CHUYỆN KỂ TRĂNG SAO (ĐL)
Tạ Từ Trong Đêm -Nhạc Vàng Bolero Hay Ngất Ngây qua giọng hát ngọt ngào của ca sĩ xinh đẹp Thúy Hằng
CHUYỆN KỂ TRĂNG SAO
Xưa kia có gã giang hồ
Trên đường thiên lý tình cờ ghé qua
Bên dòng sông bạc phù sa
Một vùng dâu biếc, bao la cánh đồng...
Hoàng hôn đã sẫm nong tằm
Gốc đa cổ tích, gã nằm chiêm bao
Mơ hồ thoáng bóng Hoàng Sào*
Cung đàn nửa gánh, một chèo giang sơn
Đáy trời lấp láy sao Hôm
Cảm thương thiên cổ tạc hồn Ly Tao**
Giật mình trở giấc nôn nao
Bốn bề khuya lắng ngạt ngào hương trăng
Hiển linh một bóng đò ngang
Mái chèo phơi gió mơ màng ầu ơ:
"Ơi chàng trai kiếp giang hồ
Từ đâu lỡ bước, chờ đò về đâu?
Bên này là xứ non dâu
Bên kia vô định, giãi dầu bể khơi
Bên này màu mỡ đất bồi
Bên kia đất lở, cát vùi hoang vu.
Ơi chàng trai kiếp giang hồ
Từ đâu lạc bước, lần mò về đâu?
Đất này xanh sẵn vườn cau,
Sẵn tơ vàng óng têm trầu se duyên
Đất này nặng nghĩa đượm tình
Lòng người thuần phác, thiên nhiên thuận hòa
Đất kia ầm ĩ can qua
Nát tan vó ngựa, gầm ghè gươm đao
Ngang tàng lắm cũng Hoàng Sào
Đa đoan lắm cũng hôm nào Mịch La!..."
...
Con thuyền rời bến, trăng tà
Bâng khuâng gà gáy chở mơ sang trần
Có cô thôn nữ âm thầm
Rưng rưng ngấn lệ, xa dần cánh chim
Ai ru đồng điệu con tim
Cho đêm trăng sáng nguyện cùng gốc đa:
"Hữu duyên ngàn dặm không xa
Vô duyên nửa bước hóa ra muôn trùng..."
Cho ai mỗi độ trăng rằm
Lại hờn lại trách ai không trở về
Thời gian mòn mỏi tái tê
Không gian đằng đẵng mải mê phong trần!...
Thế rồi năm tháng xoay vần
Đến là Trời, Đất cũng cần có nhau
Để rồi bước thấp bước cao
Cô thôn nữ ấy nghẹn ngào vu qui
Đùng đoàng vỡ toác tình si
Dẫm lên xác pháo, nàng về tân hôn
Cây đa cổ tích đầu thôn
Trầm tư ngẫm cuộc vui buồn thế gian!
Hoàng hôn vội ló vành trăng
Dòng sông thả gió mênh mang ơ hờ:
"Ơi đồng dâu thuở mộng mơ
Nuôi tằm đã chín, ươm tơ đã vàng
Bến xưa, thuyền mới đã sang
Thuyền xưa bỏ bến lang thang phương nào?
Đêm nay diệu vợi trời sao
Có nàng trinh nữ lòng xao xuyến lòng
Có đôi loan phượng tương phùng
Trăm năm chung mối tơ hồng từ đây
Thôi thì cũng thỏa xum vầy!
Nhân tình thế thái, biết ai có còn..."
Nào hay Trái Đất xoay tròn
Gã trai năm cũ vẫn trên giang hồ
Hỏi ai thuộc được chữ ngờ
Mải đi kẽo kẹt bơ vơ gánh lòng
Không gian ai uốn nên cong
Cho con tạo nó quay vòng thời gian
Đêm nay gió lộng, trăng quầng
Bước chân phiêu lãng lâng lâng đường về
Nghe trong gió tiếng vu vơ:
"Nuôi tằm đã có kẻ nhờ đồng dâu
Ao làng đã có thuyền câu
Sự đời, đâu nỡ gây sầu cho ai!..."
Gã trai chững lặng, u hoài
Nhớ thương kỷ niệm vơi đầy trăng khuya
Ôm đàn ôn lại nắng mưa
Gảy lên uẩn khúc bộn bề nông sâu:
"Ra đi để bắc nhịp cầu
Cho dâu bên đó xanh dâu khắp vùng
Xưa kia giới tuyến giữa dòng
Mà nay thanh thản tình chung đôi bờ!
Bên này thuở ấy hoang vu
Ầm vang vó ngựa, mịt mù can qua
Giờ đây đoàn tụ thuận hòa
Dòng sông khuây khỏa câu hò giao duyên
Tình tang, tang tính, tang tình...
Ngậm vui thỏa chí, lắng buồn người xưa!
Tắm ghềnh, gội thác bôn ba
Dọc ngang dầu dãi, nắng mưa vẫy vùng
Đường thiên lý, chí tang bồng
Làm trai há chịu thẹn thùng thân trai?
Biết rằng hoạn lộ chông gai
Biết rằng nặng lỗi với ai duyên nồng...
Dễ thay là chuyện tao cùng!
Khó thay là chuyện anh hùng-mỹ nhân!
Quyết đi trọn bước gian truân
Mùa đông dẫu lạnh, mùa xuân thắm đào!
Đúng sai là chuyện Hoàng Sào
Đục trong là chuyện vận vào Khuất Nguyên.
Du ca cung chúc nhân duyên
Cánh chim lại vỗ mọi miền yêu thương!..."
***
"Chuyện xưa có gã tha phương
Có làng dâu biếc, có nàng ươm tơ..."
Tự ngàn năm đến bây giờ
Thầm thì đất kể những mùa trăng sao
Bầu trời: bát ngát đồng dâu
Sao trời lấp lánh: tằm reo bạt ngàn
Phong phanh Tráng Sĩ chạnh lòng
Ngẫm sang muôn thuở mênh mông Ngân Hà
Cây Đàn reo giữa bao la
Vọng hồn thôn nữ: nuột nà vầng trăng
Tơ vàng óng ả giăng giăng
Gió vui lễ rước, rưng rưng mây về
Bóng đa thiên cổ còn kia
Xum xuê điệu hát câu hò lứa đôi
Lão Thần Nông luống ngậm ngùi
Khom lưng đăm đắm tiếc thời Trần Gian
Một đời ngắn ngủi sao băng
Tuyệt vời khoảng khắc, vĩnh hằng hư vô!
Tiếng gà gáy: "Ó, ò, o!...
Người đời ơi có thương cho đời người?"
Hừng đông đã rạng chân trời
Sao sa tục lụy, sương cười long lanh...
Trần Hạnh Thu
Câu Hò Bên Bờ Hiền Lương - Giọng Hát Hồ Quang 8 đã nghe là nghiền.
Ly Tao – Khuất Nguyên, lời tự tình của bậc quân tử tài đức vẹn toàn
Ly Tao là một trong những tác
phẩm thi ca nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc do Khuất Nguyên sáng tác.
Bài thơ là lời oán thán buồn phiền của một bậc trung quân ái quốc. Là
áng thơ chất chứa lí tưởng cao đẹp và tinh thần bất khuất của tác giả.
Đây là tác phẩm bất hủ của Khuất Nguyên.
Ly Tao được ra đời vào thời kì chiến
quốc trong bối cảnh triều đình xã hội nhà Sở. Tựa đề bài thơ dịch sang
tiếng Việt có nghĩa là lời than vãn của một quân tử với những muộn phiền
và tâm trạng xáo trộn lo toan. Một nét đặc sắc trong bài trường thi này
là nỗi buồn bi thảm của tác giả được khéo léo miêu tả qua lối tượng
trưng, lối nhân cách hóa và hàm ý thâm sâu khi mượn những điển cố thần
thoại mà bộc bạch tâm tình.
Tác phẩm dài 370 câu, được Nhượng Tống (Hoàng Phạm Trân) dịch sang tiếng Việt.
Ly Tao là lời tự tình của bậc quân tử tài đức vẹn toàn, trung quân ái quốc
Khuất Nguyên (340 trước Công nguyên –
278 trước Công nguyên), ông được biết đến là một thi nhân, một chính trị
gia nổi tiếng thời bấy giờ. Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng
tộc, thuộc hoàng tộc của nước Sở. Ngay từ khi còn nhỏ Khuất Nguyên đã
bộc lộ tinh thần ham học hỏi, và dung bồi tu đạo trọng đức. Học rộng
hiểu nhiều, tài đức vẹn toàn.
Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ,
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.
Vốn dòng vua về họ Cao Dương.
Tháng giêng đầu tiết xuân sang,
Cõi đời ta xuống giữa đương ngày Dần.
Buổi trứng nước ân cần chăm sóc,
Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
Chữ hay kén đặt cho ta:
Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.
Biết bao nhiêu khó nhọc công cha.
Chữ hay kén đặt cho ta:
Tên là Chính Tắc, tự là Linh Quân.
Trong ta đã mười phần lộng lẫy,
Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi.
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Chải chuốt càng thêm nẩy xinh tươi.
Sói ngàn nhài bãi khoác ngoài,
Tết lan thu lại làm đai đeo thường.
Sợ chẳng kịp ta càng mê mải,
Tuổi xanh nào có đợi gì ai.
Mộc lan sớm cắt trên đồi,
Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
Tuổi xanh nào có đợi gì ai.
Mộc lan sớm cắt trên đồi,
Ðông thanh chiều hái bên ngoài bến sông.
Ngày tháng vút đi không trở lại,
Vừa xuân qua đã lại thu sang.
Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên!
Vừa xuân qua đã lại thu sang.
Ðoái trông cỏ áy cây vàng,
Sợ con người đẹp muộn màng lỡ duyên!
Ông ôm giữ tấm lòng tận trung báo quốc
với tài năng, đức độ và sự chính trực của mình. Khuất Nguyên dốc tâm dốc
sức phò trợ Sở Vương, đưa ra kế sách giúp Sở Vương với lí tưởng xây
dựng nước Sở trở thành một Sở quốc phú cường. Ông khích lệ Sở Vương học
theo những tấm gương trị quốc của những minh quân trong lịch sử.
Tuổi đang trẻ nết quen càn rỡ,
Thế mà không đổi sửa cho đành.
Ngựa hay cưỡi lấy, đi nhanh,
Lại đây ta chỉ cho mình đường quang.
Thế mà không đổi sửa cho đành.
Ngựa hay cưỡi lấy, đi nhanh,
Lại đây ta chỉ cho mình đường quang.
Ðời ba vua thuở đang rực rỡ,
Các giống thơm hớn hở đua tươi.
Hoa tiêu, hoa quế lộn mùi,
Cứ gì hoa huệ được người yêu đương.
Các giống thơm hớn hở đua tươi.
Hoa tiêu, hoa quế lộn mùi,
Cứ gì hoa huệ được người yêu đương.
Theo đạo chính nhằm đường ngay thẳng,
Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân.
Nghiêu Thuấn xưa thiệt đấng minh quân.
Ông đưa ra chính sách cải cách triều
đình, ông vạch trần sự xa hoa, tham lam vô độ của những quý tộc trong
triều. Những tham quan và tình trạng sâu mọi trong đội ngũ quan lại.
Những chính sách này đã động chạm tới lợi ích của rất nhiều người. Chính
vì thế mà chúng đã không ngừng đả kích, phỉ báng, chửi bới rồi rắp tâm
vu oan giá họa Khuất Nguyên.
Để rồi bậc trung quân ôm tấm lòng đau đớn bi thảm mà than khóc không thôi
Cớ sao Kiệt Trụ ngu đần,
Ðâm đầu lối tắt sa chân đường cùng.
Hám vui bọn chúng không biết sợ,
Ðường tối tăm hiểm trở xiết bao.
Ðâm đầu lối tắt sa chân đường cùng.
Hám vui bọn chúng không biết sợ,
Ðường tối tăm hiểm trở xiết bao.
Xe loan e lúc đổ nhào,
Phải rằng ta sợ thiệt vào đến thân!
Cố theo kịp gót chân vua trước,
Quản chi công xuôi ngược long đong.
Tình ta mình chẳng xét cùng,
Phải rằng ta sợ thiệt vào đến thân!
Cố theo kịp gót chân vua trước,
Quản chi công xuôi ngược long đong.
Tình ta mình chẳng xét cùng,
Sở Vương ban đầu hết mực yêu quý, trọng
dụng Khuất Nguyên. Nhưng sau này lại nghe theo đám quan lại ganh tài,
tìm cách vu cáo hãm hại. Vua nghe lời gièm pha và dần xa lánh Khuất
Nguyên. Khiến ông ôm trong lòng nỗi buồn bi thảm.
Trong tâm trí của Khuất Nguyên ông chỉ
mong muốn được tận tâm báo quốc, ông coi trọng nhân tài quốc gia nên đã
gia sức bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài. Một lòng muốn thanh sạch bộ
máy quan lại, loại bỏ quan tham và phơi bày sự hủ bại của giới quan lại
để giảm đi sự sách nhiễu dân chúng.
Thế nhưng có lẽ ông chỉ là một ngọn đuốc
lẻ loi, một kỵ binh đơn thương độc mã. Tấm lòng trong sáng muốn báo
quốc, ý chí và tư tưởng của đại quân tử không thể đấu lại với vô lại,
tiểu nhân.
Nghe lời ton hót đem lòng giận ta!
Nói thẳng vẫn biết là có hại,
Biết vậy mà nín mãi không đành!
Chín lần trời hãy chứng minh,
Nói thẳng vẫn biết là có hại,
Biết vậy mà nín mãi không đành!
Chín lần trời hãy chứng minh,
Chỉ vì ta quá yêu mình đấy thôi!
Trước cùng ta nặng lời hẹn ước,
Sau vì đâu đổi khác đơn sai?
Biệt ly ta chẳng quản nài,
Trước cùng ta nặng lời hẹn ước,
Sau vì đâu đổi khác đơn sai?
Biệt ly ta chẳng quản nài,
Xót mình lòng dạ đổi dời bao phen.
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
Chín vườn lan lại nghìn sào huệ,
Một mình ta chăm chỉ hôm mai.
Tử tiêu bạch chỉ xen vai,
Kẹ trong đỗ nhược, bao ngoài tân di.
Mong cành lá có khi đua nẩy,
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi.
Bỏ rơi ta thiết chi đời,
Mong cành lá có khi đua nẩy,
Chờ đến mùa hái lấy hoa tươi.
Bỏ rơi ta thiết chi đời,
Thấy trăm hoa chịu lạc loài mà thương!
Chúng chen chúc trên đường vụ lợi,
Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài!
Ðem dạ mình đọ bụng người,
Chúng chen chúc trên đường vụ lợi,
Tấm lòng tham, tham mãi tham hoài!
Ðem dạ mình đọ bụng người,
Sinh lòng ghen ghét, đặt lời gièm pha.
Mồi phú quý cố mà đeo đuổi,
Phải lòng ta có vội thế đâu.
Mồi phú quý cố mà đeo đuổi,
Phải lòng ta có vội thế đâu.
Cái già sồng sộc theo nhau,
E không để được về sau tiếng lành.
Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc,
Uống sương sa dưới gốc mộc lan.
Tình yêu khôn đẹp muôn vàn,
E không để được về sau tiếng lành.
Ăn hoa rụng bên nhành thu cúc,
Uống sương sa dưới gốc mộc lan.
Tình yêu khôn đẹp muôn vàn,
Khát hoài! đói mãi! phàn nàn mà chi!
Rút rễ cây ta xe sợi chỉ,
Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh.
Cánh lan cánh huệ trắng tinh,
Giây ngần bền dẻo tết manh áo ngoài.
Rút rễ cây ta xe sợi chỉ,
Xâu cánh hoa thiên lý xinh xinh.
Cánh lan cánh huệ trắng tinh,
Giây ngần bền dẻo tết manh áo ngoài.
Áo như thế thói đời chẳng mặc,
Ta cứ theo phép tắc người xưa.
Dẫu rằng đời có chẳng ưa,
Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm.
Ta cứ theo phép tắc người xưa.
Dẫu rằng đời có chẳng ưa,
Thì xin theo lối cũng như Bành, Hàm.
Ðời người khổ kể làm sao xiết!
Ðành than dài gạt vết lệ hoen.
Làm xinh ta khéo vô duyên,
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.
Ðành than dài gạt vết lệ hoen.
Làm xinh ta khéo vô duyên,
Sớm vừa can gián chiều liền sa cơ.
Sa cơ mặc nhởn nhơ vẫn thế,
Vẫn đeo lan dắt huệ như xưa.
Lòng ta đã thích đã ưa,
Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu.
Vẫn đeo lan dắt huệ như xưa.
Lòng ta đã thích đã ưa,
Dẫu rằng chín chết có chừa được đâu.
Trách mình chẳng suy sau xét trước,
Mãi mãi không rõ được thói đời.
Chúng ghen ta có mày ngài,
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ.
Mãi mãi không rõ được thói đời.
Chúng ghen ta có mày ngài,
Phao cho ta tiếng con người lẳng lơ.
Người đời thật đã thừa khôn khéo,
Ðua nhau theo mức vẹo thước cong.
Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dùng,
Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau!
Ðua nhau theo mức vẹo thước cong.
Khuôn vuông mẫu thẳng chẳng dùng,
Cúi luồn cầu cạnh một dòng như nhau!
Một mình chịu nuốt sầu ngậm tủi,
Nói ai hay nông nỗi lúc này?
Thà cho sống đọa thác đày,
Lòng ta không nỡ để lây thói thường!
Nói ai hay nông nỗi lúc này?
Thà cho sống đọa thác đày,
Lòng ta không nỡ để lây thói thường!
Loài chim cắt ngang tàng bay bổng,
Vốn xưa nay là giống không đàn.
Vuông tròn vốn chẳng cùng làn,
Khúc đường ai để yên hàn cho ai?
Vốn xưa nay là giống không đàn.
Vuông tròn vốn chẳng cùng làn,
Khúc đường ai để yên hàn cho ai?
Tránh điều lỗi, mặc đời xoi mói!
Nén chí xưa, cam nỗi xót xa.
Thánh hiền xưa cũng như ta,
Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong
Nén chí xưa, cam nỗi xót xa.
Thánh hiền xưa cũng như ta,
Thẳng ngay mà chết, ấy là chết trong
Sở Vương tin theo lời gièm pha, xa lánh
và cuối cùng trục xuất Khuất Nguyên. Những nhân tài mà ông dày tâm trí
bồi dưỡng lâu nay cũng trở nên biến chất tha hóa. Ông như cánh buồm cô
lập. Thấy cảnh dân sinh trong gian khó, đất nước rơi vào đường u muội.
Chứng kiến điều ấy mà một bậc quân tử kì tài như ông ôm nỗi thống khổ
cực độ cào xé nội tâm ông.
Thương dân mới được cầm quyền trị dân.
Trông sau trước xét lần sự thế,
Hãy để tâm suy nghĩ cho cùng.
Làm đâu được việc bất công!
Trông sau trước xét lần sự thế,
Hãy để tâm suy nghĩ cho cùng.
Làm đâu được việc bất công!
Những phường bất nghĩa có dùng được đâu.
Lòng này nghĩ trước sau như một,
Dẫu chết ngay chẳng chút nôn nao.
Người xưa oan thác biết bao,
Lòng này nghĩ trước sau như một,
Dẫu chết ngay chẳng chút nôn nao.
Người xưa oan thác biết bao,
Theo vuông lựa có vào sao lỗ tròn.
Nức nở khóc cho buồn đầy dạ,
Tủi cho thân sinh đã lỗi thời!
Gạt sầu bứt cánh huệ tươi,
Áo khăn lã chã lệ rơi ướt đầm!
….
Những vần thơ bi ai thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một trung thần dưới trướng một vị vua không phân biệt được trung- gian, ưa nịnh hót mà không tin lời nói thật. Ông đau đớn khôn nguôi khi con dân khổ sở, đám tham quan kết bè kết phái bán nước hại dân. Con thuyền nước Sở như sắp lật nhào mà ông không thể làm gì thay đổi.
Nức nở khóc cho buồn đầy dạ,
Tủi cho thân sinh đã lỗi thời!
Gạt sầu bứt cánh huệ tươi,
Áo khăn lã chã lệ rơi ướt đầm!
….
Những vần thơ bi ai thể hiện nỗi đau khổ tột cùng của một trung thần dưới trướng một vị vua không phân biệt được trung- gian, ưa nịnh hót mà không tin lời nói thật. Ông đau đớn khôn nguôi khi con dân khổ sở, đám tham quan kết bè kết phái bán nước hại dân. Con thuyền nước Sở như sắp lật nhào mà ông không thể làm gì thay đổi.
Nhìn thấy trước con đường suy vong trước
mắt, ông lại càng ôm nỗi hận ngàn thu. Sự phẫn uất trước thời cuộc làm
cho đại thần với lòng yêu nước nồng nhiệt đau đáu nỗi đau như thể nó có
thể giết chết ông.
Điểm đặc sắc là tác giả vận dụng nhiều
thần thoại, truyền thuyết, thể hiện trí tưởng tượng phong phú với ngôn
từ trong sáng, bay bổng mà giáo hóa, mà thức tỉnh vương quân đang u muội
tối tăm.
Những câu thơ giữa bài, nhân vật ‘‘ta’’
tưởng tượng đi từ mộ vua Thuấn tới nhiều địa danh rồi lên thiên đình,
ông đi nhờ sự giúp đỡ của các vị thần. Rồi Thần giữ cửa thiên đình không
cho ông vào, các nữ thần khác cũng cự tuyệt. Tới đoạn này phải chăng
ông đã ngộ ra được, thịnh suy của vương triều là an bài của thiên tượng,
là thiên ý.
Nhưng tấm lòng yêu nước thương dân của
ông cứ một lòng thôi thúc, ông chẳng kiếm đâu được chút thanh thản ở
trong lòng, biết đi đâu đây ông liền tìm tới hai thầy bói:
“Vãn rằng: Thôi! Thương tiếc làm chi cho cực!
Biết ta đâu một nước không người!
Chính lành làm, sửa với ai?
Bành Hàm đâu đó, ta thời đi theo”.
Biết ta đâu một nước không người!
Chính lành làm, sửa với ai?
Bành Hàm đâu đó, ta thời đi theo”.
Bành Hàm là một nhân sĩ đời Ân, do can
vua mà vua không nghe nên ôm đá tự trầm. Nỗi đau đớn xót xa của một sĩ
phu yêu nước muốn dùng cái chết thanh sạch của mình mà thức tỉnh sự ngu
muội của bậc vương tử.
Cảm xúc và sự bế tắc bất lực của ông lúc
này lên tới đỉnh điểm, chán nản muốn đi gặp Thượng Đế. Và cuối cùng
Khuất Nguyên không chịu nổi họa mất nước, liền ôm bọc đá nhảy xuống sông
Mịch La tự trầm. Truyền thuyết cho rằng ông chết vào ngày 5/5 âm lịch,
nên nhân dân Trung Quốc cúng Tết Đoan Ngọ tưởng nhớ người trung nghĩa.
Với cách sử dụng ngôn từ chắt lọc, ngắn
gọn, kín đáo, chí ông trong sạch, nết ông thanh cao; tuy nói những điều
vụn vặt, nhưng ý nghĩa rất rộng; việc nhắc đến tuy gần, nhưng nghĩa thì
xa. Chí ông trong sạch nên hay nói đến cái hoa thơm. Nết ông cao cho nên
dù chết cũng không được dung nạp. ông thoát khỏi cái thế giới bùn lầy
như con ve bỏ lốt ở nơi dơ đục, để cất mình ra khỏi đám bụi trần chẳng
để cho đời làm dơ bẩn. Thật là ở bùn mà trong trắng chẳng lây đen. Suy
cái chí ấy thì ông có thể thi sáng với Mặt Trăng, Mặt Trời vậy!
Phải nói rằng, Ly Tao là một áng bi phẫn
thi đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật văn chương. Người đọc thơ ông mà
như đang đọc tự truyện. Nỗi đau khổ trong nội tâm của người trung nghĩa
với tình yêu nước thiết tha được bày tỏ rất tinh tế. Mượn cây mượn cỏ,
mượn cảnh mà tả tình. Nỗi đau tưởng chừng như không thể nào bộc bạch thì
người yêu thơ lại có thể cảm thụ được từng cơn cào xé tâm can. Bài thơ
được ví là những tiếng khóc thảm, than dài của một mảnh hồn trong sạch
và đau thương, gọi tới người thiên cổ.
Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang - Chu Hoàng Tuấn
KHỞI NGHĨA HOÀNG SÀO
Những cuộc khởi
nghĩa nông dân ở Trung Quốc hiếm có trên thế giới. Không chỉ về số
lượng, về quy mô cũng khó nước nào có thể so sánh được. Khởi nghĩa Hoàng
Sào là một cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm lật đổ triều Đường vào cuối
đời Đường từ năm 875 đến năm 884, Cuộc khởi nghĩa này đã đưa ra tư tưởng
công bằng, nó có ảnh hưởng lớn đến các cuộc khởi nghĩa về sau, mở ra
một giai đoạn mới trong các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc trước
đây.
Khởi binh
Cuối triều
Đường, nông dân không cam chịu sự áp bức bóc lột phong kiến đã liên
tiếp nổi dậy chống lại. Năm 762 có khởi nghĩa của Viên (?) lãnh đạo ở
hạ du sông Trường Giang; năm 859, khởi nghĩa ở Triết Tây do Câu Phủ
lãnh đạo; năm 868 cuộc khởi nghĩa ở Quế Lâm thuộc khu vực Từ Tứ do Bành
Huân lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra đã cổ vũ
phong trào đấu tranh của quần chúng, mở màn cho cao trào khởi nghĩa
nông dân cuối triều Đường.
Năm 873, Đường Y Tôn chết, Hy
Tôn lên ngôi, chính trị càng đen tối, tài chính hàng năm không thu được
300 vạn quan. Trong những năm này, vùng hạ du sông Hoàng Hà liên tiếp
gặp hạn hán, mùa hạ lúa mạch chỉ thu được một nửa, mùa thu chẳng thu
được hạt nào. Nông dân đành phải ăn rau dại, vỏ cây cầm hơi.
Trong hoàn cảnh ấy, lao
dịch, tô thuế của chính phủ không giảm, người nông dân không còn cách
nào để sống. Không còn con đường nào khác, nông dân tức giận cầm vũ khí
đứng dậy đấu tranh. Những cuộc khởi nghĩa nông dân cuối triều Đường bùng
nổ.
Năm 874, tại Trường Viên (nay
là đông bắc huyện Trường Viên, Hà Nam) Vương Tiên Chi tập hợp hơn 3.000
người khởi nghĩa, tự xưng là “Thiên bổ bình quân đại tướng quân kiêm
hải nội chư hào đô thống”, dán cáo thị, kêu gọi mọi người đứng dậy lật
đổ triều Đường. Mùa hạ năm thứ hai tại Oan Câu, Tào Châu (nay là bắc
huyện Tào Sơn Đông) Hoàng Sào lãnh đạo hàng nghìn quần chúng hưởng ứng.
Hoàng Sào là người Oan Câu, Tào
Châu Sơn Đông (nay là huyện Tào Sơn Đông), làm nghề bán muối, cũng
từng học hành, có tài cưỡi ngựa bắn cung. Ông đã từng tổ chức lực lượng
vũ trang của người làm muối, nhiều lần chống lại chính phủ Đường bắt
bớ, vơ vét của người làm muối. Sớm có mối thù hận với chế độ phong
kiến, ông đã có chí hướng muốn lật đổ triều Đường. Sau khi Hoàng Sào
khởi nghĩa, nông dân nghèo khổ các nơi nô nức tham gia, rất nhanh chóng,
cuộc khởi nghĩa phát triển lên tới mấy vạn người. Khi quân khởi nghĩa
của Vương Tiên Chi đánh Bộc Châu (nay là huyện Phạm, Hà Nam), Tào Châu
đã hợp quân với khởi nghĩa Hoàng Sào, thanh thế ngày càng lớn. Họ cùng
nhau chiến đấu ở Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Bắc, …
Sau khi bị quân khởi nghĩa giáng
cho những đòn mạnh mẽ tầng lớp thống trị triều Đường dùng quan cao
bổng hậu để dụ dỗ các lãnh tụ khởi nghĩa nhằm làm tan rã đội ngũ nông
dân. Trước chính sách dụ dỗ của kẻ địch, Vương Tiên Chi dao động, Hoàng
Sào cùng các chiến sĩ quân khởi nghĩa quyết tâm không lùi bước nên Vương
Tiên Chi chưa dám công khai đầu hàng. Lúc này, quân khởi nghĩa của
Hoàng Sào đã trở về Sơn Đông, Vương Tiên Chi ở lại Hồ Bắc. Trước khi
triều Đường đem quân đàn áp, Vương Tiên Chi cử người đến Lạc Dương đàm
phán điều kiện đầu hàng. Vì trên đường đến Lạc Dương, sứ giả bị quân
Đường giết nên cuộc đàm phán không thành, ngược lại, quân khởi nghĩa rơi
vào tình thế bị động. Tháng 2 năm 878, trong trận đánh ở Hoàng Mai, hơn
5 vạn quân khởi nghĩa bị chết, Vương Tiên Chi cũng bị quân Đường giết,
số còn lại đành phải phá vây đến Hào Châu theo Hoàng Sào.
Tiến đánh Trường An
Sau đó,
quân khởi nghĩa nhất trí cử Hoàng Sào làm thống sư, xưng hiệu là “Xung
thiên đại tướng quân”, xây dựng vương bá, bổ nhiệm quan chức, mũi nhọn
đấu tranh là nhằm vào chính quyền của giai cấp địa chủ tượng trưng bằng
chữ “thiên”. Từ tháng 2 năm 878 trở đi, quân khởi nghĩa của Hoàng Sào
hoạt động trong các khu vực nam bắc Hoài Hà, lợi dụng sơ hở của địch
vượt sông Trường Giang, đánh Hư Châu, Cát Châu, Nhiêu Châu, Tín Châu và
Phúc Châu. Quân khởi nghĩa nông dân đến đâu, đốt phủ huyện, giết quan
tham, giúp đỡ người nghèo, được sự ủng hộ của nông dân, đội ngũ quân
khởi nghĩa phát triển lên mấy mươi vạn người.
Tháng 10 năm 879, quân khởi
nghĩa nông dân đánh Quảng Châu, ở đây, họ tạm thời dừng lại để chấn
chỉnh đội ngũ, bổ sung lực lượng và vũ khí. Đây là lúc Hoàng Sào với
danh nghĩa “bách vạn đô thống” phát biểu tuyên ngôn chính trị bắc
phạt, cụ thể hoá chủ trương chính trị bằng việc chỉ rõ “cấm vơ vét tài
sản, ai vi phạm chết cả nhà”. Tiếp đó, ông đưa quân lên phía bắc, tiến
về Trường An để tiêu diệt triều Đường.
Tin tức đến triều đình, hoàng
đế hoảng sợ, vội đưa quân đánh chặn. Tể tướng Vương Đạc tự thân lên
ngựa, đảm nhận chức Tiết độ sứ Kinh Nam, chuẩn bị quân giữ Giang Lăng ở
phía nam, lại cử “Tướng môn hậu đại” Lý Hệ làm phó đô thống hành doanh
kiêm Quan sát sứ Hồ Nam, đem 5 vạn quân giữ Đàm Châu, lại điều Cao Biền
làm Tiết độ sứ Hoài Nam, đóng quân ở Dương Châu, phòng thủ vùng hiểm yếu
Trường Giang.
Quân khởi nghĩa nông dân anh
dũng tiến quân, không gì ngăn nổi. Tháng 11 năm đó, ở Quế Châu (nay là
Quế Lâm), sau khi đại quân đã tập hợp, men theo Tương Giang lên phía bắc
qua Vĩnh Châu, Hoành Châu, tiến thẳng đến Đàm Châu, tiêu diệt 5 vạn
quân Đường. Thừa thắng, quân khởi nghĩa lại qua Trường Giang vừa đi vừa
đánh tiến đến Ngạch Châu, An Huy, Triết Giang, … . Năm 880, quân khởi
nghĩa đột phá phòng tuyến Trường Giang, phòng tuyến Hoài Hà, tiến thẳng
về Lạc Dương.
Chính phủ triều Đường quyết
giữ Đồng Quan, giao cho tướng Tề Khắc Nhượng đem một vạn quân đánh chặn,
lại lấy thêm 2.800 quân “thần sách” cùng trấn giữ. Hoàng Sào đưa quân
đến chân thành Đồng Quan, đánh Đồng Quan từ cả hai mặt. Hơn 1.000 người
tự động đào hào ủng hộ quân khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa Hoàng Sào trong 6
ngày đánh Đồng Quan, mở được cánh cửa lớn, nhanh chóng tiến về Trường
An.
Ngày 8 tháng 1 năm 881, Đường Hy
Tông mang cả triều đình chạy về Thành Đô, Tứ Xuyên. Tối ngày hôm ấy,
nghĩa quân nông dân chiếm được Trường An. Ngày 16, ở Trường An, nông dân
khởi nghĩa xây dựng chính quyền mới, Hoàng Sào xưng làm hoàng đế, quốc
hiệu “Đại Tề”, niên hiệu Kim Thống. Các đại quan tam phẩm của triều
Đường đều bị bãi chức, quan từ tứ phẩm trở xuống được giữ lại. Sau khi
thành lập chính quyền cách mạng, Hoàng Sào không thừa thắng truy kích,
cũng không chú ý tiêu diệt cấm quân đang ở Quan Trung mà chỉ say sưa ăn
mừng chiến thắng, vì thế, cuộc rút chạy của Đường Hy Tông cùng triều
đình về Tứ Xuyên được an toàn, liền tập trung toàn bộ tàn quân, liên hợp
với các thế lực quân phiệt vũ trang các nơi, chống lại quân nông dân
khởi nghĩa. Trong cao trào khởi nghĩa, một số Tiết độ sứ đã đầu hàng
nghĩa quân nông dân, đến lúc này, họ cũng thừa thế khởi binh chống lại.
Quân nông dân chưa có căn cứ địa, rất nhanh chóng bị quân Đường bao vây.
Trong những điều kiện chiến đấu gian khổ, một lãnh đạo quân khởi nghĩa
là Chu Ân làm phản. Năm 883, tầng lớp thống trị triều Đường lại câu kết
với lực lượng vũ trang của tầng lớp quý tộc tộc Sa Đà và tộc Đảng Hạng
tiến công quân khởi nghĩa nông dân. Do lực lương yếu, không địch nổi số
quân đông hơn, quân nông dân phải rút về Trường An, định kiên trì giữ
đất Hà Nam. Tháng 6 năm 884, quân nông dân khởi nghĩa rút về Sơn Đông.
Trong trận quyết định ở núi Sài Hổ phía bắc Lai Vu, quân nông dân
thương vong rất nhiều, Hoàng Sào tự sát, khởi nghĩa nông dân thất bại.
Vó Ngựa Trên Đồi Cỏ Non - Quốc Đại
Bán kiên cung kiếm nhứt trạo giang sơn...
"Bán kiên cung kiếm nhứt trạo giang sơn..." nguyên do hai câu thơ:
Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng,
Nhứt trạo giang sơn tận địa duy.
Nghĩa:
Nửa vai cung kiếm tận trời cao,
Non sông khắp cõi xông pha một chèo.
Đây là hai câu thơ khí phách của Hoàng Sào, tướng giặc nổi danh đời nhà Đường.
Nguyên nhà Đường từ đời vua Đại Tông (763-765) đến Hy Tông (874-888) thì quốc thế càng suy vi. Phiên trấn hoành bạo ở ngoài, hoạn quan chuyên chính bên trong. Phiên trấn thì nắm quyền thưởng phạt sinh sát nhân dân trong tay; hoạn quan thì thiện tiện phế lập vua chúa.
Chính cuộc đã nguy như thế làm cho mối loạn trong dân gian ngày càng tăng gia nguy ngập. Những bần cố nông phải bỏ trốn lưu lạc. Một số có ít đất ruộng bị kiêm tính cũng bỏ quê quán mà thành lưu vong, hoặc tụ họp làm trộm cướp, hoặc làm điền hộ ở các trang viên.
Tài chính bị kiệt quệ, kho tàng nhà nước hư không, triều đình phải đánh thuế nặng. Vừa binh tai, lại xảy ra thủy tai và hạn tai luôn năm làm cho nhân dân càng lâm vào tình trạng cực kỳ khốn khổ.
Lúc bấy giờ ở Tào Châu, làng Xích Tướng có một người tên Hoàng Sào tự Cự Thiên, vốn con của một nhà bán muối. Sào rất thông minh, văn võ đều giỏi nhưng vẻ người rất xấu. Năm Càng Phủ thứ ba (876) đời vua Hy Tông, Hoàng Sào đi thi đỗ được Võ cử Trạng nguyên. Vua thấy hình dung "cổ quái" của Sào nên không dùng, đuổi Sào đi.
Hoàng Sào ra khỏi triều môn trở về, giữa đường ghé quán nghỉ, lòng đầy căm tức. Sào nghĩ thầm:
- Khi đăng bảng mở khoa thi thì nói chọn người văn chương và võ nghệ mà thôi, chớ không thấy nói chọn người mặt mày đẹp đẽ. Nếu ta dè hôn quân muốn lấy diện mạo chọn người thì ta có đi thi làm chi cho uổng công.
Tức khí quá, Hoàng Sào lấy bút mực viết một bài thơ trên vách quán rồi bỏ ra đi:
Lược thao như mỗ đáng phong hầu,
Mắt thịt hôn quân dễ biết đâu?
Nếu được đôi ba ngàn tử đệ,
Đoạt thâu thiên hạ bốn trăm châu.
Tào Châu Hoàng Sào tự Cự Thiên đề.
Quân tuần thành đến quán trông thấy bài thơ liền chép lại dâng lên vua. Nhà vua tức giận truyền họa đồ hình Hoàng Sào và ra lịnh tập nã. Sào hay tin, không dám đi đường lớn nữa mà phải lặn lội trong rừng núi để về quê.
Có truyện chép rằng: một hôm Hoàng Sào ghé vào chùa nghỉ, có tiên cho mượn gươm báu. Sào định thử gươm mới bảo các sãi trong chùa tìm nơi ẩn trốn kẻo bị gươm báu chém nhằm.
Đến giờ ngọ, Hoàng Sào ra đứng giữa trời, nhìn ngay mặt trời khấn rằng:
- Tôi là Hoàng Sào tự Cự Thiên, nghĩ vì đời vua này vô đạo, chẳng kể hiền tài, cứ nghe lời gian nịnh cho nên đạo tặc phong khởi, hào kiệt ly tâm, thiên hạ nhiễu nhương, trăm họ khổ thống. Vậy tôi muốn ra sức trừ loài gian nịnh, cứu nạn cho sinh linh, đoạt lấy xã tắc, sửa trị ngôi trời. Nay tôi muốn thử sức gươm linh xin hoàng thiên giúp sức nếu vạn sự kết quả như lòng tôi muốn thì xui tôi chém một gươm cho tốt.
Đoạn, cầm gươm ra khỏi cổng chùa, nhìn chung quanh không thấy ai cả. Thấy một cây đại thọ ở bên đường, Sào liền đưa gươm lên chém phạt ngang một gươm. Cây đại thọ đứt hai đổ xuống, nhưng có làn máu đỏ vọt ra. Sào cực kỳ ngạc nhiên nhìn kỹ lại là ông sãi cả ở chùa. Thì ra vì ông sãi cả nghe lời Hoàng Sào bảo mọi người trong chùa phải tìm chỗ ẩn trốn khi Sào thử gươm linh, nhưng ông không biết chỗ nào trốn cho kín. Ông lấy làm lo sợ quá, nhìn thấy một cây đại thọ có cái bộng to nên chun vào đó, ý định toàn thân... không ngờ lại không toàn!
Hoàng Sào đau lòng than thở, đoạn quảy gói mang gươm lên đường, thẳng lên Thái Hành Sơn chiêu binh mãi mã.
Non một năm, Sào chiêu mộ được trăm muôn binh thêm một số tướng tá văn võ kiêm toàn: Châu Ôn, Thượng Nhượng, Liễu Ngạn Chương, Liễu Ngạn Tùy, Các Tùng Châu, Đặng Thiên Vương, Mạnh Tuyết Hải. Hoàng Sào đặt Thượng Nhượng làm quân sư và các tướng toàn Tổng binh. Thế lực rất mạnh.
Hoàng Sào tự hiệu là Xung thiên đại tướng quân, đem hơn 10 vạn quân đoạt được nhiều châu khác và vượt qua sông Dương Tử, xuống cướp miền Giang Nam, ra phía đông đến Chiết Giang, lại đánh Phúc Châu, Kiến Ninh, rồi thẳng đường xuống đoạt Quảng Châu. Ở đây, Hoàng Sào giết hại rất nhiều nhân dân trong thành thị, cùng 20 vạn người ngoại quốc buôn bán, gồm những giáo đồ Hồi Hồi, Cơ Đốc, Bái Hỏa và người Do Thái, người Hy Lạp.
Sau vì miền nam có bịnh dịch, Hoàng Sào kéo quân lên bắc. Năm 880, vây hãm Đông Đô rồi chiếm lấy Trường An, cướp phá và giết chóc những người quý tộc, quan lại và phú hào, số không kể xiết. Vua Hy Tông bấy giờ phải bỏ hoàng thành chạy vào đất Thục. Hoàng Sào tự xưng là Đại Tề hoàng đế. Thật là thỏa chí bình sinh.
Hoàng Sào trước muốn cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm than tang tóc, nhưng đến khi thực hành thì lại chẳng cứu muôn dân mà còn gây thảm họa chết chóc cho nhân dân nhiều thêm nữa. Tướng Châu Ôn là bộ hạ của Hoàng Sào lại đầu hàng quan triều. Trong số hơn 50 vạn quân của Sào, một số chán ghét Sào bỏ chạy theo Châu Ôn. Còn vua Hy Tông sau khi trốn chạy vào Tứ Xuyên, nhờ người Tây Đột Quyết là Lý Khắc Dụng đem quân cứu viện. Triều Đường được trung hưng.
Năm 884, Hoàng Sào bị Lý Khắc Dụng đánh bại rồi bị tên bộ hạ ám hại tại Biện Châu. Có sách chép là Hoàng Sào đánh trận bị thương nặng trở về tư dinh, đâm cổ tự tử.
Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả khí phách của Từ Hải có câu:
Giang hồ quen thú vẫy vùng,
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo.
Hai câu này thoát ý câu thơ của Hoàng Sào như trên:
Bán kiên cung kiếm bằng thiên túng,
Nhứt trạo giang sơn tận địa duy.
Cũng trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh", đoạn Thúy Kiều khuyên Từ Hải hàng triều đình, có câu:
Ngẫm từ khởi việc binh đao,
Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu,
Làm chi để tiếng về sau?
Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào?
"Hoàng Sào" là do điển tích trên.
Kiều đem Hoàng Sào ra để thuyết Từ Hải biết là Từ có tài giỏi dũng lược như Hoàng Sào chăng nữa, thì cũng chỉ lưu lại đời sau cái tiếng làm giặc mà thôi.
Nhưng ở đời từ xưa đến nay, được làm vua thua làm giặc là một lẽ thường.
Nhận xét
Đăng nhận xét