Chuyển đến nội dung chính

BÍ ẨN KHOA HỌC 85

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Bí Ẩn Khủng Khiếp Và Đáng Sợ Dưới Đáy Vực Mariana

Vật chất đen dưới đáy hồ tiết lộ sự thật về một "trái đất địa ngục"

31-03-2020 - 08:19 AM | Khoa học

(NLĐO)- Một khoáng chất đen bóng được đưa lên mặt đất từ những lõi khoan đáy hồ Onega, góc Tây Bắc nước Nga có thể khiến các nhà khoa học phải viết lại lịch sử trái đất.

Một số nghiên cứu trước đây cho thấy trái đất đã xảy ra một giai đoạn đi từ chết chóc đến dễ thở, để rồi vì dễ thở, dễ sống mà trở lại chết chóc, bắt đầu khoảng 2,4 tỉ năm về trước, gọi là GOE – sự kiện oxy hóa vĩ đại. Lý thuyết này, với một số bằng chứng chưa đầy đủ, cho thấy sự gia tăng của vi khuẩn lam và sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã thổi sức sống mới vào hành tinh bằng cách khiến nồng độ oxy – khí của sự sống – gia tăng nhanh chóng.
Vật chất đen dưới đáy hồ tiết lộ sự thật về một trái đất địa ngục - Ảnh 1.
Một loại đá cổ 2 tỉ năm đã mang trong mình khoáng vật màu đen bóng bí ẩn, hé lộ phần lịch sử thực của trái đất - ảnh: K.Paiste
GOE đã giúp các sinh vật trái đất có điều kiện gia tăng dân số mạnh mẽ, phủ khắp địa cầu. Nhưng rồi số sinh vật ra đời lại quá nhiều so với lượng oxy thực có, dẫn đến "quá tải", trái đất lại trở nên ngột ngạt. Vậy là một cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử trái đất diễn ra, còn tồi tệ hơn thảm họa thiên thạch giết khủng long, biến hành tinh của chúng ta thành địa ngục thật sự.
Bằng chứng cho "trái đất địa ngục" là Sự kiện Lomagundi - Jatuli (LJE), giai đoạn một lượng lớn chất hữu cơ, rất có thể là xác sinh vật, được chôn vùi trong trầm tích.
Tuy nhiên, thứ vật chất bí ẩn ở Nga, một khoáng vật gọi là "shungite cổ đại" mà nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kaarel Mänd, chuyên ngành khoa học trái đất tại Đại học Alberta (Canada) lại cho thấy điều trái ngược: "trái đất địa ngục" có thể chưa bao giờ tồn tại. Hành tinh của chúng ta vẫn luôn dễ sống sau GOE. Vật chất lạ lùng này có tuổi đời ngay sau LJE, nhưng có dấu vết molypden, uranium, rhenium cực kỳ cao, những kim loại phải liên quan đến lượng oxy dồi dào.
Phát hiện này có nghĩa: trong giai đoạn vật chất này tồn tại, không thể có sự kiện trái đất bị sinh vật tranh nhau thở đến mức thiếu oxy. Thảm họa LJE có thể bị gây nên bởi một thứ bí ẩn khác! Vì vậy, có lẽ đến lúc phá giải lý thuyết cũ và đi tìm câu trả lời xác đáng hơn, đó là điều nhóm nghiên cứu dự định làm sau phát hiện ban đầu.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Goescience.

A. Thư (Theo Science Alert, EurekAlert)

"Quái vật" ăn thịt nửa vịt, nửa thằn lằn hiện ra trong mộ đá 67 triệu năm

30-03-2020 - 08:29 AM | Khoa học

(NLĐO)- Những khối đá kỷ Phấn Trắng ở khu vực lòng chảo San Juan ở Tây Nam nước Mỹ đã trở thành ngôi mộ đá lưu giữ một "quái vật" tuyệt chủng chưa ai từng biết.

"Quái vật" được đặt tên là Dineobellator notohesperus, có nhiều lông, với chiếc mỏ và đôi "cánh" khá giống những con vịt ngày nay. Tuy nhiên nó cao đến 1 m, chiều dài lên tới 2 m vì có chiếc đuôi cực dài như một loài thằn lằn khổng lồ.
Dineobellator notohesperus thực sự không phải là vịt mà là một khủng long thuộc họ dromaeosaurid (Khủng long chạy nhanh), sống vào kỷ Phấn Trắng, thời kỳ huy hoàng nhất nhưng cũng đồng thời là kỷ nguyên chết chóc của loài khủng long.
Quái vật ăn thịt nửa vịt, nửa thằn lằn hiện ra trong mộ đá 67 triệu năm - Ảnh 1.
Chân dung "quái vật" kỳ lạ được các nhà khoa học phục dụng - ảnh: Sergey Krasovskiy
Nó thực sự là một "quái vật": không chỉ kỳ dị, mà còn là loài ăn thịt.
Tiến sĩ Steven Jasinski, nhà cổ sinh vật học đang đồng thời công tác tại Đại học Pennsylvania, Bảo tàng Bang Pennsylvania và Trung tâm Cổ sinh vật học đỉnh cao Don Sundquist (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các loài anh em của "quái vật" này từng được tìm thấy ở những nơi như Bắc Mỹ, Canada và châu Á.
Quái vật ăn thịt nửa vịt, nửa thằn lằn hiện ra trong mộ đá 67 triệu năm - Ảnh 2.
Ảnh: Jasinski.
Cho dù không phải toàn bộ xương của "quái vật" được phục hồi, nhưng họ đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy phần lông lạ kỳ trên chi trước của con vật, vốn giống các loài chim hơn khủng long. Đuôi dài của con vật được sử dụng như một công cụ định hướng giúp nó di chuyển với tốc độ nhanh và chuẩn xác. Chiếc đuôi sẽ quất liên tục mỗi khi con vật chuyển hướng.
Họ "Khủng long chạy nhanh" này tuy có thân hình không phải là lớn so với dòng họ nhà khủng long nói chung, nhưng với tốc độ kinh ngạc, linh hoạt và tính bầy đần, chúng cũng là nỗi ám ảnh lớn cho nhiều sinh vật.
Hóa thạch "quái vật" mới này có tuổi đời 67 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng họ của nó đã tồn tại đến cuối thời kỳ khủng long, tức đến sự kiện đại tuyệt chủng do thiên thạch khổng lồ đâm xuống trái đất 66 triệu năm về trước.
A. Thư (Theo Sci-News, New Atlas)


Cận cảnh loài thuỷ quái xuất hiện ở Vịnh Mexico khiến các nhà khoa học "nhức đầu"





Thứ 6, 10/04/2020 | 11:54




Một con quái vật có những chiếc xúc tu khổng lồ cùng kích thước to lớn đã được chụp lại bằng camera ở dưới vùng sâu khu vực vịnh Mexico.

Dưới đáy đại dương sâu thẳm có những sinh vật quái dị mà con người chưa bao giờ nhìn thấy. Thậm chí sự tồn tại của những sinh vật khổng lồ vẫn là câu hỏi lớn mà các nhà sinh vật học đang tìm kiếm câu trả lời.
Đến ngày nay, sự xuất hiện của chúng chỉ được biết đến khi công nghệ phát triển và camera chịu được áp suất cao đưa xuống lòng đại dương.
Không lâu trước đây, trang The New York Times đã đăng tải một video thú vị và kỳ lạ được quay dưới mực nước sâu ở Vịnh Mexico. Trong video, thứ dường như là một vật thể thon dài vươn từ bóng tối về phía một mồi nhử phát sáng được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu. Khi sinh vật này vươn cơ thể ra, người ta có thể nhìn thấy một bộ các xúc tu dài và không ngừng chuyển động trước khi nó biến mất trở lại vào bóng tối bao la.
Cộng đồng mạng - Cận cảnh loài thuỷ quái xuất hiện ở Vịnh Mexico khiến các nhà khoa học 'nhức đầu'
Cộng đồng mạng - Cận cảnh loài thuỷ quái xuất hiện ở Vịnh Mexico khiến các nhà khoa học 'nhức đầu' (Hình 2).
Con vật không xác định khổng lồ dài hơn 3 mét này mới chỉ là một con non, nhưng nó vẫn lớn hơn gấp nhiều lần bất kỳ con mực nào ở gần mặt nước. Trong nhiều trường hợp được ghi nhận, các loài sống ở biển sâu có xu hướng to lớn hơn nhiều so với họ hàng sống ở vùng biển nông của chúng.
Trong một nghiên cứu năm 2006, nhà sinh vật học Craig R. McClain và cộng sự cho rằng vùng biển sâu có chức năng tương tự như một hòn đảo.
Đảo, tách biệt với đất liền, chủ yếu phát triển sự đa dạng sinh học bản địa bằng cách đa dạng hóa một số ít sinh vật sống và di cư đến đó.
Phần lớn động vật trên đảo tuân theo một kiểu quy tắc sinh tồn và tiến hóa gọi là Quy tắc Đảo, ở đó các sinh vật thân nhỏ có xu hướng phát triển lớn hơn, như trường hợp của rùa Galapagos khổng lồ.
Sau một sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thời kỳ Đại Tân sinh, phần lớn các động vật biển sâu trước đây từng là những loài cư ngụ ở vùng nước nông.
Cộng đồng mạng - Cận cảnh loài thuỷ quái xuất hiện ở Vịnh Mexico khiến các nhà khoa học 'nhức đầu' (Hình 3).
Để giải thích cho kích cỡ khổng lồ của những loài sinh vật, các nhà nghiên cứu cho rằng kích thước cơ thể lớn hơn có thể chịu đựng tốt hơn thời kỳ đói kém hoặc khả năng bao quát khoảng cách lớn hơn để tìm kiếm những con mồi vốn đã khan hiếm, vì thế phù hợp với môi trường thiếu thốn tài nguyên.
Tài nguyên ở biển sâu có được là nhờ nguồn tài nguyên dồi dào ở vùng nước nông, nhưng nhiều nguồn năng lượng bị hao hụt đi trong khi chìm xuống dưới. Vì thế, nguồn tài nguyên ở biển sâu ít đi.
Các nhà nghiên cứu khác cho rằng trong trường hợp không có nhiều động vật ăn thịt có khả năng ăn các sinh vật lớn hơn, các loài sinh vật có cơ hội để tiến hóa đến kích thước cơ thể to hơn. (Loài săn mồi nguy hiểm nhất của mực, cá nhà táng, phải di chuyển từ bề mặt để ăn thịt chúng.)
Nhiệt độ lạnh dần khi xuống sâu trong lòng đại dương kích thích sự tăng trưởng chậm lại, điều có thể góp phần vào việc giúp kích thước cơ thể trở nên to lớn. Nhưng dù nhỏ hay lớn, sự tiến hóa đang lựa chọn kích thước cơ thể thích nghi tốt nhất để tồn tại ở biển sâu tối tăm.
Minh Anh (Nguồn The New York Times)

Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn





Thứ 4, 08/04/2020 | 11:00




Nếu giả thuyết là thật, có khi nào chúng ta đang sống cùng loài khủng long ăn thịt trong lịch sử nguyên sinh?

Clip khủng long khi còn sống trên lục địa cổ:
Sự kiện Mexico thật sự đã làm chấn động làng khảo cổ. Vùng đất nằm ở miền Bắc Mexico khiến các nhà khoa học đặt tên là "Địa đạo khủng long".
Gần đây nhất, các nhà khoa học đã phát hiện một con khủng long ăn cỏ có bàn chân dài gần 1m ở khu địa đạo này.
Vậy ai đã là người chụp bức ảnh sinh vật kì lạ dưới hồ nước trông giống với 1 con khủng long ăn cỏ cổ dài iplodocids? Tính thực hư của bức ảnh vẫn đang được kiểm chứng!
Quay lại với dấu vết bàn chân 1m khủng khiếp kia, đừng lo lắng bởi đó chỉ là hoá thạch thôi!
66,5 triệu năm trước, một tiểu hành tinh có đường kính 15km khổng lồ đã rơi xuống vùng biển nông gần Mexico. Vụ va chạm đã tạo ra một miệng hố rộng 145km và cày xới toàn bộ mặt đất. Điều gì đã xảy ra sau đó?
Một đại thảm họa (mang tên Tuyệt chủng Creta - Paleogen) khiến gần như toàn bộ các sinh vật sống thời đó bị tuyệt chủng, loài khủng long to lớn biến mất khỏi mặt đất.
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn
Yên tâm là hiện tại sẽ không có chú khủng long nào chạy ngang qua tầm mắt chúng ta cả!
Cách khu Bắc Mexicoo 2 dặm, các nhà khảo cổ học đã khai quật thêm một hài cốt còn nguyên vẹn của một con khủng long – đây là loài khủng long mà chưa từng được biết đến ở khu vực Ocampo, bang Coahuila, Mexico.
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn (Hình 2).

Các nhà khảo cổ học đã khai quật thêm một hài cốt còn nguyên vẹn của một con khủng long – đây là loài khủng long mà chưa từng được biết đến.

Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật Mexico đã chính thức thông báo về phát hiện này, theo đó, các chuyên gia, các nhà khảo cổ đã khai quật thành công gần như nguyên vẹn xương sọ của con khủng long – đây là lần đầu tiên trong lịch sử khai quật khủng long.
Được biết, loài khủng long mới được tìm thấy được đặt tên là "Yehuecauhceratops mudei" – tên này dựa trên các đặc điểm của nó và khu vực tìm thấy hóa thạch.
"Yehuecauh" là một từ Nahuatl có nghĩa là "cổ đại", trong khi "ceratops" có nghĩa là một "gương mặt có sừng" theo tiếng Hy Lạp.
Hơn thế nữa, con khủng long mới được phát hiện này có chiều dài nhỏ hơn đáng kể so với các loài khủng long ăn cỏ được tìm thấy trước đó.
Trước đó, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra hóa thạch của các loài khủng long bay nổi tiếng Peterosaur cũng như Albertosaurus ở Mexico.
Các chuyên gia cổ sinh vật học cho rằng các loài khủng long này đã sống ở gần đó, khoảng 70 triệu năm trước khi Mexco còn là một đầm lầy ven biển và vùng ngập nước.
Đây là một dấu hiệu cho thấy Mexico là vùng đất của các loài khủng long và nó vẫn còn phần lớn chưa hề được khám phá.
Vậy giả thuyết thế giới sẽ ra sao khi khủng long vẫn còn tồn tại!
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn (Hình 3).
Dĩ nhiên câu chuyện Công viên kỷ Jura trong phim sẽ được hiện thực hoá.
Những loài động vật to lớn chúng ta nhìn thấy sẽ trở thành con mồi của khủng long, sẽ có một công viên đủ rộng để nuôi nhốt những chú khủng long ấy, đảm bảo cho chúng không "lang thang" ngoài đường.
Khủng long sẽ phải thích nghi với điều kiện Trái Đất hiện đại, chúng cũng có thể nghe nhạc, biến đổi ADN và sống thân thiện với con người. Kể cả loài khủng long chúa T-Rex!
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Địa đạo khủng long và dấu hỏi của sự sinh tồn (Hình 4).
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng bạn sẽ không đủ can đảm để sống yên ổn khi thỉnh thoảng có một chú khủng long bay cắp bạn đi, một con rắn khổng lồ hơn 1 tấn nhìn bạn cùng các loài bò sát ăn thịt loanh quanh đâu đó ngoài kia cả!
Minh Anh (Nguồn Journal PLOS One)

Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi





Thứ 2, 06/04/2020 | 12:15




Cùng sự kiện

Marble Cathedral đã được rất nhiều bài ca ngợi về vẻ đẹp huyền diệu của nó.

Marble Cathedral tọa lạc tại hồ General Carrera, hồ nước ngọt lớn thứ hai của vùng Nam Mỹ ở Pantagonia, Chile. Nơi đây cuốn hút du khách bởi làn nước màu xanh ngọc bích cùng hệ thống hang động khổng lồ kỳ vĩ.
Tự hào về những cột trụ được điêu khắc, trần dạng mái vòm, những bức tường khảm hoa văn, cấu trúc địa chất độc đáo này ở rìa phía tây của hồ nổi danh, người dân địa phương gọi nơi đây là "nhà thờ đá cẩm thạch".
Một số hình ảnh độc nhất vô nhị về hang động bằng đá cẩm thạch vô giá này:
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi (Hình 2).
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi (Hình 3).
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi (Hình 4).
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi (Hình 5).
Ngọc cẩm thạch là một trong những loại đá quý có giá trị và có ý nghĩa văn hóa nhất. Cách đây hàng ngàn năm, cẩm thạch là loại đá quý vốn chỉ dành cho giới vua chúa, quý tộc. Chính vì vậy giá trị của cẩm thạch thật sự không phải câu chuyện đùa bỡn.
Ấy vậy mà hang động kì diệu ấy lại có kết cấu hoàn toàn bằng cẩm thạch!
Hang động Marble Cathedral được tạo thành từ các vách đá cẩm thạch khổng lồ có niên đại 6.000 năm nhờ quá trình bào mòn của tự nhiên, kết quả của việc sóng biển vỗ vào các tảng đá chứa canxi cacbonat.
Vùng đất đặc biệt này bị băng hà bao phủ mãi cho đến 10.000 - 15.000 năm trước. Sau khi băng hà rút đi, hồ nước được hình thành, và đó là khi chúng ta được ngắm nhìn tuyệt tác kì quan này.
Nếu được đem lên bàn cân, những khối cẩm thạch khổng lồ của bán đảo có thể nặng tới 5.000 triệu tấn!
Cộng đồng mạng - Thiên nhiên kì bí: Hang động đá quý 6.000 tuổi thách thức giới khoa học tìm tòi (Hình 6).
Nguồn nước của hồ General Carrera là từ các dòng sông băng tan chảy trên dãy núi Andes đổ xuống. Dòng nước này chứa rất nhiều hạt băng nhỏ vẫn còn lơ lửng trong nước, các hạt này khúc xạ ánh sáng tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho hang động.
Vào mùa xuân, mực nước nông phản chiếu một màu ngọc lam lên các hang động. Mực nước dâng lên vào mùa hè lại khiến nước mang một màu xanh đậm hơn. Đôi khi, các phản xạ cũng có thể tạo ra màu trắng, xám hoặc thậm chí là màu hồng.
Nhiều người đến đây để có thể cảm nhận được sự khác biệt về môi trường và sắc màu trên vách đá khi chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh động cẩm thạch Marble Cathdral vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm.
Nét đẹp độc đáo của hang động này cũng tạo nên nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia quốc tế đến tham quan và sáng tác nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
Cùng với những hang động nổi tiếng như động pha lê ở Mexico, hang động Fingal hình thành từ những cột dung nham ở Scotland, động đá vôi Eisriesenwelt ở Salzburg, Áo hay động Waitono Glowworm ở New Zealand, "nhà thờ đá cẩm thạch" là một trong những hang động độc đáo bậc nhất thế giới và là kỳ quan tự nhiên quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng không chỉ cho một mình Chile mà cả nhân loại.
Minh Anh (Tổng hợp)

Sinh vật đen bí ẩn khiến dân mạng hoang mang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH