Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

SIÊU QUẦN 51

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                   
                                  Huyền thoại xạ thủ Tử thần đen trong cuộc chiến Chechnya

Phần 1: Từ anh chàng săn sói đến anh hùng Xô Viết

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Phần 1: Từ anh chàng săn sói đến anh hùng Xô Viết

(Soha.vn) - Từ một anh chàng săn sói tại vùng Ural, Vasily Grigoryevich Zaytsev đã khiến cho 400 tên lính phát xít Đức gục ngã trong suốt cuộc Thế chiến II. Vasily là một trong những tượng đài xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại.

Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại
Đại úy Vasily Zaytsev vào tháng 10-1942 với một khẩu Mosin Nagant sử dụng ống ngắm Sokhov 2.5.
Vasily Grigoryevich Zaytsev sinh ngày 23-3-1915 trong một gia đình nghèo tại thị trấn Yeleninskoye, ông và anh trai sống cùng với ông nội khi cả bố và mẹ đều qua đời trong vụ tai nạn trước đó. Ông nội Vasily là một thợ săn nổi tiếng nhất vùng Ural với biệt tài săn sói.
Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại
Khẩu Mosin Nagan đã làm nên tên tuổi của anh chàng săn sói Ural.
Năm 6 tuổi, Vasily được day cách bắn súng và cách hạ gục những con sói ở Ural cùng với người anh trai của mình. Năm 12 tuổi, ông đã săn được con sói đầu tiên chỉ với 1 phát súng ngay vào mắt của con vật, sử dụng khẩu súng trường Berdan lên đạn thủ công. Năm 1937, Vasily gia nhập lực lượng Hải quân Liên bang Xô Viết tại Vladivostock với vị trí thư ký tư lệnh hạm đội, tại đây, Vasily đã thể hiện tài năng bắn súng xuất chúng của mình với những phát súng vô cùng hoàn hảo. Năm 1942, Phát xít Đức phá bỏ hiệp định hòa bình với Liên bang Xô Viết và đã tấn công đến thành phố Kiev của Ukraine, sau đó là Minsk và cuối cùng là Stalingrad. Như bao đồng đội của mình, Vasily đã xung phong tình nguyện tham gia và đến thành phố Stalingrad chiến đấu.
Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại
Anh hùng Vasily Zaytsev trở lại thăm Stalingrad vào tháng 1 năm 1972.
Vasily đã chiến đấu cực kì dũng cảm. Chỉ hơn một tháng sau khi cuộc chiến Stalingrad nổ ra, tên tuổi Vasily đã vang danh khắp nước Nga Xô Viết, khiến cho những tên lính Đức phải khiếp sợ.
Chiều tối ngày 22-8-1942, trong một cuộc tấn công đẫm máu của 2 bên, Vasily bị lạc và không thể tìm được đường về căn cứ của mình. Khi đang loay hoay tìm đường về trong một tòa nhà bỏ hoang ở phía Nam Stalingrad, ông vô tình phát hiện ra lính Đức đang truy lùng chính ủy Dmitry Danilov của Trung đoàn 32 Liên bang Xô Viết. Chỉ với 1 khẩu Mosin Nagant thông thường, ông đã tiêu diệt 4 tên lính Đức, bằng cách bắn các phát đạn khi có tiếng bom nổ. 4 tên lính Đức đều bị khẩu Mosin Nagant của Vasily hạ gục, ngoài ra, ông còn tiêu diệt 1 tên Thiếu tá của Đức. Sau khi giải cứu được Dmitry, tên tuổi Vasily đã nổi như cồn khắp Stalingrad và khiến cho các đồng đội của ông rất vui mừng vì những thành tích xuất sắc của ông. Tại căn nhà này, Vasily đã có 1 phát súng không tưởng ở cự ly 900m mà không có bất kỳ thiết bị ngắm hiện đại nào.
Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại
Erwin Konig, đối thủ đến từ Đức của Vasily
Sau đó một tháng, ngày 22-9-1942, Vasily và đồng đội của mình là Volov ẩn nấp trong một căn nhà tại trung tâm Stalingrad để tiêu diệt một tên Thiếu tướng dưới quyền Thống chế Manstein từ Đức sang. Volov đã bị một xạ thủ bắn tỉa người Đức hạ gục khi cả hai đang di chuyển bên trong ngôi nhà. Vasily đã quyết tâm phải hạ gục tay xạ thủ Đức để trả thù cho đồng đội. 3 ngày tại đây là những giờ phút căng thẳng khi cả 2 tay súng đối đầu nhau. Vasily nhớ lại:
Tôi không biết hắn đang trốn trong căn nhà nào, nên đành nằm chờ hắn lộ vị trí. Nhưng rủi thay, hắn rất thông minh và không có bất kỳ hành động ngu ngốc nào làm lộ vị trí. 3 ngày với tôi ở Stalingrad, thời gian đấy như 3 năm vậy.
Sáng ngày 26-9-1942, sau 3 ngày đấu trí căng thẳng, cuối cùng Vasily đã hạ gục được tay xạ thủ người Đức chỉ với 1 phát đạn ngay vào trán trong lúc hắn đang ra khỏi vị trí ẩn nấp khi mất kiên nhẫn và nghĩ rằng Vasily đã chết trong một cuộc oanh tạc của máy bay Ju-488 một ngày trước đó. Khi đến để xác nhận đã hạ gục tay xạ thủ, Vasily phát hiện ra tên xạ thủ là một sĩ quan mang hàm Trung Tá. Sau khi lấy được thẻ bài để làm chứng, Vasily đã khiến cho toàn nước Nga có thêm hy vọng trong cuộc chiến với người Đức.
Còn phía bên kia chiến tuyến, người Đức mỗi lúc nơm nớp lo sợ trước xạ thủ Vasily. Thống chế chỉ huy Tập đoàn quân số 6 và 4 của Đức đã gọi Vasily là “Soviet Demon” (Ác quỷ của Xô Viết) vì ông đã hạ gục đến ¼ số lượng sĩ quan của Erich Von Manstein.
Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại
Khẩu K98 của Thiếu tá Erwin Konig
Quá lo sợ và đau đầu trước Vasily, Manstein đã cử một xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất nước Đức là Thiếu tá Erwin Konig. Thời kì đó, nước Đức được xem như là quốc gia có các xạ thủ bắn tỉa số một thế giới với những ngôi trường đào tạo bài bản và sử dụng khẩu súng trường nổi danh Karabiner K-98. Cuộc đấu súng giữa Konig và Vasily không chỉ là một cuộc đấu giữa 2 xạ thủ giỏi nhất của 2 bên mà còn là cuộc đấu trí giữa người Nga và người Đức, giữa một anh chàng nông dân và một đại tá gia đình quý tộc.
Sau 2 tháng bất phân thắng bại, từ tháng 11-1942 đến 1-1943, Konig đã hạ gục rất nhiều đồng đội của Vasily. Vasily đã nhiều lần để vụt mất cơ hội hạ gục Konig nhưng cuối cùng người giỏi hơn đã chiến thắng. Ngày 3-1-1942, Vasily bí mật di chuyển vào bên trong căn cứ của người Đức và chọn được 1 vị trí vô cùng thuận lợi, mọi chuyện đã thay đổi kể từ sáng ngày hôm đó:
Tôi chọn được vị trí khá thích hợp, sau đấy tôi nằm chờ tên Thiếu Tá qua những lời miêu tả của đồng đội. Khi đồng hồ điểm 8 giờ sáng, tôi bất ngờ trông thấy một tên Thiếu tá cầm một khẩu K98 và tiến lên vị trí ngắm bắn. Tôi đã nín thở và siết cò, phải nhớ là siết cò nhé. Ông nội tôi từng dạy đừng bao giờ kéo cò súng mà hãy siết nó thật nhẹ. Súng cũng như người bạn thân vậy phải nâng niu và yêu quý nó. Một phát đạn bay đi và hạ gục tay Thiếu Tá ngay mắt của hắn ta.”
Sau chiến tranh, năm 1978, Vasily có đến thăm gia đình của Konig và được gặp con gái của một trong những xạ thủ lừng lẫy nhất nước Đức. Sau đấy, ông còn ghé thăm gia đình này khá nhiều lần. Gia đình Konig rất vui vẻ và không có ý trách móc Vasily vì cả 2 bên đều hiểu chiến tranh không phải là nơi để thông cảm cho nhau.
Trong thời gian tham chiến tại Stalingrad, Vasily có lần bị trúng mảnh đạn phóng lựu và mất đi thị lực. Nhưng sau đó, Bác sĩ, giáo sư Vladimir Filatov phẫu thuật thành công và giúp cho Vasily lấy lại thị lực. Tháng 11-1943, Vasily được thăng cấp Đại úy và là Trung đội trưởng của Trung đoàn bắn tỉa số 4.
Sau chiến tranh, Vasily được cử về Ukraine làm Giám đốc của một nhà máy dệt đúng như mơ ước của ông khi còn bé. Ông sống và làm việc tại Ukraine cho đến năm 1991 và mất vào này 15-12-1991 ở tuổi 76.
Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại
Năm 2006, ông được gia đình đưa về Volgograd cùng các đồng đội của mình.
Năm 2006, hài cốt của Vasily được đưa về thành phố Volgograd, nơi diễn ra cuộc chiến Stalingrad trước kia, theo đúng di nguyện của ông là được an nghỉ cùng ba đồng đội của mình. Ông còn được dựng một tượng đài tại số 56 phố Sovetskya, ngay gần căn nhà Pavlov trong thế chiến thứ 2 để tưởng nhớ những anh hùng của nước Nga Xô Viết.

theo Trí Thức Trẻ

Phần 2: Người đẹp bắn tỉa khiến phát xít Đức sợ ‘mất mật’

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Phần 2: Người đẹp bắn tỉa khiến phát xít Đức sợ ‘mất mật’

(Soha.vn) - Không chỉ là một người phụ nữ đẹp, Lyudmila Mikhailivna Pavlichenko còn là một thiên tài bắn súng. Với chiến tích lẫy lừng của mình, bà được Liên bang Xô Viết tung hô là “Vị cứu tinh của Ukraine” và được quân Đồng minh gọi là “Thợ săn phát xít”.

Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại (II)
Lyudmila Mikhailivna Pavlichenko - Nỗi khiếp sợ của quân Phát xít Đức tại mặt trận phía Tây
Người đẹp khiến Hitler… mất ngủ
Lyudmila Mikhailivna Pavlichenko sinh ngày 12-7-1916, là một trong những nữ xạ thủ của Hồng quân Xô Viết tham gia Thế chiến thứ 2 mặt trận Xô Viết. Bà là người phụ nữ đầu tiên được phong tặng Huân chương Lenin cao quý của Liên bang Xô Viết. Kết thúc cuộc chiến, Lyudmila đã khiến cho 309 tên phát xít Đức gục ngã trên đất Ukraine và Nga.
Chiến tích lừng lẫy nhất của Lyudmila là tiêu diệt được Trung úy Alfred von Leeb - con trai Thống chế Wilhelm von Leeb, và Thiếu tướng Gustaf Emil Mannerheim tại đất Ukraine và Leningrad. Trong chiến dịch phòng thủ phía Tây Xô Viết, tại Odessa và Sevastopol, bà đã tiêu diệt được rất nhiều lính và sĩ quan Đức. Khi nghe tới cái tên Lyudmila, các sĩ quan và binh sĩ Đức sợ hãi đến mức rụng rời tay chân và chẳng còn ý chí chiến đấu nữa.
Thống chế Wilhelm von Leeb đã có bản báo cáo gửi đến cho Adoft Hitler với nội dung như sau:
Gửi Quốc trưởng kính yêu,
Sau một tháng tại đất Ukraine, tôi đã mất đi người con trai và cũng là một Trung úy xuất sắc. Con trai tôi đã chỉ huy mặt trận phía Tây và tiến đánh Paris cùng Thống chế Erwim Rommel một cách xuất sắc. Thế nhưng, khi vừa đặt chân đến Odessa, con trai tôi đã bị Lyudmila tiêu diệt chỉ trong tích tắc. Là một người cha và một thống chế của đế chế thứ III, tôi thề sẽ lấy đầu Lyudmila để trả thù cho con trai và các sĩ quan đã hy sinh dưới họng súng của cô ta”.
Sau đó, Wilhelm đã vô cùng hằn học khi nhắc đến cái tên Lyudmila và gọi bà là “Sát thủ hoa hồng”. Lyudmila là một người phụ nữ rất đẹp, nhưng bên cạnh đó, bà còn là một thiên tài bắn súng. Nguyên soái Liên bang Xô Viết Semyeon Konstantinov Timoshenko đã gọi bà là “Người phụ nữ vĩ đại của Xô Viết” vì những gì bà đã làm được trong Thế chiến thứ 2.
Thiếu nữ 18 tuổi với những phát đạn để đời
Lyudmila sinh ra tại thành phố Bila Tserkva trong một gia đình có truyền thống quân đội khi cha và ông của bà đều là những tướng lĩnh của Hồng quân Xô Viết.
Năm 8 tuổi, bà theo gia đình chuyển đến thành phố Kiev, thủ đô Ukraine. Tại đây, Lyudmila đã được cha là Trung tướng Andrey Mikhailovich Pavlichenko đưa đến Trường huấn luyện các lực lượng Hồng Quân dành cho thanh thiếu niên (DOSAAF). Đây là nơi sản sinh ra rất nhiều xạ thủ bắn tỉa nổi danh trên thế giới như Trung úy Rozan, Thiếu tá Ivan Sidorenko và huyền thoại của nước Nga Xô Viết Fyodor Okhlopkov với chiến tích tiêu diệt 709 tên Đức trên mọi mặt trận.
Lyudmila tại mặt trận Odessa với khẩu Tokarev huyền thoại của mình năm 1942.
Lyudmila tại mặt trận Odessa với khẩu Tokarev huyền thoại của mình năm 1942.
Từ lúc 12 tuổi, Lyudmila đã thể hiện tài năng bắn súng của mình qua các cuộc thi. Năm 18 tuổi, Lyudmilla đã giành vô số chức vô định và phát đạn để đời của bà khi bắn xuyên 3 quả táo ở cự ly 600m với một khẩu Tokarev không có thiết bị ngắm bắn nào. Thế nhưng, tài năng của Lyudmila chỉ dừng lại ở DOSSAF. Khi bà đang là sinh viên khoa Sử tại Đại học quốc gia Kiev, Thế chiến thứ 2 bắt đầu lan rộng đến Liên bang Xô Viết. Quân Đức tấn công dồn dập vào các vị trí biên giới của Liên bang Xô Viết và chiến dịch này mang tên Barbarossa.
Nhưng khi quân Đức tấn công đến những thành phố của Ukraine, đầu tiên là Odessa chúng đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân và Hồng quân Xô Viết.
Cuộc chạm mặt với xạ thủ sừng sỏ nhất nước Đức
Tại thành phố Odessa,  Lyudmila đã chạm mặt với một trong những xạ thủ sừng sỏ nhất của phía Đức là Thiếu tá Josef Allerberger với cái tên “Thần chết của phát xít". Cả 2 đã đụng độ nhau đến 3 lần thế nhưng bất phân thắng bại.
“Thần chết” Josef Allerberger của người Đức với 1 khẩu Karabiner K98 thiết bị nắm Heiz 3.5
“Thần chết” Josef Allerberger của người Đức với 1 khẩu Karabiner K98 thiết bị nắm Heiz 3.5
Vào ngày 29-10-1941, trong lần cuối cùng chạm mặt Josef, Lyudmila đã khiến Josef trúng 1 phát đạn vào vai trái và phải lết về căn cứ trong bộ dạng thất thểu. Tại Odessa, bà đã khiến cho 187 tên Đức gục ngã trong đó có đến 11 xạ thủ bắn tỉa. Josef khi về Đức kể lại với báo chí rằng:
Cái ngày hôm đấy quả thực là bà ấy đã chiến thắng tôi, ở cự ly 1.000m, tôi không ngờ bà ấy có thể bắn trúng vai tôi như vậy! Quả là đáng khâm phục!”.
Khẩu Tokarev SVT-40 bán tự động làm nên tên tuổi của Lyudmila
Khẩu Tokarev SVT-40 bán tự động làm nên tên tuổi của Lyudmila
 Ở Odessa, tên tuổi của Lyudmila đã khiến cho bất kỳ tên lính Đức nào cũng phải run sợ. Hàng ngày, đài phát thanh Moscow liên tục đưa tin về người phụ nữ vĩ đại Lyudmila và những chiến tích của bà. Sau đó 2 tháng, Lyudmila được đưa đến Sevastopol nhằm tiêu diệt những tên tướng và sĩ quan tại đây và bà lại gặp một trong những xạ thủ khác không kém Josef của Đức là Steiner, một trong những học viên tốt nghiệp xuất sắc tại học viện đào tạo xạ thủ bắn tỉa Zossen do Thiếu tá Erwin Konig, người từng được đề cập ở kỳ trước nói đến. (Phần 1: Từ anh chàng săn sói đến anh hùng Xô Viết)
Chân dung 10 xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất mọi thời đại (II)
Steiner nổi tiếng với khả năng bắn trúng bất kỳ vật nào dù là di chuyển với tốc độ đến đâu. Trong 1 tháng đấu trí tại đây, cả 2 bất phân thắng bại. Mặc dù Steiner được Josef cung cấp các thông tin về Lyudmila để hạ gục bà nhưng Lyudmila đã vô cùng khéo léo và tỉ mỉ trong mọi hành động của mình. Bà đã từng một lần lừa được Steiner đi vào khu vực có cài sẵn mìn, khiến cho Steiner bị thương nặng ở mắt trái và phải trở về Đức ngay lập tức.
Còn tại Sevastopol, bà đã khiến cho 110 tên Đức phải gục ngã, trong đó có đến 25 xạ thủ bắn tỉa. Bà nổi tiếng đến mức mà cả Liên bang Xô Viết tung hô bà là “Vị cứu tinh của Ukraine” và quân Đồng minh gọi bà là “Thợ săn phát xít”.
Ngày 4-6-1942 khi đang chiến đấu tại mặt trận Sevastopol, Lyudmila bị thương do trúng phải mảnh đạn của pháo Đức. Bà được đưa về Moscow và được bác sĩ Vladimir Filatov, người từng chữa trị cho Vasily Zaytsev, tận tâm điều trị. Sau khi hồi phục, Stalin quyết định không đưa bà ra chiến trường nữa mà ở lại đào tạo các xạ thủ bắn tỉa do lo sợ người Đức sẽ tìm cách hạ thủ bà, nếu như vậy thì niềm tin thắng lợi của Xô Viết sẽ bị suy sụp.
“Người phụ nữ Nga vĩ đại nhất trong số những người phụ nữ”
Lyudmila từng được Tổng thống Hoa Kỳ là Franklin Delano Roosevelt mời và tiếp kiến tại Nhà Trắng. Lyudmila cũng là người Nga đầu tiên được Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đãi một cách trọng thể và được xem là biểu tượng của nước Nga Xô Viết hòa bình.
Lyudmila và đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt tại Washington, D.C
Lyudmila và đệ nhất phu nhân Eleanor Roosevelt tại Washington, D.C
Ngày 21-11-1942, bà được Thủ tướng Churchill của Anh mời đến thăm Coventry. Thời gian về sau, bà được biết đến như  Đại sứ hòa bình của Liên bang Xô Viết và được rất nhiều các quốc gia tiếp đón nồng hậu Trong bài phát biểu đón Thiếu tá Lyudmila tại Washington, Tổng thống Roosevelt đã nói về bà như sau:
Nước Mỹ nồng nhiệt đón thăm người phụ nữ Nga vĩ đại nhất trong số những người phụ nữ. Người đã mang đến kết cục thảm bại cho nước Đức và Hitler độc tài. Lyudmila là biểu tượng của hòa bình đến từ nước Nga Xô Viết. Chúng tôi, những người Mỹ,  kính cẩn nghiêng mình trước bà vì những gì bà đã làm cho nhân loại
Một con tem in vào năm 1943 với hình ảnh xạ thủ bắn tỉa Lyudmila.
Một con tem in vào năm 1943 với hình ảnh xạ thủ bắn tỉa Lyudmila.
Sau khi kết thúc chiến tranh, bà là một nhà sử gia của Hồng quân Liên Xô làm việc tại Kiev. Ngày 10-10-1974, do bệnh nặng bà đã qua đời tại Moscow. Lễ tang của bà cũng là lễ tang có nhiều các nguyên thủ quốc gia nhất đến viếng, đưa tiễn người phụ nữ vĩ đại nhất Thế chiến thứ 2. Năm 1992, bà được tờ Time bình chọn là 1 trong 20 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.


theo Trí Thức Trẻ

Phần 3: Xạ thủ huyền thoại cầm chân phát xít ở Leningrad

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Phần 3: Xạ thủ huyền thoại cầm chân phát xít ở Leningrad

(Soha.vn) - Chiến tranh thế giới thứ 2 mặt trận Xô Viết-Đức là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhất loại. Nhưng cũng từ cuộc chiến đẫm máu này đã có hàng loạt các anh hùng Xô Viết được sản sinh, một trong số đó là thợ săn phát xít nổi tiếng nhất lịch sử nước Nga Mikhail Ilyich Surkov.

Xạ thủ bắn tỉa Mikhail I. Surkov (ngoài cùng bên trái) và Trung Úy Pchelintsev tại mặt trận Leningrad năm 1942.
Mikhail Ilyich Surkov sinh ngày 19-10-1892, trong một gia đình gốc Eskimo ở Siberia, miền Bắc nước Nga. Cha của Surkov là một trong những thợ săn khá nổi tiếng. Lên 8 tuổi, Surkov đã được cha dạy bắn súng với một khẩu Mosin Nagant tiêu chuẩn cỡ nòng 5.56mm và ông đã sớm thể hiện được tài năng bắn súng của mình. Khi Surkov lên 10 tuổi, gia đình ông quá nghèo, không có đủ tiền nộp thuế cho Triều đại của Nga Hoàng Nicholas II nên cha của ông bị bắt làm nô lệ. Do khi đó còn quá nhỏ nên Surkov không thể làm được gì.
Xạ thủ bắn tỉa huyền thoại người Nga Mikhail I. Surkov năm 1935.
Một năm sau, khi cha của ông qua đời trong trại nô lệ, mẹ ông do quá đau buồn nên chẳng bao lâu sau cũng qua đời. Surkov chỉ còn lại một mình trong căn nhà nhỏ và nuôi quyết tâm trả thù Triều đại Nicholas.
Hằng ngày, ông chăm chỉ tập luyện bắn súng để trở thành một tay súng cự phách nhất vùng, danh tiếng vang đến tai Nga hoàng Nicholas II. Nicholas đã cho người đến thuyết phục Surkov phục vụ cho mình nhưng ông thẳng thừng từ chối và bắt đầu những chuỗi ngày sống ngoài vòng pháp luật của Nicholas II.
Sau đó vài năm, Surkov đi theo những người Boshevik do Vladimir Ilyich Lenin dẫn đầu và đánh đổ được chế độ Nga hoàng sau một thời gian dài tồn tại. Tháng 8-1917, Surkov đã sử dụng khẩu Mosin Nagant để bắn hạ 3 lính canh trong cuộc chiếm cung điện mùa đông. Đây là phát súng đầu tiên trong những chuỗi thành tích đáng tự hào của con người vĩ đại này. Ở cự ly 500m, ông hạ gục tại chỗ 3 lính canh mà không hề gây ra bất cứ động tĩnh nào bằng cách buộc vải bọc rơm trước nòng súng để không gây ra tiếng động lớn.
Sau đấy, Surkov được bổ nhiệm làm Trung úy và là đội trưởng của Trung đội bắn tỉa số 2 đóng tại miền Tây nước Nga. Chiến tranh nổ ra, Mikhail Ilyich Surkov được thăng cấp trở thành Đại Úy và là một trong những xạ thủ bắn tỉa xuất sắc dưới quyền của Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov, bảo vệ mặt trận phía Tây thành phố Leningrad (nay là thành phố Sankt-Petersburg).
Trong 817 ngày Leningrad bị vây hãm bởi Thống chế Wilhelm von Leeb, ông cùng sư đoàn bắn tỉa số 4 Phương diện quân Tây Nam của Zhukov đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Sau “Người đẹp bắn tỉa” Lyudmila Pavlichenkov, một lần nữa Thống chế Wilhelm von Leeb lại gặp phải một trong những xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất nước Nga. Trong một báo cáo gửi cho Hitler Wilhelm đã viết:
Kính gửi quốc trưởng,
Lại một lần nữa, chúng tôi lại bị cầm chân trên mặt trận phía Tây tại thành phố Leningrad. Và cũng một lần nữa, quân đội của tôi phải đối mặt với một trong những kẻ bắt tỉa xuất sắc của nước Xô Viết. Surkov và sư đoàn bắn tỉa của hắn đã tiêu diệt 1/3 số lượng sĩ quan của tôi. Hắn cùng với Vasily là 2 kẻ đang khiến cho cả nước Đức mất tinh thần vào cuộc chiến này. Khẩn mong quốc trưởng đưa ra quyết định và đưa một xạ thủ bắn tỉa đến để tiêu diệt hắn”.
Đối thủ đến từ Đức Josef Allerberger.
Một lần nữa, người Đức phải đưa một tay bắn tỉa khác đến. Không ai khác đó lại chính là Josef Allerberger, một học viên tốt nghiệp Học viện bắn tỉa Zossen ở ngoại ô Berlin. Josef được xem là một trong những xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất nước Đức với thành tích trước đó là 212 binh sĩ Hồng quân đã bị ông ta hạ gục. Cả 2 đã có một cuộc đấu trí hơn 1 năm trời.
Josef và Surkov đều là những xạ thủ bắn tỉa vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận trong mọi hành động, Surkov luôn đi một mình và ẩn nấp trong mọi vị trí. Trong thời gian tham chiến ở mặt trận Leningrad, ông được Wilhelm gọi với cái tên miệt thị: “Chó săn Xô Viết” vì khả năng săn phát xít quá tốt của ông. Khi nghe đến cái tên này, bất kỳ xạ thủ nào của Đức cũng phải ngao ngán. Ngày 4-1-1942 là lần đụng độ đầu tiên giữa 2 xạ thủ bắn tỉa được xem như là giỏi nhất mặt trận phía Tây.
Surkov kể lại với các phóng viên: “Sáng hôm ấy, thời tiết lạnh cóng, tôi thức dậy từ lúc 4 giờ để bắt đầu một ngày đi săn phát xít của mình. Khi tôi vừa bước ra khỏi căn cứ dưới lòng đất, chính ủy viên Zolev đã đưa cho tôi một tờ giấy nhỏ trên đó có ghi ‘Anh chàng săn sói Vasily Zaytsev, niềm tự hào của người Nga, đã tiêu diệt tay bắn tỉa số một của Đức Konig’. Ban đầu, tôi không dám tin nhưng đó lại đúng là sự thật. Hôm đó, tinh thần tôi rất tốt. Cũng chiều tối hôm ấy, cuộc đấu súng giữa tôi và đối thủ người Đức Allerberger đã diễn ra”.
Surkov tại mặt trận Leningrad năm 1943.
17 giờ ngày 4-1-1942, khi phía quân Đức đang tăng cường vây hãm phía bên ngoài nhằm chặn đường tiếp tế của Hồng quân Xô Viết thì Surkov đang ẩn mình bên trong những ngôi nhà ở phía Tây thành phố và chờ đợi mục tiêu của mình. Bỗng nhiên, một trận oanh tạc bất ngờ của phi đội Ju-488 diễn ra ở ngay vị trí của Surkov. Ông nín thờ và cầu nguyện khi những chiếc oanh tạc cơ đang bắt đầu trút bom lên thành phố. Ông nghĩ Allerberger chắc chắn đang ở đâu đó và chờ đợi mình sai sót để có thể hạ gục. Cuộc đấu trí diễn ra từ lúc 17h30, Allerberger ở vị trí cách Surkov 1.200m, một cự ly quá xa, thế nhưng, sau cuộc đấu súng huyền thoại, Surkov một lần nữa lại được phía Hồng quân Xô Viết tung hô.
Mãi đến 0h:34, cả 2 vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Trước đó, Surkov đã có một phát súng sượt qua tay trái của Allerberger nhưng rất may do ở cự ly quá xa và gió mạnh nên nó mất đi độ chính xác cần thiết để hạ được đối thủ người Đức. Một tiếng đồng hồ sau, Allerberger ngủ quên trên khẩu Karabiner K98 của mình, một sơ hở mà không xạ thủ nào được phép phạm phải. Chỉ một chút sai sót, Surkov đã bắn 1 viên đạn ở cự ly 1.230m về phía ngôi nhà Allerberger đang ẩn náu, nó đi xuyên qua một ô cửa số và trúng ngay vào ngực trái của Allerberger. Rất may Allerberger không chết và có một xạ thủ khác đi cùng đã đưa hắn về căn cứ của người Đức.
Một trong những học viên của Surkov: Thiếu Úy Shannia. Bà đã hạ được hơn 100 tên phát xít và 4 chiếc xe bọc thép.
Sau khi quân Đức bị đẩy lùi vào ngày 27-1-1944, Surkov đã theo đà tiến quân và đánh thẳng tới thành phố Berlin. Tại Warsaw, Poland Surkov đã hạ được thêm 4 tay súng bắn tỉa khác ở các cự ly khác nhau trong đó có một viên ở cự ly 1.150 với khẩu Tokarev SVT-40 mới của ông. Tính đến ngày 26-5-1944, Surkov đã hạ gục được 693 tên phát xít, trong đó có 119 sĩ quan và 67 xạ thủ bắn tỉa của phía Đức.
Thế nhưng, một tháng sau ngày 26-6-1944, trong một đợt pháo kích của phía Đức từ thành phố Schedt , Surkov đã trúng một mảnh đạn ở ngực và mất máu quá nhiều. Sáng sớm ngày 27-7-1944, ông qua đời trong một bệnh viện dã chiến ở biên giới Ba Lan và Đức. Sau đó 3 năm, khi kết thúc chiến tranh địch thủ người Đức, Allerberger mới biết người đã khiến ông trúng đạn tại Leningrad đã qua đời, sau đó, ông có đi tìm kiếm và để thăm đối thủ cũ của mình tại một thị trấn nhỏ miền Bắc nước Nga. Trong một cuốn hổi kỳ của mình vào năm 1998 Allerberger đã viết:
“Người Đức quả thật đã thất bại trước người Nga kiên cường dũng mãnh. Surkov tôi sẽ ghi nhớ mãi cái tên này, chiến binh Nga vĩ đại nhất mà tôi được biết”
Sau khi hy sinh tại mặt trận Ba Lan, Surkov đã được phong tặng Huân chương Lenin và nhiều phần thưởng khác. Surkov được bình chọn là xạ thủ bắn tỉa tiêu diệt được nhiều phát xít Đức nhất trong cuộc chiến tranh Vệ quốc của nước Nga với thành tích 702 tên Đức.
theo Trí Thức Trẻ

Phần 4: Xạ thủ khiến 'Cáo sa mạc' Erwin Rommel 2 lần chết hụt

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Phần 4: Xạ thủ khiến 'Cáo sa mạc' Erwin Rommel 2 lần chết hụt

(Soha.vn) - "Tại mặt trận Bắc Phi, đã 2 lần tôi suýt chút nữa không được trở về nhà với bạn bè và gia đình. Tôi chưa thấy ai bắn được như vậy cả. Một cú bắn có lẽ đạt độ chính xác đến từng centimet".

Phần 4: ‘Thợ săn đầu phát xít’ với cú bắn xa nhất trong lịch sử
“Thợ săn đầu phát xít” Harold A. Marshall
Harold A. Marshall là một trong số ít những xạ thủ bắn tỉa tham gia mặt trận phía Pháp và Normandy. Trước đó, Harold còn tham gia và các chiến dịch ở Bắc Phi trong các trận chiến El Alamein I và El Alamein II trong Sư đoàn bắn tỉa tinh nhuệ Canada Calgary Highlanders và đã hạ được không ít sĩ quan dưới quyền Thống chế Erwin Rommel của phát xít Đức. Tính đến ngày 24-10-1942, Harold đã hạ gục 8 sĩ quan và 69 tên lính phát xít tại El Alamein và được Thống chế Anh quốc Bernard Montgomery hết lời khen ngợi.
 Thống chế Erwin Rommel từng suýt chết dưới làn đạn của Harold
Thống chế Erwin Rommel từng suýt chết dưới làn đạn của Harold
Erwin Rommel là một Thống chế Đức lỗi lạc và được xem là hiện thân của sự bất khả chiến bại của dân tộc Đức. Những chiến công vang đội trên chiến trường Bắc Phi đã khiến những đối thủ của Erwin Rommel phải gọi ông bằng biệt danh “Cáo sa mạc”
Trong một bản báo cáo gửi cho Hitler, Thống chế Erwin Rommel viết:
Kính gửi quốc trưởng,
Mặt trận El Alamein đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Chúng tôi chỉ có quân sự và lực lượng bằng 2/3 Liên quân Anh-Pháp. Vậy mà nay còn một trở ngại nữa đó chính là ‘Thợ săn đầu phát xít” Harold. Binh sĩ đã gọi hắn ta như vậy, bởi hắn có những phát đạn chuẩn xác đến từng centimet. Thiết nghĩ, có lẽ chúng ta nên bỏ lại mặt trận này nhằm tránh thương vong không đáng có cho binh sĩ của ta. Mong quốc trưởng chấp thuận”.
Khi trở về Berlin, trong một lá thư gửi đến những người bạn của mình, và cũng là những tướng lĩnh dưới quyền Erwin Rommel đang chuẩn bị cho một cuộc đảo chính Hitler, ông còn nói:
Gửi các bạn hiền của tôi,
Tại mặt trận Bắc Phi, đã 2 lần tôi suýt chút nữa không được trở về nhà với bạn bè và gia đình. Tôi đã gặp một xạ thủ cừ phách, hắn ta có lẽ là Liên quân Bắc Mỹ hoặc một Lực lượng tinh nhuệ nào đấy. Hắn bắn như thể hắn biết rõ mọi thứ bên trong doanh trại. Vào ngày 1-11-1942, tại El Alamein hắn đã hạ gục 2 sĩ quan của tôi khi họ đang ngồi bàn bạc với tôi trong lều chỉ huy. Tôi chưa thấy ai bắn được như vậy cả. Một cú bắn có lẽ đạt độ chính xác đến từng centimet”.
Phần 4: ‘Thợ săn đầu phát xít’ với cú bắn xa nhất trong lịch sử
Trung sĩ Harold và trợ thủ của mình Trung Sĩ Kormedy tại mặt trận Normandy (1944).
Harold từng là nỗi khiếp sợ của quân Đức tại mặt trận Bắc Phi trong một thời gian dài, về sau ông được thuyên chuyển đến mặt trận Châu Âu và tham gia nhiều trận đánh lớn của D-day gồm có Normandy, Renes và một số chiến trường tại Trung Âu.
Harold A. Marshall sinh ngày 10-2-1918 tại một vùng quê nghèo miền Bắc Canada. Lên 6 tuổi, gia đình ông chuyển đến Calgary, Alberta, nơi đóng quân của Lực lượng bộ binh tinh nhuệ Calgary Highlanders. Năm 9 tuổi, ông được anh trai của mình- một xạ thủ cừ khôi của Canada dạy bắn và khẩu súng đầu tiên Harold sử dụng là một khẩu Grand.
Harold đã nhanh chóng thể hiện tài năng của mình, phát súng đầu tiên đi vào lịch sử là năm Harold 16 tuổi, ông đã thực hiện một cú bắn không thua kém bất kỳ huyền thoại nào trên thế giới. Ở cự ly 700m, Harold đã hạ được một con sói với viên đạn găm thẳng vào đầu con vật. Năm 18 tuổi, Harold gia nhập Lực lượng bộ binh tinh nhuệ Calgary Highlanders trong trung đoàn bắn tỉa số 4.
Phần 4: ‘Thợ săn đầu phát xít’ với cú bắn xa nhất trong lịch sử
Trợ thủ đắc lực của Harold, Trung Sĩ Kormedy.
Chỉ 3 năm sau, phát xít Đức bắt đầu châm ngòi cuộc chiến ở Châu Âu và tiến hành cuộc chiến của Đế chế thứ III. Harold tình nguyện tham gia Lực lượng tình nguyện Calgary 2 đến chiến trường Bắc Phi tham chiến cùng những người bạn Anh. Khi đặt chân đến nước Anh, Calgary đã tham gia một trong những chiến dịch chống đổ bộ của Đức lên đất Anh và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình với thành tích tiêu diệt 89 tên lính Đức.
Cũng trong chiến dịch này, Harold một lần nữa hạ gục 1 sĩ quan của Đức từ cự ly 1.200m và được ghi danh là một trong những xạ thủ có cú bắn chuẩn xác xa nhất trong thế chiến II. Một năm sau, Harold được chuyển đến mặt trận Bắc Phi và tại đây, ông đã khiến Thống chế Erwin Rommel, một trong những vị tướng đại tài của người Đức phải ngả mũ thán phục. Mặt trận Bắc Phi là cuộc chiến giữa Thống chế Erwin Rommel và Thống tướng Anh Bernard Montgomery. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Montgomery, Harold cùng trung đoàn bắn tỉa số 4 của mình đã lần lượt hạ gục những sĩ quan dưới quyền của Erwin Rommel, thậm chí 2 lần Rommel đã trúng đạn của Harold nhưng may mắn thoát chết.
Phần 4: ‘Thợ săn đầu phát xít’ với cú bắn xa nhất trong lịch sử
Trung sĩ Harold với khẩu Lee Enfield của mình.
Ngày 10-1-1942, lần đầu tiên Harold được lên mặt báo của tờ Hamilton Spector có trụ sở tại Ottawa và Ontario, trong một bài báo với tiêu đề: “Harold – vị cứu tinh của Châu Âu, niềm tự hào của Bắc Mỹ”.
Tên tuổi của Harold ngày một nổi như cồn, bất kỳ xạ thủ hay tên Đức nào cũng phải khiếp sợ. Với khẩu súng trường Lee Enfield No.4 MK1 và một con dao Nepal Kukri, ông đã lấy đầu của hơn 400 tên lính Đức, khiến cho quân Đức tại Bắc Phi lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.
Hơn một năm sau, ông được chuyển đến chiến trường Normandy trong cuộc đổ bộ lich sử D-day của Lực lượng đồng minh. Harold đã nhảy dù cùng với đại đội Bravo của Hoa Kỳ đến Normandy và trở thành một trong những mối nguy hiểm luôn luôn rình rập quân Đức. Ngay lập tức, cái đầu của Harold được Hitler treo thưởng đến 70.000 USD, một con số khổng lồ. Thế nhưng, với sự tài ba và những phát súng tuyệt vời, ông đã khiến cho biết bao sĩ quan và tướng lĩnh dưới quyền Hitler kinh hãi khi nhắc đến cái tên ‘Thợ săn đầu phát xít”.
Phần 4: ‘Thợ săn đầu phát xít’ với cú bắn xa nhất trong lịch sử
Harold và Kormedy tại mặt trận Antwerp năm 1944
Ngày 12 tháng 12 năm 1944, Harold bị thương trong một cuộc chạm trán với Steiner, một trong những xạ thủ lừng danh của nước Đức với biệt danh “Cái chết đen” khi luôn mặc một bộ trang phục màu đen.
Trước đó một tháng, cuộc chiến giữa 2 xạ thủ đã bắt đầu nhưng cuộc đấu súng thật sự diễn ra vào lúc 20h ngày 11 tháng 12 năm 1944. Steiner nhanh chóng di chuyển đến vị trí để tiêu diệt đối thủ của mình. Trong suốt 8 tiếng đồng hồ, cả 2 đã theo dõi động tĩnh của nhau một cách cẩn trọng. Cuối cùng, nhờ có người đồng đội Kormedy của mình, Harold đã hạ được Steiner bằng một phát súng từ cự linh 1.050m xuyên qua một cánh cửa nhà kho bằng gỗ. Nhưng chỉ 30 phút sau, pháo binh của phía Đức đã dồn dập nã pháo vào vị trí của Harold khiến ông bị thương. Do lo ngại Harold nếu bị thủ tiêu sẽ làm suy sụp tinh thần chiến đấu của binh sĩ nên cấp trên đã điều ông về Anh ngay lập tức.
Phần 4: ‘Thợ săn đầu phát xít’ với cú bắn xa nhất trong lịch sử
Con dao Kukri của “thợ săn đầu phát xít” Harold.
Năm 1973, Harold cho ra đời cuốn tự truyện “Not in Vain”, viết về cuộc đấu súng chí tử với đối thủ Steiner của mình, trong đó có câu:
Nếu tôi không phải là Harold, có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ đủ can đảm để đấu súng với một trong những xạ thủ được mệnh danh là ‘Cái chết đen’. Thế nhưng tôi là một người Canada, một con người sắn sàng chết để tiêu diệt được quân phát xít”.
Ngày 19-1-2013, Harold Arthur Marshall đã qua đời va để lại danh tiếng của một trong những xạ thủ cự phách nhất Canada với thành tích 498 tên phát xít trong Thế chiến thứ II.
theo Trí Thức Trẻ

Phần 5: 'Tử thần xinh đẹp' với cú bắn lịch sử từ cự ly 1.200m

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Phần 5: 'Tử thần xinh đẹp' với cú bắn lịch sử từ cự ly 1.200m

(Soha.vn) - Marie Ljalková-Lastovecká được Thống chế Erich von Manstein của Đức gọi với cái tên: “The beautiful death" bởi bà có một vẻ đẹp quyến rũ và thu hút mọi đàn ông. Phát súng từ cự ly 1.200 của bà tiêu diệt Erich Konig đã trở thành cú bắn có một không hai trong lịch sử thế giới.

Xạ thủ bắn tỉa xinh đẹp Marie Ljalková-Lastovecká năm 1942
Marie Ljalková là một trong số những xạ thủ được ghi danh với thành tích xuất sắc nhất trong cuộc chiến tranh “Vệ quốc vĩ đại” của Hồng quân Xô Viết và nhân dân Liên Bang Xô Viết nhằm ngăn chặn hiểm họa phát xít đang lan rộng ở Châu Âu.
Marie được Thống chế Erich von Manstein của Đức gọi với cái tên: “The beautiful death" (Tạm dịch: Tử thần xinh đẹp) bởi Marie có một vẻ đẹp quyến rũ và thu hút mọi đàn ông. Kết thúc cuộc chiến, bà đã tiêu diệt tổng cộng 145 tên phát xít, trong đó hơn 1 nửa là từ những phát súng từ cự ly đến hơn 1.000m. Và đặc biệt là phát súng đã tiêu diệt một trong những người con của Erwin Konig là Erich Konig (người đã bị xạ thủ huyền thoại Vasily Grigoryevich Zaytsev hạ gục) với một phát súng từ cự ly 1.200m. Điều đáng nói là phát súng của Marie được ghi danh là cú bắn có một không hai trong lịch sử thế giới.
Marie (bên phải) trong buổi lễ tốt nghiệp tại Buzuluk năm 1941
Marie Ljalková-Lastovecká sinh ngày 3-12-1920 trong một gia đình gốc Czech tại thành phố Horodenka, Ba Lan, ngày nay là một thành phố nhỏ thuộc Ukraine. Cha mẹ của Marie đều là những quân nhân xuất sắc của Hồng quân, cha của bà còn là một xạ thủ bắn tỉa lừng danh. Ông từng được đi học tại trường bắn tỉa Zossen của Đức cùng với Koulikov - một trong những đồng đội của Vasily Zaytsev.
Chính Koulikov là người đã phát hiện ra tài năng bắn tỉa Marie Ljalková và cũng là người đã dìu dắt bà đến với trường bắn tỉa Bazuluk tại Ukraine. Năm 9 tuổi, Marie đã thực hiện cú bắn đầu tiên với một khẩu súng săn từ cự ly 200m, hạ gục được một con đại bàng khi nó đang bắt mất đàn gà con trong vườn nhà bà. Cú bắn bằng khẩu súng săn đưa bà trở thành một trong những xạ thủ đầu tiên có cú bắn nhỏ tuổi nhất và cực kỳ chính xác.
Năm 12 tuổi, cha mẹ Marie qua đời trong một vụ tại nạn ở thành phố Kiev mà nhiều nguồn thông tin cho rằng cha mẹ của bà chính là nạn nhân của Stalin và NKVD trong giai đoạn đầu của cuộc Đại thanh trừng. Sau đó, bà đến sống với dì của mình, cũng là một sĩ quan của Trường đạo tào sĩ quan bắn tỉa Buzuluk tại Ukraine. Năm 16 tuổi, Marie đã hoàn thành xuất sắc bài thi vào Trường đào tạo bắn tỉa Buzuluk với số điểm tuyệt đối là 100/100, với một cú bắn từ cự ly 500m mà không cần đến bất kì thiết bị ngắm nào. Tốt nghiệp sau đó 5 năm với loại xuất sắc, bà đã liên tục đạt những thành tích xuất sắc trong các cuộc thi bắn súng do Hồng quân Xô Viết tổ chức.
Marie trong trận chiến Solokovo ngày 8-3-1942
Năm 1942, Đức phá vỡ Hiệp định không xâm phạm Xô Viết-Đức và tràn quân tấn công các vị trí của chiến lược của Liên bang Xô Viết, trong đó có thành phố Khakiv, Ukraine. Ngày 6-3-1942, Marie tình nguyện tham gia Lực lượng kháng chiến Czech với vai trò là sĩ quan bắn tỉa của Trung đoàn bắn tỉa số 29.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, đã có đến 16 tay bắn tỉa bỏ mạng dưới làn đạn của bà. Trong cuộc chiến kéo dài 5 ngày tại Sokolovo, với nỗ lực bảo vệ mặt trận phía tây thành phố Khakiv, bà đã tiêu diệt tất cả 7 tên sĩ quan chỉ huy chiến trường trong Tập đoàn quân số 6 của Manstein. Những ngày sau đó, bà cùng với các đồng đội còn liên tục hạ gục được 8 tên sĩ quan, trong đó có một Đại tá của Tập đoàn quân sô 8. Thế nhưng, đặc biệt nhất chính là cú bắn từ cự ly 1.200m của bà tại thành phố Khakiv, một cú bắn đã ghi dấu vào lịch sử là cú bắn sáng tạo và mưu trí nhất mà hiện nay chưa có bất kỳ xạ thủ nào phá vỡ được.
Marie được nhận huân chương danh dự từ G.Zhukov.
Ngày 11-3-1942, trận chiến Sokolovo bắt đầu có những biến chuyển khi quân Đức sử dụng chiến thuật đánh thọc sâu và chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng Blitzkrieg, với sự tham gia của các loại tăng hiện đại nhất của Đức là Panzer và Tiger, cùng các máy bay Junker 87 liên tục áp đảo lực lượng kháng chiến của Czech. 6 ngày sau, Solokovo thất thủ, quân Czech và Hồng quân phải rút chạy về Khakiv để ngăn chặn 2 tập đoàn quân số 8 và 6 do Erich von Manstein làm tổng chỉ huy. Khakiv cũng là nơi bắt đầu của huyền thoại Marie với những cú bắn đã ghi dấu vào lịch sử.
8 giờ ngày 18-3-1942, trong một cuộc vây hãm của Sư đoàn tăng và bộ binh số 3 của Manstein, bà đã hạ được 3 tên bắn tỉa và 1 sĩ quan. Trên đường trở về, bà bị Erich von Konig phục kích khi chỉ cách căn cứ 2km và bị thương nhẹ ở cánh tay do cú bắn của Erich, thế nhưng, Marie vẫn cố gắng gượng dậy. 13 giờ cùng ngày, bà bắt đầu xác định và tìm vị trí của Erich nhưng Erich cũng rất thông minh khi ẩn nấp một cách rất khéo léo. Mọi chuyện chỉ thay đổi vào thời khắc 17h45, một quả bom của oanh tạc cơ Ju-488 bất ngờ rơi vào ngôi nhà nơi Erich đang ẩn nấp, một điều lạ là hắn lại để lộ kính ngắm của mình khiến ánh sáng từ kính ngắm phản xạ đến chỗ của Marie đang nằm chờ. Ngay lập tức, bà đã theo sát Erich thế nhưng không hạ được hắn vì hắn quá nhanh và tinh ranh:
“The Beautiful Death” của năm 2009 bên bức ảnh thời trẻ của bà vào năm 1945.
Tôi không thể hạ được hắn, hắn quá nhanh, hắn di chuyển như một con cáo vậy. Tôi đã bắn 2 phát từ khẩu Tokarev của mình và tất cả đều trượt”.
Thế nhưng, trên mặt trận bắn tỉa nếu không hạ được đối phương, cái giá phải trả là rất đắt và bà đã bị hắn phát hiện ra vị trí của mình. Erich đã có một cú bắn từ cự ly 1.000m trúng vào tay của Marie và sượt qua mặt bà. Ngay lập tức, Marie đã xác định được vị trí của Erich, bà đã có một cú bắn từ cự ly 1.200m đi xuyên qua một cánh cửa sổ, bay thẳng qua kình ngắm của Erich và trúng mắt phải của hắn. Một cú bắn không tưởng, ngay khi mang thẻ bài và các giấy tờ của Erich về căn cứ bà đã được Nguyên soái G.Zhukov phong tặng huân chương danh dự cho thành tích của mình.
Sau đó 2 tháng, bà còn phải đối mặt với một xạ thủ khác cũng tài năng không kém Erich và là cháu của Erwin Konig đến Ukraine để trả thù cho cái chết của Erich. Thế nhưng, tại Ukraine, hắn đã bị Lyudmila và Marie làm bị thương liên tiếp và phải trở về Đức chỉ 2 tháng sau khi đặt chân tới Ukraine. Trong cuốn nhật ký của mình, Tướng Hünersdorff của Đức đã viết về các xạ thủ bắn tỉa của Xô Viết như sau:
Họ như những bóng ma vậy, thoắt ẩn thoắt hiện. Tôi tự hỏi tại sao lại là những người phụ nữ? Những người đàn ông đâu rồi? Thế nhưng, những phát súng từ của Marie và Lyudmila đã khiến cho bao sĩ quan và binh lính gục ngã tại đây. Quả thực, đây là mồ chôn của chúng tôi và họ chính là những người từng giây từng phút tước đoạt tính mạng của chúng tôi”.
Erich von Manstein là một trong những tướng lĩnh có dịp đối mặt với Marie và đã nhìn thấy vẻ đẹp tuyệt với của bà. Marie còn nhớ lại:
Marie cùng các đồng đội trong buổi trao tặng huân chương sư tử trắng.
Ngày hôm đó hắn (Manstein) đang trên đường thị sát Khakiv, với chỉ 6 tên sĩ quan đi theo bảo vệ. Và tất nhiên là khi chỉ cách căn cứ của chúng 5km, chúng tôi đã khiến cho đoàn xe của hắn lật nhào với một cú bắn chuẩn xác từ cự ly 500m vào thẳng lốp xe. Trông hắn rất tội nghiệp, tôi đã đến để bắt hắn. Hắn nhìn thẳng vào tôi như thể hắn đang nghĩ đây là nước Đức vậy”.
Đó cũng là lần đầu tiên và lần cuối cùng, Manstein đối mặt với cái chết cận kề bởi các tay súng của Liên bang Xô Viết, Erich von Manstein đã ghi lại trong nhật ký của mình với những dòng hồi tưởng:
Marie quả thực là một tay súng đẹp tuyệt với, nếu đây không phải chiến trường, có lẽ tôi sẽ xiêu lòng trước cô ta. Một phụ nữ tuyệt vời mang cái đẹp hòa quyện của Czech và Ba Lan”.
Sau khi kết thúc cuộc chiến, Marie trở thành sĩ quan huấn luyện tại Học viện bắn tỉa Bazuluk và trở thành một trong những huyền thoại của Liên bang Xô Viết về tài năng bắn tỉa cự phách của mình.
Marie cùng chồng và con trai năm 2009.
Ngày 7-11-2011, Marie qua đời tại Khakov, trước đó bà đã nhận được Huân chương sử tử trắng, huân chương cao nhất của Czech cho sự đóng góp của bà trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 69 năm về trước. Bà được biết đến khá nhiều với những bộ phim tái hiện lại pha súng tuyệt vời của bà trước Erich và với biệt danh của Manstein đặt cho bà: “The Beautiful Death”.


theo Trí Thức Trẻ

Phần 6: Chàng họa sĩ với phát súng kinh điển hạ địch ngay trên không

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Phần 6: Chàng họa sĩ với phát súng kinh điển hạ địch ngay trên không

(Soha.vn) - Ivan Mikhaylovich Sidorenko là một trong những xạ thủ có cú bắn không tưởng trong lịch sử bắn tỉa. Sidorenko đã thực hiện một cú bắn từ cự ly 1.100m khi mục tiêu đang chạy và nhảy qua một tòa nhà cao 3 tầng.

Phần 6: Phát súng kinh điển hạ mục tiêu ngay trên không trung
Thiếu tá Ivan Mikhaylovich Sidorenko tại mặt trận Tây Moscow tháng 12-1941
Ivan Mikhaylovich Sidorenko sinh ngày 12-09-1919, là một sĩ quan cấp cao của Hồng quân Liên Xô, được liệt vào danh sách một trong những xạ thủ bắn tỉa cừ khôi nhất của Liên bang Xô Viết.
Kết thúc chiến tranh, Sidorenko đạt thành tích tiêu diệt được 500 tên phát xít Đức, 250 xạ thủ bắn tỉa và 91 sĩ quan. Ngoài ra, Sidorenko còn tiêu diệt được 6 đoàn xe của các Tập đoàn quân của Đức với những cú bắn chính xác đến từng milimet và 7 chiếc xe bọc thép bằng những viên đạn gây cháy của mình. Sidorenko được quân Đức gọi với cái tên: “Tử thần Sido”. Sidorenko sử dụng một khẩu Mosin Nagant chuẩn, trang bị một kính ngắm Sokov 3.5.
Ivan Mikhaylovich Sidorenko sinh ra trong một gia đình trung lưu sở hữu một nông trang nhỏ tại Thị trấn Chatsovo (ngày nay là thành phố Glinkovsky, thủ phủ của bang Smolensk, Nga). Sidorenko có năng khiếu vẽ bẩm sinh với những bức tranh rất đẹp, ông từng được họa sĩ lừng danh người Nga Nikolai Nikolaevich Baskakov nhận làm học trò.
Sớm thể hiện được tài năng hiếm có của mình, các bức tranh của Sidorenko từng được đem trưng bày tại các triển lãm và đặc biệt là ông từng được gặp lãnh tụ Stalin của Xô Viết. Năm 18 tuổi, Sidorenko được tuyển thẳng vào Học viện mỹ thuật quốc gia Penza và nhanh chóng trở thành một trong những họa sĩ lừng danh của Liên bang Xô Viết.
Ngay khi Phát xít Đức phá vỡ Hiệp đinh không xâm phạm Xô Viết-Đức năm 1939 và dồn các Tập đoàn số 8, 6 tấn công các thành phố của Liên bang Xô Viết, Sidorenko đã tạm ngưng việc học và đăng ký gia nhập Hồng quân.
Sau đó, ông được đề cử đi học khóa đào tạo sĩ quan chỉ huy tại Học viện quân sự Simferopol ở thành phố Crimea, Ukraine. Ông được đào tạo để trở thành sĩ quan chỉ huy lực lượng súng cối và súng trường. Kết thúc khóa học vào năm 1941, Sidorenko được cử đến tham chiến tại mặt trận Tây Moscow trong chiến dịch tấn công của Cánh quân số 3 và 4 do Thống chế Fedor von Bock của Đức chỉ huy. Thế nhưng tại đây, quân Đức đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Hồng quân. Họ đã đã cầm chân quân Đức suốt trong mùa đông năm 1941.
Khẩu Mosin Nagant Sokov 3.5 – quà tặng của Koulikov cho Sidorenko.
Khẩu Mosin Nagant Sokov 3.5 – quà tặng của Koulikov cho Sidorenko.
Sidorenko được cử làm sĩ quan chỉ huy chính của Đại đội súng cối Moscow. Tại đây, ông đã gặp Koulikov, một sĩ quan bắn tỉa được cử đi đào tạo tại Học viện bắn tỉa Zossen của Đức trước năm 1939. Sau khi trở về, Koulikov bị nghi ngờ là thành phần phản bội và nội gián của quân Đức nên đã bị tống giam trong 2 tháng liền và bị tra tấn dã man. Koulikov đã bị đánh gãy cả hàm răng nhưng ông vẫn một mực kêu oan. Sau khi được minh oan, Koulikov tham gia Trung đoàn bắn tỉa số 2 tại mặt trận Tây Moscow. Koulikov đã gặp Sidorenko trong buổi tối ngày 5-11-1941 tại ngoại ô thành phố Moscow.
Lúc đó, Koukilov bị đối phương bắn, chấn thương nặng ở chân và đang lết về căn cứ của mình. Koulikov đã đưa khẩu Mosin Nagan Sokov 3.5 của mình cho Sidorenko và chỉ vị trí của tay bắn tỉa cho Sidorenko ngắm bắn. Lần đầu tiên sử dụng khẩu Mosin Nagant Sokov 3.5, Sidorenko đã tiêu diệt một xạ thủ khác ở cự ly 600m. Đây là một cú bắn không tưởng của Sidorenko và được ghi dấu trong lịch sử là cú bắn chuẩn xác nhất.
Khi ấy, theo sự chỉ dẫn của Koulikov thì vị trí của tay bắn tỉa cách vị trí của Sidorenko 600m. Sidorenko đã cầm khẩu súng một cách rất tự tin. Khi tay bắn tỉa đang di chuyển sang tòa nhà bên cạnh, bắt đầu nhảy xuống từ tầng 2, Sidorenko đã siết cò súng. Viên đạn đi trúng ngay thái dương trái của hắn và khiến tay bắn tỉa gục ngay tại chỗ.
Koulikov, bạn thân và cũng là người huấn luyện Sidorenko trở thành xạ thủ bắn tỉa.
Koulikov, bạn thân và cũng là người huấn luyện Sidorenko trở thành xạ thủ bắn tỉa.
Từ đó, Koulikov và Sidorenko trở thành bạn thân và Koulikov đã dạy những tuyệt chiêu bắn tỉa cho Sidorenko. Ông học rất nhanh và còn tự dành thời gian tập luyện vào buổi tối với khẩu Mosin Nagant Sokov 3.5 do chính Koulikov tặng cho ông. Ngay khi quân Đức tấn công Stalingrad, Koulikov được cử đến đây để giúp đỡ Vasily Zaytsev. Sidorenko đã tự tập luyện một mình và trở thành một trong những thợ săn phát xít nổi tiếng nhất mặt trận Bắc Moscow. Ban ngày, Sidorenko là sĩ quan chỉ huy đại đội súng cối với khả năng chỉ đạo rất tài tình và sáng suốt của mình. Đêm đến, Sidorenko trở thành một thợ săn cự phách và được quân Đức gọi với cái tên “Tử thần Sido”.
Phần 6: Phát súng kinh điển hạ mục tiêu ngay trên không trung
Sidorenko với khẩu Mosin Nagant trên mặt trận Tây Moscow
Với những cú bắn từ cự ly trên 800m, ông đã nhanh chóng khiến quân Đức hiểu rằng chúng đang phải đối đầu với ai. Sidorenko luôn ra ngoài trong một bộ quần áo màu trắng để hòa lẫn với màu tuyết, ông đi ván trượt tuyết, cầm theo một khẩu Mosin Nagan Sokov 3.5 và một khẩu K-59 bên mình.
Ngày 2-12-1941, Sidorenko được ghi danh vào lịch sử khi thực hiện một cú bắn từ cự ly 1.100m nhắm bắn một mục tiêu đang di chuyển. Nhờ cú bắn này, Sidorenko đã ghi tên mình vào Danh sách những xạ thủ tài năng nhất lịch sử thế giới.
Lúc 21 giờ ngày 2-12-1941, Sidorenko ra ngoài với bộ trang phục quen thuộc của mình, ông tiến đến vị trí cách doanh trại của quân Đức chỉ 200m nhưng quân Đức vẫn không hề hay biết. Ông đã bắn một phát vào ngay kho chứa đạn và hủy diệt cả trại của quân Đức, chỉ với 1 cú bắn từ cự ly 200m. Trong trận này, Sidorenko đã tiêu diệt được 22 tên lính Đức và kho đạn của chúng.
Lúc 0 giờ, khi trở về, Sidorenko bị một tay bắn tỉa khác phục kích. Hắn đã bắn trúng tay trái của Sidorenko. Sidorenko nhanh chóng di chuyển trên đôi ván của mình và ẩn nấp sau một chiếc xe bọc thép đã bị bắn cháy trước đó. Tay xạ thủ Đức nghĩ rằng mình đã hạ được Sidorenko nên tiến đến để lấy thẻ bài. Ông đã theo sát tay bắn tỉa và nổ súng khi hắn chuẩn bị nhảy qua một tòa nhà 3 tầng bên cạnh. Cú bắn được xem như là một trong những phát súng hoàn hảo nhất trên thế giới, tay bắn tỉa đã bị phát súng của Sidorenko hạ gục ngay trên không.
Phần 6: Phát súng kinh điển hạ mục tiêu ngay trên không trung
Sidorenko với khẩu Tokarev năm 1944.
Sidorenko kể lại: “Tôi cũng không ngờ, tôi có một phát súng hoàn hảo như vậy. Tôi canh chừng và theo dõi hắn suốt từ tầng 2 của tòa nhà, nơi mà hắn đã bắn tôi. Sau đó, tôi thấy hắn di chuyển lên tầng 3, tôi đã tính toán thời gian viên đạn đến mục tiêu là 2 giây nhưng ở khoảng cách và cự ly như vậy, tôi đã không nghĩ rằng viên đạn có thể giết chết hắn ngay lập tức. Tôi siết cò viên đạn bay đi và tôi nín thở chờ đợi”.
Ngay khi tay bắn tỉa Đức gục xuống, Sidorenko đã trở thành xạ thủ đầu tiên hạ gục đối thủ trên không trong một khoảng thời gian chỉ tích tắc. Với cú bắn hoàn hảo của mình, ông đã được phong tặng Huân chương Moscow và trở thành một trong những xạ thủ bắn tỉa tài giỏi nhất của Liên bang Xô Viết.
Ngày 4-5-1944, ông bị trúng đạn pháo của quân Đức trên mặt trận Estonia khi đang truy đuổi quân Đức. Một tháng sau khi nằm điều trị tại bệnh viện dã chiến ở Estonia, ông được đích thân nguyên soái Viktor Chuikov đến thăm và phong tặng Huân chương anh hùng Xô Viết, đồng thời phong tặng chức danh thiếu tá chỉ huy Sư đoàn bắn tỉa số 8 của Hồng quân Xô Viết.
Kết thúc cuộc chiến, “Tử thần Sido” đã trở thành cơn ác mộng của quân Đức tại mặt trận Moscow và chiến dịch Berlin. Với thành tích tiêu diệt 250 tay bắn tỉa, ông đã trở thành xạ thủ tiêu diệt được nhiều đối thủ nhất trong lịch sử chiến tranh. Hiện nay, ông đang sống cùng các con của mình tại bang Chelyabinsk Oblast. Sau chiến tranh, ông trở thành giảng viên của học viện bắn tỉa Bazuluk và là cử nhân danh dự Học viện Penza.
theo Trí Thức Trẻ

'Bộ xương Do Thái' - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của sĩ quan phát xít (Phần 7)

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
'Bộ xương Do Thái' - Nỗi ám ảnh kinh hoàng của sĩ quan phát xít (Phần 7)

(Soha.vn) - Vasilij Shalvovich Kvachantiradze là một trong 6 tay súng huyền thoại của Liên bang Xô Viết. Ông được mệnh danh là “Thợ săn sĩ quan” khi liên tục triệt hạ bất cứ tên sĩ quan chỉ huy nào của Đức trên đất Nga.

Vasilij Shalvovich Kvachantirandze
Trung sĩ Vasilij Shalvovich Kvachantirandze năm 1941 tại Moscow
Bộ xương Do Thái
Vasilij đã tiêu diệt 534 tên Đức, trong đó gần 356 sĩ quan và 178 lính Đức, ông ghi danh mình vào lịch sử với tư cách tay súng hạ được nhiều sĩ quan nhất trong thế chiến thứ II. Thành tích xuất sắc này của Vasilij hiện chưa có bất kỳ tay súng nào phá vỡ được.
Quân Đức tại mặt trận Berlarussia gọi ông là “Bộ xương Do Thái” bởi Vasilij là người gốc Do Thái và ông rất gầy, chỉ nặng 45kg. Thế nhưng, Vasilij luôn mang trên mình 1 khẩu Mosin Nagant chuẩn, 1 khẩu TT-54, 8 trái lựu đạn và gần 5kg thuốc nổ TNT. Vasilij là một trong số ít những xạ thủ bắn tỉa bị quân Đức truy lùng gắt gao nhất và từng bị cô lập với căn cứ của mính trong suốt 120 ngày. Thế nhưng, chính 120 ngày bị cô lập đó đã làm lên tên tuổi của xạ thủ được mệnh danh là “Bộ xương Do Thái” này.
 Cây cung của một trong 6 huyền thoại nước Nga
Cây cung của một trong 6 huyền thoại nước Nga
Xạ thủ khiến Stalin phải trầm trồ
Vasilij sinh ngày 2-1-1907, là con trai trưởng trong một gia đình gốc Do Thái nghèo ở miền Nam Gruzia. Từ năm 5 tuổi, ông đã theo cha mình săn bắn và làm nghề nông.
Vasilij cực kì nổi tiếng ở Gruzia về khả năng bắn cung cự phách của mình, ông có thể bịt mắt và vẫn bắn trúng mục tiêu cở cự ly 50m. Thế nhưng, do gia đình quá nghèo và không có đủ tiền cho ông đi học nên Vasilij đã có một khoảng thời gian dài ở nhà đi săn thay cho cha mình khi ông bị ốm.
Mọi chuyện thay đổi với cuộc đời Vasilij vào ngày 2-1-1925, khi ông tròn 18 tuổi. Vasilij đang đi săn trong rừng thì tình cờ gặp Nguyên soái Timoshenko trong một lần đi thị sát các vùng biên giới ở Gruzia cùng với Nguyên soái G. Zhukov. Cả 2 đã thất thần khi bị một mũi tên từ trong rừng bắn ra và trúng ngay vào con chim đang bay trên đầu Timoshenko. Nhận thấy Vasilij là một trong những tài năng xuất chúng, Timoshenko đã nhận đỡ đầu cho ông và đưa ông đến Moscow học tại Trường đại học quốc gia Lomonosov khoa Toán.
Tại Moscow, Vasilij học rất giỏi và đạt được nhiều thành tích, nhiều lần được Đại học Lomonosov bình chọn là 1 trong 5 sinh viên giỏi nhất nước Nga. Ông cũng đã có lần diện kiến lãnh tụ Stalin và được Timoshenko giới thiệu rất nhiều về khả năng của ông. Stalin đã rất phấn khích với khả năng bắn cung siêu hạng của Vasilij.
Ngày hôm đó là ngày 6-8-1927, Stalin triệu tập một Đại tá dưới quyền Nguyên soái Timoshenko đến để so tài với Vasilij. Cả 2 đều xuất chúng nhưng ở phần thi cuối cùng, Vasilij đã chứng tỏ được tài năng của mình. Stalin lấy một mũi tên bắn vào hồng tâm và yêu cầu 2 xạ thủ phải bắn trúng mũi tên đã găm vào đó. Cả 2 cùng bắn và một điều kì diệu là mũi tên của Vasilij lại bay đi và xuyên thẳng vào mũi tên của Timoshenko. Stalin đã hết lời khen ngợi và cho các sĩ quan bắn tỉa của sư đoàn bộ binh 225 đến để dạy Vasilij bắn súng sau mỗi buổi học.
Vasilij Shalvovich Kvachantirandze
Nguyên soái Semyon Timoshenko, người đỡ đầu và cũng cha nuôi của Vasilij
Vasilij học rất nhanh và nhanh chóng làm chủ được cây súng Mosin Nagant, điều kỳ lạ là ông bắn mà không cần bất kỳ thiết bị ngắm nào. Tất cả mục tiêu ở cự ly 600m đều bị ông bắn hạ một cách nhanh chóng và dứt khoát. Khi đang học Đại học năm thứ 3 tại Lomonosov, tài năng của Vasilij đã được đồn thổi khắp nước Nga.
Cú bắn lịch sử từ cự ly 970m không thiết bị ngắm
Khi quân Đức tấn công các vị trí ở Ukraine, ông gia nhập Hồng quân và dưới quyền chỉ huy của một trong những xạ thủ lừng danh khác là Surkov. Surkov đã nhanh chóng chỉ dạy cho Vasilij và cuối cùng ông được tham chiến ở chiến dịch phòng thủ Vitebsk-Orsha ở Berlarussia.
Vasilij Shalvovich Kvachantirandze
Một cuộc gặp hiếm hoi của 4 tay súng lừng danh: Vasilij (thứ 2 từ phải sáng) với Vasily Zaytsev (thứ 2 từ trái sang), Voloydia (đầu tiên phải) và Koulikov tại Stalingrad.
Với vị trí binh nhì hạng một cùng khẩu Mosin Nagant, ông đã hạ gục được đến 115 sĩ quan và 100 tên phát xít tại đây. Là xạ thủ đứng thứ 2 Xô Viết về khả năng thiện xạ của mình, ông được các đồng đội gọi là “Simo của nước Nga”. Trước đó, huyền thoại người Phần Lan Simo Haya đã có những cú bắn lịch sử từ cự ly 970m mà không hề dùng bất kỳ thiết bị ngắm nào.
Ngày 29-6-1944, vào những ngày đầu tiên của chiến dịch tử thủ Berlarussia, ông đã bị quân Đức cô lập và một trung đoàn của Đức bao vây. Người Đức muốn hạ gục tay bắn tỉa này bởi ông đã khiến quân Đức xuống tinh thần quá nhiều khi nghe đến cái tên “Bộ xương Do Thái”. Thế nhưng, trong 25 ngày, ông không những bị quân Đức giết, mà còn hạ được đến 26 sĩ quan và 34 tên lính Đức.
Vasilij đã khiến cho người Đức vô cùng khiếp sợ vì khả năng di chuyển nhanh nhạy của mình, đồng thời ông còn cài bom trên khắp những vị trí mình di chuyển qua và luôn đặt sẵn một khối thuốc nổ TNT bên người để tự sát nếu bị bắt giữ. Phát bắn xuất sắc nhất của Vasilij là ở cự ly 800m, tiêu diệt 6 tên sĩ quan Đức khi chúng đang đứng hút thuốc cùng nhau, ông đã bắn vào trái lựu đạn của một tên đứng trong đó, quả lựu đạn phát nổ và khiến cho 6 tên tan xác. Ban đầu, người Đức những tưởng đây sẽ là là địa ngục với Vasilij thế nhưng, sau những ngày đầu tiên, ông đã nhanh chóng khiến cho quân Đức hiểu rằng họ đang đối đầu với một người Do Thái quá thông minh.
Vasilij Shalvovich Kvachantirandze
Vasilij cùng với huyền thoại Mikhail Ilyich Surkov (bên phải) năm 1943 tại mặt trận Tây Moscow
Vasilij Shalvovich KvachantirandzeKhẩu Mosin Nagan chuẩn của Huyền thoại nước Nga Xô Viết Vasilij Shalvovich Kvachantiradze
Trong nhật ký của mình, chỉ huy của Georg-Hans Reinhardt của Đức đã có những dòng viết về con người Do thái này:
Hắn quá thông minh, tôi chưa gặp bất kỳ kẻ nào thông minh đến thế. Cả một trung đội đã bị hắn hạ gục từng người một. Thế nhưng, sở thích của hắn là săn sĩ quan, 3/4 sĩ quan của tôi đã gục ngã dưới khẩu Mosin Nagant của hắn. Binh sĩ thì gọi hắn là ‘Bộ xương Do Thái’ nhưng tôi nghĩ gã này xứng đáng với tên ‘Ác ma Do Thái’ hơn. Hắn như một bóng ma vậy, cả một sư đoàn nhưng không thể nào tóm được hắn. Trí tuệ của người Do Thái là đây sao?
Vasilij Shalvovich Kvachantirandze
Vasilij vào cuối cuộc chiến tại mặt trận Warsaw, lúc này ông đã sở hữu một khẩu Mosin Nagant PU 3.5
Sau khi trở về được với Sư đoàn 225 của mình, ông được Timoshenko trao tặng Huy chương anh hùng Xô Viết.
Không trông thấy địch nhưng vẫn bắn trúng
Thế nhưng, chỉ 2 tháng sau, một lần nữa ông cùng một tổ súng máy lại bị quân Đức cô lập và tài năng của ông một lần nữa tỏa sáng. Những cú bắn của Vasilij đều xuất phát từ khẩu Mosin Nagant chuẩn và không hề sử dụng loại kính ngắm quang học chuẩn PU hay Sokov như những người lính Hồng quân khác. Chiến tích xuất sắc nhất là khi ông tiêu diệt được đến 8 tên xạ thủ bắn tỉa chỉ trong 2 giờ đồng hồ.
Vasilij Shalvovich Kvachantirandze
“Bộ xương Do thái” Vasilij đi đầu trong một cuộc săn sĩ quan tại mặt trận Berlarussia
Ngày 22-7-1944, trong cuộc tấn công tại Ba Lan, Vasilij và tổ súng máy của ông đã bị quân Đức cô lập tại vị trí cách căn cứ đến 30km. Thế nhưng, ông nhanh chóng động viên tất cả các anh em để có thể cùng nhau chống chọi được những đợt tấn công của quân Đức. Ngay trong đêm ngày 22-7, rạng sáng 23-7, đã có đến 4 cuộc tấn công của quân Đức vào ngôi nhà họ đang phòng thủ và kết quả là 4 trung đội của Đức đều bỏ mạng. Thậm chí, những thành viên của tổ súng máy phải ra dọn dẹp xác quân Đức để lấy tầm nhìn cho Vasilij.
Rạng sáng này 24-7-1944, cuộc đấu súng giữa Vasilij và 8 tay xạ thủ Đức bắt đầu, ông nhanh chóng làm chủ cục diện và tiêu diệt được 7 tên đầu tiên chỉ trong 1 giờ đồng hồ. Vasilij đã có cú bắn lịch sử khi từ vị trí 800m để tiêu diệt tên xạ thủ cuối cùng. Điều đáng ngạc nhiên là ông không hề trông thấy hắn mà vẫn bắn trúng.
Vasilij kể lại: “Tôi chỉ nghĩ hắn đang ở đó chứ không dám khẳng định. Trong khoảnh khắc ấy, tôi như có một linh cảm vậy. Tôi đoán chắc hắn đang nấp sau cánh cừa đó. Tôi nín thở siết cò và chạy đến vị trí ấy ngay lập tức. Đúng là một tay xạ thủ với khẩu K98 đang nấp để chờ tôi khi tôi băng qua cánh trái của tòa nhà”.
Sau chiến tích trên, câu chuyện của Vasilij được xem như là một ngôi nhà Pavlov thứ 2 sau căn nhà Pavlov ở Stalingrad một năm trước đó. Ông được phong tặng Huân chương Lenin, huân chương cao quý nhất vì những gì đã đóng góp cho nước Nga.
Kết thúc chiến tranh, Vasilij trở thành sĩ quan của Cơ quan nội vụ NKVD. Ngày 9-2-1950, ông mất tại Moscow vì bệnh ung thư phổi. Ông mất ở tuổi 43, để lại những câu chuyện kinh điển về một trong những 6 huyền thoại bắn tỉa xuất sắc nhất nước Nga, cũng như thế giới trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nước Nga.
theo Trí Thức Trẻ

‘Tử thần’ Canada với cú bắn chính xác đến từng milimet (Phần 8)

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
‘Tử thần’ Canada với cú bắn chính xác đến từng milimet (Phần 8)

(Soha.vn) - Xạ thủ người Canada Arron Perry là 1 trong 3 tay súng huyền thoại của những năm đầu thế kỷ XXI từng tham gia các chiến dịch của NATO tại Afghanistan. Cũng chính tại đây, anh đã làm nên kỳ tích khi là người đầu tiên phá vỡ kỷ lục của Carlos Hathcook từng lập được trong chiến tranh Việt Nam ở cự ly 2.286m với một khẩu M2 Browning.

‘Tử thần’ Canada với cú bắn chính xác đến từng milimet (Phần 8)
Một trong những bức ảnh của Arron Perry (người ở xa).
Lập kỷ lục Guinness với cú bắn từ cự ly 2.310m
Cú bắn của Arron Perry được ghi nhận từ cự ly 2.310m, hạ gục một tay bắn tỉa khác của Taliban. Theo lời kể của các nhân chứng thì đối thủ của Perry còn không biết được anh ở vị trí nào và khi bị trúng đạn thì mọi chuyện đã quá muộn. Cú bắn của Perry được đánh giá là một trong nhiều phát súng ghi dấu lịch sử với cự ly trên 2.000m. Ngay lập tức, Perry được ghi nhận là người có cú bắn từ cự ly xa nhất và được ghi tên vào Kỷ lục Guinness thế giới năm 2002.
Perry là một trong 3 xạ thủ của một đội trinh sát bắn tỉa 5 người thuộc Quân đội Canada tại Afghanistan. Nhóm trinh sát bắn tỉa này trực thuộc Quân đoàn Patricia (PPCLI), 1 trong 3 Lực lượng của Canada tham gia các sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở nước ngoài.
‘Tử thần’ Canada với cú bắn chính xác đến từng milimet (Phần 8)
Arron Perry (người ở gần) với một khẩu Thor XM408 năm 2005.
Thần đồng bắn tỉa số một tại Canada Youth
Arron Perry sinh ngày 22-8-1976, trong một gia đình quý tộc ở miền nam Canada, từ nhỏ Perry đã được cha mình dạy bắn súng với những khẩu M16 và Thompson. Perry luôn được cha dẫn theo trong các buổi bắn súng của Câu lạc bộ bắn súng Ottawa và những buổi đi săn.
Trong khi bạn bè chơi đồ chơi, thì Perry chơi với những khẩu súng và nhanh chóng thể hiện tài thiện xạ. Khẩu súng đầu tiên của Perry là một khẩu Sig Sauer P225, loại súng ngắn lừng danh của Hoa Kỳ. Sau đó, Perry tham gia rất nhiều Trại hè do Quân đội Canada tổ chức và được mệnh danh là “Thần đồng bắn tỉa số một tại Canada Youth”.
Canada Youth là một trại hè do quân đội Canada tổ chức dành cho các thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi. Tại đây, Perry đã có những phát súng từ cự ly 300m và đạp đổ hàng loạt các kỷ lục của Trại Canada Youth. Sau đó, năm 19 tuổi, Perry tình nguyện gia nhập Quân đội Canada. Khởi đầu với vị trí binh nhì, Perry đã liên tục ghi điểm trong mắt các sĩ quan chỉ huy PPCLI với những phát súng cực kỳ chính xác. Độ chính xác của các phát súng mà Perry bắn được đánh giá là chính xác đến từng milimet.
Đội quân tử thần
Khi cuộc chiến Afghanistan bắt đầu, PPCLI cũng tham chiến với vai trò là Quân đội gìn giữ Hòa bình trực thuộc Quân đội Liên hợp quốc và NATO. Đội bắn tỉa của Perry gồm 5 thành viên, trong đó có thượng sĩ Rob Furlong. Rod Furlong là người phá kỷ lục của Perry khi có cú bắn từ cự ly 2.430m chỉ 15 ngày sai cú bắn làm nên tên tuổi của Perry.
Đội bắn tỉa Canada được đánh giá là lực lượng tiêu diệt được nhiều tay súng Taliban nhất trong suốt chiến dịch Anaconda tại Afghanistan, Với hai tay súng tên tuổi nhất thế giới là Arron và Rob, đội bắn tỉa này được các xạ thủ Hoa Kỳ và Anh gọi với cái tên “Đội quân tử thần”. Cả 2 ngôi sao của đội trinh sát bắn tỉa này đều sử dụng loại súng bắn tỉa MacMillan Tac-50, một khẩu súng rất được ưa chuộng hiện nay của Hoa Kỳ. Nó sử dụng chung các loại đạn bắn tỉa và cả loại đạn bắn tỉa cỡ lớn .50 BMG. Hiện nay, trong quân đội Canada và Hoa Kỳ thì Tac-50A1 và Thor XM408 là 2 khẩu súng bắn tỉa tiêu chuẩn với kích cỡ tương đương và có gia tốc đầu đạn không thua kém nhau là mấy.
Tuy nhiên, 7 năm sau thành tích của 2 xạ thủ này, một xạ thủ của Quân đội Hoàng gia Anh là Thượng sĩ Craig Harrison đã phá vỡ kỷ lục của Rob với 1 cú bắn từ cự ly 2.415m và nhanh chóng được công nhận là phát súng xa nhất trong suốt thập kỷ đầu tiên thế kỷ XXI. Cho đến nay, kỷ lục của Craig Harrison vẫn chưa có bất kỳ xạ thủ bắn tỉa nào phá vỡ được. Arron Perry, Rob Furlong và Craig Harrison được các xạ thủ Hoa Kỳ gọi là "Những xạ thủ ngoài hành tinh" sau những thành tích quá xuất sắc của họ.
Sau nhiều chiến tích tại Afghanistan, đội trinh sát bắn tỉa của Perry được phong tặng huân chương ngôi sao bạc, riêng Perry thì được Quân đội Hoa Kỳ phong tặng huân chương chữ thập và Rob được Chính phủ Pháp phong tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh vì những đóng góp xuất sắc của mình trong chiến dịch Anaconda và cuộc chiến chống quân khủng bố Tabliban tại Afghanistan.
‘Tử thần’ Canada với cú bắn chính xác đến từng milimet (Phần 8)
Lắm tài nhiều tật
Arron Perry vào năm 2002 trong chiến dịch Anaconda tại Afghanistan.
Arron Perry vào năm 2002 trong chiến dịch Anaconda tại Afghanistan.
Tuy nhiên, sau đó, có vô số những lùm xùm và tai tiếng vây quanh Perry. Giữa năm 2002, theo các nhân chứng của Quân đội Hoa Kỳ, Perry đã vi phạm nghiêm trọng công ước và luật chiến tranh Geneva khi liên tục nhục mạ các tù binh Taliban. Đặc biệt, Perry còn dùng dao chặt ngón tay của một xác chết tay súng Taliban, sau đó lấy thuốc lá nhét vào miệng cái xác. Perry còn lấy một tấm bảng ghi vào đó dòng chữ “Mẹ kiếp chủ nghĩa khủng bố” và treo những cái xác này trên đường phố thị tại thung lũng Shahi Kot.
Lực lượng quân cảnh của Hoa Kỳ còn tìm thấy được vô số bằng chứng của Perry khi anh thực hiện những hành động tương tự với những cái xác khác trong suốt chiến dịch Anaconda. Tuy nhiên, 10 tháng sau khi bị kết tội, Tòa án binh Hoa Kỳ và NATO đã phải kết thúc vụ án và xử trắng án cho Perry khi không có đầy đủ bằng chứng.
3 năm sau, các phóng viên ảnh công bố những bức ảnh tại chiến dịch Anaconda và kết luận rằng phát súng từ cự ly 2.310m không phải là do Perry thực hiện mà là do Thượng sĩ Rob Furlong. Thế nhưng, cả 2 đã lên tiếng phản đối và sau nhiều cuộc điều tra, đầu đạn trong xác tay súng bắn tỉa Taliban hoàn toàn trúng khớp với vỏ đạn từ khẩu Tac-50 của Perry, đó là loại đạn hoàn toàn giống với của Rob là loại Hornady A-MAX cỡ đạn là .50 BMG được cung cấp bởi Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.
Sau quá nhiều tai tiếng, Perry đã đệ đơn xin được giải ngũ. Hiện Perry mở một cửa hàng súng trường tại Bang Florida, và có một trường bắn nhỏ tại đây. Khẩu súng Tac-50 của Perry hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Quân đội NATO tại Hoa Kỳ.


theo Trí Thức Trẻ

Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)

(Soha.vn) - Rob Furlong được ghi nhận là xạ thủ có cú bắn xa nhất cho đến tháng 11-2009. Trước đó, trong chiến dịch Anaconda năm 2002, Rob Furlong đã có cú bắn từ cự ly 2.430m, phá vỡ kỷ lục của xạ thủ Arron Perry.

Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)
Huyền thoại người Canada Rob Furlong với cú bắn từ cự ly 2.450m.
Phát đạn từ cự ly 2.430m
Cú bắn của Furlong được tôn vinh là kỳ tích không chỉ bởi cự ly xa mà còn bởi nó được thực hiện quá thành công dù có rất nhiều yếu tố không thuận lợi, từ độ cao, đường đạn bay, cho đến từ trường trái đất, độ ẩm không khí, sơ tốc đầu đạn, và trên hết là bắn một mục tiêu đang dịch chuyển. Chỉ cần lệch 0.5 độ trong góc đặt súng hoặc một cơn gió nhẹ có thể khiến cho đường đạn bay không chuẩn xác. Thế nhưng, với tài năng của mình, Thượng sĩ Rob Furlong đã có cú bắn ngoạn mục ở cự ly 2.430m và hạ gục một tay súng của Taliban.
Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)
Rob Furlong (chính giữa) và huyền thoại Harold Marshal (chính giữa hàng thứ 2) vào năm 2004.
Rob sinh ra và lớn lên trong một gia đình ngư dân trên đảo Fogo, thuộc bang NewFoundland, Canada. Từ nhỏ, Rob đã trở thành một trong những người có khả năng bắn cá xuất sắc, anh từng săn được rất nhiều cá ở đảo Fogo và nổi tiếng khắp vùng về tài thiện xạ của mình.
Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)
Thượng sĩ Rob Furlong với vai trò là sĩ quan huấn luyện tại Học viện cảnh sát Edmonton, Alberta.
Tuy nhiên, thuở nhỏ Rob không có điều kiện làm quen với súng, gia đình của anh là một gia đình ngư dân nên Rob tự học bắn súng và mày mò tất cả qua sách vở. Khi trưởng thành, Rob gia nhập Lực lượng cảnh sát thành phố Edmonton, Alberta. Rob là một trong những fan hâm mộ của xạ thủ bắn tỉa huyền thoại người Canada trong chiến tranh thế giới thứ 2 Harold Marshal, anh rất nhiều lần đến thăm quan những vật dụng của Harold và được biệt hâm mộ khẩu Lee Anfield của ông.
Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)
Một cú bắn từ cự ly2.450m của Rob Furlong đã hạ gục một tay súng al-Qaeda.
Cú bắn có độ khó nhất trong lịch sử
Ngày 16-3-2002, Rob Furlong tham gia chiến dịch Anaconda tại thung lũng Shahi Kot, miền nam Afghanistan. Anh là một trong 3 tay súng bắn tỉa của đội trinh sát bắn tỉa trực thuộc Tiểu đoàn số 3, Quân đoàn Patricia (PPCLI). Đội trưởng của nhóm trinh sát bắn tỉa này là Thượng sĩ nhất Graham Ragsdale.
Ngày 29-3-2002, vào lúc 11:10 theo giờ địa phương, Thượng sĩ Dennis Eason, trợ thủ của Rob, phát hiện ra một nhóm gồm 3 tay súng của al-Qaeda, trong đó có 2 tên cầm khẩu AK-74 và 1 tên sử dụng một khẩu súng máy RPK đang di chuyển qua gần ngọn đồi mà Rob và Dennis đang trấn giữ. Sử dụng một chiếc kính ngắm hồng ngoại, Dennis đã xác định cự ly của mục tiêu là 2.430m, tốc độ gió 5m/s. Sau đó, anh bắt đầu tính toán đường đạn cho Rob. Rob Furlong nhớ lại:
Khi ấy Dennis bắt đầu toát mồ hôi, cậu ấy lấy quyển sổ nhỏ mà chúng tôi đã đo đọc cự ly và hướng gió từ trước ra và bắt đầu tính toán đường đạn cho cú bắn của tôi. Tôi biết rằng đây sẽ là một cú bắn không tưởng với khẩu MacMillan Tac-50R2 của mình. Tất cả các yếu tốt từ trường, độ ẩm, thậm chí là tốc độ vòng quay của Trái đất cũng sẽ ảnh hưởng đến cú bắn này của tôi. Sau 30 giây nghiên cứu, Dennis thì thầm với tôi: ‘Khoảng cách 2.430m, mục tiêu ở vị trí 8 giờ, hướng 3-1-0, độ ẩm tốt, hướng gió 5.2m/s. Độ lệch là 1.3 độ, căn chỉnh ngay đi anh bạn. Chúc may mắn với cú bắn’. Khi ấy tôi dùng điện đàm gọi đến đội trưởng Gramham:
-Xin phép đội trưởng cho tôi hạ tên cầm khẩu RPK.
-Nghe rõ, cậu được phép”.
Huyền thoại Rob Furlong với cú bắn khó nhất trong lịch sử (Phần 9)
Thượng sĩ Craig Harrison, tay súng đã phá vỡ kỷ lục của Rob trong suốt 7 năm.
Viên đạn bay đi với độ lệch 1.3 độ trên kính ngắm của Rob, và trúng ngay vào túi đeo của tay súng, thế nhưng viên đạn đi với sơ tốc đầu đạn khá cao lên đến 823m/s và xuyên thủng túi của hắn. Rob còn bắn thêm 1 phát nữa trúng ngay vào lưng hắn.
Đến khi Rob bắn phát đạn thứ 3 thì khẩu Tac-50R2 của anh bị kẹt đạn, thế nhưng, 2 phát súng đã đủ để tiêu diệt tay súng al-Qaeda. Phát súng của Rob theo các chuyên gia về súng bắn tỉa đánh giá là rất khó. Độ cao so với mặt nước biển của thung lũng Shahi Kot lên đến 928m nên độ lệch của cú bắn là rất cao. Khu vực Shahi cũng có khá nhiều quặng sắt ảnh hướng rất lớn đến gia tốc đầu đạn và tốc độ của nó khi va chạm với mục tiêu. Đây là một trong những cú bắn có độ khó nhất trong lịch sử. Rob đã sử dụng loại đạn Hornady X-MAX cỡ đạn .50 BMG để tiêu diệt tay súng.
Người có duyên với súng
Năm 2003, Rob được phong tặng huân chương ngôi sao đồng và huân chương Bắc Đẩu Bội tinh của Pháp vì những thành tích đã đạt được trong chiến dịch Anaconda. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, với tư cách là đồng đội và là cấp dưới của Arron Perry, Rob Furlong cũng bị dính líu tới việc Arron vi phạm công ước chiến tranh Geneva. Anh đã từng bị triệu tập tới các phiên xử của Tòa án binh NATO và Hoa Kỳ rất nhiều lần, cùng đó là các phiên điều trần của Quân đoàn Patricia tại Canada. Cuối cùng, do những khai báo có ích của Rob, anh đã được miễn toàn bộ trách nhiệm trong vụ việc của Perry và có thể giải ngũ sớm 2 năm.
Sau khi giải ngũ năm 2006, Rob quay về thành phố Edmonton và trở thành Đội trưởng nhóm xạ thủ bắn tỉa Lực lượng cảnh sát thành phố Edmonton, Alberta. Năm 2009, Rob trở thành người đại diện cho Hãng súng của gia đình anh em nhà Mac Millan, và có mặt trong rất nhiều hoạt động của Hãng súng này nhằm quảng bá tên tuổi của mình.
Hiện nay, anh là một trong các chuyên gia về súng bắn tỉa của MacMillan, anh cũng là chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho các hãng súng bắn tỉa như Thor, Sig Sauer và MacMillan.
Khẩu MacMillan Tac-50R2 của Rob được lưu giữ tại bảo tàng chiến tranh NATO tại Hoa Kỳ, bên cạnh 2 khẩu súng L115A3 của Craig Harrison và MacMillan Tac-50A1 của đồng đội Arron Perry.
 
theo Trí Thức Trẻ

Xạ thủ quý tộc Anh và 5 phút làm nên lịch sử (Phần cuối)

Lt Cdr. Mikhail Sergeyevich |
Xạ thủ quý tộc Anh và 5 phút làm nên lịch sử (Phần cuối)

(Soha.vn) - Được mệnh danh là “Tử thần sa mạc”, Craig Harrison đã khiến không biết bao nhiêu tay súng Taliban gục ngã trước họng súng của mình. Cho đến nay, thành tích đạt được từ cú bắn ở cự ly 2.475m của anh vẫn đứng vững trong suốt 4 năm mà chưa có bất kỳ xạ thủ bắn tỉa nào trên thế giới phá vỡ được.

Xạ thủ quý tộc Anh và 5 phút làm nên lịch sử (Phần cuối)
Craig Harrison (người nằm) với khẩu L115A3 huyền thoại của mình.
Craig Harrison sinh ngày 24-10-1975 trong một gia đình quý tộc ở thành phố Cheltenham, Gloucestershire (Anh). Cha của anh là một nam tước và là cháu họ của Nữ hoàng Elizabeth II. Craig còn là một trong những thành viên của Đội súng danh dự trực thuộc Quân đoàn “Blues and Royals” của Hoàng gia Anh.
Được dạy học bắn súng từ bé, Craig Harrison được cha tặng cho một khẩu súng Winchester Model 9422, một trong những khẩu súng rất được các vận động viên bắn súng và xạ thủ bắn tỉa ưa thích.
Thượng sĩ Craig Harrison đã có một cú bắn từ cự ly không tưởng 2.475m
Thượng sĩ Craig Harrison đã có một cú bắn từ cự ly không tưởng 2.475m
Craig Harrison sinh ngày 24-10-1975 trong một gia đình quý tộc ở thành phố Cheltenham, Gloucestershire (Anh). Cha của anh là một nam tước và là cháu họ của Nữ hoàng Elizabeth II. Craig còn là một trong những thành viên của Đội súng danh dự trực thuộc Quân đoàn “Blues and Royals” của Hoàng gia Anh.
Được dạy học bắn súng từ bé, Craig Harrison được cha tặng cho một khẩu súng Winchester Model 9422, một trong những khẩu súng rất được các vận động viên bắn súng và xạ thủ bắn tỉa ưa thích.
Craig sớm bộc lộ khả năng thiện xạ của mình. Trước khi học bắn súng, anh là một trong những fan hâm hộ của Robin Hood (anh hùng bắn cung trong thời kì Thập tự chinh ở nước Anh). Craig từng giành chức Vô địch cuộc thi bắn cung Youth Long Bow 1997 tại London. Sau đó, anh còn giành được nhiều huy chương vàng trong các cuộc thi bắn súng trong và ngoài nước và trở thành người giữ kỷ lục về khả năng bắn mục tiêu di chuyển nhanh hiện nay.
Xạ thủ quý tộc Anh và 5 phút làm nên lịch sử (Phần cuối)
Khẩu Winchester Model 9422 của Craig khi anh bắt đầu học bắn súng.
Năm 16 tuổi, khi đang học tại trường trung học Chaucer House ở London, anh được tuyển chọn vào đội súng kỵ binh danh dự của quân đoàn “Blues and Royals”, trở thành kỵ binh của Đội quân bảo vệ Hoàng gia. Craig nhanh chóng trở thành một thượng sĩ và là chỉ huy của một đội trinh sát bắn tỉa.
Năm 22 tuổi, anh đăng ký tham gia vào Quân đội Hoàng gia Anh với vị trí Thượng sĩ và là chỉ huy của một đội trinh sát bắn tỉa 3 người tại Afghanistan. Trước ngày 15-11-2009, Craig đã hạ được tổng cộng 5 tay xạ thủ bắn tỉa, 34 tay súng và 5 ụ súng máy của phiến quân Taliban. Anh đã được Quân đội Hoa Kỳ phong tặng Huân chương danh dự tím. Chuyện bất ngờ xảy đến với Craig vào ngày 16-11-2009 khi anh cùng Trung sĩ trinh sát Joe (cũng là trợ thủ của Craig) bị 3 tay súng Taliban với 2 khẩu súng máy bao vây tại vùng núi Musa Qala, phía Nam tỉnh Helmand của Afghanistan.
Lúc 9 giờ sáng, cả 2 bị 3 tay súng Taliban bắt đầu nã súng với các loạt ngắn vào các vị trí chúng nghi ngờ. 15 phút sau, chúng điều thêm Lực lượng súng cối và pháo hạng nặng đến nhưng rất may nhờ có cuộc oanh tạc của các chiến đấu cơ F-18 Super Hornet từ ngoài khơi, cả 2 đã may mắn thoát chết. Sau đó, chỉ còn lại 3 tay súng và 2 khẩu súng máy vẫn kiên cường bắn vào các vị trí của Joe và Craig. Sau một hồi lâu, Craig quyết định mạo hiểm bắn phát súng tiêu diệt 3 tên này. Joe đã sử dụng kính ngắm đo khoảng cách và bắt đầu tính toán cự ly và góc lệch cho Craig.
Xạ thủ quý tộc Anh và 5 phút làm nên lịch sử (Phần cuối)
Khẩu L115A3 với kính ngắm Schmidt & Bender huyền thoại của Thượng sĩ Craig Harrison.
Lúc ấy, trông cậu ấy rất tự tin khi đang ngắm và chỉnh độ lệch đến tay súng của Taliban. Tôi đang ghi chép các số liệu và chiếc máy tính nhỏ để tính toán đường đạn cho hợp lý. 5 phút đó với tôi quá lâu, thế nhưng đó lại là 5 phút làm nên lịch sử của anh bạn Craig của tôi. Tôi rất tự hào khi được làm một trinh sát bên cạnh một xạ thủ xuất sắc nhất thế giới như vậy” – Trung sĩ Joe kể lại
Theo các xạ thủ xuất sắc trên thế giới, mà đặc biệt là từ người đã bị Craig phá vỡ kỷ lục của mình - tay súng lừng danh người Canada Rob Furlong -  thì cú bắn của Craig hội tụ rất nhiều yếu tố làm nên sự thành công từ độ ẩm, nhiệt độ, gió, thời tiết, độ lệch từ trường, độ lệch báng súng, thậm chí cả vòng quay trái đất và lực từ trường cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cú bắn. Theo lời Craig thì trong lúc bắn phát đạn lịch sử đó thì thời tiết khá đẹp, gió lặng và anh đã có một tầm nhìn rất tốt và thoáng.
	Thượng sĩ Craig Harrison (bên trái cưỡi ngựa) của Quân đoàn “Blues and Royals”
Thượng sĩ Craig Harrison (bên trái cưỡi ngựa) của Quân đoàn “Blues and Royals”
Khẩu súng mà Craig đã sử dụng là một khẩu súng trường bắn tỉa L115A3 của Anh sản xuất. Theo nhà sản xuất Accuracy International AWM thì khẩu L115A3 của Craig là một khẩu súng khá tốt, nòng súng khá dài và độ xoắn của nòng cũng khá chuẩn để giúp đạn bay đi với tốc độ siêu âm, vào khoảng 1.023m/s ở độ cao 900m so vơi mực nước biển tại Musa Qala. Mật độ không khí tại khu vực này khá thuận lợi cho một cú bắn hoàn hảo, khi đường đạn đi chỉ chếch gần 0.01 mil.
Thông thường các thông số trong các loại súng bắn tỉa như độ lệch góc, độ lệch phương sai, độ lệch gió, độ lệch đường đạn và độ lệch tâm chuẩn đều được do với đơn vị mil.
Craig đã sử dụng một kính ngắm của hãng Schmidt & Bender sản xuất, thuộc loại MILITARY MK-II 5-26x-56, đây là loại kính ngắm rất được các tay súng trên thế giới ưa chuộng và đặc biệt là các tay súng Châu Âu sử dụng bởi độ lệch của nó rất nhỏ, chỉ vào khoảng 0.1 mil. Theo Rob Furlong thì chỉ cần sai lệch đúng 0.01 mil thì cú bắn sẽ trượt ngay lập tức bởi đây là cú bắn ở cự ly rất khó.
Khẩu L115A3 của Craig sử dụng một thấu kính có độ lệch chuẩn so với phương ngang là 13.09 mil tương đương với 45MOA, rất thích hợp để sử dụng loại đầu đạn bắn tỉa Lapua Magum do Pháp sản xuất. Loại đạn này khá phù hợp trên L115A3 bởi độ lệch của nó cực kỳ nhỏ, chỉ vào khoảng 0.0001 mil và có phương bay khá ổn định trong không khí. Loại đạn mà Craig đã sử dụng là một viên Lapua LockBase B408, khi bắn, nó bay đi với tốc độ siêu âm lên đến 936m/s và tiến thẳng đến mục tiêu. Rất may mắn cho Craig là viên đạn bay đi với tốc độ vừa đủ, trong trường hợp nó bay quá nhanh có thể khiến động năng dư thừa chuyển thành nhiệt năng, khiến nó ma sát quá nhiều với không khí, dẫn đến sai lệch đường đạn.
Với cú bắn đầu tiên Craig đã hạ gục được hai tay súng, khi viên đạn đi xuyên qua cả 2 tên đang ngồi sát nhau trong ụ súng máy, viên thứ 2 tiêu diệt tay súng thứ 3 đang ở cách đó 1m và viên đạn cuối cùng Craig đã hạ được cả một khẩu súng RPK của phiến quân Taliban. Theo Rob Furlong thì Craig đã có một cú bắn cực kỳ chính xác và không thể chê được vào đâu được, một cú bắn đạt đến độ hoàn hảo và chuẩn mực mà bất kỳ xạ thủ nào cũng mơ ước.
Hiện nay Craig vẫn tiếp tục cống hiến sức mình cho quân đội. Craig Harrion, Rob Furlong và Arron Perry được các xạ thủ Hoa Kỳ gọi là “xạ thủ ngoài hành tinh” vì những thành tích quá xuất sắc của họ. Cho đến nay, chưa có bất kỳ xạ thủ bắn tỉa nào vượt qua được cự ly của cả 3 con người này.

theo Trí Thức Trẻ

Nghi vấn quanh trận chiến sinh tử giữa hai huyền thoại bắn tỉa

Câu chuyện của huyền thoại bắn tỉa Liên Xô Zaitsev về cuộc đọ sức một mất một còn với thiếu tá bắn tỉa phát xít Đức còn nhiều điểm gây nghi ngờ.

nghi-van-quanh-tran-chien-sinh-tu-giua-hai-huyen-thoai-ban-tia
Thành phố Stalingrad hoang tàn trong chiến dịch chống phát xít Đức xâm lược năm 1942. Ảnh: Wikimedia
Mùa đông năm 1942, thành phố Stalingrad của Liên Xô trở thành tâm điểm giao tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của Hồng quân trước cuộc xâm lược của phát xít Đức. Thành phố hoang tàn đổ nát vì bom đạn này cũng được cho là nơi đã diễn ra trận đấu súng sinh tử nổi tiếng nhất giữa hai lính bắn tỉa huyền thoại, theo WarisBoring.
Một bên là Vasily Zaitsev, lính bắn tỉa cự phách của quân đội Liên Xô với bảng thành tích tiêu diệt khoảng 400 tên địch, bên kia là "thiếu tá Konig", hiệu trưởng trường bắn tỉa của quân đội Đức ở Berlin, người được bộ tư lệnh tối cao phát xít Đức biệt phái tới Stalingrad để săn lùng Zaitsev. Họ chạm mặt nhau trong một buổi chiều định mệnh, với màn săn đuổi, đấu trí một mất một còn, và chỉ có Zaitsev sống sót để kể lại câu chuyện.
Trận đấu súng sinh tử giữa hai siêu xạ thủ này trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó có bộ phim "Enemy at the Gate" (Kẻ thù trước cửa) năm 2001. Trong cuốn tự truyện "Những ghi chép của một lính bắn tỉa Nga", Zaitsev đã thuật lại cách ông nghiên cứu chiến trường tỉ mỉ như thế nào, nghi binh ra sao để có thể hạ gục được Konig giữa những tòa nhà đổ nát dọc chiến tuyến Xô - Đức.
Người lính bắn tỉa cự phách của Hồng quân Liên Xô kể rằng ông phải cùng người đồng đội Kulikov tìm cách gài bẫy Konig, bởi tay súng này đã từng hạ gục nhiều chiến sĩ bắn tỉa của Hồng quân.
"Kulikov bắn một phát đạn vu vơ để thu hút sự chú ý của Konig. Tuy nhiên chúng tôi quyết định án binh bất động trong buổi sáng ngày hôm đó, bởi ánh sáng Mặt trời phản xạ từ kính ngắm có thể khiến chúng tôi bị lộ. Vào buổi chiều, chúng tôi ở trong bóng râm, trong khi Mặt trời chiếu thẳng vào vị trí của tay súng bắn tỉa Đức", Zaitsev viết trong cuốn tự truyện.
Ông bất ngờ phát hiện một tia sáng lóe lên bên dưới một tấm tôn nằm giữa những bức tường đổ nát. Đó có thể là ánh sáng phản xạ từ súng trường của Konig, nhưng cũng có thể chỉ là một mảnh thủy tinh vỡ.
Để chắc ăn, Zaitsev ra hiệu cho Kulikov đang nấp sau bức tường dùng gậy giơ chiếc mũ sắt lên phía trên. Tiếng súng rền vang, tay bắn tỉa Đức đã nhắm trúng vào chiếc mũ sắt đó. Kulikov giả vờ nhổm dậy và hét to rồi gục xuống như thể vừa trúng đạn.
nghi-van-quanh-tran-chien-sinh-tu-giua-hai-huyen-thoai-ban-tia-1
Vasily Zaitsev, huyền thoại bắn tỉa của Hồng quân Liên Xô. Ảnh: Wikimedia
Đó là khoảnh khắc mà Konig phải trả giá cho sai lầm cuối cùng của mình, Zaitsev viết. Cho rằng kẻ địch đã chết, Konig ló nửa đầu lên khỏi tấm tôn để quan sát thành tích. "Tôi lập tức nổ súng, đầu của anh ta gục xuống, kính ngắm quang học trên khẩu súng trường của xạ thủ này lóe lên dưới ánh mặt trời".
Những điểm bất hợp lý
Theo sử gia người Anh Frank Ellis, trận đấu súng sinh tử với "thiếu tá Konig" mà Zaitsev kể lại có thể chỉ là một huyền thoại của chiến tranh, chứ không hẳn là một sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Trong cuốn "Vạc dầu Stalingrad" xuất bản năm 2013, Ellis đã chỉ ra những lỗ hổng trong câu chuyện này.
Trước hết, ở Đức không thấy nhắc đến tay súng bắn tỉa bậc thầy nào tên là "thiếu tá Konig" từng tồn tại. Người Đức cũng không thành lập trường bắn tỉa nào ở Berlin trong năm 1942 hay 1943, thời điểm trận Stalingrad diễn ra.
Ellis cũng lưu ý rằng Zaitsev thường ghi ngày tháng cụ thể cho mỗi sự kiện trong cuốn sách của ông, nhưng huyền thoại bắn tỉa này không hề đề cập đến thời điểm chính xác của trận đối đầu sinh tử với Konig. "Không một người Liên Xô nào nói đến ngày tháng chính xác khi Konig bị bắn hạ", Ellis viết.
Ellis cũng chỉ ra những điểm mâu thuẫn trong câu chuyện của Zaitsev. Zaitsve kể rằng ông bắn hạ Konig vào buổi chiều, khi chiếu thẳng vào khẩu súng trường hay kính ngắm của xạ thủ Đức. Như vậy, Konig chắc chắn phải nằm đối diện hướng Tây, trong khi chiến tuyến của người Đức ở Stalingrad lại quay sang hướng Đông.
Một số người cho rằng Konig là một lính bắn tỉa nên có thể đã xâm nhập vào phía sau vị trí của xạ thủ Liên Xô và nằm đối diện hướng Tây. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện của mình, Zaitsev nói rằng hố bắn tỉa của Konig nằm ở vùng đất không bóng người trước chiến tuyến Đức, chứng tỏ ông nằm đối diện hướng Đông.
Với những điểm bất hợp lý này, Ellis cho rằng "thiếu tá Konig" thực ra chỉ là một xạ thủ bắn tỉa bình thường của Đức chứ không phải là tay súng cự phách, đối thủ đáng gờm của Zaitsev như lâu nay người ta vẫn nghĩ.
nghi-van-quanh-tran-chien-sinh-tu-giua-hai-huyen-thoai-ban-tia-2
Một tay súng bắn tỉa của Đức trong Thế chiến II. Ảnh: Wikimedia
Trong thế chiến II, quân đội Liên Xô và Đức sử dụng phổ biến lực lượng bắn tỉa để tiêu diệt các sĩ quan, lính pháo binh và xạ thủ súng máy của kẻ thù. Liên Xô đặc biệt ưa chuộng sử dụng lực lượng này ở Stalingrad, và lính bắn tỉa Liên Xô sử dụng khẩu Mosin-Nagant tiêu chuẩn đã trở thành nỗi kinh hoàng của lính Đức. Nhiều tài liệu lưu trữ của Đức cho thấy quân đội phát xít đã ra nhiều cảnh báo đối với binh sĩ về nguy cơ mất mạng bởi lính bắn tỉa khi di chuyển ra khỏi chiến hào.
Dù còn nhiều điểm bất hợp lý, câu chuyện về cuộc đọ súng sinh tử của những xạ thủ huyền thoại ở Stalingrad cũng cho thấy sự cuốn hút của những xạ thủ bắn tỉa sở hữu kỹ năng xạ kích lão luyện. Có thể những gì Zaitsev kể lại trong cuốn tự truyện của mình phần lớn là thêu dệt, nó vẫn là một câu chuyện rất thú vị của Thế chiến II.
Duy Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét