Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĐỒNG BÀO NƠI XỨ NGƯỜI 32
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
-Người nghèo ở đâu cũng khổ, người giàu ở đâu cũng sướng! -Người Việt Nam, thời trước "đổi mới", ở nước ngoài thì sướng, nhưng hiện nay ở Việt Nam là sướng nhất! -"Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn"!
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưutầm trên NET)
TÂM SỰ THẬT của Việt Kiều Mỹ - "Bóc Lột" kinh khủng nơi xứ người
Việt kiều Mỹ tâm sự cuộc sống cơ cực khủng khiếp nơi xứ người
Việt kiều nghèo chật vật sống ở Little Saigon
18:46 17/03/2017
Đằng sau vẻ ồn ào, náo nhiệt ở khu Little Saigon, quận Cam, bang
California, nhiều Việt kiều vẫn phải sống trong những căn phòng chật hẹp
và bám trụ với kế sinh nhai hàng ngày.
Vince Bui muốn ở trong ngôi nhà hai tầng, với 3 phòng ngủ sang trọng,
treo những bức tranh vẽ biển, nơi ông ở cùng vợ và 2 cậu con trai chung
sống. Nhưng đó chỉ là giấc mơ mà Bui chưa thể thực hiện. Căn phòng mà cả
gia đình ông đang sống không hề có cửa sổ, thay vì treo những bức tranh
đẹp như trong mộng, bức tường hiện tại chỉ toàn những nét vẽ nguệch
ngoạc của con trẻ. Không gian chật hẹp chỉ bằng hai cái tủ lớn, vừa đủ
kê một cái giường Ikea, bàn làm việc và khoảng trống nho nhỏ để đặt bình
ga và đồ nấu nướng. Máy tính xách tay của Bui đặt cạnh vài gói mỳ tôm, một bình nước chanh và mấy quả chuối.
Góc tối giữa khu thương mại sầm uất
Mỗi tháng ông Bui phải trả 500 USD tiền thuê nhà. Hai cụ già người
Việt sống ở phòng bên cạnh. Nhà chủ, gồm 3 người, thì chen chúc nhau
trong gara của khu nhà rộng chừng hơn 100 m2. “Tôi muốn có căn nhà kiểu cho người độc thân, nhưng không có tiền nên
chỉ có thể chọn thế này mà thôi”, Ông Bui, người làm thợ xây ở tuổi
ngoài 50, nói.
Đằng sau những tiện nghi sẵn có trong khu
thương mại quận Cam, nhiều Việt kiều vẫn phải đối mặt với các vấn đề nan
giải liên quan đến chỗ ở. Ảnh: LA Times.
Khu Little Saigon ở quận Cam nhộn nhịp với các trung tâm mua sắm đồng
thời là thiên đường ăn uống của du khách trong vùng. Quận Cam là nơi
sinh sống của cộng đồng người gốc Á lớn thứ 3 trên đất Mỹ, với khoảng
600.000 người. Nhiều Việt kiều góp mặt trong Hội đồng Giám sát quận Cam, với những
ảnh hưởng về kinh tế và chính trị nhất định. Nhưng đằng sau những ảnh
hưởng này, nhiều Việt kiều khác vẫn phải vật lộn để tồn tại. Làm những
công việc có mức lương thấp, họ cảm thấy bị thụt lùi phía sau nền kinh
tế đang phát triển chóng mặt. Nghiên cứu của Hiệp Hội Phát Huy Công Lý người Mỹ Gốc Á Châu và Cộng
đồng người châu Á Thái Bình Dương ở quận Cam cho thấy 57.000 người Mỹ
gốc Á sống ở quận Cam dưới mức nghèo khổ do giá nhà đắt đỏ. Ông Bui cũng nằm trong số đó. Những căn phòng phải chia sẻ chung ở xã
hội vốn tôn trọng sự riêng tư nói lên số phận nghèo khổ của nhiều người
trong số họ. Số lượng những ngôi nhà cho thuê chung như thế này ở Litte Saigon
hiện chưa được thống kê đầy đủ. Thông tin cho thuê nhà dễ dàng được tìm
thấy trên các mục quảng cáo trên báo bằng tiếng Việt. Một số người Mỹ
gốc Việt còn đầu tư vào những ngôi nhà cũ ở khu vực Garden Grove,
Fountain Valley, Santa Ana và Westminster để tu sửa lại thành những căn
phòng cho thuê như thế này.
Một quán ăn Việt Nam ở khu Little Saigon. Ảnh: Foodgressing.
Chung sống bằng niềm tin
Khoi Nguyen, chủ cho thuê nhà trọ 42 tuổi, dành phòng ngủ đẹp nhất
trong nhà ở Garden Grove để cho thuê. Ông chọn người thuê trọ dựa trên
phong cách giao tiếp. “Điều khó nói ở đây không phải là vấn đề tuổi tác. Đối với chúng tôi,
ban đầu họ có thể từ tốn nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ
mất thu nhập. Họ có thể lật lọng”, Nguyen cho hay. Theo người đàn ông này, thuê phòng khác thuê nhà. “Không cần hợp
đồng, bạn cần giữ lời hứa. Tôi muốn nắm rõ về người sẽ về ở chung với
mình. Đó là suy nghĩ chung của người Việt”, ông bộc bạch. “Phải có độ tin cậy nhất định để sống theo cách này, đơn giản vì giữa
các bên không bị ràng buộc bằng hợp đồng", Karthick Ramakrishnan, giáo
sư khoa học chính trị tại Đại học California Riverside, cho biết. “Lối
sống như thế này chỉ có thể tồn tại trong một khu dân cư thưa thớt, nơi
người dân biết nhau”. Du học sinh, ca sĩ hát ở quán cà phê, nhân viên bán hàng và những cựu
binh gốc Việt là những đối tượng ở trong nhà cho thuê chung. Khoi Nguyen nhớ lại những ngày cùng vợ vất vả kiếm tiền để trả góp
mua nhà cho đến lúc sở hữu được nó, họ lại tiếp tục đi tìm người cho
thuê. Ngôi nhà của hai vợ chồng cách khu mua sắm ở Litte Saigon một
quãng không xa.
Đắn đo đủ đường
Việt kiều sống trong những ngôi nhà như thế này cũng gặp nhiều bất
lợi. “Chúng tôi không thể tụ tập bạn bè vì không có chỗ”, Nhan Pham, một
quay phim 54 tuổi sống cùng nhà với Khoi Nguyen, nói.
Căn phòng của Việt kiều ở khu Little Saigon. Ảnh: The Los Angeles Times.
Huong Nguyen, một gia sư 44 tuổi, chia sẻ tiêu chí để cô cân nhắc
trước khi chuyển đến những căn nhà như thế này là “phòng tắm sạch sẽ”.
“Chúng tôi không có chỗ để nấu ăn nên chỉ có thể nấu trong nhà tắm và
cần bật quạt thông gió”. Cô từng chuyển nhà nhiều lần để tìm nơi ở an toàn nhất, gần nơi làm
việc của người chồng ở Litte Saigon và nhà thờ ở Fountain Valley. Quá
trình đi tìm nhà của hai vợ chồng khá chật vật. Ngôi nhà đầu tiên khó ở
vì tấm thảm mốc gây dị ứng, tiền nhà rơi vào khoảng 550 USD mỗi tháng…
Cuối cùng, cô ở trong căn phòng mà mẹ cô từng sống nhiều năm trước đây. Trong khi đó, Dan Nguyen, một sinh viên mới tốt nghiệp, lại rất thận
trọng trong chuyện chọn bạn cùng nhà. “Tôi cố gắng chọn ở cùng phụ nữ.
Chúng tôi thường không gặp nhau vì bận bịu công việc nhưng vẫn phải cảm
thấy an toàn. Việc liên lạc với chủ nhà chỉ thông qua điện thoại, không
có văn phòng cụ thể để bạn tìm đến khi cần cứu trợ khẩn cấp”. Mặt khác, những người thuê nhà cao tuổi không thể lái xe trên đường
cao tốc. Họ chỉ có thể đi bộ đến các siêu thị, phòng khám và những nhà
thuốc tây gần khu nhà trọ. Hiep Bui, một cụ già 67 tuổi đã nghỉ hưu ở Garden Grove, cho biết khi
đến một đất nước xa lạ, người già nên chọn sống với những người trẻ để
có thể nhờ sửa chữa đồ đạc hỏng hóc khi cần. Phu Vo, một người chủ cho thuê nhà với giá 350 USD/phòng ở Oklahoma,
cho biết ông muốn đầu tư vào dịch vụ cho thuê nhà ở khu Little Saigon.
Vo quảng cáo trên các trang web rằng mô hình nhà cho thuê như thế này
rất phù hợp đối với những đối tượng không có đủ tiền mua cả một căn hộ. “Ai có thể mua nhà ở California cơ chứ?”, ông nói. “(Trong khi) với những phòng trọ, bạn có thể chuyển đi bất cứ lúc nào”.
Cụ bà gốc Việt làm nghề quét rác ở Mỹ
"Tôi luôn cầu trời Phật cho mình sức khỏe để làm tròn trách nhiệm", bà
Ngô Thị Sửu, 67 tuổi nói đầy xúc động khi kể lại hành trình mưu sinh
trên đất Mỹ.
SỰ BÓC LỘT KHỦNG KHIẾP Ở MĨ - MỘT TÂM SỰ KHÁC "Anh sợ bị nhồi
sọ lắm rồi, anh không muốn tin nữa, và rất mong muốn được nghe thông
tin hai chiều". Một người bạn nói khi cho tôi xem 1 bài viết với cái tựa
rất kêu: Sự Bóc Lột Khủng Khiếp ở Xứ Người, tâm sự của một Việt Kiều
Mĩ. Tôi đọc bài viết và thấy buồn cười, hệt như dạo nọ họ Kim ở
Bắc Hàn cho đăng bài viết người Mĩ bị bóc lột, sống khổ sở vậy. Cái đứa
tôi giật mình, thứ rác rưởi này, đến tận ngày hôm nay, vẫn còn có thể
được nhồi vào sọ lớp trẻ? Trước tiên, tôi muốn nhắc lại 1 câu nói
cửa miệng của nhiều người: Nếu cái cột điện mà đi Mĩ được, nó cũng bứng
gốc mà đi. Và đây là thực tế suốt gần 100 năm nay ở Hoa Kỳ: vấn nạn di
dân ồ ạt, của mọi sắc dân trên toàn thế giới. Bài viết nói nhiều
về vấn đề tiền nong. Than ở Mĩ phải làm nhiều giờ, ra về mệt mỏi, không
thời gian cho bản thân và gia đình. Nhưng cũng khẳng định luôn là không
ai ép phải làm nhiều, đi làm nhiều là vì bản thân muốn có mọi thứ (!!?)
Bất cứ ở đâu trên quả đất này, con người cũng phải lao động để sống. 1
ngày 8 tiếng và thời gian lái xe. Nhưng ở Mĩ (và một số nước phát
triển), người dân thành lập những tổ chức, nôm na là công đoàn, để bảo
vệ quyền lợi người lao động ở mức tốt nhất mà 1 đất nước có thể bảo vệ.
Và những quy định về quyền lợi của người lao động trở thành pháp luật.
Ai không tuân theo là phạm pháp và sẽ bị truy tố ra toà, phải bồi thường
và các án phạt khác. Một vài quyền lợi mà người lao động ở Mĩ được
hưởng: 1. Tất cả mọi doanh nghiệp đều BẮT BUỘC phải đăng posters
của chính phủ về các quyền công nhân được hưởng, đi kèm với mức lương
tối thiểu. Để nếu doanh nghiệp có làm sai, người làm công hiểu rõ mình
bị lạm dụng, và sẽ phải gọi số điện thoại hot-line có sẵn trên poster để
trình báo. 2. Doanh nghiệp BẮT BUỘC phải mua bảo hiểm lao động
cho người làm công. Mọi tai nạn tại sở làm đều phải được bồi thường (rất
khá) theo phán quyết của toà án (nếu bị kiện ra toà). 3. Nhà
nước quy định mức lương tối thiểu mà người làm phải được hưởng ((hiện
tại là $8/hr và sắp lên $9/hr vào tháng sau), và quy định luôn số tiền
vượt trội nếu phải làm ngoài giờ. Thường là gấp rưỡi cho đến gấp đôi. $8
ở đây tương đương với gì? Tương đương với 1 bữa ăn trung bình (1 tô
phở) trong nhà hàng trung bình. 1 bữa ăn đầy đủ với bánh hamburger Big
Mac, khoai tây chiên, và nước soda cũng chưa tới giá này. Điều đó nghĩa
là chỉ vỏn vẹn 2 giờ làm mỗi ngày, 1 người với mức lương lao động TỐI
THIỂU đã không còn lo bị đói, nếu ăn nhà hàng mỗi ngày ... 2 bữa! Và xin
nhắc lại, lương ngoài giờ là từ gấp rưỡi đến gấp đôi lương căn bản.
4. Nhà nước CẤM sử dụng lao động trẻ em (dưới 16 tuổi), và trẻ em từ 16
- 18 tuổi không được làm quá 20 tiếng 1 tuần, khi làm phải có sự đồng ý
của cả phụ huynh và ... nhà trường (vì các em vẫn còn đang ở tuổi bắt
buộc phải đi học). 5. Nhà nước bắt doanh nghiệp phải đóng góp 1
phần vào quỹ thất nghiệp, để nhà nước trả tiền thất nghiệp (lên đến 12
tháng) cho người lao động khi họ mất việc làm. Và doanh nghiệp cũng phải
đóng góp 1 phần vào quỹ hưu trí, để nhà nước trả lương hưu cho người
lao động khi họ về hưu. 6. Nhà nước buộc doanh nghiệp phải tuân
thủ mọi quy định về an toàn lao động đối với người làm công, (phải có
các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, các dụng cụ, thiếu bị này phải được kiểm
tra và bảo trì định kỳ bởi những công ty đạt chuẩn, họ đến, kiểm tra,
bảo trì, và dán nhãn cho biết thiết bị còn tốt). Chính phủ gởi nhân viên
đến kiểm tra các nhãn bảo trì xem doanh nghiệp có bảo trì thiết bị bảo
hộ lao động của mình theo quy định hay không. 7. Nhà nước chịu
trách nhiệm buộc các bên liên quan chu cấp trọn đời cho người lao động
nếu chẳng may tai nạn khiến người lao động mất sức làm vĩnh viễn. Nếu ko
thể buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ chu cấp, nhà nước sẽ phải đứng
ra làm nghĩa vụ chu cấp thay. Đó là 1 ít quyền lợi tối thiểu, và
nếu anh không muốn bị bóc lột, thì anh ... đừng đi làm, ở không và ...
bóc lột ngược lại nước Mĩ với các trợ cấp an sinh xã hội như phiếu thực
phẩm miễn phí, bảo hiểm sức khoẻ miễn phí, cung cấp nơi ở miễn phí, cho
đi học nghề miễn phí, thậm chí tài trợ tiền mặt trong nhiều trường hợp.
Nước Mĩ mỗi năm phải oằn mình chi 1 khoản lớn ngân khoản cho 1 số khá
đông công dân ... không thích đi làm này. Bài viết còn than chút
ít đến bảo hiểm sức khoẻ và vật giá quá cao. Khiến có người mắc bệnh mà
không dám chữa, mang bệnh đến chết vì ko chịu nổi tiền thuốc men. Ở Mĩ,
chữa xong mới lấy tiền. Nên nếu anh mang bệnh mà cần chữa và
không có tiền, anh vẫn sẽ được chữa. Chữa xong anh khai khánh tận (phá
sản), và không ai có quyền đòi tiền anh nữa. Bài viết than rau muống
mắc, đến $8/ký, xin thưa, thì đừng ăn rau muống. Ăn thức ăn bản địa vừa
tươi, vừa rẻ. Ăn làm gì thứ thức ăn phải nhập từ 1 vùng khí hậu khác về
lại Mĩ rồi than mắc mỏ? Mà $8 chỉ tương đương 1 giờ làm, kể ra cũng chả
mắc mỏ là bao nhiêu, mà đã bị than lên than xuống như thể phải để dành
cả ngày lương mới ăn được. Bài viết than về cái bẫy "thẻ tín
dụng" để tròng nợ nần vào cổ người dân. Xin thưa, vậy thì đừng mượn nợ
thẻ để xài. Hãy chỉ tiêu xài số tiền mình kiếm ra được, thì sẽ không
phải than: tại sao ông cà chớn vậy? Ông lại cứ ... đem tiền cho tôi mượn
là thế lào?? Và, một lần nữa, ở Mĩ có luật khánh tận. Nhiều người mượn
tín dụng lên đến $50ngàn đô la, xài xong, khai khánh tận, và không phải
trả lại 1 xu nào. Nói thẳng ra là quỵt nợ thẻ tín dụng. Và tất nhiên,
khi anh quỵt thì ko ai cho anh mượn lại, tín dụng của anh là tồi tệ ...
trong vòng 7 năm. 7 năm sau anh lại vẫn cứ đường hoàng mà ... mượn tiếp.
Bài viết còn than thực phẩm đông lạnh. Vậy tại sao anh không chịu mua
đồ tươi? chỉ mắc hơn 50xu đến $1 cho mỗi pound thôi! Và thưa, việc đông
lạnh đồ ăn cũng phải theo chuẩn của cơ quan an toàn thực phẩm. Và người
tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm là đồ ăn được bảo quản bằng phương
thức đông lạnh, chứ ko phải đổ cả đống hoá chất bảo quản gây ung thư (để
khỏi phải tốn tiền thiết bị đông lạnh, kho lạnh, vận chuyển bằng xe
lạnh ...v.v..). Bài viết than về chuyện mua nhà, phải trả lãi,
rồi khi mua nhà, anh phải mua đồ nội thất, cái gì cũng rất đắt đỏ. Thì
xin thưa ... không có tiền ... đừng mua! Ai dí súng vào đầu anh bắt phải
mua 1 căn nhà riêng cho bản thân và gia đình, rồi mua đồ gia dụng, nội
thất, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng, giường nệm ..v.v.. đâu! Đối với nhiều
quốc gia, trong đó có VN, việc có được 1 căn nhà là mơ ước của nhiều thế
hệ. Nhiều người không dám nghĩ đến chuyện đó. Nhiều căn nhà phải ở chui
rúc nhiều gia đình vì người ta không có đủ khả năng để sắm riêng cho
gia đình mình 1 căn hộ. Người ta cho anh vay tiền để mua nhà (1 khoản
cho vay rất lớn), anh lại than sao phân lời (chỉ khoảng 5% 1 năm) cao
thế??? Thế anh muốn sao? Mua nhà mà không phải trả tiền? Hay vay tiền mà
không phải trả lời? Giá nhà ở Mĩ mắc không? Giá mỗi vùng mỗi
khác, nhưng giá nhà trung bình trên toàn quốc vào thời điểm hiện tại là
$280 ngàn đô cho 1 căn hộ 3 phòng. Mức lương trung bình của 1 kỹ sư là
$65 ngàn đô/năm, thợ làm móng tay thì trung bình khoảng $40 ngàn đô/năm
quý vị tự nghĩ xem nhà cửa ở Mĩ có mắc không? Nước Mĩ được xếp
hàng thứ 3 về điều kiện sống tốt trên khắp quả đất, sau Úc và Đan Mạch.
Và khi nói về điều kiện sống, người ta nói về nhiều thứ chứ không chỉ
riêng có tiền nong. Thật buồn cho dân tôi, đã thoát VN, mà tư duy vẫn bị nhốt trong cái lồng cơm áo gạo tiền. Nói như cố nhà thơ Chế Lan Viên là: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con! Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp! Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.
Chữ "con" ở đây nghĩa là cỏn con, bé nhỏ. Đã thoát được VN mà chỉ dám
nghĩ hạnh phúc là 1 tà áo đẹp, 1 miếng ăn ngon, 1 mái nhà yên. Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó nhiều hơn thế! Rất nhiều hơn thế!!
Nước Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 môi trường thiên nhiên trong
sạch, nơi người ta chỉ cần du lịch nội địa để tận hưởng những cuộc vui
chơi bậc nhất thế giới. Đến các nơi xa hoa như Las Vegas, New York,
Chicago, hay miền thiên nhiên được bảo tồn nguyên vẻ hoang sơ của nó từ
200 năm trước, khi người Mĩ mới đặt chân đến vùng đất này. Nước
Mĩ mang lại cho công dân của nó 1 nền y tế tân tiến nhất thế giới, nơi
người ta có thể kỳ vọng nhiều nhất vào việc phó thác sinh mạng mình
trong tay đội ngũ y bác sỹ. Nước Mĩ được mệnh danh là mảnh đất
của cơ hội. Nơi mời gọi và dung dưỡng tài năng của thế giới. Nơi đảm bảo
cho những nghệ sỹ tài năng không phải chết nghèo đói, và những nhà khoa
học có thể cống hiến cuộc đời cho nhân loại. Nhiều người tài tìm đến Mĩ
vì đặc thù này, cho bản thân, hoặc cho con cháu. Nước Mĩ mang
lại cho công dân của nó 1 hệ thống giáo dục bậc nhất thế giới. Không
nặng về kiến thức hàn lâm, nhưng lại vô cùng hữu dụng. Họ dạy trẻ con
phải tự tin trước cuộc sống, phải độc lập, trong cả cuộc sống lẫn tư
duy, phải biết tìm hiểu, phải hiếu kỳ. Họ dạy trẻ con phải sáng tạo,
phải khoẻ mạnh, phải vui chơi. Họ dạy trẻ con phải biết yêu thiên nhiên,
không lãng phí tài nguyên của mẹ trái đất. Họ dạy trẻ con phải biết thứ
tha, phải nhân bản. Nước Mĩ dạy trẻ con phải biết nhận lỗi, phải công
bằng. Cấm không được phân biệt đối xử trên mọi hình thức (và đây là luật
pháp). Nước Mĩ dạy trẻ con phải bao dung. Và sau cùng, nước Mĩ
cho con cái chúng ta 1 môi trường sống mà ở đó chúng có thể nói: Mẹ ơi,
một ngày kia, con sẽ làm thay đổi cả thế giới! Chính những điều
này tạo nên 1 nước Mĩ, dù là đống tạp nham hổ lốn của nhiều chủng tộc,
đủ thứ văn hoá, đủ kiểu tư duy, vẫn văn minh bậc nhất, vẫn hùng mạnh, và
giàu có bậc nhất thế giới. Nước Mĩ đã, đang, và sẽ là đích đến của rất
nhiều sắc dân trên trái đất này. God bless America! Tham khảo bài viết gốc, tôi nghĩ các bác cuồng CS nên dẹp quách đi cho đời đỡ ung mủ. (fb Nancy Nguyen) Bài gốc: "Việt kiều ở Mỹ là 'tù khổ sai'! Hàng ngày, trên khắp đất nước Việt Nam, vẫn có rất nhiều người mòn mỏi chờ đợi được đến với vùng đất hứa: nước Mỹ. Người nghèo nước Mỹ sống như thế nào? Lý do người Việt bị kì thị, sỉ nhục ở nước ngoài
Nhìn bề ngoài, bạn có tất cả, nhưng thật ra bạn chẳng có gì cả. Tất cả
đều là nợ, bạn phải trả cho chính phủ cả đời. Qua bài viết của Danny
Nguyen, trên một tờ báo về du học, chúng ta có thể thấy rõ ràng khuôn
mặt thật của nước Mỹ cũng như cuộc sống đầu tắt, mặt tối của hầu hết
Việt kiều ở đó. Nhìn bề ngoài, bạn có tất cả, nhưng thật ra bạn chẳng có gì cả. Tất cả đều là nợ, bạn phải trả cho chính phủ cả đời.
"Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa,
nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công
việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy
khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành
thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu. Đối với thành
phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ
không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và
bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày,
7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt
đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm
các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm,
20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn
1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động
chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ
tiền để mua bảo hiểm y tế. Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân
tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có
bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng.
Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh
cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác
sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở
Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời
không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người
nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh
nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra. Hầu hết ở Mỹ ai
cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản
thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn
cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên
là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai
đi cày. Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng
tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm
việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng
đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lại bệnh
viện 48 giờ. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự
lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi
làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12 giờ/ngày. Nhiều khi
nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng
biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà
sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần
không thấy mặt con ấy chứ. Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông
lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng
bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để
mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi
lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn
phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô,
hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn
vội vã tới đón con kẻo trễ, bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì
nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống? Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.
Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học
hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá
mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm
hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được
đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu... Riêng bản thân
tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy
sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia
tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài
nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà
người con tha hương gửi về. Mua nhà trả góp ở Mỹ rất dễ dàng.
Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài
chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao
vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho
"tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi
thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay
căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua
một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng
phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt
thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng
người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu
và thành phố mình ở. Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ
lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra
tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng
lợi lớn. Hiện tại, có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá
30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vẫn có thu nhập từ tiền
thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi
sẽ về Việt Nam để sinh sống. Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu
như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống
ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn
đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà
chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm
hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm
ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia
thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền
ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại
tiếng thơm ngàn đời cho con cháu. Thật ra thì còn nhiều điều
phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã
hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã
hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy
viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm
kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình".
(Nguồn: Báo Mới)
Kili
Sống ở Mỹ và sống ở VN ở đâu sướng hơn?
Tôi
lương khoảng 3 triệu đồng, vợ buôn bán nhỏ, nhưng ở VN chiều nào cũng
ra quán uống vài chia bia cùng bạn, chiều thứ 7, CN nếu muốn cũng có thể
đi xem bóng đá, xem ca nhạc, xem bói ...Sống ở Mỹ không biết có được
vậy không.
1 đang theo dõi
18 câu trả lời
Báo cáo vi phạm
Câu trả lời
Xếp hạng
Câu trả lời hay nhất:
Nước Mỹ cũng như bất kỳ một quốc gia nào, cũng có ba bảy đường nước Mỹ.
Không nên và không thể lấy cái sướng khổ của người này mà áp đặt lên
đầu người khác.
Không nói đến những mặt trái như cướp giật, khủng bố...bởi đó là chuyện
chung của bất kì xã hội nào, không riêng Mỹ, đất lành thì chiim đậu,
nhưng kéo theo đó cũng có những bọn thú ăn thịt. Còn lại thì ai cũng
phải công nhận là đời sống vật chất của Mỹ ăn đứt Việt Nam, trong nhiều
năm qua cũng đã có những thay đổi tích cực, nên không riêng gì công dân
Việt Nam mà dân nước nào cũng mong có cơ hội sống và làm việc trên đất
Mỹ (có cả gia đình của các bác lãnh đạo nhà ta).
Xã hội Mỹ là một xã hội công nghiệp đã phát triển từ lâu đời, người dân
Mỹ có cách sống, làm việc năng động : làm quần quật cả tuần thì đến
weekends họ cũng gác lại hết để nghỉ ngơi thư giãn, lo cho gia đình. Đó
là cách sống, tập quán của người Mỹ bao đời nay, làm sao mà đem so sánh
với Việt Nam. Chỉ có ở Việt Nam, và các quốc gia đang phát triển khác,
đại bộ phận người dân vốn quen cái kiểu "làm ruộng ăn cơm nằm" thì mới
khó mà sống được trong cái xã hội công nghiệp hóa, tiếp thu được cái tác
phong công nghiệp của người ta.
Thực tế đã cho thấy, chỉ có những người cao tuổi, đã sống hầu hết đời
mình tại Việt Nam thì khi qua Mỹ sống mới gặp phải những khó khăn trong
việc hòa nhập, thì việc tiếc nhớ quê nhà là chuyện đương nhiên. Còn
những người trẻ tuổi thì ngược lại, họ lại dễ dàng tiếp thu những cái
mới của xã hội nên không gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập, nên
hiếm có người trẻ tuổi nào đã có cơ hội sang Mỹ sinh sống lại muốn trở
về Việt Nam, trừ phi là chuyện cực kỳ cấp bách.
Có thể bạn đã hài lòng với cuộc sống hiện tại của bạn, nhưng đối với
những người khác họ lại muốn cố gắng để đạt được cao hơn, không thể vì
thế mà chê trách bạn hay họ bởi mỗi người có một cách sống khác nhau.
Nguồn: Tự tiếp thu và suy xét !
Sao không ai kể nỗi đắng cay người tha hương?
Tôi
đọc nhiều bài về Mỹ, giật mình vì chẳng ai kể ra nỗi khổ của những
người tha hương. Việt kiều nói chung cũng chỉ là cái mác, cái mác đánh
đổi bằng mồ hôi và xương máu.
Ảnh minh họa: StyleScoop.
Gần
đây, tôi đọc thấy có rất nhiều bài viết kể về cuộc sống của người Việt
tại Mỹ trên VnExpress.net. Tôi đọc qua và nhận thấy có rất nhiều ý kiến
khác nhau xung quanh cuộc sống của người Việt tại Mỹ. Một số cho rằng
cái mác Việt kiều khiến những đứa con Việt trở nên khoe khoang, xa xỉ và
hòa lẫn vào phong tục xa hoa xứ người; hoặc như một số ý kiến cho rằng
những lời nói của bài viết " Cuộc sống thực của người Việt tại Mỹ" là không đúng sự thật.
Tôi là một học sinh đã qua định cư tại Mỹ được hơn ba
năm. Sau khi đọc bài viết "Cuộc sống thực của người Việt tại Mỹ", tôi
quyết định viết một bài viết để nói rõ hơn vì bài viết chưa nêu rõ được
cái gian nan thật sự của nơi đất khách quê người.
Theo lời của những người đi trước, cái khó khăn họ
phải trải qua ở những ngày đầu đặt chân đến Mỹ là không lời nào có thể
tả được. Họ nói rằng những người qua sau như chúng tôi sung sướng hơn
nhiều vì có bà con họ hàng đi trước giúp đỡ. Nhưng tôi và mẹ đến Mỹ với
rất nhiều người thân ở rải rác trên nhiều tiểu bang, và những cái giây
phút hời hợt giúp đỡ hoặc giúp để lấy tiếng thơm, hoặc giả chỉ là một
trách nhiệm là điều tôi nhận thấy. Cũng như bài viết của Vu Dao, cái đất
nước này khiến con người ta bị áp lực rất nhiều, và cái áp lực đó khiến
con người trở nên bấn loạn, vô cảm.
Cái khó khăn là ở đồng tiền. Người ta nói, ở Mỹ là có
tương lai, là có tiền, cứ như "everything is money", nhưng đâu ai biết
rằng ở xứ này "money is everything". Đúng là lương hằng năm của người
Việt có thể xấp xỉ từ 20.000 đến 40.000 USD tùy theo hộ gia đình có bao
nhiêu người. Những người qua càng lâu, sẽ có mức lương càng cao; lương
trung bình của mỗi người Việt mới qua là dưới 20.000 USD một năm trong
suốt gần ba năm đầu tiên, còn sau đó có khả quan hơn hay không là tùy
30% cố gắng và 70% vận may. Và xét cho cùng, ở mức lương nào thì cũng
vật lộn với cuộc sống cay nghiệt ở xứ người là khôn xuể.
Khi còn ở Việt Nam, tất cả những việc tôi phải làm là
ăn và học; thi thoảng cuối tuần mới giúp dì và mẹ đi bán hàng. Lúc nào ở
nhà cũng có người, không khí luôn ấm cúng và vui vẻ. Cứ tối tối là cùng
nhau quây quần bên mâm cơm, lâu lâu bán đắt hàng cả nhà lại đi ăn ở một
nhà hàng nào đó. Tối đến thức khuya cùng nhau xem một bộ phim, dù 10h
nhưng trong nhà điệm đóm vẫn sáng trưng. Sáng sớm, chỉ cần 10 phút đi bộ
là ra đến chợ, mua một gói xôi, một cái bánh hay một tô hủ tiếu nóng
hổi. Nhìn dòng người đi lại nhộn nhịp, tiếng kèn xe inh ỏi, những cô
hàng gánh nặng nhọc dưới nắng, tất cả những thứ bình dị ấy là một thứ
rất xa vời với chúng tôi ở đây. Có thể một số người thỏa mãn với cuộc
sống mới sau bao gian nan trắc trở nên họ tự mãn. Nhưng với chúng tôi,
cái cuộc sống trong bốn bức tường, mạnh ai nấy một phòng riêng biệt:
sáng chưa chắc thấy mặt nhau đã vội vã đi làm, tối về mệt nhoài thì thay
đồ xong là ngủ, những bữa ăn lạnh lẽo có gì ăn đó và hâm nóng bằng lò
vi sóng thức ăn của cả tuần, đây là cuộc sống chật vật mà nghe kể thì
nhiều, nhưng chẳng ai hiểu được cái cảm xúc đó cả.
Ở Việt Nam, ngoài tiền điện, nước, chợ thì hầu như
không có gì phải lo nhiều (không tính những gia đình khó khăn kiếm từng
xu cho con đi học, hoặc cho đi học thêm quá nhiều như những gia đình ở
thành phố). Ở xứ này, cứ mỗi tháng là những hóa đơn (bills) cứ tràn ngập
trong hộp mail. Nào tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,
tiền bảo hiểm xe, tiền xe trả góp.
Cứ tính thế này, giả sử một gia đình có ba mẹ đi làm
và hai con đi học, lương của mẹ đi làm nail mỗi tháng là 2.000 USD (đây
là một con số không thực tính ở thời điểm bây giờ, vì nghề nail không
còn trong thời điểm thăng hoa như xưa nữa), và của ba là 1.500 đến 2.000
USD một tháng nếu đi làm ở hãng. Vậy cứ cho là 4.000 USD một tháng.
Tiền nhà, với những gia đình mới qua ít nhất phải chờ gần 10 năm mới đủ
tiền mua một căn nhà, vì thế tiền thuê một căn hộ sẽ vào khoảng 1.200
USD/tháng đến 1.500 USD/tháng (1.500 USD là giá trung bình hiện nay ở
bang Virginia, một số bang khác có thể rẻ hơn). Người mẹ cần một chiếc
xe, người ba cần một chiếc xe, nếu mua xe cũ thì chỉ cần trả tiền bảo
hiểm mỗi tháng; hai xe một năm vị chi là 1.200 đến 1.500 USD, hoặc 100
USD một tháng. Tiền chợ búa dao động từ 200 đến 300 USD một tháng tùy
theo khẩu phần và giá cả của thức ăn. Và tin tôi đi, với người dân ở
California, food stamp là một điều rất bình thường, nhưng ở bang
Virginia tôi đang ở, food stamp không phải muốn là đăng ký có được. Tiền
ga điện nước vào khoảng 200 USD. Tiền điện thoại nằm ở mức 100 USD cho 4
người. Cứ thế mà tính lẻ tẻ đi lên, hàng ngàn nhiều thứ "bills" khác cứ
thay phiên nhau chạy tới, mỗi thứ rút trong túi ra một ít. Để dành lại
chả được bao nhiêu.
Cái thứ gọi là medicare hay medicaid không phải ai
cũng có được, thế là một lần đi bác sĩ, chỉ khám thôi là cũng ở khoảng
60 USD, chưa tính tiền thuốc men. Nằm viện thì cứ lên cả ngàn đồng, nên
có tiết kiệm bao nhiêu rồi cũng có ngày tiêu tan hết. Cuộc sống cứ tà tà
mà trôi.
Ở Việt Nam, một hộ gia đình trung lưu có thể tiêu xài 2
đến 3 triệu một ngày để đi chơi hoặc đi ăn. Có thể bỏ ra 15 đến 20
triệu mua một cái tivi hay tủ lạnh mới. Bỏ ra vài triệu để có một tour
du lịch ngắn ngày trong dịp lễ. Còn ở đây, chỉ cần xài nhỉnh hơn 50 USD
một ngày là tối đến, trên trán lại xuất hiện thêm một vết nhăn. Đi mua
sắm, nhìn cái áo giá 20 USD thì thích lắm cũng phải than ngắn thở dài mà
bỏ xuống, đợi khi sale mới dám mua. Nên cái mức lương ở trên thấy có vẻ
dư giả, chứ xài nhè nhẹ tay cũng thấy tiền bay đi mất.
Tôi biết một gia đình, ba mẹ là y tá bác sĩ ở bệnh
viện Chợ Rẫy, thu nhập cao, ổn định, đến Mỹ và làm lại từ đầu từ những
công việc bần hèn nhất, đắng cay nhất. Miệng lưỡi con người ở đây là rất
tàn nhẫn, cũng như cách họ sống, ai cũng chỉ muốn mình là người tốt,
nên luôn hạ xuống tư cách và nhân phẩm của bất cứ ai làm mích lòng họ,
nhưng đối với họ thì ai là chả là người làm mích lòng.
Tôi biết một gia đình, ba là kế toán và mẹ có hàng
quán nhỏ nhưng rất đông khách. Không giàu sang nhưng cũng thuộc khá giả,
không phải bận lòng với đồng tiền. Và họ qua đây, mở tiệm nail, nghe
giàu thật, nhưng có ai biết đằng sau đó là mồ hôi nước mắt. Mọi công
đoạn đều phải tự họ mày mò làm: trang trí lại nội thất, quảng bá cho
thương hiệu, v.v... Có những khi làm không đủ, vài tháng số tiền đi vào
lại ít hơn số tiền đi ra.
Tôi biết một gia đình, gia đình thuộc tầng lớp thượng
lưu với biệt thự ở ngoại thành. Sang đến Mỹ, ba mẹ phải đi chất hàng lên
toa xe lửa với mức lương khoảng 1.200 đến 1.500 USD một tháng. Họ cố
ngậm đắng nuốt cay cho hai đứa con gái ăn học thành tài trước lời dè bỉu
từ họ hàng.
Tôi biết mẹ và tôi, rày đây mai đó không ổn định. Bà
con chỉ nhìn nhau khi cần giúp đỡ. Mẹ chịu nhiều đắng cay trong công
việc. Và những bất mãn khiến con người ta hóa điên. Phải lo lắng cho họ
hàng ở Việt Nam, phải tự cứu lấy bản thân chơi vơi nơi xứ người. Nhiều
khi bất mãn cũng không có tiếng nói.
Tôi giật mình khi đọc nhiều bài viết có phần hơi khoe
mẽ của một số người Việt tại Mỹ, nhưng theo tôi thấy, họ có quyền đó vì
họ đã đi lên từ đôi bàn tay trắng, và thành quả của họ đáng được công
nhận (tôi không nói đến những người dè bỉu và chê bai đất nước của chính
mình đầy ác ý). Và tôi giật mình hơn vì chẳng ai kể được nỗi khổ của
những người tha hương cả. Cái chiếc vé máy bay về thăm quê chẳng đáng là
bao, nhưng khi về là có hàng nhiều móc xích liên quan tiền bạc, lại bỏ
dở một hoặc hai tháng đi làm, về sẽ mắc nợ mãi không trả đủ.
Đúng đấy, cứ nhìn Việt kiều về nước với đầy hột xoàn
trên người mà đánh giá, chẳng bao giờ có ai đánh giá nổi sự cam chịu và
khó khăn mà họ đã trải qua. Việt kiều nói chung cũng chỉ là cái mác, cái
mác đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu.
Tôi không muốn trở thành kẻ kể lể để nhận sự thương
hại hay chê trách từ ai. Những thứ tôi kể là những thứ tôi biết và chứng
kiến với cái xứ thoải mái và vô tình này. Mong rằng mọi người sẽ có cái
nhìn khác hơn về những người Việt tại Mỹ.
Bảo Trân
Tại sao người Việt Nam không thể “sướng” bằng người Mỹ?
Phương Quế |
29
Người Mỹ “sướng” hơn người Việt khi không phải mang nặng căn bệnh
thành tích, được hưởng phúc lợi xã hội đáng kể từ tiền thuế đóng góp của
mình.
Câu chuyện "Ở Việt Nam sướng hơn ở Mỹ" là một góc nhìn mới, đầy thú vị của ông Vũ Quần Phương- nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, người cha đẻ của hai công dân Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ là GS Toán học Vũ Hà Văn và Vũ Thanh Điềm.
Mặc dù "khổ" hơn, nhưng nước Mỹ lại là đất nước siêu cường có tầm ảnh
hưởng lớn nhất trên toàn thế giới, đứng đầu trên mọi mặt kinh tế, quân
sự, văn hóa...Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ dừng lại là quốc gia đang
phát triển.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến nước ta chưa thể phát triển, thực sự phát
huy hết tiềm lực mà chúng ta đang có để nâng cao chất lượng sống của
người Việt? Tại sao người Việt Nam chưa thể có được điều kiện sống
"sướng" bằng người Mỹ?
Tiếp tục lắng nghe những chia sẻ thú vị và đầy suy ngẫm của nhà thơ Vũ Quần Phương xoay quanh vấn đề trên.
Ở Mỹ, sống sao cho hạnh phúc mới quan trọng
Thời
gian sống tại Mỹ, nhà thơ nhận thấy cũng có những điều mà đất nước
cường quốc này còn “khổ” hơn nước mình như phải vội vàng trong ăn uống,
chịu áp lực lớn từ công việc, tiền thuê người giúp việc đắt đỏ…
Thế nhưng người Mỹ lại “sướng” hơn ta ở điểm “Ở nước Mỹ, làm sao sống cho hạnh phúc mới quan trọng chứ không phải trở thành người nọ người kia, có được danh hiệu nào đó” - nhà thơ Vũ Quần Phương nhấn mạnh.
Nhà thơ
có kể câu chuyện về cháu nội của mình- con của GS Vũ Hà Văn, người đã
vinh dự được nhận Giải thưởng Polya - một giải thưởng lớn của Hội Toán
học Ứng dụng và Công nghiệp Hoa Kỳ (SIAM), hiện đang giảng dạy ở Trường
ĐH Yale: “Ở trường có tổ chức buổi học ngoại khóa, đề tài về ước mơ
sau này làm nghề gì, cháu tôi trả lời là sau này muốn làm người thuyết
minh thể thao trên tivi vì nó thích chơi thể thao, vừa được xem suốt
ngày lại vừa được nói trên tivi. Nghề nữa mà nó thích là làm người coi
rừng vì trong rừng được sống với hươu, nai; lúc nào cũng như đi chơi.
Rồi thích cả làm công an chữa cháy, khi đi cứu cháy thì như người anh
hùng”.
Cả ba ước mơ của cậu bé 14 tuổi đều không phải trở bác sĩ, giáo sư,
tiến sỹ mà đơn giản là mong ước làm những gì em thích. Hiện nay, những
ông bố, bà mẹ Việt Nam vẫn chưa thực sự hiểu mong muốn của trẻ thơ, áp
đặt cho chúng một định hướng ngay từ khi còn bé - phải trở thành những
người giỏi giang sau này. Thời gian mà đáng ra các em được vui chơi hồn
nhiên lại thay bằng những giờ học thêm: học văn, học toán, ngoại ngữ… để
sau này thi đỗ Đại học, trở thành “ông nọ, bà kia”…
Trẻ em bị áp lực học hành không có nhiều thời gian để vui chơi
Việt Nam “khổ” vì bệnh thành tích
Một thực tế nữa là
người Việt đang “khổ” hơn người Mỹ khi bệnh thành tích vẫn còn mang nặng
trong mỗi cá nhân, mỗi tập thể. Nhà thơ chỉ ra: “Như ở Việt Nam còn
phấn đấu thành gia đình văn hóa, tập thế xuất sắc, anh hùng lao
động…nếu không thì hội viên câu lạc bộ thơ phường. Ai cũng phải
có một danh hiệu, chứ nước Mỹ chẳng có danh hiệu gì cả. Mọi sự do đồng
lương phân biệt, giỏi thì lương cao và ngược lại”.
Tâm lý mong muốn có cho mình một danh hiệu, một thành tích để người
khác nhìn vào đã bám ăn sâu trong suy nghĩ mỗi người Việt. Còn ở nước
Mỹ, môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng để người dân làm việc.
Hay nói cách khác danh hiệu cao sẽ trao cho người đạt được năng suất và
chất lượng công việc hiệu quả. Lương cao đồng nghĩa thuế thu nhập
cao. Nhà thơ đưa ra ví dụ: “Lương con tôi - anh Văn bên Mỹ là
500$/ngày, như vậy, tổng cộng một tháng lương là 15.000$. Tuy nhiên,
anh phải đóng thuế 40%, do đó, số lương thực tế nhận được không phải là
15.000$ mà chỉ còn 9.000$ vì 6.000$ tính vào thuế”.
Thuế đóng cao kéo theo đó là phúc lợi xã hội của nước Mỹ rất tốt. Nhà thơ đơn cử: “Tôi
là người vãng lai nhưng vẫn được hưởng những dịch vụ công cộng. Ví như
quầy ăn trong vườn bách thảo, tôi mang cơm nắm muối vừng, ngồi đấy ăn
thì khách mua hàng của quầy đó vẫn phải đứng chờ. Họ không thể đuổi tôi
vì lý do không mua gì và ngồi nhờ được. Bởi lẽ, công viên là nơi công
cộng, dù anh mở ra quán nhưng tôi vẫn được hưởng cùng”. Hay như câu chuyện về nhà vệ sinh: “Tại
Mỹ không có nhiều nhà vệ sinh công cộng nhưng ta có thể vào bất cứ
khách sạn, nhà hàng sang trọng nào để đi vệ sinh. Họ cho phép và đón
tiếp rất đàng hoàng”.
Rõ ràng, người Mỹ đang “sướng” hơn người Việt khi mà họ được làm việc
và được hưởng đồng lương theo đúng năng lực của mình, được hưởng phúc
lợi xã hội đáng kể, sống để hạnh phúc chứ không phải đặt ra những danh
hiệu đơn thuần.
theo Trí Thức Trẻ
Trẻ con ở Mỹ sướng hay khổ?
Yến TuyếtSống Magazine
08:34' SA - Thứ tư, 21/11/2012
Cô bạn gái củatôi, Đón
chào tháng6 bước đến, tôi muốn cảm ơn cái thời tiết dịu dàng vào buổi
sáng sớm của mùaxuân, khi lái xe đi dưới những vòm câyđang nở đầy hoa
jacaranda – phương tím , hay bước ra căn vườn nhỏ đằng sau nhàvà tìm
thấy một vài hoa Iris màu tím, nở ra một cách e lệ bên cạnh những cụmhoa
cúc vàng còn đọng một ít sương mai. Tối hôm qua,tôi nhận
được email của cô bạn đang làm một tờ báo thiếu nhi ở Việt Nam, hỏi
vềđời sống của trẻ em Việt Nam ở Mỹ. Và nhờ thế, tôi có đề tài viết thư
cho bạntuần này. Bạn biết rồi,cái đề tài “Đời sống của trẻ con ở Mỹ” nàythật là rộng lớn và tôi sẽ xin phép chỉ viết một cách chung chung mà thôi. Phần
lớn mọingười đều cho rằng trẻ con ở Mỹ sướng hơn trẻ con ở bất cứ một
dân tộc nào trênthế giới bởi vì chúng sống trong một quốc gia giàu mạnh,
tiến bộ cho nên chúngcó tất cả mọi thứ mà trẻ con ở những nước khác ao
ước. Nếu nói về vậtchất thì từ những gia đình giàu có cho đến
những gia đình có lợi tức thấp haycòn hưởng trợ cấp xã hội đi nữa, con
nít cũng có được đầy đủ áo quần dùng quanhnăm, chứ chưa thấy đứa trẻ nào
chỉ mặc quần hay áo sờn cũ , rách rưới như ở cácquốc gia nghèo mà Việt
Nam là một trong số đó. Chỉ bàn rôngra về khâu áo quần không thôi
chúng ta đã thấy trẻ con ở Mỹ quá sung sướng. Nhữnggia đình có lợi tức
cao, giàu có như con bác sĩ, kỹ sư… thì con cái họ dĩ nhiên phải mua đồ
từ những cửahàng sang trọng, có nhãn hiệu danh tiếng tương đượng với áo
quần mà cha mẹ tụi nódùng. Các hãng sảnxuất áo quần cho con nít dĩ nhiên nhắm vào người tiêu thụ là cha mẹ, chứ connít biết gì mà “đồ hiệu” hay không. (Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu được tập cho thói quen xài “brandnames”
từ nhỏ, khi đến tuổi vị thành niên thì đừng hòng mà côcon gái vị thành
niên chịu mặc áo quần ở cửa hàng không phải là từ J.Crew hayBanana
Republic trở lên …). Riêng nhómngười còn lại là nhóm từ trung lưu
đến nghèo, lợi tức thấp thì cha mẹ có thểtìm mua áo quần cho con cái ở
những cửahàng bán hàng hạ giá, gọi là outlets như Ross, TJ Maxx hay
Marshall. Nơi đây chúng ta vẫn có thể tìmnhững đồ hiệu nhưng chỉ còn lại
nửa giá, hay đôi khi 1/3 giá ở tiệm lớn. Phải công nhậnmột điều
là cho dù tôi với bạn không có con nhỏ nữa, thế mà khi bước chân vàohàng
áo quần dành cho trẻ con từ 3, 4 tuổi trở xuống thì chúng ta cũng cứ
mêman như thường vì chúng quá ư dễ thương và ngộ nghĩnh bạn nhỉ. Bây
giờ nóiđến đồ chơi của trẻ con ở Mỹ thì tôi chỉ còn biết la lên là
“không tưởng tượngnỗi” bởi vì chúng hàng hà sa số, không cách gì biết
đâu là đâu nữa. Thí dụ nhưvì đang sống trong thời đại điện tử nên đồ
chơi bằng điện tử mà trong đó máybắn games dẫn đầu với hàng trăm trò
chơi khác nhau . Dĩ nhiên,chúng ta không bao giờ nên so sánh sinh
hoạt của Mỹ với Việt Nam. Thế nhưngtôi đọc báo thấy bây giờ ở Viết Nam,
đồ chơi dành cho con nít sản xuất từ Trungquốc- Made in China -hiện đang
bày bán tràn ngập và trong đó những lọai đồ chơi mang tính cách bạo lực
như daokiếm, súng ống và nhất là những lọai games điện tử dành cho
người lớn, mà cứviệc bán cho con nít xài, không hề được kiểm sóat và cấm
đóan. Trong khi đó ởMỹ, ít ra trẻ con cũng được bảo vệ sự an toàn
khi các nhà nghiện cứu thị trườngcung cấp cho trẻ con những đồ chơi phù
hợp với từng hạng tuổi. Có những thứ đồchơi nguy hiểm và bị cha mẹ
chống đối, là các cơ quan bảo vệ sự an tòan cho connít kêu gọi tẩy chay
hay thu hồi ngay. (Dĩ nhiên, ở Mỹ cũng không thiếu gìnhững bậc cha mẹ cứ
mua bất cứ cái đồ chơi nào mà con vòi vĩnh, bất kể an tòanhay không, mà
trong số đó là những games điện tử đầy hình ảnh bạo lực và lờinói thô
tục) Nếu cha mẹ chútâm vào việc giúp trẻ con phát triễn tòan diện
về cả mặt tinh thần lẫn thể chấtqua viêc dạy dỗ, cho ăn uống đầy đủ, thì
ngay từ tấm bé việc chọn đồ chơi chocon đã cần phải để ý kỹ lưỡng rồi. Thật
vậy, trẻcon ở Mỹ may mắn vì các nhà thương mại cũng phối hợp với các
nhà giáo dục đểsản xuất những loại đồ chơi nhắm vào việc “họcmà chơi, chơi mà học” dành cho đủ mọi loại tuổi. Thí dụ như trẻ con có thểhọc làm tóan, học vẽ, học làm thủ công khi sử dụng một trò chơi nào đó. Cứ
đến mộtbuổi tiệc sinh nhật của trẻ con hay dịp lễ Giáng sinh, bạn mới
thấy con nít ởđây sung sướng vì chúng được tặng cho đủ thứ lọai đồ chơi. Những
đứa connhà gìau thì đồ chơi chất đống trong phòng riêng của nó, trong
đó có nhiều thứđứa trẻ chưa bao giờ đụng tới. Cho nên, đây cũng là dịp
cho những gia đình cólợi tức thấp mua được cho con họ những đồ chơi mới
tinh với giá 1, 2 dồng bạctừ những cái garare sale của con nhà giàu. Trẻ
con ở Mỹcũng được đi giải trí bên ngòai ở những khu giải trí lành mạnh
như Disneyland, Knott Berry Farm, Sea World… Bảo tàng việncũng dầy dẫy ở
mỗi thành phố lớn để trẻ con có dịp đi tham khảo, tìm hiểu. Nếu
muốn họchỏi thì mỗi trường học hay thành phố đều có một thư viện. Còn
không thì nhà aimà chẳng có computer để trẻ con tìm tài liệu trên hệ
thống internet. Bây giờ côgiáo, học trò và cha mẹ có thể liên lạc
với nhau qua hệ thống e mail. Phụ huynhcó thể kiểm sóat xem bài tập ở
trường gồm những gì, ngay tại sở làm hay ở nhàvào buổi tối, bằng cách mở
website của cô hay thầy giáo dạy môn đó và biết đượcbài tập con phải
hòan tất để nhắc nhở con. Bên việc đihọc chữ là một điều bắt buộc ở
Mỹ khi đứa trẻ bước vào tuổi mẫu giáo (5 tuổi),trẻ con ở Mỹ còn có dịp
tham gia vào những sinh hoạt làm thăng hoa đời sốngtinh thần như học
nhạc, học vẽ, tham gia sinh hao5t thể dục như tennis, bóngrổ, bơi lội. Bây
giờ có thểnói trong cộng đồng Việt Nam có đến 80%phụ huynh trong thế hệ
thứ hai cho con học đàn piano, violin, học đánh trống,thổi kèn…Rồi có
những đứa trẻ còn được học vũ ballet, học võ thuật, học vẽ… Tôi hy
vọng làmình đã điểm qua được hầu hết những điều được cho là quá may mắn
mà trẻ con ởMỹ được hưởng. Thế nhưng những đứa trẻ này có “thật sự” vui
vẻ, sung sướngkhông thì chúng ta còn phải xét lại. Trong lá
thưnày tôi chỉ muốn trình bày với bạn một vài ghi nhận rất chủ quan của
tôi, dựatrên những gì đọc được qua sách báo hay từ công việc huấn luyện
người giữ trẻtrước đây, bằng sự quan sát những người chung quanh và ngay
từ kinh nghiệm rấtriêng tư của chính mình về đời sống vì cũng đã từng
có những đứa con nhỏ ở Mỹ. Đồng ý là đứatrẻ ở Mỹ sung sướng hơn
nhiều trẻ con trên thế giới về mặt vật chất thật nhưngchúng vẫn thiếu
thốn sự quan tâm, thì giờ và tình yêu thương từ cha mẹ. Càng
ngày,càng có nhiều phụ nữ đi ra ngòai làm việc hơn nên ngay từ khi còn
rất nhỏ , khỏangmột, hai tháng tuổi, nhiều đứa trẻ đãphải trải qua phần
lớn thời gian trong một ngày của chúng ở nhà giữ trẻ vớinhững người xa
lạ. Mà đâu phảingười giữ trẻ nào cũng yêu thương con nít và săn
sóc trìu mến như người mẹ đốivới chúng.Đã có những việc trẻ con bi hành
hạ, bi lạm dụng tại các nhà giữ trẻđược tìm thấy hay được báo cáo. Với
chươngtrình học khá nặng nề từ khi còn ở bậc tiểu học và những kỳ vọng
của cha mẹ,đặc biệt là phụ huynh Việt Nam,về việc con phải đạt được các
điểm số cao ở trường làm cho các đứa trẻ thườnghay bị căng thẳng. Bên
cạnh đó,có rất nhiều phụ huynh nghĩ con mình phải là “thần đồng”, hay
phải hơn conngười khác, nên muốn con là một người văn võ song tòan: hết
học đàn thì đến họcvõ bên cạnh học chữ. Chúng phải thực tập suốt ngày
đêm, nếu bê trễ thì bị chamẹ la mắng không tiếc lời. Một số
phụhuynh muốn con họ làm việc gì cũng phải đứng thứ nhất, bên cạnh việc
học ở trường, mà không hề quantâm đến sức khỏe hay việc tinh thần chúng
có thể bị sa sút vì cố gắng quá sức,hay vì sợ cha mẹ thất vọng . Khi
có dịptiếp xúc với một vài phụ huynh, tỏ vẻ hãnh diện và khoe việc con
mình tham gianhiều sinh hoạt như kể trên, tôi thật tình tội nghiệp cho
con của họ. Có thể có mộtsố ít đứa trẻ thực hiện được tất cả mọi
sinh hoạt này một cách tốt đẹp, nhưngkhông phải ai cũng có thể làm được
cả vì mỗi người trời sinh cho giỏi một haimôn, chứ không thể cái gì cũng
giỏi hết! Hơn ai hết,phụ huynh cần hiểu rõ giới hạn và khả năng
của con mình chứ đừng bắt chúng thựchiện tất cả những điều mình từng mơ
ước nhưng đã không có được khi còn nhỏ. Tôi hiểu rằng ailàm cha mẹ
thì cũng mong cho con những điều tốt đẹp và thấy nếu mình có trongtay
những cơ hội thì phải sử dụng cho bằng hết. Cũng như nhiều phụ huynh
khác, tôi đã từng bảo các con tôilà: “may mà sống ở Mỹ nên chúng mới có cơhội và điều kiện như thế, tại sao không cố gắng hơn nữa”. Nhưng bây giờ tôithấy mình đã quan niệm rất sai vì tôi đã làm khổ con mình mà không biết. Bởi
vì, trên hết mọi điều, chúng ta đã đem đến chonhững đứa con của chúng
ta một đời sống bận rộn, đến nỗi chúng không có dịpnhận được tình yêu
thương cụ thể như vòng tay ôm, lời nói dịu dàng của cha mẹmà tòan là lời
nói buồn phiền hay giận dữ mà thôi, khi thấy chúng bê trễ trongquá
nhiều sinh hoạt. Tội nghiệpthay cho các đứa trẻ vì cha mẹ chúng
quên rằng cái thân thể nhận chịu bao đòihỏi của người lớn vẫn còn nhỏ bé
và tinh thần vẫn còn non nớt lắm. Cuối cùng, tôiphải nói với cô bạn là: “đừng tưởng làtrẻ con ở Mỹ sung sướng, chúng cũng có cái khổ riêng đấy chứ”. Tôi hy vọngbạn sẽ cùng tôi nhìn ra được nhưng khó khăn của trẻ con để chúng được thực sưsung sướng hơn. Hẹn bạn thưsau nhé. (Y.T)
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét