MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 748
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tin tức Đông Tây - 30/7/2017
Tổng hợp tin nóng ngày 29-7-2017
Thời Sự Biển Đông Sáng 29-7-2017
tin quân sự
Cháy xưởng bánh kẹo, 8 người tử vong
Nhà xưởng đổ sập sau vụ cháy
Minh Chiến - Hà A
Dân trí Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên cho
rằng, việc lực lượng an ninh quận Hoàn Kiếm đến to tiếng và truy giấy
phép biểu diễn với cậu bé 15 tuổi đang đứng kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm là
không ổn.
Đến khi phát hiện bị mất tài sản, chị Thiện quay lại khu vực may mặc để tìm viên kim cương nhưng không thấy. Nghĩ rằng hy vọng tìm lại tài sản bị mất không còn nhưng chị Thiện vui mừng khi được siêu thị thông báo đến nhận lại tài sản.
Theo đó, trong khi gấp lại quần áo ở khu vực may mặc, chị Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân, nhân viên siêu thị nhìn thấy một hạt đá màu trắng rơi ra. Nghĩ là hạt đá hay dùng đính trên quần áo, chị bỏ vào sọt đồ nhỏ dùng đựng quần áo chất ra quầy.
Xong việc, chị Ngọc Hân ra khu ẩm thực của siêu thị ăn cơm chiều thì nghe một đồng nghiệp nói về một khách hàng đang tìm kiếm một viên cương có giá trị cao đã đánh rơi ở khu may mặc.
“Vừa nghe qua, tôi vô cùng hoảng hốt vì ghi ngờ hạt đá mình nhìn thấy là tài sản khách hàng đánh rơi. Hạt đá rất nhỏ nếu lỡ văng đi đâu mất thì biết làm sao. Tôi liền vội vã chạy vào tìm lại. Thật may, hạt đá vẫn còn trong sọt. Ngay lập tức tôi mang viên đá giao cho bảo vệ siêu thị”, chị Ngọc Hân kể lại.
Để xác nhận viên đá đúng là viên kim cương khách đánh rơi, siêu thị đã nhờ quầy kim hoàng PNJ đang kinh doanh tại đây giám định. Kết quả viên đá chị Hân nhặt được đúng là viên kim cương có giá trên 150 triệu đồng.
Sau khi xem lại camera và đối chiếu khung giờ khách hàng mua sắm, siêu thị đã trao lại tài sản cho chủ nhân của viên kim cương.
Theo H.Linh (Dân Việt
Theo Dương Thanh (Dân Việt

Quân Hồi giáo tiêu diệt lực lượng tiếp viện của Byzantine. Ảnh: War History.
Cháy xưởng bánh kẹo, 8 người tử vong
Nhà xưởng đổ sập sau vụ cháy
Sáng 29.7, hỏa hoạn đã xảy ra tại một xưởng sản xuất bánh kẹo tại Hà Nội khiến 8 người chết, 2 người bị thương.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 29.7, khu nhà xưởng sản xuất bánh kẹo rộng 170 m2 ở xã Đức Thượng (H.Hoài Đức, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Lúc này, một số công nhân làm việc bên trong không kịp thoát ra ngoài.
Phát hiện vụ việc, người dân địa phương đã dùng bình cứu hỏa mi ni và
phun nước để dập lửa nhưng bất thành.
Phòng Cảnh sát PCCC số 13 (Cảnh sát PCCC Hà Nội) sau đó điều 4 xe
cứu hỏa đến hiện trường chữa cháy, cứu được 3 công nhân ra ngoài. Đến
khoảng 13 giờ cùng ngày, đám cháy được khống chế. Cảnh sát tiến hành tìm
kiếm, phát hiện 7 công nhân tử vong bên trong nhà xưởng. Trong số 3 nạn
nhân được đưa ra ngoài trước đó, 1 người đã tử vong khi được đưa đến Bệnh viện đa khoa H.Hoài Đức cấp cứu, 2 người đang được cấp cứu tại Viện Bỏng quốc gia.
Theo quan sát của PV Thanh Niên, khu nhà xưởng nằm sát QL32, mặt
tiền khoảng 7 m, quây kín bằng tôn, chỉ có một lối thoát ra cửa chính.
Một số người dân địa phương cho hay, đám cháy bùng phát từ phía mặt tiền
nhà xưởng.
“Ngọn lửa bùng lên rất nhanh vì bên trong nhà xưởng chứa rất nhiều
xốp. Ít phút sau, cánh cửa chính bị đổ sập, chắn ngang lối đi khiến các
công nhân không thể thoát ra ngoài. Một số người đã cố gắng phá bức
tường phía sau để cứu người nhưng bất thành. Lửa cháy lớn nên không ai
dám xông vào bên trong”, bà Nguyễn Thị Thực (48 tuổi, ở gần nơi hỏa
hoạn) nói. Cũng theo bà Thực, khi xảy ra vụ cháy, chỉ có 1 nữ công nhân
kịp chạy thoát ra ngoài hô hoán.
Thiếu
tá Nguyễn Tiến Nam, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 13, cho biết khu nhà
xưởng bị cháy có kết cấu khung thép, mái tôn nên rất nhanh đổ sập khi
xảy ra hỏa hoạn, lại là dạng nhà ống chỉ có một lối thoát nên khi cháy
rất khó thoát ra. Thời điểm Cảnh sát PCCC đến hiện trường, một phần mái
và cửa của ngôi nhà đã đổ sập, chắn hoàn toàn lối thoát nên các nạn nhân
bị mắc kẹt bên trong. “Khi chúng tôi phá được bức tường phía sau của
nhà xưởng thì phát hiện 3 công nhân trong tình trạng nguy kịch nên khẩn
trương đưa ra ngoài, 7 công nhân khác đã tử vong”, thiếu tá Nam cho
biết.
Theo báo cáo của UBND H.Hoài Đức, chủ nhà xưởng là anh Nguyễn Văn
Được (25 tuổi, ngụ H.Phúc Thọ, Hà Nội). Anh Được thuê lại khu đất rồi
xây dựng xưởng sản xuất bánh kẹo, được cấp phép kinh doanh vào năm 2016.
Nguyên nhân vụ cháy do tia lửa hàn xì bắn vào xốp trong xưởng. Thời
điểm xảy ra vụ việc, anh Được không có mặt ở xưởng sản xuất. Gác xép của
khu nhà xưởng khá rộng, gia đình anh Được cùng một số công nhân ăn ở
ngay tại xưởng. 8 nạn nhân tử vong đều là lao động phổ thông ở các huyện
Phúc Thọ và Đan Phượng (Hà Nội).
Thủ tướng yêu cầu sớm điều tra làm rõ
Ngày 29.7, Văn phòng Chính phủ phát thông báo ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng về xử lý vụ hỏa hoạn nghiêm trọng nói trên. Thủ
tướng yêu cầu UBND TP.Hà Nội chỉ đạo khẩn trương thăm hỏi, khắc phục hậu
quả, có biện pháp hỗ trợ kịp thời những nạn nhân và thân nhân người bị
nạn; đồng thời phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng
sớm điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy, báo cáo kết quả lên Thủ tướng
Chính phủ.
Chí Hiếu
|
Nổ bình ô xy ở công trình thủy điện tại Lào, 6 người Việt tử vong
Ngày 29.7, đại tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội
biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, cho biết khuya 28.7 tại công trình thủy điện
Nậm Nghiệp (thuộc H.Bolikhan, tỉnh Bolikhamxay, Lào) do Công ty CP Sông
Đà 5 làm tổng thầu xây lắp, đã xảy ra vụ tai nạn lao động đặc biệt
nghiêm trọng làm 6 người chết và 2 người bị thương. Cả 8 nạn nhân đều là
người VN.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 22 giờ ngày 28.7, khi
các công nhân đang làm việc tại công trường thì bất ngờ bình ô xy phát
nổ. 6 công nhân gồm Trần Văn Sáng (29 tuổi), Hà Cao Kỳ (24 tuổi), Nguyễn
Văn Phương (26 tuổi), Và Xái Cồ (34 tuổi), Già Bá Lầu (32 tuổi, đều ngụ
tại Nghệ An) và Hạ Hữu Hai (25 tuổi, ngụ tại Phú Thọ) tử vong. 2 người
bị thương là Thờ Bá Chênh (33 tuổi) và Lỳ Giống Xía (46 tuổi, đều ngụ
tại Nghệ An). Cơ quan chức năng hai nước Lào - VN phối hợp đưa thi thể 6
nạn nhân về quê mai táng.
K.Hoan - P.Đức
|
“Truy giấy phép biểu diễn với cậu bé kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm là không ổn”
Dân trí Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Vương Duy Biên cho
rằng, việc lực lượng an ninh quận Hoàn Kiếm đến to tiếng và truy giấy
phép biểu diễn với cậu bé 15 tuổi đang đứng kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm là
không ổn.
>> Cậu bé kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm bị truy giấy phép biểu diễn
Ngày 29/7, mạng xã hội ồn ào trước
câu chuyện của chị Hằng Karose chia sẻ về việc con trai mình (15 tuổi)
đứng kéo đàn ở bờ hồ Hoàn Kiếm (đường Đinh Tiên Hoàng) vào tối ngày
28/7, bị lực lượng chức năng đến to tiếng, yêu cầu phải có giấy phép
biểu diễn...
Trước sự việc này, Thứ trưởng Bộ
VHTT&DL Vương Duy Biên với tư cách là người đang đứng đầu Cục Nghệ
thuật biểu diễn (NTBD) cho rằng, việc lực lượng an ninh quận Hoàn Kiếm
truy giấy phép biểu diễn với cậu bé 15 tuổi đang đứng kéo đàn ở bờ hồ
Hoàn Kiếm là không ổn.

Chị Hằng chia sẻ hình ảnh con trai mình biểu diễn trên mạng xã hội
“Trong khi đất nước chúng ta đang khuyến
khích các tài năng trẻ mang tài năng của mình cống hiến cho đất nước,
cho nhân dân thì việc cậu bé 15 tuổi mang đàn ra kéo cũng được xem là
một việc biểu diễn âm nhạc đường phố của một tài năng.
Chưa nói về mức độ tài năng, chỉ nói
riêng về hành động mang tính biểu diễn nghệ thuật hoặc tìm cơ hội cọ xát
với thực tế, không có dấu hiệu lợi dụng chuyện đó để kiếm tiền phản
cảm… thì không nên cấm cản, cũng không đòi hỏi phải có giấy phép gì cả.
Người trẻ cần được cọ xát với thực tiễn để trau dồi tài năng, tăng thêm bản lĩnh… và cần phải được ủng hộ chứ.
Ở nước ngoài, thậm chí cả bố mẹ và các
con cùng kéo nhau ra đường phố biểu diễn rồi cầm mũ xin tiền, mọi người
vẫn rất vui vẻ rút ví ra tặng tiền. Nếu xem đó là một nghề thì đó cũng
là nghề có thu nhập chính đáng. Nếu người ta chơi hay, chơi tâm huyết,
có tài hẳn hoi… thì khuyến khích người ta là chuyện đáng nên làm”, Thứ
trưởng Vương Duy Biên nói.
Theo Thứ trưởng Vương Duy Biên, ở Hà Nội
đang thiếu các hoạt động nghệ thuật đường phố lành mạnh, văn minh và
đáng xem nên nếu có những hoạt động đó ngoài phố, nhất là phố đi bộ lại
càng thêm vui. Bản thân ông, nếu ra nước ngoài, gặp cảnh các bạn trẻ
hăng say biểu diễn như thế kiểu gì ông cũng thưởng tiền.
“Mình nên động viên một đứa trẻ dám ra
nơi công cộng biểu diễn âm nhạc để phục vụ mọi người. Luật Nghệ thuật
biểu diễn cũng không quy định hình thức biểu diễn như thế phải có giấy
phép mới được biểu diễn. Bởi vậy, người ta đòi hỏi những người làm lĩnh
vực an ninh trật tự phải biết phân biệt giữa biểu diễn âm nhạc đường phố
với biểu diễn vì mục đích thương mại, cái gì cho phép, cái gì nên
khuyến khích và cái gì không khuyến khích.
Nếu những hoạt động biểu diễn đường phố
gây ầm ỹ, gây mất mỹ quan đô thị thì mới phải cần nhắc nhở. Còn nếu
những hoạt động biểu diễn văn minh, tạo ra sự hứng thú cho người xem thì
cần phải khuyến khích.
Theo tôi, đặt giả sử, cậu bé đứng biểu
diễn ở vị trí chưa phù hợp, gây cản trở giao thông hoặc gây cản trở đối
với những hoạt động khác thì nên nhẹ nhàng hướng dẫn, chứ không nên căng
thẳng.
Cậu bé mới 15 tuổi, ở độ tuổi rất nhạy
cảm, chúng ta không nên khiến cho các bạn ấy có những suy nghĩ tiêu cực
hoặc tổn thương nào đó. Nếu giả sử các bạn ấy có sai phạm, chúng ta cũng
cần phải nhẹ nhàng và khéo léo để nói chuyện cho các bạn ấy hiểu chứ
không nên gieo vào đầu các bạn ấy những hình ảnh xấu”, Thứ trưởng Vương
Duy Biên nói thêm.
Thứ trưởng Vương Duy Biên cũng cho biết,
ông sẽ trao đổi thêm với lãnh đạo Sở VH-TT Hà Nội để có sự thống nhất
trong việc quản lý những hoạt động biểu diễn nghệ thuật như thế này trên
địa bàn Hà Nội.
Hà Tùng Long
Luật sư ở TP HCM bị tình nghi lừa thân chủ
VKSND Tối cao xác định, luật sư trong vụ kiện đòi nợ thân chủ 10 năm trước có dấu hiệu lừa đảo, còn tòa ra bản án trái luật.
VKSND tối cao vừa đề nghị VKSND TP HCM xem xét dấu hiệu lừa đảo
chiếm đoạt tài sản đối với luật sư Vương Trọng Vĩnh (Đoàn luật sư TP
HCM) trong vụ kiện đòi nợ thân chủ 533 triệu đồng. Tòa án các cấp cũng
có dấu hiệu ra bản án trái pháp luật khi buộc bà Trần Thị Kim Phượng
(thân chủ của ông Vĩnh) phải trả số tiền này.
Vụ án xảy ra hơn 10 năm trước, hiện bà Phượng vẫn gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng.
Sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu của bà Phượng, VKSND Tối cao cũng đề nghị
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao làm rõ dấu hiệu chấp hành viên Chi cục
Thi hành án dân sự (THADS) quận Gò Vấp (TP HCM) sai phạm trong quá trình
thi hành án. Cục THADS thành phố cũng đã yêu cầu Chi cục THADS quận Gò
Vấp xem xét giải quyết trả lời đương sự.
Theo nội dung vụ án, năm 2003, sau khi chồng mất, bà Phượng ủy quyền
cho luật sư Vĩnh làm đại diện trong vụ tranh chấp về thừa kế với con
riêng của chồng ở TAND quận Gò Vấp. Bà thỏa thuận trả cho luật sư 30
triệu đồng cùng 30% giá trị tài sản được chia.
Bà Phượng cho biết, vì tin tưởng luật sư nên bà đồng ý viết khống giấy vay 300 triệu đồng để hợp thức hóa khoản thù lao. Năm 2005, bà Phượng chấm dứt ủy quyền với ông Vĩnh vì làm nhiều năm không có kết quả. Bà tự thỏa thuận với các đồng thừa kế và được hưởng 500 triệu đồng từ giá trị tài sản chồng để lại.
Ông Vĩnh yêu cầu bồi dưỡng 100 triệu đồng, bà không đồng ý nên hạ
xuống còn 50 triệu. Luật sư từ chối trả lại tờ giấy nhận nợ khống trước
đó với lý do "đã xé". Vì ông Vĩnh thúc ép trả tiền, nếu không sẽ kiện đòi khoản tiền theo giấy nợ nên bà Phượng tố cáo lên Công an quận Tân Bình.
Làm việc với công an, ông Vĩnh phủ nhận việc ép bà Phượng viết giấy nợ.
Sau khi công an có quyết định không khởi tố vụ án, ông Vĩnh xuất trình
giấy thể hiện bà Phượng vay mình 400 triệu, lãi suất 1% mỗi tháng và
kiện ra tòa.
Năm 2007, TAND quận Gò Vấp căn cứ vào giấy nhận nợ này, chấp nhận yêu
cầu của luật sư Vĩnh, buộc bà Phượng phải trả hơn 533 triệu đồng cả gốc
và lãi.
Bà Phượng khẳng định chỉ viết giấy nợ khống 300 triệu, hoàn toàn không
viết, ký, lăn tay vào giấy nợ 400 triệu đồng. Bà yêu cầu được giám định
lại giấy nợ do kết quả giám định chưa khách quan nhưng tòa không chấp
nhận. Bà kháng cáo nhưng TAND TP HCM khi xử phúc thẩm giữ nguyên phán quyết.
Năm 2008, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Gò Vấp kê biên, bán
đấu giá căn nhà trên đường Quang Trung nơi mẹ con bà Phượng ở, để đảm
bảo nghĩa vụ thi hành án. Căn nhà này được bán với giá 1,2 tỷ đồng.
Một năm sau, TAND Tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, hủy hai bản án
trước đó, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại với lý do "vi phạm
nghiêm trọng tố tụng, nhiều nội dung còn mâu thuẫn chưa được làm rõ".
Theo HĐXX, tòa án các cấp dựa vào giấy vay tiền ghi ngày 19/3/2003 và
các kết luận giám định của cơ quan giám định để buộc bà Phượng phải trả
tiền cho ông Vĩnh là chưa có căn cứ.
Đồng thời, luật sư có nhiều lời khai mâu thuẫn, lúc nói cho bà Phượng
mượn, lúc nói là tiền thù lao. Nhiều đoạn ghi âm bà Phượng cung cấp cho
tòa về nội dung các cuộc trao đổi với ông Vĩnh (sau khi tòa Gò Vấp giải
quyết tranh chấp) chưa được giám định và làm rõ.
Do bà Phượng về huyện Cần Giộc (Long An) sinh sống nên TAND quận Gò Vấp
chuyển hồ sơ cho tòa địa phương thụ lý. Khi TAND huyện Cần Giuộc yêu
cầu luật sư Vĩnh nộp bản gốc "giấy vay nợ" vì trong hồ sơ không có, thì
ông này rút đơn khởi kiện. Ngày 12/11/2012, tòa ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án.
Bà Phượng đề nghị thi hành án và UBND quận Gò Vấp tạm dừng việc sang
tên, cấp sổ cho người mua trúng đấu giá căn nhà của mình, nhưng bất
thành. Bà kiện UBND quận Gò Vấp, yêu cầu hủy quyết định cấp sổ cho người trúng đấu giá nhưng không được chấp nhận.
Hồi tháng 7, TAND TP HCM xử phúc thẩm tuyên bác kháng cáo của bà. Theo
tòa, tại thời điểm khởi kiện, chưa có cơ quan nào hủy bỏ kết quả bán
đấu giá, không thể buộc người mua giao nhà lại. Bà Phượng phải khởi kiện
cơ quan làm sai, đòi bồi thường thiệt hại tương đương với giá trị căn
nhà đã bị kê biên, bán đấu giá.
Bà Phượng cho biết, bị cuốn vào vòng tố tụng hơn chục năm qua khiến gia
sản khánh kiệt, cuộc sống đảo lộn. Từ chỗ có nhà cửa ở Sài Gòn, đất đai
ở quê, vì phải vay nóng để đi kêu cứu khắp nơi, ra tận Hà Nội mà giờ bị
siết nợ phải đi ở nhờ nhà anh chị em.
Hải Duyên
Nhặt được viên kim cương, nghĩ là hạt đá vứt vào sọt và cái kết
Thứ Bảy, ngày 29/07/2017 18:43 PM (GMT+7)
Nhặt được viên kim cương nhưng nghĩ là hạt đá đính quần áo, nhân viên một siêu thị ở Sài Gòn đã vứt vào sọt đồ dùng.
Thực hư vụ nhân viên sân bay nhặt được tiền không trả lại khách
Trả lại hơn 1,5 tỉ đồng khách bỏ quên trên máy bay
Hành khách TQ trộm hơn 400 triệu đồng trên máy bay
Trả lại hơn 1,5 tỉ đồng khách bỏ quên trên máy bay
Hành khách TQ trộm hơn 400 triệu đồng trên máy bay
Đại diện siêu thị trao lại tài sản cho khách hàng
Mới đây, chị Bùi Thị Minh Thiện (ngụ quận 7, TP.HCM) đến siêu thị
Co.opmart Cống Quỳnh (quận 1) để mua sắm quần áo. Khi lựa đồ, viên kim
cương nặng 6 ly trị giá hơn 150 triệu đồng đính trên nhẫn của chị Thiện
bị rơi ra nhưng chị không hay biết.Đến khi phát hiện bị mất tài sản, chị Thiện quay lại khu vực may mặc để tìm viên kim cương nhưng không thấy. Nghĩ rằng hy vọng tìm lại tài sản bị mất không còn nhưng chị Thiện vui mừng khi được siêu thị thông báo đến nhận lại tài sản.
Theo đó, trong khi gấp lại quần áo ở khu vực may mặc, chị Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân, nhân viên siêu thị nhìn thấy một hạt đá màu trắng rơi ra. Nghĩ là hạt đá hay dùng đính trên quần áo, chị bỏ vào sọt đồ nhỏ dùng đựng quần áo chất ra quầy.
Xong việc, chị Ngọc Hân ra khu ẩm thực của siêu thị ăn cơm chiều thì nghe một đồng nghiệp nói về một khách hàng đang tìm kiếm một viên cương có giá trị cao đã đánh rơi ở khu may mặc.
“Vừa nghe qua, tôi vô cùng hoảng hốt vì ghi ngờ hạt đá mình nhìn thấy là tài sản khách hàng đánh rơi. Hạt đá rất nhỏ nếu lỡ văng đi đâu mất thì biết làm sao. Tôi liền vội vã chạy vào tìm lại. Thật may, hạt đá vẫn còn trong sọt. Ngay lập tức tôi mang viên đá giao cho bảo vệ siêu thị”, chị Ngọc Hân kể lại.
Để xác nhận viên đá đúng là viên kim cương khách đánh rơi, siêu thị đã nhờ quầy kim hoàng PNJ đang kinh doanh tại đây giám định. Kết quả viên đá chị Hân nhặt được đúng là viên kim cương có giá trên 150 triệu đồng.
Sau khi xem lại camera và đối chiếu khung giờ khách hàng mua sắm, siêu thị đã trao lại tài sản cho chủ nhân của viên kim cương.
Giám đốc Trung tâm An ninh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho rằng, người ngoài không thể vào khu vực sân bay để trộm...
Sắc trắng trên cây bao báp lâu đời nhất Sài Gòn vào mùa nở hoa
Chủ Nhật, ngày 30/07/2017 00:30 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Nhịp sống 24h
Ngay giữa trung tâm Sài Gòn, cây bao báp, loài cây đặc trưng của châu Phi được trồng và hiện đang nở rộ hoa.
HN: Cây gạo “nhí” nở hoa, dân chơi bonsai mê mẩn
Chùm ảnh: Mùa hoa bưởi dịu dàng xuống phố
Đã “thuần phục” được loài hoa "đỏng đảnh" bạch đào
Chùm ảnh: Mùa hoa bưởi dịu dàng xuống phố
Đã “thuần phục” được loài hoa "đỏng đảnh" bạch đào
Bao báp là
loài cây nổi tiếng ở châu Phi, ít ai biết rằng ở Việt Nam cũng có nhiều
nơi đã trồng được loài thực vật đặc biệt này. Tại TP.HCM, nằm trong
khuôn viên trường Đại học sư phạm TP.HCM (quận 5) có một cây bao báp to
lớn và đã được trồng từ 25 năm qua.
Người trực
tiếp mang giống từ châu Phi về và trồng cây bao báp này là thầy Nguyễn
Quý Tuấn, nguyên Phó trưởng phòng Khoa học - công nghệ và sau đại học
của trường.
“Lý do
thầy Tuấn mang hạt giống về vì đây là loại cây nổi tiếng về học thuật,
mang hình ảnh mạnh mẽ và là biểu tượng của châu Phi”, PGS-TS Nguyễn Kim
Hồng, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm TP cho biết.
Sau 25 năm được trồng ở Sài Gòn, cây phát triển xanh tươi
Bao báp lớn nhanh. Hiện cây này cao khoảng 20m và có tán rất rộng. Thân cây phải 2 người lớn ôm mới hết.
Hiện cây sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Hiện cây bao báp đang ra hoa.
Những bông hoa có cuống dài bằng cánh tay trắng muốt, treo lủng lẳng như những quả chuông
Hoa bao báp to bằng bàn tay người lớn. Hoa đẹp và cũng nhanh héo sau khi nở khoảng 1 ngày.
Ngoài cây bao báp trên, tại Tại TP.HCM còn có 3 cây bao báp được trồng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn có độ tuổi khoảng 15-20 năm.
Cây bao báp có thể sống hàng trăm tuổi. Ngoài TP.HCM, cây bao báp còn được trồng ở Hà Nội, Huế, Kiên Giang.
Bao báp thuộc họa Gạo, là loài cây trữ nước giúp nó tồn tại giữa
sa mạc khô cằn. Cây bao báp là hình ảnh của Châu Phi và nó có ảnh hưởng
đến đời sống người dân của châu lục này. Cây mọc lên từ hạt. Những hạt
cây rơi xuống đất, tự tìm cách sống cho riêng mình. Mỗi cây bao báp có
chiều cao trung bình đến 25 m, chiều ngang đến chục vòng tay ôm và dung
tích trữ nước tới 120.000 lít nước. Cây có tuổi đời sống đến hàng trăm
năm. Cây bao báp ngoài tác dụng che bóng mát, vỏ cây có thể dùng để bện thành dây thừng, lá và quả cây được dùng làm thức ăn, thân cây là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và làm củi... Những thân cây mục ruỗng còn được sửa sang thành những ngôi nhà thiên nhiên đặc biệt. |
Hoa bọ cạp có màu của nắng, nở rũ xuống như chiếc đèn lồng treo ngày Tết.
Trận chiến mở đường cho Hồi giáo thống trị Trung Đông
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Việc chiếm thành Damascus từ đế chế Đông La Mã giúp đội quân Hồi giáo trở thành thế lực mạnh nhất Trung Đông.
Quân Hồi giáo tiêu diệt lực lượng tiếp viện của Byzantine. Ảnh: War History.
Vào
đầu thế kỷ thứ 7, đế chế Byzantine (Đông La Mã) và Sasanid (Iran ngày
nay) mải mê tranh đoạt với nhau ở Trung Đông mà không hề đề phòng mối đe
dọa từ đội quân Hồi giáo đang lớn mạnh ngay bên cạnh, theo War History.
Thời điểm đó, Hồi giáo của nhà tiên tri
Mohammad đã thống nhất thế giới Arab. Khi ông qua đời, đạo Hồi bắt đầu
chia rẽ, nhưng cũng được truyền cảm hứng cho quá trình bành trướng. Abu
Bakr được chọn làm người kế vị nhà tiên tri Mohammad, ông nuôi tham vọng
mở rộng lãnh thổ Hồi giáo với mục tiêu chính là đế chế Sassanid và
Byzantine.
Abu Bakr nhanh chóng giành chiến thắng
trên con đường chinh phạt. Sau khi chiếm tỉnh Iraq, đạo quân Arab bắt
đầu tiến vào đế chế Byzantine. Được sự hỗ trợ đắc lực từ tướng Khalid
ibn Walid, đội quân của Abu Bakr chiếm được nhiều lãnh thổ quan trọng và
bắt đầu bao vây thành Damascus.
Thành Damascus dài 1,5 km, rộng 0,8
km, nằm ở vị trí chiến lược tại Trung Đông, thu hút các nhà buôn từ khắp
thế giới và được xem là thiên đường của Syria. Quân Byzantine đã gia cố
thành bằng các bức tường cao tới 11 m.
Do không có vũ khí công thành, tướng
Khalid ibn Walid cho quân bao vây Damascus từ mọi hướng, cắt đứt nguồn
tiếp tế và liên lạc với bên ngoài, khiến cư dân trong thành rơi vào cảnh
đói khát cùng cực. Cuối tháng 8/634, Damascus hoàn toàn bị chia cắt với
phần còn lại của đế chế Byzantine.
Toàn bộ 6 cổng thành đều bị quân Hồi
giáo canh gác nghiêm ngặt, không để bất kỳ ai ra vào thành. Mỗi cổng
thành đều có một tướng chỉ huy và 4.000-5.000 quân bao vây. Bên cạnh đó,
2.000 kỵ binh liên tục tuần tra ban đêm tại khu vực trống giữa các cổng
thành, đồng thời đóng vai trò lực lượng tăng cường nếu quân Byzatine
tấn công.
Quân Hồi giáo (xanh) bao vây thành Damascus. Đồ họa: Art of Battle.
Đầu tháng 9, hoàng đế Heraculius cử đội
quân khoảng 12.000 lính đến giải vây cho thành Damascus. Nhận được tin
báo từ do thám, Khalid ibn Walid triển khai 10.000 quân, chia làm hai
mũi tập kích tiêu diệt lực lượng cứu viện Byzantine. Chiến thắng chóng
vánh cùng việc sử dụng kỵ binh hành quân thần tốc giúp quân Hồi giáo
quay trở lại Damascus trước khi lực lượng phòng thủ có thể tổ chức phá
vây.
Một tuần sau, Thomas, con trai của hoàng
đế Heraculius và chỉ huy đội quân phòng thủ tại Damascus, mới biết quân
cứu viện đã bị đánh tan. Ông quyết định phá vây bằng hai đợt tấn công
nhưng thất bại, bản thân ông còn bị trúng một mũi tên vào mắt.
Nhận được tin mật báo từ trong thành
rằng một lễ hội sẽ diễn ra trong đêm 18-19/12, tướng Khalid ibn Walid
nhận thấy đây là thời cơ chín muồi để tấn công. Không kịp lên kế hoạch
phối hợp, đích thân ông dẫn đầu một đội quân tấn công cổng thành phía
đông Damascus.
Sau khi lựa chọn vị trí không có lính
canh, Khalid ibn Walid cùng hai thuộc hạ trèo lên thành và thả dây xuống
cho 100 lính tinh nhuệ trèo vào. Lực lượng này hạ hết lính canh, trước
khi mở cổng cho đội quân bên ngoài vào thành.
Trong nỗ lực cứu thành, Thomas cử sứ giả
tìm đến Abu Ubaidah, phó tướng của Khalid, để xin hàng với điều kiện
quân Hồi giáo không sát hại cư dân, không phá hủy đền thờ và cho phép
mọi người rời khỏi thành an toàn. Thỏa thuận giữa hai bên quy định cư
dân Damascus có ba ngày để quyết định đi hay ở, trước khi quân Hồi giáo
tấn công. Sau đúng ba ngày, Khalid ibn Walid ra lệnh tiêu diệt mọi đoàn
người chạy nạn.
Thành Damascus trở thành trung tâm văn
hóa Hồi giáo, trước khi thành thủ đô của vương quốc Hồi giáo Umayyad,
tồn tại trong giai đoạn năm 660-1031.
Đế chế Hồi giáo mở rộng ở thời kỳ đỉnh cao. Ảnh: Wikipedia.
Việc Damascus thất thủ là bước ngoặt lớn
trong lịch sử Hồi giáo, giúp tôn giáo này củng cố và lan tỏa khắp Trung
Đông và châu Phi, đảm bảo quyền lực bất khả xâm phạm cho các vị vua của
vương quốc Hồi giáo tương lai, cũng như chinh phục hoàn toàn đế chế Ba
Tư.
Đến năm 750, đế chế Hồi giáo lan rộng
khắp Trung Đông, Bắc Phi và một phần châu Á. Chỉ trong chưa đầy 100 năm
sau khi trận đánh Damascus, việc mở rộng nhanh chóng đã biến đế chế Hồi
giáo thành thế lực mạnh nhất Trung Đông, góp phần thay đổi bộ mặt tương
lai của thế giới.
đăng bởi: vnexpress
Nhận xét
Đăng nhận xét