Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 722

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                               Tin tức  Đông Tây 24 giờ ngày 3/7/2017

                                                      Tổng hợp tin nóng ngày 3-7-2017

                                                           thời sự biển đông 4/7/2017 

Vợ Cao Toàn Mỹ là người phụ nữ ĐÁNG THƯƠNG và chịu nhiều THIỆT THÒI hơn Phương Nga gấp bội


Vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa nghiêm trọng, đến mức xem xét kỷ luật


Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Ngày 3/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông nội dung kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Cụ thể, trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 1/2004 đến tháng 5/2010), bà Hồ Thị Kim Thoa đã có các vi phạm, khuyết điểm:
Vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, chậm báo cáo, chưa tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần theo quy định của pháp luật; không báo cáo Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) xử lý và xử lý không đúng số tiền lãi vay được ngân hàng cho miễn 6,7 tỷ đồng.
Vi pham cua ba Ho Thi Kim Thoa nghiem trong, den muc xem xet ky luat hinh anh 1
Bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương. Ảnh: Bộ Công Thương
Bà Thoa đã thực hiện không đúng, không đầy đủ các thủ tục theo quy định, quyết định của Nhà nước về quản lý đất đai trong quá trình Công ty Điện Quang ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng về hợp tác đầu tư tại khu đất số 12 Tôn Đản, TP.HCM với Công ty Constrexim - Bộ Xây dựng, khi chưa được chủ sở hữu và cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn, chấp thuận.
Thứ trưởng Bộ Công Thương đã không báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xử lý và xử lý không đúng khoản thu 30 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng khu đất 12 Tôn Đản.
Mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của Điều lệ của Công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của Nhà nước vào Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Điện Quang không báo cáo, xin ý kiến chủ sở hữu là vi phạm quy định về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Trong thời gian dài, nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận những vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa là nghiêm trọng, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.

Gia đình Thứ trưởng Kim Thoa nhận hàng chục tỷ đồng cổ tức từ DQC

Bóng Đèn Điện Quang vừa ra thông báo chi trả cổ tức đợt 2 năm 2016, với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt cho các cổ đông công ty, tổng chi trả cổ tức năm 2016 là 30%.

Cảnh cáo Phó bí thư Đồng Nai vì vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận về việc xem xét, thi hành kỷ luật đối với bà Phan Thị Mỹ Thanh vì vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng.
Công Khanh

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa: Hai "khuyết điểm" và khối tài sản khủng

Dân trí Liên tiếp trong hai năm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra hai kết luận về những vi phạm, khuyết điểm của Thứ trưởng Hồ Thj Kim Thoa. Gia đình nữ Thứ trưởng này cũng được biết tới với khối tài sản "khủng" tại một doanh nghiệp từng thuộc sở hữu của Nhà nước.


Bà Hồ Thị Kim Thoa trong một lần trao quyết định bổ nhiệm cho ông Trịnh Xuân Thanh.
Bà Hồ Thị Kim Thoa trong một lần trao quyết định bổ nhiệm cho ông Trịnh Xuân Thanh.
2 lần bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận vi phạm
Như Dân trí đưa tin, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương vừa hoàn thành chương trình làm việc tại kỳ họp thứ 15. Một trong những nội dung được xem xét tại kỳ họp này là kiểm tra dấu hiệu vi phạm với Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định, trong thời gian giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (tháng 1/2004 - 5/2010), bà Hồ Thị Kim Thoa đã có các vi phạm, khuyết điểm trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp, quản lý đất đai. Đặc biệt, bà Thoa mua cổ phần vượt quy định, chuyển nhượng không đúng quy định cũng như kê khai tài sản không đúng, không đầy đủ.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng từng ra kết luận về việc bà Thoa có phần trách nhiệm cá nhân liên quan đến những sai phạm trong quá trình bổ nhiệm, điều chuyển ông Trịnh Xuân Thanh từ khi ông này là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) về Bộ Công Thương và được bổ nhiệm hàng loạt chức vụ quan trọng tại bộ, trước khi về Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch tỉnh.
Cụ thể, tại kết luận công bố hồi tháng 10/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa vì vi phạm liên quan tới công tác cán bộ, có phần trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016.
Bà Thoa cũng được cho là có trách nhiệm trong việc đồng ý với đề xuất tiếp nhận, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh trái quy định; thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định khi ký quyết định bổ nhiệm và điều động một số cán bộ.
Gia đình Thứ trưởng sở hữu khối tài sản "khủng"
Bà Thoa sinh ngày 1/6/1960 tại Nghệ An. Nữ Thứ trưởng này có trình độ thạc sỹ kinh tế. Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ năm 2000 và kiêm nhiệm chức Chủ tịch của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC) trong 5 năm từ 2005-2010.
Mặc dù, rời Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang về công tác tại Bộ Công Thương từ năm 2010 với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị tương đối lớn tại doanh nghiệp này. Không chỉ vậy, những thành viên khác trong gia đình bao gồm em trai, em dâu và các con gái của Thứ trưởng hiện tại vẫn nắm giữ vị trí cao và sở hữu khối tài sản lớn không kém tại Bóng đèn Điện Quang.
Từ một doanh nghiệp Nhà nước, sau khi cổ phần hóa và cổ phần được mua đi bán lại nhiều lần, hiện Nhà nước đã không còn nắm giữ cổ phần nào tại Bóng đèn Điện Quang. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thực hiện thoái toàn bộ 3,9 triệu cổ phiếu tại doanh nghiệp này vào năm 2014, thu về khoảng 179 tỷ đồng (giá đóng cửa ngày 15/9/2014 cũng là ngày SCIC hoàn tất giao dịch).
Theo báo cáo quản trị năm 2016 của Bóng đèn Điện Quang, gia đình Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa hiện đang nắm giữ tổng cộng 11,8 triệu cổ phiếu DQC, chiếm 34,12% vốn điều lệ doanh nghiệp này.
Trong đó, mặc dù đã không còn giữ chức vụ nào tại doanh nghiệp song số cổ phần nắm giữ của bà Hồ Thị Kim Thoa tại Bóng đèn Điện Quang vẫn còn gần 1,7 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 4,91% vốn điều lệ công ty.
Đáng chú ý là người thân của bà Thoa nắm nhiều vị trí chủ chốt tại doanh nghiệp này. Cụ thể, ông Hồ Quỳnh Hưng - em trai ruột của bà Thoa đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Bóng đèn Điện Quang. Ông Hưng sở hữu gần 2,52 triệu cổ phiếu DQC, tương ứng tỷ lệ 7,33% vốn điều lệ công ty này.
Con gái lớn của bà Thoa là Nguyễn Thái Nga (sinh năm 1984), đang là Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Bóng đèn Điện Quang. Thái Nga sở hữu 4,12 triệu cổ phiếu DQC, tương đương 12,01% vốn điều lệ. Con gái thứ của bà Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê - Giám đốc Ban dự án, sở hữu 2,23 triệu cổ phiếu DQC, tương ứng 6,49% vốn điều lệ.
Ngoài ra, mẹ ruột của bà Thoa là bà Trần Thị Xuân Mỹ cũng sở hữu trên 1,22 triệu cổ phiếu DQC, tương ứng 3,83% vốn điều lệ công ty.
Thu về hàng chục tỷ đồng cổ tức mỗi năm
​Giá cổ phiếu DQC trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua liên tục biến động. Tạm dừng phiên giao dịch sáng 3/7, thị giá DQC ở mức 49.600 đồng mỗi cổ phiếu, giảm khoảng 10.000 đồng mỗi cổ phiếu so với hồi đầu năm nay. Như vậy, tổng giá trị tài sản tính theo thị giá cổ phiếu DQC của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa hiện ở mức 585 tỷ đồng, trong đó, riêng tài sản cổ phiếu của bà Thoa xấp xỉ 84 tỷ đồng.
Với việc nắm trong tay lượng cổ phiếu trên, trong năm 2016, gia đình Thứ trưởng thu về hàng chục tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt. Trong đợt tạm ứng cổ tức đợt 2 hồi tháng 4, gia đình Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa dự kiến thu về hơn 17,7 tỷ đồng tiền mặt. Trước đó, vào cuối năm 2016, công ty cũng đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2016 cho cổ đông cũng với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Tổng mức chi trả cổ tức năm 2016 được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 công ty thông qua là 30%.
Theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Bóng đèn Điện Quang, trong năm 2016, công ty này đạt 1.035 tỷ đồng doanh thu thuần và 204,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu này lần lượt sụt giảm 4,41% và 2,84% so với thực hiện năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu giảm.
Giải thích về nguồn gốc khối tài sản của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, trong một thông báo phát hành, Bộ Công Thương từng cho biết, số cổ phần của CTCP Bóng đèn Điện Quang mà bà Thoa đang sở hữu là “số cổ phần có được trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương”.
Số cổ phần này đã được kê khai đầy đủ trong hồ sơ bổ nhiệm Thứ trưởng vào năm 2009 và đã được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền trước khi có quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng. Bản thân vị Thứ trưởng khi trả lời báo giới bên lề phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 20/2 cũng khẳng định, số tài sản của bà được kê khai hàng năm.
Với những sai phạm của bà Thoa do Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xác định, người dân có thể thấy rõ, bà Thoa đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong việc thu vén, làm giàu cho cá nhân và gia đình.
Phương Dung

Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm vụ nhà báo tiêu cực ở Yên Bái

Dân trí Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, liên quan đến vụ việc Yên Bái có 2 vấn đề, việc cán bộ địa phương sai (nếu có), phải kết luận, xem xét kỷ luật, nhưng việc nhà báo tiêu cực, tham nhũng, đòi hối lộ cũng phải xử lý nghiêm.
 >> Thu hồi thẻ nhà báo của Lê Duy Phong
 >> Bộ Công an thông tin về việc bắt nhà báo Duy Phong

Chiều 3/7, báo cáo tại phiên họp giữa năm của Chính phủ, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn cho biết, trong năm 2017, một số địa phương, bộ ngành đã triển khai quy hoạch báo chí của mình và có quyết định phê duyệt quy hoạch báo chí.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.
Vừa qua, Bộ TT&TT cũng phối hợp với các địa phương kiểm tra chấn chỉnh các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú của các báo tại một số địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, phát hiện một số sai phạm, yêu cầu báo cáo và có biện pháp xử lý.
“Hiện có một số địa bàn phóng viên báo chí vào rất nhiều. Vừa rồi, chúng tôi có làm việc với Cần Thơ, trên địa bàn có hơn 1.000 phóng viên vào hoạt động” – Bộ trưởng Tuấn cho biết.
Với những vi phạm trong hoạt động báo chí, quan điểm của lãnh đạo cơ quan quản lý là xử lý kiên quyết.
Bộ trưởng TT&TT dẫn chứng vụ việc mới nhất, Bộ quyết định thu thẻ nhà báo của phóng viên Lê Duy phong, báo Giáo dục Việt Nam. Ông Tuấn thông tin thêm, với vụ việc này, tới đây, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an tiếp tục xem xét, xử lý một số phóng viên nữa.
“Hiện nay có hiện tượng các phóng viên liên kết với nhau thành một số nhóm “đánh” DN, lợi dụng chức trách nhiệm vụ để “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, tức sáng đăng bài, trưa chờ mời đi nhậu, gặp gỡ người ta, nhận phong bì, chiều về gỡ bài. Việc thành lập những nhóm đánh hội đồng cũng từ đó.”, Bộ trưởng TT&TT nói.
Bộ trưởng Tuấn đề nghị các cơ quan chủ quản nêu cao trách nhiệm của mình. Ông cho rằng, thời gian qua, với các vi phạm của báo chí, hầu như cơ quan chủ quản đứng ngoài cuộc, “đổ” trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước.
Thủ tướng gay gắt phê phán những nhà báo, cơ quan báo chí có hành động sai phạm, tiêu cực.
Thủ tướng gay gắt phê phán những nhà báo, cơ quan báo chí có hành động sai phạm, tiêu cực.
Nói thêm về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, liên quan đến vụ việc ở Yên Bái, có 2 vấn đề: việc cán bộ địa phương sai (nếu có), phải kết luận, xem xét kỷ luật, nhưng việc nhà báo tiêu cực, tham nhũng, đòi hối lộ cũng phải xử lý nghiêm.
Nhân dịp này, Thủ tướng chỉ đạo, phải chấn chỉnh một bước với hoạt động của báo chí.
“Kéo nhau hàng mấy ô tô đi để làm việc này việc kia, uy hiếp, doạ dẫm... Cần chấn chỉnh, không để loạn việc này” – Thủ tướng yêu cầu.
Bộ trưởng giải thích việc chụp ảnh chủ thuê bao di động
Phát biểu trước Chính phủ, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng thông tin thêm về việc phối hợp triển khai cơ chế trong việc gỡ bỏ thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Hiện, cơ quan quản lý đã thực hiện gỡ bỏ 1987 clip xấu độc, gỡ hơn 500 clip trên youtube, tức là gỡ được 2.004 clip xấu độc.
Facebook cũng cam kết phối hợp với Bộ, ưu tiên gỡ bỏ tài khoản giả danh, giả mạo của các cá nhân, tổ chức.
Cơ quan quản lý sẽ thiết lập một kênh riêng trên mạng xã hội ưu tiên tiên đăng các yêu cầu của Bộ TT&TT. Đến nay thu được kết quả theo yêu cầu của cá nhân tổ chức gỡ bỏ 106 tài khoản Facebook giả mạo, 1 kênh phản động với 500 clip, 132 tài khoản phản động nói xấu lãnh đạo cấp cao…
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng cho biết việc kiên quyết thu hồi xử lý sim rác, tính hết tháng 6 này bộ phát hiện 23,4 triệu sim, thuê bao có vấn đề, khóa 21,4 triệu sim, thuê bao.
“Khi Nghị định 49 ra đời, chúng ta chưa làm tốt truyền thông nên trên mạng nói nhiều việc đăng ký thuê bao có chụp ảnh gây khó dễ cho người dùng. Bộ TT-TT có nhiều cuộc làm việc về nội dung này, khẳng định quy định này không phải gây khó dễ mà nhà mạng chỉ chụp ảnh chủ những thuê bao mới hoặc thuê bao chưa chính xác để bắt buộc đăng ký lại. Việc này nhằm mục địch bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội và bảo vệ chính người dân, hạn chế tối đa hành vi vi phạm pháp luật như nhắn tin khủng bố, đe dọa, kêu gọi… Chúng tôi phải làm kiên quyết để giảm đáng kể tình trạng này” – ông Tuấn nhấn mạnh.

P.Thảo

Thủ tướng: “Thông tin về Bí thư tỉnh này, Chủ tịch tỉnh kia cực kỳ nguy hiểm”

Dân trí “Tỉnh này tỉnh kia, nơi nọ nơi kia vẫn làm những việc gây ì xèo lắm. Thông tin về Bí thư tỉnh này, Chủ tịch tỉnh kia cực kỳ nguy hiểm. Cán bộ lãnh đạo cần gương mẫu, tìm người tài, hiền đức chứ không phải tìm người nhà mình cho các vị trí trong bộ máy” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận phiên họp giữa năm của Chính phủ.

Không để kéo dài việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Phiên thảo luận tại Chính phủ chiều 3/7, sau khi nghe ý kiến một số địa phương về vấn đề hạ tầng giao thông, Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa trả lời những nội dung cơ bản.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa.
Trước hết, vấn đề sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cảnh báo sẽ có nhiều bất thường phát sinh nếu không có giải pháp quyết liệt giải quyết tình trạng quá tải tại đây.
“Khi công suất thiết kế chỉ là 28 triệu khách, năm 2016 sân bay đã phải phục vụ 32,5 triệu khách, năm 2017 sẽ có khoảng 36 triệu khách đi/đến sân bay này. Chúng tôi rất lo lắng về tiến độ nâng công suất tiếp nhận của sân bay Tân Sơn Nhất” - Bộ trưởng Nghĩa chia sẻ.
Một số dự án các địa phương quan tâm như Cảng hàng không Cát Bi, Phú Bài, Chu Lai... ông Nghĩa cho biết, Bộ GTVT sẽ có báo cáo trong tháng 7 và sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư.
Về các kiến nghị của địa phương đối với các dự án giao thông cụ thể, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, hiện nay, nguồn kinh phí trung hạn cho ngành mới được khoảng 31% cho 5 năm tới và dự kiến với năm 2018 sẽ không còn tiền. Ông Nghĩa cho biết đã báo cáo Thủ tướng việc này. Thủ tướng yêu cầu rà soát lại tất cả các khả năng và nguồn vốn.
Phần kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập lại chuyện giải cứu sân bay Tân Sơn Nhất. Theo đó, dù việc này cấp bách, nhiều phương án đã được đặt ra nhưng dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn, nhất là vấn đề sân golf trong sân bay này.
Thủ tướng nhấn mạnh, sân golf Tân Sơn Nhất tồn tại trong sân bay đã lâu. Vừa qua, Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông chủ trì thuê công ty tư vấn độc lập nước ngoài để xem xét, lên phương án nâng cấp, mở rộng Tân Sơn Nhất với hướng “đặt hàng” là sử dụng cả phần đất sân golf (nếu cần) để phục vụ tốt nhất cho sân bay.
“Bộ Giao thông phải có báo cáo kịp thời việc này, không để kéo dài gây dư luận không tốt” - Thủ tướng chốt lại vấn đề.
“Tỉnh này, tỉnh kia vẫn gây việc ì xèo”
Thủ tướng: Bệnh phô trương hình thức đang diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở một số địa phương.
Thủ tướng: "Bệnh phô trương hình thức đang diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở một số địa phương".
Một vụ việc khác Thủ tướng nhắc cụ thể khi kết luận phiên họp là vấn đề cán bộ gây tai tiếng tại Yên Bái.
“Cán bộ sai thì phải điều tra, kết luận, xử lý. Tôi đã nhắc anh Sáu (Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu - PV) là phải kết luận cho được vụ giám đốc Sở để dư luận xấu như thế, làm hình ảnh rất xấu cho đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước” – Thủ tướng chỉ đạo.
Bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm tổng biên tập, phóng viên sai phạm trong vụ việc ở địa phương này. Thủ tướng cho biết thêm, Thứ trưởng Bộ Công an – Thượng tướng Bùi Văn Nam mới báo cáo thêm với ông việc có một cơ quan báo chí khác (đài truyền hình) cũng “tham gia rất mạnh” vào vụ này.
Mở rộng vấn đề, Thủ tướng yêu cầu các cấp chính quyền tiếp tục tăng cường giải pháp chống tham nhũng tiêu cực và bệnh phô trương hình thức đang diễn ra ở một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ ở một số địa phương. Công tác cán bộ mà bị chi phối vì sự cục bộ, địa phương, gia đình, rồi tham nhũng, tiêu cực, theo Thủ tướng, dù đó chỉ là số ít vẫn ảnh hưởng đến cả hệ thống.
“Tỉnh này tỉnh kia, nơi nọ nơi kia vẫn làm những việc gây ì xèo lắm. Thông tin về Bí thư tỉnh này, Chủ tịch tỉnh kia cực kỳ nguy hiểm. Quyết định công việc kiểu cục bộ, người nhà, người thân là mất luôn đến 90% hiệu quả hoạt động, điều hành. Tôi mong từ các bộ với viện, trường, sở, vụ… cùng gương mẫu trong việc này, tìm người tài, hiền đức chứ không phải tìm người nhà mình cho các vị trí trong bộ máy” – Thủ tướng nhắc nhở.
Thủ tướng cũng nhắc Thanh tra Chính phủ cần làm nghiêm túc, làm đến nơi đến chốn, không “đánh trống bỏ dùi” với một số vụ việc đã phát hiện, tiến hành thanh kiểm tra.
“Cần phải nêu cao trách nhiệm cá nhân trong điều hành, chỉ đạo, cần quyết liệt, cụ thể hơn, kiểm tra, kiểm soát tốt hơn, giữ vững kỷ cương, kỷ luật. Khen thưởng và kỷ luật phải kịp thời đối với điều hành” - Thủ tướng nói.
P.Thảo

Vụ đào trộm mộ bị người dân bắt tại trận: Chủ mưu hứa chia 5 triệu/ người khi tìm thấy 5,2 cây vàng

Định Nguyễn, Theo Thời Đại 23:21 03/07/2017

Sau khi nghe chồng chỉ vị trí ngôi mộ nghi có chôn theo 5,2 cây vàng, Hà đã nhiều lần đến nghĩa trang quan sát ngôi mộ và chọn thời cơ để hành động.

Như đã thông tin, vào chiều ngày 2/7, một nhóm gồm 3 người (2 nam, 1 nữ) khi đang dùng xà beng, bay xây dựng và bát để đào một phần mộ tại nghĩa trang thuộc khu dân cư Lạc Sơn, phường Thái Học (Chí Linh, Hải Dương) với hy vọng tìm thấy 5,2 cây vàng thì bị người dân bắt quả tang.
Ba đối tượng bị bắt quả tang gồm: Vũ Thị Thu Hà (37 tuổi, trú tại khu dân cư Thủy Lợi, phường Thạch Khôi, TP Hải Dương), Đỗ Văn Thảo (38 tuổi) và Nguyễn Văn Linh (27 tuổi, trú tại thôn Phục Lễ, xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương).
Liên quan đến vụ án trên, chiều ngày 3/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Chí Linh xác định Vũ Thị Thu Hà là đối tượng chủ mưu trong việc đào trộm mộ, với mục đích tìm kiếm 5,2 cây vàng.
Vụ đào trộm mộ bị người dân bắt tại trận: Tìm kiếm 5,2 cây vàng - Ảnh 1.
Nhóm đối tượng bị bắt quả tang khi đang đào mộ trộm vàng
Theo lời khai ban đầu, Hà khai nhận được chồng là Nguyễn Thế Sang (đang thụ án tại Trại tạm giam Kim Chi, Hải Dương) chỉ vị trí ngôi mộ cũng như nơi cất giấu vàng trong ngôi mộ trong một lần vào thăm.
Thông tin về ngôi mộ này là do chồng Hà nghe được từ một người bạn tù tên là Khoa. Do biết hoàn cảnh của Sang, vợ thường xuyên ốm đau, con còn nhỏ, vì thế, Khoa đã nói cho Sang về việc anh ta có người em họ đã mất cách đây nhiều năm, trong quá trình an táng, có chôn cất cùng với 5,2 cây vàng. Khoa bảo Sang nói cho vợ thông tin trên để đào vàng lấy đi bán, lấy tiền trang trải cho cuộc sống.
Sau khi được chồng dặn dò, Hà đã nhiều lần đến nghĩa trang quan sát ngôi mộ và chọn thời cơ để hành động.
Đến ngày 2/7, Hà rủ 4 người, trong đó có Thảo và Linh cùng đi đào mộ. Hà hứa sẽ cho mỗi người 5 triệu đồng... Khi đang đào trộm mộ thì bị người dân trên địa bàn bắt giữ và trình báo đến cơ quan chức năng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Chí Linh đang tổ chức truy tìm 2 đối tượng còn lại tham gia hoạt động đào trộm mộ lần này.

“Biệt đội cảm tử” cứu dân thường mắc kẹt tại vùng chiến sự ở Philippines

Dân trí Một nhóm tình nguyện viên với tên gọi “nhóm mũ bảo hiểm trắng” hay “biệt đội cảm tử” đã bất chấp mọi tình huống nguy hiểm khi hàng ngày tìm cách thu gom thi thể các nạn nhân thiệt mạng và giải cứu những dân thường bị mắc kẹt tại các khu vực xảy ra chiến sự giữa quân đội chính phủ và các phiến quân Hồi giáo cực đoan ở thành phố Marawi, phía nam Philippines.
 >> Philippines tìm thấy thi thể bị chặt đầu tại thành phố Marawi
 >> Philippines tuyên bố không đàm phán với phiến quân thân IS
 >> Cuộc sống “địa ngục” của con tin bị phiến quân thân IS bắt tại Philippines


Nhóm các tình nguyện viên đội mũ bảo hiểm trắng đưa thi thể nạn nhân thiệt mạng trong cuộc giao tranh tại thành phố Marawi tới khu vực an táng (Ảnh: Reuters)
Nhóm các tình nguyện viên đội mũ bảo hiểm trắng đưa thi thể nạn nhân thiệt mạng trong cuộc giao tranh tại thành phố Marawi tới khu vực an táng (Ảnh: Reuters)

Saripada Pacasum Jr., thành viên của một văn phòng cứu trợ thảm họa, hiện dẫn đầu một nhóm gồm 30 người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi, làm những công việc nguy hiểm tại thành phố Marawi, trên đảo Mindanao, miền nam Philippines.
Marawi là nơi diễn ra cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và các phiến quân thân tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Một số khu vực trong thành phố này đang bị các tay súng bắn tỉa chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề sau các cuộc không kích của quân đội chính phủ Philippines.
Được biết đến với tên gọi “nhóm mũ bảo hiểm trắng” hay “biệt đội cảm tử”, nhóm của Pacasum gần như ngày nào cũng tiến hành các chiến dịch giải cứu dân thường bị mắc kẹt hoặc thu gom thi thể của các nạn nhân nằm rải rác tại Marawi.
Theo Reuters, tên gọi “nhóm mũ bảo hiểm trắng” hoặc “biệt đội cảm tử” xuất phát từ chính thực tế công việc của các thành viên trong nhóm. Họ phải đối mặt với không ít nguy hiểm khi dấn thân vào khu vực chiến sự ác liệt nhưng không được vũ trang và gần như không có trang phục bảo hộ, ngoài những chiếc mũ bảo hiểm màu trắng làm từ nhựa.
Saripada Pacasum cho biết anh đã phải bịt miệng và quay đi để tránh cảm giác buồn nôn khi lần đầu tiên phát hiện một thi thể đang phân hủy tại Marawi. Tuy nhiên, cũng như các thành viên khác trong đội tình nguyện cứu hộ, Pacasum không có thời gian để sợ hãi khi cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và các tay súng phiến quân ngày càng diễn ra khốc liệt.
“Tôi từng nghĩ về việc sẽ từ bỏ công việc này. Tôi thấy sợ hãi và chưa sẵn sàng cho công việc”, Pacasum chia sẻ.
Mặc dù vậy, sau khi nỗi sợ hãi qua đi, Pacasum cùng các tình nguyện viên khác tiếp tục bắt tay vào công việc. Họ đeo găng tay cao su và đưa thi thể các nạn nhân được tìm thấy tại các vùng chiến sự ở Marawi lên một xe tải để đưa tới nơi mai táng.
Công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Thi thể các nạn nhân được các thành viên của nhóm tình nguyện viên đưa lên thùng xe để rời khỏi khu vực giao tranh tại Marawi (Ảnh: Marawi)
Thi thể các nạn nhân được các thành viên của nhóm tình nguyện viên đưa lên thùng xe để rời khỏi khu vực giao tranh tại Marawi (Ảnh: Marawi)

Thành viên của nhóm tình nguyện cứu hộ tại Marawi đến từ nhiều ngành nghề khác nhau. Họ là những ngư dân, nông dân, sinh viên, thậm chí cả các chủ doanh nghiệp nhỏ và hầu hết sống tại Marawi.
“Tất cả chúng tôi đều lớn lên ở Marawi và chúng tôi rất đau lòng khi nghe tin Marawi bị tấn công”, Abdul Azis Lomondot Jr., sinh viên đại học 25 tuổi, thành viên của nhóm tình nguyện, cho biết.
Mỗi khi nhận được thông tin về những người bị mắc kẹt, nhóm tình nguyện sẽ làm công việc đầu tiên là xác định vị trí của người mắc kẹt. Sau đó trưởng nhóm Pacasum sẽ đề nghị các tình nguyện viên lên đường thực hiện nhiệm vụ giải cứu.
“Chúng tôi sẽ lấy mũ bảo hiểm, mang theo chứng minh thư, thang cùng một số công cụ và sẵn sàng lên đường”, Lomondot cho biết.
Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Marawi vẫn đang diễn biến phức tạp, công việc của những tình nguyện viên tại thành phố này cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Trong một chiến dịch giải cứu tại khu vực chiến sự ở Marawi, Pacasum và các thành viên trong nhóm đã lái xe tải tới vị trí mà họ xác định là nơi ở của người bị mắc kẹt. Tuy nhiên, khi tới nơi, nhóm của Pacasum không thể tìm thấy ngôi nhà mà họ cho là có 4 người cao tuổi đang bị mắc kẹt.
“Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy rất hoảng sợ vì nghĩ rằng đây có thể là một cuộc mai phục. Chúng tôi lúc đó chỉ biết chờ đợi âm thanh của những tiếng súng”, Pacasum kể lại chiến dịch giải cứu mà anh tham gia cùng Lomondot.
Sau khi lái xe khoảng 20 phút, nhóm của Pacasum rốt cuộc cũng tìm ra ngôi nhà có 4 người bị mắc kẹt. Tuy nhiên, sau khi đưa được những người này lên xe và chuẩn bị rời đi, họ vẫn bị trúng đạn từ các tay súng ẩn nấp xung quanh.
Nổ ra từ ngày 23/5, tính đến nay, hơn 460 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh tại Marawi, trong đó có 82 binh sĩ và 44 dân thường. Quân đội Philippines tin rằng vẫn còn hàng trăm dân thường bị mắc kẹt tại thành phố này và cuộc chiến vẫn chưa thể đi đến hồi kết.

Thi thể một nạn nhân được tìm thấy bên ngoài cửa một căn nhà tại Marawi (Ảnh: Reuters)
Thi thể một nạn nhân được tìm thấy bên ngoài cửa một căn nhà tại Marawi (Ảnh: Reuters)

Thành Đạt
Tổng hợp

Hé lộ chi tiết kho báu “khủng” Hitler chôn giấu dưới đáy hồ nước ở Áo

author 05:54 04/07/2017

(VietQ.vn) - Nhiều người khẳng định Hitler đã chôn giấu kho báu gồm nhiều vàng bạc dưới đáy hồ Toplitz ở Áo.
Sau khi phát xít Đức sụp đổ, nhiều tin đồn cho rằng Hitler đã ra lệnh ném toàn bộ số vàng bạc, châu báu trị giá hơn 45 tỉ USD xuống lòng hồ Toplitz ở Áo. Và sau hơn 70 năm tìm kiếm, dấu tích về kho vàng nằm ở độ sâu khoảng 103 mét dưới đáy hồ này vẫn là ẩn số lớn với các nhà khoa học. Theo Daily Star, số kho báu mà Hitler chôn giấu bao gồm nhiều vàng bạc, sản vật quý mà tên trùm phát xít thu giữ được trong các trận càn quét, cướp bóc.
Trong quá trình tìm kiếm kho báu nói trên, có ít nhất 7 người đã thiệt mạng được xác nhận. Nhiều người khác được cho là đã mất tích khi cố gắng truy tìm dấu tích kho vàng bạc khổng lồ dưới lòng hồ Toplitz.
Hé lộ chi tiết kho báu “khủng” Hitler chôn giấu dưới đáy hồ nước ở Áo - ảnh 1
Hitler được cho là đã ném số lượng lớn vàng bạc, châu báu xuống đáy hồ Toplitz ở Áo. 
Được biết, hồ Toplitz ở Áo nằm cách thành phố Salzburg 100 km, được dùng làm căn cứ hải quân Đức Quốc xã thời Thế chiến 2. Nhiều tài liệu sử học khẳng định khi thua cuộc quân Đức đã vứt bỏ rất nhiều tài sản giá trị dưới đáy hồ.
Thậm chí, một nhân chứng còn xác nhận đã chính mắt nhìn thấy Kaltenbrunner, chỉ huy phòng an ninh của Đức Quốc xã đã vứt cả số lượng lớn châu báu xuống hồ trước khi chạy trốn tới Berlin. Năm 1946, Kaltenbrunner bị xử tử nên bí mật về kho báu của Hitler cũng bị chôn vùi.
“Nhiều thùng gỗ được giấu dưới hồ Toplitz trong những ngày cuối cùng của Thế chiến 2. Rất đông người tới đây thử vận may và tìm kiếm kho báu nhưng không ít người đã bỏ mạng”, Albrecth Syen, một người sống gần hồ Toplitz nói.
Hé lộ chi tiết kho báu “khủng” Hitler chôn giấu dưới đáy hồ nước ở Áo - ảnh 2
Một khối lượng lớn tiền giả đã được phát hiện dưới hồ Toplitz. 
Ở một thông tin khác có liên quan đến quá trình tìm kiếm kho báu của Hitler, theo ông Syen, một số lượng lớn tiền bảng Anh giả đã được tìm thấy dưới hồ Toplitz. Quân Đức Quốc xã dự định sử dụng số tiền này nhằm làm suy yếu nền kinh tế Anh. Ngoài ra, những vũ khí quân sự khác cũng được tìm thấy.
Phong Lâm

Người phụ nữ bị tống tiền bằng video 'nóng'

Những lúc mặn nồng, chị Thu bị Tuấn quay clip rồi ép chuộc với giá gần 20 triệu khi cả hai xảy ra mâu thuẫn.

Ngày 3/7, Công an huyện Củ Chi (TP HCM) bắt Đoàn Hữu Thanh Tuấn (42 tuổi) về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Theo điều tra, vài tháng trước Tuấn và chị Thu (38 tuổi) quen nhau, phát sinh tình cảm. Họ thường ân ái tại phòng trọ của chị này, hoặc đưa nhau đến khách sạn. Tuấn nhiều lần lấy điện thoại ghi lại cảnh mặn nồng.
Gần đây hai bên xảy ra mâu thuẫn, Tuấn đe dọa chị Thu sẽ tung những clip này lên mạng nếu không "mua" lại. Sau nhiều lần thoả thuận, ông ta chốt giá 18 triệu đồng.
Khi gã vừa nhận tiền của chị Thu tại quán cà phê ở huyện Củ Chi thì cảnh sát ập vào bắt.
* Tên nạn nhân được thay đổi.
Theo Nhật Vy/Vnexpress

Syria tung cảnh báo cứng rắn nếu Mỹ thực thi hành động gây hấn mới

Bộ Ngoại giao Syria ngày 3/7 lên tiếng cảnh báo về khả năng đáp trả cứng rắn trong trường hợp Mỹ có hành động gây hấn mới chống chính quyền Damascus.

Tàu khu trục Mỹ USS Porter phóng tên lửa hành trình nhằm vào căn cứ Syria ngày 7/6.
Theo Đài phát thanh Sputnik, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad tuyên bố Washington phải biết rằng Syria và Moskva có thể hành động để đáp trả lại “sự gây hấn” chống lại Syria.

Ông một lần nữa khẳng định Syria không có vũ khí hóa học vì tất cả đã bị tiêu hủy trong năm 2014, theo một thỏa thuận do Nga và Mỹ làm trung gian buộc các bên có liên quan cam kết thực hiện.

Tuần trước, Nhà Trắng cáo buộc chính quyền Syria đang chuẩn bị một vụ tấn công vũ khí hóa học, tuy nhiên lại từ chối đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Washington cam kết sẽ khiến chính quyền Damascus phải “trả giá đắt” trong trường hợp nước này triển khai tấn công hóa học.

Ngay lập tức, Syria đã phủ nhận mọi cáo buộc của Mỹ, trong khi Điện Kremlin cho rằng những lời đe dọa của Mỹ đối với Syria là “không thể chấp nhận được”.

Trước đó, sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu đã bắn hạ một máy bay ném bom Su-22 của quân đội Syria tại Raqqa vào tháng 6, Bộ Quốc phòng Nga cảnh cáo hệ thống tên lửa phòng không của Nga sẽ theo dõi bất kỳ máy bay nào của liên quân hoạt động trong khu vực mà máy bay Nga hoạt động phía tây sông Euphrates ở Syria.

Ngày 4/4, lực lượng đối lập Syria được Mỹ hậu thuẫn đã đổ lỗi cho chính phủ Syria gây ra cuộc tấn công vũ khí hóa học tại thị trấn Khan Sheikhoun khiến hơn 100 người thiệt mạng.

Phản ứng trước sự kiện, Washington đã ngay lập tức phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ không quân Ash Sha’irat của Syria.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Biệt thự "đòi" từ cựu Chủ tịch Hà Nội Hoàng Văn Nghiên bị bỏ hoang

Dân trí Phải rất vất vả thành phố mới “đòi” được căn biệt thư rộng hơn 400 m2 ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, nhưng lại bỏ hoang biệt thự này gần 3 năm nay.
 >> Ông Hoàng Văn Nghiên xin trả biệt thự
 >> Trình 2 phương án nhà ở cho ông Hoàng Văn Nghiên

Căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa có diện tích khoảng 410 m2, tọa lạc ở “khu đất vàng” trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên chuyển về khu biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thuê ở.
Sau 12 năm thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa với “giá bèo”, đến cuối năm 2014, ông Hoàng Văn Nghiên chính thức trả lại cho thành phố Hà Nội.
Căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa bị bỏ hoàng gần 3 năm nay
Căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa bị bỏ hoàng gần 3 năm nay
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, gần 3 năm qua, căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa bị bỏ hoang. Không được sửa sang, đến nay cánh cổng và hàng rào sắt của biệt thự đã hoen rỉ, bong tróc. Các cây dây leo phủ kín sân, tường của căn biệt thự.
Trước thực trạng trên, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị thành phố kiểm tra ngôi biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa để có phương án sử dụng, tránh lãng phí.
Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 4 HĐND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, thành phố đang rà soát lại việc sử dụng các biệt thự trên địa bàn.
Với căn biệt thự ở 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hùng khẳng định đây là nhà công vụ, vì vậy phải bố trí đúng mục đích là nhà công vụ.
“Nếu vẫn giữ nguyên là công vụ thì phải đảm bảo đúng cho mục đích công vụ. Tức là phải bố trí đúng cho những đối tượng được hưởng tiêu chuẩn nhà công vụ. Còn nếu thành phố thấy tiếc mà mang ra cho thuê là sai”, ông Nguyễn Thế Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, khi chưa bố trí được cho người có nhu cầu (công vụ) thì thành phố chưa thể giải quyết theo phương án khác. Còn nếu muốn giải quyết theo phương án khác (biệt thự cho thuê) thì thành phố phải báo cáo điều chỉnh lại mục đích sử dụng của căn biệt thự này.
“Từ biệt thự công vụ trở thành biệt thự cho thuê thì mới khai thác được. Hiện nay, các ngành chức năng của thành phố đang nghiên cứu để đưa ra biện pháp giải quyết hiệu quả nhất”, ông Nguyễn Thế Hùng nói thêm.
Quang Phong

Sacombank bất ngờ bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

Dân trí Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được bổ nhiệm giữ chức quyền tổng giám đốc, thay thế cho ông Phan Huy Khang vừa từ nhiệm vì lý do cá nhân.
 >> Ông Dương Công Minh chính thức ngồi vào "ghế nóng" Sacombank
 >> ĐHĐCĐ Sacombank: "Nóng" chuyện nhân sự chủ chốt hội đồng quản trị

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank - mã: STB) vừa công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao.
Theo đó, hội đồng quản trị (HĐQT) Sacombank đã thông qua việc từ nhiệm chức Tổng giám đốc của ông Phan Huy Khang theo nguyện vọng cá nhân kể từ ngày 3/7/2017.
Theo đó, HĐQT bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm (là Phó Tổng giám đốc Sacombank phụ trách hoạt động xử lý nợ) giữ chức quyền Tổng giám đốc thay thế cho ông Phan Huy Khang. Thời gian bổ nhiệm bà Diễm giữ chức Tổng giám đốc là 5 năm.
Nghị quyết của Sacombank nêu rõ: Trong thời gian chờ đợi Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chức danh tổng giám đốc đối với bà Diễm, HĐQT thống nhất giao bà Diễm giữ chức vụ quyền tổng giám đốc và là người thực hiện công bố thông tin của Sacombank kể từ ngày 3/7/2017.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm có trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh và 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Thông điệp đầu tiên khi về với Sacombank được ông Dương Công Minh đưa ra là 4 phương án tiên quyết đưa nhà băng này tái cơ cấu thành công.
Thông điệp đầu tiên khi về với Sacombank được ông Dương Công Minh đưa ra là 4 phương án tiên quyết đưa nhà băng này tái cơ cấu thành công.
Ngày 30/6, Sacombank đã tiến hành thành công đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015, 2016. Tại đại hội, ông Dương Công Minh (Chủ tịch HĐQT Công ty Him Lam) đã được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017 - 2021. Ông Kiều Hữu Dũng là Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, còn ông Phạm Văn Phong là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.
Danh sách thành viên Ban kiểm soát trúng cử nhiệm kỳ mới gồm: ông Trần Minh Triết, bà Lê Thị Thanh Mai, ông Lê Văn Tòng và ông Hà Tôn Trung Hạnh.
Phát biểu ngay khi trúng cử, tân Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh đã gửi lời cảm ơn các cổ đông đã bầu ông vào HĐQT và tín nhiệm bầu làm Chủ tịch HĐQT.
Ông Minh cho biết, quá trình tái cơ cấu và đi đến ngày hôm nay của Sacombank nhờ nhận được sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và các địa phương mà nhà băng này có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động, đặc biệt là nhờ công lao của Ngân hàng Nhà nước.
Việc tái cơ cấu Sacombank là cả một quá trình dài, ông Minh tin tưởng sẽ tái cơ cấu thành công và kỳ vọng sẽ hoàn tất trong 5 năm, nhanh hơn thì mất khoảng 3 năm.
Thông điệp đầu tiên khi về với Sacombank được ông Dương Công Minh đưa ra là 4 phương án tiên quyết đưa nhà băng này tái cơ cấu thành công. Theo đó, ông Minh cùng HĐQT mới sẽ bố trí lại nhân sự quản trị ngân hàng, thúc đẩy kinh doanh, xử lý tốt, nhanh nợ xấu (đa số là bất động sản, có tài sản đảm bảo, nếu xử lý nhanh sẽ hoàn thành tái cơ cấu) và quản trị tốt chi phí vì hiện chi phí hoạt động đang lên rất cao.
"Mong cổ đông tiếp tục tin tưởng và đồng hành với Sacombank, với HĐQT mới. Mong khách hàng ủng hộ Sacombank...", ông Minh nói.
An Hạ

U22 Việt Nam có thể gặp đối thủ nào ở vòng bảng SEA Games 29?

Dân trí Tổng thư ký Liên đoàn bóng đá Malaysia (FAM), ông Dato Hamidin cho biết Malaysia có thể nhượng bộ trong chuyện bốc thăm môn bóng đá ở SEA Games, nước chủ nhà không chọn bảng đấu nữa. Giới bóng đá Việt Nam thì hoan hỷ cho rằng U22 Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tranh HCV.
 >> Chịu sức ép lớn, Malaysia từ bỏ đề xuất bốc thăm trò hề tại SEA Games 29
 >> AFF kiến nghị AFC xử lý trò hề bốc thăm SEA Games của Malaysia

Thể thức bốc thăm SEA Games 29 năm 2017 sẽ tương tự như thể thức bốc thăm SEA Games 28 năm 2015, tại Singapore. Theo đó, dự kiến đội vô địch của kỳ SEA Games gần nhất (Thái Lan) và chủ nhà của SEA Games lần này (Malaysia) sẽ tách ra 2 bảng khác nhau.
Tiếp đến, xét theo bảng xếp hạng của kỳ SEA Games gần nhất (không phải theo bảng xếp hạng của FIFA), các quốc gia cũng lần lượt tách nhau ra ở 2 bảng đấu A và B, của kỳ SEA Games sắp đến.
Theo đó, 2 đội đứng hạng 2 và hạng 3 môn bóng đá nam 2 năm trước là Myanmar và Việt Nam sẽ nằm ở 2 bảng khác nhau.

Malaysia chấp nhận từ bỏ quyền tự chọn bảng của họ (ảnh: Trọng Vũ)
Malaysia chấp nhận từ bỏ quyền tự chọn bảng của họ (ảnh: Trọng Vũ)

Tương tự như thế, các quốc gia có thứ tự xếp hạng ở gần nhau nhất, xét theo kỳ SEA Games lần thứ 28 cách nay 2 năm, sẽ được phân thành từng cặp, rồi đứng riêng từng bảng đấu khác nhau. Ví dụ như đội hạng 4 của kỳ SEA Games 28 là Indonesia sẽ không chung bảng với đội hàng 6 Singapore, đội hạng 7 là Lào sẽ nằm khác bảng với đội hạng 8 là Campuchia.
Điều đó có nghĩa là đội tuyển U22 Việt Nam chắc chắn sẽ không cùng bảng với Myanmar, đồng thời nếu đã cùng bảng với Malaysia, thì không chung bảng với Thái Lan, hoặc ngược lại. Chưa hết, nếu đội bóng của HLV Nguyễn Hữu Thắng chung bảng với Indonesia thì sẽ khác bảng với Singapore, và ngược lại.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc đội tuyển U22 Việt Nam sẽ không rơi vào bảng “tử thần” như từng lo ngại, bảng đấu từng được cho là sẽ có cả đương kim vô địch Thái Lan, Indonesia, Singapore lẫn Philippines.

Danh sách xếp hạng các đội tại SEA Games 28 cách nay 2 năm, làm căn cứ để bốc thăm cho giải năm nay
Danh sách xếp hạng các đội tại SEA Games 28 cách nay 2 năm, làm căn cứ để bốc thăm cho giải năm nay

Dù vậy, mọi chuyện cũng chưa chắc quá dễ dàng cho đoàn quân của HLV Nguyễn Hữu Thắng, bởi khả năng U22 Việt Nam vẫn có thể chung bảng với Thái Lan, Indonesia, Philippines, nếu gặp lá thăm không thuận lợi.
Hoặc chúng ta có thể rơi vào bảng có Malaysia, Indonesia và Philippines, tức là vẫn phải căng sức đá với 2 – 3 đối thủ trực tiếp, có thực lực ít nhất là ngang ngửa mình, để tìm vé vào bán kết.
Nhìn chung, U22 Việt Nam vẫn phải chuẩn bị chuyên môn thật kỹ, cũng như phải thi đấu tập trung, cho dù rơi vào bảng nào đi chăng nữa. Mục tiêu của đội bóng trong tay HLV Nguyễn Hữu Thắng là giành HCV, có nghĩa là dù gặp đối thủ nào thì U22 Việt Nam cũng phải vượt qua.
Kim Điền

Định nghĩa "1 kilogram" vừa thay đổi, đây mới là cách tính chuẩn được các nhà khoa học đưa ra

Dink , Theo Trí Thức Trẻ 17 giờ trước
Bình luận 0

Con số này chính là hằng số Planck, được tính bằng một hệ thống máy vô cùng chính xác có tên thiết bị cân bằng Kibble.

Viện Quy chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ - NIST có một nhiệm vụ cực kì quan trọng: họ phải phân tách các thành phần vật chất của Vũ trụ này ra thành từng mảnh nhỏ, để cho loài người có được một hệ thống đo lường chuẩn xác nhất.
Như tin chúng tôi đã đưa năm ngoái, các nhà khoa học dự định sẽ thay đổi cách tính một kilogram vào năm 2018, bằng việc sử dụng hằng số Planck. Và mới đây, Viện NIST đã tìm ra được giá trị chính xác nhất của hằng số Planck này, nhằm giúp Ủy ban Dữ liệu Khoa học và Công nghệ có thể đưa ra định nghĩa chính xác cho “một kilogram” vào năm sau.
Cụ thể, giá trị hằng số Planck mà NIST đưa ra lần này là 6.626069934 x 10^−34 kg∙m2/s, thay thế cho giá trị cũ là 6.62607004 x 10^−34 kg.m2/s.
Để có được con số chính xác này, các nhà khoa học sử dụng cỗ máy có tên “cân bằng Kibble - Kibble balance”, tính ra được giá trị mới của hằng số Planck với độ lệch chỉ 13/1.000.000.000, vượt mặt con số lần trước với độ lệch 34/1.000.000.000.
Vậy hằng số Planck là cái gì mà tại sao ta phải nghe theo nó?
Hằng số này được lấy tên từ nhà vật lý học Max Planck, người đã gieo mầm cho thuyết lượng tử khoảng một thế kỷ trước. Người ta thường biết tới vật lý lượng tử với ví dụ mèo sống – mèo chết của Schrödinger (nói về trạng thái lượng tử) hay những hạt có hiện tượng kì quái ở khoảng cách xa (nói về rối lượng tử) nhưng tâm điểm của nó, lại là việc tính toán mức năng lượng của hạt và vật thể.

Nhà vật lý học người Đức Max Planck.
Nhà vật lý học người Đức Max Planck.
Việc chuyển giao năng lượng không hoạt động như một dòng nước chảy, nó chảy như cát vậy, luôn đi theo một định lượng nhất định. Nhà nghiên cứu Planck tìm ra điều này bằng việc đo đạc lượng bức xạ nhiệt phát ra khi những nguyên tử trong vật chất rung lên, ông xác định tần số của các sóng tạo ra bởi hiện tượng này sẽ là số lần của một hằng số ông gọi là h. Ta có h, 2h hoặc 3h nhưng không bao giờ có nửa h – h chính là định lượng năng lượng nhất định ta đã nói ở trên.
Và giờ, ta đặt tên cho đơn vị h ấy là hằng số Planck, và ta có thể nhân nó với tần số của một sóng để tìm ra năng lượng trong sóng ấy. Và bởi Einstein cho ta thấy rằng năng lượng và khối luôn đi kèm với nhau, ta có thể lấy hằng số Planck để mô tả khối lượng của một vật thể.
Tính tới thời điểm này, còn mỗi kilogram là được xác định bằng một vật thể cụ thể. Đó là một khối rắn gồm 90% platinum và 10% iridi, nằm trong một két an toàn tại Pháp. Nó được đặt tên là Nguyên mẫu Kilogram Quốc tế - International Prototype Kilogram (IPK) hay “Le Grand K” theo tiếng Pháp. Theo thời gian, nguyên tử có thể rơi ra mà cũng có thể thêm vào, cho nên khối kilogram này không còn được chuẩn xác như ngày trước.
Đó là lý do tại sao ta không thể sử dụng IPK làm số đo chuẩn cho một kilogram nữa. Một lý do khác là vì nó cũng đã quá lỗi thời rồi, khi so sánh với các đại lượng vật lý khác - những đại lượng ấy đều đã có những hằng số toán học để định nghĩa mình, ví dụ như:
Ampere sẽ được định nghĩa bằng điện tích cơ bản, tức là điện tích của electron và photon.
Kelvin sẽ được định nghĩa bằng hằng số Boltzmann.
Mole sẽ được định nghĩa bằng hằng số Avagadro.

Bản sao của IPK - Le Grand K.
Bản sao của IPK - Le Grand K.
Có một cách để đưa khái niệm “một kilogram” thành quy chuẩn, đó là lấy số nguyên tử cụ thể của một nguyên tố nào đó. Đó là lý do tại sao hồi năm 2011, Ủy ban Cân nặng và Đo lường Quốc tế đồng ý rằng chẳng có số nào phù hợp hơn hằng số Planch, và họ đưa ra quyết định rằng một phương pháp toán học để đo đạc hằng số này một cách chính xác sẽ trở thành “một kilogram” mới.
Thiết bị cân bằng Kibble nói trên được sử dụng bởi NIST là một quả nặng đặt trên một giá đỡ gắn lõi dây điện, toàn bộ được đặt trong một từ trường. Khi đưa điện vào lõi dây này, một dòng điện sẽ tạo ra một từ trường khác đẩy vào khối lượng của quả nặng kia. Việc đo đạc dòng điện và đo đạc chuyển động của giá đỡ khi có và không có quả nặng sẽ thông qua những phép toán đặc biệt và qua đó, ta có được hằng số Planck.

Thiết bị cân bằng Kibble.
Thiết bị cân bằng Kibble.
Cần phải có ít nhất ba thử nghiệm với một có độ lệch dưới 50 phần một tỷ và một có độ lệch dưới 20 phần 1 tỷ để xác định được số chính xác. Nhưng hiện chúng tôi đã có tới ba kết quả có độ lệch dưới 20 phần một tỷ”, người đứng đầu nghiên cứu này, Stephan Schlamminger nói.
Với những con số mới hơn và chính xác hơn này, đội ngũ tại NIST hi vọng rằng nó sẽ được cộng đồng xét duyệt và công nhận vào tháng Mười Một năm sau. Đó sẽ là thời điểm “cả đời mới có một lần”, thời điểm đại lượng đo lường được quy đổi thành một con số chính xác hơn.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét