'Tôi đã xem rất nhiều clip bạo
hành vợ nhưng không bao giờ nghĩ một ngày mình lại chính là nạn nhân,
thậm chí còn dã man hơn những người khác', chị L. chia sẻ.
Video: Chồng đánh đấm vợ đang ôm con 2 tháng tuổi dã man như thời trung cổ
Ngày
27/8, Công an phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết vẫn
đang phối hợp với Công an quận Long Biên (Hà Nội) để điều tra, làm rõ vụ
việc chồng đánh đập vợ dã man xảy ra tại phường Thạch Bàn khiến dư luận
bức xúc.
Bài liên quan
Dư luận phẫn nộ cảnh chồng võ sư đánh đấm vợ đang bế con nhỏ chưa đầy 2 tháng tuổi
Người
chồng được xác định tên Nguyễn Xuân Vinh (SN 1987, quê ở Mê Linh, Hà
Nội), đang là thầy giáo dạy võ, còn nạn nhân là chị L. (SN 1992). Cả hai
đang chung sống trong căn hộ ở phường Thạch Bàn.
Ngay
trong tối 26/8, sau khi bị bạo hành dã man, chị L. đã đến bệnh viện
kiểm tra sức khỏe và hiện đang chờ kết luận của các bác sỹ. Tối cùng
ngày, chị L. cũng được gia đình bố mẹ đẻ đón về nhà ở quận Hoàng Mai (Hà
Nội) để chăm sóc.
Gương mặt tiều tụy, bất thần,
hai mắt vẫn còn sưng, chị L. cay đắng kể lại cuộc hôn nhân đầy nước mắt
của mình và Nguyễn Xuân Vinh.
Chị L. kể, lấy
chồng khi còn rất trẻ nhưng cuộc sống gia đình không hạnh phúc vì thường
xuyên bị Vinh chửi bới đánh đập, nhưng vì con nhỏ và sợ bị mang tiếng
cho gia đình nên chị L. vẫn cố gắng chịu đựng.
Ngược
lại, suốt nhiều năm chung sống Vinh càng ngày càng lấn tới, cách đây
khoảng 5 năm, khi con trai lớn lúc đó mới hơn 1 tuổi, chị L. và Vinh đã
làm đơn ra tòa và được giải quyết ly hôn.
Tuy
nhiên sau đó vì thương đứa con nhỏ nên 2 người lại trở về chung sống,
nhưng không đăng ký kết hôn lại cho đến khi sinh cháu thứ 2.
Chị L. cay đắng kể lại câu chuyện.
Trong
suốt nhiều năm chung sống, Vinh luôn chửi bới, đánh đập vợ không thương
tiếc vì những lý do nhỏ nhặt. Thậm chí nhiều lần chửi bới và đe dọa cả
gia đình nhà vợ.
"Anh ta còn chửi mẹ tôi là
“mày không biết dạy con để nó hỗn láo với nhà chồng”, khi mẹ tôi gọi cho
nhà chồng hỏi thì ông bà bảo “nó chưa bao giờ nói gì hay có thái độ hỗn
láo với nhà tôi, bà cho tôi xin lỗi để tôi dạy lại thằng mất dạy này”, chị L. nói
Bài liên quan
Võ sư đánh đập vợ mới sinh dã man như thời trung cổ: Công an vào cuộc điều tra
"Những
ngày gần đây, anh ta liên tục gây sự với tôi, không có cớ gì để đánh
tôi thì liên tục chửi con, không đánh đến mức bạo hành nhưng liên tục
mắng chửi.
Chiều tối hôm qua, tôi có
nhờ hàng xóm chuyển chiếc TV từ trong phòng cháu ra phòng khách để cho
cháu bớt xem đi thì anh ta chửi bới rồi đánh đập tôi với lý do anh ta
chưa cho phép mà tôi đã để người lạ vào nhà chuyển TV.
Anh
ta đánh tới tấp, lúc đó tôi đang bế cháu nhỏ, bắt buộc phải ôm con
nhưng đến cuối cùng anh đánh tôi không thể đứng nổi và cuối cùng ngã cả
mẹ cả con, con bé khóc tím hết người", chị L. kể ngậm ngùi.
"Bản
chất của anh ta là côn đồ hung hãn, tôi đã nhịn nhục. Những lần khác
đánh tôi nhưng chưa đến mức thậm tệ như thế này nên tôi đều bỏ qua không
muốn xấu mặt và ảnh hưởng đến con cái.
Nhưng
đánh tôi trước mặt trẻ con thì không thể chấp nhận được, hơn nữa tôi
còn đang ôm đứa con còn đỏ hỏn, không có sức kháng cự. Mà tôi còn là vợ
cơ mà, tại sao lại nỡ lòng ra tay thậm tệ với vợ con như thế", chị L. bật khóc.
Chị
L. chi biết, bản thân đã từng xem rất nhiều clip bạo hành vợ nhưng chưa
bao giờ nghĩ một ngày nào đấy chính mình lại bị như thế và thậm chí còn
bị hành hung dã man hơn nhiều clip trước đó.
Theo
chị L. cậu con trai mới hơn 7 tuổi cũng là nạn nhân của thói cô đồ của
bố. Khi nhiều lần Vinh vô cớ mắng chửi, bất chấp chuyện ăn ngủ của con.
"Con
tôi từng bảo rằng “mẹ ơi, mẹ ký đi, con mừng cho mẹ nhưng con buồn cho
con, mẹ thoát được nhưng con không thoát được, bố sẽ không bao giờ cho
con ở cùng với mẹ", thế nên tôi mới đấu tranh đến cùng để giữ đứa bé.
Nếu
ở cùng tôi nó có thể thành người, còn nếu nó ở cùng bố nó sẽ lặp lại
những hành động như thế. Con tôi đã từng có những hành động đập phá vì
bố nó như thế. Chẳng hạn, bây giờ con tôi đang chơi điện thoại mà bảo nó
đừng chơi nữa, nó sẽ đập luôn vì bố nó làm như thế”, chị L. chia sẻ.
Chị
L. cho biết, đến giờ khi xem lại clip, chị vẫn còn run. Nguyện vọng lớn
nhất của chị và gia đình là được nuôi dưỡng các cháu nhỏ, gia đình được
bảo vệ bởi "không thể dung thứ" cho chồng.
CỔ TÍCH Ở “XÓM ĐĨ” DỐC DÙ
Gọi là xóm, kỳ thực đó là những căn chòi lá buông nằm ven quốc lộ, giữa
vạt rừng thưa. Phía tây giáp núi và đường xe lửa, phía đông giáp biển.
Cả xóm nhìn mặt ra đường để mưu sinh. Con nít bán san hô, thanh niên đào
cây cảnh, lên rừng đốt than và hái phong lan còn đàn bà bán dâm cho
cánh xe tải dường dài. Cái tên Dốc Dù có từ thời chiến tranh. Sau này,
“dù” lại là từ dùng để chỉ lượt đi khách của chị em. Cái tên, vì vậy khi
nào cũng đúng nghĩa.
Ban đầu là vài người đàn bà từ các vùng
kinh tế mới bỏ về đây vì nghèo cực, những gia đình từ Mỹ Tường (Ninh
Thuận) vào làm rừng, đi biển thuê. Có người chồng chết trong chiến
tranh, hoặc chết sốt rét, hoặc vượt biên trong những ngày hỗn loạn, hoặc
nghèo quá nên bỏ con cho vợ rồi đi biệt.
Không nghề, không tiền
nhưng phải nuôi con, những người đàn bà ấy dựng tạm mái chòi, sắp ra một
cái bàn nhỏ bán kẹo, bán nước, đêm về thêm mấy chai bia và hột vịt lộn.
Những ánh đèn dầu leo lét và bóng người đàn bà mệt mỏi ngồi bên đường
đã trở thành hình ảnh quen thuộc của khách dọc đường thiên lý. Thỉnh
thoảng có chiếc xe tải ghé lại chở than hoặc dừng cho tài xế chợp mắt,
cũng có khi bác tài làm chai bia hay xị rượu với cái hột vịt. Thoạt đầu
chỉ ghé nghỉ ngơi, giăng võng dưới gầm xe, có người thấy tụi nhóc nhỏ
tội nghiệp cho khi thì hộp bánh, khi ít gạo, ít tiền.
Những người
đàn bà tưởng khô héo theo từng ngọn gió thổi bốn mùa ấy có ngày chợt
mềm lòng trước những khách phong trần, những khao khát rất đàn bà trỗi
dậy. Những khát khao như than nóng ủ trong đám tro tàn ấy cháy bùng khi
gặp gió. Cũng có thể chỉ vì họ muốn có điều gì đó khuấy động cuộc sống
vốn quá nghèo khó, nhọc nhằn và đơn điệu. Vì thế sau một đêm vui cho đời
bớt nhàm chán, có những đứa trẻ ra đời mà không có cha. Những người đàn
bà xóm Dốc Dù cũng không vì vậy mà hờn oán. Vợ chồng còn bỏ được, đây
có thề non hẹn biển gì đâu. Họ lại lầm lũi nuôi con và mỗi ngày đêm
hướng ra phía mặt đường…
Rồi cái nghèo và sự bế tắc khiến nhiều
người trong số họ tặc lưỡi, thành nghề. Từ vài ba căn lều lá, nó thành
xóm. Xe tải ghé tấp nập hơn và những đứa trẻ không cha ra đời ngày một
nhiều hơn như những hạt cỏ gió thổi đi gieo nơi này nơi kia. Có nhà ba
bốn đứa lít nhít sàn tuổi nhau, không đứa nào có chung cha với đứa nào,
như một bầy gà con bên cánh mẹ xơ xác.
Cư dân Dốc Dù bình đẳng,
những người đàn bà xóm Dốc Dù cũng không mặc cảm với chung quanh, vì
nhiều người khác cũng như mình. Họ bình đẳng bởi cái nghèo, ở xứ không
điện, không nước, không nghề, không đất. Và tụi trẻ con thêm một lần
bình đẳng là sự thất học và nhiều đứa không có cha. Khi có xe tải ghé
đến, tụi nhóc ra khỏi nhà và cái rèm cửa làm bằng vải hồng vải xanh kéo
xuống. Cái chòi nóng hầm hập với những mảnh trải cáu bẩn, tiếng thở bản
năng hòa cùng tiếng gió biển dộng vào vách núi đã tạo thành thứ âm thanh
của cuộc sống lầm lụi và cam chịu.
Xóm nhiều chị em làm gái,
nhưng không có đánh chửi giành khách, không có ma cô. Mà cũng không đứa
nào dám đến đây đòi bảo kê những người đàn bà thừa cay cực nhọc nhằn lẫn
khả năng tự vệ. Cuộc tình đổi chác ở đây giá chỉ bằng phần tư ở Phan
Rang hay Phan Thiết, đáng gì đâu mà bảo kê.
Rồi những đứa trẻ lớn
lên và những người đàn bà già đi. Vẫn không nhà không đất, vẫn căn chòi
bên quốc lộ chạy qua rừng thưa và động cát. Những đứa trẻ vẫn ngày ngày
lặn xuống biển mò san hô bán cho khách qua đường hay lên núi đốt than.
Rừng núi đã cằn càng trở nên trọc, người vẫn loanh quanh bế tắc.
Có những người đàn bà Dốc Dù một ngày nọ cay đắng khi đứa con gái vừa
mới lớn ngồi bán hột vịt lộn thay mẹ, đêm nọ tắt đèn và lẩn vào vạt rừng
sau nhà với một anh tài xế xe tải. Khóc lóc, mắng mỏ rồi uất hận cuộc
đời nhưng sau đó thì bất lực khi nó nói: Má đẻ tui ra má có nuôi được
tui hông? Má tốt lành gì hơn tui mà đánh chửi tui! Rồi lại thêm những
đứa trẻ như hạt cỏ hoang ra đời. Những thằng trai lớn lên cũng bế tắc
rượu chè sau ngày lên rừng, lặn biển. Những chiếc xe chạy ngoài quốc lộ
mỗi ngày một sang trọng, hiện đại. Còn những số phận ở Dốc Dù thì đứng
yên, cùn đi, héo đi, lem luốc than, cát lẫn bụi đời. Biển vẫn sóng và
trời vẫn gió, người vẫn nghèo héo đi như mẹ chúng….
*** Cho
đến một ngày của hai mươi năm trước, đầu hè 1995, cuối dốc Dù, gần Bực
Lở có một căn chòi mọc lên bên mép biển. Dải đất cằn được vỡ ra. Vợ
chồng bà Năm, hai ông bà già hưu trí ở Phan Rang vào đây dựng lên một
mái quán nhỏ bán mấy thứ lặt vặt cho khách qua đường, ủ lá cây làm mùn,
thuê xe chở phân bò về trộn đất và xây một bể nước to bằng xi măng. Mỗi
ngày, sáng và chiều họ tỉ mẩn trồng những cây dương và chăm tưới.
Giữa vùng đất cằn ven biển mấy tháng sau mọc lên một khoảnh rừng dương
liễu chắn gió cho căn chòi. Rừng dương vừa cao, bà cất một quán cơm ngay
khúc quanh bờ biển. Từ ngày có quán bà, khách du lịch ghé đến. Biển ở
đây đẹp tuyệt vời nhưng xưa giờ hông có chỗ trú chân nên khách chỉ dừng
chụp ảnh rồi đi. Quán bà Năm nhanh chóng trở thành nơi dừng chân của
khách đường xa và dân phượt.
Quán vừa ổn định thì Bà Năm đi đến
xóm Dốc Dù, ghé đến từng nhà, hỏi thăm rồi nói với mẹ bọn nhóc: bây coi
cho tụi nhỏ đi học chớ để dốt tội nghiệp. Chị em phân bua trường xa quá,
mà nhà nghèo không có tiền đóng, cũng thương tụi nhỏ mà không biết phải
làm sao. Bà nói thôi để tao tính. Nếu khó quá thì nói tụi nhỏ qua tao,
tao dạy cho biết chữ.
Bà đi mua tập vở, bảng đen và sách rồi về
gom được đâu chục đứa con nít, dạy chữ cho chúng. Nhưng bà thầm lo: Tuổi
cao rồi, không chừng một ngày dạy hai ngày đau ốm thì lại để tụi nó bơ
vơ. Cuối tuần đó, bà Năm đi Phan Rang, khi quay về, đi theo bà là một cô
gái trẻ. Bà nói với tụi nhóc: Đây là cô giáo Oanh, từ nay cô sẽ dạy tụi
con!
Oanh trẻ măng, học xong Cao đẳng sư phạm xin mãi chưa có
việc làm. Bà Năm nói không chê thì về làm cho bà, bà trả lương ngang
lương nhà nước, bao ăn ở sinh hoạt và đóng cả bảo hiểm xã hội cho con,
coi như chỗ lương dành làm vốn. Hông phải phụ quán cơm đâu, nghề của con
là cô giáo thì vô làm cho bà cũng là làm cô giáo. Tỉ tê một hồi, Oanh
đồng ý về Bực Lở ngày ngày chăm nom tụi nhỏ.
Có cô giáo, tụi trẻ
ngoan hẳn và càng ham học. Chị Bảy, một người có con từ những cuộc tình
bên ngọn đèn bán vịt lộn, kể: “Nhỏ lớn tui chỉ nghe hai đứa nhỏ chửi
thề. Cái bữa nó ở nhà bà bà ngoại Năm về, nó vòng tay thưa má con đi học
về, tui khóc nguyên ngày đó chú! Nó học được mấy hột chữ, biết thương
mẹ hơn. Thiệt tui sanh nó ra nhưng không dưỡng được nó nên người. Ơn bà
ngoại Năm kể không hết!”
Quán ổn định, ông bà già lụi hụi tìm mua
đất nuôi tôm, trúng mấy vụ liền. Lớp học ê a tiếng trẻ, lũ nhóc ngoan
và quấn quýt ông bà ngoại Năm. Tuổi già, nghĩ vậy là đã đến lúc cần an
nhàn.
Nhưng rồi tụi nhỏ học hết lớp một, những đứa khác lại xin
vào, trong khi đám nhóc bà Năm dạy ngày nào đã lên lớp ba, lớp bốn. Bà
Năm lụi cụi đi gặp lãnh đạo xã xin đất dựng trường. Xã nói đất công với
đất quốc phòng, hông xây dựng kiên cố được. Bà nói đất để không cho cây
bụi mọc hoang, xây cái trường học cho con nít thì ảnh hưởng gì đến quốc
phòng. Xã nói khó lắm má Năm, nhưng má đi với tụi con lên huyện.
Huyện mừng còn hơn gì, xưa nay Dốc Dù không có trường, nổi danh Nam Bắc
chỉ mỗi đặc sản đi “dù” giá mạt hạng, tụi nhóc để không ai dạy dỗ sẽ hư.
Huyện cấp đất bên mép biển, gần quán của của bà. Một phòng học mới ra
đởi. Sáng lớp học chia đôi cho lớp một và lớp hai, chiều dạy lớp ba, lớp
bốn.
Nhưng lớp ngày càng đông, có mấy đứa nhỏ nói muốn đi học
nhưng nhà con ở đầu dốc, nhà bà Năm cuối dốc, cách xa bảy tám cây số sao
đi nổi? Ờ, chuyện đó xưa giờ chưa nghĩ ra. Bà Năm đi gặp các chủ xe đò
chạy tuyến Phan Rang- Phan Rí. Ai cũng biết bà chủ quán hiền lành tốt
bụng nên tất cả gật đầu cái rụp khi bà nói cho tụi nhỏ đi nhờ xe. Bà may
cho mỗi đứa hai bộ đồng phục có dấu hiệu riêng, xe chạy ngang thấy tụi
nhóc ngoắt tay là dừng lại. Xe chật cỡ nào, tụi nhỏ cũng có một chỗ
ngồi. Dân Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân xuýt xoa: học miễn phí mà đi học được ngồi ô
tô thì chỉ có mấy đứa học trò trường bà ngoại Năm.
Rồi Oanh nghỉ
dạy vì hoàn cảnh riêng, bà Năm lại đi kiếm thầy. Bà thuê được một cậu
thanh niên người Chăm vừa đậu tú tài về dạy cho tụi nhỏ. Rồi bà lên
huyện: mấy con giúp cô, tụi nhỏ sắp hết cấp một rồi, giờ hông lẽ để nó
dốt, tụi nó còn muốn học nữa. Huyện nói cô Năm yên tâm, tụi con sẽ nói
Phòng Giáo dục. Thế là huyện nói với phòng: mấy đứa nhỏ Dốc Dù rõ là
không nằm trong chỉ tiêu nào, nhưng sự nghiệp giáo dục là của chung, cô
Năm gánh thay phần mình chuyện khó nhất là đưa tụi nhỏ đến trường, bỏ
tiền trả lương, xây trường, may đồ và mua sách cho tụi nó. Giờ còn thiếu
thủ tục gì thì các anh lo cho tụi nhỏ.
Phòng giáo dục cử người
về ra đề thi, tụi con nít học trường bà ngoại Năm đều lên lớp. Lứa học
trò đầu tiên vào cấp hai, với xóm Dốc Dù là một giấc mơ vĩ đại thành
hiện thực. Chị Trang, chị Hồng, Chị Dung, Chị Gái, anh Ba hầm than, anh
Năm mò ốc biển đã từng nhiều đêm nuốt nước mắt vào trong vì sợ cái dốt
đeo đẳng con mình, nay ai nấy đều khóc khi ngày đầu tiên nhìn tụi nhỏ
xúng xính đồng phục đến trường công. Ngày tụi nhỏ vào lớp 6, bà ngoại
Năm cho sách, tập, đóng học phí, cho gạo và còn cho cả tiền. Nói cho
ngay, mấy tháng hè sợ chúng nó lêu lổng sinh hư, bà bắt đến trường ôn
bài, cho ăn cơm, rồi phụ bà sắp dọn chén bát và trả lương đàng hoàng,
tới cuối hè đem tiền tới cho cha mẹ nó. Cũng hông phải là vừa trả công
vừa cho, bà yêu thương nhưng kỷ luật, đứa nào cũng phải siêng năng lễ
phép. Nhận đồng tiền do con mình làm ra bằng những ngày hè vừa học vừa
làm, những bà mẹ đơn thân xóm Dốc Dù thêm lần nữa khóc.
***
Có vốn, vợ chồng bà Năm lại lo chuyện khác: Dân đây xưa giờ không có
nước, đã nghèo mà tiền mua nước mỗi ngày gần bằng tiền đong gạo. Ông Năm
vắt óc nghĩ: đất đây không có mạch ngầm, chỗ có thì trên là đá sỏi,
dưới là nước mặn không đào giếng được. Nghĩ mãi ông nói: Mình à, hồi xưa
tui đi kháng chiến, căn cứ đóng bên kia núi, cách cỡ mười cây số, chỗ
đó có nước. Bộ đội mình phát hiện ra trên núi ở độ cao 500 mét có một
cái hồ nước thiên nhiên cả ngàn khối gọi là Sình Bà Bão. Tui sẽ đưa nước
về.
Nói chuyện này ra, dân đi rừng ai cũng nói ông già điên hay
lẩn thẩn. Để tới Sình Bà Bão, thanh niên luồn rừng cũng mất một ngày
rưỡi, ông già có khùng hay không mà đòi dẫn nước từ rừng về biển?
Tuổi gần bảy mươi, trong 10 năm, ông Năm đã 50 lần luồn rừng tìm đến
Sình Bà Bão, ngủ lại và hôm sau tìm đường khác trở về. Cuối cùng 50 lần
khảo sát ấy giúp ông mường tượng ra con đường dẫn nước nhờ lợi dụng địa
thế và cao độ. Ông Năm nhờ một người bạn kỹ sư thủy lợi giúp mình về kỹ
thuật. Họ trải bản đồ, làm sa bàn rồi thiết kế….12 con đập trữ nước
thành từng bậc thang băng rừng xuống núi. Con đập lớn nhất dài đến hơn
30 mét, vai đập hình thang rộng 6 mét và cao hơn nóc nhà, cỡ gần 5 mét.
Tất cả xây bằng đá.
Dẫn được nước về, ở một vùng đất cao gần Vĩnh
Hảo - Cà Ná, ông xây một bể chứa dung tích mấy trăm mét khối. Ông bà bỏ
ra gần hết gia sản tích cóp cả đời và hàng chục năm bán quán, nuôi tôm,
bỏ ra hàng trăm cây vàng để xây bể chứa và mấy chục cây số đường ống
dẫn nước đến từng nhà. Mấy trăm hộ dân mừng khôn tả. Giấc mơ của bao
nhiêu đời dân ở đây giờ thành hiện thực bởi một ông già. Nếu trước đây
ngày ngày họ phải đi nhiều km để chở 40 lít nước bằng đôi thùng bên xe
đạp, chỉ đủ để ăn uống còn tắm nhờ nước đọng và nước lợ thì giờ 700 gia
đình ở Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (Bình Thuận) và Thương Diêm (Ninh Thuận) có
nước ngọt mát lành từ đỉnh núi mà họ chưa từng đặt chân tới, theo đường
ống vào tận bếp. Hai năm đầu, các hộ dân được dùng hoàn toàn miễn phí,
sau đó thì ông bà tính mấy ngàn một khối nước để bù vào chi phí bảo
dưỡng, vận hành đường nước.
Câu chuyện kéo dài từ 19 năm trước,
năm 1996. Lũ trẻ học bà Năm nay nhiều đứa đã ra đời, có nghề nghiệp,
việc làm. Sự thất học ở Dốc Dù đã chấm dứt. Chị em người buôn bán nhỏ,
người làm công nhân muối Vĩnh Hảo, cuộc đời đã thôi nhem nhuốc như xưa.
Những chị bán vịt lộn ngày nào giờ đã có người thành bà ngoại, bà nội ầu
ơ ru cháu. Giấc ngủ đã thôi lam lũ, nhọc nhằn. Hàng trăm đứa trẻ, hàng
trăm gia đình đã có một diện mạo khác, không phải chỉ để sống lầm lụi
với nhau trong tủi nhọc, mà để vươn ra với cuộc đời. Và bây giờ người ta
vẫn gọi Dốc Dù, nhưng trước địa danh ấy đã thôi không còn hai chữ Xóm
Đĩ.
Chắc dễ đến mấy chục lần tôi ghé quán bà Năm, bất cứ khi nào
về quê hay đi công tác ngang qua, rồi ghé lại xóm Dốc Dù mua lan, mua
cây kiểng và nghe chuyện. Tôi đã thấy những đứa trẻ Dốc Dù lớn lên, đã
thấy những cay đắng trên mặt những người đàn bà Dốc Dù dần phai, dù nét
mặt có già theo tuổi tác.
Tết rồi về quê, ghé thăm ông già bạn
già của bố tôi ở Phan Rang, chú cháu ngồi lai rai, ông kể chuyện ngày
xưa hoạn nạn được vợ chồng bà Năm cứu giúp nên thoát khỏi vụ oan khiên.
Bởi Bà Năm khi xưa là Phó Chánh án, còn chồng bà là cán bộ ủy ban kiểm
tra Tỉnh ủy Ninh Thuận. Càng nghe, chắp nối với ký ức 20 năm của dốc Dù,
càng thấy đôi vợ chồng già ấy thật… vĩ đại
28 tết, tôi rời quê
trở lại Sài Gòn, như mọi khi lại dừng quán bà Năm để ăn sáng. Nó là quán
Biển Vĩnh Hảo nhưng tôi thích gọi quán cô Năm. Anh quản lý chạy ra, tôi
hỏi cô Năm đang làm gì. Anh nói dạ cô Năm Tốt của con mất hôm kia rồi,
sáng nay chôn, quán nghỉ bán.
Ông bà Năm Tốt đã sống cuộc đời hơn
cả cái tên mình. Nếu ở cuộc đời này có cổ tích, thì sự đổi thay của Dốc
Dù chính là cổ tích. Tôi nghĩ thế!
NGUYỄN ĐỨC HIỂN
Những đứa trẻ nhập cư sợ Tết về
áu năm trước, Châu chứng kiến người ta rút dao đâm chết ba mình. Năm đó em lên 7 tuổi.
Tối hôm ấy, người đàn ông đi xe máy chở bà Tư bán cá tìm tới căn
phòng trọ chưa đầy chục mét vuông, nơi 5 người nhà Châu sống ở quận 12,
TP
HCM.
"Thiếu tiền sao không trả mà trốn?", bà Tư mập xông vào sân nhà trọ.
Mẹ Châu đang vò chậu quần áo, nhận ra chủ nợ lâu năm, bối rối. "Tại vì
chưa có tiền, từ từ rồi tôi sẽ trả", chị đứng dậy, "Tôi xin bà bớt cho
khoản tiền lời".
"Không được", bà Tư sấn sổ.
Anh Nghĩa, 32 tuổi, bố dượng Châu từ trong nhà đi ra sân. Anh Nghĩa
làm thợ hồ, hôm nay công trình khai móng. Đổ móng xong, chủ nhà đãi nhậu
từ trưa. Sập tối, anh mới đi bộ về nhà. "Bữa đó ba Nghĩa không xỉn thì
không chết", Châu nhớ lại.
Người đàn ông mặc áo bảo vệ màu xanh nước biển chở bà Tư dựng chống
xe máy, sấn tới trước mặt anh Nghĩa: "Sao trốn nợ không trả tiền, giờ
muốn
chi đây?". "Ba ơi vô nhà đi", Châu níu vạt áo sơ mi nhàu nhĩ của ba.
Người đàn ông say không nghe đứa trẻ, đáp lại người khách những cụm từ
không đầu đuôi. Bất ngờ, ông bảo vệ rút con dao bấm trong túi quần ra,
đâm liên hồi ba nhát vào bụng ba của Châu.
Bà Tư và ông bảo vệ leo lên xe máy phi thẳng ra khỏi con hẻm. Bé Châu
chỉ thấy mẹ đứng thất thần, còn ba dượng nó nằm đó, một vũng màu
đen bắt đầu loang ra sân. "Chở ổng vô bệnh viện giùm với", cuối cùng mẹ
nó cũng kêu thành tiếng. Vài người hàng xóm lấy xe máy.
Nằm trên giường cấp cứu, người đàn ông mặc quần bò bạc, áo sơ mi xanh
nhạt đã nhuộm đen vì máu bất động trong tiếng nấc của mẹ con nó. Hai
tiếng sau, anh Nghĩa mở mắt, nhìn hai mẹ con: "Ráng sống nghe!".
Châu trong căn phòng trọ của 5 mẹ con.
Ba mẹ Châu vay bà Tư năm triệu đồng. Tám năm trước, vợ chồng họ với 4
đứa con nhỏ sống ở quận 8, cùng làm thợ hồ, nhưng ít việc quá. Chị
Yến và Châu là con của ba trước, cu Khôi và bé Hân là con của mẹ nó với
ba Nghĩa. Hai đứa nhỏ sinh cách nhau có hơn một năm ốm dặt dẹo suốt. Có
đợt bé Hân bị nghi mắc chứng tự kỷ, phải đi khám nhiều nơi, Khôi bị sốt
cao đi bệnh viện hoài. Mẹ nó phải ra bà Tư vay nóng để mua thức
ăn.
Mỗi lần vay chỉ vài trăm ngàn. Nhưng bà Tư tính lời theo ngày, dần dần, món nợ thành gần 30 triệu.
Bé Châu không hiểu sao chú Lâm, bảo vệ gần ngã ba Kim Thành, bố của
bạn nó, lại đâm chết ba nó. Có lần chú Lâm còn cho nó kẹo. Về sau này,
công an tới nhà, họ nói chú đó "đập đá" nên không kiềm chế được.
Xác anh Nghĩa được đem về Bến Tre làm đám tang. Châu không được đi
theo và cũng không được nhìn ba lần cuối vì Châu không phải con ruột
của ông. Nhưng với Châu, ông là ba duy nhất của nó. Vì ông là người duy
nhất hỏi thăm, quan tâm, mua thuốc cho nó uống khi nó bệnh, là người duy
nhất không đánh mắng nó.
Còn ba ruột Châu, mê đá gà với đánh bài, đã bỏ mẹ con nó từ lâu, chưa
bao giờ hỏi thăm nó khỏe không, có vui không, hay sống với nó một ngày
nào. Với đứa trẻ, "từ hồi ba Nghĩa mất, không ai quan tâm con nữa".
hoản nợ chỗ bà Tư được xí xóa, nhưng cuộc sống của mẹ con Châu sau đó
còn cơ cực hơn. Không trả nổi tiền thuê nhà, mẹ nó tha bốn đứa con ra
khu sông rạch ven quận 8, mướn miếng đất vài mét vuông bên bờ kênh giá
700 ngàn mỗi tháng.
Xóm này - gọi là "xóm ghe" ở ven cái hồ gần cầu Xanh - do dân tứ xứ
đến cắm cột dựng lều trái phép. Người phụ nữ dựng bốn cái cọc gỗ,
lợp mấy miếng nhựa và mảnh nylon, sàn lát bằng ván gỗ đi nhặt ở các công
trình xây dựng.
Đường vào "nhà" phải bắc bằng thân cây và ván gỗ nhặt nhạnh về để đứa
trẻ khỏi rơi xuống nước. Để bốn đứa nhỏ, 2 tới 16 tuổi, trong túp lều
tạm ở bờ kênh, mẹ nó đi tìm việc. Một, hai tháng mới về một lần, mỗi lần
chỉ ở nhà hai tiếng, đưa mấy trăm ngàn tiền nhà cho đứa lớn rồi lại
đi.
Mười tuổi, Châu đi làm. Nó đi phụ bán nồi niêu xong chảo cho người ta
ở chợ Kim Thành từ 8 giờ sáng tới 9 giờ tối. "Dì ơi mua đi rẻ lắm", chỉ
cần nói câu ấy thôi. Nhưng có lúc người ta mua xong, nồi bị sứt quai, họ
đem ra chửi bới, bắt đền, "tụi bây bán ba cái đồ dỏm không". Hôm được
vài chục nghìn tiền công, mấy chị em có bữa tối, hôm không có tiền vì
phải đền nồi, ba đứa trẻ nhịn đói. Việc nó mệt nhất là đi giao hàng cho
khách, phải cuốc bộ mấy km dưới trời nắng, không ăn uống, có hôm nó kiệt
sức.
Hai tháng sau nó bỏ nghề bán nồi, đi ra chợ xin phụ bán rau, bán tạp
hóa, xếp giày dép, rồi bán vé số, rồi phụ quán ăn, rửa chén cho quán hủ
tiếu, phụ bán cháo đêm... Ai kêu gì Châu làm đó.
Làm thuê cả ngày được trả khoảng 100 ngàn đồng, thuê theo việc thì
nhận vài chục ngàn hoặc được trả bằng thức ăn. Có ngày không có tiền, ba
đứa nhỏ đi quanh xóm, ai cho gì thì ăn nấy. Đợt nhịn dài nhất là một
tuần.
Năm trước, một chị gần nhà rủ "đi làm giấy". Châu trở thành công nhân
bé nhất trong số 50 người ở xưởng in tư nhân. Việc của em là đối chiếu
các bản in xem có lỗi không, bưng bê xếp đồ, người lớn sai gì thì làm.
Xưởng in hoạt động từ 6 giờ sáng tới 12 giờ đêm, nhưng Châu không thấy
mệt. Các cô chú ở đây thương, hay mua cơm cho ăn cùng.
Một ngày, nó tới nhà Lan gần đó chơi. Nhà Lan cũng là dân nhập cư, bố
mẹ nó phụ hồ nuôi 5 đứa con. Lan đang đi học ở trường tình thương Bình
An. Cô Thu Hạnh phụ trách trường hôm đó tới thăm Lan, cho ít sách vở.
"Bé này mấy tuổi, có đi học không?", bà xơ hỏi Châu. "Dạ, 10 tuổi, chưa
đi học
bao giờ, xơ cho nó đi học với", Lan trả lời thay bạn. Cô Hạnh bảo: "Vậy
tuần tới đi khai giảng luôn đi".
Ngày khai giảng, hai đứa tới trường lúc hơn sáu giờ, cô Hạnh còn đang
xếp ghế chuẩn bị khai giảng. Khai giảng xong, mỗi đứa được phát một cái
bánh mỳ chả. Từ hôm đó, Châu có hai chiếc áo trắng đồng phục dù biển tên
trên ngực không phải tên nó, một ít sách vở và ba lô. Đi học về, nó
giặt
áo ngay để mai còn mặc, còn quần thì mặc đi làm luôn.
Tài sản trong phòng trọ của chị em Châu chỉ có một tấm nệm trần, không chỗ đựng quần áo.
Mỗi ngày, Châu dậy từ 4 giờ 30 sáng, nấu cơm, dọn nhà. Năm giờ nó gọi
em dậy, tắm rửa, thay đồ, cho chúng ăn cơm. Ba chị em ra khỏi nhà lúc 5
giờ 30. Châu đạp xe chở hai em hơn 7 km tới trường. Trưa, bọn trẻ về
nhà lúc 12 giờ, có khi Châu đi làm từ đó tới tối. Hai đứa bé đi quanh
xóm
chơi, đợi chị mang thức ăn về.
Ở trường tình thương Bình An, không có tiền chưa phải là nghèo. Hầu
hết những đứa trẻ tìm đến đây đều không có tiền, thiếu tình thương,
thiếu
dinh dưỡng, thiếu cả giấy tờ, hộ khẩu và điều kiện như hầu hết trẻ em
trên cả nước. Châu không phải trường hợp duy nhất không có nhà cửa ổn
định,
thiếu quần áo, thiếu thức ăn, thiếu sự quan tâm. Em không có cả mong
muốn của một đứa trẻ bình thường.
Đầu Châu đầy chấy, những mảng tóc trắng vì trứng chấy dày cộm trên
đầu. Chỉ trong một tiếng, hai con chấy kềnh đen sì như hai hạt vừng bò
ra
khỏi mang tai nó. Nó quen rồi, không thấy ngứa.
Căn lều của gia đình sụp xuống sông sau một trận mưa năm trước. Mẹ
Châu phải đi tìm thuê nhà mới, đắt hơn nhà cũ, và phải xin tăng ca ở
xưởng
may - ngày nào cũng làm từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Mẹ không có thời
gian quan tâm đến Châu. Tháng trước, Châu quất tay vào máy in ở xưởng
giấy. Vết
bỏng hơn 5 cm khá sâu trên mu bàn tay, nhưng mẹ không để ý. Mẹ cũng
không biết nó đi làm. Năm ngoái, có lần nó hỏi: "Mẹ ơi con đi làm được
không?". Mẹ không nói gì.
"Không có ai thương con hết trơn", Châu khóc. Em "không thấy gì vui
ngoài viết chính tả". Nó bị ngã, nó bị sốt, nó bị đói, nó muốn mua sách
đi
học, không ai hỏi và trả lời. Nó tự đi làm, lấy tiền mua thức ăn cho hai
em. Khi hết tiền thì nhịn đói hoặc ai cho gì thì ăn, nếu ốm thì để tự
khỏi. Khi nó buồn, nó nằm khóc rồi ngủ: "Con hay ngủ để quên đi nỗi
buồn".
Châu không thích Tết. Tết rất buồn. Nó chỉ thấy vui khi đến trường.
"Con không có mơ ước gì hết", Châu bảo. Nó mong Tết chóng qua để nó đi
học, đi làm. Gần hai hôm nay đứa trẻ 13 tuổi chưa ăn gì, vì nhà có gạo
được cho từ thiện, nhưng không có tiền để mua thức ăn.
hẳng phải ở vùng sâu vùng xa, tỉnh nghèo mới có trẻ phải lao động
sớm, thất học. Ngay ở quận 8, giữa Sài Gòn, các cô giáo tình nguyện đã
gặp
hàng trăm đứa trẻ không cha mẹ, không nhà, không mơ ước.
Những đứa trẻ như Châu, đi học về, thay chiếc áo đồng phục được người
ta quyên từ thiện ra, trở về hình dáng người lao động: những nông dân
thành thục cày cuốc trên ruộng rau, nhặt thoăn thoắt từng bọc nylon
trong bãi rác, lội mương bắt ốc, hái rau đem bán, hay rửa bát, bưng hủ
tíu,
chào bán vé số.
Vì thế, bất cứ ngày nào chúng cũng có thể bỏ lớp nếu không đủ ăn.
Việc chúng vẫn đến trường sáng hôm sau là sự may mắn lớn của các cô giáo
trường Bình An.
"Năm Đô" sáng đi học, chiều và tối đi khắp các khu quán nhậu bán
trứng cút luộc, khoai lang luộc, vé số. Có những lần anh em nó tới lớp,
chân
tay bầm tím vì mẹ đánh do không bán hết hàng, cô giáo bật khóc. Nó học
được một năm lớp một rồi nghỉ đi làm. Mười bốn tuổi, nó mới quay lại
trường để học lớp hai.
Trần Ngọc Diễm, 11 tuổi, học lớp hai. Em đi bán sơri, trứng cút, táo,
khoai lang ở các quán nhậu khu Bình Hưng. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 10 tuổi,
học lớp 4, nửa ngày em theo cha mẹ lượm bọc nylon ở chợ Bình Điền. Ngày
tới trường xin cho ba đứa con vào học, bố mẹ Hạnh dẫn cả nhà kèm theo
người cậu ruột "đến coi thử". Anh không tin có lớp học miễn phí "nên
phải đi đông vì sợ bị gạt". Đến nơi, thấy có thầy cô, có bàn ghế đàng
hoàng,
anh xin cho ba con vào.
Minh - học sinh trường Bình An - ngồi học ngoài căn lều của gia đình.
Cậu nông dân cuốc đất thoăn thoắt trên ruộng rau ở Bình Chánh là Võ
Văn Minh, 13 tuổi, đang học lớp ba. Hàng ngày em đạp xe gần nửa tiếng đi
học. Gia đình em thuê một khu đất gần Đại lộ Nguyễn Văn Linh để ở và
canh tác. Họ có một túp lều giữa đồng. Đi học về, Minh làm vườn, cho vịt
ăn,
hái ớt đi bán và đào luống trồng dưa hấu. Em "chỉ thích đi học vì ở
trường có bạn bè. Ở đây ngoài nhà em ra thì chẳng có ai".
Trước đây, cả nhà Minh sống trên ghe. Năm 1997, bão nhiệt đới Linda
đánh chìm chiếc ghe, họ may mắn sống sót nhưng mất hết giấy tờ. Từ đó là
quãng đời phiêu dạt cha truyền con nối: lượm rác ở bãi rác Đông Thạnh,
Hóc Môn; làm vườn thuê ở Bình Phước; lượm bọc nylon ở chợ Bình Điền; ở
xóm
làm rẫy, Bình Chánh, rồi bị đuổi. Học ở Bình An năm năm, Minh lên được
lớp ba, nhưng bố nó đã hứa với cô Hạnh sẽ "để cho con đi học" chứ không
bắt ở nhà làm ruộng. Ông sợ con không biết chữ như mình.
Ở đây, mười bố mẹ chỉ có năm người biết chữ. Mấy lần cô giáo viết
thông báo nghỉ học lên bảng, sáng hôm sau cha mẹ vẫn chở con tới.
Cô Hạnh cũng đã quen với việc mò mẫm các tiệm game, các chỗ thuê trẻ
con làm để tìm trẻ kéo về trường. Hồi mới mở trường, cô rất vất vả để
can
học sinh đánh nhau vì chúng đều là dân chợ Bình Điền. Có em năm tuổi đã
phải bán hàng với cha mẹ, có nhiều em phải bán hàng từ tối tới sáng, đến
lớp chỉ ngáp và ngủ gục. Các cô phát hiện rất nhiều học sinh trong
trường bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, còi cọc, hay ngất xỉu đột ngột. Có
những
em gái vừa học hết lớp năm, được "ra trường" đã có bầu, đẻ con khi mới
16 tuổi.
Lớp học tại trường tình thương Bình An.
Cứ nghe tin một em nghỉ học, các thầy cô rất buồn. Họ đã đến từng căn
chòi lá tù mù của từng đứa trong xóm ốc, xóm rau nhút, xóm ghe, xóm
lượm
rác để nói chuyện với cha mẹ học sinh, đến từng khu kênh đen hôi hám để
xem chúng sống ra sao, đến từng khu chợ đêm để thấy học sinh mình đi mời
bán từng bịch trứng cút, từng củ khoai...
Các cô bỏ tiền ra thuê xe ôm chở các em tới trường vì bố mẹ chúng
không lo nổi. Họ đi xin xe đạp cũ, mua trả góp xe máy cho phụ huynh để
phụ
huynh cho trẻ đi học, đi xin từng suất ăn trưa cho chúng. Cũng các cô,
đi lại hàng trăm lần vào trung tâm thành phố để xin làm giấy khai sinh
cho
các em.
Vậy mà đến bây giờ, sau chín năm trường hoạt động, có khi cô giáo vẫn
khóc, vì "không biết làm sao để nâng đỡ đời bọn trẻ". Chính các cô cũng
không thích Tết. Vì sau mỗi kỳ nghỉ Tết, trường mất tới 10% học sinh.
Làm giáo viên tình nguyện, ngoài giờ dạy họ phải đi làm thêm để kiếm
sống, nhưng điều họ buồn nhất là bị chính phụ huynh "cướp mất" học trò.
Học sinh trường Bình An trong giờ học.
Bởi vì, không học ở đây, tức là chúng không có điều kiện vào học ở
đâu khác. Nếu những đứa trẻ này không đi học, không biết chữ, sẽ trở
thành
những người đóng góp vào tệ nạn xã hội, nó "đi game", đi bán ma túy,
cướp bóc, cả xã hội phải gánh.
Để giữ chân bọn trẻ, trường tổ chức các buổi sinh hoạt trò chơi hàng
tuần. Kể cả ngày 20 tháng 11, trường cũng làm lễ để trẻ con chơi chứ
không làm lễ cho thầy cô. "Chỉ cần nó không thất học là được", cô Hạnh
bảo, "Chúng em chỉ đau đáu một ước mơ thật nhỏ bé: bọn trẻ được đến
trường, được yêu thương để rồi mỗi đứa trẻ khi vào đời dù có nghèo đến
mấy nhưng tâm hồn luôn giàu có lòng trắc ẩn, sự tử tế dành cho mọi
người".
Đến cả Châu cũng tính nghỉ sau khi học hết lớp bốn. "Con cần phải đi
làm. Con cần tiền sửa chiếc xe đạp", nó bảo. Chiếc xe cô giáo cho nó để
chở hai đứa em đi học giờ đã hỏng, Châu chỉ chở được cu Khôi, còn bé Hân
phải ở nhà. "Con bé em nhác giao tiếp, nếu không đến trường được, nó
dốt
thì tội nghiệp nó".
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét