Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

CỨU SINH KỲ DIỆU 13

(ĐC sưu tầm trên NET)

                        Thần Dược Trời Ban Cho Người Nghèo Chữa Khỏi Hẳn Bệnh Ung Thư 

                   Bệnh Nhân Ung Thư phổi Bất Ngờ Được Người Lạ Chữa Khỏi Bằng Cây Đu Đủ

Mắc 11 bệnh sau dùng đu đủ trị là khỏi

Mắc 11 bệnh sau dùng đu đủ trị là khỏi
Hoa đu đủ.

Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng.

Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
Mô tả cây
Đu đủ là cây ăn quả khá phổ biến ở mọi miền nước ta, nó còn có tên gọi khác là phan qua thụ, lô hong phlê (Campuchia), mắc hung (Lào), cà lào, phiên mộc. Tên khoa học là Carica papaya L, họ đu đủ Papayaceae. Có sách còn gọi đu đủ là xoài tây vì mùi vị giữa hai loại giống nhau.
Thành phần trong quả đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
11 bệnh hay gặp dùng đu đủ là khỏi 1
 Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3 - 5 hôm
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng - Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.
Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ
Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.
Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.
Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 - 5 hôm.
Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.
Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 - 5 ngày.
Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.
Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 - 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.
Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.
Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast - Dallas).
Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…
Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.
Các công dụng khác của đu đủ:
- Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
- Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 - 30 ngày.
theo Sức khỏe Đời sống

Phát hiện bất ngờ về tác dụng của đu đủ ít được nói đến

SKĐS-Quả đu đủ vẫn luôn là trái cây được nhiều người ưa thích nhưng ít ai biết rằng, đu đủ có những tác dụng chữa nhiều bệnh dưới đây
Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema...
Thành phần trong quả đu đủ
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 - 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 - 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng - Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.
Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ
Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.
Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.
Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 - 5 hôm.
Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.
Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 - 5 ngày.
Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.
Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 - 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.
Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.
Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast - Dallas).
Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…
Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.
Các công dụng khác của đu đủ:
- Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
- Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 - 30 ngày.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Đu đủ cung cấp tương đối nhiều năng lượng. 100g đu đủ chín cung cấp 44 - 55kcal (đường 12,8%). Do đó, người có đường huyết cao được khuyên không nên dùng nhiều. Nếu ăn hàng ngày 100g đu đủ chín trong nhiều tháng thì phần da lòng bàn tay, bàn chân sẽ bị vàng do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.

Bác sĩ chuyên khoa nói về 'lá đu đủ chữa ung thư'

Không nên tin vào những bài thuốc chưa được nghiên cứu, kiểm chứng kỹ càng để tự đánh mất đi cơ hội sống của mình. Đó là khẳng định của các chuyên gia khi được hỏi về nước sắc lá đu đủ có thể chữa được ung thư.
Nhiều người nguy kịch vì tự chữa bệnh

ThS Đoàn Lực, Trưởng khoa Chống đau, Bệnh viện K cho biết, tháng nào khoa cũng tiếp nhận khoảng gần chục bệnh nhân bị tai biến nặng nề, thập tử nhất sinh ở giai đoạn cuối do dùng các loại lá thuốc, thuốc Nam, lá đu đủ, thậm chí cả thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Lúc đến bệnh viện thì khối u sưng to, di căn nhiều nơi, bệnh nhân suy kiệt... nên điều trị chủ yếu là nâng cao chất lượng sống, giảm đau cho người bệnh chứ không còn cơ hội chữa.

Sở dĩ người bệnh phải chịu kết cục đáng buồn như vậy là do thiếu hiểu biết. Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng ở "thời gian vàng" khi phát hiện sớm có thể khỏi bệnh, ở giai đoạn muộn giúp kéo dài sự sống, cải thiện chất lượng sống rõ rệt. Nhưng nhiều người khi phát hiện ung thư, lại nghĩ đã bị bệnh là chết hay động dao kéo vào khiến chết nhanh hơn nên không điều trị, về nhà uống nước lá đu đủ, thuốc Nam...

Trong khi đó, thuốc Nam nói chung và lá đu đủ nói riêng chưa có cơ sở khoa học chứng minh có thể chữa được bệnh, chúng ta cũng chưa rõ các thành phần trong đó, nhiều người khi dùng các loại thuốc này bị kích thích mạnh khiến khối u phát triển nhanh hơn. Do đó, theo ThS Đoàn Lực, khi bị ung thư phải đi điều trị bằng các biện pháp tiên tiến đã được chứng minh, nếu muốn có thể dùng thêm thuốc Nam hoặc lá đu đủ để hỗ trợ mà thôi.
Lá đu đủ.


BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam kể, có một bệnh nhân bị ung thư phổi ở Bách Khoa nghe nói lá đu đủ chữa khỏi ung thư phổi cũng lấy đun nước uống. Ông này bị bệnh dạ dày, uống được 1 tháng thì bị chảy máu dạ dày nặng và tử vong.

Đây là bài thuốc dân gian ở nước ngoài đưa vào Việt Nam và được nhiều bệnh nhân sử dụng. Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư cũng đã thí nghiệm dùng cho bệnh nhân nhưng không có kết quả. Thực tế, trong Đông y, các bộ phận của cây đu đủ đều không được dùng chữa bệnh. Việc tự ý dùng lá đu đủ chữa bệnh rất nguy hiểm bởi loại lá đu đủ được thổ dân Úc dùng là loại "paw paw" - đu đủ thân gỗ, còn đu đủ ở Việt Nam là cây thân thảo. Hơn nữa, đu đủ có tới cả trăm loài, lấy loại lá nào, hàm lượng bao nhiêu thì lại không rõ. Đặc biệt, trong đu đủ có chất papain bào dạ dày nên những người bị dạ dày rất nguy hiểm.

Dùng khi chưa có thuốc điều trị ung thư phổi

TS Nguyễn Chi Lăng, Phó Giám đốc Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư cho biết, cách đây 10 năm, vấn đề dùng nước sắc lá đu đủ để điều trị ung thư phổi rất rầm rộ trên thế giới. Tại Viện Lao và Bệnh phổi T.Ư khi đó vì chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị ung thư phổi, hiệu quả điều trị ung thư phổi giai đoạn đó rất hạn chế... nên chính TS Nguyễn Chi Lăng và các đồng nghiệp cũng phô tô cả trăm bài hướng dẫn uống nước lá sắc đu đủ cho bệnh nhân để hỗ trợ điều trị bệnh.

Lúc đầu nước sắc lá đu đủ rất khó uống, sau họ cũng quen dần, thậm chí nghiện loại nước này. Nhiều người sử dụng không có tác dụng, nhưng một số người cũng thấy có tác dụng như giảm đau, bớt mệt và kéo dài thời gian sống hơn. Tuy nhiên, qua theo dõi thì thấy, chưa có một nghiên cứu nào kết luận rõ ràng, đầy đủ loại nước sắc này chữa được ung thư phổi.

Trước đây, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ từng tài trợ một dự án 5 triệu USD cho một giáo sư tiến sĩ ở Trường Đại học Dược Purdue để nghiên cứu trong gần 20 năm về hơn 300 loại cây khác nhau được cho là có khả năng chữa được ung thư, trong đó có paw paw - đu đủ, nhưng không hiểu sao dự án đã bị đình lại và từ đó việc sử dụng cũng bớt đi.

Hơn nữa, hiện các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Ngoài phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, hiện có nhiều loại thuốc đáp ứng điều trị rất tốt, đã "cứu" được nhiều ca ung thư phổi. Có những bệnh nhân cắt phổi 20 năm hiện vẫn còn sống. Nhiều người chỉ truyền hóa chất, khối u cũng gần như hết hẳn. Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, ung thư phổi phát triển rất nhanh, có khi chỉ 3 - 6 tháng bệnh nhân đã tử vong. Việc dùng nước lá đu đủ đáp ứng chậm, phải sau vài tháng mới thấy có kết quả, do đó nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị ngay mà dùng lá đu đủ có thể đánh mất cơ hội sống của mình.

TS Nguyễn Chi Lăng lưu ý, thực tế khoa học đã chứng minh, ngay cả bệnh ung thư cũng có hai phần vạn thoái triển và tự khỏi. Hơn nữa, khi bị bệnh ung thư, người dân thường ít điều trị theo một phương pháp mà theo nhiều hướng khác nhau nên việc xác định bệnh nhân khỏi bệnh do uống lá sắc đu đủ hay do Tây y là rất khó. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân khi xác định ung thư phổi thì nên điều trị theo các phương pháp Tây y, rồi có thể dùng thêm Đông y hoặc lá đu đủ hỗ trợ.

Không thể khỏi

Đó là khẳng định của GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam. GS.TS Nguyễn Bá Đức cho biết, ung thư là một căn bệnh ác tính của tế bào, hay di căn nên việc điều trị ung thư ở tất cả các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều phải dựa vào cơ sở khoa học hết sức chặt chẽ.

Mỗi loại ung thư, mỗi bệnh nhân ung thư đều có một phác đồ điều trị tỉ mỉ, khoa học riêng nên việc chữa ung thư bằng nước sắc lá đu đủ là hoang tưởng, không có thật. Đây chỉ dựa vào suy luận hết sức đơn giản mà không có cơ sở khoa học. Trên thực tế không ai chữa khỏi ung thư bằng lá đu đủ. Có chăng chỉ là bài thuốc của những "lang băm".

Về lý thuyết, bất kỳ một loại thuốc nào đưa ra thị trường phải tiến hành theo 3 bước (pha) chuẩn. Bước 1, nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên động vật. Bước 2, sau khi có kết quả thử nghiệm trên động vật, thuốc đó sẽ được tiến hành thử nghiệm trên người tình nguyện theo dõi trong thời gian 5 năm. Bước 3, sau khi thuốc được hội đồng thẩm định đánh giá có hiệu quả, đơn vị đứng ra nghiên cứu mới xin đăng ký bản quyền và đưa ra thị trường. Như vậy, để có mặt một loại thuốc mới rõ ràng phải mất một thời gian tương đối dài, qua nhiều khâu kiểm duyệt chặt chẽ. Vì thế, việc cho rằng nước sắc lá đu đủ chữa được ung thư chỉ là cảm tính không dựa trên y học thực chứng.

Hơn nữa, theo các bác sĩ ở Bệnh viện K, Viện Dược liệu và Hội Đông y Việt Nam đề tài nghiên cứu về tác dụng chữa ung thư của bài thuốc lá đu đủ đã được triển khai cách đây mấy năm nhưng đều thất bại. Và đến thời điểm này, chúng ta chưa có công bố chính thức nào. Hiệu quả của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức độ sử dụng theo kinh nghiệm dân gian và theo các tài liệu không chính thức được công bố lẻ tẻ.
"Đến nay chưa có một bệnh nhân hay công trình nào khẳng định, thuốc Đông y giúp bệnh nhân ung thư khỏi bệnh. Điều này đã được các viện, Hội Y học cổ truyền không chỉ ở Việt Nam mà cả ở Trung Quốc khẳng định. Thực tế, trong nhiều năm công tác tại Bệnh viện K, tôi từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân ung thư đã tự tước đi sinh mệnh của mình vì chữa bệnh bằng thuốc Nam. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường, người dân nên đi khám ở bệnh viện, nếu có phát hiện ra ung thư thì nên điều trị theo Tây y. Mặc dù ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện và điều trị sớm thì nhiều loại ung thư có khả năng khỏi bệnh lên tới 90%". GS.TS Nguyễn Bá Đức

(Theo Kiến thức)

Tác dụng của hoa đu đủ đực chữa ung thư và các bệnh khác

Đu đủ có nguồn gốc ở các vùng Mỹ latinh, có thể là Mehico và được phổ biến ở tất cả các nước nhiệt đới nhờ nhân giống dễ dàng bằng hạt. Trong các vườn gia đình của nước ta, cây Đu đủ trở thành một trong những cây ăn quả được trồng phổ biến nhất sau Chuối. Tòan cây Đu đủ có nhiều dược tính tốt dùng trong đông y và tây y.

Đu đủ – Carica papaya L., Thuộc họ Đu đủ – Caricaceaea. Cây có thân gỗ mềm, dễ bị gãy, thường có một ngọn, nhưng nếu ngọn chính bị gãy thì sẽ sinh ra 3 -4 ngọn khác. Lá có cuống dài, phiến lá chia nhiều thùy sâu. Cây thuộc dạng đa tính; Các cây đực có hoa đực và hoa lưỡng tính, các cây cái có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả kết từ hoa cái thường tròn. Khỏang rỗng trong quả to, thịt mỏng, nhiều hạt. Còn các quả kết từ hoa lưỡng tính thì dài hình quả lê, có khi có những quả dị dạng do số lá noãn không phải là 5 như binh thường mà chỉ có 2 hoặc 3 , có khi đến 9 -10 lá noãn hợp lại thành bầu một ô; thịt dày và chứa ít hạt. Quả khi còn non màu xanh lục, khi chính màu vàng cam.
cay-du-du-1
Cây đu đủ cái
Hoa Đu đủ đực dùng làm thuốc thường hái và khi hoa nở trong năm, phơi khô hoặc sấy khô dùng. Trong dân gian hoa đủ đực thường dùng làm thuốc chữa ho, ho gà, ho mất tiếng,  hạ sốt ( phối hợp với các vị thuốc khác hoặc hấp đường ). Đông y sử dụng trị giun sán, sỏi thận, Chữa đái rắt, nước tiểu ít, đau niệu đạo,
Thành phần trong hoa Đu đủ rất đa dạng các chất trong hoa chủ yếu là Hợp chất organo-sulfur được gọi là isothiocyanates tìm thấy rất nhiều trong hoa đu đủ đực. Một vài thí nghiệm trên động vật cho thấy isothiocyanates bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư tiền liệt tuyến cũng như bệnh máu trắng( Bạch cầu ).
Cây đu đủ đực
Cây đu đủ đực
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thực tế trên cơ thể người từ hoa đu đu có thể phòng ung thư ở người bởi isothiocyanates có khả năng ngặn chặn sự lan truyền và phát triển của tế bào ung thư.
Tại đại học Tokyo Nhật Bản các nghiên cứu đã làm rõ được cơ chế hoạt động của 1 loại isothiocyanate tìm thấy trong đu đủ, có tên BITC, là cơ sở cho mối liên quan giữa sự điều chỉnh của sự tái tạo và chết đi của tế bào. Khi tế bào ung thư chết đi, chúng sẽ không còn là vấn đề nữa.
Một số bài thuốc từ hoa Đu Đủ:
1 – Điều trị ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư tiền liệt tuyến.
Hoa đu đủ đực phơi khô, sao vàng hạ thổ, dùng trong 1 tháng với liều lượng : 100gr hoa đủ đực, 2 lít nước sắc còn 3 chén, uống làm 3 lần trong ngày trước hoặc sau khi ăn.
Kết hợp với một số dược liệu như Xáo tam phân, nấm lim xanh, xạ đen để có kết quả tốt hơn.
2- Chữa đái buối, rắt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ kết hợp với các vị thuốc
Dùng 40g hoa đu đủ đực, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắcvới 1lít nước cô đặc, chia làm 3 lần uống vào lúc đói bụng.
3- Điều trị  sỏi thận
Dùng 30g hoa của cây đu đủ đực, giã nhỏ, đem nấu sôi lên, lọc cặn và uống hàng ngày.
4- Chữa ho, viêm cuống phổi, mất tiếng
Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. giã nhuyễn cho thêm nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày.
5- Chữa ho gà
Hoa đu đủ đực 20g, sao vàng; vỏ quýt lâu năm 20g; vỏ rễ dâu 20g, tẩm mật sao; bách bộ 12g; phèn phi 12g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn, ngày uống 3 lần: trẻ em 1-5 tuổi, mỗi lần 1-4g; 6-10 tuổi, mỗi lần 5 – 8g.
6- Chữa ho kèm theo mất tiếng
Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g. Tất cả để tươi, nghiền nát rồi hòa với 20 ml nước, thêm ít mật ong hoặc đường cát trộn đều, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng trong 3 – 5 ngày.
( Thegioilamdep.net – Sưu tầm )

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét