Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 749

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                         Tin tức Đông Tây - 31/7/2017
                                                  Tổng hợp tin nóng ngày 30-7-2017
                                                  Thời Sự Biển Đông Sáng 31-7-2017
                                                                   tin quân sự
                                         Bất ngờ tên lửa VN mạnh hơn cả tên lửa Mỹ , TQ 

Vụ ban công sập đè chết 3 người: “Họ không kịp la hét gì”

Thứ Hai, ngày 31/07/2017 00:30 AM (GMT+7)

“Tôi lại gần nhìn thì thấy cảnh tưởng là họ đang ngồi nhổ tóc cho nhau, không may bị tấm bê tông nặng đè lên. Trời ơi! Họ chết tại chỗ mà không kịp la hét gì”.

Vụ ban công sập đè chết 3 người: “Họ không kịp la hét gì” - 1
Hiện trường vụ sập ban công khiến 3 người tử vong tại chỗ.
Khoảng 15h30 ngày 30/7, ban công của một ngôi nhà ở thôn 4, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đổ sập, đã đè chết 3 người ngay tại chỗ và khiến 1 bé trai bị trọng thương.
Được biết, đây là căn nhà tình thương của bà V.T.B.Phượng, do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và gia đình phối hợp xây dựng vào năm 2010. Ngoài bà Phượng, chị V.T.Đào (cháu bà Phượng) và bà H.T.K.Thoa (hàng xóm của bà Phượng) cũng thiệt mạng trong vụ việc này. Còn bé trai trọng thương có tên là Long (3 tuổi, con của chị Đào).
Theo bà Út Một (47 tuổi, hàng xóm cách nhà bà Phượng), lúc xảy ra vụ việc, bà đang bán hủ tíu gần nhà nên nghe được âm thanh chói tai và chứng kiến toàn bộ diễn biến sau đó. Bà Út cũng là một trong hàng chục người tham gia cứu giúp các nạn nhân.
“Trời không có gió gì đâu mà tự nhiên nghe “ầm ầm ầm”. Lúc đầu, tôi cứ nghĩ xe ben chở đá đổ đụng vô nhà người ta, mà đụng xe là phải nghe cái “rầm” hay cái “chát” chứ không thể như vậy. Tôi nghe tiếng “ầm ầm” đó gần cổng chào thôn văn hóa nên kêu chồng tới kiểm tra”, bà Một kể.
Ngay sau âm thanh đó, bà Một cùng chồng nhanh chóng chạy lại hiện trường để xem chuyện gì vừa xảy ra. “Tôi lại gần nhìn thì thấy cảnh tưởng là họ đang ngồi nhổ tóc cho nhau, không may bị tấm bê tông nặng đè lên. Trời ơi! Họ chết tại chỗ mà không kịp la hét gì. Mới nhìn, tôi chưa biết đầu ai ra đầu ai, còn tưởng bị đứt đầu. Ông xã tôi lại dở mấy viên đá ra thì mới biết đầu không bị đứt”, bà Một nhớ lại trong nỗi ám ảnh.
Vụ ban công sập đè chết 3 người: “Họ không kịp la hét gì” - 2
Người dân xung quanh đã huy động hàng chục người nâng tấm bê tông lên, đưa các nạn nhân ra ngoài.
Về tình trạng của cháu Long lúc đó, bà Một cho biết, cháu Long khóc không ra tiếng. Tại hiện trường, một phần mông của cháu Long bị đè bởi tấm bê tông nặng, còn phần đầu bị rỉ máu do bị đá văng trúng.
“Người ta cố gắng kéo ra nhưng tôi kêu “trời ơi đừng có kéo, kéo lột da chết thẳng nhỏ giờ”. Sau đó, mọi người chạy đi tìm cây bẩy tấm bê tông lên rồi mới kéo bé ra ngoài, đưa đi cấp cứu. Lúc cứu ra, phần chân của cháu bị bầm dập, thấy thương lắm!”, bà Một xót xa.
Cũng tham gia trợ giúp các nạn nhân ngay từ đầu, ông Tư Đặng miêu tả cảnh tưởng lúc đó rất kinh khủng. Khi nhìn cảnh tưởng này, ông phải mất vài giây để định thần trước khi tin những gì trước mắt là sự thật.
“Chạy tới nơi tôi không tin những gì đang nhìn thấy là sự thật. Tôi ước tất cả những gì đang xảy ra chỉ là giấc mơ. Tấm bê tông nặng tới hơn chục không nâng lên nỗi mà đè lên người họ thì sống thế nào...”, ông Tư Đặng bỏ lửng câu nói.
Hiện trường vụ sập ban công nhà cấp bốn, 3 người tử vong
Ban công ngôi nhà cấp bốn bất ngờ đổ sập đã đè chết 3 người phụ nữ ngay tại hiện trường và khiến một bé trai...
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)

Tìm thấy thi thể bé trai 20 tháng tuổi mất tích trên sông

Dân trí Liên quan đến vụ việc bé trai 20 tháng tuổi mất tích, sau hơn một ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cháu bé trên sông Cầu Chày, thuộc địa bàn xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
 >> Bé trai 20 tháng tuổi mất tích trong "chớp mắt"

Chiều tối ngày 30/7, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Triệu Văn Kim - Chủ tịch UBND xã Ngọc Khê cho biết, địa phương đã tìm thấy bé Phạm Văn Khôi.
Bà con lối xóm đến chia buồn cùng gia đình
Bà con lối xóm đến chia buồn cùng gia đình
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, vào chiều ngày 29/7, bé Phạm Văn Khôi (SN 2015), ở nhà với mẹ. Khi đang chơi cùng con trước nhà, chị Lê Thị Hòa (mẹ bé Khôi) có vào bếp để nấu ăn. Một lát sau ra cửa thì không thấy con đâu, chị Hòa hốt hoảng đi tìm và gọi người nhà, đồng thời thông báo đến chính quyền địa phương.
Sau khi nhận được thông tin bé Khôi mất tích, người dân trong xã cũng như các lực lượng chức năng đã tỏa đi các hướng để tìm kiếm.
Nhà anh Khiêm nằm cạnh sông Cầu Chày
Nhà anh Khiêm nằm cạnh sông Cầu Chày
Sáng ngày 30/7, gia đình nghe thông tin một trường hợp được phát hiện giống bé Khôi vào một nhà hàng trên địa bàn xã Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, gia đình đã tức tốc đến tận nơi để xác minh. Tuy nhiên, qua hình ảnh camera nhà hàng ghi lại thì không phải bé Khôi.
Được biết, hai vợ chồng anh Phạm Văn Khiêm (SN 1988) và chị Lê Thị Hòa (SN 1997) mới có mình bé Khôi. Hiện vợ chồng anh chị đang ở cùng bố mẹ tại làng Cao Thượng, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc.

Ông Phạm Văn Ngà (ông nội bé Khôi) đau đớn khi mất cháu.
Ông Phạm Văn Ngà (ông nội bé Khôi) đau đớn khi mất cháu.
Bà Bùi Thị Lan (thím của anh Khiêm-PV), cho biết, lúc đầu, gia đình nhận được thông tin có 3 người, 1 nam và 2 nữ đi mua trám trong làng. Sau khi bé Khôi mất tích, có thông tin nghi ngờ cháu bị bắt cóc. Nhưng đến sáng ngày 30/7, những người này đã có mặt tại gia đình để thanh minh và chia buồn với gia đình về việc bé Khôi mất tích.
Ông Triệu Văn Kim, Chủ tịch UBND xã Ngọc Khê và các cán bộ của địa phương cũng đã có mặt động viên, chia sẻ cùng nỗi đau thương, mất mát của gia đình.
Được biết, gia đình anh Khiêm ở vị trí cuối làng, gần bờ sông Cầu Chày. Trước đó, ngay sau khi nhận được tin, xã đã chỉ đạo lực lượng Công an, Quân sự cùng với bà con xuống sông, dùng lưới quét tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Hàng trăm người đã được huy động để tìm kiếm cháu bé
Hàng trăm người đã được huy động để tìm kiếm cháu bé
Lực lượng Công an huyện Ngọc Lặc cũng đã có mặt tại gia đình để tìm hiểu, xác minh vụ việc và phối hợp tìm kiếm bé Khôi.
Sau hơn một ngày tìm kiếm, đến chiều tối ngày 30/7, lực lượng Công an huyện Ngọc Lặc đã phát hiện bé Khôi bị đuối nước trên sông Cầu Chày, thuộc địa phận làng Rụn, xã Ngọc Khê, cách nhà anh Khiêm khoảng 3 km về phía hạ lưu.
Trần Lê

Cơ hội an cư với nhà 300 triệu đồng tại TP.HCM

30/07/2017 16:35 GMT+7
    TTO - Ông Nguyễn Văn Danh, phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định sẽ có nhiều mức giá và nhiều cách có chỗ an cư cho người lao động thu nhập thấp.
    Cơ hội an cư với nhà 300 triệu đồng tại TP.HCM
    Chủ tich UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (đứng) trao đổi với các đại diện sở, ban ngành chuẩn bị trả lời kiến nghị của công nhân, viên chức tại buổi lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ cán bộ công đoàn - công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu, sáng 30-7 - Ảnh: TỰ TRUNG
    Tại buổi làm việc với chủ tịch UBND TP.HCM vào sáng nay (30-7), hầu hết trong số gần 300 chủ tịch công đoàn cơ sở, các kỹ sư, công nhân tiêu biểu đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đều tập trung góp ý về tiền lương tối thiểu, vấn đề thu nhập, tăng ca, vấn đề nhà ở cho công nhân…
    Ông Nguyễn Văn Danh, phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết kế hoạch phát triển nhà ở xã hội sắp tới của thành phố là đa dạng hóa các loại hình nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, trong đó có công nhân lao động mua trả góp, thuê, thuê mua...
    Mức giá nhà cũng sẽ đa dạng từ khoảng 300 triệu đồng - 1 tỉ đồng để phù hợp với khả năng tích cóp, chi trả của công nhân. Vị trí xây nhà cũng sẽ đa dạng ở các địa bàn quận huyện để đáp ứng nhu cầu của số đông công nhân. Thiết kế nhà cũng có nhiều loại từ 25-70m2, với từ 1- 2 phòng ngủ.
    “Diện tích, vị trí nhà, đặc điểm quỹ đất sẽ quyết định giá bán. Nếu thành phố có quỹ đất sạch, không tốn chi phí đền bù giải tỏa, lại có thêm phần hỗ trợ đóng góp của chủ doanh nghiệp thì giá nhà cho công nhân sẽ giảm” - ông Danh cam kết.
    Tiếp thu và chia sẻ, ghi nhận các ý kiến đóng góp của công nhân, chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đề nghị Liên đoàn lao động TP tập hợp đầy đủ các kiến nghị của công nhân để lãnh đạo TP.HCM có hướng phân công các sở, ngành liên quan có hướng giải quyết.
    Đặc biệt, ông Phong đề nghị các cấp công đoàn phối hợp với chính quyền địa phương các quận huyện tiếp tục có kế hoạch vận động chủ nhà trọ không tăng giá phòng, vận động nhà trẻ tư nhân không tăng giá giữ con của con công nhân; bán điện, nước đúng giá cho người lao động…
    MAI HƯƠNG - LĨNH HỒNG

    Người Sài Gòn tấm tắc trước những món ăn đường phố không thể bỏ qua

    Người Sài Gòn tấm tắc trước những món ăn đường phố không thể bỏ qua
    Ẩm thực đường phố là một trong những điều làm nên sự khác biệt của Sài Gòn so với những vùng đất khác.
    Thưởng thức thức ăn đường phố giữa trung tâm
    Chợ Bến Thành là nơi mà dân sành ăn vẫn thường đến để thưởng thức các món ăn ở khắp mọi miền đất nước. Ở khu chợ ngay giữa lòng Sài Gòn này thực khách có thể tìm một đĩa bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, bánh ít trần, thêm miếng chả, ruốc… và chén nước mắm ớt đặc trưng của người xứ Huế.
    Không chỉ có món Huế, đây còn là nơi mà người miền Tây có thể nếm hương vị bún mắm với rau đắng và kèo nèo.

    Được biết quán bún mắm này đã có mặt tại Sài Gòn hơn 40 năm. Cùng với các món mặn, chợ Bến Thành cũng là điểm đến của người ghiền chè. Quán chè nổi tiếng nhất chợ là quán chè Bé đã hơn 40 năm tuổi nằm ở cổng số 7. Đến đó, thực khách sẽ được thưởng thức chè thưng, chè 3 màu, chè đậu xanh bánh lọt, chè bắp, chè khoai môn với giá từ 30.000 đồng trở xuống.
    Bên cạnh chợ Bến Thành, Sense Market với tổng diện tích tầng hầm 11.000 m2 là khu chợ ẩm thực và mua sắm lớn nhất nhì Sài Gòn hiện nay. Khu chợ này bắt đầu hoạt động từ ngày 4.3.2017, bên dưới lòng đất khu B, công viên 23.9.
    Khu ẩm thực với gần 100 cửa hàng bán các loại món ăn từ nhiều quốc gia như: Lào, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ…
    Không chỉ có món ăn mặn, khu ẩm thực còn có bán các loại kem, trà sữa, thức uống đá xay. Bạn Thanh Trà, sinh viên Trường ĐH Bách khoa cho biết: “Khu ẩm thực này có không gian đẹp, hàng quán và bàn ghế luôn được lau dọn sạch sẽ, tươm tất. Các món ăn đa dạng, gần như muốn ăn món nào là có món đó ngay.
    Từ bánh hỏi thịt nướng, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, mì trộn vịt quay, bánh canh, cơm tay cầm, bún thịt nướng, bánh cuốn Bắc… đến các món của nước ngoài như vịt quay Bắc Kinh, sushi, mì Ý, pad Thái”.

    Tận hưởng ẩm thực đường phố 1
    Một địa điểm nữa mà thực khách mê ăn vặt cần phải trải nghiệm là chợ Campuchia. Chợ này còn có tên khác là chợ Lê Hồng Phong, nằm ở Q.10 - nơi tập trung rất nhiều món đặc sản từ đất nước chùa tháp như chè Campuchia, hủ tiếu ốc...
    Khi đến chợ Campuchia, thực khách không nên bỏ qua món bún num bo chóc nếu không muốn bị gọi là người không sành ăn.
    Quán ốc của khu chợ này cũng là nơi duy nhất bán món bún num bo chóc - đặc sản của người Campuchia. Khu chợ này còn được mệnh danh là vương quốc chè với đủ các loại: chè đậu trắng, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván, chè bà ba, táo xọn, chè thưng, khoai môn, khoai lang, bột báng củ năng, bánh lọt bột nếp, bột năng, chè xôi nước bột nếp, xôi nước bột báng...
    Đặc biệt nhất ở đây là món chè bí chưng (còn gọi là bí đỏ hấp sangkiar, hoặc bí trứng sữa) và chè hột me.

    Người Sài Gòn tấm tắc trước những món ăn đường phố không thể bỏ qua - ảnh 4

    tin liên quan

    Người người kéo nhau ra 'Ruộng'... ăn bánh canh
    Cứ tầm chiều chiều, người dân xung quanh khu vực quận Sơn Trà (TP Đà Nẵng) lại rủ nhau đến xếp hàng để ăn bánh canh tại một ngôi nhà lọt thỏm giữa cánh đồng ruộng mênh mông.
    Tận hưởng ẩm thực đường phố 2
    Nơi nhất định phải “check in”
    Ngoài các khu chợ thì ở Sài Gòn còn có những con hẻm, con đường mà chỉ cần đến một lần là nhớ mãi. Có thể kể ngay đến hẻm 284 ở đường Lê Văn Sỹ, Q.3. Sở dĩ con hẻm này nổi tiếng bởi ở đây chuyên bán các món ăn miền Trung với giá khá rẻ. Ngoài các loại bánh như những nơi khác thì các thực khách khi đến đây còn được ăn bún mắm nêm, cơm hến, bánh canh cá lóc.
    Cũng bán các món ăn miền Trung như bánh xèo, bánh canh cá lóc. Đường Thiên Phước, Q.Tân Bình còn nổi tiếng với các món như há cảo, bột chiên, bánh tráng nướng, hồ lô, bánh xèo, takoyaki, chân gà nướng và soup cua, sâm dứa sữa. Tuy nhiên con đường này chỉ bán nhộn nhịp vào buổi tối.
    Đang thèm món da gà chiên, bánh trứng thịt bằm, há cảo xíu mại, phá lấu, súp, ốc thì chờ gì mà không ghé qua hẻm 200 khu Xóm Chiếu, Q.4. Khu hẻm này không quá rộng nhưng bán gần như đầy đủ các món ngon mà dân ghiền ăn vặt ưa thích với giá cả phải chăng.

    Bạn Mai Khanh, sống tại Q.4 cho biết: “Chỉ cần 100.000 đồng/người là bạn đã đủ ăn uống no say từ đầu đường đến cuối hẻm rồi. Món ăn nào ở đây cũng đều ngon và chất lượng. Tôi vẫn thường hẹn hò bạn bè đến đây ăn vặt vào ngày cuối tuần. Theo tôi món ngon nhất ở đây là phá lấu”.
    Tận hưởng ẩm thực đường phố 3
    Muốn ăn sủi cảo thì phải đến đường Hà Tôn Quyền, Q.11. Nơi đây từ lâu nổi tiếng với món sủi cảo thơm ngon, đúng “chất người Hoa”. Trên đoạn đường chưa đến 100 m nhưng có đến hàng chục quán sủi cảo khác nhau với sủi cảo tôm, sủi cảo thập cẩm, sủi cảo chay… Mỗi quán có một cách nêm nếm khác nhau khiến cho con đường này trở thành địa điểm mà người sành ăn nào cũng muốn được trải nghiệm nhiều lần.
    Người ghiền ăn bánh tráng trộn thì không thể không “check in” tại đường Nguyễn Thượng Hiền, Q.3. Con đường này không dài lắm nhưng có đến hàng chục nơi bán bánh tráng trộn. Nổi tiếng nhất là tiệm bánh tráng trộn Chú Viên.
    Tiệm này gần như luôn có người xếp hàng để chờ mua bánh tráng trộn. Bạn Bình, nhà ở Q.Bình Thạnh cho biết: “Bánh tráng trộn ở đây ngon, xoài tươi, lại có nhiều khô bò, mực. Phần nước chấm khá ngọt nên hợp với người hảo ngọt như tôi. Chủ quán và nhân viên khá thân thiện”.

    Nhật Cát
    Ảnh: NHCC

    “Cuộc chiến" giá ô tô khiến hàng chục nghìn đại lý "chết lâm sàng"

    Dân trí Hơn 17.700 doanh nghiệp là các đại lý, chủ showroom bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy đã phải ngừng hoạt động, chờ phá sản hoặc phá sản, trong đó số cơ sở kinh doanh ô tô chiếm số lượng lớn.
     >> Giảm 200 triệu đồng/chiếc, “cuộc chiến” giá ô tô thêm kịch tính
     >> Ra lò ồ ạt xe dung tích thấp, xe Thái Lan, Indonesia tính "đè bẹp" ô tô Việt?

    Theo Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong 7 tháng đầu năm 2017, cả nước có khoảng 17.700 doanh nghiệp (DN), đại lý kinh doanh bán buôn, bán lẻ ô tô, xe máy phải tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, con số này tăng hơn 2.00 DN so với cùng kỳ năm trước 2016.
    Doanh nghiệp là đại lý xe ô tô, xe máy đang phá sản, chết lâm sàng nhiều nhất cả nước (ảnh minh hoạ)
    Doanh nghiệp là đại lý xe ô tô, xe máy đang phá sản, chết lâm sàng nhiều nhất cả nước (ảnh minh hoạ)
    Đáng lưu ý, tỷ lệ DN tạm ngừng không đăng ký quay trở lại hoạt động (chết lâm sàng) tăng khá mạnh chiếm hơn 11.500 DN, chiếm hơn 42% tổng số DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoạt động trở lại trên cả nước.
    Về tổng số DN phá sản trong 7 tháng qua, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, cả nước có khoảng 6.600 DN, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 92,4% DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
    Nếu phân theo loại hình, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chiếm 41%; công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên gần 30% và công ty tư nhân chiếm 17%, còn lại là công ty cổ phần...
    Thực tế, trong thời gian qua thị trường bán buôn, bán lẻ ô tô, xe máy gặp rất nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt là phân phối ô tô. Sau Thông tư 20 của Bộ Công Thương về siết chặt kinh doanh xe hơi năm 2006, hết hiệu lực cuối năm 2016, các DN phân phối xe những tưởng sẽ được tháo bỏ "vòng kim cô" về điều kiện kinh doanh đối với xe hơi.
    Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo Nghị định về kinh doanh ô tô mới với nhiều điều kiện ràng buộc kinh doanh xe nhập khẩu, hạn chế lớn quyền tự do kinh doanh. Theo nhiều DN phân phối xe, với những cơ chế quy định rất khắt khe về điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu,, nhóm DN nhỏ và vừa phân phối xe hơi sẽ không còn đất sống.
    Báo cáo của Tổng cục Thống kê 6 tháng qua cũng cho thấy, số DN là đại lý, showroom ô tô, xe máy "chết lâm sàng" hoặc phá sản hiện chiếm đến đến hơn 41% số các DN ngừng hoạt động trên cả nước. Đây là một minh chứng cho thấy các DN kinh doanh ô tô trong nước đang gặp khó khăn lớn hơn bao giờ hết.
    Về thị trường ô tô Việt Nam, từ đầu năm 2017 đến nay, kinh doanh ô tô trong nước có rất nhiều biến động, giá xe mới nhiều phân khúc giảm liên tục, thấp nhất là 20 - 30 triệu đồng/chiếc; cao nhất có mẫu lên đến 200 triệu đồng/chiếc. Từ các đại lý phân phối chính hãng, uỷ quyền chính hãng đến các đại lý ô tô tư nhân nhỏ lẻ đã và đang bước vào cuộc đua giảm giá khốc liệt để giành thị trường của nhau.
    Giá xe mới giảm nhanh, mạnh; chủng loại xe mới ra đời ngày càng đa dạng với mức giá đang "bình dân hoá" hoặc được hỗ trợ vay vốn trên 70% của các ngân hàng. Điều này đã khiến các đại lý kinh doanh xe cũ ở vào thế dồn chân tường, cực kỳ nghẹt thở. Nhiều chủ xe chấp nhận bán xưởng, bán xe để tránh lỗ và trả lãi vay ngân hàng.
    Thời kỳ mới của thị trường xe đã và đang khốc liệt hơn đối với dân buôn xe cũ, khiến hàng loạt đại lý với "vốn mỏng, lãi nhà băng dầy" đã và đang phải trốn chạy hoặc chuyển nghề.
    Nguyễn Tuyền

    Trị bệnh 'hành dân': Kiên quyết yêu cầu cán bộ phải làm đúng

    30/07/2017 08:28 GMT+7
    TTO - Việc người dân “bị hành” ở cấp phường, xã không còn là chuyện gì cá biệt. Thậm chí với một số người, mặc nhiên trong đầu luôn nghĩ việc “bị hành” khi đến cơ quan hành chính là hiển nhiên, là bình thường.
    Trị bệnh 'hành dân': Kiên quyết yêu cầu cán bộ phải làm đúng
    Hiểu và nắm các quy định về thủ tục hành chính giúp người dân chuẩn bị tốt hồ sơ của mình cũng là cách hữu hiệu để phát hiện trong trường hợp có công chức nhũng nhiễu, làm khó dân. Trong ảnh: Người dân tìm hiểu thủ tục hành chính tại UBND P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
    Nếu tôi không tìm hiểu các thủ tục, không kiên quyết đòi hỏi quyền công dân của mình và không buộc cán bộ thực thi nghĩa vụ của họ, chắc tôi còn bị hành nhiều hơn một lần đến phường này
    Ông TRI ANH
    Cách nào để chống tình trạng “bị hành” này? Dưới đây là một số tình huống điển hình.
    Té ngửa vì cán bộ 
làm sai
    Cách đây 3 năm, mẹ của ông Đỗ Thành Phong (ở một phường của quận Tân Phú, TP.HCM) qua đời.
    Ông Phong đến phường xin giấy chứng tử cho mẹ để làm các thủ tục quàn ở nhà tang lễ, mua đất xây mộ...
    Một vị cán bộ tiếp nhận sau khi nói lời chia buồn thì hướng dẫn: mẹ ông Phong có hộ khẩu tại TP.HCM nhưng trước đó sinh sống ở quê nhà, “phải về quê quán xin cấp giấy chứng tử, chớ ở đây không cấp được”.
    Phường chỉ cấp một cái giấy xác nhận bà cụ đã qua đời để giúp làm các thủ tục liên quan đến tang ma.
    Sau vụ cán bộ phường Văn Miếu, Hà Nội bị tố “hành dân” khi làm giấy chứng tử, ông mới té ngửa: hóa ra cán bộ phường làm sai!
    Kiên quyết yêu cầu cán bộ làm đúng
    Những người “thiếu hiểu biết” như ông Phong bị “xỏ mũi” kiểu này rất nhiều. Không như ông Phong, ông Tri Anh lại khác.
    Ông Tri Anh nói ông có nguyên tắc luôn “tìm hiểu kỹ, đòi hỏi đúng quyền công dân”, buộc cán bộ làm chưa đúng, chưa hết trách nhiệm phải phục vụ người dân.
    Ông kể câu chuyện của mình:
    “Trước khi đi làm khai sinh cho con trai, tôi cẩn thận gọi điện thoại lên UBND phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để hỏi các thủ tục cần thiết dù trước đó đã lên mạng xem kỹ các quy định liên quan.
    Cô nhân viên nghe điện thoại cũng rất tận tình trả lời. Tôi cẩn thận hỏi thêm tên cô, rồi còn hỏi tiếp “có ai trùng tên cô không”, cô trả lời không. Tôi tạm trú ở một phường của quận Tân Bình nên từ nhà chạy lên UBND phường đăng ký hộ khẩu thường trú mất gần 40 phút.
    Lên đến UBND phường mới hơn 3 giờ chiều. Đến quầy để làm thủ tục đăng ký khai sinh thì một trong số ba cô ngồi ở đó bảo tôi hôm khác đến vì... tờ khai đã hết.
    Tôi thấy không thuyết phục nên bảo: nếu không còn bản có sẵn thì cô có thể lên trang web của Sở Tư pháp hay Cổng thông tin của TP, của Bộ Tư pháp lấy xuống, in ra cho người dân. Cô im lặng.
    Tôi nói rằng tôi đi từ xa và yêu cầu cô này hoàn tất trách nhiệm của họ với tôi. Cô vẫn ngồi im. Tôi hỏi cô nhân viên nọ đâu?
    Cô này nãy giờ ngồi bên cạnh nhưng không lên tiếng, giờ mới nói: Tờ giấy in nhanh lắm nhưng người ký đi vắng rồi!
    Tôi hỏi: Đi đâu vào giờ này? Nếu đi vắng thì có người khác trực ký thay hay không, chẳng lẽ tôi phải về?
    Tôi kiên nhẫn nói: Người dân sắp xếp thời gian làm việc đến UBND phường để làm các thủ tục giấy tờ thì cán bộ cũng phải có trách nhiệm hoàn tất nghĩa vụ của mình.
    Cô vẫn kiên trì, bảo “giờ chẳng còn ai”.
    Đến khi tôi yêu cầu ghi vào trong bảng đăng ký làm khai sinh của con tôi, với nội dung là không có ai ký giấy, kèm theo ngày giờ, tên tuổi của cô.
    Đến đây thì một nhân viên lấy điện thoại ra gọi cho ai đó và yêu cầu tôi ngồi chờ.
    Khoảng 15 phút sau, một cô mang giấy khai sinh của con tôi đi lên lầu. Nhưng địa chỉ nhà trên giấy khai sinh lại chỉ có số nhà, khu phố mà không có tên đường.
    Tôi lại yêu cầu phải viết lại có tên đường. Cô nhân viên nọ khăng khăng là quy định như thế, ai cũng làm như vậy.
    Tôi hỏi: Vậy số nhà này nằm trên đường nào của khu phố này? Cô im lặng một hồi rồi bực bội làm lại. Cuối cùng con trai tôi cũng có bản giấy khai sinh.
    Nếu tôi không tìm hiểu các thủ tục, không kiên quyết đòi hỏi quyền công dân của mình và không buộc cán bộ thực thi nghĩa vụ của họ, chắc tôi còn bị hành nhiều hơn một lần đến phường này.
    Trị bệnh 'hành dân': Kiên quyết yêu cầu cán bộ phải làm đúng
    Cán bộ P.15, Q.8, TP.HCM xử lý nhanh các thủ tục giấy tờ, hồ sơ cho người dân - Ảnh: TÂM ĐỨC
    Phải hiểu biết và 
thu thập bằng chứng
    Chia sẻ về các bức xúc của người dân cũng như cách giải quyết khi gặp một số tình huống “bị hành”, luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng khó có một lời khuyên nào cụ thể.
    Việc đưa lên Facebook như người dân ở phường Văn Miếu - theo luật sư Út - cũng là một giải pháp nhưng không phải tất cả mọi thứ đều đưa lên Facebook.
    Cũng không thể khuyên người dân... la toáng lên ở ủy ban phường để cán bộ sợ mà phải làm cho đúng mặc dù to tiếng đã được nhiều người áp dụng thành công. “Đưa ra một công thức trong việc này thật khó” - ông nói.
    Luật sư Út cho rằng cách tốt nhất là trước khi cần thực hiện một yêu cầu hành chính, người dân cần tìm hiểu, trang bị các kiến thức pháp luật, hành chính liên quan để nắm rõ cách thức thực hiện, để tự đòi hỏi quyền chính đáng của mình khi bị cán bộ “vẽ chuyện” hoặc sách nhiễu.
    Đồng thời, có thể thu thập các bằng chứng về việc các cán bộ, công chức thực hiện không đúng theo quy định để buộc họ làm đúng hoặc cho việc khiếu nại, khiếu kiện sau này.
    Trị bệnh 'hành dân': Kiên quyết yêu cầu cán bộ phải làm đúng
    Đồ họa: V.CƯỜNG
    Tử vong không phải là... chết (!)
    Câu chuyện của anh Trần Trung Nguyên ở Đồng Tháp sau đây khiến ai nghe cũng sửng sốt. Khi cha vợ qua đời, anh Nguyên đi làm thủ tục khai tử cho ông.
    Anh mang theo hộ khẩu gia đình, giấy chứng tử của bệnh viện ở TP.HCM đến UBND phường nơi cha vợ cư trú để làm thủ tục khai tử.
    Sau khi kiểm tra giấy tờ xong, cán bộ phụ trách cho biết không thể cấp giấy chứng tử được.
    Lý do: “Giấy của bệnh viện ghi “tử vong” chứ không ghi là chết. Tử vong không phải là chết nên chúng tôi không cấp giấy được!”.
    Anh Nguyên hỏi vậy làm thế nào để được cấp giấy chứng tử, người cán bộ này hướng dẫn phải... lên TP.HCM xin ghi lại vào hồ sơ bệnh án là người bệnh “đã chết”.
    Thấy “căng”, anh Nguyên than thở và được cán bộ này bày cho một cách nhẹ nhàng hơn. Theo đó, chỉ việc viết một lá đơn, xin ủy ban phường cấp giấy chứng tử cho người thân với lý do chết tại nhà vì già yếu, nhờ hai người hàng xóm ký xác nhận vào.
    Quả nhiên, đơn viết xong, nhờ hai người hàng xóm ký vào làm chứng, mang nộp cho phường. Vậy là được cấp giấy chứng tử.
    “Tôi biết việc khai và xác nhận ba tôi chết tại nhà là không đúng nhưng trong trường hợp này tôi không biết phải làm sao khác” - anh Nguyên nói.
    LÊ NAM - HOÀNG ĐIỆP - QUANG THẾ

    VN bắt thêm 4 người trong vụ án Nguyễn Văn Đài




    Bản quyền hình ảnh Other
    Image caption Bốn nhà hoạt động cùng bị bắt trong ngày 30/7

    Hôm 30/7, Bộ Công An Việt Nam loan báo việc bắt tạm giam thêm bốn người trong vụ án "Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
    Trong số những người bị bắt có ba người trong ban điều hành của Hội Anh Em Dân Chủ: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức.
    Ngoài ra là ông Nguyễn Bắc Truyển tại TP. Hồ Chí Minh.
    "Các bị can bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự" và "nằm trong vụ án Nguyễn Văn Đài," Bộ Công An Việt Nam loan báo trên website.
    Cùng thời điểm, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố bị can đối với luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà.
    Luật sư VN 'vô vọng trong các vụ an ninh'?
    Xử nặng bất đồng, VN đang 'lợi bất cập hại'
    Việt Nam: Thêm một người bị bắt vì Điều 88
    Bà Thúy Nga bị kết án 9 tù, 5 năm quản chế
    Hôm 30/7, vlogger Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai của ông Nguyễn Trung Tôn nói với BBC từ Bangkok, Thái Lan: ""Bố tôi bị bắt sau hai năm rưỡi hết án quản chế."
    "Gần đây qua những cuộc điện thoại với bố, tôi đã có linh cảm rằng ông sắp bị bắt một lần nữa."
    "Nhưng trước đó tôi nghĩ rằng bố tôi không thể nào bị bắt vì ông đã bị gãy hai chân trong lần bị bắt cóc hồi tháng 2/2017."
    "Những việc gần đây mà bố tôi và những người cùng bị bắt hôm nay làm là trợ giúp pháp lý và lương thực cho những người dân miền Trung bị ảnh hưởng trong vụ Formosa."
    "Tôi cho rằng có thể do Mỹ đã rút khỏi TPP khiến những điều khoản ràng buộc về nhân quyền của Việt Nam với quốc tế không còn nên Hà Nội bắt bớ các nhà hoạt động nhiều hơn."
    "Cũng có thể do chính quyền lo sợ mất kiểm soát quyền lực của họ trong bối cảnh phong trào xã hội dân sự trong nước đang ngày càng lớn mạnh."
    "Tôi nghĩ rằng những việc làm của bố tôi và các đồng sự là có hiệu quả nên chính quyền buộc phải bắt họ."
    Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Huyền Trang, vợ ông Phạm Văn Trội, nói với BBC từ Hà Nội: "Tôi cho rằng việc bắt chồng tôi hôm nay là sai trái, vi phạm pháp luật vì ông ấy chỉ là người bất đồng chính kiến chứ không có âm mưu lật đổ chính quyền."
    "Tôi tôn trọng ý kiến và mọi hoạt động của chồng tôi."
    Bà Huyền Trang cũng cho hay ông Trội hết án quản chế 4 năm vào năm ngoái, trước đó là án 4 năm tù vì Điều 88."
    Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ ông Trương Minh Đức, nói từ Sài Gòn: "Lúc họ đọc lệnh bắt chồng tôi, ông ấy nói không đồng tình vì bị bắt theo Điều 79."
    "Tôi nghĩ chồng tôi không làm gì sai, vì ông ấy chỉ làm những điều giúp nạn nhân Formosa và công nhân."tòa

    Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
    Image caption Các phiên xử nhà bất đồng chính kiến tuy "công khai" nhưng thực tế hạn chế người tham dự

    'Tùy tiện'

    Hôm 30/7, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật gia Nguyễn Đình Hà nói: "Theo như tôi thấy, đây là vụ bắt nốt những người còn lại của Hội Anh Em Dân Chủ. Việc bắt nhiều người và ở nhiều địa phương cho thấy có thể việc này do Bộ Công An quyết định."
    "Về Điều 79, nội dung rất mơ hồ, chung chung, có thể được áp dụng tùy tiện. Nếu như một người thành lập, tham gia vào một tổ chức, hội, nhóm mà chính quyền cho là "phản động", thì người đó đã có thể bị bắt và kết án theo điều này.
    "Ở Việt Nam, mặc định về an ninh quốc gia là sự tồn tại và địa vị lãnh đạo của đảng cộng sản và sự tồn tại của chế độ xã hội chủ nghĩa."

    "Do vậy, bất cứ ai, tổ chức nào không cùng quan điểm với đảng Cộng sản, cạnh tranh vị thế của đảng hay muốn thay đổi thể chế thì sẽ bị xem là "phản động", có âm mưu chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền và sẽ có nhiều biện pháp khác nhau đối với họ, trong đó cao nhất là bắt, kết án và bỏ tù."
    Cựu ứng viên tự đề cử đại biểu Quốc hội nói thêm: "Chính quyền Việt Nam gọi những người bị bắt là "vi phạm pháp luật" - dĩ nhiên là pháp luật theo "xã hội chủ nghĩa", còn đối với các tổ chức nhân quyền, chính phủ phương Tây thì đó là thực thi quyền con người, quyền công dân, người bị bắt, bị kết án là tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm."
    "Ở đây có sự vênh nhau trong khái niệm "an ninh quốc gia" và "pháp luật" hay "pháp quyền" giữa chế độ chính trị Việt Nam hiện nay và các nước dân chủ phương Tây."
    "Nhất là khi nhánh tư pháp ở Việt Nam chưa có sự độc lập và còn chịu sự chi phối sâu sắc của đảng Cộng sản, nên khó để mà đạt được một sự công bằng đích thực trong các vụ án có hơi hướm chính trị."
    Hôm 30/7, ông John Sifton, Giám đốc Vận động, Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) bình luận với BBC: "Các vụ bắt giữ mới nhất cho thấy một năm thật tồi tệ cho nhân quyền Việt Nam. Trước đó là những vụ hành hung các nhà bất đồng chính kiến, án tù nặng nề hơn cho các nhà hoạt động bị xử phạt."
    "Những điều đó cho thấy cuộc trấn áp mới lớn đang được tiến hành."
    "Các nhà tài trợ cho Việt Nam, nhất là EU và Nhật, cần phải lên tiếng về việc này. "
    Hồi tháng 10/2016, Liên Hiệp Quốc phát đi thông cáo kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ Điều 88, 79, 87, 245 và 258 Bộ luật hình sự mà Cao ủy Nhân quyền nói là "vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế".
    Ông Zeid Ra'ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho "toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này".

    Chuyển công tác Bí thư huyện A Lưới, TT - Huế

    Liên Thủy (VTV8)-Chủ nhật, ngày 30/07/2017 16:06 GMT+7

    VTV.vn - Ngày 29/7, Tỉnh ủy TT - Huế đã công bố quyết định về việc điều động ông Hồ Xuân Trăng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện A Lưới.

    Ông Hồ Xuân Trăng là thành viên trong gia đình có 6 anh em được bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong huyện A Lưới mà thời gian qua các cơ quan báo chí đã từng phản ánh.
    Theo điều động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy TT - Huế, ông Hồ Xuân Trăng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện A Lưới đến nhận công tác và được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Đồng thời, tỉnh TT - Huế điều động bà Nguyễn Thị Sửu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đến công tác tại Huyện ủy A Lưới và tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Bí thư Huyện ủy A Lưới nhiệm kỳ 2015 - 2020.
    Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/8/2017.

    18 năm lẩn trốn trong phòng bí mật của tên mafia Mỹ

    Giới chức không tìm ra tung tích của Donald Webb, nghi phạm giết cảnh sát, vì y trốn trong phòng bí mật tại nhà vợ.

    18 nam lan tron trong phong bi mat cua ten mafia My
    Donald Eugene Webb và vợ cũ, Lillian. Ảnh: FBI.
    Khi các điều tra viên đục tường của ngôi nhà tại Maplecrest, ngoại thành Dartmouth, Massachusetts, họ phát hiện một thứ khác thường. Bên trong một chiếc tủ là cánh cửa bí mật mở ra căn phòng nhỏ. Họ tìm thấy một cây gậy đi bộ ở trong đó.
    Phát hiện này là manh mối trong cuộc săn lùng Donald Eugene Webb, một tên trộm trang sức sinh năm 1931 có gốc gác mafia ở New England. Webb bị truy nã vì liên quan đến vụ sát hại Gregory B. Adams, cảnh sát ở Pennsylvania vào năm 1980, một trong những vụ án mạng liên quan đến cảnh sát kéo dài lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, theo Washington Post.
    Hai tuần trước, giới chức địa phương và liên bang đã trở lại ngôi nhà ở Maplecrest. Đó là nhà người vợ cũ của Webb là Lillian. Cảnh sát đào xới sân sau và phát hiện ra hài cốt của Webb. Điều này đã giải thích vì sao cảnh sát không hay biết tung tích của Webb trong gần 4 thập kỷ, dù y từng nằm trong danh sách 10 người bị FBI truy nã gắt gao nhất trong thời gian kỷ lục là 25 năm, từ năm 1981 đến năm 2007
    Theo FBI, Webb là một tên tội phạm chuyên nghiệp có rất nhiều thân phận. Webb từng là người bán thịt, bán xe hơi và sửa chữa máy bán hàng tự động. Webb cũng từng hoạt động trong hải quân trước bị loại ngũ.
    Webb chủ yếu trộm trang sức ở Bờ Đông, trong một nhóm có tên Fall River. Nhóm này bị cáo buộc đột nhập các cửa hiệu trang sức rồi tẩu tán hàng qua gia đình tội phạm Patriarca - nhóm mafia điều hành các mối kinh doanh bất hợp pháp ở vùng đông bắc nước Mỹ vào thời điểm đó.
    Các nhà điều tra đã phỏng đoán Webb đang âm mưu vạch kế hoạch một vụ trộm khi ông ta lái một chiếc xe trắng qua Saxonburg, Pennsylvania ngày 4/12/1980. Webb bị Greg Adams, cảnh sát trưởng thị trấn Pittsburgh, yêu cầu dừng xe vì khả nghi.
    18 nam lan tron trong phong bi mat cua ten mafia My
    Cảnh sát Greg Adams. Ảnh: Sở cảnh sát Saxonburg
    Hai người đã ẩu đả trong bãi đỗ xe của một cửa hàng. Adams bị bắn hai phát vào ngực và qua đời trên đường đi cấp cứu. Hai mẫu máu được phát hiện tại hiện trường. Cảnh sát nhanh chóng lần ra được nghi phạm là Webb qua mẫu máu và tung tích của chiếc xe trắng.
    Khoản tiền treo thưởng cho thông tin về Webb lên đến 100.000 USD. Tuy nhiên, vụ án sau đó không có tiến triển và nghi phạm không bị bắt.
    Theo Lillian, vợ cũ của Webb, y đã bị thương nặng trong cuộc đấu với Adams. Webb dùng tên giả để điều trị ở bệnh viện trong một tháng trước khi chuyển đến một căn phòng thuê trong một năm và sau đó trốn trong garage nhà vợ ở New Bedford, Massachusetts.
    Năm 1997, Lillian mua ngôi nhà hiện tại ở Dartmouth và giấu y trong một căn phòng bí mật. Nhưng vào thời điểm này, sức khoẻ của Webb suy giảm nhanh chóng.
    Y "bị ốm. Y không thể di chuyển dễ dàng. Lillian không thẳng thắn khai báo về căn phòng bí mật. Bà ấy không muốn nói cho chúng tôi biết ai đã xây nó", cảnh sát Chris Birckbichler nói.
    Năm 1999, Webb bị đột quỵ và sau đó bị liệt. Lillian nói rằng Webb chết vào 30/12/1999. Như vậy, tính đến thời điểm qua đời, Webb đã lẩn trốn được cảnh sát 18 năm.
    Có lẽ không muốn thừa nhận bà đã chứa chấp một tên tội phạm suốt từng ấy năm, Lillian đã tự đào mộ chôn Webb. Bà đặt thi thể y vào một cái bồn nhựa, kéo nó ra sân sau và đưa thi thể vào hố chôn.
    "Bà ấy khai rằng bà đào huyệt vào ban đêm, mỗi ngày đào một ít. Vì lúc đó là mùa đông nên rất khó đào qua đất băng. Đó là một ngôi mộ nông, chỉ sâu gần một mét (người phương Tây thường đào mộ sâu gần hai mét), Birckbichler nói.
    18 nam lan tron trong phong bi mat cua ten mafia My
    Cảnh sát điều tra tại nhà của Lillian. Ảnh: AP
    Lillian không bị truy tố vì đã hợp tác với cảnh sát. Tuy nhiên, góa phụ của cảnh sát thiệt mạng, Mary Ann Jones, giận dữ vì Lillian đã giữ bí mật suốt nhiều năm.
    Dù vậy, Jones nói rằng bà vui khi biết về những thương tích chồng bà đã gây ra cho Webb trước khi ông bị giết. "Chân hắn bị gãy, xương nhô ra qua da và chảy máu. Môi hắn bị rách rất nặng", Birckbichler nói. "Tôi tự hào vì chồng tôi đã chiến đấu rất quyết liệt", bà nói.
    Theo VnExPress

    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates

    Thứ Hai, ngày 31/07/2017 00:30 AM (GMT+7)

    “Nhãn quan chiến thuật” của tỉ phú tập đoàn Amazon đã được chứng minh bằng lợi nhuận nhiều tỉ USD.

    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 1
    Ông chủ tập đoàn Amazon soán ngôi Bill Gates trong 4 tiếng đồng hồ.
    Ngày 27.7.2017 là thời điểm quan trọng trong cuộc đời kinh doanh của tỉ phú Jeff Bezos, ông chủ tập đoàn Amazon: Trở thành người giàu có nhất hành tinh, vượt mặt Bill Gates. Không phải ngẫu nhiên mà ông chủ của gã khổng lồ Amazon lại có được thành công vang dội tới vậy, dù khoảng thời gian soán ngôi chỉ kéo dài trong 4 tiếng do giá cổ phiếu thay đổi.
    Trang Business Insider đã liệt kê 7 lần tập đoàn thương mại điện tử Amazon dẫn dắt bởi Jeff Bezos, đưa ra những quyết định không tưởng. 7 ý tưởng của Bezos đã chứng minh được thành công vượt bậc của mình bằng lợi nhuận khủng. Tầm nhìn của “nhà tiên tri” Bezos đã cho thấy vì sao ông xứng đáng “soán ngôi” Bill Gates trong ngày 27.7 vừa qua.
    1.Mua dịch vụ tường thuật game giá gần 1 tỉ USD
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 2
    Quyết định bỏ ra 970 triệu USD của Jeff Bezos mua công ty tường thuật game trực tuyến Twitch là rất bất ngờ. Trong khi Google và Yahoo đang cân nhắc mua công ty nổi đình nổi đám này, Bezos bất ngờ rót tiền và “nẫng tay trên” năm 2015.
    Twitch mới thành lập được 3 năm nhưng phát triển với tốc độ chóng mặt và có hơn 50 triệu lượt truy cập hằng tháng. Bezos tin rằng việc tường thuật game là một ngành giải trí thu lời lớn và rất được cộng đồng game thủ yêu thích. Đây cũng là chìa khóa giúp ông mở cánh cửa với dịch vụ Amazon Video sau này.
    2.Mở hiệu sách truyền thống
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 3
    Suốt gần 20 năm chỉ bán hàng trực tuyến, tháng 11.2015, Amazon bất ngờ mở một cửa hàng sách “thật” ở khuôn viên đại học Washington (Mỹ). Giá bán tại đây tương tự giá niêm yết trên trang Amazon.
    Mỗi quyển sách cũng dán một phần đánh giá của khách hàng để tăng tương tác với độc giả. Trong tương lai không xa, hàng loạt cửa hàng sách tương tự sẽ được mở trên toàn nước Mỹ.
    3.Mua công ty bán giầy dép trực tuyến Zappos
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 4
    Zappos là một công ty bán giầy dép với hơn 10 năm kinh nghiệm và nổi tiếng vì dịch vụ chuyển phát miễn phí, kể cả trong đêm. Chính sách tận tâm với khách hàng này đã giúp công ty ăn nên làm ra và phát triển nhanh chóng. Năm 2008, doanh thu của Zappos đạt 4,3 tỉ USD. Sau khi biết rằng khó có thể đánh bại Zappos, Amazon chi gần 1 tỉ USD mua lại công ty này.

    Sau thương vụ mua bán, toàn bộ ban giám đốc và quản lý của Zappos vẫn được giữ nguyên. Mảng hoạt động kinh doanh của công ty được tách riêng khỏi công ty mẹ Amazon.
    4.Ra mắt thiết bị đọc sách Kindle
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 5
    Năm 2007, Amazon lần đầu tung ra thị trưởng sản phẩm máy đọc sách Kindle. Dù chỉ sở hữu màn hình đơn sắc nhưng Kindle chứng minh được tầm nhìn vượt trội của Bezos. Người dùng thích trải nghiệm đọc sách điện tử như thật và Kindle là phương tiện không thể tốt hơn.
    Hiện nay, sau 10 năm bán Kindle, doanh số của máy đọc sách này vẫn giữ mức kỉ lục ở Amazon. Hàng chục triệu máy Kindle đã được bán ra toàn cầu, đi kèm đó là số lượng không đếm xuể sách điện tử được bán. Những hoài nghi ban đầu về loại máy đọc sách điện tử đơn sắc, sử dụng công nghệ e-ink (mực điện tử) đã bị dẹp tan.
    5.Dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS)
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 6
    Bezos đưa ra ý tưởng về dịch vụ này để sử dụng nội bộ từ năm 2002, khi công ty mới thành lập được khoảng 8 năm. Tới năm 2006, công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu. Amazon đáp ứng nhu cầu khởi tạo một “đám mây” của khách hàng 24/7 và cực kì thuận tiện. Nhờ AWS, mọi dữ liệu và ứng dụng của người dùng được chạy trên hệ thống máy chủ khổng lồ, bảo mật cao, giảm thiểu chi phí hạ tầng.
    Khi mới công bố dịch vụ lưu trữ đám mây, Amazon bị hoài nghi rất nhiều. Họ cho rằng một sàn thương mại điện tử sẽ khó thành công với lĩnh vực “khó nhằn” như điện toán đám mây. Tuy nhiên, vài tỉ USD lợi nhuận mỗi năm đã chứng minh tất cả. Doanh thu của AWS đạt 7,9 tỉ USD năm 2016, tăng trưởng 78% so với năm trước. Con số này là cực kì ấn tượng, so sánh với Microsoft hay Oracle chỉ tăng trưởng 6%. Tỉ suất lợi nhuận của Amazon với điện toán đám mây là 25%, tương đương 1,9 tỉ USD.
    Hiện nay, Amazon có khoảng 5-6 triệu máy chủ cấu hình cao, đặt trong 100 trung tâm dữ liệu tại 30 quốc gia.
    6.Vận chuyển thực phẩm sạch
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 7
    Tháng 8.2007, Amazon ra mắt dịch vụ Amazon Fresh, chuyên vận chuyển rau quả tươi sống tới tận tay người tiêu dùng trong ngày. Dù mới áp dụng ở một số thành phố ở Mỹ nhưng dịch vụ này được đánh giá rất tốt thời gian qua. Giữa năm 2016, Bezos đang lên kế hoạch mở rộng dịch vụ này và tăng thêm các  sản phẩm do chính Amazon sản xuất.
    7.Xây dựng dịch vụ chuyển phát nhanh của riêng mình
    7 quyết định không tưởng của tỉ phú soán ngôi Bill Gates - 8
    Sau nhiều năm sử dụng dịch vụ của các công ty lâu năm như FedEx hay UPS, Amazon quyết định chi tiền để thực hiện tham vọng tự vận chuyển hàng hóa của mình. Trong năm 2015, Bezos bỏ tiền mua rất nhiều xe tải hạng nặng và máy bay chuyên dụng. Ngành thương mại trị giá 400 tỉ USD đón chào thêm một thành viên mới cực kì nặng kí với nền tảng công nghệ vượt trội.
    _____
    Hết
    Tỉ phú soán ngôi Bill Gates: Bí quyết hút tiền về như nước
    Những ngày đầu tiên thành lập, Jeff Bezos luôn đặt một chiếc ghế trống trong bất kì phiên họp nào.
    Theo Quang Minh - BI (Dân Việt)

    Tiền tệ Venezuela mất giá đến mức nào?


    Tiền tệ Venezuela lao dốc không phanh /// Ảnh: Shutterstock
    Tiền tệ Venezuela lao dốc không phanh
    Theo CNN, lạm phát phi mã buộc người dân Venezuela phải chi nhiều tiền hơn cho các mặt hàng cơ bản như thực phẩm và thuốc men, hai thứ vốn đang thiếu cung cho nhiều người, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
    Hôm 28.7, 1 USD đổi được 10.389 bolivar. Đầu tuần này, 1 USD ngang giá 8.820 bolivar. Đây là giá trị tiền tệ xét theo tỷ giá không chính thức trên trang dolartoday.com vốn được hàng triệu người Venezuela sử dụng.
    Điều tồi tệ hơn là các ngân hàng tư nhân chỉ cho phép người dân rút 30.000 bolivar, tương đương 2,88 USD, mỗi lần từ một cây ATM. Mức tối đa mà người dân có thể rút tiền mỗi lần từ một cây ATM của ngân hàng nhà nước là 10.000 bolivar, tương đương 96 cent.
    Bolivar giảm giá trị đến mức đáng ngạc nhiên trong 5 năm qua. Năm 2013, 20 USD đổi được 629 bolivar song đến năm 2014, 20 USD đổi được hơn gấp đôi con số trên là 1.521 bolivar.
    Năm 2015, 20 USD ngang giá 13.648 bolivar và năm 2016, 20 USD tương đương 20.216 bolivar. Ở thời điểm ngày 27.7, 20 USD đổi được đến 195.755 bolivar.

    Thu Thảo

    Đức Huy, Anh Tài, Tiến Dụng chia tay U22 Việt Nam

    Trí Công
      05:38 ngày 31-07-2017
    Đức Huy, Anh Tài, Tiến Dụng là 3 cầu thủ sẽ phải rời U22 Việt Nam trước ngày đội lên đường tập huấn ở Hàn Quốc.
    Đức Huy, Anh Tài, Tiến Dụng chia tay U22 Việt Nam

    Như thông tin mà Bongdaplus sớm đăng tải cách đây vài giờ, đội tuyển U22 Việt Nam sẽ chỉ lên đường tập huấn 10 ngày ở Hàn Quốc với 24 cầu thủ. Đồng nghĩa, 3 gương mặt trong danh sách hiện tại sẽ phải sớm rời đội bóng.

    Ba cái tên đó đã được xác nhận. Đó là tiền vệ Phạm Đức Huy, Nguyễn Anh Tài và Bùi Tiến Dụng. Cả ba sẽ rời đội vào sáng mai, dù rằng thầy trò HLV Hữu Thắng vẫn sẽ tập luyện ở sân Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (Hà Nội). 

    Thực tế HLV Hữu Thắng cũng đã có buổi nói chuyện riêng với Anh Tài và Tiến Dụng trước đó. Cả hai đều là những cầu thủ trẻ và vẫn còn tương lai rộng mở trước mắt. Đáng tiếc phải kể đến trường hợp Đức Huy. Sự cố ở sân tập tại TP.HCM khiến anh dính chấn thương ở cổ chân.

    Hồ Tấn Tài có tên trong danh sách đi Hàn Quốc của U22 Việt Nam 

    Dù đã có sự hồi phục tích cực trong thời gian qua, thậm chí đã có thể chạy được trở lại nhưng nhằm đảm bảo sự an toàn cũng như sự nghiệp lâu dài cho Đức Huy, HLV Hữu Thắng vẫn quyết định nói lời tạm biệt với cậu học trò.

    Như vậy trong 4 cầu thủ không tham dự Vòng loại U23 châu Á, duy chỉ có hậu vệ Hồ Tấn Tài là góp mặt trong đội hình U22 Việt Nam sang Hàn Quốc tập luyện. Đội phó của U20 Việt Nam tham dự VCK U20 World Cup đã thi đấu ấn tượng để giúp Bình Định giành quyền chơi ở giải hạng Nhất mùa tới, trước khi trở lại đội tuyển U22 Việt Nam tập trung. 

    Tối ngày 31/7, U22 Việt Nam sẽ lên đường sang Hàn Quốc. Thầy trò Hữu Thắng sẽ có 2 trận giao hữu gặp Mokpo City FC (5/8) và Busan FC (9/8) trước khi gút danh sách từ 24 xuống 23 cầu thủ để tham dự SEA Games 2017 ở Malaysia. 
    Nguồn: Bongdaplus.vn

    Đàm Thanh Sơn, từ thần đồng Toán đến giáo sư Vật lý hàng đầu thế giới

    Giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế nhưng Đàm Thanh Sơn lại nghiên cứu Vật lý và trở thành một trong những giáo sư hàng đầu thế giới.

    Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội trong gia đình trí thức. Cha anh là giáo sư Dược học Đàm Trung Bảo; mẹ là phó giáo sư, tiến sĩ Sinh hóa Nguyễn Thị Hảo. Từ nhỏ anh nổi tiếng giỏi Toán, mới học tiểu học song có thể giải được nhiều bài toán lớp trên.
    Sơn học vượt lớp, đến năm 1984 khi tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Praha (Tiệp Khắc), anh mới 15 tuổi. Năm đó anh đạt điểm tuyệt đối 42/42 điểm, lặp lại thành tích của hai đàn anh Lê Bá Khánh Trình và Lê Tự Quốc Thắng.
    Năm 1985, Đàm Thanh Sơn sang Matxcova học Đại học Tổng hợp Lomonosov, nhưng không phải ở khoa Toán - Cơ mà là Vật lý. Những thành tựu của Đàm Thanh Sơn sau này cho thấy đây là quyết định có suy tính kỹ càng chứ không phải là bồng bột tuổi trẻ.
    Tốt nghiệp đại học năm 1991, 4 năm sau anh nhận bằng tiến sĩ Vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva. Các năm 1995-1999, anh là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại Đại học Washington, Seattle và Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ.
    dam-thanh-son-tu-than-dong-toan-den-giao-su-vat-ly-hang-dau-the-gioi
    Đàm Thanh Sơn thời học sinh được xem là thần đồng toán học, giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế khi mới 15 tuổi.
    Thời gian 1999-2002, Đàm Thanh Sơn được bổ nhiệm làm giáo sư tại Đại học Columbia, đồng thời là học giả ở Trung tâm Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven (Mỹ). Từ năm 2002, anh quay lại Seattle, được bổ nhiệm giáo sư tại khoa Vật lý Đại học Washington, là học giả cao cấp tại Viện Vật lý Hạt nhân trực thuộc đại học này.
    Tháng 9/2012, được bổ nhiệm là giáo sư tại Đại học Chicago (Mỹ), Đàm Thanh Sơn được ngồi vào những chiếc ghế mà nhà vật lý nổi tiếng Fermi và Chandrasekhar từng ngồi. Đây là vinh dự nhà khoa học nào cũng thấy tự hào.
    Tại lễ nhận quyết định bổ nhiệm, GS Đàm Thanh Sơn chia sẻ: "Cuộc hành trình nổi tiếng của Chandrasekhar từ Ấn Độ sang châu Âu gieo vào lòng tôi nhiều cảm xúc, ước mơ, khi còn là một cậu bé ở Việt Nam. Và những bài giảng sáng suốt của Fermi ảnh hưởng sâu xa đến tôi khi là sinh viên ở Moskva. Tôi đã làm việc 10 năm cực kỳ hào hứng tại Viện Lý thuyết hạt nhân ở Đại học Washington, và nay tôi sẵn sàng đón nhận những thách thức mới".
    Năm 2014, GS Sơn trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, được bầu là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ.
    GS Sơn nghiên cứu về vật lý lý thuyết, chủ yếu là vật lý hạt cơ bản, hạt nhân và các ứng dụng của lý thuyết dây. Đến nay, anh có trên 120 công trình khoa học được công bố, trong đó có công trình được đánh giá "tạo ra những bước đột phá trong các lĩnh vực nghiên cứu". Một trong số đó là công trình về mô hình lỗ đen lỏng trong không gian 10 chiều do anh nghiên cứu với hai nhà khoa học P. K. Kovtun và A. O. Starinets. Khám phá này gây tiếng vang trong giới bác học. 
    dam-thanh-son-tu-than-dong-toan-den-giao-su-vat-ly-hang-dau-the-gioi-1
    Đàm Thanh Sơn hiện là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, giáo sư Vật lý hàng đầu thế giới.
    Là người sâu sắc, kiến thức uyên thâm và tư duy sắc sảo, Đàm Thanh Sơn có thể trao đổi về nhiều vấn đề chứ không chỉ là chuyên môn sâu vật lý. TS Vũ Nguyên Thành, bạn của anh hồi học ở Nga, nay là Giám đốc phòng thí nghiệm vi sinh của Viện Công nghiệp thực phẩm chia sẻ, nói chuyện với Sơn luôn thú vị và bổ ích.
    "Cậu ấy luôn muốn tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn, chứ không chỉ nói chuyện cho vui. Có lần trao đổi về tế bào nấm mốc, Sơn đã mô hình hóa và tính toán ra tốc độ của tế bào nấm mốc bằng lý thuyết mà sau đó đã được kiểm tra bằng thực nghiệm", TS Thành kể.
    Giống như các đàn anh đang làm việc tại nước ngoài như Phạm Hữu Tiệp, Lê Tự Quốc Thắng..., Đàm Thanh Sơn luôn dùng ảnh hưởng của mình để giúp đỡ cho ngành Vật lý Việt Nam. Hàng năm, anh sắp xếp về nước để tham dự hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” cùng với nhiều nhà Vật lý nổi tiếng thế giới.
    GS Sơn cũng tạo điều kiện đưa nhiều sinh viên Việt Nam đến học tập ở Mỹ và các nước có nền khoa học tiên tiến. Năm 2007, khi kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 48 được tổ chức tại Việt Nam, anh về nước tham gia vào Ban giám khảo. Năm 2008 tổ chức Olympic Vật lý quốc tế ở Việt Nam, anh là một trong ba giáo sư vật lý Việt Nam được mời tham gia Ban tổ chức.
    Quan tâm đến lĩnh vực truyền bá khoa học, đặc biệt là Toán học và Vật lý, trang web cá nhân của anh giống một tạp chí thu nhỏ, đăng những bài viết với cách giải thích đơn giản và tường minh. Khi Epsilon, tạp chí online của những người yêu toán ra đời, anh cho phép Ban biên tập đăng lại nhiều bài viết của mình và gợi ý nhiều chủ đề hay. Thỉnh thoảng anh cũng tham gia vào các chủ đề toán vui trên Facebook với lời giải độc đáo.
    TS Trần Nam Dũng
    ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP HCM

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét