Chuyển đến nội dung chính

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 75

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Toàn cảnh bắt ông Nguyễn Thành Tài, cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM

Tiếp tục đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài

Dân trí Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài có quan hệ tình cảm với bị can Lê Thị Thanh Thúy nên đã thực hiện các hành vi phạm tội gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
>>Tiếp tục điều tra cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài
>>Khu đất vàng “đẩy” cựu Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài vào vòng lao lý
>>Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài gây thiệt hại hơn 2.000 tỉ đồng

Ngày 18/4, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ qua Viện KSND tối cao đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM giai đoạn 2008-2011) và 4 đồng phạm: Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM), Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư Quận ủy quận 2, TPHCM), Trương Văn Út (nguyên Phó phòng Quản lý đất, Sở Tài) và Lê Thị Thanh Thúy (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue) cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.

Tiếp tục đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Bị can Nguyễn Thành Tài
Trước đó, tháng 12/2019, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện KSND tối cao đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thành Tài và 4 đồng phạm. Sau quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án,Viện KSND Tối cao đã trả hồ sơ vụ án yêu cầu làm rõ hàng loạt vấn đề như bỏ lọt tội phạm, giám định tâm thần đối với bị can Lê Thị Thanh Thúy, xác minh tài sản của các bị can để kê biên…
Sau thời gian điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra, giữ nguyên một phần kết luận điều tra cũ và cho rằng không có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Theo kết luận điều tra bổ sung, về yêu cầu điều tra, xác minh làm rõ về tài sản của các bị can để kê biên, đảm bảo thu hồi tài sản cho Nhà nước, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành kê biên 11 bất động sản thuộc sở hữu của 4 bị can Đào Anh Kiệt, Nguyễn Hoài Nam, Trương Văn Út và Lê Thị Thanh Thúy tại TPHCM.
Về yêu cầu xem xét, xác định hậu quả thiệt hại và thất thoát do hành vi phạm tội của các bị can gây ra, theo kết luận điều tra bổ sung, hậu quả, thiệt hại đối với ngân sách nhà nước là hơn 4,7 tỷ đồng; số tiền ngân sách nhà nước chưa thu được do hành vi giao đất, cho thuê đất trái quy định của các bị can là hơn 248 tỷ đồng.
Riêng về yêu cầu trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can Lê Thị Thanh Thúy, cơ quan điều tra cho biết, trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội từ tháng 8/2010 đến tháng 1/2011, bị can Thuý không có bệnh tâm thần, không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi nên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Kết luận điều tra nêu, quá trình mở rộng điều tra vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai liên quan đến dự án tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) do bị can Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM giai đoạn 2011-2016) và đồng phạm thực hiện, cơ quan điều tra đã phát hiện hành vi tội phạm đối với bị can Nguyễn Thành Tài và đồng phạm trong việc giao đất, cho thuê đất tại số 8-12 Lê Duẩn (phường Bến Nghé, quận 1).
Theo đó, kết quả điều tra xác định khu đất 8-12 Lê Duẩn có tổng diện tích hơn 4.800 m2 là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, giao cho công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM quản lý và cho thuê.
Tuy nhiên, trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TPHCM được phân công phụ trách lĩnh vực quy hoạch-  kiến trúc, quản lý nhà…, ông Nguyễn Thành Tài nhận thức rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là tài sản công; việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc Ban chỉ đạo 09 (Sở Tài chính), nhưng vì có mối quan hệ tình cảm với bị can Lê Thị Thanh Thúy, nên ông Nguyễn Thành Tài đã ký nhanh, ký nhiều văn bản chỉ đạo, chấp thuận cho công ty Hoa Tháng Năm được tham gia góp 30% vốn góp tại dự án theo đề xuất của công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM và Sở Tài nguyên & Môi trường.
Cụ thể, Nguyễn Thành Tài chấp thuận đề xuất của công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM cho thành lập pháp nhân mới để đầu tư dự án, không thẩm định kinh nghiệm, năng lực tài chính, và bản chất là chuyển dịch tài sản từ nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân; ký quyết định giao đất và cho thuê đất chỉ định tại 8-12 Lê Duẩn cho công ty Lavenue không đúng đối tượng, trái với quy định; chấp thuận cho công ty Lavenue thanh lý nhà số 12 Lê Duẩn mà không giao cơ quan chức năng thẩm định giá trị còn lại.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định hành vi vi phạm trên của Nguyễn Thành Tài có tính hệ thống, xảy ra trong một thời gian dài, dẫn đến thiệt hại đặc biệt lớn cho nhà nước. Bị can Nguyễn Thành Tài giữ vai trò là người tổ chức, thực hiện tích cực; các bị can Kiệt, Nam, Út là đồng phạm với vai trò người thực hành và bị can Thúy là đồng phạm với vai trò giúp sức.
Riêng bị can Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Giám đốc công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM) đang bỏ trốn nên cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã, sẽ xử lý sau khi bắt được bị can.
 Xuân Duy

Thái Bình: Dự án New Đồng Châu, Cồn Đen... ngang nhiên như vụ Đường “Nhuệ”?

Bạn đọc - Pháp luật - Phạm Duy - Xuân Vũ - 19:43 20/04/2020
(TN&MT) - Những ngày gần đây, dư luận cả nước không khỏi bức xúc khi một loạt vi phạm pháp luật liên quan đến Đại gia Đường “Nhuệ” được phanh phui, nhiều cán bộ bị cơ quan chức năng bắt tạm gian để điều tra làm rõ sai phạm. Bên cạnh những lô, những thửa đất bạc tỷ bị vợ chồng Đường Dương tìm mọi thủ đoạn thôn tính đang lộ dần ra ánh sáng. Nhiều ý kiến hoài nghi về một thế lực "chống lưng" cho sự tồn tại những sai phạm tại Dự án New Đồng Châu, Cồn Đen... cũng ngang nhiên như vụ Đường “Nhuệ”?
Công trình hoành tráng tại resort New Đồng Châu của hộ ông Đặng Huy Thiêm đã đi vào hoạt động và đón khách.
Mới đây, liên quan đến vụ án Đường “Nhuệ”, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo đó bắt và khởi tố thêm 04 bị can đều là cán bộ nhà nước, thuộc Sở Tư pháp và Sở TN&MT tỉnh Thái Bình về việc “tiếp tay” cho Đường “Nhuệ” trong hoạt động đấu giá đất, gây thiệt hại cho nhà nước.
Tuy nhiên, tại Thái Bình, còn nhiều sai phạm có quy mô rất lớn, chiếm dụng sử dụng sai mục đích, xây dựng không phép trên hàng ngàn mét vuông đất, đã được một số cơ quan báo chí nêu tên, chỉ mặt nhưng vẫn chưa bị xử lý. Điển hình cho những vi phạm dọc bờ biển tỉnh Thái Bình là các Dự án: New Đồng Châu; Khu du lịch sinh tái Cồn Đen...
Hợp thức hoá vi phạm “Khủng” tại huyện Tiền Hải
Về dự án khu resort New Đồng Châu, trước đó Báo Tài nguyên & Môi trường đã nêu, hộ ông Đặng Huy Thiêm đã tự ý chuyển đổi mục đích, xây dựng một khu nghỉ dưỡng “hoành tráng” trái phép trên diện tích khoảng 6.327 m2 trên đất nuôi trồng thủy sản. Điều đáng nói, vi phạm của hộ ông Thiêm được phát hiện từ đầu năm 2017, nhưng mãi đến 9/6/2018 UBND xã Đông Minh, huyện Tiền Hải xử phạt với số tiền: 3 triệu đồng. Lúc này resort New Đồng Châu cũng đã dần đi vào hoàn thiện, và vẫn tiếp tục cho xây dựng.
Công trình vi phạm luật đất đai, luật xây dựng tại Khu du lịch Cồn Đen, Công ty Minh Phú.
Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, hành vi vi phạm của ông Thiêm bị xử phạt theo Mục C, Khoản 5 Điều 15 với số tiền từ 30 tới 50 triệu đồng về hành vi xây dựng không phép với công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng. Hộ ông Thiêm tái phạm, tiếp tục cho xây dựng sẽ bị xử phạt theo Mục C, Khoản 8, Điều 15 với số tiền phạt từ 300 tới 350 triệu động. Mặt khác, vì khu đất là đất nuôi trồng thuỷ sản, hộ ông Thiêm còn bị phạt thêm 50 tới 60 triệu đồng theo Điểm a, Khoản 7, Điều 15 của nghị định.
Bên cạnh tất cả các hình phạt tiền, hộ ông Thiêm còn bị yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả theo Điểm d, Khoản 11, Điều 15 : Buộc tháo dỡ công trình.
Điều khiến dư luận bức xúc là đối với những sai phạm của Resort New Đồng Châu đáng nhẽ phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, tháo dỡ ngay các công trình vi phạm thì resort này lại được chính quyền địa phương “hợp thức hoá” với mức tiền xử phạt nhỏ nhoi: 3 triệu đồng, sau đó tiếp tục cho xây dựng hoàn thiện.
Ngày 04/07/2019 Sở TN&MT tỉnh Thái Bình có văn bản số 1640/STNMT -  QLĐĐ, trong đó nêu rõ: “…vị trí khu đất xin thực hiện dự án (New Đồng Châu) của công ty chưa được thể hiện trên bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Tiền Hải…”.
Nói đến Kế hoạch sử dụng đất của UBND huyện Tiền Hải, có nhiều điểm lạ lùng. Điểm lạ lùng thứ nhất: Theo Điểm 4, Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp Huyện. Vào Quý III hàng năm, UBND cấp Huyện phải gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12. Nhưng kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của UBND huyện Tiền Hải lại phê duyệt theo quyết định 795/QĐ-UBND vào ngày 26/03/2019.
Điểm lạ lùng thứ hai: Khi nhận được công văn xin ý kiến thẩm định về dự án của Công ty New Đồng Châu, bằng công văn 603/UBND – KTHT ngày 02/07/2019, UBND huyện Tiền Hải (Do ông Vũ Huy Hoàng – Phó Chủ tịch UBND đóng dấu) đã “nhanh chóng" khẳng định Dự án này phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của Huyện. Tuy nhiên sau đó, Sở TN&MT tỉnh Thái Bình lại cho thấy: Vị trí khu đất xin thực hiện dự án chưa được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và bản đồ Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Tiền Hải.
Vậy điều gì làm cho một dự án “phù hợp với kế hoạch sử dụng đất năm 2018” lại không được thể hiện trên bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2019 ?
Trong Kết luận kiểm tra số 52/KL – STNMT ngày 15/08/2019 của Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đã chỉ rõ việc không nghiêm túc trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm về đất đai, bảo vệ môi trường của hộ ông Thiêm đối với UBND huyện Tiền Hải...
Tuy nhiên, mọi việc liên quan đến vi phạm tại dự án resort New Đồng Châu chỉ dừng lại ở... văn bản. Hộ ông Thiêm đã đưa khu nghỉ dưỡng đi vào hoạt động từ đầu năm 2019 cho đến nay, bất chấp vi phạm pháp luật.
Hàng trăm hécta đất nuôi ngao hô, rừng phòng "hộ biến" thành khu du lịch
Nếu như Resort New Đồng Châu vi phạm với quy mô vài héc ta thì Dự án Khu du lịch sinh thái Cồn Đen có quy mô tới 134,202 héc ta vi phạm luât đất đai, trật tự xây dựng tại, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.
Năm 2006, Công ty Minh Phú được UBND tỉnh Thái Bình giao cho hàng trăm héc ta đất và đất mặt nước để đầu tư nuôi ngao thương phẩm, ngao giống. Năm 2017, Công ty Minh Phú chuyển sang xây dựng, kinh doanh du lịch sinh thái.
Tại thời điểm kiểm tra: Khu đất 89.520 m2 đất bãi bồi, công ty sử dụng 18.000 m2 để nuôi ngao giống (có 32 bể với tổng diện tích 7.000 m2) và kinh doanh dịch vụ du lịch gồm: khách sạn xây dựng năm 2017, hoàn thành tháng 02/2018; 1 khách sạn 2 tầng trên diện tích 500 m2 với 32 phòng; nhà hàng ăn uống có diện tích 700 m2 (2 nhà 2 tầng nhà Bình Minh Biển, 1 nhà 1 tầng nhà Minh Thành); khu công viên cây xanh (2 bể bơi, mỗi bể rộng 300 m2, trò chơi, non bộ…) tổng diện tích 1.500 m2; 3 phòng karaoke khoảng 200 m2; khu nhà điều hành 1.000 m2 (2 nhà văn phòng 2 tầng, 1 khu nhà ở công nhân, khu bể nước, nhà tắm); 2 nhà diện tích khoảng 200 m2 (1 văn phòng du lịch, 1 nhà kinh doanh hải sản tươi sống).
Ngoài ra, đối với diện tích 12,74 ha đất chưa có quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh, từ năm 2012 công ty sử dụng khoảng 8,5 ha để nuôi ngao, diện tích còn lại là rừng. Công ty đã lập thủ tục thuê đất nuôi ngao nhưng do quy hoạch du lịch của tỉnh nên chưa được thuê đất.
Theo kết luận 09/07/2018 kiểm tra của Sở TN&MT tỉnh Thái Bình:  Việc tự ý chuyển mục đích sử dụng khoảng 4.100 m2 đất nông nghiệp (đất xây dựng trại nuôi ngao giống) được UBND tỉnh cho thuê tại Quyết định số 3024/QĐ – UBND ngày 26/12/2006 sang đất phi nông nghiệp (kinh doanh khách sạn và các công trình phục vụ dịch vụ du lịch) mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm Điều 12, Điều 170, Luật Đất đai năm 2013. Sử dụng khoảng 12,74 ha đất khi chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh là vi phạm Điều 12, Điều 170, Luật Đất đai năm 2013. Ngoài ra, các công trình đều không có giấy phép xây dựng.
Những vi phạm trên nếu chiếu theo nghị định 139/2017/NĐ-CP Công ty Minh Phú cũng sẽ bị phạt hàng trăm triệu đồng cùng biện pháp khắc phục: Tháo dỡ công trình vi phạm. Vậy mà công ty Minh Phú vẫn “Bình yên vô sự”?. 
Trước sự vi phạm nghiêm trọng tại dự án New Đồng Châu của hộ ông Thiêm – huyện Tiền Hải;  Dự án Khu du lịch Cồn Đen của Công ty Minh Phú – huyện Thái Thuỵ được diễn ra ngang nhiên trong suốt một thời gian dài nhưng lại không bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật, trách nhiệm của UBND cấp Huyện là rất rõ. Nếu không có sự “dung túng”, liệu các công trình trên có thể xây dựng hoành tráng và ngang nhiên tồn tại?...
Dư luận có thể đặt ra câu hỏi: Liệu đằng sau những công trình khủng này có  thế lực nào "chống lưng" để doanh nghiêp ngang nhiên thôn tính trái phép những thửa đất, kiếm bạc tỷ trái pháp luật (!?).
Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ và xử lý những tập thế, cá nhân sai phạm, giữ nghiêm kỷ cương phép nước.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin.

Cách chức 3 trưởng phòng thuộc Công an tỉnh Đồng Nai

3 Thanh Niên
Thượng tá Đặng Thế Trung bị cách chức Trưởng phòng CSGT Đồng Nai vì liên quan đến xử lý sai quy trình một số vụ án; quản lý vũ khí quân dụng tại đơn vị; bán đấu giá tang vật vi phạm hành chính...
Công an tỉnh Đồng Nai công bố quyết cách chức Trưởng phòng CSGT Đồng Nai đối với thượng tá Đặng Thế Trung
Ảnh: Lê Lâm
Ngày 22.4, thừa ủy quyền của Bộ Công an, Công an tỉnh Đồng Nai công bố quyết cách chức Trưởng phòng CSGT Đồng Nai đối với thượng tá Đặng Thế Trung, 52 tuổi.
Trước đó, thượng tá Trung đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ðồng Nai cách hết chức vụ trong Đảng, vì phải chịu trách nhiệm về một số vi phạm trong lĩnh vực được phân công liên quan đến xử lý sai quy trình một số vụ án; quản lý vũ khí quân dụng tại đơn vị; bán đấu giá tang vật vi phạm hành chính... trong thời gian giữ chức vụ.
Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ðồng Nai, những vi phạm này rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, ngành công an. Trước khi làm Trưởng phòng CSGT Công tỉnh Đồng Nai, ông Trung từng đảm nhiệm các chức vụ Trưởng trạm CSGT QL51, Trưởng trạm CSGT Dầu Giây, Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai.
Chiều cùng ngày, một lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận ngày 22.4 Công an tỉnh Đồng Nai còn công bố thêm 2 quyết định của Bộ Công an về việc cách chức Trưởng phòng Cảnh sát hình sự đối với thượng tá Bùi Thanh Sơn và Trưởng phòng An ninh điều tra đối với thượng tá Hoàng Liên Sơn. Cả 2 người này trước đó cũng đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cách hết các chức vụ trong Đảng vì những vi phạm trong công tác.
Riêng đối với trung tá Trần Trọng Thủy, Phó trưởng phòng CSGT Đồng Nai, vừa qua cũng đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cách hết chức vụ trong Đảng. Tuy nhiên, ông Thủy có đơn kiến nghị và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai đang xem xét nên Công an tỉnh Đồng Nai chưa đưa ra hình thức kỷ luật về mặt chính quyền.

Vì sao 3 trưởng phòng Công an Đồng Nai cùng bị cách chức?

23-04-2020 - 09:20 AM | Thời sự trong nước

Do có những vi phạm được kết luận là nghiêm trọng nên Bộ Công an đã ra quyết định cách chức 3 trưởng phòng của Công an tỉnh Đồng Nai cùng một ngày

Ngày 22-4, đại diện Công an tỉnh Đồng Nai thừa ủy quyền của Bộ Công an đã đến các phòng liên quan công bố quyết định cách chức đối với thượng tá Đặng Thế Trung, Trưởng Phòng CSGT; thượng tá Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh và thượng tá Hoàng Liên Sơn, Trưởng Phòng An ninh điều tra - Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Nai.
Vi phạm nghiêm trọng
Trước đó, ông Trung đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai căn cứ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương thi hành kỷ luật cách hết chức vụ trong Đảng. Ông Trung được xác định là đã có các vi phạm rất nghiêm trọng, liên quan trách nhiệm nhiều vụ việc sai phạm xảy ra trong thời gian dài. Ông Trung được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng CSGT đầu năm 2017 dưới quyền của đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, hiện đã bị cách chức giám đốc. Trước đó, ông Trung đã từng là Trưởng trạm CSGT Quốc lộ 51, Trưởng trạm CSGT Suối Tre, Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai.
Tương tự, ông Bùi Thanh Sơn và ông Hoàng Liên Sơn trước đó cũng đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, dựa trên kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Cũng như ông Trung, ông Bùi Thanh Sơn và ông Hoàng Liên Sơn được xác định có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác.
Vì sao 3 trưởng phòng Công an Đồng Nai cùng bị cách chức? - Ảnh 1.
Thượng tá Đặng Thế Trung (trái) và thượng tá Bùi Thanh Sơn vừa bị cách chức
Liên quan những vi phạm nghiêm trọng tại Công an tỉnh Đồng Nai trong thời gian dài, mới đây, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cũng quyết định thi hành kỷ luật 2 trưởng công an huyện Xuân Lộc và Long Thành. Theo đó, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với đại tá Dương Thanh Hải - Trưởng Công an huyện Long Thành; thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với thượng tá Phan Trọng Lộc - Trưởng Công an huyện Xuân Lộc.
Trước đó, hàng loạt lãnh đạo Ban Giám đốc, Ban thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020 đã bị kỷ luật. Ông Huỳnh Tiến Mạnh đã bị cách chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Liên quan những vụ việc nào?
Theo kết luận, ông Bùi Thanh Sơn và ông Hoàng Liên Sơn đã có những vi phạm trong hoạt động tố tụng, làm sai trong việc phân công điều tra các vụ án, đình chỉ vụ án không đúng quy định.
Riêng ông Đặng Thế Trung được xác định là liên quan trách nhiệm nhiều vụ việc sai phạm xảy ra trong Công an Đồng Nai thời gian dài qua, cụ thể là những vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015-2020. Trong đó, nội dung mà ông Trung phải chịu trách nhiệm có liên quan về một số vi phạm trong lĩnh vực được phân công trong việc quản lý vũ khí quân dụng, vi phạm trong việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm
Chính vì việc quản lý vũ khí quân dụng chưa chặt chẽ nên đã xảy ra 2 vụ án đình đám. Đó là vụ nổ súng chết người ở trạm CSGT Suối Tre và vụ cán bộ CSGT Nguyễn Tấn Phước dùng súng can thiệp chuyện riêng, bắn chết người ở nhà trọ.
Vụ việc Nguyễn Tấn Phước bắn chết người xảy ra vào tháng 1-2018. Sau khi nhậu xong, Phước đến đơn vị lấy tư trang và khẩu súng rulo bỏ vào túi xách mang trước ngực rồi chạy xe máy về nhà. Trên đường đi, nhớ chuyện người tình nhờ đi tìm con gái nên Phước chạy đến chỗ trọ của Bùi Việt Hải (31 tuổi, ngụ TP Hải Phòng) ở đường Phi Trường (thuộc phường Trung Dũng, TP Biên Hòa) để tìm cô gái, vì cô con gái này và Hải có quan hệ tình cảm.
Tại đây, sau cãi vã, Phước đã rút súng bắn Hải tử vong. Khẩu súng Phước dùng bắn chết Hải là súng được Công an tỉnh Đồng Nai cấp khi Phước được phân công làm lái xe cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh, khi đó đang là Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Phước bị tuyên 15 năm tù về tội "Giết người", 3 năm tù về tội "Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng".
Còn vụ nổ súng sau khi xảy ra ẩu đả giữa một đại úy và Phó Trạm CSGT Suối Tre (thị xã Long Khánh cũ) cùng một số nhân vật khác trong khi ăn nhậu, được xác định như sau: Tháng 9-2013, trong lúc cùng đi hát karaoke tại thị xã Long Khánh, thiếu tá Trần Ngọc Sơn (trạm phó) giới thiệu người bạn của mình là Trương Thành Chí với đại úy Ngô Văn Vinh vừa từ phòng khác qua chào. Tại đây do mâu thuẫn trong lúc chào hỏi, Chí đập ly bia vào mặt Vinh. Ông Vinh trách ông Sơn bênh vực người ngoài và bỏ về trạm Suối Tre gần đó lấy súng lên đạn đi tìm nhưng không gặp. Khoảng 17 giờ cùng ngày, ông Sơn về cơ quan tìm Vinh và hai bên tiếp tục xảy ra ẩu đả. Trong lúc giằng co, Vinh bắn chết thiếu tá Sơn.
Điều chuyển hàng loạt nhân sự Phòng CSGT
Ở một diễn biến liên quan, vừa qua Công an tỉnh Đồng Nai đã tiến hành điều động hàng loạt cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại các đội thuộc Phòng CSGT về nhận nhiệm vụ ở các huyện. Từ việc điều động này, nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ, chiến sĩ sẽ do chỉ huy công an cấp huyện phân công. Lãnh đạo Công an tỉnh Đồng Nai cho biết việc điều chuyển này được thực hiện sau khi đã có sự rà soát về chuyên môn cũng như các tiêu chí để phân công phù hợp.
Bài và ảnh: XUÂN HOÀNG

Bài học 'dột từ nóc' ở Công an Đồng Nai

12/03/2020 13:49

Từ năm ngoái tới nay, hàng loạt cán bộ cao cấp của Công an tỉnh Đồng Nai đã chịu án kỷ luật vì những sai phạm không nhỏ của họ. Song  nếu không xử lý hình sự chắc chắn không đủ sức răn đe và chưa thuyết phục được dư luận.

Dột từ nóc...
Mới đây, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai vừa công bố quyết định kỷ luật cách hết chức vụ trong Đảng đối với 4 trưởng phòng của Công an tỉnh theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Với dư luận, đây là điểm nhấn cực kỳ quan trọng để nhìn lại những tiêu cực, sai phạm kéo dài của Công an Đồng Nai.
Trước đó, Ủy ban kiểm tra Trung ương, Bộ Công an đưa ra kỷ luật cảnh cáo, cách chức và cắt hết tất cả các chức vụ với hầu hết các vị trong Ban giám đốc Công an Đồng Nai hai nhiệm kỳ liên tục (nhiệm kỳ 2010- 2015 và 2015- 2020), trong đó có 2 vị giám đốc, nguyên giám đốc.
Như vậy, hầu hết cán bộ chủ chốt của Công an Đồng Nai đã “dính chàm” với mức độ nặng: cảnh cáo, cách hết tất cả chức vụ. Điều này cho thấy, sự quyết liệt, nghiêm minh của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đồng thời cũng cho thấy, mức độ tha hóa hầu hết lãnh đạo của Công an tỉnh này trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Và cũng ở Đồng Nai, cũng trong thời gian này, còn 2 vị nguyên trưởng đoàn Quốc hội tỉnh là bà Phan Thị Mỹ Thanh và ông Hồ Văn Năm cùng bị cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Điều trớ trêu, lý do bị kỷ luật đều là từ thời các vị này ở chức danh nhỏ hơn, từ đó cho thấy, công tác cán bộ ở Đồng Nai rất không ổn. Đặc biệt, trước khi là trưởng Đoàn QH tỉnh, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, ông Hồ Văn Năm là Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai.
Đáng chú ý là, trong các lý do bị kỷ luật, ngoài trách nhiệm quản lý sử dụng súng để chiến sĩ sử dụng súng trái luật, thậm chí bắn chết cả đồng đội, thiếu dân chủ... thì có nguyên nhân rất đáng lưu ý là xử lý không đúng luật và can thiệp trái luật ở một số vụ án từ Trưởng phòng, Phó giám đốc, Giám đốc Công an tỉnh đến Trưởng banNnội chính Tỉnh ủy Hồ Văn Năm.
... đến những vụ án cực sốc
Từ những án kỷ luật, dư luận dễ hiểu tại sao địa bàn này xảy ra những vụ án rất khó hình dung.
bai hoc “dot tu noc” o cong an dong nai hinh anh 3
Năm 2019, Ban Bí thư kỷ luật cách chức Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy và Trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai đối với ông Hồ Văn Năm (trái) và cách tất cả chức vụ trong Đảng đối với ông Huỳnh Tiến Mạnh - Giám đốc Công an Đồng Nai.
Trong cả nước, có lẽ chưa địa phương nào “nổi tiếng” dài dài như trạm CSGT Dầu Giây ở Đồng Nai. Dù được báo chí cảnh báo liên tục những tiêu cực, trong đó có nhiều bài điều tra công phu, nhưng đâu vẫn hoàn đấy và hầu hết cán bộ chiến sĩ trực ở đây vẫn vô tư, một số ít bị... rút kinh nghiệm, thuyên chuyển.
Thậm chí, kỳ án “logo xe vua” liên quan cảnh sát giao thông (CSGT) và thanh tra giao thông (TTGT) ở Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM khiến dư luận thực sự dậy sóng.
Nói là kỳ án bởi vụ án có 9 đối tượng đưa hối lộ và 1 đối tượng môi giới hối lộ (nguyên CSGT Đồng Nai) nhưng không có đối tượng nhận hối lộ.
Kỳ án còn bởi, những đối tượng đưa hối lộ, môi giới hối lộ khai khá thống nhất hối lộ tới 79 đối tượng là CSGT, TTGT, nhưng không một ai bị khởi tố về tội nhận hối lộ!?
Nhưng, lưới trời lồng lộng, ngày 21/10, TAND Cấp cao tại TP.HCM quyết định hủy án để điều tra lại vụ án này. Theo tòa, trong vụ án này có dấu hiệu cho thấy cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm.
Hoặc như, chỉ vì va chạm bình thường trong quán nhậu với một số sĩ quan công an, băng nhóm “Giang 36” được điều đến rất nhanh để quây xe chở những sĩ quan công an này đòi “giải quyết”, bất chấp sự có mặt của cảnh sát trên địa bàn. Và chiếc xe chở các sĩ quan này chỉ được giải tỏa khi lực lượng đông đảo của Công an tỉnh đến hỗ trợ.
Vụ việc này thực sự gây sốc, hoang mang dư luận với câu hỏi: Lẽ nào giang hồ “quyền lực” đến vậy? Nay dư luận mới biết, vụ việc đang diễn ra, băng nhóm xã hội đen gọi điện thoại đến vợ giám đốc Công an tỉnh để thị uy. Phải chăng, chính cú điện thoại đó khiến cảnh sát địa phương chùn tay? Nhằm làm rõ quan hệ này, cơ quan chức năng đang làm việc với bà Nguyễn Thị Hồng - vợ Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh - cựu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, người đã bị Ban Bí thư cách tất cả các chức vụ trong Đảng và Bộ trưởng Công an cách chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai.
Mặt khác, chỉ đến khi cả dàn lãnh đạo Công an tỉnh bị kỷ luật, bị cách chức và có tân giám đốc, một số CSGT mới dám đứng ra tố cáo hành vi bảo kê của lãnh đạo. Bảo kê thô bạo, lộ liễu tới mức chiến sĩ bức xúc ghi âm lại: "xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà" …
Thậm chí, 2 CSGT cung cấp clip, hình ảnh tố cáo nhiều CSGT không được nhận tiền trực lễ tết, tiền trực đêm. Điều này nếu đúng, cho thấy lãnh đạo phòng CSGT ở đây “ăn cả bã”.
Chính những xử lý quyết liệt, mạnh mẽ của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương thời gian qua mới có thể “lật tẩy” cả “dàn” lãnh đạo thoái hóa biến chất này. Bởi, khi những đối tượng này kết thành “băng nhóm” thì cực kỳ nguy hiểm vì họ có quyền lực, có rất nhiều tiền và nắm chắc luật để đối phó với các cơ quan chức năng.
Những vụ việc này cho thấy rất rõ, những đối tượng biến chất không chỉ vẫn thăng tiến, mà còn có khả năng dựng đàn em “chung chiến tuyến” kế vị mình.
Mặt khác, những “băng nhóm” thoái hóa biến chất này mới chỉ bị xử lý hành chính, dù cách hết cả chức vụ đi nữa, dư luận hy vọng, đó mới chỉ là xử lý bước đầu. Bởi, những tác hại khôn lường của “băng nhóm” này gây ra, nếu không xử lý hình sự chắc chắn không đủ sức răn đe và chưa thuyết phục được dư luận.
Theo VƯƠNG HÀ (Dân Việt)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH