Vụ án xuất phát từ ghen tuông dẫn tới hủy hoại nhan sắc
của một vũ nữ thuộc hàng hoa khôi của Sài Gòn đã diễn ra 53 năm. Tuy
nhiên, mỗi khi nhắc lại vụ án ấy thì nhiều người vẫn còn rợn người.
Và có thể nói, đây là một vụ đánh
ghen ác hiểm, tàn độc vào loại bậc nhất hơn nửa thế kỷ trước. Tuy nhiên,
thời gian qua, xuất hiện quá nhiều thông tin sai lệch, không đúng sự
thật về vụ án này và kể cả vũ nữ Cẩm Nhung. Kể từ số báo này, nhà văn
H.T.Đ, người từng làm báo, viết văn tại thời điểm xảy ra vụ án sẽ vào
cuộc tìm kiếm sự thật và đưa ra những thông tin chính xác nhất và toàn
cảnh nhất.
Trước khi giở lại từng chi tiết của
vụ thảm án về cô vũ nữ Cẩm Nhung 53 năm trước, chúng tôi thấy cần phải
nói rõ hơn những điều mà cho đến ngày nay những ai chỉ nghe nói về cô vũ
nữ Cẩm Nhung đã bị những ghi chép, thêm bớt của nhiều người, đã làm sai
lệch câu chuyện cuộc đời về cô vũ nữ này…
Nhiều sự thật bị chôn vùi
Có
lẽ chuyện đã quá lâu và người viết lại sau này về chuyện của Cẩm Nhung
đã không nắm rõ, hoặc với ý đồ nào đó đã làm sai lệch hoàn toàn về câu
chuyện. Có một sự thật khác do chính một người sống cùng thời với vũ nữ
Cẩm Nhung, đã từng say mê nhan sắc của cô gái được mệnh danh là hoa khôi
của vũ trường Sài Gòn thời ấy kể lại. Thêm nữa, người viết lại có may
mắn sống cách nơi cư ngụ, cũng là nơi nạn nhân gặp nạn của Cẩm Nhung chỉ
chưa đầy 300m.
Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit đăng tải trên báo chí Sài Gòn xưa.
Và
do có điều kiện gần gũi và nắm hết mọi sự việc, kể cả có quen biết với
kẻ trực tiếp cầm axít để hạ độc, do kẻ đó sống cùng quê với tác giả. Cho
nên, bấy lâu nay, khi đọc được những bài viết đăng rải rác trên các
mạng internet trong cũng như ngoài nước, đến lúc này, tôi thấy cần phải
giở lại tình tiết của vụ án để nói một lần cho rõ. Từ đó, mọi người có
cái nhìn đúng đắn hơn về một nạn nhân, một cô gái bé bỏng, đáng thương
đã gục ngã trước bàn tay của những kẻ cậy đồng tiền và quyền lực mà tan
nát cả cuộc đời…
Thời ấy, Sài Gòn có nhiều dancing (
Bí mật lần đầu công bố vụ tạt axit vũ nữ Cẩm Nhung (2)
Sau đó, Cẩm Nhung được vài người xúi biểu là chỉ có cách đi làm vũ nữ thì may ra mới có cơ hội báo hiếu cho mẹ.
Mời độc giả xem clip:
Tuyệt kỹ và vũ nữ
Nghe lời khuyên, khi mới được 17 tuổi,
Cẩm Nhung đã lén mẹ đi học nhảy ở một vũ sư mở lớp dạy nhảy tư nổi
tiếng nhất thời ấy là Nguyễn Tình, Nguyễn Thống. Thời ấy, hai vũ sư vừa
là nhạc công nổi tiếng với ngón đàn Hạ uy cầm (Hawaian) tuyệt luân, kiêm
vũ sư chuyên đào tạo hàng trăm gái nhảy cho các vũ trường Sài Gòn thời
ấy. Cẩm Nhung vừa đẹp, thân hình chuẩn, nảy nở sớm lại có năng khiếu về
khiêu vũ cho nên chỉ sau một tháng học, tức chưa tới nửa khóa thì nhìn
những bước nhảy của cô, vũ sư Nguyễn Tình đã phán ngay một câu mà tài
pán (người quản lý vũ nữ tại vũ trường - PV) Marie Sang vẫn còn nhớ như
in: “Đôi chân này, thân hình gợi cảm này thì rồi đây có khối thằng đàn
ông ngã rạp dưới chân mà chết cho coi!”.
Tài pán Marie Sang nói:
“Đôi chân này, thân hình gợi cảm này thì rồi đây có khối thằng đàn ông
ngã rạp dưới chân mà chết cho coi!”. (Ảnh minh họa)
Tài pán Marie Sang kết luận vào đêm
vắng khách năm 1962 rằng: “Đàn ông chết đâu chưa thấy, nhưng cái bông
hoa hương sắc vừa chưa kịp tỏa hương cho đời đã lụi tàn một cách thảm
khốc, bi thương!”. Vào thời ấy, người thực hiện bài viết này là một ký
giả trẻ của tờ nhật báo Thời Cuộc, vốn ít khi khóc về những chuyện không
liên quan tới mình. Vậy mà khi nghe câu kết luận của tài pán Marie Sang
thì hôm đó tôi đã khóc cùng với chị “cai gà” nổi tiếng này! Tôi khóc vì
Cẩm Nhung và còn cho một phận má hồng bạc số…
Tôi nhớ, thời ấy, các vũ nữ phải đủ 18
tuổi thì mới được chính thức cấp thẻ hành nghề. Tuy nhiên, nhờ sự quen
biết với tài pán Marie Sang, tuy mới hơn 17 tuổi nhưng Cẩm Nhung đã được
cấp thẻ. Cũng chính nhờ sự đỡ đầu này, Cẩm Nhung đặt chân vào vũ trường
nổi tiếng nhất – Kim Sơn. Tuy nhiên, Cẩm Nhung đã không thể ngờ được,
khi cô mới bước vào Kim Sơn thì nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt
đồng nghiệp.
Trong lúc khó khăn, Cẩm Nhung may mắn
có được sự giúp đỡ của con gái Lê Văn Trương nên được yên ổn làm ăn. Sau
này, cô Thu (đã nói đến trong kỳ 1 – PV) này đã tiếp tôi trong một ngôi
nhà nhỏ, ở xóm Sáu Lèo. Khi ấy, nhà văn Lê Văn Trương (bố Thu) đang
tịnh dưỡng ở nhà với bệnh tật triền miên và dựa vào đồng tiền đi nhảy
hằng đêm của cô con gái để sống. Khi ấy, Thu tâm sự rằng: “Con Cẩm Nhung
tội lắm ! Nó có lợi thế hơn người, bởi nó vừa trẻ lại vừa đẹp và nhảy
hay. Mặc dù về Kim Sơn chưa đầy một năm, vậy mà ticket (vé) của con nhỏ
đã tăng lên vùn vụt”.
Theo lời Thu, hình như Cẩm Nhung ý thức được mối hiểm nguy
từ sự “ăn khách” quá nhanh của mình. Do đó, có lần nó đã nói thiệt với
em là: hay là chị chia lửa với em. Mỗi khi có khách nhất quyết đòi em ra
nhảy, thì chị thay em với lập luận rằng, lúc ấy em đang bị đau bụng hay
đau cái gì đó. Hoặc là chị có thể gọi cô nào đó tiếp sức với em một
chút. Chớ em không kham nổi sự cuồng nhiệt thái quá của cánh đàn ông…”.
Lúc ấy, có nhiều lời đồn thổi ác ý rằng: sở dĩ Cẩm Nhung “ăn khách”
quá nhiều như vậy là do con nhỏ đó “chơi bùa”, “chơi ngải” gì đó nên
đàn ông vừa nhìn thấy là mê ngay! Thật ra với một cô bé chưa tròn 18
tuổi thì cần gì “bùa ngải”. Em cũng là gái nhảy như nó, nhưng nhìn dáng
nó nhảy, nhìn cơ thể nó lướt nhẹ trên mặt sàn mà mình cũng phát mê, nhất
là cái mông đẫy đà tròn lẳn, bộ ngực căng chắc đã khiến cho tất cả đàn
ông đều mê đắm…
Con sóng cuồng mê
Thu còn kể thêm với tôi: thời ấy, hai
chục đồng một ticket và gái nhảy thuộc loại ăn khách cỡ như Thu nhưng
đêm nào được năm vé thì đã mừng lắm rồi. Thế nhưng, Cẩm Nhung không đêm
nào dưới 15 ticket. Bởi, những ông khách “sộp” vừa vào vũ trường đã mua
ngày 10 ticket rồi nhét vào tay của Cẩm Nhung. Chưa hết, không phải một
người như vậy thôi đâu, mà đêm nào cũng có gần cả chục gã đàn ông si
tình sẵn sàng bỏ tiền ra mua cả chục ticket rồi nhảy một bài với Cẩm
Nhung.
Xung quanh Cẩm Nhung có nhiều đàn ông là “đại gia”, quan chức theo đuổi. (Ảnh minh họa)
Theo lời Thu, sự “ăn khách” của Cẩm
Nhung không chỉ dừng lại tại đó, mà còn tạo ra cơn sóng ngầm trào dâng
mãnh liệt. Thế nhưng, trước sự “cuồng mê” ấy, Cẩm Nhung khá dửng dưng.
Cho nên, đối với người đàn ông nào ưu ái, giàu ticket hoặc là tặng tiền
boa hậu hỉ cho, cô đều đối xử bình đẳng như nhau. Vẫn theo lời con gái
nhà văn Lê Văn Trương kể lại thì trong suốt nhiều tháng, Cẩm Nhung chưa
bao giờ nhận lời đi ăn khuya hay chung xe ra về với bất cứ người đàn ông
nào. Nhiều đêm, Cẩm Nhung phải nhờ Thu và đôi khi cả tài pán Marie Sang
gọi taxi để về chung để thoát cảnh không phải đi chơi khuya.
Thu cho hay: “Có một lần, khi về nhà
trễ một chút, Cẩm Nhung nhìn thấy mẹ bắc ghế đẩu ngồi trước cửa đợi. Khi
vừa thấy bóng con về tới thì bà đã ôm chầm lấy con rồi khóc! Cẩm Nhung
không hiểu sao mẹ mình khóc như vậy liền hỏi thì bà nhẹ lắc đầu rồi bảo:
“Mẹ sợ lắm con à. Mẹ cứ tưởng là con sẽ đi tới gần sáng mới về như một
số đứa ở gần nhà mình. Nghe nói tụi nó làm ở dancing Mỹ Phụng, ở Đại
Nam, ở Tabarin hay Grand Mond và ở vũ trường nào nữa đó. Mẹ thấy nó đi
hầu như không còn biết nhà cửa là gì… Thôi con ạ, hay là con nghỉ mà đi
học tiếp, rồi mẹ thổi xôi để nuôi con vậy mà mẹ an tâm hơn…”.
Đó là lần đầu tiên Cẩm Nhung lo sợ.
Bởi từ lâu nay, cô giấu mẹ chuyện mình đi làm vũ nữ, mà chỉ nói là đi
phục vụ bàn ở một nhà hàng ăn. Cho nên, vừa nghe mẹ nói thì Cẩm Nhung đã
xanh mặt, lúng túng định chối. Tuy nhiên, mẹ cô đã òa lên khóc vừa kéo
cô vào nhà rồi nói: “Mẹ biết rồi con à. Hôm qua mẹ giặt đồ cho con mẹ
thấy sót lại mấy cái vé gì đó có in chữ ticket của dancing Kim Sơn, mẹ
dò hỏi vài người thì mới biết dancing Kim Sơn là một khiêu vũ trường
loại lớn nhất nhì ở Sài Gòn. Cho nên, mẹ đoán ra con đi làm ở đó…”.
Vào thời điểm ấy, Sài Gòn còn rất ít
điểm ăn chơi khuya sau giờ vũ trường đóng cửa. Cho nên, dân có xe hơi
riêng thường rước các gái nhảy rồi đưa lên tận chợ Thủ Đức (quận Thủ
Đức, TP.HCM bây giờ) ăn nem hoặc ăn bánh canh bột lọc. Thời ấy, do chưa
có đường lộ lớn nên để từ trung tâm xuống Thủ Đức, dân có xe hơi phải đi
đường chật hẹp, đầy đá sỏi. Thế nhưng, không “đại gia” nào nề hà, cứ
phải đón cho bằng được những “con gà móng đỏ” để đưa đi ăn và du hí thâu
đêm suốt sáng. Trái ngược lại, Cẩm Nhung luôn từ chối những cuộc hẹn hò
thâu đêm suốt sáng kiểu ấy.
Vụ án tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung: 'Bóng ma' nơi vũ trường(3)
Đêm hôm ấy, Cẩm Nhung khóc với mẹ, rồi cô đành phải thú nhận rằng: Nhà
mình rời xứ đi vô đây với hai bàn tay trắng, mẹ đơn thân nuôi con thì
làm sao cho được với cái xứ Sài Gòn “củi quế gạo châu" này.
Chuyển vũ trường tránh kẻ si tình
Vẫn
theo lời vũ nữ Thu (người viết đã nhắc đến trong các kỳ trước – PV), cô
con gái nhà văn Lê Văn Trương kể lại, thì chính ngày hôm sau, Cẩm Nhung
tâm sự với Thu rằng: "Em nghe mẹ nói mà nghẹn ngào. Em chỉ muốn ôm lấy
mẹ và không rời bà nữa. Em biết mẹ thương em lắm. Mẹ không muốn cho em
dấn thân vào chốn này. Nhất là khi nghe người ta kể đi làm cave (tức gái
nhảy) thì phải ôm đàn ông hàng đêm, để cho họ mặc sức mà đưa, mà dìu,
và thậm chí còn làm nhiều thứ nữa cho nên mẹ rất sợ...
Vẻ đẹp mê đắm của Cẩm Nhung lọt vào mắt xanh của trung tá nắm trong tay ngành quân vận của chế độ Ngô Đình Diệm.
"Mẹ
còn kể cho em nghe rằng, mẹ có một người quen cũng di cư từ Bắc vào rồi
đêm đêm thổi nồi xôi, làm nhiều loại xôi truyền thống đất Bắc rất ngon,
để sáng ngày gánh ra đặt ở góc đường gần trung tâm Sài Gòn mà bán. Với
chỉ một gánh xôi đó thôi cũng đã đủ để nuôi cả nhà, chớ đừng nói là như
chỉ với hai mẹ con em.
Và mẹ có quả quyết rằng,
mẹ sẽ làm được hơn như thế nữa. Do đó, mẹ nhất quyết bảo em đến gần tết
này thì phải nghỉ. Nếu không thì hằng đêm mẹ sẽ tới ngồi trước vũ trường
chờ đón em về. Thu thấy như vậy có phải chết em không!".
Và
cuộc trò chuyện tiếp theo giữa Cẩm Nhung và vũ nữ Thu đã hé lộ những
điềm dữ báo trước đối với cuộc đời của cô gái mang danh hiệu “hoa khôi
Bắc Kỳ” này. Trong một lần gặp gỡ, Thu kể câu chuyện này với người viết.
Vũ
nữ Thu kể tiếp: Vào một đêm cuối tuần, bên trong cánh gà vũ trường, Cẩm
Nhung vừa nói, vừa chỉ một người đàn ông tuổi trên dưới năm mươi, đang
ngồi nhìn Cẩm Nhung say đắm từ chiếc bàn trong góc của vũ trường và nói:
“Lão ta đó. Lão ta cỡ tuổi bố em nếu bố em còn sống. Và nghe nói là một
sĩ quan cấp tá. Lão ta cứ nhất quyết đòi em ngày mai phải nghỉ làm để
đi chơi với lão lên Đà Lạt một tuần, rồi khi về lão sẽ cho tiền em mua
một căn nhà!”.
Khi ấy vũ nữ Thu lên tiếng: “Ai
còn lạ gì viên trung tá làm chỉ huy phó ở ngành quân vận đó nữa! Lão ta
từng si tình chị cách đây không lâu. Do chị không thích “sưu tầm đồ cổ”
nên lão ta buông tha cho chị. Đặc biệt, là từ khi có sự xuất hiện của
em.
Bây giờ, em đã nói thì chị cũng không giấu
nữa. Chính lão ta hứa cho chị một cây vàng để chị gài bẫy dẫn em cùng đi
Vũng Tàu hai ngày. Tất nhiên là khi ra tới ngoài đó rồi thì chị được
cho tách ra để đi về còn em thì ở lại với lão!”.
Vũ
nữ Thu đã nhớ lại từng chi tiết và kể cho tôi nghe: “Khi ấy, em có nói
rõ hơn để cho Cẩm Nhung biết rõ về tay đàn ông cấp hàm trung tá đó. Lão
ta là trung tá Thức mà tên đầy đủ là Trần Ngọc Thức. Lão ta chơi rất
đẹp, chịu chi và sẵn sàng bao bất cứ bồ nhí nào chấp nhận làm của riêng
cho lão. Chỉ có điều…”.
Những “bóng ma” chập chờn
Vũ
nữ Thu bảo khi ấy, cô kể tới đó rồi thôi không nói tiếp. Thế nhưng, Cẩm
Nhung cố hỏi thêm nên Thu đành phải nói ra: “Lão ta chơi thì rất được,
rất sòng phẳng và hào hoa. Tuy nhiên, chỉ ngặt một nỗi, lão ta có một bà
vợ thuộc hàng chị em của hoạn thư. Cho nên, gái nhảy ở các vũ trường
tuy có mê tiền của lão, nhưng tất cả đều rùng mình khi nghĩ tới mụ vợ
như chằn tinh, gấu ngựa của lão ta”.
Một vũ trường tại Sài Gòn xưa.
Liên
quan đến câu chuyện này, tài pán (người quản lý vũ nữ hay còn gọi cai
gà - PV) Marie Sang có nói riêng với người viết: “Đúng là khi ấy viên
trung tá Thức đã giương cung nhắm con mồi là Cẩm Nhung. Do đó, vừa hay
tin ấy, tôi vội tìm cách nhắn riêng với Cẩm Nhung là nên tránh xa con
người đó! Chính một lần Cẩm Nhung ngồi ăn phở ở đường hẻm bên hông
Cinéma Casino Sài Gòn, thì Cẩm Nhung cũng tâm sự với tôi rằng nó sợ lão
trung tá ấy vô cùng. Cho nên, Cẩm Nhung xin với tôi là cho nó qua làm ở
Mỹ Phụng, nơi tôi đang làm cai gà để tránh mặt lão ta”.
Tài
pán Marie Sang kể tiếp rằng: “Tuy nhiên, tôi bảo với nó rằng đã làm gái
nhảy thì dẫu cho có đi bất cứ vũ trường nào thì cũng không làm sao
tránh được những người như lão trung tá ấy. Đặc biệt, một khi trung tá
Thức đã nhắm vào ai rồi thì dai như đỉa, đố con mồi nào thoát khỏi tay
lão. Do đó, tốt nhất là em đừng tránh mà phải can đảm đối đầu. Em moi
được lão ta bao nhiêu thì cứ moi. Bởi, lão ta có tiếng là hào phóng với
gái. Đặc biệt là gái cỡ như em…
Khi ấy Cẩm Nhung
đã rơm rớm nước mắt nói với tôi rằng nó đang muốn nghe theo lời mẹ và
có dự tính sẽ chỉ làm thêm chừng một tháng nữa thôi, gần tết thì nó nghỉ
việc luôn. Nó nói tiền nó dành dụm được cũng gần đủ mua một căn nhà nhỏ
trong hẻm rồi”.
Tài pán Marie Sang còn chia sẻ
riêng với người viết rằng: “Cả đời tôi đi làm vũ nữ, từ gái nhảy đơn
thuần leo lên cai gà, lăn lóc bao nhiêu sương gió. Vậy mà tôi vẫn chưa
có được một số tiền để mua căn chòi lá. Do đó, khi nghe Cẩm Nhung khoe
là sắp đủ tiền để mua căn nhà nho nhỏ nên tôi rất mừng. Đồng thời, tôi
có nhắn nhủ Cẩm Nhung là đã muốn nghỉ thì nên nghỉ liền, chớ đừng nấn ná
nữa. Tuy nhiên, câu nói ấy tôi chưa kịp nói ra…”.
Tuy
nhiên, sóng gió của Cẩm Nhung với lão trung tá Thức chưa dừng lại đó.
Một thời gian sau, tại vũ trường Kim Sơn lại xuất hiện thêm một “đại
gia” mới. Sự xuất hiện của “đại gia” mới này báo hiệu những sóng gió mới
kéo đến với Cẩm Nhung.
Qua lời kể của tài pán
Marie Sang, người viết được biết, vị “đại gia” mới xuất hiện thực chất
là một doanh nhân tầm cỡ, rất có thế lực. Vị “đại gia” này nắm trong tay
một khối tài sản kết xù. Số tài sản này được tạo dựng nhờ sản xuất dây
kẽm gai. Đây là thứ vật liệu mà chính phủ thời ấy dùng để phục vụ cho
chiến tranh.
Vị “đại gia” mà người viết vừa đề
cập tới được gọi là lão Đại Lợi. Bề ngoài lão ta chỉ là một lái buôn
giàu có, nhưng bên trong lại là một “đại gia” ăn chơi chính hiệu. Dư
luận thời ấy kháo nhau rằng, mỗi khi đặt chân lên Sài Gòn và xuất hiện
tại các vũ trường thì lão Đại Lợi là một “ngôi sao” sáng nhất.
Đáng
chú ý, vì được ví là “đại gia” nên lão Đại Lợi chơi rất sộp và dữ dằn.
So với trung tá nắm trong tay ngành quân vận của chế độ Ngô Đình Diệm là
Trần Ngọc Thức thì vẫn còn thua xa.
Là một kẻ
đang muốn “chiếm lấy” Cẩm Nhung nên khi thấy lão Đại Lợi xuất hiện tại
vũ trường Kim Sơn, trung tá Thức đã đánh hơi được mối hiểm nguy tiềm
tàng đối với mình. Đó là, lão Đại Lợi sẽ “hớt tay trên” Cẩm Nhung của
trung tá Thức. Do đó, trung tá Thức tìm mọi cách để ngăn chặn hiểm họa
ấy. Từ đây, một kế hoạch được vạch ra…
Sự vắng mặt đột ngột của vũ nữ Cẩm Nhung không chỉ khiến
cho đám dân chơi hụt hẫng, mà chính chủ nhân vũ trường Kim Sơn và những
người phụ trách các dịch vụ khác cũng lo sốt vó.
Bởi, Cẩm Nhung thời đó chính là
“nhân vật quan trọng nhất” của các đêm nhảy. Khách tới dẫu không nàng
hoa khôi nhảy cùng bài nào, nhưng cũng thích nhìn thấy cô bé “Bắc kỳ
xinh xắn” đó có mặt, lướt như “tiên nữ” trên sàn nhảy.
Bên ngoài vũ trường luôn có hai người phụ nữ lớn tuổi đứng “canh me” trung tá Thức. (Ảnh minh họa)
Vung tiền tìm người đẹp mất tích
Tất
nhiên, sự vắng mặt này của Cẩm Nhung đã khiến cho một trong hai nhân
vật chóp bu là trung tá Trần Ngọc Thức và lão Đại Lợi (đã nhắc đến trong
các kỳ báo trước) lồng lộn lên. Nhưng tại sao chỉ một một? Điều này có
lẽ trung tá Thức đã có câu trả lời ngay trong nửa giờ đầu, lúc vũ trường
bắt đầu “tuộc nê” (tua nhạc để nhảy, đây là từ chuyên môn dành cho dân
chơi vũ trường và các vũ nữ).
Trong thời gian
tuộc nê, lão trung tá Thức ngồi chậm rãi uống rượu. Đối thủ của lão ta
là lão Đại Lợi cũng trong tình trạng như vậy. Hai người ngồi ở hai bàn
khác nhau, nhưng đều có một mục đích chung, là chờ để được ôm tấm thân
nõn nà, đầy quyến rũ của Cẩm Nhung, lướt theo điệu nhạc và “boa” cho
người đẹp.
Tuộc nê được khoảng 25 phút, bỗng
dưng trung tá Thức đứng bật dậy, bước ra khỏi cửa vũ trường trước sự
ngạc nhiên của lão Đại Lợi.
Đặc biệt là trước
khi đi, lão trung tá Thức đã kịp gọi tài pán vũ trường (người quản lý vũ
nữ) tên Vân tới, nhét cho một cọc tiền và dặn nhỏ cô nàng là đem tiền
này chia đều cho các vũ nữ đang nhảy ở vũ trường đêm ấy, mỗi người một
phần, coi như món quà đặc biệt của ngài “quan năm” (cầu vai trung tá
Thức có năm hoa mai bạc).
Việc vắng mặt đột ngột
của hoa khôi vũ trường Cẩm Nhung đêm hôm đó, và sự rút lui sớm của lão
trung tá Thức mặc dù rất kỳ lạ nhưng chỉ làm cho lão Đại Lợi khó hiểu
chút ít.
Thế nhưng, phải đến 10 phút sau, khi lão trung tá Thức
Vào cuối năm 1963, trong một dịp tình cờ, tác giả ngồi
đối diện với một anh chàng tuổi chưa quá 30, nhưng nét mặt phong trần và
bặm trợn tại một quán bia.
Cuộc gặp bất ngờ
Bằng
kinh nghiệm của mình, tài pán Vân (người quản lý vũ nữ tại các vũ
trường) đã linh tính một điều gì đó không hay sắp xảy ra cho bông hoa
sáng rực của vũ trường Kim Sơn là Cẩm Nhung.
Chị
ta đã nói rất nhanh viên tay bảo vệ vũ trường: “Anh cẩn thận với mấy
con mụ đó. Thiệt ra, tui không bênh vực chuyện tình cảm riêng tư gì giữa
Cẩm Nhung với mấy tay khách “đại gia” kia. Nhưng ở vũ trường này, công
việc làm ăn ở đây là nồi cơm chung của chúng ta, trong đó có anh, tôi và
mấy chục vũ nữ khác nữa, chứ không riêng gì Cẩm Nhung”.
Vụ án vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit được báo chí Sài Gòn trước năm 1975 liên tục đăng tải.
Tay
bảo vệ cũng nhận xét: “Xem ra những con “mảnh hổ” đói mồi này sẽ không
để cho chúng ta yên đâu. Nói thiệt với cô, Cẩm Nhung làm ở đây chưa lâu,
con bé cũng chẳng có họ hàng gì với mình, nhưng thấy tính tình, tui
cũng thấy thương và tội nghiệp con nhỏ đó lắm…”.
Trước khi quay ra cổng làm nhiệm vụ, tay bảo vệ còn
nói rất khẽ với tài – pán Vân: “Mới hôm qua, khi nghe tui than thằng
con bị sốt nặng phải nằm một chỗ, Cẩm Nhung liền móc tui đưa cho tui 100
đồng để lo thuốc thang. Cầm tiền con nhỏ mà tui cảm động muốn khóc. Tui
mong là sắp tới, Cẩm Nhung sẽ không gặp phải chuyện gì xấu…”.
Vào
cuối năm 1963, trong một dịp tình cờ, tác giả ngồi đối diện với một nam
thanh niên chưa quá 30 tuổi, nhưng nét mặt phong trần và bặm trợn tại
một quán bia trong “khu dân sinh”.
Theo trí nhớ
của tác giả, thời điểm này, có một khu vực rộng lớn được bao quanh bởi
một phía là đường Borress (đường Ký Con ngày nay), một bên là đường Le
Fèbvre (ngày nay là đường Nguyễn Công Trứ), bên trái là đường Phó Đức
Chính ngày nay và đường Hamelin (sau đó đổi tên thành đường Hồ Văn Ngà,
nay là đường Nguyễn Thái Bình).
Mạnh đột ngột rót hết chai bia ra ly rồi ực một hơi
trước khi nói: “Vẫn còn sót một người phụ nữ thứ 3 và đặc biệt còn sót
một thằng nữa. Mà anh biết thằng đó là ai không?”.
Thủ phạm “hụt”
Tác
giả tiếp tục nói với Mạnh: “Tôi nhớ sau khi vụ án tạt axit vũ nữ Cẩm
Nhung xảy ra, nhà chức trách đã bắt được thủ phạm chính gây án. Chưa
hết, thủ phạm còn phải trả một cái giá rất đắt. Vụ án gây chấn động dư
luận này đều được báo chí đăng tải đầy đủ. Đến bây giờ, nhà chức trách
cũng không phát hiện thêm ai là tòng phạm cả. Anh biết rõ hai người còn
sót này à?”. Thật bất ngờ, Mạnh đáp nhanh: “Người phụ nữ đồng thủ phạm
thứ 3 mà tôi muốn nói ở đây chính là mụ vợ của lão Đại Lợi. Còn thằng
đàn ông kia chính là tôi đây…!”.
Nửa thế kỷ sau, báo chí vẫn còn nhắc lại vụ thảm án chấn động dư luận này.
Hơn
5 năm làm báo, đó là lần đầu tiên tác giả bất ngờ trước một sự thật của
gã giang hồ đã từng biết tiếng nghe tên. Một lần nữa, tác giả nhìn Mạnh
rồi hỏi với giọng nghiêm túc: “Anh nói thật chớ? Và tôi cũng xin nhắc
lại với anh rằng, bản án dành cho các thủ phạm vụ tạt axit Cẩm Nhung đã
được tuyên rồi. Tất cả những ai dính líu đều đang ở trong tù hết, kể cả
tay trung tá Thức là đầu dây mối nhợ gây ra vụ thảm án cũng bị cho về
hưu. Vậy anh có nghĩ tới tiết lộ của anh hôm nay, nếu lọt tới tai nhà
chức trách thì họ có thể truy cứu anh trách nhiệm hình sự hay không?”.
Mạnh cầm chai bia thứ 2 rót đầy ly cối cho mình mà
không cần bỏ thêm đá rồi tiếp tục ực mấy hơi liền. Anh ta cười khà khà,
giọng cười đượm nhiều chua xót, nói nhanh: “Chính vì không bị trừng trị
cho nên tôi ray rứt mãi. Bây giờ, tôi phải tự thú với một nhà báo như
anh. Nếu như anh đưa câu chuyện tôi sắp kể lên mặt báo thì tôi sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tôi tin anh sẽ không làm như
vậy...”.
Tác giả vừa cười vừa nói để cho anh ta
yên lòng: “Tôi cũng xin nói thật để anh yên tâm. Những vụ án xảy ra
trước năm 1963 ở Sài Gòn đều đã bị vô hiệu hóa. Bởi, sự kiện chính trị
nhóm các tướng lĩnh nhóm Dương
Lần gặp tiếp theo này, Mạnh hẹn tác giả tới quán Biên
Thùy. Khi tác giả đến nơi đã thấy Mạnh tới trước, đang ngồi bên dĩa đầu
cá lóc hấp nghi ngút khói. Điều này khiến cho tác giả hơi bất ngờ.
Giọt nước mắt đàn ông Vào thập niên 60 và cho đến sau này, ở khu chợ cá
Cầu Ông Lãnh có một quán đặc sản mà hầu như người dân Sài Gòn nào cũng
biết. Đó được gọi với cái tên dễ nhớ là quán Biên Thùy. Sở dĩ nó được đặt tên này, bởi khu vực chợ cá Cầu
Ông Lãnh nằm dọc theo đường Bến Chương Dương từ gần cầu Calmettre ngày
nay chạy dài tới chân Cầu Ông Lãnh khi cầu chưa làm mới như bây giờ. Đó là khu chợ cá đồng và hoa quả nổi tiếng lớn nhất
Sài Gòn. Hằng đêm, hàng trăm xe cá từ các tỉnh miền Tây lũ lượt chở
những con cá đồng đặc sản của vùng sông nước miền Tây về đây.
Khu vực quán Biên Thùy.
Tận dụng đặc điểm này nên một tay giỏi kinh doanh đã
mở một quán ăn đặc sản nằm trong một con hẻm nhỏ sát bên đầu chợ cá
xuống giáp tận mé sông Bến Nghé, chuyên kinh doanh cá lóc nướng và cá lóc hấp. Cái tên quán Biên Thùy ý giới thiệu rằng vùng vựa cá
này chẳng khác nào một cái biên thùy tiếp giáp giữa thành phố với vùng
biên viễn Tây Nam Bộ xa xôi. Quán không sang trọng chỉ là một dãy nhà
tôn lụp xụp nằm bên bờ sông có phần xập xệ và luộm thuộm nhưng rất đông
khách. Bởi một đặc điểm, đây là nơi duy nhất của Sài Gòn có
món ăn chế biến từ con cá lóc tươi mới chở lên từ miền Tây. Với con cá
lóc được nướng trui theo kiểu miền Tây hay được cắt riêng phần đầu để
hấp – vốn là món ăn khoái khẩu của dân nhậu – quán là nơi quyến rũ thực
khách mạnh mẽ. Quán kinh doanh phục vụ dân ăn đêm ở Sài Gòn nên bắt
đầu mở cửa vào lúc ba bốn giờ chiều cho tới sáng. Chữ “Biên Thùy” ở đây
có nghĩa là ranh giới giữa ngày và đêm bị sang bằng bởi một món ăn đủ
sức hấp dẫn dân chơi Sài Gòn. Tác giả tới, chưa kịp yên vị, Mạnh đã chủ động đưa
hai ly rượu rót sẵn lên, anh ta một ly, tác giả một ly và nói cộc lốc
chỉ một chữ: “Uống!”. Lối nói chuyện cục ngủn đó, tác giả đã quen với
anh chàng giang hồ cộm cán này. Đã qua vài lần tiếp xúc với anh ta,
nhưng lần này, cái âm thanh khàn đục cộc lốc với chữ “uống” bỗng dưng
khiến tác giả sững sờ. Sau tiếng nói khô khốc ấy, Mạnh bật khóc!. Tác giả ngơ ngác nhìn sửng vào mặt anh ta để tìm hiểu tại sao
anh ta có thái độ như vậy. Ngay lúc đó, có một người đàn ông trung niên
dáng thấp đậm – lần đầu tiên gặp tác giả. Anh ta đứng phía trong quầy
hàng của quán, chứng tỏ không phải là khách bên ngoài mới tới và lập tức
anh ta xác định vị trí của mình bằng câu nói: “Tôi mở quán này ba, bốn
năm nay rồi, nhưng chưa bao giờ thấy thằng này nó như vầy!”. Rồi ông ta giải thích thêm để tác giả đỡ phải ngạc
nhiên: “Mạnh với tôi là bạn và chúng tôi hiểu nhau như hai anh em ruột.
Cả mấy tháng nay nó biến đi đâu mất. Vừa rồi, nó đột ngột xuất hiện và
buộc tôi phải tìm cho một cái đầu cá loại ngon nhất, mà phải đúng là cá
lóc đồng chớ cá bông nó không chịu. Nó nói với tôi rằng hôm nay nó cần
đãi một người khách. Tôi hỏi nó có phải là khách quý, nó đáp rằng còn
hơn là khách quý nữa. Tôi không ngờ nó lại chờ anh”. Một gã giang hồ còn biết liêm sỉ Có lẽ không muốn để cho người chủ quán nói thêm,
Mạnh nốc một hơi đánh trốc một cái cạn ly rượu đế, rồi tự tay mình rót
tiếp ly thứ hai. Anh ta nói qua màng nước mắt với tác giả: “Tôi muốn mời
anh uống với tôi hôm nay đủ ba ly. Chỉ ba ly thôi rồi anh em mình chia
tay sau khi ăn cho hết cái đầu cá ngon nhất này. Tôi không biết anh đã
ăn cơm chưa, hay có thích thú với món đầu cá hấp ở quán Biên Thùy này
hay không, nhưng tôi vẫn muốn anh hãy chiều tôi như lời tôi vừa mời. Nào
anh vô ly thứ nhất đi còn tôi thì ly thứ hai”. Tác giả đành phải đưa ly rượu đế lên miệng nốc cạn
một hơi giống như anh ta. Mặc dù khả năng uống rượu đế của tác giả không
thể nào sánh được với một tay giang hồ cộm cán như Mạnh.
Khu vực chợ cá Cầu Ông Lãnh.
Tuy vậy, khi nghe tác giả đánh trốc một cái cạn ly rượu thì Mạnh kích động thốt lên với giọng vẫn chưa ráo nước mắt. “Đây là những giọt nước mắt đầu tiên và cũng là
những giọt cuối cùng của tôi. Mặc dù là thằng giang hồ bị đời lên án lâu
nay, nhưng tôi vẫn tự hào mình là thằng giang hồ còn biết liêm sỉ! Anh
là ký giả, tức là người khác giới với tôi, hiểu biết hơn tôi, vậy mà
chấp nhận cuộc hẹn với tôi rồi lại còn uống với tôi ly rượu như thế này
nữa, vậy thì tôi mãn nguyện lắm rồi. Tôi nghĩ rằng đời giang hồ của mình
trước khi chấm dứt ít ra vẫn còn cảm nhận được đời mình vẫn chưa đến
nỗi bỏ đi…”. Thấy anh ta cứ nói lòng vòng mãi mà chưa vô chủ đề
chính, nên dẫu đang bị mùi thơm của cái đầu cá lóc hấp lôi cuốn, quyến
rũ nhưng tác giả vẫn chưa động đũa. Bất ngờ Mạnh đi thẳng vào đề: “Những
điều tôi nói với anh hôm trước có liên quan tới vũ nữ Cẩm Nhung, đến
hôm nay anh còn có muốn nghe nữa không. Nếu muốn thì trước khi uống nốt
ly rượu thứ ba tôi sẽ nói cho anh nghe”. Dĩ nhiên là tác giả rất muốn nghe điều đó. Bởi từ
khi xảy ra vụ đại án gây chấn động cả Sài Gòn, thì không ngày nào tác
giả không muốn lục tung hết mọi ngõ ngách, mọi đầu dây mối nhợ để mong
muốn tìm được dấu vết gì đó của câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt
liên quan tới cô vũ nữ xinh đẹp này. Tác giả nhanh nhẹn gật đầu giọng nghiêm túc: “Nếu
anh vẫn còn coi tôi là bạn, thì tôi muốn được nghe chính miệng anh kể
câu chuyện đó. Bởi tôi nghĩ rằng, anh là người có đủ tư cách để cho tôi
biết thêm những gì mà mấy tháng nay dư luận và báo chí Sài Gòn đã bàn tán nát nước hết, nhưng vẫn có vài điều còn là nghi vấn, bí ẩn…”. Mạnh cầm đôi đũa của tác giả gắp một miếng cá hấp
lớn cho vào chén rồi nói: “Trong con cá lóc, cái đầu với bộ ruột đính
kèm theo là phần ngon nhất phải không anh? Hôm nay, tôi mời anh đúng cái
phần ngon này để cho anh thấy, mặc dầu đã được đánh vảy, chặt tỉa gọn
gang, nhưng nó vẫn còn toát lên nguyên vẹn vẻ đẹp và hấp dẫn của con cá
lóc đồng, đúng không?”. Bất ngờ nghe anh chàng triết lý, tác giả bật cười
khan, rồi gật đầu đáp: “Anh nói hoàn toàn đúng, phần này đúng là phần
ngon nhất cuả con cá và cũng là phần đẹp nhất nữa. Đặc biệt là hai cái
má trắng phau cũng như cái trùm ruột dính theo mà anh vừa gắp cho tôi,
thì đúng không có phần nào khác trong cơ thể nó so sánh bằng!”. Rồi thật bất ngờ giọng của Mạnh khan đặc nhưng đầy
chua chát nói một câu khiến tác giả kinh ngạc: “Vậy mà họ đã đang tâm
hủy hoại nó một cách không thương tiếc. Anh hiểu ý tôi nói gì không
vậy?”. Lần đầu tiên, nghe anh chàng giang hồ hỏi mắc, tác
giả kinh ngạc, giương mắt nhìn anh ta chưa kịp hỏi thì Mạnh đã chuẩn bị
câu trả lời, vụt nói ngay: “Tôi muốn kể cho anh nghe chuyện người ta
chuẩn bị để hủy hoại cái phần đẹp nhất trên cơ thể một sinh vật như thế
nào. Khuôn mặc với đôi má căng tròn, hồng phấn, cặp mắt long lanh, đôi
môi hình trái đào quyến rũ mà tôi vừa mạn phép tả kia chính là khuôn mặt
của người con gái mang tên Cẩm Nhung”.
Cho đến lúc này thì tác giả hiểu anh ta đang muốn nói gì
nên vụt đáp: “Anh muốn nói tới vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị hủy hoại nhan
sắc?”. Một lần nữa Mạnh bật lên tiếng khóc.
Anh ta lần thứ ba đánh trốc một cái
cạn ly rượu đế, rồi gục hẳn trên bàn, đôi vai run run, giọng khan đặc.
Lúc đó, tác giả nghĩ, có lẽ nước mắt đang chặn ngang cổ họng anh ta.
Một lượng vàng để hủy hoại một nhan sắc
Mạnh
kể với tác giả: “Đêm hôm đó, tôi được cả hai mụ đàn bà nhiều tiền của
và thế lực nhờ làm một việc như những gì tôi mô tả lại. Tôi từng nói với
anh rằng, tôi cặp bồ với cháu gái của mụ Chín Đen, cũng như tôi từng là
“đệ tử ruột” của lão Đại Lợi.
Từ đầu mối đó,
tôi quen được với mụ vợ tay trung tá Trần Trọng Thức. Trước đêm định
mệnh đó, hai người đàn bà này đã gặp trực tiếp tôi, nhân danh điều mà họ
gọi là “bảo vệ hạnh phúc gia đình” đưa cho tôi một lượng vàng, yêu cầu
tôi làm đúng một việc mà theo họ thì tôi thừa sức làm trong 30 giây. Đó
là hủy hoại nhan sắc của Cẩm Nhung…”.
Khuôn mặt xinh đẹp của vũ nữ Cẩm Nhung bị hủy hoại bằng axít.
Mạnh tiếp tục kể: “Anh biết rồi đó, tôi là một
thằng giang hồ, tay đã từng nhuốm máu, đã từng không từ chối bất cứ cuộc
đâm thuê, chém mướn nào. Thế nhưng, không hiểu vì sao lúc đó tôi lại
thẳng thừng từ chối. Mặc dù vậy, tôi rất ân hận và cảm thấy bản thân
mình thật hèn hạ. Phải chi tối hôm đó, tôi dũng cảm ngăn chặn âm mưu tội
ác của họ một cách quyết liệt và dứt khoát, chứ không lẳng lặng bỏ đi,
mặc cho tội ác xảy đến…”.
Khi kể đến đây, Mạnh
đã uống xong ly rượu đế thứ ba. Nhưng bất ngờ, Mạnh đứng dậy chìa tay ra
cho tôi bắt rồi nói một cách dứt khoát: “Tôi đã nói hết rồi. Cuộc lánh
mặt, trốn tránh của tôi cũng coi như là chấm dứt từ ngày hôm nay. Tôi đã
nhẹ hẳn lương tâm khi trút bỏ nó ra được với anh, một nhà báo đã theo
sát sao vụ thảm án của cô vũ nữ Cẩm Nhung từ lâu nay. Tôi chỉ xin anh từ
nay nếu có nhắc tới Mạnh “cầu muối” này thì cũng xin cho nó nửa câu”.
Vụ tạt a xít ca sĩ Cẩm Nhung: 'Đóa hồng'... bạc mệnh (9)
Đêm ấy, lúc 22h, cả xóm nhà tôi xôn xao hẳn lên, thiên hạ kéo nhau chạy
rầm rập qua cây cầu ván gập ghềnh của khu xóm Sáu Lèo và tập trung đông
nghẹt trước đầu hẻm, nơi vừa xảy ra thảm án.
Thảm án kinh hoàng
Những
người chứng kiến bàng hoàng kể lại: “Cô gái ấy đi trên một chiếc taxi
chạy từ hướng chợ Bến Thành rồi xe quẹo chữ U qua đầu đường Nguyễn Khắc
Nhu, ngừng lại đúng con hẻm này. Cô nàng khoan thai bước xuống xe, đi
vào ngôi nhà nhỏ của mình trong một con hẻm nhỏ. Con hẻm ấy ăn thông từ
đường Trần Hưng Đạo qua đến đường Cô Bắc”.
Thông tin về vụ tạt axit Cẩm Nhung được đăng tải trên trang nhất một tờ báo tại Sài Gòn xưa.
Những
người dân này cho biết thêm: “Người ta đã kịp chở cô ấy đi rồi. Chúng
tôi nghe nói đó là một cô vũ nữ đẹp mê hồn”. Người khác lại ngạc nhiên
hỏi: “Nghe nói vụ tạt axit chỉ diễn ra trong vòng 30 giây mà thương tích
vô cùng nặng?”. Trong khi đó, một người đạp xích lô thông tin: “Cái
chất axit đó chỉ cần tạt vào mặt thôi thì coi như toi đời ! Nghe nói cô
gái vũ nữ bị tình địch đánh ghen núp sẵn ở đầu hẻm. Khi cô ta vừa bước
xuống xe thì bị kẻ thủ ác ra tay dã man. Khi tôi vừa đạp xe đến đây thì
vừa lúc nghe nạn nhân hét lên một tiếng “trời ơi” rồi gục xuống”.
Vào
thời khắc vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit, tác giả là một trong hàng trăm
người dân hiếu kỳ có mặt tại hiện trường. Đến sáng ngày hôm sau, tác giả
và người dân Sài Gòn rúng động trước dòng tít trên trang nhất: “Một vũ
nữ bị tạt axit cháy cả khuôn mặt!”. Thậm chí, có tờ báo còn đăng chi
tiết hơn với hình ảnh và tên tuổi nạn nhân: “Nạn nhân bị tạt axit vào
giữa đêm tại đường Trần Hưng Đạo. Danh tính nạn nhân là vũ nữ Cẩm
Nhung”.
Tác giả phải công nhận rằng, báo chí
thời đó rất nhanh nhạy trong việc tường thuật vụ án. Do đó, chỉ ngay
sáng ngày hôm sau, các tờ báo đã tường thuật rất chi tiết về vụ tạt axit
vũ nữ Cẩm Nhung. Để bạn đọc hiểu rõ về bối cảnh của vụ án, tác giả xin
lược lại chi tiết về vụ án tạt axit vũ nữ Cẩm Nhung trên một tờ nhật báo
lớn nhất thời điểm ấy: “Một vụ án chấn động vừa xảy ra đêm qua, ngay
giữa trung tâm Sài Gòn. Tại hiện trường, khi mọi người hay tin chạy tới
thì nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, những dấu vết còn loang
lổ trên nền xi măng của vỉ hè đối diện với hẻm Nguyễn Văn Dụng, gần hãng
nhập cảng phụ tùng ô tô Indocomptoire (nay là rạp hát Trần Hưng Đạo).
Sau khi vào cuộc điều tra, nhà chức trách xác định, vụ án xảy ra vào lúc
22h10 đêm 18/7/1961. Nạn nhân là cô vũ nữ tài sắc tên Cẩm Nhung. Thủ
phạm gây ra vụ việc là phu nhân của sĩ quan ngụy và thương nhân cỡ lớn
nào đó”.
Qua ngày hôm sau, các tờ báo tiếp tục
đăng tải thông tin kỹ hơn về vụ án. Theo đó, nhà chức trách nhanh chóng
lần ra được tung tích của thủ phạm. Người chủ mưu vụ triệt hạ dã man vũ
nữ Cẩm Nhung là vợ một viên trung tá, nghe nói là chỉ huy phó ngành binh
vận có tên là T.N.T. (sau đó báo chí công khai luôn tên là trung tá
Trần Ngọc Thức). Cụ thể, vị phu nhân của trung tá Thức là bà Lâm Thị
Nguyệt. Và còn nữa, qua khai thác bước đầu thì nhà chức trách đã nắm
thêm một thông tin hết sức quan trọng, rằng ngoài kẻ chủ mưu nhưng không
trực tiếp gây án là bà Nguyệt thì còn có một thủ phạm chính, tức là
người cầm lon axit tạt vào người vũ Cẩm Nhung. Và chỉ trong 12 tiếng
đồng hồ sau, nhà chức trách đã nắm được manh mối, đồng thời câu lưu thủ
phạm. Đó chính là một nữ giang hồ tên Chín Đen. Thị này chính là người
cầm lon axit tạt thẳng vào mặt Cẩm Nhung rồi chạy biến vào xóm Sáu Lèo.
Chân dung kẻ thủ ác
Sau
đó, nhà chức trách không khó để tìm ra mụ giang hồ từng có nhiều thành
tích bất hảo, có gốc gác ở một tỉnh miền Tây. Ngay lập tức, mụ Chín Đen
bị bắt giữ. Bước đầu, thị đã thừa nhận toàn bộ hành vi tội ác. Đồng
thời, thị cho biết để thực hiện vụ tạt axit vũ nữ Cẩm Nhung, thị đã nhận
tiền công là 2 lượng vàng.
Bên cạnh đó, báo chí
còn đăng tải, bên cạnh hai thủ phạm vừa nêu, nhà chức trách còn đang
truy lùng thêm vài đối tượng nữa để đưa ra pháp luật trừng trị. Sau khi
đăng tải kỹ thông tin về hung thủ của vụ án, báo chí còn đăng các thông
tin về vũ nữ Cẩm Nhung. Theo đó, cô vũ nữ xinh đẹp này sinh năm 1940.
Đầu năm 1955, cô di cư từ ngoài Bắc vào sinh sống tại Sài Gòn. Hoàn cảnh
gia đình của Cẩm Nhung khá nghèo. Từ khi vào Sài Gòn, Cẩm Nhung nổi
tiếng bởi nhan sắc trời cho. Khi vào làm việc tại vũ trường Kim Sơn, Cẩm
Nhung nhanh chóng trở thành vũ nữ đẹp nhất và là vì sao sáng nhất trong
các vũ nữ tại Sài Gòn.
Cũng theo tường thuật
của các báo thì nạn nhân sau khi vào bệnh viện Sài Gòn đã rơi vào trạng
thái hoảng loạn và đau đớn tột cùng. Toàn bộ khuôn mặt đẹp như tiên nữ
của cô nàng trước đó đã bị axit hủy hoại gần như toàn bộ. Chưa dừng lại
đó, do axit ăn sâu vào da thịt nên những cơn đau đớn mà Cẩm Nhung phải
chịu đựng là không thể tưởng tượng nổi. Theo đánh giá ban đầu của các
bác sĩ thì tình trạng sức khỏe của Cẩm Nhung nguy kịch. Việc giữ được
tính mạng đã khó, nói chi đến việc giữ được sắc đẹp cho cô vũ nữ này.
Tác
giả nhớ rõ, thời điểm bấy giờ, người Sài Gòn từ già đến trẻ, từ phụ nữ
đến đàn ông, từ bình dân cho đến tri thức… đều say sưa đọc các tin tức
trên báo về vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt axit. Báo chí Sài Gòn nhờ thông
tin nóng sốt liên quan đến Cẩm Nhung mà bán như tôm tươi. Những hình ảnh
thê thảm của nạn nhân đang nằm trong bệnh viện Sài Gòn được đăng tải
đầy đủ. Đồng thời, các tờ báo còn đưa ảnh chân dung của hai thủ phạm
chính, một là vợ viên trung tá Trần Ngọc Thức và ảnh của ác phụ Chín
Đen.
Tác giả là người bị sốc khi độc tới chi
tiết về mụ Chín Đen này. Bởi tác giả biết mụ ta quê ở Núi Sập (tỉnh Long
Xuyên, nay là tỉnh An Giang). Người phụ nữ độc ác này cùng quê với tác
giả. Thuở nhỏ khi ở quê, tác giả có biết và nghe nói về con người này.
Mụ ta thời ấy không phải là kẻ ác, chỉ là người ít học. Thị làm đủ thứ
nghề linh tinh, kể cả nghề chạy mối, chạy cò và thỉnh thoảng còn dính
tới giới đỏ đen phức tạp nữa. Do đó, khi biết mụ Chín Đen là thủ phạm
gây ra vụ tạt axit Cẩm Nhung thì những người đồng hương đều ngán ngẩm,
trong đó có tác giả. Chính bà chị lớn của tác giả lúc ấy đang ở chung
nhà, khi đọc những tin tức về mụ Chín Đen đã đưa ra kết luận: “Từ khi
lên Sài Gòn sống bên xóm Sáu Lèo, mụ Chín Đen đã thay đổi bản chất con
người lương thiện. Do đó, hầu như không có ai thích giao du với mụ ta.
Bên cạnh đó, xóm Sáu Lèo tập trung những thành phần phức tạp. Với điều
kiện sống như vậy thì không việc gì mà mụ ta không dám làm”.
Cũng
qua vụ tạt axit Cẩm Nhung, báo chí mới khai thác sâu hơn về con người
trung tá Thức. Tay đó vốn giữ chức vụ lớn trong một ngành được xem là
béo bở của quân đội Sài Gòn thời ấy là ngành quân vận (sau này gọi là
công binh). Có thể nói, đây là ngành mà người làm bên trong có thể tham ô
tiền bạc rất nhiều. Từ khi giữ chức vụ trong hai ngành này, trung tá
Thức tận dụng vơ vét tiền bạc để làm giàu bất chính. Do rủng rỉnh tiền
bạc nên trung tá Thức thường xuyên lui tới các vũ trường nổi tiếng tại
Sài Gòn, trong đó có vũ trường Kim Sơn. Đặc biệt, bên cạnh trung tá Thức
luôn có hàng tá bồ nhí xinh đẹp là các vũ nữ đang làm việc tại các vũ
trường. Với tiềm lực tài chính mạnh của mình, trung tá Thức nhiều lần
tìm cách chinh phục Cẩm Nhung để cô nàng này đồng ý làm người tình. Tuy
nhiên, “bông hoa” đẹp nhất vũ trường Sài Gòn không đồng ý, mà có né
tránh.
Thời ấy, báo chí Sài Gòn còn đăng tải
thông tin Cẩm Nhung chính là vợ bé của trung tá Thức. Chính điều này đã
khiến cho vợ trung tá Thức nổi cơn cuồng ghen và lên kế hoạch vụ tạt
axit kinh hoàng. Tuy nhiên, những thông tin này nhanh chóng được xua tan
khi sự thật về nơi ở của Cẩm Nhung được tiết lộ. Theo đó, ngôi nhà mà
Cẩm Nhung ở trong hẻm nhỏ xuyên từ đường Trần Hưng Đạo qua đường Cô Bắc
không phải là ngôi nhà sang trọng do trung tá Thức mua tặng. Thực chất
căn nhà đó chỉ là ngôi nhà thuê chưa đầy nửa năm khi chuyển từ khu phố
nghèo bên quận 4 về. Liên quan đến vấn đề này, một tờ báo đã kết luận:
“Tin đồn Cẩm Nhung là vợ bé của trung tá Thức là sai sự thật. Bởi, nếu
Cẩm Nhung là vợ bé của trung tá Thức, người nổi tiếng giàu có thì không
thể ở căn nhà tồi tang như vậy được”.
Vụ thảm án xảy ra quá nhanh, chỉ trong tích tắc đã làm rúng động cả Sài Gòn thời ấy.
Cái đêm kinh hoàng 18/7/1961 là đêm
định mệnh giáng xuống cuộc đời một cô gái bé bỏng chỉ vì cơm áo gạo
tiền mà vướng phải cái vòng oan nghiệt. Để rồi bị người ta gán cho tội
giật chồng, phá hoại gia trang người khác…
Người dân chỉ trích hành động tạt a xít nhẫn tâm
Trần Lệ Xuân tuyên bố cứu Cẩm Nhung… nhưng rồi bỏ mặc.
Sau
thảm án vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt a xít trước đầu con hẻm bên lề đường
(Galíeni) Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM), người dân Sài Gòn mới biết
được chân tướng sự việc.
Thật ra Cẩm Nhung không
phải là một loại “quỷ cái” chuyên cướp chồng người khác và phá hoại
hạnh phúc gia đình kẻ khác. Cẩm Nhung không phải là một cô gái đáng bị
kêu “án tử” như những kẻ nhân danh bảo vệ hạnh phúc gia đình đã nghĩ
trước đó.
Trong vụ thảm án này, tác giả nhớ thời
ấy có mấy chục tờ nhật báo ở Sài Gòn đều đăng lại hình ảnh của Cẩm
Nhung nằm đau đớn trên nền đất đầu con hẻm cùng với hình ảnh thảm hại
của nạn nhân nằm trong bệnh viện Sài Gòn. Những hình ảnh ấy đã đánh động
những con tim còn biết thổn thức của người dân Sài Gòn. Tác giả đã sống
vào giây phút ấy và cảm nhận được tất cả mọi điều.
Thật ra, công bằng mà nói thì dư luận kết tội vũ nữ
Cẩm Nhung chỉ có một số ít người mà thôi. Thậm chí, số người có chồng
trăng hoa, không phải cũng đứng về phía những người nhân danh “bảo vệ
hạnh phúc gia đình” để ra tay tàn độc kia.
Thật
ra, khi hiểu rõ hơn về nội tình vụ án, ai cũng thấy rằng bản án mà người
ta chụp lên đầu cô vũ nữ đáng thương ấy là quá nặng nề.
Nếu
bảo rằng vũ nữ Cẩm Nhung dùng nhan sắc và lợi thế sắc đẹp của mình để
quyến rũ viên trung tá lắm tiền nhiều của và quyền lực như trung tá Trần
Trọng Thức thì một trăm phần trăm không đúng!
Bởi đơn giản là tài sản mà vũ nữ Cẩm Nhung có được trướ
Vụ tạt a xít Cẩm Nhung: Kiếp má hồng và gương mặt "quỷ" (11)
Vào thời điểm xảy ra vụ việc
tạt axit vũ nữ Cẩm Nhung, có một luật sư khá nổi tiếng tại Sài Gòn đứng
ra bênh vực, quyết đòi lại sự công bằng.
Vũ nữ Cẩm Nhung từng xuất hiện trên các đường phố Sài Gòn với thân phận ăn mày.
Người hành khất bí ẩn
Tác giả còn nhớ một số ký giả (nhà báo -
PV) trẻ, độc thân trong nghiệp đoàn ký giả tại Sài Gòn đã thẳng thắn
tuyên bố rằng: "Họ sẽ đứng ra vận động bảo trợ cho Cẩm Nhung, giúp cho
quãng đời còn lại của cô ấy không bơ vơ vô định. Thậm chí, có người còn
dám nói rằng sẵn sàng đứng ra làm chỗ dựa cuộc đời cho Cẩm Nhung".
Mặc dù tuyên bố như vậy, nhưng khi Cẩm
Nhung âm thầm rời bệnh viện. Ít ai gặp được và nhất là nhìn thấy gương
mặt bị hủy hoại của cô ấy ra sao.
Họ chỉ nghe nói rằng, toàn bộ khuôn mặt
đã bị biến dạng. Hầu như không ai có thể nhận ra đó là gương mặt của một
con người, chứ đừng nói chi là của một người đẹp. Nó chẳng khác nào là
gương mặt quỷ với đôi mắt tuy vẫn còn nhìn được nhưng nó ti hí và kèm
nhem.
Thật ra, do bức xúc và thương cảm mà các
ký giả mạnh miệng tuyên bố thế thôi. Chứ vào thời ấy, hầu hết họ chỉ có
tiếng chứ không có miếng. Đa số là nghèo nếu không muốn nói là kiết
xác. Cho nên vô tình chung, mấy lời tuyên bố trên đã bị một số người lên
tiếng phản đối.
Họ cho rằng Cẩm Nhung đã khổ lắm rồi, đã
xuống tới tận cùng địa ngục rồi. Vậy hãy để cho cô ấy yên, đừng tuyên
bố ầm ĩ này nọ, rồi thực hiện không được. Những lời nói đó chỉ làm đau
đớn thêm cho nạn nhân mà thôi.
Lúc này, người ta kêu gọi lòng từ tâm
của các tổ chức từ thiện, nhà thờ, chùa chiền đưa tay bảo bọc lấy cuộc
đời còn lại của cô ấy. Tuyệt nhiên không nghe ai nhắc lại lời tuyên bố
"lo trọn gói" của bà Trần Lệ Xuân (phu nhân cố vấn Ngô Đình Nhu, em dâu
Tổng thống đương nhiệm Ngô Đình Diệm) trước nữa. Bởi triều đại nhà Ngô
Đình Diệm – Ngô Đình Nhu lúc ấy đã lung lay dữ dội.
Cả bầu đàn thê tử gia đình nhà Ngô phải
dọn ra khỏi dinh Độc Lập, chuyển sang dinh Gia Long cư ngụ. Bà Trần lệ
Xuân cũng không còn thời gian, tâm trí đâu để mà nghĩ đến lời tuyên bố
của mình về vụ tạt a xít vũ nữ Cẩm Nhung. Vậy là bi kịch của cô vũ nữ
Cẩm Nhung có thể coi là chính thức hạ màn.
Thời đó, tác giả là người được báo Thời
cuộc, một tờ báo rất chịu lao vào những vụ chấn động xã hội như vụ Cẩm
Nhung, đặc phái cho đi theo kiểu khơi lại vụ án khi biết Cẩm Nhung đã
trốn bệnh viện âm thầm bước ra cái xã hội nhiều biến cố lúc ấy. Cho dù
đã cố gắng hết sức, mất cả năm 1963, tác giả vẫn không thể biết thêm
điều gì cụ thể về cô vũ nữ này.
Cho đến đầu năm 1964, thật bất ngờ, một
hôm tác giả nhìn thấy phía trước chùa Xá Lợi, có một người hành khất
ngồi lặng lẽ bên một cái xô bằng nhôm méo mó. Một người biết chuyện đã
mách với tác giả, người phụ nữ ấy chính là nạn nhân bị tạt a xít - cô vũ
nữ tài sắc Cẩm Nhung!
Tác giả không thể nào tin được điều họ
nói. Bởi người hành khất đang ngồi co ro kia mặc bộ đồ đen bạc màu. Trên
đầu chụp chiếc nón lá rách và ngồi khá lâu. Đặc biệt, người hành khất
này hầu như không ngẩng lên để xin xỏ hay chờ đợi sự bố thí của thiên
hạ.
Tác giả nghĩ rằng mình sẽ làm cái gì đó,
ít ra là tiếp cận được con người này để viết một bài dài về thân phận
một nạn nhân của tấn bi kịch. Sau đó, tác giả sẽ đưa lên báo và sẽ đánh
động lại dư luận một thảm án đã qua nhằm cứu vớt một cuộc đời bất hạnh.
Tuy nhiên, mọi dự tính của tác giả đã
không thành. Chưa đầy một tuần sau, khi tác giả trở lại chùa Xá Lợi thì
đã không còn thấy bóng dáng người hành khất bí ẩn nữa.
Tấn trò đời chưa dứt
Những biến động chính trị ở miền Nam,
đặc biệt là ở Sài Gòn sau năm 1963 đã kéo theo nhiều sự kiện thay đổi.
Trong đó có việc sau khi triều đại nhà Ngô bị lật đổ.
Đặc biệt, hung thủ liên quan đến vụ án
tạt a xít Cẩm Nhung là mụ Chín Đen cũng được phóng thích ra khỏi nhà
giam. Theo luật pháp thời ấy, đáng ra với mức án 10 năm, mụ ta phải ở tù
cho đến năm 1971 mới mãn án.
Về phía vợ trung tá Thức cũng vậy, nghe
nói mụ ta chỉ ở tù đúng hai năm. Sau đó, mụ ta được thả tự do và ung
dung trở lại cuộc sống bình thường. Lúc đó, có tin đồn mụ ta đi tu để
sám hối tội lỗi. Thế nhưng, thật ra mụ ta chỉ tung tin để xoa dịu dư
luận. Chứ mụ ta có đi tu ngày nào đâu.
Triều đại nhà Ngô sụp đổ khiến bà Trần Lệ Xuân quên đi lời hứa của mình với Cẩm Nhung.
Tấn thảm kịch của vũ nữ Cẩm Nhung tưởng
như tới đây là khép lại, sẽ đi vào quên lãng. Nhưng thật bất ngờ, vào
đầu năm 1964, ở Sài Gòn xuất hiện một thẩm mỹ viện. Vừa ra đời đã nổi
đình nổi đám. Bởi đó là thẩm mỹ viện lớn nhất nhì Sài Gòn thời ấy.
Bất ngờ hơn, chủ nhân của nó chính là phu nhân của trung tá Trần Ngọc Thức, kẻ chủ mưu tạt a xít vũ nữ Cẩm Nhung.
Ngày ấy, một ký giả lớn tuổi làm cùng với tác giả trong tòa soạn nhật báo Thời cuộc vừa lắc đầu vừa mỉa mai nói: "Đời
nó khốn nạn vậy đó! Thủ phạm hủy hoại nhan sắc của người khác, biến
người khác thành ác quỷ, lê lết kiếp ăn mày, lại là người trở thành chủ
nhân của một viện sửa sắc đẹp bậc nhất xứ này. Còn đau đớn, mỉa mai nào
lớn hơn không…".
Ngày đó, tác giả có viết một bài báo nêu
lên quan điểm: "Tại sao không bắt con người gây nên tội ác kia phải đưa
vũ nữ Cẩm Nhung vào chính cái viện sửa sắc đẹp của mụ ta, để buộc mụ ta
phải phục hồi nhan sắc cho cô vũ nữ?". Nhiều người đồng tình với tác
giả chuyện ấy. Nhưng đồng tình là một việc, bức xúc là một việc, còn
thực tế thì làm sao tác giả có thể làm được theo ý mình.
Đời nào người gây ra tấn bi kịch và tấn
trò đời mỉa mai ấy chịu nhận trách nhiệm lần nữa. Trong khi đó, cô vũ nữ
Cẩm Nhung cũng bắt đầu xuất hiện trên các đường phố Sài Gòn với thân
phận ăn mày. Thậm chí, vào cuối những năm của thập niên 60, tác giả và
mọi người còn nhìn thấy Cẩm Nhung ngồi lặng lẽ xin ăn trên các bến phà
về miền Tây.
Giây phút ấy, máu nghĩa hiệp, máu giang
hồ của tác giả trỗi lên và muốn chạy đi tìm ngay Mạnh Cầu Muối (nhân vật
đã xuất hiện trong các kỳ báo trước – PV) để nhờ anh ta cõng con người
hành khất kia chạy bay về giao cho mụ vợ trung tá Thức đang ở trong
"cung điện" thẩm mỹ của mình và bắt buộc bà ta phải đền bù tương xứng.
Tuy nhiên, cuối cùng tác giả cũng đành
bất lực nuốt nước mắt vào trong. Khi nhìn thấy tấm ảnh phóng to lộng
khung kính hẳn hoi, chân dung của Cẩm Nhung và viên trung tá đào hoa
Trần Ngọc Thức mà người hành khất đang đeo trên ngực, tác giả muốn lao
ngay tới, giật phăng bức ảnh ném xuống sông mới hả!
Tiếng hát xót xa gửi cuộc đời
Ngày đó, tác giả đã bật khóc khi đứng
trên phà Mỹ Thuận nhìn xuống mỏ bàn phà. Nơi đó có người phụ nữ ăn xin
với khuôn mặt bị tàn phá chẳng còn ra hình hài, ngồi dưới cơn mưa lất
phất. Bất chợt, người ấy cất lên tiếng hát mà cho dẫu ai có lòng gan dạ
sắt cũng phải bật khóc. Trong khi đó, ở một nơi cách hơn trăm cây số,
tại một thẩm mỹ viện, chính thủ phạm gây ra thảm cảnh đang ung dung tự
tại mỗi ngày mở hầu bao thu tiền.
(Còn nữa...)
Vụ tạt a xít Cẩm Nhung: "Ân đền oán trả" (12)
Sau đó ít lâu, một điều không ngờ nữa đã xảy ra. Tác giả vẫn còn nhớ rất rõ điều không ngờ đó.
Vào
những ngày cận Tết Nguyên đán, tác giả đi xe đò (xe khách – PV) về quê,
khi bước xuống phà Mỹ Thuận (tỉnh Vĩnh Long), trong cảnh chen lấn hối
hả của mọi người về quê ăn tết, một lần nữa tác giả đã gặp vũ nữ Cẩm
Nhung. Lúc đó, cô vũ nũ tài sắc một thời đang ngồi bất động trên mũi
chiếc phà.
Chưa hết những đoạn trường
Lần gặp này, tác giả thấy trên ngực Cẩm
Nhung chỉ còn khung ảnh chân dung của cô, thủa còn xuân sắc, chứ không
phải là ảnh chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức như đã thấy trước đó.
Chứng kiến cảnh đó, một người dân đi
trên chuyến phà liền nói với tác giả: “Cách đây không lâu, có vài người
lạ mặt bất ngờ xuất hiện rồi lao vào hành hung người phụ nữ có khuôn mặt
bị a xít ăn đó. Sau khi hành hung, nhóm người này đã xé nát tấm ảnh
chụp chung giữa người phụ nữ này và một người đàn ông. Sau khi sỉ vả
người phụ nữ thậm tệ, nhóm người trên mới bỏ đi”.
Khi nghe xong, tác giả mới ngạc nhiên hỏi: “Họ làm như thế để làm gì?”.
Sau đó, tác giả được biết chính gia đình vợ viên trung tá Thức đã mướn
người hành động như vậy nhằm xóa mọi dấu vết liên quan đến vũ nữ Cẩm
Nhung.
Cuộc
đời đau khổ của Cẩm Nhung được báo chí Sài Gòn xưa khai thác rất chi
tiết (Ảnh: Bìa một bài báo viết về cô vũ nữ tài sắc một thời của vũ
trường Kim Sơn).
Gia đình vợ viên trung tá Thức cho rằng,
việc Cẩm Nhung treo tấm hình chụp chung với trung tá Thức là muốn gợi
lại cho mọi người thấy, cô từng được người đàn ông trong ảnh yêu thương
và chính gia đình vợ ông ta đã đưa cuộc đời cô vào bi kịch.
Vài năm sau, hơn chục lần qua lại trên
các chuyến phà Mỹ Thuận, tác giả vẫn còn thấy Cẩm Nhung ngồi đó. Tuy
nhiên, sau mỗi lần gặp, tác giả lại thấy Cẩm Nhung ngày một tiều tụy,
héo hắt…
Cũng trên chuyến phà ấy, vào một chiều
mưa cuối năm, phà vắng khách, tác giả có dịp đứng gần Cẩm Nhung và nghe
rõ tiếng cô ấy khóc. Lấy hết can đảm, tác giả bắt chuyện với Cẩm Nhung.
Tuy nhiên, cô gái với khuôn mặt “của quỷ” không đáp trả mà lẳng lặng bỏ
đi.
Kể từ lần đó và cho đến sau này, tác giả
dẫu có đi trên chuyến phà Mỹ Thuận hàng trăm lần nhưng không còn nhìn
thấy bóng dáng của Cẩm Nhung nữa.
Có người đi trên chuyến phà nói với tác giả rằng: “Rất có thể người phụ nữ hành khuất đó mắc bệnh nặng và chết ở một nơi nào đó”.
Bên cạnh đó, cũng có người cũng nói rằng: “Do
cuộc sống khốn cùng với kiếp ăn xin thê lương, cô vũ nữ tài sắc một
thời đã chọn cái chết để giải thoát bản thân khỏi kiếp trầm luân khổ
đau”.
Tuy nhiên, tác giả vẫn không tin vì
hiểu, một khi Cẩm Nhung đã có can đảm kéo dài kiếp sống thê lương của cô
một thời gian quá dài như vậy thì cô sẽ còn tiếp tục sống nữa. Cô sống
để lên án những kẻ gây ra tội ác đang nhởn nhơ giữa cuộc đời ô trọc kia.
“Ơn đền, oán trả”
Có một giai đoạn, tác giả còn nghe những
lời râm ran, đàm tiếu liên quan tới vũ nữ Cẩm Nhung với những luận điệu
đầy xuyên tạc, không đúng sự thật. Tác giả nghĩ, đó có thể là do từ
miệng của những kẻ ác tâm có dính dáng tới thủ phạm gây ra thảm án ngày
xưa.
Theo đó, họ truyền tai nhau rằng, sau
khi chọn kiếp sống ăn xin khắp nơi, Cẩm Nhung đã sa vào tệ nạn và trở
thành một “con ma” cờ bạc. Sau một ngày ăn xin, Cẩm Nhung gom góp lại
toàn bộ số tiền có được rồi đem đốt trong các sòng bạc để quên đời. Chưa
hết, những người này còn nói Cẩm Nhung làm hàng loạt những chuyện xấu
xa nữa…
Nghe xong những luận điệu xuyên tạc ấy,
tác giả ước gì mình có được cái tính giang hồ như Mạnh Cầu Muối (nhân
vật đã xuất hiện trong các kỳ báo trước – PV) thì sẽ lao vào bóp chết
ngay bất cứ ai nói xấu một con người đã và đang sống tận đáy của khổ
đau.
Lúc ấy, tác giả chỉ có một điều nguyện cầu duy nhất: “Cẩm
Nhung ! Cô hãy rời xa cõi đời ô trọc này đi. Cuộc đời này đã không phải
là của mình thì ta đừng luyến tiếc… Hãy vĩnh viễn ra đi !”.
Và thực sự thì Cẩm Nhung đã ra đi ba,
bốn năm sau đó. Có nghĩa là ông trời vẫn bất công với cô ấy, cứ đày đọa
cho cô ấy sống không bằng chết, chết không ra chết như vậy. Và cũng thật
bất ngờ, sau năm 1975, trên một chuyến xe đò về quê, tác giả tình cờ
gặp lại Mạnh Cầu Muối. Lúc này, anh ta đang làm khuân vác cho một bến xe
ở tỉnh Vĩnh Long.
Khi bất ngờ gặp, anh ta đã ôm lấy tác giả mừng rỡ và hỏi ngay một câu: “Lâu nay, anh có gặp Cẩm Nhung?”.
Tác giả đáp ngay bằng cách chỉ tay ra bến phà Mỹ Thuận: “Anh sống ở xứ này chắc là gặp Cẩm Nhung thường xuyên?”.
Tác giả lại bất ngờ hơn khi Mạnh Cầu Muối lắc đầu bảo: “Khi em đến đây làm việc thì Cẩm Nhung không còn ở ngồi ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận này nữa”.
Tác giả ngạc nhiên hỏi nguyên nhân thì Mạnh Cầu Muối mới thú nhận: “Em không dám giấu gì anh. Sau giải phóng, em dính tới một vụ vượt biên nên bị đi tù nhiều năm.
Khi hoàn lương trở về, em nghe nhiều
người bảo Cẩm Nhung rời bỏ Sài Gòn tìm về bến phà Mỹ Thuận mưu sinh. Do
muốn tìm gặp lại Cẩm Nhung, em quyết định tìm xuống đất Vĩnh Long này
làm việc, mong một ngày sẽ gặp lại cô ấy”.
Mạnh Cầu Muối thổ lộ chân tình hơn: “Thật
ra, em chẳng có tiền bạc gì đâu mà bày đặt vượt biên, vượt biển. Chẳng
qua lúc ấy túng thiếu nên em đi làm công cho một tay chuyên làm đầu nậu,
dẫn mối vượt biên. Cũng may là chính quyền mới hiểu được vai trò của
em. Do đó, họ chỉ cách ly em một thời gian để cải tạo, chứ không bị bỏ
tù như những người khác”.
Trước khi ngậm ngùi nói lời từ biệt, Mạnh Cầu Muối còn khiến tác giả bất ngờ khi nói: “Anh có biết còn một chuyện khốn nạn nữa xảy ra mà em chứng kiến và căm phẫn đến tột độ hay không?”.
Khi vừa dứt câu, Mạnh Cầu Muối gằn từng tiếng một: “Trong
những ngày đi dẫn mối ăn tiền cò cho mấy tay thầu vượt biên, em khám
phá ra một trong những tày đầu sỏ của chuyện ấy lại chính là trung tá
Thức. Ông ta có một ngôi nhà làm điểm hẹn cho những người tính chuyện bỏ
xứ ra đi. Đó chính là tiệm bida T.L. nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Trong một lần tới đó nhận nhiệm vụ,
em phát hiện ra lão ta là tay đầu sỏ. Vì vẫn tức giận hành vi của gia
đình ông ta với Cẩm Nhung, em quyết định phá. Thay vì đưa những người do
ông ta chỉ định chuyển ra địa điểm tập kết, em đã tìm cách đưa họ vào
tròng hết.
Chuyến đi hôm ấy hơn 70 người do em
đưa đẩy đã bị ách lại ở ụ cây khô, trên đường ra Rừng Sác (nay là huyện
Cần Giờ, TP.HCM). Sau đó, tất cả bị chính quyền mới tổ chức bắt giữ,
riêng trung tá Thức thì bị tống giam vì tội chống phá chế độ”.
Trước khi chia tay, Mạnh Cầu Muối còn nói với tác giả bằng giọng thật chân tình:
“Sau lần gài bẫy trung tá Thức, em đã làm lão ta thân bại danh liệt và
không bao giờ có thể ngóc đầu lên được. Sau đi ra tù, em về đất Vĩnh
Long này mưu sinh".
Trong khoản thời gian dài, em cố cất
công tìm kiếm Cẩm Nhung. Bởi vì em muốn nói lời xin lỗi với cô ấy. Thậm
chí, có thời điểm em đã thầm nhủ bản thân sẽ cầu xin Cẩm Nhung cho em gá
nghĩa làm bạn đời, sống cùng nhau cho hết kiếp. Thế nhưng, mọi việc đã
lỡ làng hết rồi…
Vụ tạt a xít Cẩm Nhung: Những sự thật chưa từng tiết lộ (kỳ cuối)
Mối tình của vũ nữ
lừng danh một thời Cẩm Nhung với trung tá Thức, tình yêu chỉ là phụ, mục
đích chính của cặp đôi này là ngụy trang cho hoạt động buôn lậu.
Sự thật về thân thế của Cẩm Nhung
Ông T. tiết lộ sự thật về vũ nữ Cẩm Nhung.
Sau khi báo đăng tải loạt bài về vũ nữ
lừng danh Sài Gòn xưa mang tên Cẩm Nhung thì ngay sau đó, người thân Cẩm
Nhung đã liên hệ với quý báo.
Ngoài những thông tin về Cẩm Nhung mà
báo đã đăng tải, người thân của Cẩm Nhung còn tiết lộ thêm nhiều thông
tin góp phần làm rõ hơn cuộc đời của cô vũ nữ tài hoa bạc mệnh này.
Người tiết lộ câu chuyện xưng là anh con
bác của Cẩm Nhung, tên là ông N.V.T. (SN 1954, quê tỉnh Nam Định) hiện
đang sống tại TP.HCM.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng hình ảnh về Cẩm Nhung và vụ tạt a xít kinh hoàng vẫn khiến ông T. không thể nào nguôi ngoai.
Tiếp PV trong căn nhà đơn sơ tại quận 12
(TP.HCM), thỉnh thoảng ông T. lại kéo một hơi thuốc dài phà vào khoảng
không vô định rồi bảo: "Tài hoa chi lắm, đớn đau chi nhiều".
Câu nói ấy là ông dành cho Cẩm Nhung.
Người mà sau này thỉnh thoảng ông có gặp tại nhà riêng. Cha của ông T.
là ông N.V.X. (SN 1909). Ông X. là anh ruột của bà N.T.L. (mẹ ruột Cẩm
Nhung).
Ngày xưa, ông X. một mình vào TP.HCM lập
nghiệp với hai bàn tay trắng. Được một thời gian thì vợ chồng bà L.
cũng bồng bế nhau vào TP.HCM. Thế nhưng, chẳng may sau đó ít lâu, người
chồng của bà L. vội lìa cõi đời bỏ lại bà và người con gái tên Cẩm
Nhung.
Ông T. kể: "Cô L. lúc ấy còn trẻ,
đẹp nên quyết định đi bước nữa. Người em trai cùng mẹ khác cha với Cẩm
Nhung là N.X.Đ.. Khi lớn lên, Cẩm Nhung làm ra tiền liền mua một căn nhà
ở khu Hồ Ếch (nay là đường Âu Dương Lân, quận 8, TP.HCM) cho mẹ, em
trai và dượng ở. Lúc ấy, bản thân Cẩm Nhung vì có tiền nên chủ yếu sống ở
khách sạn. Chuyện này là do có thời gian tôi thường qua nhậu với Cẩm
Nhung và má cô ấy nên biết".
Buôn lậu đá quý
Khi Cẩm Nhung vào cuộc chơi tình, tiền
với các "đại gia" chế độ cũ lúc bấy giờ thì ông T. vẫn còn nhỏ. Thời
điểm Cẩm Nhung làm người tình của trung tá Trần Ngọc Thức (hay còn gọi
Thức "công binh") thì không chỉ gia đình họ hàng nhà ông T. xôn xao mà
ngay đến thiên hạ cũng bàn tán.
Từ một cô gái chân quê với gia cảnh bần
hàn, bất chợt trở thành một vũ nữ đình đám là cả một bước tiến không đơn
giản với Cẩm Nhung.
Cuộc lột xác của Cẩm Nhung để biến thành một vũ nữ có bàn tay nâng đỡ của "đại gia" lúc bấy giờ.
Theo ông T., thời điểm Cẩm Nhung làm vũ
nữ thì hoạt động buôn lậu của các "đại gia" chế độ cũ đang rầm rộ. Người
khơi mào cho hoạt động buôn lậu chính là bà cố vấn Trần Lệ Xuân (vợ của
ông Ngô Đình Nhu) với việc buôn bán ma túy.
Sau thời gian hoạt động, các tướng, tá
chế độ cũ cũng học theo để kiếm về cho mình những mối lợi phục vụ cho
những cuộc chơi sa đọa, vô tiền khoáng hậu.
Thời điểm ấy, hoạt động quản lý buôn lậu
vẫn thuộc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa chứ không thuộc cảnh sát. Và đội
ngũ này thường quản lý vùng biên giới, hàng không chặt chẽ.
Chân dung vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt a xít.
Sau này, do sự siết chặt của quân đội
nên việc buôn lậu mới chuyển sang hình thức mới tinh vi hơn. Để công
việc buôn lậu dễ dàng, các "đại gia" thường dẫn theo một "chân dài" nổi
tiếng vờ đi du lịch để kiếm hàng về.
Việc trung tá Thức quen biết với vũ nữ
Cẩm Nhung cũng không ngoài mục đích ấy. Có được người đẹp phục vụ trong
tình trường, trung tá Thức còn cùng người đẹp buôn lậu kim cương, đá quý
từ Campuchia, Lào về bán lại cho giới thượng lưu.
Ông T. kể: "Đầu năm 1963, Cẩm Nhung có
qua nhà tôi để bàn với ba má tôi về chuyện làm ăn. Mặc dù khi ấy mới 9
tuổi nhưng tôi nhớ như in chuyện thương lượng ấy. Lúc ấy, ba tôi làm
trong Pháp Á ngân hàng và có số tiền tương đối do hơn 30 năm tích cóp
được. Tất cả số tiền này được ba tôi gửi tiết kiệm lại chính ngân hàng
ấy và Cẩm Nhung có biết chuyện.
Hôm đó, Cẩm Nhung tới bảo: "Cậu giữ chi
tiền trong ngân hàng có lời được bao nhiêu. Chi bằng cậu rút ra đưa cho
con buôn đá quý về con trả lãi cao hơn nhiều".
Thấy ba tôi nghi ngại, Cẩm Nhung quả
quyết: "Cậu yên tâm, có trung tá Thức đỡ đầu việc buôn bán này dễ ợt
hà". Tuy vậy, ba tôi đã không đồng ý, vào khoảng giữa năm thì Cẩm Nhung
bị tạt a xít. Lúc Cẩm Nhung bị tạt a xít, tôi có lên bệnh viện với ba mẹ
thăm chị ấy. Lúc đó, tôi cứ tưởng chị ấy sẽ chết".
Oán hận và trả thù
Sau đó, ông T. còn nhiều dịp gặp lại Cẩm Nhung sau khi vũ nữ tài hoa này bị tạt a xít.
Ông T. bảo: "Lúc Cẩm Nhung bị tạt a
xít thì bà cố vấn Trần Lệ Xuân không có mặt ở Sài Gòn. Sau khi biết tin,
bà tức tốc về lại Sài Gòn thăm Cẩm Nhung và ngay tối đó, bà nói với
chồng đình chỉ công tác trung tá Thức, đồng thời điều tra vụ việc. Sở dĩ
bà cố vấn quan tâm đến Cẩm Nhung như vậy là bởi bà ta nhận Cẩm Nhung
làm em nuôi.
Thời Cẩm Nhung có tiền thì thường
xuyên giao du với giới thượng lưu nên bà cố vấn mến mà nhận vậy. Bà cố
vấn còn bỏ thời gian, tiền bạc lo cho Cẩm Nhung chạy chữa đủ đường, kể
cả ra nước ngoài nhưng không hoàn toàn cứu được đôi mắt Cẩm Nhung.
Khi sự việc còn chưa được điều tra
rõ ràng thì đột nhiên cuộc đảo chính diễn ra, bà Trần Lệ Xuân bỏ đi nước
ngoài khiến Cẩm Nhung suy sụp hoàn toàn và lao vào chè chén".
Mặc dù bị tạt a xít nhưng số tiền mà Cẩm
Nhung có được từ hoạt động buôn lậu và làm vũ nữ vẫn còn rất lớn. Sau
thời gian suy sụp, số tiền ấy đã bị Cẩm Nhung nướng sạch, rồi không lâu
sau đó khánh kiệt.
Hận vì kẻ thủ ác đã làm hại mình, Cẩm
Nhung đeo hình chụp chung với trung tá Thức đi ăn xin, rêu rao khắp
chốn. Lúc này, người đi qua thấy Cẩm Nhung ăn xin thì động lòng thương
mà cho vô số tiền của. Tuy nhiên, Cẩm Nhung đã "nướng" phần lớn số tiền
cho những cuộc chơi sa đọa.
Ông T. cho biết: "Có thời kỳ sau
giải phóng, Cẩm Nhung có tới nhà tôi bảo cho đứa con gái đầu của tôi lúc
ấy mới 2 tuổi đi theo ăn xin. Cô ấy bảo do người Sài Gòn không còn
thương cô nữa nên phải dắt theo đứa trẻ nhỏ đi vùng khác để người ta rũ
lòng. Cô ấy dắt con tôi đến ăn xin ở bên phà Bắc Mỹ Thuận (tỉnh Vĩnh
Long). Do con tôi còn nhỏ nên hay khóc, đi chưa đầy hai tháng thì Cẩm
Nhung thấy xót cháu mà mang lại trả".
Một sự thật đến bây giờ vẫn chưa được hé
lộ là vũ nữ Cẩm Nhung có một đứa con nuôi. Thông tin về vấn đề này, ông
T. cho hay: "Đứa con nuôi này của Cẩm Nhung là đứa trẻ mồ côi được Cẩm
Nhung đưa về nuôi nấng từ khi cô ấy còn chưa bị tạt a xít và đặt tên
Hoàng. Sau giải phóng đứa trẻ ấy mới đủ lớn để đi tìm Cẩm Nhung.
Những năm tháng người ta không thấy Cẩm
Nhung đi xin nữa là thời kỳ Cẩm Nhung đang ở với đứa con nuôi này. Cẩm
Nhung còn dành dụm tiền mua cho thằng bé căn nhà, dựng vợ cho nó. Thời
điểm ấy, tôi vẫn thường qua nhà nó chơi, nhậu nhẹt với Cẩm Nhung và nghe
cô ấy kể nhiều chuyện đời".
Ông T. còn cho biết: "Năm 1979, tôi
có gặp lại Cẩm Nhung. Lúc này, cô ấy đã không còn thấy đường, vẫn ở với
đứa con nuôi. Cô ấy bảo vẫn muốn đi xin, đi rêu rao cho thiên hạ biết vợ
chồng kẻ tạt a xít cô là lũ man rợ nên cô ấy muốn triệt đường của
chúng.
Tuy vậy, đứa con nuôi vì quá thương
Cẩm Nhung lặn lội cực khổ mà ngăn cản không cho đi nữa. Về sau chúng tôi
không còn gặp nhau do biến cố xảy ra với gia đình tôi, khiến mọi thứ
đều thay đổi. Tuy nhiên, có một điều mà tôi biết là cô ấy chưa bao giờ
nguôi ngoai quá khứ vàng son của mình".
Cái chết bi thương của 'nữ hoàng vũ trường' nức tiếng Sài Gòn
Sở hữu nhan sắc
quyến rũ làm say đắm biết bao chàng trai, sống cuộc đời nhung lụa nhưng
cuối đời, Cẩm Nhung lại bỏ thân nơi đất khách quê người trong tình trạng
nghèo khổ, bệnh tật và đơn độc.
Tôi gặp ông ngay trước cổng chùa Tam Bảo (TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) vào một buổi sáng. Trên tay ông, một xấp vé số khá dày.
Trước mong muốn được biết về câu chuyện về một người phụ nữ mù bán vé
số của tôi, ông gật đầu và nói: "Anh có đủ kiên nhẫn chờ tôi bán hết
xấp vé số này không? Nếu được tôi sẽ kể cho nghe...". Đám ma ở xóm nghèo
Quá trưa, tờ vé số cuối cùng trên tay ông không còn nữa. Ông nở nụ cười bước vào quán - nơi tôi đang ngồi đợi ông.
Ông bắt đầu kể: "Cách nay khá lâu, tôi không còn nhớ rõ là năm nào,
trong xóm xuất hiện người phụ nữ đứng tuổi, mù lòa. Với cây gậy trong
tay, bà mò mẫm từng bước hàng ngày cùng chúng tôi bán vé số chung quanh
các ngôi chùa, nhưng điểm chính vẫn là chùa Tam Bảo này.
Vũ nữ Cẩm Nhung sau khi bị tạt axit phải sống cuộc đời nghèo khổ, lang thang bán vé số. (Ảnh Internet)
Thú thật với anh, tôi chưa từng một lần dám nhìn thẳng vào mặt bà. Bà
có vóc dáng cao ráo nhưng gương mặt bà đầy những vết sẹo lồi lõm. Đôi
mắt bà đã mù, có một bên bị lồi ra. Lúc mới đến, bà đắt theo một đứa con
trai nhưng khoảng vài năm sau không ai thấy nó nữa...
Bà sống khép kín. Có lần trò chuyện với bà, nghe giọng nói lơ lớ, tôi
mới biết bà người Bắc vào miền Nam đã lâu. Bà cứ sống như thế, một thân
một mình. Ban ngày đi bán vé số, tối về nhốt kín trong phòng và ít ai
biết được bà sống ra sao trong đó.
Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua. Bà vẫn lam lũ và sống lủi thủi một
mình. Những lúc trái gió trở trời không đi bán được thì nằm vùi ở nhà.
Có lần, những người cùng cảnh ngộ thấy vậy lo lắng không biết bà thế
nào. Họ vào phòng thấy bà nằm im, người sốt cao nên vội vàng hô hoán mọi
người vào giúp bà.
Sau nhiều lần như vậy, cho đến một hôm vào đầu năm 2013 bà trở bệnh
rất nặng. Sự giúp đỡ của những người chung quanh chỉ có giới hạn vì ai
cũng nghèo. Bà trút hơi thở cuối cùng. Chung quanh bà, không một người
thân thích...".
Ông kể tiếp: "Bà mất. Những người bạn đồng cảnh ngộ như bà đã vận
động quyên góp mua cho bà một chiếc áo quan rẻ tiền để tẩm liệm. Trong
lúc lục lọi trong mớ hành lý của bà để lại, mọi người phát hiện một tấm
hình khổ lớn đã cũ có chỗ bong tróc. Trong hình, một cô gái đôi mươi rất
đẹp cạnh người đàn ông lịch lãm.
Chùa Tam Bảo, nơi Cẩm Nhung thường lui tới vào lúc cuối đời để bán vé số. (Ảnh Internet)
Tấm hình đã gợi cho tôi nhớ lại câu chuyện ngày xưa. Đã hơn 50 năm
trôi qua, không ngờ con người ấy bây giờ lại ở cạnh chúng tôi và khi từ
giã còi đời cũng chính chúng tôi tiễn bà đi. Bà là vũ nữ Cẩm Nhung, nạn
nhân vụ tạt axit vì ghen tuông trong đêm 17/7/1963 tại Sài Gòn.
Bà ra đi, tài sản không còn gì. Không một người thân nào tiễn bà mà
chỉ có những mảnh đời bất hạnh, vất vưởng đưa bà về nơi chín suối.
Mộ phần của bà hiện nay chắc không còn vì khi chôn chỉ là một nấm mồ
đất. Năm tháng trôi qua không người thăm viếng, khói nhang, nấm mồ đất
kia có lẽ đã sụt dần và không còn ai nhớ đến nữa.... Một kiếp hồng nhan
Vụ việc xảy ra đã lâu và hậu quả cuối cùng thật thê thảm. Những người
có liên quan trong vụ việc không biết bây giờ họ sống ra sao, lương tâm
có cắn rứt không? Đến giờ phút này vẫn chưa ai biết được điều này vì
không còn ai nhắc đến nữa. Chỉ biết rằng người gây ra thảm họa cho bà
Cẩm Nhung đã lui về nương chốn thiền môn để sám hối tội lỗi do mình gây
ra...".
Dứt lời ông già bán vé số uống cạn ly bia, tất tả đi lấy vé bán cho
ngày mai. Bên ngoài, trời đang về chiều. Câu chuyện về cô vũ nữ Cẩm
Nhung cứ làm tôi day dứt.
Khu vực Đại Thế Giới nơi trước đây có vũ trường Grand Mond
Cẩm Nhung sinh năm 1940, người Hà Nội. Bỏ quê hương theo gia đình di
cư vào Nam năm cô vừa lên tuổi 15. Cuộc sống nơi miền đất lạ chưa kịp
quen thì cha cô qua đời. Gia đình giờ đây chỉ còn lại 3 phụ nữ: mẹ, bà
vú và Cẩm Nhung, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Mẹ Cẩm Nhung một mình bươn chải để cho con có điều kiện tiếp tục việc
học. Thế nhưng, lúc này Cẩm Nhung đã trổ mã như một thiếu nữ, tự thấy
mình cần góp một chút công sức để mẹ vơi đi nhọc nhằn.
Cẩm Nhung bỏ học xin một chân phục vụ bưng bê cho một nhà hàng ca
nhạc. Chính nhờ môi trường này, cô có dịp tiếp xúc với những điệu nhạc,
điệu nhảy. Chẳng mấy chốc sau đó, cô trở thành gái nhảy chuyên nghiệp
vừa kịp với cao trào nhảy đầm đang bộc phát mãnh liệt tại miền Nam.
Lúc này Cẩm Nhung bước vào tuổi 19. Sở hữu nhan sắc quyến rũ, cô làm say đắm biết bao chàng trai hàng đêm đến vũ trường.
Nhờ vào nhan sắc trời cho, Cẩm Nhung mạnh dạn bước chân vào thế giới
đèn màu mà không cần dựa vào sự quen biết nào. Vũ trường đầu tiên Cẩm
Nhung hoạt động là Grand Mond cạnh sòng bài Đại Thế Giới tại Chợ Lớn.
Sau đó, sòng bài bị xóa sổ, chỉ còn lại vũ trường Grand Mond.
Grand Mond là một vũ trường lớn nhưng không thể cạnh tranh nổi với vũ
trường Kim Sơn ngay trung tâm Sài Gòn. Vì thế, tháng 7/1958, Cẩm Nhung
đã về đầu quân nơi đây.
Vũ Trường Kim Sơn nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Khu vực này ngoài Kim
Sơn còn có nhiều vũ trường khác nhưng khách nhảy vẫn chuộng Kim Sơn
hơn, bởi nơi đây qui tụ khá nhiều vũ nữ trẻ trung, xinh đẹp.
Theo một vài tài liệu còn lưu truyền tại Kim Sơn, trước khi Cẩm Nhung
về đầu quân, nơi đây đã có một gái nhảy khá xinh. Sắc đẹp của cô làm
xiêu lòng nhiều chàng trai và lượng khách đeo bám không phải ít. Vậy mà
khi có sự xuất hiện của Cẩm Nhung, vị trí độc tôn của cô này lập tức bị
lu mờ.
Chính cô gái nhảy này đã cảnh giác Cẩm Nhung bằng một câu nói: "Nhan
sắc quá đẹp, quá ăn khách đối với gái nhảy là con dao 2 lưỡi. Em phải
cẩn thận trong các mối quan hệ để đề phòng những tình huống không hay".
Lời cảnh tỉnh đó đã không làm cho Cẩm Nhung chùn bước, để rồi không
lâu sau đó, hậu quả thê thảm đã xảy ra. Cô bị đánh ghen bằng một ca axit
sunfuric đậm đặc tàn phá nhan sắc và sức khỏe của cô.
Tình Kỹ Nữ - Chế Linh
15/06: 1.Vũ Nữ Cẩm Nhung đã qua đời-2.Vũ nữ Cẩm Nhung(Nguyên Sa)-3.Lật lại vụ vũ nữ Cẩm Nhung...
Fw: Fwd: Vũ nữ Cẩm Nhung qua đời....Hình 1 trên Net:Cẩm Nhung khi chưa gặp nạn (NN) Kim Nguyen to:...,me
Mời đọc câu chuyên mà ai cũng biết it nhiều !!!!
-----
Sau 1975 Đại-Tá Trần-ngọc-Thức đi tù ở Trại Z30C Hàm-Tân cùng Vua Kẽm Gai Hoàng-kim-Quy
>> Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời >> Bà lão mù lòa từng là vũ nữ >> Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở...
... thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người
ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo.
Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người
thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ
tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma
nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là
vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa thế kỷ trước.
>>
Cách đây nửa thế kỷ, vào giữa năm 1963, tại Sài Gòn xảy ra một vụ đánh
ghen được coi là rùng rợn nhất ở thành phố này. Đây cũng là lần đầu tiên
'Hoạn Thư" ở Sài Gòn biết sử dụng axít đậm đặc để "thanh toán" tình
địch. >> Nạn nhân là cô vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc ấy tên
là Cẩm Nhung, người được mệnh danh là “nữ hoàng vũ trường”. Người thủ
ác là một mệnh phụ phu nhân, vợ của một trung tá Sài Gòn. Vụ tạt axit
rùng rợn đã biến cô vũ nữ giàu có, đẹp lộng lẫy thành cô gái mù lòa xấu
xí, phải đi ăn mày. Khi còn là vũ nữ, Cẩm Nhung nổi tiếng nhất Sài Gòn,
lúc đi ăn mày cô càng “nổi tiếng” hơn, khi luôn đeo trước ngực bức ảnh
mình chụp với người tình trung tá thời trên đỉnh cao danh vọng. Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc -
>> Trước ngày miền Nam giải phóng,
người ăn mày mù lòa Cẩm Nhung với cây gậy dò đường và tấm ảnh chụp chung
với người tình treo trước ngực, lê bước khắp nẻo Sài Gòn để xin lòng
thương hại của mọi người. Về sau do bị săn đuổi, bà xuống ăn xin ở bến
phà Mỹ Thuận trên đường về miền Tây. Sau ngày miền Nam giải phóng, người
ta còn thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một thời gian. Từ
khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước ngực đâu
nữa. >> Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đã bệnh chết hoặc đã
quyên sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của mình. Mãi sau này
người ta mới phát hiện bà vẫn còn sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh
các ngôi chùa ở thị xã Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo. Người
ta nhận ra bà bởi khuôn mặt gớm ghiếc và đôi mắt mù lòa, hậu quả của vụ
tạt axít năm xưa. Và nay, người ăn mày đặc biệt đã vĩnh viễn từ giả cõi
trần, chính thức khép lại một kiếp hồng nhan đa truân, sau đúng nửa thế
kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn năm nào. >> Nữ hoàng vũ trường >>
Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô phải rời xa
Hà Nội để theo gia đình di cư vào Nam. Vào Sài Gòn được ít năm, khi cuộc
sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâm bệnh rồi mất, bỏ lại 3 người
phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp
viên trong một nhà hàng, chuyên bưng bê món ăn cho khách. Nhờ đó cô đã
lân la làm quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của
nhà hàng. Để rồi khi chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên
nghiệp trong giai đoạn phong trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn. >> >>
Cẩm Nhung có khuôn mặt đẹp và làn da trắng hồng đặc thù của con gái xứ
Bắc. Tạo hóa ban thêm cho cô đôi mắt lẳng lơ, thân hình quyến rũ. Đặc
biệt đôi chân điệu nghệ của cô trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường
Kim Sơn đã làm bao khách làng chơi phải ngẩn ngơ. Lúc ấy Sài Gòn có
hàng trăm vũ trường, gái nhảy không đủ đáp ứng, vì vậy mà Cẩm Nhung càng
có giá, được các vũ trường săn đón như hàng độc, như của quý. Cô được
dân chơi Sài Gòn phong là “Nữ hoàng vũ trường”. >> >>
Cô đi qua nhiều vũ trường, cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn
trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1). Tại đây, cô đã trở thành
người tình của tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Cô vũ nữ 23 tuổi
dù đã từng trải trong tình trường đã bị tay trung tá công binh lớn hơn
cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu tiên. Sự già dặn, từng
trải, tiêu tiền như nước của Thức cùng với cái lon trung tá rất oai thời
ấy đã làm cô vũ nữ sành điệu chấp nhận sa vòng tay bảo bọc của ông. >>
Thời ấy, “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc Thức) nổi
lên như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn. Miền Nam bắt đầu tiếp nhận
viện trợ ồ ạt của Mỹ, chủ yếu là vũ khí và đô la để xây dựng các cơ sở
hạ tầng phục vụ quân đội, phục vụ chiến tranh. Đó là cơ hội vàng để
“Thức công binh” tham nhũng, trở nên giàu có, thừa tiền của để bao gái. >> >>
Vợ trung tá Trần Ngọc Thức tên thật là Lâm Thị Nguyệt, có biệt danh là
Năm Rađô - một biệt danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, do bà chuyên
buôn mặt hàng đồng hồ Rado của Thụy Sỹ mới nhập cảng vào Sài Gòn. Bà Năm
Rađô không lạ gì thói trăng hoa của chồng, nhưng lần này biết chồng say
mê cô vũ nữ trẻ đẹp quên cả gia đình, bà như phát điên vì ghen. Bà đã
vài lần đón đường hăm dọa, thậm chí tát tai dằn mặt vũ nữ Cẩm Nhung,
nhưng bấy nhiêu đó không đủ làm cho cô gái trẻ rời xa chồng bà. >> Vụ đánh ghen ghê rợn>>
Theo thú nhận của Cẩm Nhung với báo chí Sài Gòn sau khi xảy ra vụ đánh
ghenghê rợn, khi làm người tình của trung tá Thức, cô nghĩ rằng mình có
thể trở thành vợ bé của ông ta, một việc khá bình thường trong xã hội
Sài Gòn thời đó. Cô đâu biết rằng trong lúc cô ngây ngất trong vòng tay
của ông trung tá dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ trường Kim Sơn, thì ở
khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà đang âm thầm
chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn. >> Bà Năm Rađô đã vạch
kế hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà Năm
Rađô thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô
vũ nữ. Bà Năm Rađô tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ
không thể quyến rũ chồng bà, Thức công binh sẽ trở về với vợ con. >> >>
Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ
trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi,
hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, nhảy
nhót quay cuồng cho đến 3-4h sáng. Khi Cẩm Nhung còn cách chiếc taxi
khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua
đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã
tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi,
cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã
băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà
Năm Rađô. >> >> Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi
đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít
xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến
bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do bệnh viện Đô Thành
không có khả năng trị bỏng, nhất là bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được
chuyển đến bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay). >> >>
Những người bạn vũ nữ của Cẩm Nhung đến thăm, thấy cảnh sát hại dã man,
đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung, đưa vụ việc ra pháp
luật. Thế nhưng, thời ấy thế lực của “Thức công binh” và bà Năm Rađô rất
mạnh ở Sài Gòn, nên không ai làm được gì họ. Vụ việc đến tai bà Trần Lệ
Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Bà cố vấn vốn tính bốc đồng đã làm lớn vụ
việc, làm cho cả Sài Gòn như sôi lên vì vụ đánh ghen này. >> >>
Sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị đánh ghen bằng axít đến nỗi mù lòa, nhan sắc
bị hủy hoại hoàn toàn, ở Sài Gòn bỗng nổi lên phong trào đánh ghen bằng
axít. Suốt thời gian dài sau đó, người ta hay dọa những kẻ “giật chồng
người khác” câu “muốn 1 ca axít lắm hả?”. >> >> Trên
thực tế, sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị nạn, chỉ trong năm 1964 đã có hàng
chục ca thanh toán nhau bằng axít được đưa đến các bệnh viện Sài Gòn,
hầu hết là do đánh ghen. Dù vậy, các thế hệ sau đều thua cú ra tay dữ
dội của bà Năm Rađô. Vụ tạt axít vũ nữ Cẩm Nhung mở màn cho “phong trào”
đánh ghen bằng axít ở Sài Gòn, cũng là vụ đánh ghen tàn bạo nhất được
ghi nhận ở đất Sài thành cho đến ngày nay. ...........................................................
Vũ nữ Cẩm Nhung
Nguyên Sa
Nguồn:Hồi ký,Đời 1998,trang 194-199
Trong niên khoá 1955-56 tôi dạy học môn
triết ở Chu Văn An, với tư cách giáo sư dạy giờ, hiểu nôm na là tháng
dạy bao nhiêu giờ được trả lương bấy nhiêu giờ, cũng có thể hiểu công
việc làm này có tính cách bán thời gian. Tôi bắt đầu làm việc ở Chu Văn
An vào đầu năm Dương Lịch, tức là giữa niên khoá. Niên khoá 1957-1958,
tôi cũng vẫn phục vụ tại trường Trung Học này với tư cách giáo sư dạy
giờ, trường học vẫn do cụ Vũ Ngô Xán làm Hiệu trưởng, tuy gọi là dạy
triết, nhưng tôi chỉ dạy có hai môn luận lý học và đạo đờc học trong hai
niên khoá đầu tiên đó. Tổng số giờ của tôi ở Chu Văn An, năm đầu chỉ có
6 giờ một tuần, năm sau số giờ được tăng lên 12 giờ. Tuy nhiên tôi phải
làm việc, kể từ năm thứ hai này, mỗi lúc một nhiều giờ hơn vì dậy học
thêm ở các tư thục và mở lớp riêng về triết, dạy ba môn luận lý học, đạo
đức học và tâm lý học, luận lý và đạo đức chung cho hai ban A và B lớp
Tú Tài 2, tức là ban Khoa học thực nghiệm và ban Toán, tâm lý cho riêng
ban A, không có siêu hình học vì môn này chỉ có ban văn chương mới học
và sĩ số của ban này thường thưa vắng, không đủ để mở lớp. Các trường
Pasteur và Đông Tây học đường do cụ Cấn Văn Tố làm Hiệu trưởng, trường
Văn Lang của cụ Ngô Duy Cầu, trường Nguyễn Bá Tòng do linh mục Nguyễn
Quang Lãm làm Hiệu trưởng, mỗi nơi tôi dạy những môn khác biệt, khi thì
Pháp văn, khi thì Việt văn, không có dạy triết vì tư thục thời điểm cuối
thập niên năm mươi chưa có lớp 12, học sinh thi đậu tú tài 1, cả thi
viết lẫn vấn đáp, đều đương nhiên được nhận vào trường công. Càng lúc
công việc càng bận bịu hơn nhưng thời gian giờ dạy ít hay thời gian dạy
nhiều hơn, ra khỏi lớp học là tôi chạy về gặp Mai Thảo. Những ngày có
nửa buổi trống chúng tôi gặp nhau nửa buổi. Những ngày trống nguyên
ngày, tôi đến đường Ký Con từ sáng sớm, đập rầm rầm vào cửa sắt đánh
thức Mai Thảo dậy. Bạn tôi giọng ngái ngủ nói Nguyên Sa, biết rồi, biết
rồi nói đây đây để ngăn chặn tôi tiếp tục thi triển khả năng làm thành
những tiếng động trên khung cửa sắt kéo, đóng chặt và có khoá kỹ. Có
buổi sáng tôi đập cửa, Mai Thảo giọng vẫn còn ngái ngủ nói tôi dậy rồi
ông ơi, cửa mở ông vào đi, tôi vào Mai Thảo tìm kiếm lung lao, rồi cười
khà khà nói xong rồi, thấy rồi, mất cái bài này thì hỏng hết. Chủ nhiệm
Sáng Tạo giấy tờ bài bản không phải lúc nào cũng được xếp trật tự, tảng
sáng tỉnh giấc nhớ đến truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường gởi tới, mấy
hôm trước đọc thấy hay quá, nhưng không biết để đâu. Chúng tôi ra La
Pagode, Mai Thảo đưa cho tôi đọc truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường,
tôi vừa đọc vừa nghe Mai Thảo hỏi "được không, đưọc không?" Khám phá
được ngòi bút mới là niềm vui lớn của chủ nhiệm Mai Thảo. Và anh có để
nhiều công khó trong công việc làm quan trọng nà Loài người vô tình giẫm nát thân em Loài người vô tình giày xéo thân em Loài người vô tình giết chết đời em…”
..................................
15/06: 1.Vũ Nữ Cẩm Nhung đã qua đời-2.Vũ nữ Cẩm Nhung(Nguyên Sa)-3.Lật lại vụ vũ nữ Cẩm Nhung...
Fw: Fwd: Vũ nữ Cẩm Nhung qua đời....Hình 1 trên Net:Cẩm Nhung khi chưa gặp nạn (NN) Kim Nguyen to:...,me
Mời đọc câu chuyên mà ai cũng biết it nhiều !!!!
-----
Sau 1975 Đại-Tá Trần-ngọc-Thức đi tù ở Trại Z30C Hàm-Tân cùng Vua Kẽm Gai Hoàng-kim-Quy
>> Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời >> Bà lão mù lòa từng là vũ nữ >> Một ngày đầu năm 2013, tại một xóm trọ nghèo ở...
... thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người
ăn xin, bán vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo.
Một bà lão bán vé số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người
thân, bà lão được những người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ
tiền, rồi đưa ra nghĩa địa... Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma
nghèo của bà lão vô gia cư, nếu như người quá cố nói trên không phải là
vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa thế kỷ trước.
>>
Cách đây nửa thế kỷ, vào giữa năm 1963, tại Sài Gòn xảy ra một vụ đánh
ghen được coi là rùng rợn nhất ở thành phố này. Đây cũng là lần đầu tiên
'Hoạn Thư" ở Sài Gòn biết sử dụng axít đậm đặc để "thanh toán" tình
địch. >> Nạn nhân là cô vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc ấy tên
là Cẩm Nhung, người được mệnh danh là “nữ hoàng vũ trường”. Người thủ
ác là một mệnh phụ phu nhân, vợ của một trung tá Sài Gòn. Vụ tạt axit
rùng rợn đã biến cô vũ nữ giàu có, đẹp lộng lẫy thành cô gái mù lòa xấu
xí, phải đi ăn mày. Khi còn là vũ nữ, Cẩm Nhung nổi tiếng nhất Sài Gòn,
lúc đi ăn mày cô càng “nổi tiếng” hơn, khi luôn đeo trước ngực bức ảnh
mình chụp với người tình trung tá thời trên đỉnh cao danh vọng. Giai nhân Việt tàn phai nhan sắc vì đòn ghen tàn độc -
>> Trước ngày miền Nam giải phóng,
người ăn mày mù lòa Cẩm Nhung với cây gậy dò đường và tấm ảnh chụp chung
với người tình treo trước ngực, lê bước khắp nẻo Sài Gòn để xin lòng
thương hại của mọi người. Về sau do bị săn đuổi, bà xuống ăn xin ở bến
phà Mỹ Thuận trên đường về miền Tây. Sau ngày miền Nam giải phóng, người
ta còn thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một thời gian. Từ
khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước ngực đâu
nữa. >> Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đã bệnh chết hoặc đã
quyên sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của mình. Mãi sau này
người ta mới phát hiện bà vẫn còn sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh
các ngôi chùa ở thị xã Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo. Người
ta nhận ra bà bởi khuôn mặt gớm ghiếc và đôi mắt mù lòa, hậu quả của vụ
tạt axít năm xưa. Và nay, người ăn mày đặc biệt đã vĩnh viễn từ giả cõi
trần, chính thức khép lại một kiếp hồng nhan đa truân, sau đúng nửa thế
kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn năm nào. >> Nữ hoàng vũ trường >>
Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô phải rời xa
Hà Nội để theo gia đình di cư vào Nam. Vào Sài Gòn được ít năm, khi cuộc
sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâm bệnh rồi mất, bỏ lại 3 người
phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp
viên trong một nhà hàng, chuyên bưng bê món ăn cho khách. Nhờ đó cô đã
lân la làm quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của
nhà hàng. Để rồi khi chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên
nghiệp trong giai đoạn phong trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn. >> >>
Cẩm Nhung có khuôn mặt đẹp và làn da trắng hồng đặc thù của con gái xứ
Bắc. Tạo hóa ban thêm cho cô đôi mắt lẳng lơ, thân hình quyến rũ. Đặc
biệt đôi chân điệu nghệ của cô trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường
Kim Sơn đã làm bao khách làng chơi phải ngẩn ngơ. Lúc ấy Sài Gòn có
hàng trăm vũ trường, gái nhảy không đủ đáp ứng, vì vậy mà Cẩm Nhung càng
có giá, được các vũ trường săn đón như hàng độc, như của quý. Cô được
dân chơi Sài Gòn phong là “Nữ hoàng vũ trường”. >> >>
Cô đi qua nhiều vũ trường, cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn
trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, quận 1). Tại đây, cô đã trở thành
người tình của tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức. Cô vũ nữ 23 tuổi
dù đã từng trải trong tình trường đã bị tay trung tá công binh lớn hơn
cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu tiên. Sự già dặn, từng
trải, tiêu tiền như nước của Thức cùng với cái lon trung tá rất oai thời
ấy đã làm cô vũ nữ sành điệu chấp nhận sa vòng tay bảo bọc của ông. >>
Thời ấy, “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc Thức) nổi
lên như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn. Miền Nam bắt đầu tiếp nhận
viện trợ ồ ạt của Mỹ, chủ yếu là vũ khí và đô la để xây dựng các cơ sở
hạ tầng phục vụ quân đội, phục vụ chiến tranh. Đó là cơ hội vàng để
“Thức công binh” tham nhũng, trở nên giàu có, thừa tiền của để bao gái. >> >>
Vợ trung tá Trần Ngọc Thức tên thật là Lâm Thị Nguyệt, có biệt danh là
Năm Rađô - một biệt danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, do bà chuyên
buôn mặt hàng đồng hồ Rado của Thụy Sỹ mới nhập cảng vào Sài Gòn. Bà Năm
Rađô không lạ gì thói trăng hoa của chồng, nhưng lần này biết chồng say
mê cô vũ nữ trẻ đẹp quên cả gia đình, bà như phát điên vì ghen. Bà đã
vài lần đón đường hăm dọa, thậm chí tát tai dằn mặt vũ nữ Cẩm Nhung,
nhưng bấy nhiêu đó không đủ làm cho cô gái trẻ rời xa chồng bà. >> Vụ đánh ghen ghê rợn>>
Theo thú nhận của Cẩm Nhung với báo chí Sài Gòn sau khi xảy ra vụ đánh
ghenghê rợn, khi làm người tình của trung tá Thức, cô nghĩ rằng mình có
thể trở thành vợ bé của ông ta, một việc khá bình thường trong xã hội
Sài Gòn thời đó. Cô đâu biết rằng trong lúc cô ngây ngất trong vòng tay
của ông trung tá dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ trường Kim Sơn, thì ở
khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà đang âm thầm
chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn. >> Bà Năm Rađô đã vạch
kế hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà Năm
Rađô thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô
vũ nữ. Bà Năm Rađô tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ
không thể quyến rũ chồng bà, Thức công binh sẽ trở về với vợ con. >> >>
Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ
trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi,
hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, nhảy
nhót quay cuồng cho đến 3-4h sáng. Khi Cẩm Nhung còn cách chiếc taxi
khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông băng nhanh qua
đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã
tạt mạnh ca axít vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi,
cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã
băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà
Năm Rađô. >> >> Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi
đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít
xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến
bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày nay). Do bệnh viện Đô Thành
không có khả năng trị bỏng, nhất là bỏng axít, nạn nhân sau đó đã được
chuyển đến bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày nay). >> >>
Những người bạn vũ nữ của Cẩm Nhung đến thăm, thấy cảnh sát hại dã man,
đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung, đưa vụ việc ra pháp
luật. Thế nhưng, thời ấy thế lực của “Thức công binh” và bà Năm Rađô rất
mạnh ở Sài Gòn, nên không ai làm được gì họ. Vụ việc đến tai bà Trần Lệ
Xuân, vợ của Ngô Đình Nhu. Bà cố vấn vốn tính bốc đồng đã làm lớn vụ
việc, làm cho cả Sài Gòn như sôi lên vì vụ đánh ghen này. >> >>
Sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị đánh ghen bằng axít đến nỗi mù lòa, nhan sắc
bị hủy hoại hoàn toàn, ở Sài Gòn bỗng nổi lên phong trào đánh ghen bằng
axít. Suốt thời gian dài sau đó, người ta hay dọa những kẻ “giật chồng
người khác” câu “muốn 1 ca axít lắm hả?”. >> >> Trên
thực tế, sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị nạn, chỉ trong năm 1964 đã có hàng
chục ca thanh toán nhau bằng axít được đưa đến các bệnh viện Sài Gòn,
hầu hết là do đánh ghen. Dù vậy, các thế hệ sau đều thua cú ra tay dữ
dội của bà Năm Rađô. Vụ tạt axít vũ nữ Cẩm Nhung mở màn cho “phong trào”
đánh ghen bằng axít ở Sài Gòn, cũng là vụ đánh ghen tàn bạo nhất được
ghi nhận ở đất Sài thành cho đến ngày nay. ...........................................................
Vũ nữ Cẩm Nhung
Nguyên Sa
Nguồn:Hồi ký,Đời 1998,trang 194-199
Trong niên khoá 1955-56 tôi dạy học môn
triết ở Chu Văn An, với tư cách giáo sư dạy giờ, hiểu nôm na là tháng
dạy bao nhiêu giờ được trả lương bấy nhiêu giờ, cũng có thể hiểu công
việc làm này có tính cách bán thời gian. Tôi bắt đầu làm việc ở Chu Văn
An vào đầu năm Dương Lịch, tức là giữa niên khoá. Niên khoá 1957-1958,
tôi cũng vẫn phục vụ tại trường Trung Học này với tư cách giáo sư dạy
giờ, trường học vẫn do cụ Vũ Ngô Xán làm Hiệu trưởng, tuy gọi là dạy
triết, nhưng tôi chỉ dạy có hai môn luận lý học và đạo đờc học trong hai
niên khoá đầu tiên đó. Tổng số giờ của tôi ở Chu Văn An, năm đầu chỉ có
6 giờ một tuần, năm sau số giờ được tăng lên 12 giờ. Tuy nhiên tôi phải
làm việc, kể từ năm thứ hai này, mỗi lúc một nhiều giờ hơn vì dậy học
thêm ở các tư thục và mở lớp riêng về triết, dạy ba môn luận lý học, đạo
đức học và tâm lý học, luận lý và đạo đức chung cho hai ban A và B lớp
Tú Tài 2, tức là ban Khoa học thực nghiệm và ban Toán, tâm lý cho riêng
ban A, không có siêu hình học vì môn này chỉ có ban văn chương mới học
và sĩ số của ban này thường thưa vắng, không đủ để mở lớp. Các trường
Pasteur và Đông Tây học đường do cụ Cấn Văn Tố làm Hiệu trưởng, trường
Văn Lang của cụ Ngô Duy Cầu, trường Nguyễn Bá Tòng do linh mục Nguyễn
Quang Lãm làm Hiệu trưởng, mỗi nơi tôi dạy những môn khác biệt, khi thì
Pháp văn, khi thì Việt văn, không có dạy triết vì tư thục thời điểm cuối
thập niên năm mươi chưa có lớp 12, học sinh thi đậu tú tài 1, cả thi
viết lẫn vấn đáp, đều đương nhiên được nhận vào trường công. Càng lúc
công việc càng bận bịu hơn nhưng thời gian giờ dạy ít hay thời gian dạy
nhiều hơn, ra khỏi lớp học là tôi chạy về gặp Mai Thảo. Những ngày có
nửa buổi trống chúng tôi gặp nhau nửa buổi. Những ngày trống nguyên
ngày, tôi đến đường Ký Con từ sáng sớm, đập rầm rầm vào cửa sắt đánh
thức Mai Thảo dậy. Bạn tôi giọng ngái ngủ nói Nguyên Sa, biết rồi, biết
rồi nói đây đây để ngăn chặn tôi tiếp tục thi triển khả năng làm thành
những tiếng động trên khung cửa sắt kéo, đóng chặt và có khoá kỹ. Có
buổi sáng tôi đập cửa, Mai Thảo giọng vẫn còn ngái ngủ nói tôi dậy rồi
ông ơi, cửa mở ông vào đi, tôi vào Mai Thảo tìm kiếm lung lao, rồi cười
khà khà nói xong rồi, thấy rồi, mất cái bài này thì hỏng hết. Chủ nhiệm
Sáng Tạo giấy tờ bài bản không phải lúc nào cũng được xếp trật tự, tảng
sáng tỉnh giấc nhớ đến truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường gởi tới, mấy
hôm trước đọc thấy hay quá, nhưng không biết để đâu. Chúng tôi ra La
Pagode, Mai Thảo đưa cho tôi đọc truyện ngắn đầu tay của Thảo Trường,
tôi vừa đọc vừa nghe Mai Thảo hỏi "được không, đưọc không?" Khám phá
được ngòi bút mới là niềm vui lớn của chủ nhiệm Mai Thảo. Và anh có để
nhiều công khó trong công việc làm quan trọng này
-Cẩm Nhung!
Mai Thảo nhìn về phía trước mặt, như nói một mình, rất khẽ:
Nguồn:Đọt Chuối Non Dòng thông tin cho bài viết | RSS của phản hồi
Lật lại vụ Vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt Axit gây chấn động Sài Gòn trước năm 75Posted on Tháng Năm 28, 2013 by Đọt Chuối Non Thứ năm, 16 Tháng 8 2012 02:54 Luật sư Toàn Quốc
Sài
Gòn dưới thời (TT)Ngô Đình Diệm không thiếu những vụ đánh ghen, nhất là
khi các tướng tá của chính quyền Ngô Đình Diệm được nới lỏng chuyện ăn
chơi, đàng điếm. Thế nhưng, vụ Vũ nữ Cẩm Nhung Loài người vô tình giày xéo thân em Loài người vô tình giết chết đời em…”
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét