CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 325

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
ĐIỆP VIÊN Hai Mang Của FBI Đã Qua Mặt Mạng Lưới Gián Điệp Của ĐỨC QUỐC XÃ Như Thế Nào?



CIA và đội quân kỵ mã chống Taliban

Phan Bình |


CIA và đội quân kỵ mã chống Taliban

Trước chuỗi vụ tấn công 11-9, khi đó đại úy Mark Nutsch không nghĩ rằng sẽ có ngày mình cưỡi ngựa - một kỹ năng mà ông đã học khi lớn lên ở nông trại gia súc ở tiểu bang Kansas – trong chiến đấu.

Đột kích căn cứ của Taliban, ít nhất 35 người chết Taliban mở cửa cho hoạt động nhân đạo ở vùng kiểm soát Taliban “không giữ lời hứa” hay Mỹ quá vội vàng?
Nhưng vào những tuần sau ngày 19 tháng 10 năm 2001, Nutsch và một toán 11 người khác của lực lượng Mũ Nồi Xanh cùng với Đội biệt kích hoạt động Alpha 595 (viết tắt ODA 595) thuộc Đội các lực lượng đặc nhiệm số 5 (SFG5) đã được cấy vào hoạt động trên đất nước Afghanistan để giải phóng đất nước này từ tay lực lượng Taliban mà không cần đụng đến xe tăng hay xe tải mà chỉ đơn thuần là dùng ngựa.
Hãng tin Thời báo Quân sự dẫn lời ngạc nhiên của đại úy Mark Nutsch cho biết:
“Chúng tôi hoài nghi rằng ngựa sẽ được sử dụng cho cuộc chiến cho đến 48 giờ trước khi xuất kích, chúng tôi mới hay rằng: phải chuẩn bị động vật bản địa để vận chuyển. Đâu có ai trang bị yên ngựa để cưỡi, chúng tôi cố hình dung cách sẽ khuất phục ngựa bằng yên ngựa của người bản xứ và nhảy lên cưỡi chúng”.
CIA và đội quân kỵ mã chống Taliban - Ảnh 1.
Đại úy Mark Nutsch, chỉ huy của Đội biệt kích hoạt động Alpha 595 (ODA 595). Ảnh nguồn: History News Network.
ODA 595 là một trong số vài nhóm của SFG5 được biệt phái tới Afghanistan nhằm mục tiêu hất cẳng Taliban chỉ vài tuần sau khi xảy ra vụ 11-9, đây là một phần của một sứ mạng độc đáo gọi là “Biệt đội dao găm” (Task Force Dagger). Taliban đã cung cấp một nơi trú ẩn an toàn cho lãnh tụ Al-Qaeda là Osama bin Laden ở Afghanistan.
Mặc dù Mark Nutsch nói rằng nhóm ông không nghĩ rằng mình sẽ được trở về, nhưng ODA 595 nổi tiếng là một đội thiện chiến. 5 trong số 12 cựu binh đã từng chiến đấu ở Somalia, Bosnia hay Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ I, ông Nutsch phát biểu:
“Chúng tôi là những người lính dày dạn trận mạc. Tuổi trung bình của tụi tôi khi đó là 32, chúng tôi đều có ít nhất 8 năm trong quân ngũ tại thời điểm nhận nhiệm vụ, và chúng tôi là một nhóm có kinh nghiệm thực chiến tốt”.
Cùng với các đối tác của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các lãnh đạo bài Taliban,ODA 595 và vài nhóm Mũ Nồi Xanh khác đã giúp giành được độc lập cho Afghanistan từ quân Taliban chỉ vài tháng sau khi Tòa tháp đôi và Lầu Năm Góc bị tấn công.
ODA 595
Mark Nutsch (từng là một thành viên của SFG5 bởi vì ông muốn làm việc với các nhóm nhỏ) đã nắm vai trò chỉ huy ODA 595 suốt 2 năm trước khi xảy ra vụ 11-9, bản thân ông cũng được triển khai tới Trung Đông nhiều lần. Mặc dù Nutsch rời đơn vị và bắt đầu một nhiệm vụ mới vào ngày 10 tháng 9 năm 2001, nhưng đó là khoảng thời gian ngắn.
ODA 595 rất cần Nutsch, và sau đó ông đã được tái bổ nhiệm là chỉ huy của đội. Nhiều ngày sau Nutsch đã thông thuộc ODA 595 và lên kế hoạch triển khai đội hình tác chiến. Chỉ huy Nutsch giải thích:
“Nhóm tôi được báo rằng sẽ là nhóm lực lượng đặc nhiệm đầu tiên làm việc theo SFG5 tham gia vào một nhiệm vụ mà chúng tôi không biết trước. Song mặc chúng tôi bỡ ngỡ, cấp trên vẫn bắt chúng tôi phục tùng mệnh lệnh”.
Để chuẩn bị cho Biệt đội dao găm, các thành viên ODA 595 phải xem qua hàng loạt tấm bản đồ địa lý quốc gia cùng bản đồ du lịch để nghiên cứu về các đặc điểm từng khu vực. Cụ thể là, Mark Nutsch nói rằng đội của ông phải xác định các lãnh tụ chống Taliban ở Tajiks, Uzbeks, và Hazaras, những người này đã gầy dựng nên cái gọi là Liên minh phương Bắc.
Các đối tác Mũ Nồi Xanh và CIA đã hợp nhất những nhóm nhỏ này để thành lập nên một lực lượng dân quân với gần 5.000 người.
ODA 595 đầu tiên hướng đến Uzbekistan vào ngày 5 tháng 10 năm 2001, trước khi vượt biên giới đến Afghanistan vào ngày 19 tháng 10 năm 2001 bằng trực thăng MH-47 Chinook và kết nối với Tướng Abdul Rashid Dostum và lực lượng dân quân Uzbek của ông.
Dostum là một cựu tướng lĩnh cộng sản và người này đã thay đổi lòng trung thành của mình từ những cuộc chiến ở Afghanistan từ trước đó.
Trung tướng John F. Mulholland từ Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt Hoa Kỳ trả lời với hãng tin AP rằng: “Tôi chả biết gì về những gã này (ý nói ODA 595). Họ đều vấy máu trên tay. Có nhiều thứ khó hiểu”.
Lúc vào địa giới Afghanistan, ODA 595 phải học rất nhiều thứ để nhập gia, gồm cách cưỡi ngựa ra sao để giống với bộ điệu của người bản xứ. Mark Nutsch nhớ lại:
“Chúng tôi phải cố hình dung cách làm thế nào để vác súng trường? Đeo đồ trên người ra sao? Ngựa cần thồ hàng gì? Bỏ lại cái gì? Có nên tin người cùng đồng hành không? Xử lý ra sao khi rơi trúng ổ phục kích? Có rất nhiều thứ phải làm với loài động vật bán hoang dã khi chế ngự và cưỡi nó suôn sẻ”.
CIA và đội quân kỵ mã chống Taliban - Ảnh 2.
Những người lính năm xưa của ODA 595 thăm bức tượng kỵ mã ở Ground Zero, New York. Ảnh nguồn: Army.
Định mệnh đã an bài cho Nutsch khi ông lớn lên ở nông trang gia súc và thực sự biết cách vỗ về những con ngựa. Nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Có thành viên trong đội từng cưỡi ngựa đi học trung học. Và 10 thành viên khác lại xem đó là một thứ trải nghiệm đầu tiên.
Cả đội nhất là những người chưa quen đi ngựa đã trải qua những giờ phút khó khăn để giữ thăng bằng trên yên ngựa khi họ hoạt động trong lãnh thổ Afghanistan. Thêm nữa, yên ngựa và dây cưỡi lại được thiết kế không phù hợp với người Mỹ, khi những người lính Mỹ có vóc dáng đô con hơn người bản xứ Afghanistan.
Sau những lần bầm dập trong suốt quá trình huấn luyện cưỡi ngựa, cuối cùng Nutsch cùng các đồng đội phải thừa nhận rằng đi ngựa linh hoạt hơn rất nhiều so với lái xe:
Họ có thể cưỡi ngựa bất kỳ giờ nào trong ngày, cả ban ngày lẫn ban đêm trên mọi dạng địa hình. Trong khi đó lực lượng Taliban và Al-Qaeda lại tỏ ra khá lúng túng khi điều khiển các cỗ xe tăng có từ khi Liên Xô còn hoạt động ở Afghanistan hồi thập niên 1980.
Mark Nutsch kể: “Cưỡi ngựa giúp chúng tôi đi quanh Taliban, đằng sau họ, có thể cắt đuôi họ hoặc làm xáo trộn đội hình đối phương. Các nhóm đặc nhiệm nhỏ cùng làm việc theo từng đội 3 người cùng với các đồng minh Afghanistan, và có thể giám sát địch (Taliban) từ các điểm khác nhau”.
Nutsch cho hay rằng dù có những lần chạm trán, nhưng không ai trong đội ODA 595 bị thương nặng. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2001, ODA 595 và các đồng minh dân quân đã giải phóng thành phố Mazar-e-Sharif từ tay Taliban, chiến công to lớn này đã dọn đường cho thành công tương lai. Vài tuần sau đó, Taliban đầu hàng tại các vùng khác ở Afghanistan.
Kể về các đồng minh Afghanistan với vẻ tự hào, Nutsch cho biết: “Sự hiện diện của người Mỹ ở Afghanistan đã mang lại cho họ niềm hy vọng và khuyến khích họ rằng sẽ có một tương lai tốt hơn. Và tôi tự hào để nói rằng 18 năm sau, các nhóm tác chiến vẫn còn đoàn kết và cố gắng là một phần của giải pháp chính trị”.
Tình đồng đội gắn bó
Tình huynh đệ giữa Mark Nutsch và những người đồng đội khác mà ông phục vụ vẫn tiếp tục gắn bó ngay cả sau khi nhiệm vụ kết thúc.
Quả vậy, Mark Nutsch cùng vài thành viên ODA 595 khác cũng như các đối tác Mũ Nồi Xanh đã cùng hội tụ cách đây 5 năm để chung tay xây dựng một doanh nghiệp chung gọi là Nhà máy rượu tự do Mỹ. Sản phẩm chính của nhà máy này là gì?
CIA và đội quân kỵ mã chống Taliban - Ảnh 3.
Những người lính của ODA 595 trong một lần xuất kích. Ảnh nguồn: Army Times.
Rượu Bourbon Kỵ Mã. Những chai rượu có hình ảnh một người lính cưỡi ngựa được gắn trên một khuôn thép lấy từ hiện trường Trung tâm thương mại thế giới (WTC) nhằm tưởng niệm cho những người đã mất mạng vì vụ 11-9. Dù chả ai có kinh nghiệm kinh doanh, nhưng họ đã lấy kinh nghiệm từ chiến trường và áp dụng nó vào thực tiễn.
Nutsch nở nụ cười: “Lính cầm súng quen rồi, bây giờ cầm bút thấy sao đó, nhưng chúng tôi cũng ráng mày mò, học hỏi, tự làm xem sao”.
Nhà máy rượu tự do Mỹ có 7 chi nhánh ở các tiểu bang Florida, Indiana, Texas, Nevada, California, Virginia và New York. Theo Mark Nutsch, việc mở doanh nghiệp là cách mà những người lính như ông sống lại giấc mơ ngày nào, làm kinh tế vào thời bình.
Nutsch và một trong những đồng đội cũ ở ODA 595 là chuẩn úy Bob Pennington (đã nghỉ hưu) cũng bắt tay vào xuất bản những cuốn sách do hai ông tự viết, với nội dung chính là tập trung vào các chiến dịch trải dài nhiều tháng của sứ mạng năm 2001.
Mark Nutsch nhắc lại sứ mạng năm 2001 bằng giọng tự hào: “Quý vị có thể viết cả núi sách từ những đồng đội tôi ở ODA 595”.
Tưởng nhớ sứ mạng
Ở thành phố New York City, một nơi nằm gần địa danh Ground Zero, có dựng một bức tượng về những người lính của Đội các lực lượng đặc nhiệm trên lưng ngựa, tượng tạo ra để tôn vinh đội ODA 595 ở chiến trường Afghanistan vào những tuần sau vụ tấn công 11-9.
Ngoài ra, Mark Nutsch và câu chuyện về ODA 595 cũng là chủ đề của một cuốn sách mang tên “Các kỵ mã: Câu chuyện phi thường về đội kỵ mã Mỹ làm nên chiến công ở Afghanistan” đã được xuất bảo vào năm 2010, cuốn sách này đã truyền nguồn cảm hứng cho nhà sản xuất phim và truyền hình Mỹ là ông Jerry Bruckheimer quay bộ phim mang tiêu đề “12 Kỵ mã” và công chiếu nó vào năm 2018.
Trong bộ phim này thì ngôi sao Chris Hemsworth đã đóng vai thủ lĩnh Mitch Nelson, một nhân vật tượng trưng cho Mark Nutsch. Nói về bộ phim “12 Kỵ mã”, ông Mark Nutsch nhận xét: “Nó rất hay, rất chính xác. Nam diễn viên Chris Hemsworth đóng y chang tôi trong chiến trường, mấy đứa con gái tôi khi coi phim thảy đều thán phục cha của chúng”.
Mark Nutsch nói rằng bộ phim “12 Kỵ mã” là một niềm vinh dự cho ông và các đồng đội bởi vì điện ảnh thường chỉ làm về đề tài lính Mũ Nồi Xanh.
Nutsch nhận xét: “Họ là những diễn viên rất cừ khi đã đặc tả chân dung chúng tôi, cũng như cách chúng tôi chiến đấu trên sa trường. Chúng tôi rất tự hào về điều đó.
Song không may là, các nhà làm phim ở Hollywood đã không mời những con người bằng xương bằng thịt như chúng tôi tham gia vào bộ phim mặc dù chúng tôi là một phần thuộc về nó. Chúng tôi hy vọng rằng bộ phim sẽ làm lộ sáng một sứ mạng lịch sử và sẽ phát lộ thêm một số sứ mạng khác đã từng xảy ra vào thời kỳ đó”.
Chưa hết, Mark Nutsch và các đồng đội ở ODA 595 cũng được lấy cảm hứng để cho ra đời bộ phim tài liệu công chiếu trên kênh CNN vào năm 2017 mang tiêu đề “Quân đoàn các huynh đệ”, 2 vợ chồng nhà báo Peter Bergen và nhà làm phim tài liệu Tresha Mabile, đồng sản xuất nên bộ phim đó.
Cho đến khi bộ phim tài liệu “12 Kỵ mã” được công chiếu, cựu đại úy Mark Nutsch nói rằng cả gia đình ông và những người khác không mảy may hay biết rằng ODA 595 có liên quan đến Biệt đội dao găm.
Mark Nutsch kết luận: “Những bộ phim này đã làm kích hoạt những cuộc tranh luận sâu sắc hơn với các thành viên gia đình khi họ hiểu hơn với những gì mà ODA 595 đã hành động ở Afghanistan.
Sứ mạng đó hết sức cam go. Nhưng cá nhân tôi cho rằng ý chí của một đội tác chiến nhỏ cũng có thể tạo ra sức mạnh tổng lực để có thể xử lý những tình huống khó tin, thách thức và phức tạp”.
theo An Ninh Thế giới

Hé lộ cách tình báo Liên Xô qua mặt phản gián Pháp

Theo những người làm việc lâu năm trong KGB, do khinh suất những quy tắc đảm bảo an ninh tối thiểu mà một sĩ quan hoạt động tại Pháp đã “biếu không” điệp viên cho Cơ quan Phản gián Pháp.

Trước khi ra nước ngoài công tác, sĩ quan tình báo Liên Xô (KGB) phải nghiên cứu, huấn luyện các bài tập “cắt đuôi”. Theo quy định, trước khi bỏ hoặc lấy “hàng” ra khỏi hộp thư mật, hay trước khi đi gặp điệp viên, điệp viên phải kiểm tra xem mình có bị theo dõi không. Anh ta phải rời nơi làm việc khoảng 4 giờ trước cuộc gặp, bằng xe riêng, đến một ga tàu điện ngầm gửi xe, xuống tàu đi 2 –3 bến, rời tàu lên mặt đất đi tiếp bằng taxi.
Khoảng 2 –3 lần như vậy, trong thời gian đó, anh ta phải chăm chú quan sát mọi diễn biến xung quanh xem có điều gì bất thường. Tới gần điểm gặp, anh ta được đồng nghiệp – cũng thực hiện các biện pháp an ninh như vậy - yểm trợ và phát hiện kịp thời những khả nghi. Nếu an toàn, cuộc gặp có thể diễn ra, còn không thì phải huỷ bỏ. Sau khi trở về, điểm gặp mới được ấn định với thời gian gặp sớm hơn thời gian quy định của lần trước.
Để theo dõi tình báo quốc tế, phản gián Pháp thường áp dụng biện pháp được gọi là “kỹ thuật lưới”. Theo đó, các nhân viên phản gián liên lạc với nhau qua điện thoại vô tuyến, được bố trí tại những điểm “yết hầu” của thành phố như các cây cầu, các con đường lớn, các giao lộ… để có thể từ khoảng cách xa theo dõi đường đi của các “con mồi”.
Hé lộ cách tình báo Liên Xô qua mặt phản gián Pháp
Lực lượng đặc biệt thuộc cơ quan phản gián Pháp. Ảnh: Reuters
Nếu trong khoảng thời gian dài “con mồi” không xuất hiện ở nơi cần xuất hiện, tức là anh ta đã dừng lại ở đâu đó, hoàn toàn có thể để gặp điệp viên. Không mấy khó khăn để phản gián xác định được khu vực cụ thể. Việc tiếp theo là huy động nhân viên đến đó và xem xét để tìm ra điểm hẹn, cũng như nhận dạng điệp viên người bản xứ.
“Kỹ thuật lưới” khá hiểm, song không phải lúc nào cũng thành công. Đơn giản, nhân viên phản gián có thể tới chỗ gặp quá muộn và không nhận ra được “con mồi” trong số hàng trăm người đang qua lại. KGB cũng có biện pháp riêng để ngăn cản sự theo dõi này. Mỗi tổ KGB hoạt động ở nước ngoài đều có bộ phận (thường gọi là KR) đảm bảo an ninh cho sĩ quan làm nhiệm vụ.
Khi một ai đó đi gặp điệp viên, các nhân viên KR đều tiến hành nghe trộm tần số vô tuyến của phản gián nước sở tại. Nếu số lượng sóng tăng lên một cách bất thường, sĩ quan đi làm nhiệm vụ sẽ được thông báo hoặc gọi về. KR cũng có thể tung ra một số sĩ quan làm “nhiễu” phản gián, như dụ nhân viên phản gián theo mình tới nơi không có cuộc gặp.
Thế nhưng, sĩ quan KGB Victor Sokolov đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Anh ta xem thường mọi biện pháp an ninh và đi thẳng tới chỗ gặp. Vào ngày đó, “lưới” của phản gián Pháp phát hiện được xe của Sokolov rời sứ quán và lao thẳng về một đại lộ. Anh ta cua một vòng quanh khu nhà cuối đại lộ rồi tiến thẳng đến chỗ đại lộ cắt ngang một con phố nhỏ.
Điệp viên của Sokolov đã chờ ở đó. Hai người kéo nhau vào quán cà phê, chuyện trò khoảng 30 phút, trao đổi tài liệu và chia tay. Điệp viên lên xe của mình và nhanh chóng biến mất, song phản gián đã kịp chụp được ảnh anh ta và biển số xe. Điệp viên bị lộ là một bác sĩ, thường ra nước ngoài công tác. Cùng với những chi tiết thu thập được trước đó, phản gián khẳng định viên bác sĩ đang làm việc cho KGB. Tuy nhiên, họ chưa bắt giữ ngay.
Kiên nhẫn là một trong những phẩm chất của những người làm công tác tình báo, phản gián. Chỉ sau một thời gian, hai vợ chồng viên bác sĩ lại từ nước ngoài về Paris “nghỉ phép”. Anh ta dừng chân ở đúng khách sạn trước đây đã nghỉ. Lần này, phản gián đặt phòng trọ ngay cạnh để tiện theo dõi anh ta. Họ không phải chờ lâu. Buổi chiều, viên bác sĩ nói với vợ rằng cần đi gặp người bạn và sẽ quay về trước bữa cơm chiều.
Chính lúc này các sĩ quan KGB đã phạm sai lầm thứ hai, người đi gặp điệp viên lần này là Thiếu tá Nhescherov đã tỏ ra cẩn thận hơn. Nhescherov đi đến điểm hẹn cùng Đại uý Sljutrenko làm người bảo vệ, nhưng cuộc gặp vẫn diễn ra ở quán cà phê lần trước. Hai người đi quanh co nhiều vòng trước khi quyết định bước vào quán.
Các nhân viên phản gián Pháp đã phải chờ đến 20 phút, khi sau một hồi trò chuyện, viên bác sĩ bắt đầu chuyển cho Nhescherov chiếc phong bì cầm sẵn trong tay, lúc đó họ mới can thiệp và tiến hành bắt quả tang. Người bạn đồng hành của Nhescherov đứng cách chỗ gặp khoảng 100m, chỉ có thể quan sát mọi việc diễn ra mà thôi.
Nhescherov và Sljuchenko sử dụng quyền ngoại giao để tránh bị Pháp truy cứu, song hai người bị gọi về Moscow. Thiếu tá Sokolov, lúc bấy giờ đang nghỉ phép, cũng được phía Pháp lưu ý Moscow rằng họ không muốn nhìn thấy anh ta quay lại Pháp. Còn viên bác sĩ Pháp buộc phải thừa nhân tội danh “làm gián điệp”. Những lời khai của ông này đã gây tổn hại đáng kể cho lưới điệp báo KGB ở Pháp cũng như hoạt động tình báo của Liên Xô nói chung.
Nguyên Phong

Cựu trùm tình báo Venezuela bất ngờ ‘bốc hơi’

Hugo Carvajal, cựu giám đốc tình báo quân đội Venezuela đã biến mất sau khi tòa án Tây Ban Nha cho phép dẫn độ ông này sang Mỹ.

Theo Nytimespost dẫn lời một quan chức Tây Ban Nha, cảnh sát đến nhà Carvajal ở Madrid để bắt ông nhưng ông đã biến mất. Cảnh sát hiện đang truy lùng cựu lãnh đạo tình báo Venezuela. Luật sư của ông này cũng không thể liên lạc được với thân chủ.
Cựu trùm tình báo Venezuela bất ngờ ‘bốc hơi’
Cựu trùm tình báo Venezuela
Carvajal từng là Giám đốc tình báo quân đội Venezuela dưới thời ông Hugo Chavez. Ông Carvajal đã bị chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro tước quân hàm sau khi công khai ủng hộ thủ lĩnh đối lập Juan Guaido. Ông này đã chạy sang Tây Ban Nha.
Hồi tháng 4, Carvajal đã bị cảnh sát Tây Ban Nha bắt giữ tại thành phố Marid, theo lệnh truy nã của Mỹ, sau khi Washingtion cáo buộc ông này từng tham gia vào hoạt động vận chuyển 5,6 tấn cô-ca-in từ Venezuela sang các quốc gia láng giềng.
Tòa thượng thẩm Tây Ban Nha hồi tháng 9 ra lệnh phóng thích ông Carvajal và từ chối yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Đầu tháng này, tòa án đảo ngược quyết định và cho phép dẫn độ cựu trùm tình báo Venezuela sang Mỹ.
Dương Lâm

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH