Xem phim: Mùi Cỏ Cháy
ĐC sưu tầm trên NET)
Mùi cỏ cháy là bộ phim sống động tái hiện một cách chân thực sự bi tráng của mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị, khi chúng ta đang giành giật từng tấc đất, viên gạch của Thành cổ Quảng Trị để có thể có được lợi thế trên bàn đàm phán Paris.
Có thể nói mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt và để lại cho chúng ta sự yên bình, nhưng là một sự yên bình được trả bằng máu và sự hi sinh của các anh – những người thanh niên mười tám đôi mươi, cũng yêu đời, vô tư, cũng có bao ước mơ, khát khao nhưng họ đã tạm gác lại tất cả để cầm súng chiến đấu, để “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Với những ý nghĩa như vậy, qua bộ phim CLB mong muốn có thể nâng cao nhận thức, hiểu biết của các bạn sinh viên về lịch sử, cũng như những năm tháng hào hùng của dân tộc.
Đồng thời, thông qua hoạt động nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập, hòa bình của Tổ quốc.
Đặc biệt, qua bộ phim cũng như buổi giao lưu, trò chuyện với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - một chiến sĩ đã trực tiếp chiến đấu trong chiến trường Quảng Trị, các bạn sinh viên sẽ có ý thức trân trọng hơn những khoảnh khắc bình yên hiện tại, để sống, phấn đấu và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Với chủ đề “Chết để sống” xuyên suốt buổi chiếu phim, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ: “Mỗi lần xem là một lần tôi như chết đi sống lại. Viên đạn đó như ghim vào lồng ngực tôi chứ không phải những người đồng đội của tôi”.
Là người sống sót và trở về từ chiến trường, nhà thơ vẫn phải tiếp tục sống dù “không sung sướng gì”, nhưng nhà thơ phải sống thay cho đồng đội của mình, sống vì đất nước, vì ngày hôm nay, để cái chết của những người đồng đội không là vô nghĩa.
Trong buổi chiếu phim, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm tham gia với tư cách là nhà biên kịch bộ phim nhưng đồng thời cũng là một nhân chứng sống, trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị đã có những chia sẻ hết sức chân thành về những kỷ niệm về ngày tháng khốc liệt của “ Mùa hè đỏ lửa năm 1972”.
Khi được hỏi về hình tượng 4 nhân vật chính trong phim và lý do nhà biên kịch chọn tên là Hoàng, Thành, Thăng, Long, cho nhân vật của mình nhà thơ có chia sẻ: 4 anh là nguyên mẫu của nhà thơ và đồng đội năm xưa.
Hoàng chính là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và những đồng đội của ông là các liệt sĩ: Nguyễn Văn Thạc, Vũ Đình Văn, Hoàng Thượng Lân, Đặng Thùy Trâm,...
Bốn anh cũng như hàng nghìn sinh viên khác, năm xưa vì tiếng gọi của Tổ quốc đã gác bút ra chiến trường. Họ đều là sinh viên của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Và chỉ cần nhắc đến “Hoàng Thành Thăng Long” là có thể thấy được tình yêu Hà Nội thăm thẳm trong trái tim không chỉ ngày hôm nay mà đã có từ ngàn năm xưa.
Nhà thơ cũng chia sẻ thêm: “ Thật ra chiến tranh còn khốc liệt hơn nhiều nhưng tôi nghĩ sự khốc liệt đôi khi không nhất thiết là một quả nổ mà nằm ngay ở hình ảnh lời hẹn chơi bi của anh Thành khi trở về, lời hẹn gánh nước của Long với cô gái bên giếng nước và rồi không có ngày trở về”.
Được biết buổi chiếu phim Mùi cỏ cháy là một trong những sự kiện tiêu biểu thuộc Chiến dịch “Hành trình trở về - Đi để tìm lại 2017” do Câu lạc bộ Vovinam – Việt Võ Đạo Học viện Ngoại giao tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của các bạn sinh viên, các bạn trẻ về giá trị của lịch sử, bồi đắp thêm lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ đi trước.
Chiến dịch còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: triển lãm tranh, tư liệu lịch sử; gây Quỹ Nhân ái hỗ trợ các hội viên thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Bình; chuyến hành hương đưa hơn 200 bạn trẻ trở về với Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nghĩa trang Đường 9…
- Hình như anh có duyên với việc thiết kế mỹ thuật cho những bộ phim về đề tài chiến tranh?
- Có lẽ duyên số khiến tôi làm nhiều phim chiến tranh, chứ không phải chuyên làm phim chiến tranh. Trước "Mùi cỏ cháy", "Đừng đốt", tôi đã thiết kế mỹ thuật cho những phim đề tài chiến tranh chống Mỹ như "Người đàn bà mộng du", "Chớp mắt cùng số phận"… Và sắp tới là một phim mới "Nếu như còn được sống".
- Thưa anh, bối cảnh chính của "Mùi cỏ cháy" là Thành cổ Quảng Trị và bờ sông Thạch Hãn đã được xây dựng thế nào?
- Một trong những vấn đề nan giải của "Mùi cỏ cháy" là tìm ra một mặt bằng để dựng lại không khí chiến tranh ở Thành cổ Quảng Trị và bờ sông Thạch Hãn.
Đây là một bộ phim chiến tranh quy mô lớn, không thể dựng lại bối cảnh giống hệt như Thành cổ Quảng Trị nhưng phải làm sao toát lên sự khốc liệt thường trực trong 81 ngày đêm máu lửa ấy. Sau nhiều ngày tìm kiếm, chúng tôi dừng chân ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Hà Nội). Rất may là đã tìm được hồ nước, nơi sĩ quan lục quân luyện tập cho xe lội nước vượt sông. Dòng sông này phải đánh quả nổ liên tục, nên nếu là hồ nuôi thủy sản thì rất khó thực hiện.
- Trong điều kiện của một nền điện ảnh "không trường quay" như ở nước ta, câu chuyện xây dựng bối cảnh của "Mùi có cháy" hẳn cũng có nhiều tình huống đáng nhớ?
- Họa sĩ thiết kế ở Việt Nam phải làm từ con số không chứ không có điều kiện thuận lợi như nhiều nước khác. Không nói đâu xa, như Trung Quốc có rất nhiều trường quay để thực hiện những cảnh phim về lịch sử cận đại và trên nền bối cảnh có sẵn đó, họa sĩ thì chỉ cần gia cố thêm... Tất nhiên, thực hiện những việc khó khăn cũng mang lại cho mình cảm hứng và động lực nhất định. Và tôi, mặc dù làm phim chiến tranh không ít, có đôi chút tư liệu, vốn sống, kinh nghiệm, nhưng khi chưa tìm được bối cảnh thì gần như mất ăn mất ngủ.
Bối cảnh Thành cổ Quảng Trị được dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng mênh mông, không bóng cây. Lúc dựng thì nắng chói chang, anh em chỉ dám làm từ 5h30 sáng cho đến 10h, sau đó tiếp tục từ 15h đến 17h. Nhiều khi dựng cảnh xong thì gặp mưa giông, lốc xoáy, phải dựng lại. Vì điều kiện kinh phí, chúng tôi phải kết hợp giữa những vật liệu sử dụng lâu dài với vật liệu xốp, gỗ dán nhằm tạo hiệu quả và để giảm chi phí… Vẫn biết điều kiện làm phim ở nước ta là thế, nhưng có lẽ không nhiều phim gặp phải tình huống dựng bối cảnh khắc nghiệt như vậy.
Bộ phim này có một đặc điểm là lớp người tham gia chiến trận ở Thành cổ Quảng Trị đa số thuộc tầng lớp sinh viên, nhạy cảm, yêu đời, có học thức. Cảm nhận về cuộc sống, chiến tranh, tình yêu… qua họ được thể hiện một cách tinh tế, có chiều sâu. Bởi thế, họa sĩ thiết kế phải tìm cho ra những chi tiết phục vụ tốt nhất cho ý đồ kịch bản. Không đơn giản đâu, như chuyện tìm những con vật cho phim đã lắm chuyện rồi. Khởi quay vào mùa đông 2011 nên không ở đâu có cóc, anh em phải tìm kiếm, nhờ vả khắp nơi. Rồi khi cần con ve sầu thì phải nhờ bạn bè vào được Trường ĐH Nông nghiệp lấy tiêu bản ve về…
- Họa sĩ thiết kế dường như là một công việc khá lặng lẽ?
- Trong một khuôn hình, tất cả những gì ngoài diễn viên đều thuộc trách nhiệm của họa sĩ thiết kế. Đó là người nắm giữ đầu mối của các tổ phục trang, đạo cụ, dựng cảnh, hóa trang… Cùng với anh em, họa sĩ thiết kế cũng phải xắn tay mà lo từ cái nhỏ nhất như cây kim, cuộn chỉ, con tem… Phải giám sát toàn bộ, từ độ cũ của mảnh vải đến những đạo cụ "độc"… Có những đạo cụ quan trọng không kém gì nhân vật. Ví dụ, với phim "Đừng đốt" là chiếc đèn dầu làm bằng vỏ đạn mà chị Trâm đã sử dụng. Rồi là cuốn nhật ký (ở ba thời điểm: lúc mới viết, lúc nó được nhặt lên trong đổ nát, rồi nó trở lại sau mấy chục năm với vết tích chiến tranh, thời gian…). Đạo diễn Đặng Nhật Minh rất cầu kỳ, ông gửi cả hình ảnh cuốn nhật ký cho Fred xem trước khi quay.
- Vẫn biết điều kiện thực hiện bối cảnh rất khó khăn, song khán giả Việt Nam nhiều khi bức xúc với những chi tiết giả lộ liễu trong bối cảnh?
- Những sơ suất xảy ra chủ yếu ở phim truyền hình, làm vội. Có một sự thật trong nghề thiết kế mỹ thuật, là đôi khi có những bối cảnh được đầu tư nhiều tiền của, công sức nhưng chỉ cần một vài chi tiết không thật là phá hỏng toàn bộ cảm xúc của phim… Vì vậy, làm công việc này phải không ngừng thận trọng. Có những cuộc tìm kiếm tưởng như vô ích, nhưng nó rèn cho mình sự nghiêm túc. Anh em đạo cụ từng phải lặn lội vất vả mới tìm được loại máy phóng ảnh cỡ lớn dùng cho quân đội Mỹ năm 1970 (phim "Đừng đốt") trong nhà kho một nhà dân. Kỹ lưỡng là vậy, công sức bỏ ra là vậy nhưng có khi người xem không để ý đâu. Công sức tìm kiếm cái đó không kém gì cải tạo xây dựng một phòng làm việc ở căn cứ quân sự.
- Bối cảnh trong phim bao giờ cũng là làm giả, nhưng làm thế nào để nó thật nhất với người xem?
- Trước hết, anh làm về đề tài gì thì phải thể hiện bối cảnh cuộc sống, sinh hoạt, trang phục thời điểm đó một cách trung thực, nhất là về lịch sử, chiến tranh. Tuy nhiên, cái trung thực ấy phải được nâng lên về thẩm mỹ. Nghĩa là phải lựa chọn chi tiết để tạo ra cái đẹp. Đẹp, không có nghĩa là phải sang trọng, mà là khả năng gợi cảm xúc. Vài cái liếp ở bờ giếng là thật, nhưng có khi không đẹp, nếu nhấn thêm một vài màu sắc như viên gạch đỏ, khoai lang nước… có khi được bức tranh nông thôn.
- Anh nghĩ gì về việc áp dụng công nghệ hiện đại vào dựng bối cảnh trong điện ảnh nước ta?
- Thiết kế mỹ thuật rất cần công nghệ hiện đại. Nhưng cần hơn cả là ở con mắt nhìn của người họa sĩ.
- Xin cảm ơn anh!
ĐẾN QUẢNG TRỊ - NGHE TIẾNG PHÁO KHE SANH - Hop ca ĐTNVN ảnh ANTRE
Mùi Cỏ Cháy Full | Phim Việt Nam Đặc Sắc
Xem phim "Mùi cỏ cháy " nghĩ về mùa hè đỏ lửa
Thứ 6, 25/05/2012 | 14:00:33
6894 lượt xem
Tri ân và tưởng niệm những người lính
đã ngã xuống trên các chiến trường và mặt trận Quảng Trị năm 1972, ca
ngợi lý tưởng sống nồng cháy và sự cống hiến, hy sinh hết mình của lứa
tuổi hai mươi những năm tháng chiến tranh, bộ phim truyện nhựa điện ảnh
“Mùi cỏ cháy” xứng đáng được Hội Ðiện ảnh Việt Nam trao Giải thưởng Cánh
diều vàng 2011
5 năm
sau chiến dịch Thành cổ Quảng Trị, thế hệ hậu sinh chúng tôi mới bắt
đầu cất tiếng khóc chào đời. 35 năm tiếp theo đó, tuổi chúng tôi đã gần
gấp đôi tuổi của những người lính tham gia chiến đấu trên mặt trận ấy
lúc bấy giờ. 40 năm cộng dồn, chúng tôi sống trong yên ả và thanh bình,
không một phút giây khói lửa đạn bom, không một ngày vang tiếng pháo
rền. Chiến tranh đổi lấy hòa bình, sự giành giật cam go và khốc
liệt này đã phải trả bằng máu và nước mắt của không biết bao nhiêu con
người; mà trong đó khoảng hơn 14.000 bộ đội và dân quân hy sinh để bảo
vệ Thành cổ Quảng Trị chỉ là một con số ví dụ.
81
ngày đêm mùa hè đỏ lửa năm 1972 được tái hiện qua bộ phim truyện điện
ảnh “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn, NSƯT Nguyễn Hữu Mười; biên kịch Hoàng
Nhuận Cầm thực sự đã để lại trong lòng người xem, đặc biệt là thế hệ trẻ
chưa một lần trải qua chiến tranh, những ấn tượng mạnh. Và điều có ý
nghĩa hơn cả là dù thoáng qua, hay sâu sắc thì có lẽ bất cứ ai đã từng
xem phim cũng không thể không thương nhớ, trân trọng và cảm phục những
người lính sẵn sàng cống hiến tuổi 20 của mình cho độc lập, tự do của Tổ
quốc.
...Những dấu chân rồi lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi
Những tháng năm trẻ nhất
Mười tám, hai mươi sắc như cỏ,
Ấm như cỏ và yếu mềm như cỏ
Chúng tôi đi không tiếc đời mình...
Với
bao khát vọng, hoài bão và cả sự nhiệt huyết tràn căng lồng ngực của
tuổi hai mươi, Hoàng, Thành, Thăng và Long - bốn chàng sinh viên khoa
Văn Ðại học Tổng hợp Hà Nội xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ trong
chiến tranh chống Mỹ ác liệt năm 1971. Những tân binh được Ðại đội
trưởng Phong huấn luyện tốc hành. Ngay sau đó, họ được chuyển quân tới
mặt trận khốc liệt nhất: Thành cổ Quảng Trị. Chiến sự nóng bỏng đạn bom,
ba chàng trai trẻ tài hoa Thành, Thăng, Long đã hy sinh. Hoàng may mắn
trở về trong ngày chiến thắng 30/4/1975.
Nội
dung bộ phim có thể tóm tắt ngắn gọn đến vậy; song trong thời lượng 97
phút, từ ký ức của nhân vật Hoàng, hiện thực về cuộc chiến đấu khốc liệt
nhưng hào hùng mà anh và đồng đội đã cùng sát vai trong suốt 81 ngày
đêm giữ Thành cổ Quảng Trị trên dòng sông Thạch Hãn như đang quay lại
thật rõ nét ngay trước mắt người xem. Trước khi bước vào trận chiến đấu
khốc liệt này, trong thời gian huấn luyện tốc hành, những tân binh vừa
rời xa giảng đường đại học vẫn vẹn nguyên sự hồn nhiên, trong sáng và
tinh nghịch. Hoàng rất tài ứng khẩu làm thơ; Thành có năng khiếu hát và
diễn chèo như một diễn viên chuyên nghiệp; Thăng ngồi ở bất cứ nơi đâu,
trong hoàn cảnh nào cũng tranh thủ viết nhật ký; Long mộng mơ và lãng
mạn ôm ấp mối tình đầu với cô thôn nữ bất chợt gặp và làm quen trong vài
phút giây bên giếng làng.
Mỗi
người một vẻ, một tính cách; nhưng ở họ đều hiển hiện sức sống, niềm
tin, bầu máu nóng của thế hệ sinh viên hơn 40 năm về trước. Bộ phim đã
rất khéo léo và tinh tế lồng ghép hình ảnh người lính chia từng hòn bi
ve cho các cháu thiếu niên trước khi vào Nam; hay hình ảnh người lính
chơi tập trận giả, bắn súng bằng sống lá chuối với trẻ thơ ngay trong
những mảnh vườn nhỏ của làng quê Việt Nam bình dị và mộc mạc...
Và
cũng chính bởi những hình ảnh hồn nhiên, trong sáng ấy mà người xem
phim đau đớn như bị từng vết dao cứa vào tim rỉ máu khi những chàng trai
lần đầu ra trận, lần đầu cầm súng lại phải đối mặt với mặt trận khốc
liệt nhất lúc bấy giờ.
...Bạn bè tôi trong chiến dịch 72
Thịt xương nhiều hơn đất đai Thành cổ
Bao người lính ra đi không về nữa
Ðể đất đai mãi mãi màu xanh...
Không
thể nghĩ tới sự hy sinh mất mát đến ghê gớm và cũng không thể hình dung
hết sự khốc liệt đến tàn nhẫn của chiến tranh, những người lính với đôi
mắt trong veo và thánh thiện phơi phới bước vào trận địa, mang trong ba
lô cả những chú ve kim, những chú dế mèn và những hòn bi ve đủ màu sắc.
Vượt sông Thạch Hãn, 107 người lính chỉ còn lại 49 người.
Bom
đuổi theo từng dòng người, mặt nước sục lên màu đen kịt từ dưới đáy
sông, rồi rất nhanh, máu loang đỏ từng vầng. Người sống không kịp nhìn
mặt người mất, chỉ còn thấy những cánh tay, những bàn chân... đỏ máu nổi
trên mặt nước. Trong cái không gian hãi hùng ấy, các anh vẫn phải bóp
nghẹt trái tim, đè nén mọi xúc cảm, giành giật sự sống trong gang tấc để
vượt sông bên cạnh xác đồng đội hy sinh mỗi lúc một trôi dày hơn.
49 người khó khăn lắm, hiểm nguy lắm mới vượt sông
an toàn, vậy mà về đến nơi điểm quân, Long bị bom đánh gục trong sự
hoảng hốt và kinh hãi đến tột cùng. Ngôi mộ đồng đội vừa vội vàng đắp
cho Long cũng bị bom phá tung, một cánh tay của anh trồi lên khỏi mặt
đất....
...Ðêm trong suốt áp ngực vào phương ấy
Gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai
Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài
Những vùng đất không tiếng gà cất gáy
Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn...
Vào
Thành cổ, một cuộc đối đầu mới bắt đầu. Lại hy sinh, lại mất mát, những
người lính tiếp tục ngã xuống. Bom, pháo, xe tăng của địch quần nát cả
một vùng. Những đụn khói đen, những vầng lửa đỏ hăng nồng mùi cỏ cháy.
Khốc liệt nối tiếp khốc liệt, nhưng tuổi hai mươi vẫn căng tràn nhựa
sống, các anh vẫn kiên cường cầm súng chiến đấu với quân thù đến hơi thở
cuối cùng.
Bức tượng đá cô gái
ngồi đọc sách ở công viên - nơi bốn chàng trai cùng chụp chung một bức
ảnh trước lúc lên đường nhập ngũ đã ba lần nhỏ lệ - những giọt lệ máu
khi Long, Thành, Thăng lần lượt hy sinh. Khi chiếc xe tăng phá tung cánh
cổng dinh Ðộc Lập, ngọn cờ của Quân Giải phóng tung bay, Hoàng đứng
lặng một mình, đau đớn ngắm lại bức ảnh ấy. Anh may mắn sống sót trở về
trong ngày toàn thắng, trở thành nhân chứng sống lịch sử để kể lại với
thế hệ muôn đời sau cuộc chiến đấu 81 ngày đêm khốc liệt, bi thương
nhưng hào hùng và quật cường tại Thành cổ Quảng Trị.
Ðò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Tri
ân và tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trên các chiến trường và
mặt trận Quảng Trị năm 1972, ca ngợi lý tưởng sống nồng cháy và sự cống
hiến, hy sinh hết mình của lứa tuổi hai mươi những năm tháng chiến
tranh, bộ phim truyện nhựa điện ảnh “Mùi cỏ cháy” xứng đáng được Hội
Ðiện ảnh Việt Nam trao Giải thưởng Cánh diều vàng 2011 cùng các giải
giành cho âm nhạc, quay phim và biên kịch xuất sắc nhất; Bộ Quốc phòng
trao giải phim có đề tài về chiến tranh xuất sắc nhất tại Liên hoan phim
Việt Nam lần thứ 17.
Thế An
Bài ca về đường 9 - (Huy Du) - Trần Khánh
” Mùi cỏ cháy” - cháy trong trái tim người trẻ hôm nay
Ngọc Trang
-
13/03/2017, 22:32 GMT+7
|
Trẻ
GD&TĐ -Vừa qua, CLB Vovinam – Việt võ đạo Học viện Ngoại giao đã tổ chức buổi chiếu phim “ Mùi cỏ cháy”.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm giao lưu cùng khán giả.
Buổi
chiếu phim miễn phí đã thu hút hơn 300 sinh viên các trường đại học
thuộc khu vực Chùa Láng như: Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại thương,
Học viện Hành chính, Học viện Thanh Thiếu niên, Đại học Luật Hà Nội và
đặc biệt có sự tham gia của nhà biên kịch bộ phim, nhà thơ Hoàng Nhuận
Cầm.Mùi cỏ cháy là bộ phim sống động tái hiện một cách chân thực sự bi tráng của mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị, khi chúng ta đang giành giật từng tấc đất, viên gạch của Thành cổ Quảng Trị để có thể có được lợi thế trên bàn đàm phán Paris.
Có thể nói mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt và để lại cho chúng ta sự yên bình, nhưng là một sự yên bình được trả bằng máu và sự hi sinh của các anh – những người thanh niên mười tám đôi mươi, cũng yêu đời, vô tư, cũng có bao ước mơ, khát khao nhưng họ đã tạm gác lại tất cả để cầm súng chiến đấu, để “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Với những ý nghĩa như vậy, qua bộ phim CLB mong muốn có thể nâng cao nhận thức, hiểu biết của các bạn sinh viên về lịch sử, cũng như những năm tháng hào hùng của dân tộc.
Đồng thời, thông qua hoạt động nhằm bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ cha anh đã ngã xuống vì độc lập, hòa bình của Tổ quốc.
Đặc biệt, qua bộ phim cũng như buổi giao lưu, trò chuyện với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - một chiến sĩ đã trực tiếp chiến đấu trong chiến trường Quảng Trị, các bạn sinh viên sẽ có ý thức trân trọng hơn những khoảnh khắc bình yên hiện tại, để sống, phấn đấu và cống hiến nhiều hơn cho xã hội.
Với chủ đề “Chết để sống” xuyên suốt buổi chiếu phim, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm chia sẻ: “Mỗi lần xem là một lần tôi như chết đi sống lại. Viên đạn đó như ghim vào lồng ngực tôi chứ không phải những người đồng đội của tôi”.
Là người sống sót và trở về từ chiến trường, nhà thơ vẫn phải tiếp tục sống dù “không sung sướng gì”, nhưng nhà thơ phải sống thay cho đồng đội của mình, sống vì đất nước, vì ngày hôm nay, để cái chết của những người đồng đội không là vô nghĩa.
Trong buổi chiếu phim, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm tham gia với tư cách là nhà biên kịch bộ phim nhưng đồng thời cũng là một nhân chứng sống, trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị đã có những chia sẻ hết sức chân thành về những kỷ niệm về ngày tháng khốc liệt của “ Mùa hè đỏ lửa năm 1972”.
Khi được hỏi về hình tượng 4 nhân vật chính trong phim và lý do nhà biên kịch chọn tên là Hoàng, Thành, Thăng, Long, cho nhân vật của mình nhà thơ có chia sẻ: 4 anh là nguyên mẫu của nhà thơ và đồng đội năm xưa.
Hoàng chính là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm và những đồng đội của ông là các liệt sĩ: Nguyễn Văn Thạc, Vũ Đình Văn, Hoàng Thượng Lân, Đặng Thùy Trâm,...
Bốn anh cũng như hàng nghìn sinh viên khác, năm xưa vì tiếng gọi của Tổ quốc đã gác bút ra chiến trường. Họ đều là sinh viên của các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Và chỉ cần nhắc đến “Hoàng Thành Thăng Long” là có thể thấy được tình yêu Hà Nội thăm thẳm trong trái tim không chỉ ngày hôm nay mà đã có từ ngàn năm xưa.
Nhà thơ cũng chia sẻ thêm: “ Thật ra chiến tranh còn khốc liệt hơn nhiều nhưng tôi nghĩ sự khốc liệt đôi khi không nhất thiết là một quả nổ mà nằm ngay ở hình ảnh lời hẹn chơi bi của anh Thành khi trở về, lời hẹn gánh nước của Long với cô gái bên giếng nước và rồi không có ngày trở về”.
Được biết buổi chiếu phim Mùi cỏ cháy là một trong những sự kiện tiêu biểu thuộc Chiến dịch “Hành trình trở về - Đi để tìm lại 2017” do Câu lạc bộ Vovinam – Việt Võ Đạo Học viện Ngoại giao tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của các bạn sinh viên, các bạn trẻ về giá trị của lịch sử, bồi đắp thêm lòng tri ân đối với sự hy sinh của thế hệ đi trước.
Chiến dịch còn có nhiều hoạt động ý nghĩa khác như: triển lãm tranh, tư liệu lịch sử; gây Quỹ Nhân ái hỗ trợ các hội viên thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Quảng Bình; chuyến hành hương đưa hơn 200 bạn trẻ trở về với Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nghĩa trang Đường 9…
Tiếng hát trên đường quê hương - Huyền Trang | Hùng thiêng đất mẹ
Phim Mùi cỏ cháy - thêm một bức tượng đài về Thành cổ Quảng Trị
Ðến
mùa hè năm 2011, tính về mặt thời gian, cuộc chiến đấu ở Thành cổ Quảng
trị đã lùi xa 39 năm. Chiến tích huyền thoại này mới chỉ được ghi lại
trong các trang hồi ký của các tướng tá, trong những bài thơ, những bức
tranh hay những ngôi đền đài tưởng niệm... và Xét tới một tác phẩm nghệ
thuật hoàn chỉnh, dài hơi, có lẽ sau cuốn truyện tự thuật Ðược sống để
kể lại của nhà điêu khắc Trần Luân Tín, thì bộ phim truyện nhựa Mùi cỏ
cháy là tác phẩm thứ hai...
Ðể
đánh giá được những thành công của phim Mùi cỏ cháy thiết nghĩ, cần
thấy được những trở ngại, trước hết ngay từ phương diện kịch bản văn
học. Hoàng Nhuận Cầm không muốn kể một câu chuyện tình thời lửa khói
liên quan đến con sông Thạch Hãn; một lần vào thăm chiến trường xưa của
một thiếu phụ gặp nhiều đổ vỡ trong cuộc đời, nay vào Thành cổ để nhớ về
người yêu đã nằm lại tại đây; hoặc là cuộc gặp lại trong ngày hôm nay
của hai nhân vật xưa kia thuộc hai chiến tuyến... Tham vọng và cũng là
chỗ mạo hiểm của nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm là muốn thể hiện lại
gương mặt thế hệ mình, nhưng phải là trên cái nền miêu tả trực diện
những sự biến của Thành cổ Quảng Trị với những chuyến qua lại trên dòng
sông lửa Thạch Hãn, với những trận đánh giằng co, kể cả những trận
'huyết chiến' để đổi lấy cái giá trên bàn hòa đàm Pa-ri... Bởi vậy, điều
trước tiên kịch bản phải tuân thủ nghiêm ngặt những yếu tố lịch sử. Ví
như, năm 1970 và năm 1971, hậu phương lớn miền bắc đã 'cạn người'. Bộ
Quốc phòng phải gọi nhập ngũ sinh viên đang học năm thứ hai, thứ ba. Ví
như, lớp tân binh này được huấn luyện rất cấp tốc và được tung ngay vào
chiến đấu ở Thành cổ. Lại nữa, trận chiến Thành cổ dữ dội, quyết liệt
đến độ hầu như hoàn toàn vắng các 'bóng hồng'. Ví như, chiến sự Thành cổ
Quảng Trị căng thẳng, dữ dằn đến độ - như lời các chứng nhân kể lại -
thật sự là không thể có phút giây cho những tự sự trữ tình... Với điện
ảnh phim truyện, những điều vừa kể trên thật khó 'gây mầm' để tạo sức
cuốn hút, hấp dẫn.
Và trong kịch bản văn học, Hoàng Nhuận Cầm tỏ ra khá cứng tay khi chọn lựa các chi tiết, các câu thoại thật đắt, lời các bài ca, bài thơ,... để khắc họa gương mặt và số phận bốn nhân vật Hoàng, Thành, Thăng, Long của mình. Bốn chàng lính - sinh viên đến tạm biệt giảng đường và ngôi trường với dòng lưu bút trên tấm bảng đen. Bốn chàng trai chụp ảnh bên bức tượng cô gái đọc sách. Một chàng lính phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình chia tay, và xúc động hơn là chính tay anh tận mắt nhìn những thứ tài sản nghèo nàn của thời bao cấp mà cha mẹ anh sắp chia đôi. Người mẹ không kịp đánh con bằng chiếc phất trần, con đã lên đường ra trận... Những chi tiết ấy tôi tin rằng, đã làm rơi nước mắt của nhiều bậc cha mẹ và anh chị em đã có con em hy sinh trên chiến trường. Những cảnh hành quân hay trú quân, nhà biên kịch cũng đã sử dụng thủ pháp 'chấm phá' như thế. Ðiều cần nhấn mạnh là tác giả đã biết nuôi các chi tiết ấy ở những đoạn phim về sau - điều mà không phải nhà biên kịch nào cũng thông thạo. Nửa phim sau, khi mô tả chiến trận ở cung bậc quyết liệt nhất, bút pháp lọc lựa, chấm phá cũng được tận dụng triệt để (tiếng gọi 'Mẹ ơi!' lặp lại trên dòng sông Thạch Hãn; cảnh khênh trên vai những bao xác tử sĩ; cảnh chôn cất nhau trong cơn mưa tháng bảy...). Xét cho kỹ, phim Mùi cỏ cháy hầu như không có nhân vật và kiểu kích mâu thuẫn, gỡ mâu thuẫn theo bài bản thông thường. Nhưng đọc kịch bản, xem phim, người ta vẫn nhớ, vẫn khắc ghi vào tâm trí và dành niềm thương yêu, luyến tiếc cho những chàng trai Hà Nội; khắc ghi công ơn cả một thế hệ 18 - 20 tuổi đã ngã xuống trên mảnh đất Thành cổ.
Xét tới công việc của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, phải nói ngay anh đã bình tĩnh và vững vàng tháo gỡ các trở ngại mà chúng tôi đã kể ở trên nằm ngay trong kịch bản văn học. Trước hết là thủ pháp dựng đan xen giữa hiện tại và ký ức; giữa thực và mộng. Sự đan xen này không phải lúc nào cũng 'ngọt' nhưng rõ ràng là chúng đã làm súc tích, phong phú hơn một cốt kịch phim rất dễ rơi vào nhàm chán, tẻ nhạt. Ðáng nói là, sự đan xen kia xuất hiện ngay cả ở những phân đoạn trận mạc căng thẳng và tạo được hiệu quả cảm xúc đáng ghi nhận (đoạn bà mẹ cầu nguyện trên chùa hay đoạn chiếc phất trần rơi như linh cảm con trai mẹ đã hy sinh). Việc chọn được bốn diễn viên để trao vai Hoàng, Thành, Thăng, Long với vóc dáng ấy, gương mặt ấy cũng là một thành công. Bởi thế hệ những người ra trận hôm ấy dứt khoát phải mang gương mặt khỏe mạnh, trong sáng, tự tin như vậy. Liệu có cần khen Mùi cỏ cháy ở những điều lý ra điện ảnh là phải như vậy, cần như vậy, nhưng với phim ảnh của nước ta hiện nay mọi điều đang bị giản lược hóa, sơ sài hóa, nộm tạm hóa đến ẩu tả, quấy quá đi không? Ðó là việc đã công phu tìm ra cho bằng được các hiện vật của thời bao cấp. Ðó là việc kiểu tóc, trang phục của các nhân vật chính và hàng trăm nhân vật quần chúng khác trong Mùi cỏ cháy tạo được độ tin cậy cần thiết. Ðó còn là việc phục dựng cảnh trí, đào bới giả làm hố bom hố đạn, hầm hào giao thông, trạm phẫu,... phục hiện không khí chiến địa và bản thân chiến trường Thành cổ Quảng Trị xưa kia cũng đã đạt được mức cần thiết. Còn việc Mùi cỏ cháy ít máy bay, ít xe tăng quá; những điểm nổ thưa thớt quá, những đụn khói bom, khói đạn bốc lên còn mỏng mảnh, mờ nhạt,... nguyên cớ chắc ở chỗ kinh phí làm phim còn eo hẹp? Trả lời báo chí, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đã nói, kinh phí dành cho Mùi cỏ cháy tiếng là năm tỷ đồng, nhưng cắt lại hai tỷ đồng để Hãng khấu hao máy móc và trả lương cho cán bộ, công nhân viên; gần một tỷ đồng, dành làm hậu kỳ phim ở Thái-lan. Tổng số kinh phí thật sự còn lại hai tỷ đồng.
Mô tả trực diện về điểm nóng Thành cổ năm 1972 và sự hy sinh vô giá của 16.000 chàng trai trẻ từ mọi miền quê tại nơi đây, nhưng Mùi cỏ cháy không sa vào những luận giải lệch lạc, nhằm mục đích xóa nhòa mọi giá trị chiến thắng hoặc lên án chiến tranh chung chung; diện mạo và giọng điệu của Mùi cỏ cháy vẫn là một khúc tráng ca đầy tự hào về lòng yêu nước, niềm tin và tinh thần sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc, của non sông xứ sở. Mùa hè năm 2012 sắp tới sẽ kỷ niệm tròn 40 năm chiến công kiêu hùng ở Thành cổ Quảng Trị. Chắc chắn phim Mùi cỏ cháy sẽ là lẵng hoa rất đẹp,rất xứng đáng để dâng lênÐài tưởng niệm các Anh hùng - Liệt sĩ!
Và trong kịch bản văn học, Hoàng Nhuận Cầm tỏ ra khá cứng tay khi chọn lựa các chi tiết, các câu thoại thật đắt, lời các bài ca, bài thơ,... để khắc họa gương mặt và số phận bốn nhân vật Hoàng, Thành, Thăng, Long của mình. Bốn chàng lính - sinh viên đến tạm biệt giảng đường và ngôi trường với dòng lưu bút trên tấm bảng đen. Bốn chàng trai chụp ảnh bên bức tượng cô gái đọc sách. Một chàng lính phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình chia tay, và xúc động hơn là chính tay anh tận mắt nhìn những thứ tài sản nghèo nàn của thời bao cấp mà cha mẹ anh sắp chia đôi. Người mẹ không kịp đánh con bằng chiếc phất trần, con đã lên đường ra trận... Những chi tiết ấy tôi tin rằng, đã làm rơi nước mắt của nhiều bậc cha mẹ và anh chị em đã có con em hy sinh trên chiến trường. Những cảnh hành quân hay trú quân, nhà biên kịch cũng đã sử dụng thủ pháp 'chấm phá' như thế. Ðiều cần nhấn mạnh là tác giả đã biết nuôi các chi tiết ấy ở những đoạn phim về sau - điều mà không phải nhà biên kịch nào cũng thông thạo. Nửa phim sau, khi mô tả chiến trận ở cung bậc quyết liệt nhất, bút pháp lọc lựa, chấm phá cũng được tận dụng triệt để (tiếng gọi 'Mẹ ơi!' lặp lại trên dòng sông Thạch Hãn; cảnh khênh trên vai những bao xác tử sĩ; cảnh chôn cất nhau trong cơn mưa tháng bảy...). Xét cho kỹ, phim Mùi cỏ cháy hầu như không có nhân vật và kiểu kích mâu thuẫn, gỡ mâu thuẫn theo bài bản thông thường. Nhưng đọc kịch bản, xem phim, người ta vẫn nhớ, vẫn khắc ghi vào tâm trí và dành niềm thương yêu, luyến tiếc cho những chàng trai Hà Nội; khắc ghi công ơn cả một thế hệ 18 - 20 tuổi đã ngã xuống trên mảnh đất Thành cổ.
Xét tới công việc của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, phải nói ngay anh đã bình tĩnh và vững vàng tháo gỡ các trở ngại mà chúng tôi đã kể ở trên nằm ngay trong kịch bản văn học. Trước hết là thủ pháp dựng đan xen giữa hiện tại và ký ức; giữa thực và mộng. Sự đan xen này không phải lúc nào cũng 'ngọt' nhưng rõ ràng là chúng đã làm súc tích, phong phú hơn một cốt kịch phim rất dễ rơi vào nhàm chán, tẻ nhạt. Ðáng nói là, sự đan xen kia xuất hiện ngay cả ở những phân đoạn trận mạc căng thẳng và tạo được hiệu quả cảm xúc đáng ghi nhận (đoạn bà mẹ cầu nguyện trên chùa hay đoạn chiếc phất trần rơi như linh cảm con trai mẹ đã hy sinh). Việc chọn được bốn diễn viên để trao vai Hoàng, Thành, Thăng, Long với vóc dáng ấy, gương mặt ấy cũng là một thành công. Bởi thế hệ những người ra trận hôm ấy dứt khoát phải mang gương mặt khỏe mạnh, trong sáng, tự tin như vậy. Liệu có cần khen Mùi cỏ cháy ở những điều lý ra điện ảnh là phải như vậy, cần như vậy, nhưng với phim ảnh của nước ta hiện nay mọi điều đang bị giản lược hóa, sơ sài hóa, nộm tạm hóa đến ẩu tả, quấy quá đi không? Ðó là việc đã công phu tìm ra cho bằng được các hiện vật của thời bao cấp. Ðó là việc kiểu tóc, trang phục của các nhân vật chính và hàng trăm nhân vật quần chúng khác trong Mùi cỏ cháy tạo được độ tin cậy cần thiết. Ðó còn là việc phục dựng cảnh trí, đào bới giả làm hố bom hố đạn, hầm hào giao thông, trạm phẫu,... phục hiện không khí chiến địa và bản thân chiến trường Thành cổ Quảng Trị xưa kia cũng đã đạt được mức cần thiết. Còn việc Mùi cỏ cháy ít máy bay, ít xe tăng quá; những điểm nổ thưa thớt quá, những đụn khói bom, khói đạn bốc lên còn mỏng mảnh, mờ nhạt,... nguyên cớ chắc ở chỗ kinh phí làm phim còn eo hẹp? Trả lời báo chí, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười đã nói, kinh phí dành cho Mùi cỏ cháy tiếng là năm tỷ đồng, nhưng cắt lại hai tỷ đồng để Hãng khấu hao máy móc và trả lương cho cán bộ, công nhân viên; gần một tỷ đồng, dành làm hậu kỳ phim ở Thái-lan. Tổng số kinh phí thật sự còn lại hai tỷ đồng.
Mô tả trực diện về điểm nóng Thành cổ năm 1972 và sự hy sinh vô giá của 16.000 chàng trai trẻ từ mọi miền quê tại nơi đây, nhưng Mùi cỏ cháy không sa vào những luận giải lệch lạc, nhằm mục đích xóa nhòa mọi giá trị chiến thắng hoặc lên án chiến tranh chung chung; diện mạo và giọng điệu của Mùi cỏ cháy vẫn là một khúc tráng ca đầy tự hào về lòng yêu nước, niềm tin và tinh thần sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của dân tộc, của non sông xứ sở. Mùa hè năm 2012 sắp tới sẽ kỷ niệm tròn 40 năm chiến công kiêu hùng ở Thành cổ Quảng Trị. Chắc chắn phim Mùi cỏ cháy sẽ là lẵng hoa rất đẹp,rất xứng đáng để dâng lênÐài tưởng niệm các Anh hùng - Liệt sĩ!
Quân reo quê mẹ Quảng Trị anh hùng
“Mùi cỏ cháy” – Khúc bi tráng về Thành cổ Quảng Trị 1972
KTĐT - Xem phim Mùi cỏ cháy,
không ít người đã khóc ròng từ đầu đến cuối. Sự trong trắng, hồn nhiên
và tình yêu Tổ quốc của một thế hệ sinh viên, sự khốc liệt của chiến
tranh, thân phận con người và hy sinh mất mát quá lớn của người dân Việt
Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước…đã gợi lên nhiều điều cho
những người đang sống hôm nay.
Bộ
phim “Mùi cỏ cháy” mặc dù thiếu chất sử thi và thừa chất thơ nhưng thực
sự đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng qua việc tái hiện
chân thực không khí hào hùng, bi tráng ở chiến trường Thành cổ Quảng Trị
năm 1972.
Không
ngoa khi so sánh “Mùi cỏ cháy” giống như “quả cầu pha lê” dưới bàn tay
một phù thủy tâm lý, có thể dẫn dắt người xem trải nghiệm những cung bậc
cảm xúc khác nhau qua từng cảnh quay.
Bộ
phim làm khán giả bật cười sảng khoái với những hành động ngây thơ,
trong trẻo có phần trẻ con của những người lính binh nhì tuổi mới mười
tám, đôi mươi, nhưng cũng khiến họ rơi lệ trước sự hi sinh quả cảm của
những chiến sĩ trẻ; những mối tình trong sáng bị chiến tranh chia lìa
hay giọt nước mắt mong ngóng, đợi chờ của người thân nơi hậu phương…
Bộ
phim xoay quanh câu chuyện của 4 chàng sinh viên Hà thành là Hoàng,
Thành, Thăng và Long ở lứa tuổi 20, khi cuộc đời vừa bắt đầu chớm nở.
Sống trong thời kỳ đất nước đang bị gót giày quân thù giày xéo, họ đã
tình nguyện rời xa cuộc sống sinh viên, để lại thầy cô, người thân phía
sau lên đường nhập ngũ. Trước câu hỏi của Thủ trưởng Phong: “Có ai tiếc
cuộc sống bình yên không?” Hoàng đã không ngần ngại nói: “Chúng em cũng
hơi tiếc ạ. Nhưng còn hối tiếc hơn nếu như trong đội ngũ những người ra
trận hôm nay không có chúng em”.
Những
đổi thay trong tâm lý nhân vật được diễn tả một cách sâu sắc. Cả 4 anh
lính binh nhì xuất hiện ở đầu bộ phim với hình ảnh ngây thơ, trong sáng
có phần trẻ con. Điều đó được thể hiện qua câu hát của Long trên chiếc
xe chở quân vào chiến trường: “Ta là con của bố mẹ ta. Nhớ nhà ta chốn
ta về”; thú bắt ve sầu rồi áp tai nghe tiếng kêu ve ve của Thành và niềm
đam mê chơi trọi dế của Thăng…
Tuy
nhiên, khi được rèn luyện trong môi trường khắc nghiệt của quân đội và
trực tiếp chiến đấu với quân thù, tận mắt chứng kiến đồng đội của mình
hi sinh, họ đã hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống, trưởng thành
và sống có lý tưởng hơn. Với Thăng, đó là sự cống hiến tuổi thanh xuân
cho đất nước: “… Tuổi hai mươi làm sao không tiếc, nhưng ai cũng tiếc
tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc”. Với Hoàng, đó là thái độ sung sướng, không
chút do dự khi được rời trại thương binh vào chiến trường chiến đấu mặc
dù, nơi đó có cô y tá mà anh dành tình yêu vô hạn…
Bối
cảnh chính trong “Mùi cỏ cháy” là thành cổ Quảng Trị năm 1972. Nơi đế
quốc Mỹ chọn để quyết chiến với quân ta nhằm giành thế chủ động trong
cuộc đàm phán hiệp định Paris. Vì thế, chúng đã sử dụng mọi phương tiện
chiến tranh hiện đại nhất để san phẳng căn cứ quân sự này.
Dưới
“bàn tay ma thuật” của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, người xem không thể
kìm nổi nước mắt khi chứng kiến hình ảnh hàng trăm chiến sĩ bị trúng bom
mìn khi vượt sông Thạch Hãn, máu nhuộm đỏ dòng sông; cảnh Long đứng
giữa trời đạn bom kêu gào thảm thiết: “Đừng tấn công nữa!...” và bị bom
giặc cướp mất tính mạng; hay hình ảnh một chiến sĩ mù vẫn cầm lựu đạn mò
mẫm ra chiến trường chiến đấu với kẻ thù…
Có
lẽ, ở ranh giới giữa sự sống và cái chết nơi chiến trường thì tinh thần
“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mới trỗi dậy mãnh liệt nhất. Dù trong
tay chỉ còn cây súng AK hết đạn, Thành vẫn dũng cảm gương lưỡi lê xông
lên, đâm một nhát chí mạng vào tên lính ngụy cầm cờ Mĩ và anh dũng hi
sinh; biết xung quanh mình có địch rình rập nhưng Thăng vẫn liều mình
nhảy xuống sông nối dây cáp để giữ liên lạc giữa chiến trường với Bộ chỉ
huy và bị 2 lính ngụy bắn chết…
Chiến
trường Quảng Trị - cối xay thịt người – khốc liệt, ghê rợn là thế.
Nhưng đạo diễn vẫn dành cho nhân vật của mình những phút giây bình yên
để tâm hồn họ lắng đọng lại và viết nên những suy ngẫm về gia đình, về
chiến tranh, về tình cảm đồng chí, đồng đội… mà chỉ những người chiến sĩ
đã tận mắt chứng kiến, tận tay đào đất chôn đồng đội hi sinh mới có.
Thông
qua những trang nhật ký của Thăng, những vần thơ của Hoàng, những bức
thư thấm đẫm nước mắt của Thành vĩnh biệt mẹ và lời hứa trở lại (không
thực hiện được) của Long đối với một cô gái anh gặp trên đường hành
quân… “Mùi cỏ cháy” đã tố cáo tội ác của chiến tranh một cách đầy đủ
nhất, chân thực và sinh động nhất. Không những thế, nó đã chạm đến những
giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc về tình người, về lẽ sống của cả một
thế hệ trẻ thời chống Mỹ.
Bộ phim truyện “Mùi cỏ cháy” và phim tài liệu “Đại tướng Đoàn khuê” đã được chọn mở màn cho đợt phim chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 và kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị. |
" AI ĐÃ TỚI MIỀN QUÊ EM QUẢNG TRỊ THỪA THIÊN " ? ảnh ANTRE
Từ hậu trường “Mùi cỏ cháy”…
(HNM)
- "Mùi cỏ cháy" là một trong hai phim truyện nhựa mới nhất (cùng với
"Tâm hồn mẹ") tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tại Phú Yên.
Nhà thiết kế mỹ thuật Phạm Quốc Trung (giải Bông sen Vàng dành cho họa
sĩ thiết kế mỹ thuật trong phim "Đừng đốt" - LHP Việt Nam lần thứ 16)
chia sẻ với Hànộimới chuyện hậu trường của "Mùi cỏ cháy" và những nỗi
niềm của người làm thiết kế mỹ thuật ở Việt Nam.
Một cảnh trong phim truyện nhựa “Mùi cỏ cháy”. |
- Hình như anh có duyên với việc thiết kế mỹ thuật cho những bộ phim về đề tài chiến tranh?
- Có lẽ duyên số khiến tôi làm nhiều phim chiến tranh, chứ không phải chuyên làm phim chiến tranh. Trước "Mùi cỏ cháy", "Đừng đốt", tôi đã thiết kế mỹ thuật cho những phim đề tài chiến tranh chống Mỹ như "Người đàn bà mộng du", "Chớp mắt cùng số phận"… Và sắp tới là một phim mới "Nếu như còn được sống".
- Thưa anh, bối cảnh chính của "Mùi cỏ cháy" là Thành cổ Quảng Trị và bờ sông Thạch Hãn đã được xây dựng thế nào?
- Một trong những vấn đề nan giải của "Mùi cỏ cháy" là tìm ra một mặt bằng để dựng lại không khí chiến tranh ở Thành cổ Quảng Trị và bờ sông Thạch Hãn.
Đây là một bộ phim chiến tranh quy mô lớn, không thể dựng lại bối cảnh giống hệt như Thành cổ Quảng Trị nhưng phải làm sao toát lên sự khốc liệt thường trực trong 81 ngày đêm máu lửa ấy. Sau nhiều ngày tìm kiếm, chúng tôi dừng chân ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Hà Nội). Rất may là đã tìm được hồ nước, nơi sĩ quan lục quân luyện tập cho xe lội nước vượt sông. Dòng sông này phải đánh quả nổ liên tục, nên nếu là hồ nuôi thủy sản thì rất khó thực hiện.
- Trong điều kiện của một nền điện ảnh "không trường quay" như ở nước ta, câu chuyện xây dựng bối cảnh của "Mùi có cháy" hẳn cũng có nhiều tình huống đáng nhớ?
- Họa sĩ thiết kế ở Việt Nam phải làm từ con số không chứ không có điều kiện thuận lợi như nhiều nước khác. Không nói đâu xa, như Trung Quốc có rất nhiều trường quay để thực hiện những cảnh phim về lịch sử cận đại và trên nền bối cảnh có sẵn đó, họa sĩ thì chỉ cần gia cố thêm... Tất nhiên, thực hiện những việc khó khăn cũng mang lại cho mình cảm hứng và động lực nhất định. Và tôi, mặc dù làm phim chiến tranh không ít, có đôi chút tư liệu, vốn sống, kinh nghiệm, nhưng khi chưa tìm được bối cảnh thì gần như mất ăn mất ngủ.
Bối cảnh Thành cổ Quảng Trị được dựng trên gò đất cao giữa cánh đồng mênh mông, không bóng cây. Lúc dựng thì nắng chói chang, anh em chỉ dám làm từ 5h30 sáng cho đến 10h, sau đó tiếp tục từ 15h đến 17h. Nhiều khi dựng cảnh xong thì gặp mưa giông, lốc xoáy, phải dựng lại. Vì điều kiện kinh phí, chúng tôi phải kết hợp giữa những vật liệu sử dụng lâu dài với vật liệu xốp, gỗ dán nhằm tạo hiệu quả và để giảm chi phí… Vẫn biết điều kiện làm phim ở nước ta là thế, nhưng có lẽ không nhiều phim gặp phải tình huống dựng bối cảnh khắc nghiệt như vậy.
Bộ phim này có một đặc điểm là lớp người tham gia chiến trận ở Thành cổ Quảng Trị đa số thuộc tầng lớp sinh viên, nhạy cảm, yêu đời, có học thức. Cảm nhận về cuộc sống, chiến tranh, tình yêu… qua họ được thể hiện một cách tinh tế, có chiều sâu. Bởi thế, họa sĩ thiết kế phải tìm cho ra những chi tiết phục vụ tốt nhất cho ý đồ kịch bản. Không đơn giản đâu, như chuyện tìm những con vật cho phim đã lắm chuyện rồi. Khởi quay vào mùa đông 2011 nên không ở đâu có cóc, anh em phải tìm kiếm, nhờ vả khắp nơi. Rồi khi cần con ve sầu thì phải nhờ bạn bè vào được Trường ĐH Nông nghiệp lấy tiêu bản ve về…
- Họa sĩ thiết kế dường như là một công việc khá lặng lẽ?
- Trong một khuôn hình, tất cả những gì ngoài diễn viên đều thuộc trách nhiệm của họa sĩ thiết kế. Đó là người nắm giữ đầu mối của các tổ phục trang, đạo cụ, dựng cảnh, hóa trang… Cùng với anh em, họa sĩ thiết kế cũng phải xắn tay mà lo từ cái nhỏ nhất như cây kim, cuộn chỉ, con tem… Phải giám sát toàn bộ, từ độ cũ của mảnh vải đến những đạo cụ "độc"… Có những đạo cụ quan trọng không kém gì nhân vật. Ví dụ, với phim "Đừng đốt" là chiếc đèn dầu làm bằng vỏ đạn mà chị Trâm đã sử dụng. Rồi là cuốn nhật ký (ở ba thời điểm: lúc mới viết, lúc nó được nhặt lên trong đổ nát, rồi nó trở lại sau mấy chục năm với vết tích chiến tranh, thời gian…). Đạo diễn Đặng Nhật Minh rất cầu kỳ, ông gửi cả hình ảnh cuốn nhật ký cho Fred xem trước khi quay.
- Vẫn biết điều kiện thực hiện bối cảnh rất khó khăn, song khán giả Việt Nam nhiều khi bức xúc với những chi tiết giả lộ liễu trong bối cảnh?
- Những sơ suất xảy ra chủ yếu ở phim truyền hình, làm vội. Có một sự thật trong nghề thiết kế mỹ thuật, là đôi khi có những bối cảnh được đầu tư nhiều tiền của, công sức nhưng chỉ cần một vài chi tiết không thật là phá hỏng toàn bộ cảm xúc của phim… Vì vậy, làm công việc này phải không ngừng thận trọng. Có những cuộc tìm kiếm tưởng như vô ích, nhưng nó rèn cho mình sự nghiêm túc. Anh em đạo cụ từng phải lặn lội vất vả mới tìm được loại máy phóng ảnh cỡ lớn dùng cho quân đội Mỹ năm 1970 (phim "Đừng đốt") trong nhà kho một nhà dân. Kỹ lưỡng là vậy, công sức bỏ ra là vậy nhưng có khi người xem không để ý đâu. Công sức tìm kiếm cái đó không kém gì cải tạo xây dựng một phòng làm việc ở căn cứ quân sự.
- Bối cảnh trong phim bao giờ cũng là làm giả, nhưng làm thế nào để nó thật nhất với người xem?
- Trước hết, anh làm về đề tài gì thì phải thể hiện bối cảnh cuộc sống, sinh hoạt, trang phục thời điểm đó một cách trung thực, nhất là về lịch sử, chiến tranh. Tuy nhiên, cái trung thực ấy phải được nâng lên về thẩm mỹ. Nghĩa là phải lựa chọn chi tiết để tạo ra cái đẹp. Đẹp, không có nghĩa là phải sang trọng, mà là khả năng gợi cảm xúc. Vài cái liếp ở bờ giếng là thật, nhưng có khi không đẹp, nếu nhấn thêm một vài màu sắc như viên gạch đỏ, khoai lang nước… có khi được bức tranh nông thôn.
- Anh nghĩ gì về việc áp dụng công nghệ hiện đại vào dựng bối cảnh trong điện ảnh nước ta?
- Thiết kế mỹ thuật rất cần công nghệ hiện đại. Nhưng cần hơn cả là ở con mắt nhìn của người họa sĩ.
- Xin cảm ơn anh!
ĐẾN QUẢNG TRỊ - NGHE TIẾNG PHÁO KHE SANH - Hop ca ĐTNVN ảnh ANTRE
Nhận xét
Đăng nhận xét