quan đến việc Nguyễn Thị Dương cùng “nhân viên” sử dụng các hành vi đe dọa, ép những người tham gia đấu giá phải bỏ đấu giá nhằm đấu giá trúng, sau đó bán chênh lệch kiếm lời.
Nữ doanh nhân Thái Bình vừa bị bắt là ai?
Vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Dương nổi tiếng ở Thái Bình với những câu chuyện về sự hào nhoáng, chơi ....
'Ông trùm' lừng danh của giới buôn xe từng nhận 2 bản án chung thân
10/04/2020
15:24
GMT+7
Từ vị thế “ông trùm” quyền lực trong giới buôn xe, doanh nhân Phạm Ngọc Lâm bất ngờ trải qua muôn vàn “sóng dữ” khi vướng vòng lao lý, phải mang 2 án chung thân, khuynh gia bại sản.
Thế
nhưng, khát vọng kinh doanh trong con người ông chưa bao giờ ngưng, nỗ
lực dựng xây lại cuộc đời chưa khi nào tồn tại ý niệm muộn màng, và
phương châm sống đó – với ông - đã luôn thấm sâu trong từng huyết quản.
Con đường trở thành “trùm” buôn xe
Ông
Phạm Ngọc Lâm sinh năm năm 1968 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam.
Năm 8 tuổi, ông theo gia đình di cư vào Bình Thuận. Đến năm 12 tuổi, cha
mẹ lần lượt qua đời, để lại mấy chị em tự nuôi nhau.
Năm
1983, khi mới 15 tuổi, ông quyết định bỏ học lớp 8 rồi xin đi làm phụ
xe trên tuyến Bình Thuận - Sài Gòn. Trong quá trình làm thuê, nhờ chăm
chỉ, tháo vát nên ông được chủ xe thương quý như con. Khi đủ 18 tuổi,
ông đi học lái xe với học phí do chủ hỗ trợ.
Có bằng
trong tay, từ chân phụ xe, ông chuyển qua làm tài xế, rồi sau đó sang
làm việc cho một công ty Nhà nước. Nhận việc chỉ vài tháng, ông
được tin tưởng giao khoán, chạy xe theo định mức kinh doanh.
Nhờ
chăm chỉ, chịu khó nên dù được giao chi tiêu 6 triệu đồng, ông vẫn cố
chạy để kiếm 7 triệu, bất kể ngày đêm. Theo đúng phương châm “năng nhặt
chặt bị”, nhờ những tháng ngày cần cù, không quản ngại vất vả bươn chải,
đến năm 21 tuổi, lần đầu tiên, ông đã tự sở hữu một chiếc xe hơi cũ nhờ
tiền tích cóp của bản thân.
Ông Phạm Ngọc Lâm - "trùm buôn xe" một thời nổi danh đất Sài Gòn. |
Tích
lũy được một số kiến thức nhất định về nghề xe, lại thêm máu làm giàu
nổi lên, ông sắm chiếc xe thứ 2 bằng tiền vay mượn từ những người quen
với ý định đầu tư.
Bước vào kinh doanh, Phạm Ngọc Lâm
đã chọn đúng hướng là “mua của người chán, bán cho người thích”. Cuối
năm 1993, do bán ô tô theo cách mua xe cũ rồi tân trang lại, ông kiếm
được những khoản tiền khá lớn.
Cùng với đó, ông cũng
tạo cho mình một uy tín tuyệt đối với các chủ hàng là người nước ngoài.
Giao hàng cho ông là họ yên tâm bội phần, không lo bị lừa. Và nhờ uy
tín đó, chỉ trong hơn hai năm, ông đã nhập về hàng nghìn tấn giàn giáo
cũ và xe tải của Hàn Quốc. Có lần, ông còn mua cả một bãi xe chuyên dụng
hơn 100 chiếc ở bên Nhật … Hàng là xe máy chuyên dụng, thuế ít, thị
trường đang cần, giá rất rẻ, vốn lại không phải bỏ, bán được bao nhiêu,
thanh toán bấy nhiêu. Cứ như vậy, tiền đổ về túi ông như “nước chảy chỗ
trũng”.
Nhờ may mắn, quyết đoán và táo bạo, chỉ trong
mấy năm, Phạm Ngọc Lâm phất lên “như diều gặp gió”. Từ năm 1997, bắt
đầu ở tuổi 29, ông đã được giới buôn xe TP.HCM xem như một “ông trùm”
quyền lực. Thế nhưng, “ngôi vương” đó bỗng chốc tan biến khi ông phải ra
trước vành móng ngựa, đối diện án tử hình.
Những cơn sóng dữ
Quyết
dấn thân lập nghiệp với tất cả sự liều lĩnh của tuổi trẻ, không bằng
lòng với nghề kinh doanh xe máy chuyên dụng, Phạm Ngọc Lâm đã quyết
định tiến thêm bước nữa.
Theo đó, ông sang Hồng Kông,
Nhật Bản, Hàn Quốc… móc nối với những công ty như Century Trading Co.,
Japan Auto Supply, Kimback Motors Co. Ltd và đặt hàng cho các công ty có
chức năng xuất nhập khẩu là Cosimex (Bà Rịa – Vũng Tàu), GMC (Công ty
Vật tư tổng hợp tỉnh Phú Yên, Thimexco (Tuy Hòa, Phú Yên) và Công ty
Nông – Súc sản XNK Cần Thơ.
Các công ty này sẽ ký hợp
đồng ngoại, làm các thủ tục hàng hóa theo như nội dung mà ông đã làm
sẵn. Hàng về đến nơi, các doanh nghiệp cử người ra cảng làm thủ tục hải
quan, chuyển về kiểm hóa tại địa phương…
Rồi công
việc tiếp theo là tuyến trên sẽ làm theo định hướng của Phạm Ngọc Lâm
để hưởng chút phí ủy thác nhập khẩu. Làm như vậy hình như còn chưa thấy
đủ “thoáng”, có doanh nghiệp còn để cho người của ông đứng ra làm đại
diện cho chủ hàng, ký xác nhận trên tờ khai hải quan.
Hàng
nhập về theo hóa đơn là hàng được phép nhập, có thuế suất thấp nhưng
thực chất thì lại là hàng có giá trị cao, không khuyến khích nhập như
hàng điện tử, điện lạnh, thiết bị vệ sinh, xe ô tô du lịch loại 4 chỗ.
Ban
đầu, ông nhập về làm một số xe khung gầm và sau này còn cùng với các
chủ hàng nhập vào Việt Nam một lượng xe nguyên chiếc. Xe nguyên chiếc
được mua từ Hồng Kông, Hàn Quốc rồi đem tháo rời ra, và làm thủ tục
nhập về phụ tùng. Sau đó, phần tháo rời lại cho lắp ráp lại, rồi mua hồ
sơ, giả mạo là xe lắp ráp để đăng ký tiêu thụ.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải – doanh nhân Phạm Ngọc Lâm |
Không
thể tính được chính xác Phạm Ngọc Lâm đã nhập về bao nhiêu xe theo
kiểu như vậy, nhưng theo hồ sơ còn lại thì thời điểm đó, doanh nhân này
đã nhập về 170 chiếc, tổng trị giá là 53 tỷ đồng.
Năm
2000, ông phải ra trước vành móng ngựa, đối diện với án tử hình do liên
quan tới vụ án Tân Trường Sanh. Ông nêu nguyện vọng khắc phục hiệu quả
bằng cách nộp tài sản, hơn 40 triệu USD. Và rồi ông nhận 2 án tù chung
thân - một vì buôn lậu, một vì đưa hối lộ.
Ngay từ khi
chưa vào trại giam Z30D, trong quá trình xử án, Phạm Ngọc Lâm đã
điều toàn bộ một số máy ủi công nghiệp ở công ty mình mở một con đường
12 km đi vào trại giam.
Trong suốt quá trình ở trại,
Phạm Ngọc Lâm được giao phụ trách đội xây dựng. Toàn bộ số tiền Phạm
Ngọc Lâm phải nộp theo bản án cũng đã được nộp hết.
Trong
thời gian ở tù, người dân ở Hàm Thuận Bắc đã mua cho ông một lô đất
để khi ra tù sẽ về đó sinh sống. Dân ở đây rất ơn ông vì từng được ông
xây cho trường học. Và cũng không ít người đã được Phạm Ngọc Lâm cưu
mang ở thuở cơ hàn cũng sẵn sàng giúp ông bằng nhiều cách.
Đầu năm 2005, nhờ khắc phục hậu quả, hoàn thành tất cả nghĩa vụ và cải tạo tốt, ông được đặc xá trước thời hạn.
Tiếp tục hành trình thắp lửa đam mê
Năm
2006, sau khi ra tù, ông xắn tay khởi nghiệp lần hai. Với những tài
sản còn lại của mình, ông thành lập công ty Đức Khải. Nhờ bạn bè giúp
đỡ, ông Lâm được độc quyền phân phối sản phẩm thương hiệu Toshiba tại
Việt Nam. Sau này, doanh nghiệp của ông phân phối thêm sản phẩm của hãng
Kenwood, Indesit và Dongfeng.
Năm 2008, nhận ra vấn
đề giải phóng mặt bằng có nhiều vướng mắc, ông xin Nhà nước thí điểm lập
công ty đền bù và giải phóng mặt bằng với mục đích tạo quỹ đất sạch,
bán đấu giá. Sau này, một số chủ đầu tư không triển khai dự án, ông xin
làm thay. Ngoài Era Town, Đức Khải triển khai 23 dự án khác.
Bước vào lĩnh vực mới này, Đức Khải được đánh giá cao nhờ xây chung cư giá rẻ nhưng chất lượng xếp vào hạng ưu.
Nhiều
năm trước, đại gia này còn gây xôn xao với quyết định đầu tư 2 máy bay
trực thăng cùng dàn tàu “khủng” cả trăm chiếc trị giá hàng ngàn tỷ khai
thác cá ngừ đại dương, hướng tới xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Giờ
đây, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải – doanh nhân Phạm Ngọc Lâm đã
nắm trong tay 20 công ty thuộc các lĩnh vực bất động sản, phân phối, xây
dựng, kho vận, cảng cạn, xăng dầu… với tổng tài sản hàng nghìn tỷ đồng.
Ông
chủ của Đức Khải tâm niệm, sản phẩm công ty liên quan đến xã hội, được
thị trường công nhận, sử dụng là nhờ uy tín. Vì vậy, định kỳ doanh
nghiệp có nghĩa vụ hoàn trả một phần cho cộng đồng dù kinh doanh thành
công hay thất bại.
Do đó, mỗi năm, Đức Khải thực hiện
một dự án quy mô như xây trường, bệnh viện, trạm xá ở những vùng khó
khăn, đó là chưa kể việc đóng góp vào quỹ hỗ trợ người có hoàn cảnh khó
khăn, đồng bào gặp thiên tai lũ lụt hay cấp học bổng cho học sinh nghèo.
Trong
một lần chia sẻ cởi mở với báo chí, doanh nhân này từng trải lòng: sai
lầm của con người là nhất thời, giá trị bản thân mới là vĩnh viễn. Thế
nên ông luôn tin tưởng vào giá trị của bản thân mình, vào những gì ông
đang làm, cách ông đang sống và sự chân thành mà ông dành cho mọi người.
Vì
thế, bất cứ ai đã hợp tác, làm việc cùng, ông đều muốn họ phải biết quá
khứ của ông. Họ có quyền được biết về lãnh đạo của mình, lúc đó ông mới
yên tâm. Và khi biết rồi mà họ vẫn xem ông là bạn, là cấp trên, là đối
tác và đi cùng thì đó mới là điều đáng quý.
(Theo ĐS & PL)
Nhận xét
Đăng nhận xét