Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 324

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phạm Ngọc Thảo huyền thoại tình báo Việt Nam

Tình báo Anh kêu gọi đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc sau dịch Covid-19

0 Thanh Niên Online
Các cơ quan tình báo của Anh cảnh báo Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt để bảo vệ mô hình chính trị, kinh tế sau khi đại dịch Covid-19 qua đi.
Tòa nhà trụ sở của cơ quan tình báo MI6 tại London
Reuters
Cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 và cơ quan tình báo nước ngoài MI6 kêu gọi chính phủ đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, đồng thời cân nhắc các biện pháp hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với các ngành công nghệ cao và giáo dục của Anh, theo tờ The Guardian ngày 12.4.
The Guardian dẫn nguồn thạo tin từ quốc hội tiết lộ MI5 và MI6 khuyến cáo chính phủ cân nhắc hạn chế việc Trung Quốc thâu tóm các công ty công nghệ cao của Anh, giảm đầu vào cho sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Anh...
Hai cơ quan tình báo cảnh báo Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt hơn nhằm bảo vệ mô hình chính trị sau khi đại dịch Covid-19 qua đi.





Tình báo Anh kêu gọi đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc sau dịch Covid-19 - ảnh 1
Những lo ngại của Anh về Trung Quốc được cho là bị gác lại giữa đại dịch Covid-19 và vì mối quan hệ thương mại
AFP
Các cơ quan cho rằng Anh cần đảm bảo đa dạng hóa nguồn cung ứng hệ thống mạng 6G và 7G trong tương lai. Tuy nhiên, các cơ quan tin rằng quyết định cho phép tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G tại Anh là chuẩn xác.
Theo The Guardian, các cơ quan tình báo Anh đã kêu gọi tập trung nhiều hơn vào hành động của Trung Quốc trong vài tháng qua. Tân tổng giám đốc MI5 Ken McCallum sau khi được bổ nhiệm vào cuối tháng 3 cũng đưa ra cam kết tương tự.
Bộ trưởng phụ trách nội các Michael Gove cuối tháng 3 cáo buộc Trung Quốc cố tình giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 vào thời điểm đầu khi dịch mới bùng phát và báo cáo không rõ ràng về quy mô, bản chất và độ lây nhiễm của dịch.
Chuyên gia Charles Parton thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc phòng hoàng gia (RUSI), nhà ngoại giao từng có 22 năm kinh nghiệm về vấn đề Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, nói rằng việc cân nhắc lại mối quan hệ với Trung Quốc là điều cần làm từ rất lâu vì Trung Quốc coi họ là đối thủ lâu dài của phương Tây.
Bình thường như... trụ sở cơ quan tình báo Anh
Cuối tuần qua, 15 nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền gửi thư cho Thủ tướng Boris Johnson, yêu cầu đánh giá lại mối quan hệ toàn diện với Trung Quốc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. “Chúng ta đã thất bại trong việc đưa ra quan điểm chiến lược về nhu cầu an ninh, kinh tế và kỹ thuật về lâu dài của Anh”, các nghị sĩ viết.
Tuy nhiên, những lo ngại về Trung Quốc trong chính quyền Anh đã bị làm giảm đi vì lợi ích thương mại. Bộ trưởng Gove hồi đầu tháng 4 buộc phải mềm hóa chỉ trích Trung Quốc sau khi Anh nhận được lô máy thở để điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa thời điểm thiết bị này trở nên khan hiếm.




Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA

Văn Chương |




Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA

Năm 1955, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), không lực Mỹ và nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã chọn một nơi siêu hẻo lánh trong lòng hoang mạc Mojave (phía Nam tiểu bang Nevada, cách thành phố Las Vegas độ 80 dặm về hướng Tây Bắc) để nuôi tham vọng thử nghiệm và phát triển ra các loại chiến cơ tiến bộ nhất, mới mẻ nhất thế giới tại thời điểm đó.

Suốt hàng thập niên, Khu vực thử nghiệm và đào tạo không quân Nevada (NTTR) còn được biết đến dưới tên gọi nổi tiếng: Khu vực 51, chưa từng xuất hiện trên bất kỳ tấm bản đồ công cộng nào, cũng như chính phủ Mỹ thậm chí còn không thừa nhận về sự tồn tại của nó.
Ngày hôm nay, nhờ một lượng lớn các tài liệu của CIA được giải mật đã hé lộ một số loại máy bay có hình thù khác thường được phát triển và thử nghiệm ở Khu vực 51: từ máy bay gián điệp U-2 của thời Chiến tranh Lạnh, cho đến những loại máy bay lấy cảm hứng phim viễn tưởng Star Trek - từ thập niên 1990.
U-2 Dragon Lady
Hồi đầu thập niên 1950, tức ngay lúc cao trào của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, CIA đã bắt đầu một nỗ lực tuyệt mật nhằm phát triển ra một loại máy bay trinh sát mà có thể bay tới độ cao 21.336m, đủ để tránh bị phát hiện bởi hệ thống radar của Liên Xô.
Kết quả đã ra đời máy bay U-2 Dragon Lady dưới mã danh Dự án Aquatone, nó là loại máy bay 1 động cơ với đôi cánh giống như tàu lượn, được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, là nhà sáng lập ra phòng Các dự án phát triển tiên tiến của Hãng Lockheed Martin (còn có tên khác là Skunk Works).
Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA - Ảnh 1.
U-2 Dragon Lady.
Hãng Lockheed đã chế tạo ra máy bay tại tổng hành dinh Skunk Works ở Burbank (California) chỉ trong vòng 8 tháng, rồi đem nó tới thử nghiệm ở Khu vực 51 mà ông Johnson đặt biệt danh là “Nông trang thiên đường”.
Trước khi U-2 sẵn sàng bay, các kỹ sư của hãng Lockheed đã phát hiện ra rằng nhiên liệu sẽ không thể bay hơi tại độ cao mà máy bay được thiết kế đó. Để xử lý lỗi kỹ thuật này, hãng dầu khí Shell đã tung ra loại nhiên liệu đặc biệt có độ bay hơi thấp bằng cách sử dụng các phụ phẩm dầu mỏ (vốn được dùng thường xuyên trong máy bay và thuốc xịt côn trùng).
Thêm nữa còn phải kể đến bộ đồ điều áp nhằm giúp cho các phi công lái U-2 sống sót ở cao độ nói trên, và sau đó nó đã tích hợp vào các chương trình không gian có người lái.
Theo một báo cáo mới được phân loại của CIA thì chiếc U-2 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trên hồ Groom vào ngày 1 tháng 8 năm 1955 và không đầy 1 năm sau đó nó đã bay vào lãnh thổ Liên Xô, chính thức trở thành “nguồn cung cấp tình báo quan trọng của Mỹ trên không phận Liên Xô”.
Tuy vậy có một cái giá phải trả: năm 1956, 3 phi công CIA đã tử nạn trong một số chuyến bay thử nghiệm U-2 bao gồm 2 vụ tại Khu vực 51 và 1 vụ ở căn cứ Không quân Mỹ ở Đức. Tháng 5 năm 1960, Liên Xô bắn hạ máy bay U-2 trên không phận thành phố Sverdlovsk (thuộc Nga) và bắt giữ viên phi công Francis Gary Powers, buộc Mỹ phải thừa nhận hoạt động gián điệp.
Trong khi Tổng thống Mỹ Eisenhower ngừng mọi chuyến bay U-2 trên không phận Liên Xô, nhưng chúng đã được tinh chỉnh để nhỏ hơn, bay nhanh hơn và khả năng tàng hình cao hơn.
A-12 Oxcart và SR-71 Blackbird
Ra mắt vào năm 1957, Dự án Oxcart là khởi nguồn sản sinh ra 2 loại máy bay bay cực cao, cực nhanh trong lịch sử Mỹ: 1- Loại 1 ghế Archangel A-12; 2 - Loại 2 ghế SR-71 Blackbird. Loại A-12 có 2 động cơ phản lực, thân máy bay dài và vẻ ngoài có hình dáng giống rắn hổ mang.
Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA - Ảnh 2.
A-12 Oxcart và SR-71 Blackbird.
Chiếc A-12 đầu tiên đã được đưa tới Khu vực 51 vào tháng 2 năm 1962. Được tuyên bố hoạt động đầy đủ vào năm 1965, sau khi đạt vận tốc Mach 3.2 (hơn 2.200 dặm/giờ) tại độ cao 27.432m, chiếc A-12 bắt đầu thực hiện các sứ mạng bay trên không phận Việt Nam và CHDCND Triều Tiên ngay từ năm 1967.
Năm 1968, máy bay A-12 “nghỉ hưu” để nhường chỗ cho “người kế nhiệm” SR-71 Blackbird. Dài và nặng hơn máy bay A-12, chiếc SR-71 bay đạt tốc độ siêu thanh và giữ hồ sơ radar thấp nhờ thiết kế thon gọn và loại sơn màu đen hấp thụ radar.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1976, các phi công đã bay trên một chiếc SR-71 đạt tốc độ Mach 3.3 (tức 2193 dặm/giờ). Với tốc độ đạt 121,9m/giây, nó còn nhanh hơn 1 viên đạn súng trường bắn ra. Giải nghệ từ năm 1990 sau hơn 3 thập niên phục vụ, máy bay SR-71 Blackbird vẫn là loại máy bay nhanh nhất thế giới tại thời điểm này.
MiG-21 của liên xô
Khu vực 51 cũng còn được sử dụng cho việc nghiên cứu các loại chiến đấu cơ của nước ngoài hoặc đối thủ mà chính phủ Mỹ đã thu được một cách tình cờ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hồi cuối thập niên 1960, theo các tài liệu CIA mới được phân loại gần đây thì Không lực Mỹ đã thu được một chiếc “Fishbed-E” (chiến đấu cơ phản lực MiG-21 mà Liên Xô đã cho Mỹ “mượn” sau khi một viên phi công Iraq đã dùng nó để đào tẩu sang Israel).
Theo chương trình có tên mã là “Have Doughnut” thì Khu vực 51 đã tự thẩm tra và sao chép chế tạo ra một chiến đấu cơ Mach-2 nhằm tìm hiểu về hiệu suất của MiG-21 và so sánh nó để chọn lọc ra các loại chiến đấu cơ của Mỹ sau này.
Trong suốt 40 ngày của năm 1968, các phi công Mỹ đã bay 102 đợt thử nghiệm ngay trên chiếc MiG với tổng thời gian bay là 77 tiếng.
Họ khám phá ra rằng trong khi máy bay Liên Xô bay chậm hơn các loại chiến đấu cơ Mỹ như F-5 và F-105, thì MiG-21 có bán kính quay vòng chặt chẽ hơn bất kỳ chiến đấu cơ nào khác của Mỹ. Phát hiện này đã khiến các nhà phân tích lên tiếng cảnh báo phi công Mỹ luôn phải tránh các vụ đụng độ không chiến với Mig-21.
Chương trình MiG tuyệt mật tại Khu vực 51 đã từng được cho là diễn ra ngay trên bầu trời Việt Nam, nơi các phi công Mỹ chấm dứt cuộc chiến với tỷ lệ thua 2/1. Việc nghiên cứu MiG-21 đã dẫn đến năm 1969, Không lực Mỹ cho thành lập trường phi công chiến đấu Top Gun.
Lockheed F-117 Nighthawk
Hồi thập niên 1970, Khu vực 51 đã đón chào chiếc oanh tạc cơ tàng hình đầu tiên của Hoa Kỳ: Lockheed F-117 Nighthawk. Nó được thiết kế bởi Skunk Works (Lockheed Martin) và phát triển dưới mã danh Have Blue. Với bề mặt như viên kim cương được cắt gọt nhằm phản xạ và phá hủy các chùm radar, oanh tạc cơ F-117 dễ gây nhầm lẫn với vật thể UFO hình chiếc Boomerang (vũ khí đi săn của thổ dân da đỏ) vốn nằm trong tiềm thức dân chúng Mỹ vào thập niên 1940.
F-117 đã bay lần đầu tiên trên không phận Khu vực 51 vào tháng 6 năm 1981, và chỉ mới lộ ra công luận vào cuối năm 1988. Sau khi ném bom xuống các mục tiêu giá trị cao trên khắp thủ đô Baghdad dọn đường cho Chiến tranh vùng Vịnh vào đầu năm 1991, F-117 đã phục vụ cho các lực lượng Mỹ ở Afghanistan và ở Iraq trước khi “hưu trí” vào năm 2008.
Boeing YF-118G Bird of Prey
Thời thập niên 1990, hãng Boeing đã phát triển ra loại máy bay tuyệt mật của riêng mình: Chim Mồi (Bird of Prey) trong một dự án được quản lý bởi Không lực Mỹ tại Khu vực 51. Mục tiêu ra đời máy bay YF-118G là thử nghiệm các công nghệ máy bay khác nhau, cùng những cách khiến cho máy bay ít bị nhìn thấy hơn bằng mắt thường, hoặc tránh bị radar nhận diện.
Chim Mồi bay lần đầu tiên tại Khu vực 51 vào năm 1996 và thực hiện 38 chuyến bay trước khi chương trình hoàn tất vào năm 1999. Vài năm sau đó nó được giải mật và Hãng Boeing đã tặng Chim Mồi cho Bảo tàng Quốc gia của Không lực Mỹ, mặc dù vậy nhiều bí mật về nó vẫn chưa được biết đến.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét