Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

DƯ LUẬN XÃ HỘI 45

-Tin vào thanh tra Nhà nước hay tin vào cụ Kình?
-Giữa pháp luật và công lý, khi hai thứ đó "chỏi" nhau, thì phải ưu tiên chọn công lý!
-Nếu lấy "của dân, do dân và vì dân" làm cơ sở xuất phát mọi lý lẽ đúng sai, thì cụ Kình đúng, ông Chung sai, nghĩa là dân đã đúng, Nhà nước đã sai!
- Cần truy cứu những tội đồ đánh cụ Kình!
-Dù là đất đã qui hoạch cho quốc phòng, nhưng để hoang hóa hơn 30 năm thì coi như không còn ý nghĩa sử dụng, quốc phòng có lỗi, vì không trả lại cho dân sử dụng sớm hơn.
-Việc đưa quân đội, công an, cảnh sát cơ động về hù dọa đàn áp lại càng sai!
-Thóa mạ, nói xấu người dân dũng cảm đấu tranh là thủ đoạn hèn nhát.
---------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                                         Cụ Lê Đình Kình Bị Ám Sát Bất Thành đã Nói Gì


Ông Lê Đình Kình mong muốn kết luận thanh tra khách quan, đúng luật

Hoàng Đan |
Ông Lê Đình Kình mong muốn kết luận thanh tra khách quan, đúng luật
Ông Lê Đình Kình.

Do vấn đề sức khỏe nên ông Lê Đình Kình không có mặt ở buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm. Ông khẳng định sẽ theo dõi kỹ.

Theo dự kiến, sáng mai, đoàn công tác của Thanh tra Hà Nội sẽ công bố dự thảo kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức).
Ông Lê Đình Kình (82 tuổi), người đại diện cho dân xã Đồng Tâm khiếu nại về đất đai cho biết, ông đã nhận được thông tin về buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra vào sáng 7/7 tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu chưa thể đi lại được nên ông không tham dự.
"Bà con mong muốn tổ chức buổi công bố ở Đồng Tâm và tôi có gọi cho Chủ tịch Chung, nhưng Chủ tịch nói do ngày mai có nhiều cơ quan, ban ngành tham gia nên tổ chức ở UBND huyện cho đảm bảo.
Với tôi thì các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức sau khi thăm khám nói cần phải nghỉ ngơi, không đi lại trong vòng 1 tháng nữa để đảm bảo, nếu muốn đi đâu xa phải có cáng, xe. Buổi công bố ngày mai tôi sẽ không tham dự được, nhưng sẽ theo dõi kỹ.
Hiện nay bà con đã nhận được giấy mời của chính quyền địa phương và sáng mai có xe của chính quyền đưa mọi người xuống UBND huyện tham dự buổi công bố", ông Kình nói.
Ông Kình cũng cho hay, theo thông tin trên giấy mời, ngoài lãnh đạo huyện, các xã, thị trấn thì xã Đồng Tâm sẽ có lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã, trưởng, phó 2 thôn, một số trưởng đoàn thể và 10 người dân.
"Chúng tôi mong muốn mọi việc được công bố công khai, khách quan, chính xác, rõ ràng và đúng pháp luật", ông Kình nêu rõ.
Đồng thời, ông cho biết ngày mai bà con Đồng Tâm sẽ mang theo bản đồ xuống để trình bày thêm với đoàn thanh tra.
Ông Bùi Viết Hiểu, 74 tuổi, người dân thôn Hoành cho biết, ông đã nhận được giấy mời của UBND huyện Mỹ Đức và bà con đang chuẩn bị, bàn bạc thống nhất tham dự buổi công bố ngày mai.
Một số người dân khác ở Đồng Tâm cũng bày tỏ sự kỳ vọng vào buổi lễ công bố dự thảo thanh tra sau hơn 2 tháng tiến hành thanh tra và cho hay, mọi người đều mong chờ sự khách quan của các cơ quan chức năng.
Quyết định thanh tra toàn diện nêu trên được công bố ngày 20/4 ở UBND huyện Mỹ Đức. Tại đây, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung khẳng định, đoàn thanh tra sẽ lắng nghe đầy đủ ý kiến người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, giải quyết ổn thoả theo quy định pháp luật.
"Đề nghị bà con gặp cán bộ thanh tra, cung cấp tài liệu đầy đủ để đoàn công tác có cơ sở ra kết luận đúng đắn", ông Chung nêu rõ.
Đoàn thanh tra gồm 6 người, do ông Nguyễn An Huy (phó chánh thanh tra) làm trưởng đoàn, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tiến hành các công việc liên quan trong thời gian 45 ngày kể từ ngày công bố.
Ngày 23/6, Thanh tra thành phố Hà Nội đã thông báo về việc kết thúc thanh tra trực tiếp các đơn vị liên quan đến việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn.


theo Trí Thức Trẻ

Ông Lê Đình Kình: 'Không ai ép được người đứng đầu Hà Nội'

Nói về bản cam kết giữa lãnh đạo Hà Nội với người dân xã Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình cho rằng đó là một quyết định vì đại cuộc bởi "không ai ép được người đứng đầu thành phố" làm như vậy.

Phóng viên VnExpress có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Kình (82 tuổi) - người đại diện cho dân xã Đồng Tâm khiếu nại về đất đai - một ngày sau khi ông ra viện. Ông bị thương hôm 15/4, trong quá trình cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt một số người để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng liên quan việc giải tỏa đất tại đồng Sênh (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
- Hơn nửa tháng nằm viện, ông được chăm sóc ra sao?
- Ngày 15/4, sau khi bị bắt, tôi được kiểm tra tại Bệnh viện 108 vì gãy xương đùi. Hôm sau, ông Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đến thăm có ý kiến phải đưa tôi sang Bệnh viện Việt Đức để được chăm sóc tốt nhất. Viện trưởng giao 3 giáo sư trực tiếp mổ, tôi rất ghi nhận điều này. Tôi được chăm sóc chu đáo, ăn uống đầy đủ.
Nửa tháng nằm viện, ông Chung đến gặp tôi khoảng chục lần. Ngoài ra, thứ trưởng công an, giám đốc công an TP Hà Nội cũng đến thăm và động viên mau chóng khỏe để hợp tác giải quyết vụ việc.
- Ông và lãnh đạo TP Hà Nội đã trao đổi những gì để tìm tiếng nói chung nhằm giải quyết căng thẳng ở Đồng Tâm?
- Khi chưa mổ, vì tuổi cao sức yếu, có lúc tôi xác định mình sẽ không còn đủ minh mẫn, tỉnh táo nên cố gắng tận dụng hết thời gian tiếp xúc để trao đổi về sự việc, mong muốn của người dân, bức xúc về đất đai suốt một thời gian dài.
Mấy năm qua, tôi chỉ mong một lần được gặp trực tiếp lãnh đạo thành phố nhưng không có cơ hội. Khi nằm viện cũng là lần đầu tiên tôi gặp ông Chung. Hôm 16/4, tôi trình bày nguyện vọng thả những người dân thôn Hoành, ông Chung đồng ý. Ông ấy cũng thông báo việc người dân giữ 38 cán bộ, công an sau khi tôi bị đưa đi.
ong-le-dinh-kinh-khong-ai-ep-duoc-nguoi-dung-dau-ha-noi
Ông Kình (bên phải) trò chuyện với các cao niên trong thôn Hoành vào sáng 3/5, một ngày sau khi được xuất viện về nhà. Ảnh: Phạm Dự.
Từ đó, ông Chung liên tục trao đổi, gặp trực tiếp hoặc gọi điện để thông báo lẫn nắm tình hình. Tôi vẫn liên lạc với gia đình, có con cháu vào thăm và nắm được diễn biến ở Đồng Tâm.
Khi vào viện, Chủ tịch Chung hứa sẽ về Đồng Tâm để giải quyết. Tôi nói với ông ấy rằng trong bối cảnh ở Đồng Tâm có nhiều thành phần phức tạp xâm nhập nên có lực lượng bảo vệ đi cùng vì Chủ tịch là linh hồn của thành phố. Còn bản chất người dân ở đây là ứng xử có văn hóa.
Tôi nằm viện nhưng vẫn biết bà con ở nhà mua giò, bánh mì cho các chiến sĩ cảnh sát ăn. Chính ông Chung cũng nói với tôi những người bị giữ được đối xử tốt, không ai bị đánh đập, lăng mạ.
- Ông phản ứng thế nào khi hay tin 38 cán bộ, công an bị người dân giữ?
- Tôi nói với Chủ tịch Chung rằng người dân làm thế cũng có lý do, vì tôi bị bắt không minh bạch. Hôm 15/4, đoàn cán bộ mời một số người trong thôn đi chỉ mốc giới đất quốc phòng và đất nông nghiệp. Thời điểm bị bắt, chúng tôi không hề được nghe lệnh bắt hay quyết định khởi tố.
Khi nằm viện, tôi làm việc nhiều lần với công an, ký một số giấy tờ nhưng nội dung, theo tôi nhớ, đều là thông tin về nguồn gốc đất đai. Quyết định tạm giam cũng chưa bao giờ được đọc trước mặt tôi.
ong-le-dinh-kinh-khong-ai-ep-duoc-nguoi-dung-dau-ha-noi-1
Khu đất tại đồng Sênh. Ảnh: Huyền My.
- Ông đánh giá thế nào về cuộc đối thoại của Chủ tịch Chung với người dân thôn Hoành ngày 22/4, trong đó có bản cam kết gồm 3 điều là làm rõ đất tại khu vực đồng Sênh có phải đất quốc phòng, không truy cứu hình sự với toàn thể người dân trong sự việc ngày 15/4 và điều tra đúng sai việc bắt ông?
- Bản cam kết có chữ ký, không có con dấu mà điểm chỉ, đây là một quyết định vì dân của ông Chung, bởi không ai ép được một vị chủ tịch thành phố làm việc đó. Đây chính là tinh thần vì đại cuộc.
Tôi cũng như người dân Đồng Tâm tôn trọng việc ông Chung cam kết không truy cứu trách nhiệm đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm và chúng tôi tin tưởng vào cam kết của Chủ tịch Hà Nội sẽ có hiệu lực tới khi nào vụ việc ở Đồng Tâm được giải quyết xong.
- Điều ông mong chờ sắp tới là gì?
- Tôi đợi ngày 20/6 để nghe kết luận thanh tra về toàn bộ đất đồng Sênh. Chủ tịch Chung hứa giải quyết công tâm, truy đến cùng nguồn cơn sự việc. Tôi đồng ý với ông Chung rằng việc nào đi việc ấy. Lãnh đạo thành phố khi vào thăm đều nói rằng "tiếng nói của cụ quan trọng với người dân Đồng Tâm nên sau khi ra viện cố gắng ổn định tinh thần người dân. Còn những việc khác vẫn phải giải quyết theo trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật. Đó mới là việc làm cần thiết của những người có hiểu biết, được nhân dân tin tưởng".
Qua sự việc của Đồng Tâm, có thể thấy cần đảm bảo quyền lợi khiếu nại, tố cáo của người dân. Nhưng người khiếu nại tố cáo cũng cần thu thập chứng cứ thuyết phục để không tốn công sức mà đạt hiệu quả cao. Một điều nữa là không nên manh động sẽ dễ biến cái đúng thành cái sai.
Việc chúng tôi khiếu nại về đất đai kéo dài, thứ nhất là để làm trong sạch Đảng bộ xã Đồng Tâm, hai là đòi quyền lợi cho nhân dân. Đất đai là tư liệu sản xuất của nông dân nhưng bị xâm phạm thì phải đấu tranh. Cuối cùng là để củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền. Phòng và chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân chứ không chỉ riêng ai, không có vùng cấm, quan với dân bình đẳng.

Ông Kình xuất viện về Đồng Tâm ngày 2/5
Ngày 15/4, ông Lê Đình Kình chấn thương nhập viện khi bị bắt gần đồng Sênh cùng một số người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức). Cùng ngày, người dân giữ 38 cán bộ, cảnh sát cơ động. 
7 ngày sau, những người thi hành công vụ được thả khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết làm rõ đất tại khu vực đồng Sênh có phải đất quốc phòng - mấu chốt trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi của dân Đồng Tâm; điều tra đúng sai việc bắt ông Lê Đình Kình; không truy cứu hình sự với toàn thể người dân trong sự việc ngày 15/4.
Nhóm phóng viên

BỘ MẶT THẬT CỦA "CỤ" LÊ ĐÌNH KÌNH

Sau thời gian dài tìm hiểu hơn là điều tra, thôn Hoành xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức Tp Hà Nội có nhiều dòng họ khác nhau. Nhưng, dòng họ Lê Đình vẫn được cho là to nhất và hoành tráng hơn cả.

Vì, cái to của dòng họ nên làng Hoành, thậm chí cả xã Đồng Tâm các cán bộ ở địa phương này qua các thời kỳ đều do dòng họ Lê Đình nắm giữ và thao túng quyền lực: Ông Lê Đình Kình thủ lĩnh “chống tham nhũng” hôm nay- Nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, người đang đứng đầu nhóm Đồng Thuận. Lê Đình Tuyến- Nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã. Lê Đình Thuần- Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã… đương nhiên một dòng họ có nhiều cán bộ là lãnh đạo xã, lãnh đạo theo kiểu gia đình trị “Cả họ làm quan”, cả họ được nhờ thì không có gì là đáng tự hào và vẻ vang cả.
Bởi những bất ổn, hành vi làm loạn của người dân Thôn Hoành xã Đồng Tâm thời gian vừa qua, cùng với việc làm “Chẳng ra gì” thậm chí trái pháp luật của những người lãnh đạo thuộc dòng họ Lê Đình đã làm đau lòng người dân cả nước.
Ông Lê Đình Kình, một thời là niềm tự hào của dòng họ, Hôm nay, những bất ổn xảy ra ở xã này. Niềm “Tự hào” ấy nay đã trở thành nỗi nhục khi được những kẻ chống cộng và mấy tờ lá cải như BBC Việt ngữ, RFA, RFI VÀ VOA tiếng Việt của Đài tiếng nói Hoa kỳ ở tận bên kia bán cầu cụ thể hóa bằng cách “tấn phong”, thổi “ống đu đủ’, suy tôn ông Lê Đình Kình là “thủ lĩnh tinh thần” Anh hùng của cái gọi là “Chống tham nhũng” mà ông ta đang là kẻ đầu têu và cả cầm đầu.
Công bằng mà nói, ông Lê Đình Kình cũng có những đóng góp nhất định nào đó cho quê hương Đồng Tâm, Tuy nhiên, quá khứ của ông chẳng mấy tốt đẹp, đã từng là người “Tham nhũng”, cũng “trục lợi cá nhân” khi còn đương chức, đến mức phải thi hành kỷ luật. Vì thế, ông Lê Đình Kình khó có thể là tấm gương sáng trong công cuộc “Chống tham nhũng”của Xã Đồng Tâm để người dân noi theo bởi chính ông là kẻ tham nhũng, cũng xà xẻo đất công cho con cháu.
Một điều lạ, một lãnh đạo xã đã “Nhúng tràm tham nhũng” như ông Lê Đình Kình “ăn chặn” tiền trợ cấp xã hội của những gia đình đối tượng chính sách. Thậm chí, sự ăn chặn “vô lương tâm” ấy đã lột trần bộ mặt “giả nhân giả nghĩa” của một ông cán bộ, khi gia đình TBLS lên tận trụ sở UBND xã làm“ầm ĩ” làm xấu hổ mặt một ông lãnh đạo xã có tên Lê Đình Kình.
Đó là, hành vi vô lương tâm khi “ăn chặn” tiền máu xương của các anh hùng liệt sỹ hành vi như không thể chấp nhận được. Vậy, liệu ông có đủ tư cách, lẫn nhân cách và cả lòng tự trọng khi vác cờ tổ quốc đi với cái gọi “chống tham nhũng”. 
Đúng là “Chân lấm cứt be be, cứ vác đuốc đi soi chân người”. 
Nay, đến bây giờ cụ Kình “ăn chặn” đi đâu vẫn cứ “leo lẻo” chống tham nhũng là “trách nhiệm công dân yêu nước, trách nhiệm của đảng viên với công cuộc chống tham nhũng của Đảng”! Thế nhưng, người dân địa phương những ai có cái nhìn tỉnh táo, khách quan lại nói rằng “Chống tham nhũng là cần thiết để loại bỏ những lãnh đạo sâu mọt “vô đạo đức” đục khoét tài sản của nhà nước và của Nhân dân” là rất cần thiết lúc này. 
Tuy nhiên, kẻ“dính tràm”tham nhũng như ông đi “chống tham nhũng” liệu người dân Đồng tâm nói riêng, cùng người dân cả nước nói chung có “Tâm phục, khẩu phục”. Vì thế, cách chống tham nhũng của kẻ đã từng tham nhũng, đã đẩy Đồng Tâm nơi đây, rơi vào những cảnh “bất ổn” khi dân làng bị kích động, bị lôi kéo, xô đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu “Tiến thoái lưỡng nan” trước lưỡi gươm “Tử thần’ của luật pháp, bằng những hành vi đập phá tài sản của nhà nước, chống và bắt người trái pháp luật và nay đứng trước nguy cơ bị truy tố. 
Người dân địa phương nói rất đúng rằng: Chống tham nhũng như ông “Thủ lĩnh” Lê đình Kình, cái được, cái lợi cho dân, cho nước cho xã Đồng Tâm đâu chưa thấy, đã thấy “nhỡn tiền” một làng quê yêu dấu, yên bình nay trở nên náo loạn, xã hội bất an, tình làng nghĩa xóm bị chà đạp, đảo lộn …….? 
Đã bao giờ, ông Lê Đình Kình tự vấn an, tự hỏi mình đã làm được gì trong cuộc đấu tranh “Chống tham nhũng”? khi trước đây ông đã từng là Chủ tịch rồi, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, lợi dụng quyền lực cá nhân, làm những việc, trái với chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước khi đưa con cháu…. vào hệ thống lãnh đạo, theo kiểu“Cả họ làm quan” cả họ được nhờ. Nay, chính con cháu ông, của dòng họ Lê Đình đã dính tràm tham nhũng và chính ông đang chống lại họ theo kiểu “gậy ông lại đập lưng ông”.
Vậy, đây có phải điều đáng xấu hổ của dòng họ Lê Đình 
Lê Đình Thuần cháu của ông Lê Đình Kình là Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm đã bị xử lí kỉ luật và hình sự về tội danh chiếm đoạt đất công, cháu Lê Đình Tuyến phó trưởng phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Mỹ Đức cũng tham gia vào việc “gặm” đất của dân đã bị xử lí kỉ luật năm 2015. Lê Đình Ba - Phó Thôn Hoành cũng là kẻ “tham nhũng đất” đã trực tiếp chỉ huy cuộc làm loạn ở Đồng Tâm thời gian vừa qua. Con trai của ông là Lê Đình Công cũng là thành phần chủ chốt trong việc rào làng, dựng chướng ngại vật và các hành vi chống và bắt người trái pháp luật…..tại thôn Hoành
Hôm nay, người dân cả nước lại nhìn thấy ông dù “vô tình hay hữu ý” ngồi cùng với ả “Ca ve” có cái tên Hồng Thái Hoàng một con điếm trong làng dâm chủ Việt, chuyên có các hành vi chống phá đảng và nhà nước. Nghe đâu Cụ đã nhận 4.500.000 Đồng(Bốn triệu năm trăm ngàn đồng) của ả này cùng với lời chúc “mỹ miều” đạo đức giả của kẻ phản động: “Chúc cụ cùng bà con Đồng Tâm và chính quyền đều thắng trong công cuộc chống Tham nhũng”.
"Cụ" Kình bên cạnh kẻ chống cộng Hong Thai Hoang

Đáng tiếc thay, Ông Lê Đình Kình ở tuổi 82 cái tuổi “lẩm cẩm, lẫn cẫn”, cái tuổi “gần đất xa trời” nên đã không nhận ra điều chúc ác ý của con mụ phản động này.
Rõ ràng, ông Lê Đình Kình đã và đang bôi nhọ danh tiếng, tiếng thơm, hủy hoại uy tín của dòng họ, chính Ông là người phản bội lại dòng tộc, quê hương, truyền thống vẻ vang của Đồng Tâm một xã anh hùng trong cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Thật đáng tiếc thay.

Cụ Lê Đình Kình: Chưa nên khởi tố vụ án, nên chờ thanh tra xong vụ việc

Kết luận thanh tra toàn diện đất đai tại sân bay Miếu Môn (huyện Mỹ Đức) sẽ không được công bố vào tháng 6 như tính toán của người dân mà sẽ được TP. Hà Nội hoàn chỉnh và công bố vào tháng 7 hoặc tháng 8 tới.
Những người bị bắt giữ cuối cùng được thả vào ngày 22/4. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Vụ đất đai tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) tiếp tục được “thổi nóng” trở lại khi ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP. Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 129/PC44-Đ2 đối với vụ việc bắt giữ 38 người thuộc chính quyền và cảnh sát cơ động tại xã Đồng Tâm xảy ra vào ngày 15/4, để điều tra về hai tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”“Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Quyết định khởi tố vụ án của công an TP. Hà Nội được đưa ra khi người dân xã Đồng Tâm đang chờ kết quả thanh tra đất đai sẽ được công bố vào ngày 20/6 – theo như tính toán của người dân là 45 ngày kể từ ngày 20/4 khi Chánh thanh tra TP. Hà Nội ký quyết định thanh tra toàn diện đất đai tại sân bay Miếu Môn.
Tuy nhiên, không như mong đợi của người dân, ngày 14/6, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết “thời hạn thanh tra theo quy định là 45 ngày, không kể ngày nghỉ. Ngoài ra có thêm 15 ngày để dự thảo và 15 ngày để công bố kết luận. TP. Hà Nội sẽ làm hoàn chỉnh kết luận vào đầu tháng 7 tới”.
Quyết định khởi tố vụ án của cơ quan công an TP. Hà Nội khiến người dân Đồng Tâm và dư luận bất ngờ và đặt dấu hỏi về niềm tin đối với người đứng đầu TP. Hà Nội khi trước đó, ngày 22/4, trong cuộc đối thoại với người dân Đồng Tâm, ông Nguyễn Đức Chung đã có văn bản cam kết 3 nội dung, trong đó có việc “Không truy cứu hình sự với toàn thể người dân xã Đồng Tâm”.
Giá trị pháp lý của văn bản trên cũng như việc cơ quan công an có tiến hành khởi tố bị can hay không đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
dong tam
3 cam kết của Chủ tịch TP Hà Nội với người dân xã Đồng Tâm, ký ngày 22/4/2017. (Ảnh: plo.vn)
Trao đổi với báo Tri thức trực tuyến về quyết định khởi tố vụ án của cơ quan công an TP. Hà Nội, cụ Lê Đình Kình (82 tuổi, hiện vẫn đang trong thời gian hồi phục sức khỏe sau khi bị bắt giữ và bị gây thương tích ngày 15/4) nói: “Tôi luôn bảo với bà con là cần phải bình tĩnh, không được nôn nóng. Gần 2 tháng nay, cuộc sống người dân Đồng Tâm đã trở lại bình thường với công việc thu chiêm, làm mùa, đời sống nông thôn yên ắng, giữ gìn an ninh tốt. Tôi nghĩ lúc này, cơ quan chức năng chưa nên khởi tố vụ án mà nên chờ thanh tra vụ việc xong”.
Từ tháng 2/2017, cho rằng một phần trong diện tích đất do dự án Viettel đang thực hiện là đất nông nghiệp của người dân, người dân ở xã Đồng Tâm đã gửi đơn khiếu nại và tổ chức phản đối việc thi công dự án.
Ngày 30/3, cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP. Hà Nội khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Gây rối trật tự công cộng”.
Ngày 15/4, 4 người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị bắt bất ngờ tại gần đồng Sênh. Không đồng ý với việc cơ quan chức năng tổ chức bắt người bất ngờ (trong đó có cụ Lê Đình Kinh, 82 tuổi), người dân thôn Hoành đã bắt giữ 38 người thuộc chính quyền, lực lượng cảnh sát cơ động đưa về nhà văn hóa thôn.
Ngày 20/4, VKSND TP. Hà Nội ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ cụ Lê Đình Kình.
Ngày 22/4, ông Nguyễn Đức Chung đối thoại với người dân Đồng Tâm và có bản cam kết thực hiện 3 nội dung: Làm rõ đất tại khu vực đồng Sềnh – đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp; Không truy cứu hình sự với toàn thể người dân xã Đồng Tâm; Điều tra, xử lý đúng việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình vào ngày 15/4.
38 người bị người dân Đồng Tâm bắt giữ lần lượt được trao trả trong các ngày 17, 21 và 22/4. Theo phản ánh, người dân Đồng Tâm đã không đánh đập mà đối xử tốt với 38 người trong suốt thời gian giữ người tại nhà văn hóa thôn.
Lưu Giang (T/h)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét