KÝ ỨC CHÓI LỌI 138

ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận ĐỒNG XOÀI 1965 – Quân Giải Phóng Thắng Ngoài Mong Đợi, CAO VĂN VIÊN VNCH Rút Lui Rệu Rã
Share to TumblrShare to Thêm...
Trận Đồng Xoài
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
DongXoaiHuey-65a.JPG
Binh lính của tiểu đoàn kỵ binh số 52 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa bên trái và 1 cố vấn quân sự Hoa Kỳ bên cạnh xác một chiếc trực thăng bị quân Giải phóng bắn rơi
.
Thời gian 10 tháng 6-11 tháng 6 năm 1965
Địa điểm Đồng Xoài, Nam Việt Nam UTM Grid YT 0764-75971
Kết quả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giành chiến thắng
Tham chiến
FNL Flag.svg Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Hoa KỳBộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam
Flag of South Vietnam.svg Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Chỉ huy
Lê Trọng Tấn Cao Văn Viên,
Charles W. Williams


Lực lượng
1500 2000
Không quân và pháo binh yểm trợ
Tổn thất
Hoa Kỳ báo cáo tìm thấy 126 thi thể Quân đội Việt Nam Cộng hòa: 416 chết, 174 bị thương, 233 mất tích
Mỹ: 20 chết và bị thương, 13 mất tích
.
Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài là một trận đánh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa cũng gọi là Việt Cộng, trong thời kỳ chiến dịch Đông-Xuân năm 1965. Đây là trận lớn nhất trong giai đoạn này của Chiến tranh Việt Nam.
Tiếp theo sau chiến thắng tại Bình Giã chỉ huy của quân Giải phóng miền Nam đã quyết định thực hiện các cuộc tấn công tiếp theo đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong một nỗ lực hủy diệt nhiều đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong những tháng trước khi dẫn đến trận đánh này tại Đồng Xoài, Quân giải phóng đã xuất kích qua Phước Bình và Sông Bé. Các cuộc tấn công này dù có quy mô nhỏ nhưng đã thúc giục phe Mặt trận mở cuộc tấn công tại huyện Đồng Xoài.
Quận Đồng Xoài đã được bố trí Lực lượng đặc biệt và dân quân của Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ huấn luyện. Với hệ thống phòng thủ mạnh, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tự tin rằng căn cứ của họ có thể chống cự lại được tấn công của đối phương.
Dù các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa được Mỹ yểm trợ, Quân giải phóng đã có thể áp dụng chiến thuật của mình và đã chặn (routed) được nhiều tiểu đoàn quân Việt Nam Cộng Hòa. Kết quả là một thất bại nữa và sự mất mặt của các lực lượng quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Bối cảnh

Doanh trại của Lực lượng đặc biệt Đồng Xoài nằm ở tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn khoảng 88 km về phía tây bắc. Ngày 25 tháng 5 năm 1965, quân của biệt đội A-342 đã được chuyển vào khi doanh trại được xây xong.
Kể từ ngày Lực lượng đặc biệt đến, doanh trại này liên tục chịu các cuộc tấn công bằng súng cối của quân đối phương mà không biết ý định của đối phương là gì và Lực lượng đặc biệt trong trại tin rằng đó là quấy nhiễu như thông thường. Quan điểm đó được củng cố thêm bởi các cuộc tấn công của quân Mặt trận vào các mục tiêu liên quan ở Phước Bình, nơi Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn Q762 phòng thủ khu vực và phải gánh chịu thương vong nặng nề bởi lực lượng phòng thủ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Việc phá hủy tiêu khu Phước Bình và các cuộc tấn công lớn vào Sông Bé đã khiến cho lực lượng tăng viện gồm 2 trung đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa được chuyển tới. Với việc bổ sung quân này, việc tuần tra được tăng cường. Trong vòng hơn 2 tuần, tần suất các cuộc tấn công tăng lên. Mặc dù vậy, quân trong doanh trại này có ít thời gian để chuẩn bị ứng phó với cuộc tấn công cuối cùng của Quân giải phóng với lực lượng gồm Q762 và một số bộ phận của Trung đoàn Q763 mới được thành lập.

Trận đánh

Trận đánh bắt đầu vào ngày 10 tháng 6 sau nửa đêm, khi Q762 của Mặt trận với một số đơn vị từ Q763, một phần của Sư đoàn 9 đã tiến hành các cuộc tấn công với các loạt súng cối không ngớt và các hỏa lực nhỏ, bắn vào các boong ke và các vị trí súng máy. Vòng phòng thủ ngoài của tiêu khu bị phá hủy và Quân giải phóng chiếm được các hệ thống boong ke chủ chốt.
Do bất ngờ bởi bị tấn công vào sáng sớm, những người lính bên trong doanh trại có ít thời gian để phản ứng. Thiếu úy Charles W. Williams, chỉ huy của biệt đội đã ra lệnh cho quân mình nắm giữ vị trí phòng thủ bên trong sở chỉ huy quận sau khi ông đã nhận ra rằng doanh trại đã gần như bị địch phá tan.
Lúc sáng sớm, quân lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện không tác vào các vị trí của quân Mặt trận bằng bom napalm, nhưng quân Mặt trận đã bám chặt các vị trí bên trong các đồn điền cao su. Trong khi Quân giải phóng tiếp bắn phá doanh trại, một trực thăng Huey UH-1 của Đại đội 118 Không lực Hoa Kỳ đã rời sân bay Tân Sơn Nhất chở theo một số binh lính Sư đoàn Bộ binh 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Nhiệm vụ chính của họ là tăng viện cho quân phòng thủ của họ đang bị vây hãm trong doanh trại.
Hỏa lực phòng không của Quân giải phóng đã ngăn trở việc hạ cánh của máy bay chở quân cứu viện tới, và quân Việt Nam Cộng Hòa trên mặt đất chịu thương vong nặng nề. Sau đó một ngày, các lực lượng viện binh từ Tiểu đoàn 42 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị buộc phải hạ cánh xuống Thuận Lợi, nơi họ lập tức giao chiến và tiếp tục cho đến đêm. Một tiểu đoàn Mỹ đã hạ cánh tại đường băng Đồng Xoài nhưng đã không được tướng William Westmoreland cho tham chiến.
Các điều kiện bên trong quận Đồng Xoài tiếp tục xấu đi với việc thực phẩm, nước, thuốc men và đạn dược còn ít. Sau một đêm nữa kinh sợ bên trong trại, người ta đã quyết định rút quân.
Trước sáng sớm ngày 11 tháng 7, Quân giải phóng đã rút lui và biến mất trong rừng để lại Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị đánh tan tác. Lực lượng còn lại này hoảng loạn và mất tinh thần đã chịu tổn thất là 800 quân chết còn Mỹ thì chịu 35 trường hợp thương vong.

Hậu quả

Chiến thắng tại Đồng Xoài đã vượt quá mong đợi của Bộ Tư lệnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù Quân giải phóng không giữ được trận địa, họ vẫn có thể giữ được vị trí và đạt được mục tiêu gây tổn thất cho những đơn vị tốt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Quân giải phóng rút lui và mang theo một chiến thắng chiến thuật cũng như các cơ hội tuyên truyền. Theo Mặt trận, chiến thắng Đồng Xoài đã "thêm một trang vẻ vang vào lịch sử đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chống cuộc chiến tranh của Đế quốc Mỹ xâm lược".
Trung đoàn Q762 của Mặt trận đã được Mặt trận gọi tên "Trung đoàn Đồng Xoài" sau cuộc chiến thắng quân sự này.

Ghi chú

  1. ^ Kelley, Michael P. (2002). Where We Were In Vietnam. Hellgate Press. tr. p. 5–158. ISBN 1-55571-625-3.  Bảo trì CS1: Văn bản dư (link)

Trận đánh Chi khu Đồng Xoài

QĐND - Đã ở tuổi 84 nhưng ông Nguyễn Thành Công (Ba Công), nguyên Trợ lý Quân nhu Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, vẫn nhớ chi tiết trận đánh vào Chi khu Đồng Xoài hơn nửa thế kỷ trước. Đây là một cứ điểm quan trọng của địch ở cửa ngõ phía bắc Quốc lộ 14, cách Sài Gòn 88km…

QĐND - Đã ở tuổi 84 nhưng ông Nguyễn Thành Công (Ba Công), nguyên Trợ lý Quân nhu Sư đoàn 9, Quân đoàn 4, vẫn nhớ chi tiết trận đánh vào Chi khu Đồng Xoài hơn nửa thế kỷ trước. Đây là một cứ điểm quan trọng của địch ở cửa ngõ phía bắc Quốc lộ 14, cách Sài Gòn 88km…
Đánh Chi khu Đồng Xoài (lúc đó địch gọi là quận Đôn Luân) gồm Trung đoàn 1 diệt viện từ Phú Giao lên, còn Trung đoàn 3 “quét” bọn bảo an, dân vệ từ Đức Bổn, Bù Nho, Phú Riềng rồi Bù Na dài theo Quốc lộ 14 lên Bù Đăng. Riêng đội trinh sát thuộc Trung đoàn 3 bám sát Trung đoàn 2 trọng tâm đánh vào Chi khu Đồng Xoài. Trận đánh bắt đầu từ đêm mồng 9 đến rạng sáng 10-6-1965. Với tinh thần chiến đấu quyết tâm cao, ta đã làm chủ phần lớn các mục tiêu trong Chi khu Đồng Xoài, như: Khu biệt động quân, khu bảo an và khu hành chính. Khi trời sáng, địch huy động máy bay đến bắn phá, ném cả bom na-pan xuống khu vực ta chiếm giữ. Công sự bị bom dập, nhiều cán bộ và chiến sĩ hy sinh nhưng bộ đội ta vẫn kiên quyết bám trụ. Khoảng 15 giờ ngày 10-6, địch chi viện thêm một tiểu đoàn xuống phía bắc Chi khu Đồng Xoài, bị bộ đội ta chặn đánh tiêu diệt. Khi thấy không thể cứu vãn được tình thế, địch cho ném bom hủy diệt cả số binh lính của chúng còn sống sót.
CCB Nguyễn Thành Công.
Ông Ba Công nhớ lại: “Trận đánh đó, Trung đoàn 2 bắt được 200 tù binh giao lại cho Trung đoàn 3 quản lý. Lúc đó, tôi đang là đội trưởng đội trinh sát cử 3 chiến sĩ giữ số tù binh. Vì chúng đông quá, bộ đội ta cột tay chúng lại với nhau và cho nằm dưới các hố bom để tránh bom địch. Thấy hai chiếc “đầm già” bay trinh sát, lính địch lấy khăn trắng vẫy ra hiệu. Hai chiếc “đầm già” đó gọi mấy chục chiếc trực thăng lại quần thảo, nghi nhưng vẫn chưa biết là ai. Chúng kêu phản lực đến thả bom và nhả đạn đại liên xuống như mưa. Số tù binh chết hết, ba chiến sĩ trinh sát của ta cũng hy sinh. Trận đó tôi bị thương vào đầu, may mắn thoát chết. Đồng đội tôi hy sinh không còn nguyên vẹn. Chúng tôi phải đi gom nhặt từng mảnh thi thể. “Nghĩa tử là nghĩa tận”, trong khi đó có cả thi thể của các binh sĩ phía bên kia chiến tuyến…”.
Lúc Trung đoàn 2 bắn rơi chiếc máy bay tại địa phận xã Thuận Lợi, bộ đội ta bao vây bắt tên phi công nhảy dù. Tên này hung hăng lấy súng bắn trả khi thấy hai trực thăng đến áp sát giải cứu. Ông Ba Công đã hạ lệnh tiêu diệt tên phi công đó và tịch thu khẩu súng Mitinbaruc và khẩu súng ngắn ru lô... “Khi tiến đánh Chi khu Đồng Xoài, chúng tôi phải đi gom góp lúa gạo của dân. Người dân ở xung quanh đây chuẩn bị cho mình, phần nhiều của người dân tộc thiểu số. Họ ủng hộ Quân Giải phóng rất cao trong việc giải phóng Chi khu Đồng Xoài. Gạo của bộ đội cấp phát ở xa lắm, lên tận huyện Bù Đốp để nhận. Nên dân ở các bản và trong các xóm ở Thuận Lợi, Phú Riềng, mỗi người gùi hai gùi gạo ra đóng góp để bộ đội ăn trong thời gian chiến dịch”, ông Ba Công cho biết.
Trận đánh Chi khu Đồng Xoài ta tiêu diệt 608 tên địch, 4 đại đội biệt kích, 1 đại đội bảo an, 1 đại đội dân vệ, 1 trung đội pháo 105mm, 1 trung đội cảnh sát và chi đội xe cơ giới. Bắn rơi 7 máy bay, thu 148 khẩu súng các loại, gần 2 vạn viên đạn… Bên ta tổn thất không nhỏ: 134 cán bộ, chiến sĩ hy sinh và 290 người bị thương.
Bài và ảnh: DUY HIẾN

TRẠI LLĐB ĐỒNG XOÀI (A-342)
10/6/1965 – 12/6/1965

        Khoảng giữa đêm 10 tháng Sáu năm 1965, hai trung đoàn VC 762, 763 phối hợp tấn công quận lỵ và trại Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Xoài (A-342). Địch quân xử dụng một trung đoàn tấn công, trung đoàn còn lại tổ chức phục kích tại những nơi mà chúng tin rằng, quân đội VNCH và Đồng Minh có thể dùng làm bãi đáp trực thăng đổ quân, hay trục lộ di chuyển quân tiếp viện.
        Lúc 1:00 giờ sáng, đơn vị ứng chiến thuộc phi đoàn 118 Không Trợ, lên yểm trợ chiến trường. Trước sức tấn công với cả một trung đoàn VC, đến 2:30 phút sáng, trại LLĐB Đồng Xoài bị tổn thất nặng. Dân sự chiến đấu cùng các cố vấn LLĐB/HK rút về bộ chỉ huy quận.
        Đến 6:00 giờ sáng, phi đoàn 118 bay lên Phước Vinh đón tiểu đoàn 1, trung đoàn 7 Bộ Binh, đưa vào Đồng Xoài. Trong khi đó, trung đoàn VC ăn mặc như thường dân đã bố trí quân, chờ nơi bãi đáp. Các trực thăng Hoa Kỳ sau đợt đổ quân đầu tiên (có lẽ vì bất ngờ), nên chỉ bị trúng đạn nhỏ, bay thoát không bị rơi chiếc nào. Tuy nhiên, đại đội vừa mới được đổ xuống bị tiêu diệt trong vòng hai mươi phút.
        Thấy bãi đáp đã bị phục kích, không được an ninh, lần đổ quân thứ hai, các trực thăng Hoa Kỳ đáp trên phi đạo nhỏ trong đồn điền Thanh Lợi. Nhưng khi vào đến, một đàn bò đang ở trên phi đạo nên 14 trực thăng phải đáp ra ngoài một chút. Không ngờ, một quả mìn nổ tung, tiếp theo là đạn súng cối, súng đại liên của địch rơi vào bãi đáp. Một trực thăng bị tiêu hủy, tất cả phi hành đoàn đều tử trận.
        Đến gần trưa, một hợp đoàn ba chiếc trực thăng cũng thuộc phi đoàn 118 bay đi cấp cứu, đem những quân nhân Mũ Xanh Hoa Kỳ ra khỏi trận điạ. Lực lượng DSCĐ chỉ còn một đại đội người Miên vẫn còn chiến đấu. Các phi tuần phản lực cơ Hoa Kỳ được gọi lên oanh kích, thả bom  khu vực Đồng Xoài cả ngày. Đến xế chiều, các trực thăng phi đoàn 118, đổ xuống sân vận động của quận lỵ, tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân vào giải vây.
        Tiểu đoàn 52/BĐQ vừa được đổ xuống sân vận động cũng bị địch đợi sẵn, pháo kích tấn công. Các cấp chỉ huy đều nghĩ đơn vị này cũng sẽ bị tiêu diệt, nhưng các binh sĩ BĐQ đã anh dũng, chống cự quyết liệt. Tiểu đoàn 52 BĐQ dưới quyền chỉ huy của đại úy Hoàng Thọ Nhu, đẩy lui địch quân ra khỏi khu vực sân vận động và tiếp tục phản công về hướng trại LLĐB Đồng Xoài và bộ chỉ huy quận. Đến buổi tối, Biệt Động Quân đã chiếm lại được trại LLĐB, căn cứ Pháo Binh VNCH và nhiều vị trí trong quận.
        Trong những ngày kế tiếp, phi đoàn 118 Không Trợ Hoa Kỳ đổ thêm quân VNCH lên tiếp viện và di tản hàng trăm thương binh cùng với thường dân. Qua ngày 13 tháng sáu năm 1965, bộ chỉ huy LLĐB đưa một toán LLĐB mới A-311 đến Đồng Xoài thay cho toán A-342 LLĐB cũ, tu bổ, xửa sang lại doanh trại. Thiếu úy LLĐB Charles Q. Williams trong toán A-342, được trao huy chương Danh Dự (Medal of Honor) do sự chỉ huy sáng suốt, lòng dũng cảm của anh ta. Có lẽ đó cũng là chiếc huy chương Danh Dự đầu tiên được trao cho binh chủng LLĐB/HK.
        Tổng kết trận tấn công trại LLĐB Đồng Xoài: 5 LLĐB/HK, 3 LLĐB/VN, 40 DSCĐ tử trận. 16 LLĐB/HK, 4 LLĐB/VN, 54 DSCĐ bị thương. Cùng với 124 DSCĐ mất tích. Phiá địch tổn thất 134 xác để lại tại trận, có thể nhiều hơn được đồng bọn đem đi. (Tổn thất này chỉ cho biết con số của LLĐB, chưa kể các đơn vị tham chiến hay tiếp viện).

TOÁN A-342 LLĐB/HK
        Khu vực Đồng Xoài có tọa độ YT062753 trong tỉnh Phước Long. Có một phi đạo dài khoảng 3000 bộ, trên độ cao khoảng 282 bộ so với mặt nước biển. Trại LLĐB Đồng Xoài ở gần đó có tọa độ XT076759.
        Ngày 25 tháng Năm 1965, toán A-342 LLĐB Hoa Kỳ được phi cơ Hoa Kỳ đưa đến Đồng Xoài để xây dựng một trại LLĐB. Căn cứ này được xây dựng nhằm mục đích ngăn chặn đường tiếp vận của địch quân từ đất Miên vào chiến khu D. Toán A LLĐB Hoa Kỳ cùng với đơn vị Công Binh Sea Bees thuộc Hải Quân Hoa Kỳ xây căn trại cho LLĐB và các cơ sở khác cho cơ quan MACV (bộ Chỉ Huy Quân Viện - Việt nam) trong quận Đôn Luân.
        Thỉnh thoảng địch quân xử dụng súng cối, pháo kích vào căn cứ mới xây, để quấy rối, gây tình trạng bất an cho các quân nhân LLĐB Viet-Mỹ cùng với đơn vị dân sự chiến đấu. Vẫn chưa thấy dấu hiệu địch tập trung đơn vị cấp lớn trong khu vực Đồng Xoài.
        Khoảng 1:00 giờ sáng ngày 10 tháng Sáu, trại LLĐB Đồng Xoài bị pháo kích bằng súng cối và tấn công bằng bộ binh dữ dội. Thiếu úy Charles Q. Williams bị thương vẫn chỉ huy dân sự chiến đấu chống trả quyết liệt. Đến 2:30 sáng, chịu không nổi áp lực, sức tấn công biển người của địch, các quân nhân LLĐB cùng với dân sự chiến đấu phải rút vào trong quận. sau khi trận Đồng Xoài kết thúc, thiếu úy Williams được ân thưởng huy chương Danh Dự (cao quý nhất của người Hoa Kỳ).
        Trước khi các đơn vị VNCH đến tiếp viện, một toán cố vấn Hoa Kỳ được bộ Chỉ Huy Quân Viện MACV trong phi trường Tân Sơn Nhất gửi lên Đồng Xoài trên một trực thăng UH-1B thuộc phi đoàn 188 Không Trợ. Trên chiếc trực thăng do thiếu úy Walter L. Hall lái, có thêm phi hành đoàn: trung sĩ Craig L. Hagen xạ thủ đại liên, trung sĩ nhất Joseph J. Compa cơ khí, và chuẩn úy Donald Saegaert ngồi ghế phi công phụ. Các cố vấn Hoa Kỳ trong ban đặc biệt 5891, cơ quan MACV gồm có: trung sĩ nhất Robert L. Curlee y tá, đại úy Bruce G. Johnson, và trung sĩ nhất Fred M. Owens.
        Khi chiếc trực thăng đáp xuống trên một phi đạo nhỏ của một đồn điền gần đó, VC pháo kích và bắn súng nhỏ tới tấp vào chiếc trực thăng. Chiếc trực thăng vội vàng cất cánh, nhưng đã bị trúng đạn, viên phi công không thể điều khiển được, bay là trên mặt đất, đâm vào mấy chiếc xe đang đậu và bốc cháy.
        Một phi cơ quan sát đang bay bao vùng, liên lạc được với đại úy Johnson. Ông ta đang đứng bên cạnh chiếc trực thăng bị rơi và báo cáo, tất cả phi hành đoàn và hai người trong toán cố vấn của ông đã tử nạn. Tình hình quận Đôn Luân rất bết, không nên đưa thêm người vào khu vực bãi đáp này và địch quân vẫn còn đang pháo kích bằng súng cối.
        Đến ngày 15 tháng Sáu, tình hình an ninh khu vực đã được vẫn hồi, địch quân đã rút lui. Người Hoa Kỳ mở cuộc tìm kiếm thi hài quân nhân Hoa Kỳ tại nơi chiếc trực thăng lâm nạn, nhưng không tìm được xác một nạn nhân nào. Đại úy Johnson, người liên lạc cuối cùng với máy bay quan sát cũng biến mất. Dân làng trong khu vực cho biết VC bắt sống được một người Hoa Kỳ, nhưng tin tức này không được phối kiểm. Họ cũng nói thêm, VC đã lấy xác của bẩy người Hoa Kỳ đem đi chôn.
        Một cuộn phim tịch thâu được của địch “Đồng Xoài Trong Biển Lửa” cho thấy hình ảnh năm hoặc sáu xác chết của người Hoa Kỳ và mấy chiếc trực thăng bị rơi. Một trong những trực thăng bị rơi mang số 38557. Tấm thẻ bài của Owens và một phần tấm thẻ khác có chữ “ll” có lẽ Hall cũng được thấy trong cuốn phim.
        Một điều chắc chắn là chiếc trực thăng bị rơi và tất cả các quân nhân Hoa Kỳ trên trực thăng đều tử nạn. Không có điều gì đáng nghi ngờ là họ vẫn còn sống (bị mất tích). Một điều chắc chắn là địch quân biết rõ số phận của họ.

Dallas, TX. 

Trận Đồng Xoài 1965


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH