Chuyển đến nội dung chính

TÌNH YÊU CUỘC SỐNG 38

-Thật lạ lùng, cuộc sống dù thế nào đi chăng nữa thì người ta vẫn yêu nó và tìm mọi cách để bám víu lấy nó vô điều kiện!
-Trong mọi trường hợp, cuộc sống là thứ ưu tiên lựa chọn số một, sau đó mới đến danh lợi. Bè lũ tham nhũng thường không hiểu điều đơn giản đó.
-Như vậy, phải cho rằng, cuộc sống là thiêng liêng, là vô giá. Nhưng chỉ vô giá đối với mỗi con người sở hữu nó và trong thời bình. Trong chiến tranh, nó không đáng giá lấy một xu!
-------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nghị lực phi thường của người phụ nữ sinh ra đã thiếu mất 2 tay, 2 chân
 
 Trao Gần 30 Triệu Cho Chị Bán Vé Số Không Tay, Không Chân || Cảm Xúc Lạ Lùng Chưa Từng Có

Khoa học chứng minh: Bạn có thể chết vì từ bỏ ý chí sinh tồn

Long.J , Theo Trí Thức Trẻ 20 giờ trước

Đó cũng không phải là tự sát, không liên quan đến trầm cảm. Hành động từ bỏ cuộc sống và chết chỉ trong vài ngày là điều thực tế đã và đang diễn ra trong thế giới loài người.

Điều này được chứng minh sau nghiên cứu "Give-up-itis: Khi mọi người bỏ cuộc và chết" được thực hiện bởi tiến sĩ John Leach, đến từ Đại học Portsmouth, Anh.
"Give-up-itis" là từ ngữ chuyên ngành chỉ cái chết về mặt tâm lý. Nó được đặt trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, khi các tù nhân ngừng nói, không muốn ăn uống và qua đời chỉ trong vài ngày.
Nghiên cứu cho thấy, "give-up-itis" có thể được xúc tác bởi một chấn thương (có thể là tâm lý) mà họ không thể vượt qua.
Đó cũng không phải là tự sát, không liên quan đến trầm cảm. Hành động từ bỏ cuộc sống và chết chỉ trong vài ngày là điều thực tế đã và đang diễn ra trong thế giới loài người.
Tiến sĩ John Leach cho rằng, "give-up-itis" gây ra bởi sự thay đổi bất thường trong khu vực điều khiển động lực và hành vi của bộ não.
Khoa học chứng minh: Bạn có thể chết vì từ bỏ ý chí sinh tồn - Ảnh 1.
Ông đã chỉ ra 5 giai đoạn hình thành "give-up-itis":
1. Rút lui khỏi xã hội
Giai đoạn đầu, họ sẽ rút lui khỏi tương tác xã hội, tỏ ra vô cảm, thờ ơ và tự gặm nhấm mọi thứ. Những đặc điểm này thường xuất hiện ở tù nhân chiến tranh ngay sau khi bị bắt giam.
2. Thờ ơ
Thể hiện sự thiếu năng lượng và u sầu nghiêm trọng, như thể họ không còn muốn giữ gìn bản thân, ví dụ: không ăn uống, tắm rửa.
3. Mất ý chí
Thiếu động lực, không có phản ứng cảm xúc đến mức không muốn nói, không có mong muốn hoặc khả năng giúp đỡ bản thân hoặc người khác.
4. Tâm thần
Vẫn có ý thức nhưng sự thờ ơ của họ sâu sắc đến mức, nỗi đau cùng cực như bị đánh, tra tấn vẫn khiến họ không có phản ứng gì hết.
5. Cái chết do tâm lý
Đến giai đoạn này, không gì có thể khiến họ muốn sống nữa, ngay cả đánh đập hay nài nỉ cũng không màng tới nữa.
Tuy nhiên, các can thiệp liên quan đến hoạt động thể chất sẽ giúp người bệnh lấy lại sự lựa chọn và kiểm soát bản thân nhờ giải phóng dopamine trong não.
Trong quá khứ, các tù nhân trong các trại tập trung được biết là đã đến giai đoạn này khi họ đem điếu thuốc lá mà mình đã giấu bấy lâu nay ra hút.
Vì sao lại như vậy? Thuốc lá được coi là thứ vô cùng quý giá và có thể trao đổi được những thứ giúp sống sót trong tù như thức ăn, nước uống. Nếu một tù nhân mang thuốc ra hút, họ được coi là đã thực sự muốn từ bỏ cuộc sống và cái chết thường đến chỉ trong 3 ngày. 
Theo 9gag

Khoa học chứng minh: Bạn có thể chết vì từ bỏ ý chí sinh tồn

Long.J , Theo Trí Thức Trẻ 1 năm trước

Đó cũng không phải là tự sát, không liên quan đến trầm cảm. Hành động từ bỏ cuộc sống và chết chỉ trong vài ngày là điều thực tế đã và đang diễn ra trong thế giới loài người.

Điều này được chứng minh sau nghiên cứu "Give-up-itis: Khi mọi người bỏ cuộc và chết" được thực hiện bởi tiến sĩ John Leach, đến từ Đại học Portsmouth, Anh.
"Give-up-itis" là từ ngữ chuyên ngành chỉ cái chết về mặt tâm lý. Nó được đặt trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, khi các tù nhân ngừng nói, không muốn ăn uống và qua đời chỉ trong vài ngày.
Nghiên cứu cho thấy, "give-up-itis" có thể được xúc tác bởi một chấn thương (có thể là tâm lý) mà họ không thể vượt qua.
Đó cũng không phải là tự sát, không liên quan đến trầm cảm. Hành động từ bỏ cuộc sống và chết chỉ trong vài ngày là điều thực tế đã và đang diễn ra trong thế giới loài người.
Tiến sĩ John Leach cho rằng, "give-up-itis" gây ra bởi sự thay đổi bất thường trong khu vực điều khiển động lực và hành vi của bộ não.
Khoa học chứng minh: Bạn có thể chết vì từ bỏ ý chí sinh tồn - Ảnh 1.
Ông đã chỉ ra 5 giai đoạn hình thành "give-up-itis":
1. Rút lui khỏi xã hội
Giai đoạn đầu, họ sẽ rút lui khỏi tương tác xã hội, tỏ ra vô cảm, thờ ơ và tự gặm nhấm mọi thứ. Những đặc điểm này thường xuất hiện ở tù nhân chiến tranh ngay sau khi bị bắt giam.
2. Thờ ơ
Thể hiện sự thiếu năng lượng và u sầu nghiêm trọng, như thể họ không còn muốn giữ gìn bản thân, ví dụ: không ăn uống, tắm rửa.
3. Mất ý chí
Thiếu động lực, không có phản ứng cảm xúc đến mức không muốn nói, không có mong muốn hoặc khả năng giúp đỡ bản thân hoặc người khác.
4. Tâm thần
Vẫn có ý thức nhưng sự thờ ơ của họ sâu sắc đến mức, nỗi đau cùng cực như bị đánh, tra tấn vẫn khiến họ không có phản ứng gì hết.
5. Cái chết do tâm lý
Đến giai đoạn này, không gì có thể khiến họ muốn sống nữa, ngay cả đánh đập hay nài nỉ cũng không màng tới nữa.
Tuy nhiên, các can thiệp liên quan đến hoạt động thể chất sẽ giúp người bệnh lấy lại sự lựa chọn và kiểm soát bản thân nhờ giải phóng dopamine trong não.
Trong quá khứ, các tù nhân trong các trại tập trung được biết là đã đến giai đoạn này khi họ đem điếu thuốc lá mà mình đã giấu bấy lâu nay ra hút.
Vì sao lại như vậy? Thuốc lá được coi là thứ vô cùng quý giá và có thể trao đổi được những thứ giúp sống sót trong tù như thức ăn, nước uống. Nếu một tù nhân mang thuốc ra hút, họ được coi là đã thực sự muốn từ bỏ cuộc sống và cái chết thường đến chỉ trong 3 ngày.
Theo 9gag

Người về từ cõi chết: Ý chí sinh tồn đáng nể của người bị dồn đến đường cùng

Oct 18, 2017 · 3 min read

Xem phim “Người về từ cõi chết” (The Revenant)sẽ cho chúng ta thấy khi bị dồn đến đường cùng và mất đi những gì quý giá nhất con người ta có thể làm được những điều phi thường như thế nào.
Trước khi xem phim “Người về từ cõi chết” khán giả cần biết bộ phim dựa trên 1 nhân vật cùng sự kiện có thật: thợ săn Hugh Glass trong thời kỉ khẩn hoang của nước Mỹ. Để hóa thân vào vai diễn này chính bản thân Leonardo cũng phải đổ biết bao mồ hôi và nước mắt.
Chuyện phim theo chân thợ săn Hugh Glass (Leonardo DiCaprio) cùng cậu con trai lai da đỏ Hawk (Forrest Goodluck) theo chân đại úy Andrew Henry và 1 vài người đồng sự khác vào rừng để bẫy thú lấy lông. Tại đây họ đã bị tập kích bởi thổ dân da đỏ khiến rất nhiều người bỏ mạng, Glass thì lạc vào lãnh thổ của loài gấu xám khổng lồ hung dữ để rồi bị nó cắn xé rất tàn bạo.
Glass lúc này đã bị thương quá nặng, đại úy Henry quyết định bỏ anh lại để loại bớt gánh nặng cùng 2 nhà thám hiểm khác. 1 trong 2 thành viên ở lại với Glass muốn ra tay thủ tiêu ông để có thể thoát thân an toàn. Sự việc bị Hawk phát hiện và cản lại, trong lúc giằng co gã đã cướp cò súng giết chết con trai Glass. Bị chôn sống cùng nỗi phẫn uất khi đồng đội phản bội mình cùng nỗi đau khôn xiết khi con trai bị sát hại, người thợ săn đã huy động toàn bộ ý chí sống còn, chiến đấu với những hiểm nguy cùng cái lạnh cắt da để nuôi hy vọng báo thù.
Bối cảnh phim diễn ra vào năm 1823, thời điểm mà mâu thuẫn giữa những người khẩn hoang và bộ lạc da đỏ bị đẩy lên mức cao nhất. The Revenant thuộc thể loại phim sinh tồn lấy ý chí sống còn của con người làm điểm nhấn, nhưng khó có bộ phim nào thể hiện được sự chân thực, tàn khốc, gai góc như chính bộ phim mang lại. Từ cảnh bị giằng xé bởi con gấu xám khổng lồ, đến cảnh cào nền đất để di chuyển bằng 2 tay trong lãnh địa quân thù…Điển hình có lúc Glass phải ăn 1 tảng gan bò sống để tồn tại thì Leonardo cũng làm y như vậy, dù đã có tảng gan bò giả được làm bằng thạch nhưng anh đề nghị được ăn gan sống để mang lại diễn xuất thật nhất. Dĩ nhiên Những gì The Revenant mang lại thực sự đáng xem, không phải đơn giản mà bộ phim giành được 3 giải Quả Cầu Vàng và 3 giải Oscar ở các hạng mục quan trọng.
Sau khi trải qua vô vàn khó khăn cùng đoàn làm phim trong cái rét -40 độ ở Canada, đụng độ gấu thật, và trần truồng nấp trong xác động vật để hoàn thành vai diễn…Leonardo cuối cùng đã nắm được trong tay tượng vàng Oscar cho danh hiệu nam diễn viên xuất sắc nhất 1 cách không thể xứng đáng hơn.

Những điều quan trọng cần biết về kỹ năng sinh tồn

Chuyên mục : Công việc hoàn hảo - Hà Thị Quyên - 31-10-2019
363 lượt xem
Cuộc sống vốn dĩ luôn xảy ra các tình huống bất ngờ đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp xử lý kịp thời nếu không muốn đem lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Chính bởi vậy, để ứng phó với mọi chuyện dễ dàng hơn thì bạn cần phải trang bị các kỹ năng sinh tồn.
Con người được biết đến như loài sinh vật toàn năng sở hữu suy nghĩ, trí thông minh và tiếng nói. Mặc dù vậy, chúng ta cũng có những giới hạn riêng mà tự mình khó có thể vượt qua được. Tuy nhiên, thiên nhiên lại luôn thích đưa ra các tình huống bất ngờ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mỗi chúng ta. Bởi vậy, bản thân mỗi người cần học được các kỹ năng tự bảo vệ mình hay còn được đến đến với tên gọi là kỹ năng sinh tồn. Vậy kỹ năng sinh tồn là gì? Đâu là những kỹ năng sinh tồn cần biết ngay từ khi còn nhỏ?

I. Kỹ năng sinh tồn là gì?

Kỹ năng sinh tồn là gì?
Kỹ năng sinh tồn là gì?
Sinh tồn là bản năng vốn có của bất cứ một loài sinh vật nào trên trái đất và tất nhiên con người cũng không phải là một ngoại lệ. Chính bởi vậy, không sai khi nói rằng ngay từ khi sinh ra ý chí sinh tồn đã luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Thêm vào đó, nhiều chứng minh còn cho thấy khi gặp tai nạn, đối diện với nguy hiểm cận kề vùng dưới đồi não hoạt động rất mạnh từ đó giải phóng adrenaline làm tăng nhịp tim và cơ bắp. Đó cũng chính là lý do, khi bản thân lâm vào tình trạng nguy hiểm, đối mặt với sự sống và cái chết con người ta bỗng trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, chỉ có ý chí sinh tồn và sức mạnh cơ bắp sẽ không đủ để bạn vượt qua khó khăn mà điều quan trọng là bạn cần phải sở hữu các kỹ năng sinh tồn. Kỹ năng sinh tồn được hiểu là những kỹ thuật mà một người dùng để duy trì sự sống trong bất kỳ một môi trường tự nhiên hay nhân tạo nào. Những kỹ thuật này sẽ giúp cung cấp cho chúng ta các yếu phẩm cần thiết cùng cách sử dụng chúng để vượt qua khó khăn hay nguy hiểm trước mắt.

II. Những ngộ nhận về kỹ năng sinh tồn

Những ngộ nhân về kỹ năng sinh tồn có thể khiến bạn rơi vào nguy hiểm

Những ngộ nhân về kỹ năng sinh tồn có thể khiến bạn rơi vào nguy hiểm

1. Sơ cứu vết rắn cắn

Nhiều người vẫn hay có suy nghĩ một khi bị rắn cắn chúng ta cần phải nhanh chóng hút nọc độc ra. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nọc độc của rắn xâm nhập vào máu rất nhanh và nó không chỉ tích tụ tại vị trí bị cắn. Do đó, việc hút độc không những không đem lại hiệu quả mà còn khiến nọc độc chạy vào thực quản. Thay vào đó, cách tốt nhất trong trường hợp này bạn nên giữ vị trí vết thương thấp hơn tim, uống nhiều nước và đến bệnh viện một cách nhanh nhất. Đây là trong những kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã, kỹ năng sinh tồn trong rừng hết sức quan trọng nhưng lại dễ nhầm lẫn nên bạn cần đặc biệt chú ý.

2. Làm gì khi bị lạc trong rừng

Khi bị lạc trong rừng thì thay vì việc tìm thức ăn thì điều đầu tiên mà chúng ta nên làm chính là tìm nguồn nước và chỗ trú ẩn. Bởi lẽ, một người khỏe mạnh bình thường có thể sống sót trong vòng 6 tuần nếu họ có đủ nước. Tuy nhiên, việc không có chỗ trú ẩn thì trong bạn sẽ rất vất vả để bạn vượt qua một đêm khắc nghiệt ở trong rừng.

3. Cách dựng nơi trú ẩn

Điều đầu tiên trước khi dựng nơi trú ẩn thì bạn cần quan sát môi trường xung quanh và điều kiện thời tiết để đảm bảo nó sẽ giúp bạn tránh khỏi gió mưa. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý nếu nơi trú ẩn mà chỉ dùng để núp hoặc dựa thì chưa đủ. Bởi lẽ, khi về đêm mặt đất sẽ trở nên lạnh lẽo do đó một lớp đệm ngăn cách cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất là điều rất cần thiết nếu bạn không muốn cơ thể bị nhiễm lạnh. Đây cũng chính là một trong các kỹ năng sinh tồn nơi khắc nghiệt cơ bản mà bất kỳ ai cũng nên biết.

4. Làm thế nào để lấy nước giữa sa mạc

Xương rồng là loài cây chuyên sống ở sa mạc sở hữu thân căng mọng nước. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn quá khát nhưng lại ở giữa sa mạc thì vẫn không nên uống nước trong cây xương rồng. Bởi chất lỏng bên trong thân cây sẽ khiến cho bạn bị ốm, nôn mửa và càng mất nước nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có một loài xương rồng mà bạn có thể uống được khi ở trong tình trạng này chính là barrel cactus. Loại xương rồng này thường có chiều cao khoảng 60cm, đường kính 30cm. Ngoài ra, bạn có thể nhận dạng loại xương rồng này bưởi sườn lượn, trái thon dài.

5. Làm thế nào khi bị gấu tấn công

Đa phần mọi người đều có suy nghĩ nếu giả chết khi gặp gấu sẽ khiến chúng không để ý đến bạn. Tuy nhiên, trên thực tế thì cách này lại không hề đảm bảo bạn sẽ thoát nạn. Do đó, thay vì việc giả chết bạn nên lùi lại thật chậm, giữ liên lạc bằng mắt với gấu. Như vậy, chúng sẽ biết rằng bạn không muốn xâm chiếm lãnh thổ của chúng và bạn sẽ được an toàn.

6. Làm sao để biết được cây nào ăn được và cây nào có độc

Nhiều người có suy nghĩ rằng các loại cây, hoa quả mà động vật ăn được thì con người chúng ta cũng có thể ăn được. Tuy nhiên trên thực tế không phải như vậy bởi động vật có các đặc tính và hệ tiêu hóa riêng của chúng. Do đó, trong trường hợp này thay vì việc dựa vào động vật hoặc cảm tính thì bạn chỉ nên dùng những thực phẩm mà mình đã từng ăn. Đây là một trong các kỹ năng sinh tồn quan trọng tuy nhiên đại đa số chúng ta lại thường không chú ý nên có khá nhiều trường hợp ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

7.Định hướng bằng rêu 

Có khá nhiều người truyền tai nhau rằng rêu chỉ mọc ở hướng Bắc của cây. Tuy nhiên, trên thực tế thì rêu có thể mọc tại mọi hướng tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh của môi trường. Do đó,  phương pháp định hướng bằng rêu là vô căn cứ và bạn không nên sử dụng phương pháp này nếu không muốn mình bị lạc.

8. Cách điều trị hạ thân nhiệt 

Thân nhiệt bị hạ nếu không biết cách chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng do đó bạn càng cần đặc biệt lưu ý đến kỹ năng sinh tồn này. Trước tiên, khi gặp phải tình trạng này bạn không nên chà xát vùng bị bỏng lạnh bởi điều này chỉ khiến cho mô mềm tổn thương. Thêm vào đó, bạn cũng không nên tìm đến nước nóng, hay máy sưởi để làm ấm cơ thể ngay do đôi khi nó sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Thay vào đó, cách tốt nhất bạn nên làm ấm dần phần trọng tâm của cơ thể như quấn chăn hoặc kẹp nước ấm vào nách.

9. Làm thế nào để sống sót khi cá mập tấn công 

Nhiều người truyền tai nhau rằng một khi bị tấn công bởi cá mập thì hãy đấm mạnh vào mũi nó. Có thể lời khuyên này là đúng đắn tuy nhiên không phải ai cũng có đủ sức mạnh để thực hiện. Hơn nữa, việc cú đấm của bạn không đủ mạnh còn khiến cá mập nghĩ rằng bạn đang khiêu khích nó và nó sẽ càng hung hãn hơn. Do đó, thay vì việc đấm vào mũi cá mập thì bạn nên dùng một vật thể rắn giữa bạn và nó hoặc hãy chọc vào mắt và mang nó. Mặc dù, xác suất gặp cá mập là không nhiều tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản  thân bạn hãy lưu ý kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã này.

III. Những kỹ năng sinh tồn cần dạy cho trẻ ngay

Không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể theo sát con cái được nhưng trẻ nhỏ lại rất dễ bị tổn thương. Do vậy, việc dạy các kỹ năng sống cho trẻ là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên bạn đã biết đâu là các kỹ năng mà bạn nên trang bị cho bé con của mình hay chưa?
Những kỹ năng sinh tồn mà cha mẹ cần dạy cho trẻ
Những kỹ năng sinh tồn mà cha mẹ cần dạy cho trẻ

1. Giữ bình tĩnh

Mỗi khi bị hoảng loạn thì con người ta rất khó có thể tìm ra những giải pháp giúp mình thoát khỏi được tuy nhiên. Hơn nữa, trẻ em lại vô cùng nhạy cảm nên sự hoảng loạn này còn nhân lên nhiều lần. Bởi vậy, bạn hãy dạy con kiểm soát tốt cảm xúc, luôn giữ được bình tĩnh dù trong bất cứ tình huống nào.

2. Nhận thức tình huống

Thay vì việc dành nhiều thời gian để sử dụng điện thoại, chơi mạng xã hội thì bạn nên dạy cho con trẻ biết nhận thức, xử lý tình huống. Hãy cho chúng biết đâu là những nơi nguy hiểm chúng không nên đến, những điều nguy hiểm chúng không nên làm và đặc biệt là kẻ xấu chúng không được ở cùng. Thêm vào đó, trong một số thời điểm, hoàn cảnh nhất định trẻ cũng cần phải biết được điều gì xảy ra xung quanh và có ảnh hưởng trực tiếp lên chúng hay không. Từ đó để trẻ có thể tránh khỏi các trường hợp không mong muốn. Đây là một trong các kỹ năng sinh tồn quan trọng hàng đầu mà cần phải dạy cho trẻ càng sớm càng tốt.

3. Kỹ năng sơ cứu

Như đã đề cập ở trên thì trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương do đó việc dạy cho trẻ các kỹ năng sơ cứu cơ bản như hô hấp, cầm máu, xử lý vết bỏng là điều hết sức quan trọng. Điều này sẽ giúp đảm bảo con bạn an toàn hơn cũng như giúp bạn cảm thấy an tâm mỗi khi không ở cạnh chúng.

4. Kỹ năng bếp núc

Nhiều cha mẹ có suy nghĩ nấu ăn là công việc dành cho người lớn và sẽ thật sai lầm khi bắt trẻ phải tập với công việc này khi đáng ra chúng nên được cưng chiều. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến cho trẻ ỷ lại và đôi khi dù đã lớn nhưng chúng vẫn không biết nấu ngay cả những món đơn giản nhất. Hơn nữa, những đứa trẻ rồi cũng phải tự lo cho mình do đó không có gì là quá sớm hay quá muộn để dạy trẻ các kỹ năng bếp núc. Đây cũng là một trong những kỹ năng sinh tồn cơ bản sẽ theo trẻ đi suốt cuộc đời nên đừng ngại ngần cho con mình tập quen với nó.

5. Tự vệ

Cuộc sống đầy rẫy những nguy hiểm nên sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu con bạn không được học kỹ năng tự vệ. Cụ thể, hãy dạy chúng cách phòng thủ cơ bản để tự cứu chính mình. Hơn nữa, bạn cũng cần dạy con đâu là thời gian thích hợp để chiến đấu và đâu là thời gian để chạy trốn.

6. Xác định vị trí

Bạn đã bao giờ nghĩ nếu con bạn bị lạc thì làm sao để chúng tìm được đường về nhà hay chưa?  Do đó, một trong các kỹ năng sinh tồn cho trẻ quan trọng mà cha mẹ cần trang bị cho con trẻ chính là hãy biết xác định vị trí, biết xem bản đồ và định vị GPS. Hơn nữa, bạn cũng đừng quên dạy con ghi nhớ các con đường chính, các địa điểm lớn bắt đầu từ nơi mà bạn đang ở để trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm.

7. Biết sử dụng các công cụ

Nhiều nhà khoa học từng đưa ra nhận xét ít nhất cho đến khi 12 tuổi thì trẻ nhỏ cần phải biết sử dụng hết tất cả các món đồ như dao, búa, ốc vít… một cách an toàn. Ngoài ra, điều này còn có ích rất lớn giúp con bạn trong các trường hợp khẩn cấp có thể tìm ra được nơi trú ẩn an toàn hoặc thoát khỏi nếu bị mắc kẹt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dạy bé các kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ để chúng có thể cùng vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Bởi lẽ đôi khi chỉ chỉ với sức lực của một mình bé không thể tự sử dụng các dụng cụ quá lớn để đưa bản thân mình thoát khỏi nguy hiểm được.

8. Giữ ấm

Thân nhiệt là yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe và tình mạng của con người. Do đó, hãy dạy trẻ các giữ ấm cơ thể như tìm nơi trú ẩn hay biết cách tự nhóm lửa. Đặc biệt, bạn phải luôn lưu ý trẻ rằng cần giữ cơ thể trong tình trạng khô ráo. Đây không chỉ là kỹ năng sinh tồn cho trẻ mà con là kỹ năng sinh tồn hoang dã vô cùng quan trọng. Bởi vậy bạn cần hết sức lưu ý. 

9. Tìm sự trợ giúp

Bên cạnh việc tự biết bảo vệ bản thân thì trẻ em còn cần phải có kỹ năng giao tiếp để có thể tìm kiếm và nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Tuy nhiên, trong khi tìm sự giúp đỡ hãy nhớ nhắc trẻ đừng quên để lại dấu vết. Thêm vào đó, bạn cũng cần dạy chỉ con đưa các dấu hiệu mong được giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn. 

10. Trang bị vật dụng Luôn bên mình cho con

Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ là cha mẹ luôn cần phải trang bị cho con những vật dụng cần thiết như điện thoại, thiết bị định vị hoặc những chiếc còi báo hiệu. Bên cạnh đó bạn cũng nên cho trẻ mang theo số điện thoại gia đình, địa chỉ hoặc ảnh gia đình để một khi trẻ có bị lạc thì mọi người xung quanh có thể dựa vào đó để liên lạc lại với bạn. 

IV. Kết luận

Cuộc sống luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn tính mạng của bạn. Do vậy việc trang bị cho mình những kỹ năng sinh tồn cần thiết là điều hết sức quan trọng. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn và hẹn gặp lại bạn là những bài viết tiếp theo tại 123job.vn.
Bài viết này giúp ích cho bạn ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH