Thứ Tư, 29 tháng 4, 2020

HIỆN THỰC KỲ ẢO 156

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cụ bà Đồng Nai 65 tuổi cưới chồng 24 tuổi, đẹp như người mẫu II ĐỘC LẠ BÌNH DƯƠNG

Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời

Thứ Ba, ngày 07/04/2020 10:00 AM (GMT+7)

Trong thế giới ấn chứa vô vàn điều bí ẩn kỳ lạ, các nhà khoa học đã ghi lại những hiện tượng mà nhân loại mới chỉ một lần được chứng kiến trong suốt lịch sử Trái Đất.

Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời - 1
Sông Mississippi chảy ngược
Con sông này ở Mỹ dài thứ tư trên thế giới. Năm 2012, cơn bão Isaac đã khiến dòng sông Mississippi chảy ngược trong 24 giờ và khiến dòng sông này đạt độ cao gần 3 mét so với bình thường.
Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời - 2
Ghi hình con mực khổng lồ ở vùng biển Hoa Kỳ
Mặc dù những con mực khổng lồ đã được nhìn thấy ở vùng biển Nhật Bản, các nhà khoa học lần đầu tiên cũng là lần duy nhất có thể chụp được hình ảnh con mực khổng lồ ở vùng biển Mỹ. Nó hoạt động ở vị trí 750 mét dưới mực nước biển. Để làm được điều này, họ đã sử dụng một hệ thống camera chuyên dụng, sử dụng ánh sáng đỏ hơn 120 giờ ghi hình.
Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời - 3
Sự kiện Tunguska
Đây là vụ nổ xảy ra vào năm 1908 gần sông Stony Tunguska. Một số giả thuyết cho rằng vụ nổ do một  thiên thạch xuyên qua bầu khí quyển và phát nổ trước khi chạm đất, giải phóng năng lượng tương đương với 185 quả bom ở Hiroshima. Vụ nổ đã đốt cháy thảm thực vật, giết chết động vật và cho đến ngày nay, không có cây nào mọc lên ở khu vực đó.
Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời - 4
Siêu phun trào Toba
Siêu phun trào Toba gây ra sự tuyệt chủng khoảng 74.000 năm trước. Vụ nổ đã phun ra một lượng tro và khí lưu huỳnh nhiều đến mức có khả năng chặn ánh sáng mặt trời và ảnh hưởng sự sống trên trái đất. Thực vật và động vật chết và không khí trở nên độc hại và khó thở. Từ ngày đó, hồ Toba trên đảo Sumatra vẫn là hồ miệng núi lửa lớn nhất thế giới.
Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời - 5
Sao chổi Tây
Sao chổi Tây ấn tượng băng qua bầu trời trong những năm 1970, để lại một vệt sáng rực rỡ.
Những hiện tượng kỳ lạ mà nhân loại chỉ một lần được chiêm ngưỡng trong đời - 6
Cực bắc của Sao Thổ có một cơn bão hình lục giác xoáy
Ở cực bắc của Sao Thổ, từng xuất hiện cơn bão có kích thước bằng hai Trái đất trong hình dạng của một hình lục giác. Cơn bão do tàu vũ trụ Cassini của NASA chụp và quan sát trong nhiều năm nhưng nó vẫn còn bí ẩn với con người
Nguồn: https://infonet.vietnamnet.vn/nhung-hien-tuong-ky-la-ma-nhan-loai-chi-mot-lan-duoc-chiem-nguong-...
12 hiện tượng tự nhiên kỳ ảo trên thế giới khiến du khách kinh ngạc
Viên đá tự di chuyển, thác lửa, lốc chim sáo… là những hiện tượng tự nhiên rất độc đáo mà ai cũng mong muốn được...

Theo Hoàng Dung (Infonet)

Sinh vật ăn thịt dài 47 m dưới biển sâu

Australia Phương tiện điều khiển từ xa ghi hình sinh vật kỳ lạ tạo thành từ hàng triệu bản sao nối liền nhau đang xếp thành hình xoắn ốc để bắt mồi.
Nhóm chuyên gia trên tàu nghiên cứu RV Falkor của Viện hải dương Schmidt (SCI) tại Mỹ phát hiện một loại siphonophore gọi là Apolemia, khi sử dụng phương tiện điều khiển từ xa (ROV) ở hẻm núi Ningaloo dưới biển phía tây Australia. Theo SCI, nhiều khả năng đây là mẫu vật lớn nhất thuộc loài này từng được ghi hình.
Có hình sợi dài, siphonophore là nhóm sinh vật có họ hàng với sứa và san hô. Chúng không phải là một sinh vật đơn độc mà là tập hợp nhiều bản sao nhỏ gọi là zooid, mỗi zooid có nhiệm vụ riêng để góp phần vào cả quần thể. Nhờ laser SuBastian gắn trên ROV, các nhà khoa học ước tính vòng ngoài cùng của siphonophore có đường kính 15 m, hé lộ cả tổ chức sinh vật dài khoảng 47 m, tương đương chiều cao tòa nhà 11 tầng.
Siphonophore là động vật săn mồi dưới biển sâu chuyên nằm rình con mồi không may tiếp xúc với tế bào chính ở một số bản sao. Theo Rebecca Helm, phó giáo sư ở Đại học Bắc Carolina, Asheville, siphonophore bao gồm hàng triệu bản sao nối liền với nhau. "Tôi đã tham gia vô số chuyến thám hiểm nhưng chưa bao giờ trông thấy bất kỳ thứ gì như thế này. Phần lớn quần thể siphonophore mà tôi từng gặp chỉ dài 20 cm, có thể là một mét. Nhưng sinh vật này quá đồ sộ. Không chỉ có kích thước lớn, cả quần thể đang bộc lộ hành vi săn mồi", Helm nói.
Helm cho biết cơ thể thuôn dài của một số bản sao tạo thành siphonophore có xúc tu dài treo lơ lửng như dây câu. Quần thể siphonophore xếp thành hàng dài tạo ra tấm lưới xúc tu dưới nước. Nhưng trong trường hợp này, chúng săn mồi theo hình xoắn ốc giống thiên với xúc tu dài bên dưới. Quần thể siphonophore không cần di chuyển để kiếm ăn. Mỗi khi một bản sao bắt được mồi như cá hoặc loài giáp xác, nó sẽ kéo mồi về phía các bản sao hoạt động giống chiếc miệng nuốt chửng thức ăn cùng lúc. Tiêu hóa xong con mồi, chúng truyền dưỡng chất qua đường ruột dài chạy dọc toàn bộ quần thể để mọi bản sao đều có thể sử dụng dưỡng chất. Bằng cách nay, siphonophore có thể ở yên một chỗ và kiếm ăn trong thời gian dài, Helm giải thích.
Dù tuổi của siphonophore rất khó xác định, Helm đoán quần thể trong video có thể hàng chục hoặc hàng trăm năm tuổi. "Mọi thứ dưới biển sâu phát triển vô cùng chậm. Nhiệt độ thấp hơn mức đóng băng vài độ và sự sống cần thời gian để sinh trưởng", Helm nói. 
An Khang (Theo Newsweek)

1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới?

CHÂU ANH |
1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới?
Hình minh họa

Thung lũng Chết có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè mức kỷ lục 56,7°C, mùa đông dưới 0°C. Ở thung lũng này có một hiện tượng kỳ lạ có một không hai trên thế giới, đá biết chạy.

Tọa lạc gần biên giới bang California và Nevada, thung lũng Chết nằm ở nơi thấp nhất, khô nhất và nóng nhất Bắc Mỹ. Trải dài trên 136,2km và có diện tích đạt 7.800km2, thung lũng Chết nằm dưới chân núi Whitney, có chiều cao 4.421m.
Thung lũng Chết là một phần của Công viên quốc gia cùng tên thuộc Khu dự trữ sinh quyển sa mạc Mojave và Colorado. Nó sở hữu nhiều đặc tính cơ bản của những khu vực nằm dưới mực nước biển.
Trên thực tế, đáy thung lũng Chết chứa rất nhiều muối. Vào giữa kỷ nguyên Pleistocene (khi con người bắt đầu xuất hiện), vẫn tồn tại những vùng biển nằm giữa các lục địa mà một trong số đó chính là thung lũng Chết ngày nay. Khi nước biển bốc hơi hết, những mỏ muối khổng lồ đọng lại dưới đáy thung lũng.
Theo nguyên tắc chung, những nơi càng thấp thì nhiệt độ sẽ càng cao bởi ánh nắng mặt trời chiếu xuống làm nhiệt độ tăng lên. Ở những vùng thấp, nhiệt độ không khí tăng cao nhưng không thể bốc lên mà bị những điểm cao chặn lại khiến không khí càng nóng hơn. Trong khi đó, áp suất không khí ở trên nó cũng tạo ra lực ép khiến khí nóng không thể thoát ra ngoài.
Thung lũng Chết là một trong những điển hình của loại địa hình này. Được bao quanh bởi những dãy núi cao, bề mặt bằng phẳng khiến nhiệt độ bị mặt trời nung nóng khó có thể bị hấp thụ hoặc thoát khỏi thung lũng.
Khí nóng bốc lên ngay lập tức bị áp suất không khí nén xuống, khiến cho không khí bên trong thung lũng nóng và ngột ngạt hơn. Quá trình này diễn ra liên tiếp khiến không khi nóng lưu thông khắp thung lũng Chết.
1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới? - Ảnh 1.
Thung lũng Chết ở Mỹ nóng đến gần 57 độ C.
Dù thời tiết chưa cực đoan, thung lũng Chết từng là nơi sinh sống của bộ tộc Timbisha, gốc gác của người Mỹ bản xứ suốt hơn 1.000 năm qua. Do đất đá đều mang một màu đỏ rực nên người thổ dân Timbisha gọi đây là “thung lũng sơn”.
Thung lũng Chết ở Mỹ là một trong những nơi đặc biệt nhất thế giới và là nơi khô và nóng nhất trên toàn bộ lục địa Bắc Mỹ. Cụ thể, mùa Hè năm 2001, trong 154 ngày liên tục, nhiệt độ ở Thung lũng Chết luôn trên 38 độ C. Nhiệt độ cao nhất đo được ở Thung lũng Chết là 56,7 độ C vào ngày 10/7/1913.
Một điều đặc biệt ở thung lũng Chết là khả năng di chuyển của những hòn đá nặng hàng trăm kg. Các nhà khoa học nhận thấy, hiện tượng đá “di chuyển” chỉ xảy ra ở nơi duy nhất mang tên gọi Racetrack, lòng hồ cạn khô bên trong thung lũng. Những hòn đá liên tục thay đổi vị trí theo những quỹ đạo bất định, để lại dấu vết trải dài hàng trăm m trên nền đất khô cằn.
Vì sao đá biết di chuyển?
Nhiều giả thuyết được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng kỳ bí trên bao gồm cả tác động của từ trường hoặc thậm chí là do việc làm của người ngoài hành tinh. Mãi cho đến mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện hải dương học Scripps thuộc Đại học San Diego đã có lời giải đáp thỏa đáng cho hiện tượng kỳ lạ nói trên.
1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới? - Ảnh 2.
Từ mùa đông năm 2011, nhóm đã đặt một trạm khí tượng với độ chính xác và tin cậy cao nhằm đo đạc sức gió trong khoảng thời gian mỗi giây 1 lần. Đồng thời, nhóm mang tới đây 15 hòn đá có trang bị hệ thống định vị GPS để phục vụ công tác nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chuyển động của các tảng đá đòi hỏi một sự phối hợp hoàn hảo của nhiều yếu tố khác nhau.
Đầu tiên, bề mặt thung lũng phải được phủ lớp nước với độ sâu đủ lớn để tạo thành lớp băng nổi trong suốt mùa đông nhưng vẫn còn đủ độ nông để các hòn đá còn nhô lên không khí.
1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới? - Ảnh 3.
Khi nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm, hồ cạn sẽ đóng một lớp băng mỏng (windowpane ice) phía trên, bên dưới vẫn là nước lỏng.
Lượng băng sau đó sẽ dày lên để đủ độ cứng và tạo đủ lực đẩy tảng đá, nhưng vẫn còn phải đủ mỏng để có thể tự do di chuyển (ở bước tiếp theo). Khi đó, hòn đá sẽ được bao quanh bởi lớp băng mỏng nói trên, một phần tảng đá nhô lên, phần còn lại ngập trong nước.
Cuối cùng, khi mặt trời dần xuất hiện, băng sẽ tan chảy và nứt ra thành từng mảng. Những tảng băng sẽ được những cơn gió nhẹ đẩy trôi đi trên bề mặt hồ cạn và đẩy những hòn đá di chuyển theo.
Một điều đáng ngạc nhiên là chuyển động trên khá nhẹ nhàng và không cần phải dùng nhiều lực: Mỗi tấm băng chỉ dày từ 3-5mm, được di chuyển bởi cơn gió có tốc độ 3-5m/s và đẩy những hòn đá đi với tốc độ vài inch mỗi giây. Với tốc độ này, gần như con người không thể nhìn thấy được trừ khi tiến lại thật gần để quan sát kỹ.
1001 thắc mắc: Thung lũng Chết nằm ở đâu, có điều gì lạ kỳ nhất thế giới?
Khám phá thung lũng chết. Clip nguồn youtube

Cô gái trẻ được ghép bàn tay của một nam thanh niên da đen, hơn 2 năm sau bác sĩ kinh ngạc khi thấy nó "chuyển màu"

L.T, Theo Nhịp Sống Việt 2 tháng trước

Có những hiện tượng kỳ lạ mà đến cả y học hiện đại cũng không thể giải thích nổi, giống như câu chuyện của cô gái trẻ dưới đây là một trong 200 bệnh nhân ít ỏi trên toàn thế giới được cấy ghép tay này.

Theo kênh thông tin khoa học uy tín IFLScience, các bác sĩ ở Ấn Độ gần đây đã vô cùng kinh ngạc sau khi bàn tay mới của bệnh nhân được cấy ghép tay dường như đã chuyển sang màu giống như phần da trên cơ thể cô.
Đó là điều kỳ diệu giống như phép màu xảy ra với cô gái tên Shreya Siddanagowder, 21 tuổi, đến từ Pune, Ấn Độ. Shreya đã bị cắt cụt cả 2 tay sau một vụ tai nạn xe buýt nghiêm trọng vào tháng 9/2016. Shreya được cấy ghép tay vào năm 2017, lúc đó cô chỉ mới 19 tuổi, tại Bệnh viện Amrita ở Kerala.
Điều kỳ diệu của y học: Cô gái trẻ được ghép bàn tay của một nam thanh niên da đen, 2 năm sau bác sĩ kinh ngạc khi thấy nó "chuyển màu" - Ảnh 1.
Đôi bàn tay trước và sau khi được cấy ghép.
Cô gái trẻ được ghép phần bàn tay và cẳng tay, ngay phía trên khuỷu tay, của một người đàn ông mới chết. Có một vấn đề nhỏ khi ấy là màu da bàn tay của người hiến tặng đen hơn màu da tự nhiên của Shreya.
Tờ The Indian Express đưa tin, hơn 2 năm trôi qua, điều kỳ lạ đã xảy ra khi màu da ở phần tay ghép đã tương đồng với màu da trên cơ thể Shreya.
Shreya, giờ đây đã 21 tuổi, hoàn toàn tự tin với phần cơ thể mới của mình. Cô nói: "Tôi không biết làm thế nào mà hiện tượng lạ như vậy xảy ra. Nhưng tôi có cảm giác như đôi bàn tay này là của chính tôi. Màu da nhìn rất tối sau khi cấy ghép, mặc dù nó không phải là mối bận tâm của tôi, nhưng bây giờ nó tương đồng với màu da trên cơ thể tôi".
Ngay cả các bác sĩ vẫn không giải thích được tại sao điều này xảy ra vì các trường hợp tương tự là rất ít. Tuy nhiên, họ đang theo dõi sát sao trường hợp của Shreya và hy vọng sẽ có báo cáo cụ thể trong thời gian tới.
Điều kỳ diệu của y học: Cô gái trẻ được ghép bàn tay của một nam thanh niên da đen, 2 năm sau bác sĩ kinh ngạc khi thấy nó "chuyển màu" - Ảnh 2.
Điều kỳ diệu của y học: Cô gái trẻ được ghép bàn tay của một nam thanh niên da đen, 2 năm sau bác sĩ kinh ngạc khi thấy nó "chuyển màu" - Ảnh 3.
Hình ảnh Shreya Siddanagowder sau khi được phẫu thuật cấy ghép tay tại bệnh viện Amrita.
Suy đoán ban đầu của các bác sĩ là hiện tượng này liên quan đến việc sản xuất melanin, sắc tố tự nhiên mang lại màu da và tóc cho con người hoặc đơn giản là bàn tay tự đổi màu sắc theo thời gian.
Điều kỳ diệu của y học: Cô gái trẻ được ghép bàn tay của một nam thanh niên da đen, 2 năm sau bác sĩ kinh ngạc khi thấy nó "chuyển màu" - Ảnh 4.
Shreya hoàn toàn tự tin với đôi tay mới của mình.
"Chúng tôi hy vọng sẽ công bố 2 trường hợp cấy ghép tay đặc biệt trong một tạp chí khoa học. Việc này sẽ tốn thời gian. Chúng tôi đang ghi lại sự thay đổi màu sắc trong trường hợp của Shreya, nhưng chúng tôi cần thêm bằng chứng để hiểu rõ về sự thay đổi về hình dạng của ngón tay và cả bàn tay", bác sĩ Subramania Iyer, trưởng khoa phẫu thuật tạo hình của bệnh viện Amrita, nói với The Indian Express.
(Nguồn: IFLScience, Allthatsinteresting)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét