Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
VÌ DÂN, VÌ NƯỚC? 02
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-"Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân"
“Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong” “Đảng ta là một Đảng cầm quyền...phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân” “Nước
ta là Nhà nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ, trong bộ
máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch nước đều phân
công làm đầy tớ cho dân”.
“Từ
nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng. Có gần gũi, hòa cùng nhân
dân thì mới hiểu được dân, đồng cảm với dân, nắm được tâm tư tình cảm
của dân... Hòa cùng Nhân dân còn để giác ngộ, lãnh đạo Nhân dân thúc đẩy
xã hội phát triển theo chiều hướng có lợi cho Nhân dân”. “...Máy
móc, ép buộc đồng bào, nhiều việc quá trình độ, dân không hiểu, không
thích. Đã thấy sai lầm mà không kịp thời sửa chữa, kịp thời báo cáo.
Dùng thói quan liêu, chỉ biết ra lệnh, ép buộc dân chúng đóng góp”. Hồ Chí Minh
------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đại gia nào đứng sau những cây ATM gạo miễn phí? | VTC16
Tác giả máy ATM gạo: Triệu phú năm 25 tuổi, trắng tay và làm lại bằng chiếc khóa cửa
N.M (Tổng hợp) |
"Chỉ cần một bàn tay chìa ra đúng lúc cũng có thể ngăn người ta
đến với những ý nghĩ tồi tệ, cho họ thấy ánh sáng dù chỉ là một chút để
đứng dậy mà bước tiếp" - CEO của PHGLock chia sẻ.
Khi cho ra đời máy ATM gạo dành cho người khó khăn bởi dịch
COVID-19, có lẽ anh Hoàng Tuấn Anh cũng không ngờ rằng nó lại trở thành
một làn sóng mạnh mẽ, lan rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước và tạo
tiếng vang như thế.
Không thể phủ nhận, nhờ ATM gạo mà PHGLock
- doanh nghiệp do anh đang làm Tổng giám đốc được mọi người biết đến
nhiều hơn. Sự nghiệp kinh doanh của anh cũng là một câu chuyện hấp dẫn,
nhưng trên tất cả, sự nhân ái và sẻ chia được doanh nhân này truyền tải
là điều mà ai cũng cảm nhận được.
Trong bài phỏng vấn năm 2017
trên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, Hoàng Tuấn Anh cho biết, anh
từng là triệu phú đô la (Úc) khi chỉ mới 25 tuổi. Trong vòng một đêm,
khi dự án lắp đặt tấm cách nhiệt miễn phí do chính phủ Úc đặt hàng dừng
lại, Tuấn Anh mất trắng 1 triệu đô Úc, phá sản và làm lại từ đầu với bài
học "Mọi chuyện đều có thể xảy ra".
Sự nghiệp tại Việt Nam bắt đầu bằng chiếc khóa cửa.
"Khi
còn du học bên Úc, tôi nghe tin chị gái bị mất tiền trong phòng riêng
của chị. Phòng riêng là không gian riêng tư của mỗi người, nhưng nếu đi
ra đi vào đều phải khóa cửa cầm chìa thì quá bất tiện.
Thêm vào
đó, nhà tôi có hệ thống nhà trọ cho thuê. Mỗi lần nhìn thấy sự mệt mỏi
của mẹ khi phải quản lý cả một đống chìa khóa có thể được tính bằng
ki-lô-gam, tôi đã nghĩ liệu rằng có một giải pháp nào đó giúp cả nhà
được thoải mái hơn trong việc quản lý tài sản của mình hay không?" –
Hoàng Tuấn Anh kể lại.
Năm 2010, thị trường Việt Nam bắt đầu
xuất hiện một vài thương hiệu khóa điện tử nhưng việc tiếp cận thị
trường vẫn nằm ở mức độ thăm dò, số gia đình biết đến và sử dụng loại
khóa này khi đó cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhìn thấy cơ
hội, Hoàng Tuấn Anh về Việt Nam thành lập công ty Vũ Trụ Xanh chuyên
kinh doanh mặt hàng khóa điện tử, lựa chọn thương hiệu PHGLock, một
thương hiệu nổi tiếng của nước Úc. Qua đàm phán, Vũ trụ Xanh trở thành
nhà phân phối độc quyền của PHGLock tại thị trường Việt Nam.
Chia
sẻ trên báo chí, Hoàng Tuấn Anh cho biết, PHGLock hiện chiếm 25% thị
trường khóa điện tử Việt Nam, dẫn đầu về hệ thống phân phối. Năm 2020 là
cột mốc đánh dấu 10 năm kỷ niệm của công ty này, Hoàng Tuấn Anh đặt mục
tiêu chinh phục thị trường nhà thông minh, bước đầu xây dựng nền móng
tại khu vực Đông Nam Á.
Theo doanh nhân, với một thị trường
mới, việc đào tạo cho người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. 3 năm đầu,
Vũ trụ Xanh tập trung xây dựng hệ thống bán hàng và trung tâm dịch vụ
bảo hành, đồng thời đào tạo nhân viên bán hàng và tư vấn chuyên nghiệp.
Đến 2013, công ty mới chính thức bán hàng.
Họ cũng thực hiện quảng
bá hình ảnh đến người tiêu dùng qua các kỳ hội chợ và tổ chức các
chương trình dùng thử sản phẩm để người tiêu dùng quen dần với sản phẩm
mới.
"Tham dự 5 kỳ triển lãm Vietbuild nhằm giới thiệu sản
phẩm và tư vấn sử dụng cho người dùng và nhận thấy đây là một kênh quảng
bá cực kỳ hiệu quả. Bằng chứng là doanh số bán lẻ tại mỗi kỳ triển lãm
luôn đạt 2-3 tỷ đồng" – CEO cho biết.
Trong bài phỏng vấn nói
trên, Hoàng Tuấn Anh cho biết, doanh số của Vũ Trụ Xanh đều đặn tăng gấp
đôi mỗi năm trong suốt 5 năm và dự tính sẽ tăng trưởng 200%, với khoảng
120.000 ổ khóa được bán ra trong năm 2017.
Chia sẻ mới đây,
anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, trong năm nay, mảng dự án chung cư là nhóm
khách hàng mục tiêu, bên cạnh mảng dân sinh vốn có quy mô thị trường
rất lớn.
"Đến thời điểm này, tôi dám tự tin nói rằng, trong
mảng thị trường bán lẻ và đại lý, PHGLock là thương hiệu đang dẫn đầu
thị trường. Mục tiêu của Vũ Trụ Xanh thời gian tới là dẫn đầu mảng dự án
chung cư.
Thời
gian qua, chúng tôi liên tục đấu thầu thành công lắp đặt hệ thống khóa
điện tử cho rất nhiều dự án lớn trên khắp cả nước, có những dự án lên
tới 700 căn hộ chung cư. Rất nhiều dự án bất động sản lớn của các nhà
đầu tư như VinGroup, Novaland, Đại Quang Minh… đều đã sử dụng sản phẩm
của PHGLock." – CEO chia sẻ.
Một kế hoạch từng được Hoàng Tuấn Anh tiết lộ là dự án "Khu ươm mầm cho các startup về ẩm thực, thời trang".
Anh
chia sẻ, Thái Lan có hàng chục dự án khu container nơi các startup về
ẩm thực, thời trang có điều kiện giới thiệu sản phẩm tự mình với chi phí
mặt bằng cực thấp. Họ không có đủ tiền để vào các chợ hay trung tâm
thương mại với chi phí đắt hơn cả chục lần.
"Chúng tôi cũng
muốn phát triển dự án khách sạn bằng container để phục vụ khách du
lịch, đưa giá thuê phòng về mức có thể cạnh tranh với các nước trong
khu vực ( Thái Lan, Malaysia...). Các quận trung tâm của TP. HCM sẽ
không bao giờ có giá phòng 15 - 20 USD/phòng như ở Thái Lan nếu làm theo
cách truyền thống, vì giá đất hiện cao hơn nhiều Thái Lan hay
Malaysia." – Hoàng Tuấn Anh nói.
Tuy nhiên, Covid-19 đã làm thay đổi nhiều thứ.
Chia
sẻ trên báo Tuổi trẻ, anh Tuấn Anh nói, mặc dù được gia đình đưa sang
Úc du học và tập tành kinh doanh từ năm 15 tuổi, tính đến nay đã 20 năm
trong ngành kinh doanh, đã trải qua ba lần khủng hoảng kinh tế thế giới,
chưa kể những lần thất bại, trắng tay của riêng mình nhưng chưa lần nào
anh cảm được sự tác động khủng khiếp như bệnh dịch lần này.
"Các
mảng kinh doanh của tôi và gia đình đều bị ngưng trệ, không thể lấy cái
này đỡ cái kia như những lần trước. Nhìn ra xã hội cũng vậy, không có
ai, không có lĩnh vực nào thoát khỏi khủng hoảng, và lại là khủng hoảng
toàn thế giới." – CEO cho biết.
Tuy nhiên, Hoàng Tuấn Anh nghĩ,
mình vẫn còn may mắn hơn những người lao động làm bữa nay ăn bữa mai.
Khi mọi dịch vụ ngưng lại, họ để kiếm sống bằng cách nào?
"Đói
ăn có thể khiến người ta quẫn trí. Nghĩ đến việc còn nhiều bất ổn do
dịch bệnh kéo dài, lượng người thất nghiệp đông. Nghĩ đến ai đó vì thiếu
một bữa ăn mà thấy mình vào đường cùng đến phải tự tử, phải sa ngã,
phạm tội tôi nghĩ mình phải đưa một bàn tay cho họ nắm, và phải ngay lập
tức" – Hoàng Tuấn Anh nói.
Sự nghiệp kinh doanh thành công của
Tuấn Anh – như anh không ngần ngại thừa nhận – là nhờ sự trợ vốn từ gia
đình. Nhờ vậy, anh mới có thể kiên trì đi qua 10 năm để khai phá thị
trường khóa điện tử mới mẻ. Khi anh phá sản, trắng tay, cũng là nhờ bàn
tay của gia đình kéo anh dậy đi tiếp.
Hoàng Tuấn Anh kể, ngay lúc sự tuyệt vọng nhấn chìm, cú điện thoại của mẹ từ Việt Nam đã khiến anh bừng tỉnh.
"Nếu
bạn hỏi vì sao tôi làm chiếc máy ‘ATM’ gạo này, vì sao tôi tham gia hết
hoạt động an sinh xã hội này đến hoạt động khác thì câu trả lời nằm ở
đó. Khi rơi vào hoạn nạn, sự cùng quẫn bế tắc, chỉ cần một bàn tay chìa
ra đúng lúc cũng có thể ngăn người ta đến với những ý nghĩ tồi tệ, cho
họ thấy ánh sáng dù chỉ là một chút để đứng dậy mà bước tiếp".
TTO - Một tuần sau khi ra đời, "ATM gạo" dành cho người nghèo, khó khăn do dịch COVID-19
ở TP.HCM đã tạo thành làn sóng mạnh mẽ, lan tỏa khắp cả nước. Những mô
hình tương tự đã nhân bản ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên…
Liên
tục nhận được đề nghị phối hợp đặt máy ở các địa phương, liên tục những
yêu cầu kỹ thuật phát sinh cần cải tiến, dòng người xếp hàng nhận gạo
rồi dòng người chở gạo đến tiếp tế ngày càng tăng... Hoàng Tuấn Anh, chủ dự án "ATM gạo", chưa bao giờ bận như vậy.
*
Nhìn những người phụ nữ, đàn ông dáng vẻ lam lũ "tập" xếp hàng giữ
khoảng cách an toàn trước máy ATM gạo, chúng tôi muốn hỏi Tuấn Anh vì
sao lại là 1,5kg gạo một lần bấm máy? - Anh Hoàng Tuấn Anh:
Khoảng 1,5 - 2kg gạo chảy ra sau một lần nhấn nút. Tôi chọn lượng gạo
ấy vì nghĩ ngần đó là đủ cho một gia đình bốn người nấu cơm hai
bữa/ngày. Chúng ta giúp được ngặt chứ không ai giúp được nghèo. Trong lúc ngặt này, giúp duy trì nồi cơm là điều tối thiểu chúng tôi có thể làm.
Bên cạnh đó, số gạo ấy không đủ kích thích lòng tham của ai đó muốn lợi dụng. Máy
tự động áp dụng kỹ thuật 4.0 nhưng vẫn có nhân viên điều khiển bên
trong khi cần thiết, vì vậy mấy ngày qua đã có những người bấm nhưng gạo
không chảy ra vì bị nhận diện không phải người thích hợp hay đã quay
lại nhiều lần trong ngày.
Ấm lòng máy "ATM gạo" cho người nghèo vượt qua khó khăn mùa dịch - Video: TVO
Xem thêm video khác trên TVO*
Không chỉ gây ấn tượng mạnh vì áp dụng kỹ thuật hiện đại, vừa đảm bảo
an toàn phòng dịch, "ATM gạo" còn cho thấy cái tâm, cái tầm của người
sáng tạo. Vì sao một người trẻ, sinh ra và lớn lên trong gia đình khá
giả, có nhiều thuận lợi lại quan tâm đến cơn đói của người nghèo và nghĩ
đến việc giúp họ "duy trì nồi cơm" như vậy?
- Tôi
tự hào mình đã học được nhiều đức tính từ cha mẹ: sự mềm mại, dịu dàng,
quan tâm, tinh tế của mẹ; sự quyết đoán, cứng rắn của cha. Dung hòa giữa
hai người tạo nên tôi ngày hôm nay.
Sau chiến tranh, gia đình tôi
cũng đã có thời gian rất khó khăn. Khi tôi được sinh ra, gia đình đã ổn
định, khá giả, nhưng cha mẹ tôi vẫn luôn dạy anh em chúng tôi giá trị
của lao động.
Ngay điểm phát gạo này khi xưa là trang trại của gia
đình. Cứ cuối tuần tôi lại theo ba từ nhà ở quận 5 đến đây làm việc:
tắm bò, cho bò ăn, vắt sữa, dọn chuồng... Tôi hiểu những giọt mồ hôi từ ngày ấy, cũng biết quan tâm đến những nỗi niềm, tâm trạng của người lao động từ đấy.
* Ở góc độ của người kinh doanh, anh nhìn những tác động của cơn đại dịch này đến kinh tế và đến người lao động như thế nào?
-
Tôi được gia đình đưa sang Úc du học và tập tành kinh doanh từ năm 15
tuổi. Tính đến nay đã 20 năm trong ngành kinh doanh, đã trải qua ba lần
khủng hoảng kinh tế thế giới, chưa kể những lần thất bại, trắng tay của
riêng mình. Thế nhưng chưa lần nào tôi cảm được sự tác động khủng khiếp
như bệnh dịch lần này.
Các mảng kinh doanh của tôi và gia đình đều
bị ngưng trệ, không thể lấy cái này đỡ cái kia như những lần trước.
Nhìn ra xã hội cũng vậy, không có ai, không có lĩnh vực nào thoát khỏi
khủng hoảng, và lại là khủng hoảng toàn thế giới.
Đau
đầu vì chuyện kinh doanh của công ty, lo lắng cho việc làm của đội ngũ
nhân viên nhưng tôi nghĩ mình vẫn còn may mắn hơn những người lao động
làm bữa hôm ăn bữa mai nhiều lắm. Mọi ngày họ không bán vé số thì còn có
thể phụ giúp quán ăn, cà phê... Nay mọi dịch vụ ngưng lại, việc làm nào
cho họ để kiếm sống?
Đói ăn có thể khiến người ta quẫn trí. Nghĩ
đến việc còn nhiều bất ổn do dịch bệnh kéo dài, lượng người thất nghiệp
đông. Nghĩ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy mình vào đường cùng đến
phải tự tử, phải sa ngã, phạm tội tôi nghĩ mình phải đưa một bàn tay
cho họ nắm, và phải ngay lập tức.
* Và thế là ATM gạo ra đời? - Ban
đầu tôi nghĩ sẽ mua mấy tấn gạo, đóng túi 2kg để tặng. Nhưng theo dõi
thấy những điểm phát quà từ thiện khác trở thành nơi tập trung đông
người, xảy ra lộn xộn, phức tạp. Vốn chuyên môn kỹ thuật, tôi nghĩ cách khắc phục: chuyền gạo tự động bằng ống và đảm bảo khoảng cách 2m/người như quy định. Đội ngũ kỹ thuật công ty xúm vào tìm giải pháp. Sau
một ngày làm việc, máy "ATM gạo" đầu tiên được thiết kế bằng các vật
liệu có sẵn. Ngày chủ nhật, không mua kịp, tôi tháo luôn môtơ bạc tỉ
trong máy test khóa của công ty để lắp tạm.
Lượng sức mình,
ban đầu tôi dự định phát 500kg gạo mỗi ngày cho tới cuối tháng, khi ấy
hi vọng dịch đã qua, nhịp sống sẽ trở lại bình thường. Tôi còn định nhờ
mấy người quen biết rao lên giúp để mọi người biết "ATM gạo" mà đến
nhận, nên sự phát triển của dự án mấy ngày qua hoàn toàn nằm ngoài dự
kiến của mọi người.
* Dự án tự lớn lên và có đời sống của nó. Vậy là anh và những người tham gia phải "cuốn theo chiều gió"?
-
Trước hết là lượng người đến nhiều ngoài dự kiến, khiến máy hoạt động
cả ngày lẫn đêm, các nhân viên của tôi phải chia ba ca trực điều hành
máy, giữ trật tự, an toàn.
Lượng gạo dự trữ mang ra phát tiếp,
những tưởng phải dừng sớm hơn dự kiến, nhưng không, tin tức loan đi,
cùng với dòng người đến xếp hàng nhận gạo là những chiếc xe chở gạo đến.
Người 50kg, người 100kg, lại có đến cả tấn.
Người
nhận gạo đến từ khắp nơi, người góp gạo cũng đến từ khắp nơi, chỉ kịp
cười với nhau qua chiếc khẩu trang rồi đi. Việc phát gạo với chúng tôi
không còn chỉ là tấm lòng của mình nữa, mà thành một gánh trách nhiệm.
Phải
cấp tốc tăng cơ giới cho khâu di chuyển - nâng - đổ gạo vào bồn chứa,
dọn dẹp mặt bằng để đặt pallet chứa gạo, tìm thêm điểm đặt ATM mới để
giảm tải… Hàng núi công việc bỗng chốc ập đến, cuốn mọi người đi.
Cây "ATM gạo" nghĩa tình tại Hà Nội - Video: H.THANH - M.THƯƠNG
Xem thêm video khác trên TVO*
Chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm nặng nề của người làm công tác xã hội.
Điều gì làm anh lo lắng nhất lúc này? Niềm vui của sự cho - nhận có bù
đắp lại được chăng?
-
Giờ tôi không lo thiếu gạo nữa mà lo làm sao để những ATM gạo 2, 3, 4, 5
hoạt động tốt, an ninh về trật tự, an toàn về y tế, bởi chỉ cần có một
sự cố xảy ra thôi, tất cả sẽ phải dừng lại.
Các "ATM gạo" sau này
tôi sẽ thiết kế trong một chiếc container để dễ di chuyển. Những chiếc
"ATM gạo" di chuyển được này sẽ còn được sử dụng sau này khi dịch qua đi
và những cơn lũ lụt miền Trung lại đến chẳng hạn.
Còn niềm vui? Thật sự rất vui, nhưng hiện đang bận và mệt quá, đến không có thời gian vui.
* Anh có dự kiến "ATM gạo" phát triển thế nào và khi nào dừng lại không?
-
Với sự ủng hộ lớn lao và nhu cầu rộng rãi ở các địa phương, tôi mong sẽ
tặng hoặc chuyển giao công nghệ để có 100 "ATM gạo" khắp mọi nơi. Khi ấy, người nhận gạo không phải tìm kiếm quá xa, người ủng hộ cũng bớt phần vất vả. Tôi
biết người nghèo còn nhiều và cuộc khủng hoảng này còn ảnh hưởng kinh
tế lâu dài. Với điểm phát gạo đặt ngay công ty, chúng tôi sẽ nỗ lực để
duy trì đến hết dịch, và có thể khoảng thời gian ngắn hạn sau đó nữa: 3
tháng, 6 tháng hoặc thậm chí 1 năm.
"ATM gạo" của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đắk Lắk - Video: TRUNG TÂN
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét