(Thethaovanhoa.vn) - Nếu
không có cơn mưa xối xả và mặt sân trở thành bãi lầy, chắc chắn U22
Việt Nam sẽ ghi được nhiều bàn thắng hơn nữa. Nhưng, như thế cũng đủ đền
đáp hàng triệu trái tim người hâm mộ.
Ở những buổi tập cuối cùng của U22 Việt Nam, trời mưa to đã ảnh
hưởng rất lớn đến điều kiện tập luyện. Đó cũng là nỗi lo của HLV Hữu
Thắng trước trận gặp U22 Timor Leste.
Nỗi lo đó đã hiện hữu khi mưa to kéo dài hàng giờ liền khiến sân
Thống Nhất ngập cục bộ. Theo “Còi Vàng 2016”, Nguyễn Ngọc Châu, dưới
điều kiện thời tiết bất lợi thì quyết định hoãn hay thi đấu phụ thuộc
vào quyết định của trọng tài chính.
Cuối cùng, trọng tài người Đài Loan (Trung Quốc), Yu Ming Hsun vẫn
quyết định để trận đấu thi đấu tiếp. Tuy nhiên, dưới điều kiện trời mưa,
sân sũng nước, U22 Việt Nam đã không thể triển khai thế trận, áp đặt
lối chơi lên đối phương.
Với điều kiện thời tiết như vậy, lối chơi dựa vào sức mạnh, sự tỳ
đè của U22 Timor Leste lại gặp lợi thế. Lợi thế đó được phát huy khi
ngay phút thứ 4, tiền đạo của U22 Timor Leste tận dụng sức mạnh vượt qua
hai hậu vệ chủ nhà để sục bóng vào cho đồng đội, Monteiro đệm lòng vào
góc xa, thủ môn Tiến Dũng đã bó tay nhưng vũng nước đã cứu thua cho đội
nhà.
Tình huống thoát thua là đòn cảnh tỉnh cho U22 Việt Nam khi trong
thế buộc phải thắng đậm sau khi U22 Hàn Quốc đè bẹp U22 Macau tới 10
bàn! Thế nhưng, lối chơi bóng ngắn, phối hợp nhỏ của U22 Việt Nam bị ảnh
hưởng rất nhiều và buộc lòng các cầu thủ phải sục bóng rồi đá bóng
bổng. Trong khi đó, những pha tranh chấp tay đôi ở hiệp 1 của U22 Việt
Nam thường thua thiệt đối thủ, buộc phải phạm lỗi nhiều lần. Lối chơi mà
HLV Hữu Thắng muốn xây dựng bóng ngắn với nòng cốt các cầu thủ HAGL khi
có tới 5 cầu thủ phố Núi xuất phát trong đội hình bị phá sản. Thật may,
trong bối cảnh chưa có nhiều đột biến thì ở phút thứ 18, Hà Đức Chinh
chớp thời cơ ghi bàn mở tỷ số cho U22 Việt Nam.
Bước ngoặt mang tên Quang Hải
Sang hiệp 2, trời đã ngớt mưa, mặt sân không còn nhiều vũng nước.
Thế nhưng, điều kiện thời tiết sân trơn, bóng ướt ảnh hưởng đến lối chơi
sở trường bóng ngắn đặc trưng của U22 Việt Nam.
HLV Hữu Thắng đánh giá cao các cầu thủ U20 Việt Nam bởi sự tự tin và phẩm chất kỹ thuật tốt.
Tuy nhiên, công bằng để nhìn nhận, dù “ông trời”
không chiều lòng song lối chơi của chủ nhà vẫn thiếu sự sắc bén. Nhiều
pha phối hợp nhỏ thiếu sự kết dính, không được vận hành trơn tru. Để tạo
sự đột biến, những đường chuyền dài vượt tuyến được sử dụng nhưng không
chính xác.
Trong tình cảnh bế tắc, sự xuất hiện của Quang Hải từ băng ghế dự
bị đã thổi luồng gió mới vào lối chơi của U22 Việt Nam. Chưa đầy 5 phút
xuất hiện trên sân, Quang Hải đặt dấu giày trong cú đúp của Công Phượng ở
phút 68 và 71 để giúp U22 Việt Nam giải tỏa sức ép.
Sự góp mặt của tiền vệ thuộc biên chế Hà Nội FC không chỉ giúp U22
Việt Nam có thêm bàn thắng mà lối chơi khởi sắc rất nhiều. Độ nguy hiểm
trong các pha lên bóng ngày càng tăng với cái chân trái khéo léo, có thể
gây đột biến của tiền vệ nhỏ con này.
Rất nhiều cơ hội được tạo ra và bàn thắng của Tuấn Anh ở phút 88
đưa U22 Việt Nam gần hơn đến VCK U23 châu Á 2018 tại Trung Quốc.
Một trận đấu mà U22 Việt Nam thể hiện đúng đẳng cấp cùng khả năng
ghi bàn trở lại. Tất cả mở ra hy vọng về chặng đường khó khăn sắp tới
với những mục tiêu cao hơn cho thầy trò HLV Hữu Thắng.
U22 Hàn Quốc - U22 Macau: 10-0
Đẳng cấp quá chênh lệch
U22 Hàn Quốc không có đội hình mạnh nhất song họ
là ứng viên sáng giá cho ngôi vị đầu bảng I. Sức mạnh của đội bóng trẻ
xứ Kim chi đã được thể hiện khi họ dễ dàng đèp bẹp đội bóng “tí hon” U22
Macau với tỷ số 10-0 để tạm thời giữ ngôi đầu bảng I.
Trần Khánh
Thể thao & Văn hóa
Hủ tiếu Thanh Xuân: Hơn 70 năm gìn giữ một hương vị mê hoặc người Sài Gòn
Món hủ tiếu khô chan nước sốt ăn kèm với bánh Pate chaud giòn rụm vừa
quen vừa lạ khiến không ít người Sài Gòn mê mẩn. Dù đã hơn 70 năm trôi
qua, quán Thanh Xuân vẫn luôn giữ được nét riêng không lẫn với bất cứ
quán ăn nào ở thành phố này.
Thanh xuân của một đời người trôi qua như chớp mắt, nhưng "thanh
xuân" của một thương hiệu thì cứ tồn tại mãi trong lòng người dù bao
tháng năm, bao đổi thay của thời cuộc. Hơn 70 năm trôi qua, nhưng cái
hương vị đặc trưng của hủ tiếu Thanh Xuân vẫn cứ mê hoặc người ta mãi.
Để rồi dù có đi đâu đó lâu lắm mới về Sài Gòn, người ta cũng phải tìm
bằng được cái quán hủ tiếu nhỏ kế bên chùa Chà năm xưa.
Tiệm hủ tiếu Thanh Xuân hơn 70 năm ở Sài Gòn.
Món hủ tiếu khô ăn kèm bánh Pate chaud trứ danh Sài Gòn một thời
Sài
Gòn ngày trước nhỏ xíu chỉ gói gọn trong mấy quận nội thành, thế nên
hầu như ai cũng biết đến danh tiếng của tiệm hủ tiếu Thanh Xuân. Người
thân thuộc thì gọi quán với cái tên dân dã hơn là hủ tiếu Chùa Chà, vì
quán nằm kế bên ngôi chùa Ấn Giáo do cộng đồng người Chà Và lập nên.
Ngôi chùa Ấn Giáo trên đường Tôn Thất Thiệp.
Ông
Thanh (58 tuổi, chủ quán) cho biết quán do ông ngoại của ông là Đỗ Văn
Khuê lập ra vào năm 1946 sau khi chạy giặc từ Mỹ Tho lên Sài Gòn. "Vì
là cháu út, được cưng nhất nhà nên ông ngoại lấy tên cháu đặt thành tên
tiệm luôn. Tui tên là Xuân Thanh, tiệm thì tên là Thanh Xuân" - ông Thanh tâm sự.
Ông
Khuê trước vốn là nhà giáo, hồi mới lên Sài Gòn ông được những người
Chà cho ở tạm trong một căn nhà ở con hẻm kế bên chùa Ấn Giáo trên đường
Tôn Thất Thiệp. Quán hủ tiếu được mở ra, đặt ngay trước cổng vào con
hẻm để tiện trông coi nhà cửa giùm những gia đình người Chà Và đang sinh
sống trong hẻm.
Quán bán ở ngày đầu hẻm.
Tiếng
lành đồn xa, món hủ tiếu tôm cua của ông Khuê nổi danh khắp Sài Gòn,
Thời đó quán bày biện bàn ăn dài hết con hẻm ra tới ngoài đường mà không
đủ chỗ cho khách đến ăn. Nổi tiếng nhất là món hủ tiếu khô.
Bàn ghế được xếp dọc theo con hẻm.
Hủ
tiếu khô của tiệm Thanh Xuân không giống với hủ tiếu khô của người Hoa ở
Chợ Lớn. Chủ quán chan lên sợi hủ tiếu một loại nước sốt đặc biệt được
làm từ cà chua khiến sợi mỳ đậm đà hơn. Khi tôi hỏi về bí quyết của loại
nước sốt này thì cô chủ quán chỉ cười cười bảo làm cũng dễ à.
Một loại nước sốt đặc trưng của quán được chan lên hủ tiếu.
Một
điểm thú vị nữa là món hủ tiếu khô ở đây được ăn kèm với bánh Pate
chaud. Sợi hủ tiếu dai dai đậm đà hoà với bánh Pate chaud bùi bùi giòn
rụm khiến thực khách thật sự thích thú với cách chế biến rất Sài Gòn
này.
Bánh Pate chaud được xé nhỏ trộn với hủ tiếu, đây là món ăn khá phổ biến của giới công chức Sài Gòn xưa.
Một
điều mà ít người biết đó là bánh Pate chaud có tên tiếng Pháp nhưng là
một sáng tạo của ẩm thực Việt Nam. Bánh được biến tấu từ bánh Pâte
feuilletée của Pháp, vỏ bánh làm từ bột nghìn lớp (puff
pastry dough) và nhân là một món pate gồm có thịt băm, gan heo, hành
tây, gia vị và một ít hạt tiêu. Người Việt thường đọc tên bánh là Pateso. Pate
ở đây chỉ đơn thuần là nhân bánh sẽ có mùi thơm của pate và chữ "sô" là
cách đọc từ chữ "chaud" từ tiếng Pháp. "Chaud" có nghĩa là nóng. Có lẽ
vì vậy mà bánh ăn ngon nhất khi vừa mới nướng.
Toàn
bộ bánh bán trong ngày đều do tiệm Thanh Xuân tự tay làm. Làm loại bánh
này khá kỳ công nên mỗi ngày tiệm chỉ bán tầm 100 cái, thực khách nào
đi ăn trễ thì đành "mất phần".
Tôm và cua là nguyên liệu chính làm nên tô hủ tiếu.
Trân trọng tấm áo bà ba dung dị giữa lòng Sài Gòn
Ngày
nay hàng quán sang trọng mọc lên như nấm, thực khách có nhiều lựa chọn
hơn, thế nên quy mô tiệm Thanh Xuân thu hẹp dần. Thế nhưng những ai yêu
hồn Việt trong ẩm thực vẫn luôn tìm đến tiệm nhỏ kế bên chùa Chà mỗi khi
có dịp.
Thực khách quen vẫn tìm đến quán.
Ngày thường quán mở bán từ 6h30 sáng sớm đến 1 - 2h chiều, ngày cuối tuần thì bán đến tận tối. Cô Tươi kể: "Mình
bán vậy chớ hổng có dám nghỉ, nhiều bữa có khách quen từ nước ngoài về
tìm, người ta ở Việt Nam được có mấy hôm mà đến không được ăn hủ tiếu
nên buồn thiu".
Cô Tươi là vợ của chú Thanh, từ hồi lấy chú cô về chăm lo cho tiệm hủ tiếu đến bây giờ.
Cô
chỉ lên cái biển hiệu đã úa màu thời gian và bảo nhiều người nước ngoài
thích cái bảng hiệu này lắm, hỏi mua mấy lần nhưng cô chú không bán, vì
giờ tìm đâu ra người vẽ được cái kiểu chữ như ngày xưa. Cũng nhờ vậy mà
70 năm qua tiệm Thanh Xuân vẫn cứ vẹn nguyên như ngày đầu, dù bao biến
cố lịch sử xảy ra.
Bảng hiệu hơn 70 năm vẫn còn xài tốt.
Tiệm
Thanh Xuân giữ được cái chất cũng là nhờ người bán vẫn giữ được bản
sắc. Cũng như cái cách mà cô Tươi (vợ của chú Thanh) vẫn bận bộ bà ba
chân phương, vấn mái tóc đơn giản như các bà các cô thời trước mỗi khi
đứng bán hàng. Cô bảo bận bà ba quen rồi bận quần áo tây phương không
quen, dẫu cho thời buổi này tìm được một tiệm may bà ba đúng kiểu ở đất
Sài Gòn đâu có dễ gì.
Cô Tươi vẫn luôn giữ được nét thanh tao giản dị của người Sài Gòn.
Dù
đã qua cái thời vàng son huy hoàng, nhưng tiệm Thanh Xuân vẫn cứ lặng
lẽ tồn tại trong lòng những người con đất Sài thành. Nhiều người yêu
thích món Âu, món Nhật, thích ngồi ăn trong những quán sang trọng có máy
lạnh phả phà phà mát rượi, còn riêng tôi vẫn cứ thích cái thanh nhàn
của những buổi sáng không vội, ngồi thưởng thức tô hủ tiếu mang phong vị
của xứ mình, nhìn cô chủ quán cười thiệt hiền trong bộ bà ba dung dị. Ở
đây Sài Gòn lắm!
Có những buổi sáng rất Sài Gòn bên quán Thanh Xuân
Người nước ngoài tử vong bất thường tại thẩm mỹ viện ở Sài Gòn
03:13 20/07/2017
Người đàn ông ngoại quốc đến thẩm mỹ viện Việt Thành trên đường Sư Vạn
Hạnh (TP.HCM) để hút mỡ bụng và bất ngờ xảy ra sự cố dẫn đến tử vong.
Người nước ngoài tử vong khi hút mỡ bụng tại thẩm mỹ viện ở Sài Gòn Người đàn ông ngoại quốc khoảng 60 tuổi đến viện thẩm mỹ Việt Thành để hút mỡ bụng và đột tử.
Rạng sáng 20/7, Công an quận 10 phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ
của Công an TP.HCM đã khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân
chứng, điều tra nguyên nhân tử vong của người đàn ông ngoại quốc tại
thẩm mỹ viện trên địa bàn.
Công an làm việc với đại diện thẩm mỹ viện Việt Thành. Ảnh: Thái Linh.
Thông tin ban đầu, chiều 19/7, người đàn ông ngoại quốc khoảng 60
tuổi đến viện thẩm mỹ Việt Thành nằm trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10) để
hút mỡ bụng.
Trong lúc các nhân viên thực hiện ca phẫu thuật thì xảy ra sự cố,
người đàn ông bất ngờ tử vong. Sự việc ngay lập tức được trình báo cơ
quan chức năng.
Thẩm mỹ viện nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Thái Linh.
Công an quận 10 phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ đã có mặt khám
nghiệm hiện trường. Thi thể nạn nhân sau đó đã được đưa về trung tâm
pháp y để phục vụ công tác điều tra.
Viện thẩm mỹ Việt Thành là phòng khám chuyên khoa ngoài giờ, đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ.
Vị trí phòng thẩm mỹ viện Việt Thành. Ảnh: Google Maps.
Trung Quốc mạnh cỡ nào nếu chiến tranh tổng lực với Ấn Độ?
Thứ Tư, ngày 19/07/2017 19:00 PM (GMT+7)
Số lượng chiến đấu cơ đông đảo cùng năng lực tên lửa chiến lược vượt
trội là hai loại vũ khí hàng đầu Trung Quốc có thể dùng để tung vào một
cuộc chiến tranh tổng lực với Ấn Độ.
Quân đội Trung Quốc tuy đông đảo nhưng vẫn đang trong giai đoạn hiện đại hóa toàn diện.
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thành lập năm 1972, bao gồm
lục quân, hải quân, không quân, pháo binh và cảnh sát vũ trang là lực
lượng nòng cốt bảo vệ Trung Quốc.
Trung Quốc quy định công dân từ 18-49 tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Do số lượng người tình nguyện gia nhập PLA mỗi năm đều cao nên Bắc Kinh
không bắt buộc mọi công dân phải nhập ngũ.
Mặc dù là lực lượng có quân số đông đảo nhất thế giới nhưng quân đội
Trung Quốc chỉ mới đang trong quá trình hiện đại hóa, với ngân sách quốc
phòng 152 tỷ USD.
Dưới đây là đánh giá của Global Fire Power về năng lực quân sự Trung Quốc. Không quân
Trung Quốc giới thiệu chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 hồi đầu năm nay.
Không quân Trung Quốc (PLAAF) thành lập năm 1949 với 400.000 người,
là lực lượng đông đảo nhất ở châu Á. PLAAF hiện vẫn đang trong giai đoạn
loại bỏ các máy bay cũ từ thế kỷ trước để biên chế các chiến đấu cơ mới
hiện đại và không chiến tốt hơn.
PLAAF có tổng cộng 2.955 máy bay, bao gồm 1.271 chiến đấu cơ, 782 máy
bay vận tải và 912 trực thăng. Trung Quốc tự chế tạo các loại chiến đấu
cơ nội địa như Shenyang J-11, J-31 và Chengdu J-10, J-20.
Nhưng các mẫu chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này đều mua từ Nga
như Sukhoi Su-30MKK, Su-35. Trung Quốc cũng sở hữu phi đội ném bom chiến
lược tầm xa Xian H-6K, H-8 và H-20. Đây là các máy bay ném bom Trung
Quốc tự sản xuất dựa trên bản quyền thiết kế của Nga.
Giới chuyên gia đánh giá, Trung Quốc không chỉ có số lượng chiến đấu
cơ gấp đôi Ấn Độ mà các phi đội máy bay này còn dễ dàng chiếm ưu thế ở
khu vực biên giới phía tây với Ấn Độ nhờ các sân bay quân sự ở Tây Tạng,
Tân Cương.
Nhưng các máy bay này cũng không thể tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ vì
phạm vi hoạt động hiệu quả hạn chế. Các chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung
Quốc như J-20, J-31 đều là mẫu máy bay mới nhất mà Ấn Độ không có phiên
bản đối trọng tương ứng. Hải quân
Tàu ngầm hạt nhân Type 094 của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc (PLAN) là lực lượng yếu nhất bởi Bắc Kinh chỉ mới tập trung phát triển hải quân được hơn một thập kỷ qua.
Lực lượng tàu chiến Trung Quốc đông đảo với 714 tàu nhưng hầu hết đều
đã lỗi thời. Bắc Kinh hiện chỉ có 5 tàu ngầm hạt nhân nhưng chỉ 4 tàu
Type 094 lớp Jin, lượng giãn nước 11.000 tấn là đủ khả năng tung đòn tấn
công hạt nhân.
Tàu sân bay Liêu Ninh nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên
của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, nếu chiến tranh với Ấn Độ nổ ra,
khả năng tàu sân bay này trải qua hành trình dài đến Ấn Độ Dương là
điều bất khả thi.
Trung Quốc vẫn phải chờ đợi vào tàu sân bay nội địa hiện đại và các tàu khu trục lớn nhất châu Á Type 055. Lục quân
Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm số binh sĩ thường trực xuống còn 1 triệu người.
Lục quân Trung Quốc hiện vẫn là lực lượng đông đảo nhất trên thế giới
với 2,3 triệu quân chính quy. Bắc Kinh trong tương lai có kế hoạch cắt
giảm con số này xuống 1 triệu người.
Quân đội Trung Quốc dày dạn kinh nghiệm chiến trường, từng trải qua
nội chiến, Thế chiến 2, chiến tranh Triều Tiên và các cuộc chiến tranh
biên giới.
Phương tiện chiến đấu của lục quân cũng hết sức đông đảo với 6.457 xe
tăng chiến đấu chủ lực, đáng chú ý nhất là hơn 1.000 chiếc Type 99 hiện
đại nhất.
Trung Quốc cũng sở hữu 4.788 xe chiến đấu bộ binh, 1.710 pháo tự hành, 6.246 lựu pháo và 1.770 ống phóng rocket.
Giống như trong chiến tranh biên giới Ấn Độ năm 1962, Bắc Kinh nhiều
khả năng sẽ không tận dụng ưu thế bộ binh trước quân đội Ấn Độ vì địa
hình núi cao hiểm trở và các tuyến đường nối liền biên giới vẫn còn khá
sơ sài. Vũ khí hạt nhân
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A của Trung Quốc.
Theo thống kê của tổ chức kiểm soát vũ khí, Trung Quốc hiện có 270 vũ khí hạt nhân.
Loại tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn tới
15.000km, đạt tốc độ tối đa 30.000 km/giờ và mang theo 10 đầu đạn hạt
nhân.
Trung Quốc cũng vượt trội hơn Ấn Độ khi sở hữu các hệ thống đánh chặn
tên lửa đạn đạo, ngăn các mối đe dọa tầm xa bay đến lãnh thổ Trung
Quốc.
Các chuyên gia nhận định, đòn tấn công hạt nhân của Trung Quốc chắc
chắn sẽ mạnh mẽ và gây thiệt hại nhiều hơn so với vũ khí hạt nhân Ấn Độ.
Cuối cùng, các tàu ngầm Trung Quốc cũng có thể phóng 90 quả tên lửa
đạo đạo từ dưới mặt nước (SLBM), khiến Ấn Độ không kịp có thời gian để
phản ứng.
ANTD.VN - Quá
trình dùng xe máy đèo bé M. vào buổi tối, đối tượng Huy nảy ý đồ đồi bại.
Ngày 19-7, CQĐT CAH Kiến Thuỵ, Hải Phòng cho biết, đơn vị đã thực
hiện lệnh bắt đối với Nguyễn Quốc Huy (23 tuổi), trú tại phường Minh
Đức, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng, để điều tra về hành vi Hiếp dâm trẻ em.
Đối tượng Huy
Nạn nhân trong vụ án này là cháu M., 15 tuổi, ruột thịt một người quen của Huy.
Theo tài liệu điều tra, tối 14-7, Huy đến nhà bạn thân là anh Quang
chơi. Tại đây, Huy gặp cháu M. (15 tuổi, là em ruột anh Quang). Biết
cháu M. có việc sang xã bên cạnh, Huy chủ động bảo với bố mẹ anh Quang
chở cháu M. đi cho an toàn.
Trên
đường đi, đối tượng nảy sinh ý định đen tối, gạ cháu M. cầm lái xe nhằm
tìm cơ hội để thực hiện hành vi đồi bại. Đến khu vực vắng người, Huy
bảo cháu M. dừng xe rồi bất ngờ dùng vũ lực thực hiện hành vi đồi bại.
Đêm hôm ấy, cháu M. về nhà và kể lại sự việc với bố mẹ. Gia đình lập
tức làm đơn trình báo, tố cáo Nguyễn Quốc Huy đến cơ quan Công an. CQĐT
CAH Kiến Thuỵ đã triệu tập Nguyễn Quốc Huy, tổ chức đấu tranh buộc đối
tượng phải khai nhận hành vi phạm tội.
Tướng Thái bị kết tội trong vụ án buôn người lớn nhất lịch sử
18:30 19/07/2017
Tòa án Thái Lan ngày 19/7 đã tuyên án đối với ít nhất 21 người trong
phiên xét xử buôn người lớn nhất trong lịch sử nước này. Trong số đó có
một vị tướng quân đội.
Al Jazzera cho biết tính tới tối ngày 19/7, 21 trong số 103
bị cáo đã bị tuyên tội buôn người, một số người còn kèm theo tội tổ chức
tội phạm xuyên quốc gia, giam giữ người đến chết và hiếp dâm.
Trong số đó, Thượng tướng Manas Kongpaen bị kết tội buôn người và
nhận hối lộ. Pajjuban Aungkachotephan, một doanh nhân và là cựu chính
trị gia ở tỉnh miền Nam Satun, được xem là nhân vật chủ chốt trong mạng
lưới buôn người. Aungkachotephan cũng bị tuyên có tội.
Nhiều cảnh sát, chính trị gia địa phương tại Thái Lan và công dân Myanmar nằm trong số 103 người bị xét xử.
Thượng tướng Manas Kongpaen (giữa). Ảnh: Reuters.
Vụ việc nổ ra vào năm 2015 sau khi 36 thi thể được phát hiện trong
một khu mộ ở miền Nam Thái Lan. Từ đó, giới chức Thái Lan khám phá ra cả
mạng lưới buôn người Rohingya, cộng đồng người thiểu số sống tại
Myanmar và Bangladesh. Bọn buôn người giữ những người Rohingya, vốn đang
chạy trốn sự đàn áp tại Myanmar, trong các trại dựng giữa rừng, chờ
ngày chuyển đến Malaysia.
Giới chức Thái Lan cho rằng những kẻ buôn người đã giữ người Rohingya
trong rừng như con tin cho đến khi gia đình họ trả tiền chuộc. Nhiều
người đã không bao giờ được chuộc về.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng vụ án này chỉ là "phần nổi của tảng
băng chìm", các đường dây buôn người Thái Lan vẫn tồn tại và mang lại
món lợi lớn cho những kẻ tham gia. Chính phủ Thái Lan bác bỏ các cáo
buộc này.
Trong khi đó, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha, người đứng đầu chính quyền
quân sự Thái Lan, kêu gọi người dân không chỉ trích quân đội vì vụ việc
này.
"Có rất nhiều người trong mạng lưới buôn người. Đừng đánh đồng tất cả binh sĩ của đất nước này làm một", Reuters dẫn lời Thủ tướng Chan-ocha nói ngày 19/7.
Vụ dẫn độ nhà sư ăn chơi khét tiếng từ Mỹ về Thái Lan không phải là
lần đầu tiên đất nước chùa tháp choáng váng vì những bê bối ăn chơi sa
đọa của các nhà sư.
Cách đây ít ngày, tờ Bangkok Post đưa tin, nhà sư Wirapol Sukphol, 38
tuổi, sẽ chính thức bị dẫn độ từ Mỹ về Thái Lan. Đây được xem là nhà sư
ăn chơi khét tiếng tại đất nước chùa tháp. Wirapol không phải là nhà sư
hiếm hoi tại Thái Lan khét tiếng ăn chơi. Sau đây là chân dung một số
nhà sư tai tiếng như vậy: Nhà sư mê ô tô hạng sang
Chiếc Mercedes cổ đời 1958.
Tháng 3.2016, chính quyền Thái Lan đưa ra lệnh bắt giữ khẩn cấp nhà
sư Somdet Chuang vì khối tài sản khổng lồ. Somdet Chuang là nhà sư có
cấp bậc cao nhất bị bắt giữ vì cáo buộc sở hữu bộ sưu tập ô tô hoành
tráng chưa rõ nguồn gốc. Trong số này có chiếc Mercedes-Benz từ năm
1958. Đây là một trong 65 chiếc xe duy nhất được sản xuất trên thế giới.
Nhà sư Somdet là một người nổi tiếng trong một nhánh nhỏ của nền Phật
giáo Thái Lan. Nhánh này tôn sùng chủ nghĩa vật chất. Chiếc ô tô của
nhà sư Somdet chỉ là một phần trong viện bảo tàng xe hơi tại đền Wat
Paknam tại thủ đô Bangkok. Cảnh sát Thái Lan đã tịch thu toàn bộ hiện
vật.
Nhà sư Somdet Chuang là người có cấp bậc cao nhất bị khởi tố.
Khi bị bắt, nhà sư Somdet không chấp thuận trả lời câu hỏi của điều
tra viên mà tuyên bố chỉ gửi câu trả lời dưới dạng thư tay qua luật sư.
“Đây là vụ án hình sự nhưng ông ấy không đồng ý trả lời câu hỏi”, Bộ
trưởng Tư pháp Paiboon Koomchaya nói.
Sau khi lệnh bắt giữ đưa ra từ năm ngoái, tới nay nhà sư Somdet
Chuang vẫn không tham gia bất kì phiên tòa xét xử nào. Tầm ảnh hưởng của
nhà sư này quá lớn nên bất kì khi nào cảnh sát có mặt, hàng ngàn tín đồ
lại xuất hiện và biểu tình phản đối lực lượng hành pháp. Nhà sư "đa cấp" bị 4.000 cảnh sát vây bắt
Nhà sư Dhammachayo (giữa).
Cũng trong năm 2016, nhà sư Dhammachayo, trụ trì chùa Dhammakaya do
chính ông này sáng lập, bị 4.000 cảnh sát Thái Lan vây bắt nhưng vẫn
trốn thoát. Ông ta xây dựng thành công ngôi chùa của mình bằng hệ thống
cấp bậc giống hệt quân đội. Tờ Bangkok Post mô tả việc phát triển tín đồ
ở đây chẳng khác gì hệ thống bán hàng đa cấp.
Tiến sĩ Mano Laohavanich, giảng viên Đại học Thammasart và thành viên
chủ chốt của Ủy ban Cải cách Phật giáo, nói rằng trong các đại lễ mà
Dhammachayo tham dự, chỗ ngồi được sắp xếp dựa trên cấp bậc. Các Phật tử
có thể mua được vị trí ngồi với giá từ 1.000 tới cả triệu baht. Người
ít tiền sẽ ngồi vòng ngoài còn nhiều tiền thì ngồi vòng trong.
Với mỗi tín đồ giới thiệu người mới, họ sẽ được hưởng lãi suất ưu
đãi nếu có nhu cầu vay tiền. Mô hình hoạt động đa cấp này nhanh chóng
được những người dân nhẹ dạ, cả tin ủng hộ. Nhiều người thậm chí hiến
đất cho Dhammachayo.
Ngôi chùa như phi thuyền vàng của nhà sư Dhammachayo.
Chùa được xây dựng năm 1970 nhưng chỉ sau 3 năm, quy mô của chùa đã
mở rộng lên gấp 3. Số tiền này được các tín đồ Phật giáo, chủ yếu là
người trẻ có học vị cao ủng hộ. Tuy không phải là người ăn chơi theo
kiểu chưng diện, nhưng Dhammachayo có cách riêng của mình. Ông ta đầu tư
1 tỉ USD xây dựng một ngôi chùa cực lớn hình phi thuyền không gian, với
1 triệu tượng Phật mạ vàng. Quy mô của ngôi chùa khiến người ta choáng
váng khi tận mắt chứng kiến.
Dhammachayo tự xây dựng kênh truyền hình vệ tinh của riêng mình để
truyền trực tiếp cho các tín đồ. Đây là kênh truyền thông quan trọng của
Dhammachayo vì ông ta muốn vươn hệ thống chùa của mình ra toàn cầu. Đến
nay, Wat Dhammakaya vẫn là ngôi chùa giàu có và xa hoa nhất Thái Lan.
Toàn thế giới hiện có hơn 130 ngôi chùa được nhà sư Dhammachayo quản lý.
Bê bối lớn nhất với nhà sư này là nhận số tiền 1,2 tỉ baht (34 triệu
USD) từ một chủ ngân hàng biển thủ công quỹ và gửi vào chùa năm 2009.
Chính quyền yêu cầu nhà sư Dhammachayo trình diện và khai báo về tình
hình tài chính nhưng không được hợp tác. Nhà sư ăn chơi nhất Thái Lan
Nhà sư Wirapol trên một chuyên cơ.
Nhà sư Wirapol Sukphol, 38 tuổi được đánh giá là người tu hành ăn
chơi nhất đất nước Thái Lan. Pong-in Intarakhao, chỉ huy nhóm điều tra
nhà sư Wirapol, nói: “Tôi chưa từng gặp nhà sư nào phạm nhiều tội như
Wirapol”. Theo ước tính, nhà sư trẻ tuổi này sở hữu số tiền hơn 32 triệu
USD.
Nhà sư Wirapol nổi tiếng với tài thu hút người khác bằng giọng nói
truyền cảm, ấm áp. Tất cả số tiền kiếm được, ông ta dùng vào mục đích ăn
chơi, hưởng lạc và mua sắm đất đai. Ông có 10 khu đất đứng tên người
thân và một căn biệt thự ở California.
Wirapol sở hữu tới 22 chiếc Mercedes.
Ông ta thường sử dụng siêu xe Rolls-Royce Phantom khi di chuyển và
đoàn tháp tùng có thể lên tới trăm chiếc. Wirapol còn đổ tiền mua 22
chiếc Mercedes, trị giá hơn 3 triệu USD. Phi công Pioya Tregalnon nói
rằng dù mỗi chuyến chuyên cơ tốn 300.000 baht nhưng nhà sư Wirapol luôn
trả bằng tiền mặt. “Ông ta có một tay nải, đựng đầy tờ 100 USD”.
Cách đây ít ngày, Wirapol bị cảnh sát Thái Lan dẫn độ từ Mỹ về nước
với cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, lừa đảo và rửa tiền.
Dân trí "Khi tôi hỏi bé trai học lớp 9 rằng làm sao
cháu thoát ra ngoài được, nó nói là cháu đi chơi điện tử về gọi mãi
không ai mở cửa nên đã sang nhà người thân ngủ nhờ. Lúc cháy tôi còn
nghe thấy cháu gái 17 tuổi đứng ở ban công kêu cứu to lắm..." - nhân
chứng vụ cháy nhà 4 tầng ở phố Vọng (Hà Nội) làm 2 người tử vong kể lại. >> Hà Nội: Cháy nhà 4 tầng lúc rạng sáng, 2 mẹ con tử vong
Trước đó, như đã đưa tin, khoảng 2h sáng nay (19/7), một vụ cháy
lớn đã xảy ra tại ngôi nhà 4 tầng tại số 48, ngõ 41 phố Vọng (Hai Bà
Trưng, Hà Nội) khiến 2 mẹ con tử vong.
Thời điểm ngôi nhà trên bị cháy, một người phụ nữ đã tự thoát ra ngoài, một cháu gái 17 tuổi được lực lượng PCCC cứu sống.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, vào lúc 8h30 sáng nay,
ngôi nhà bị cháy được phong tỏa, niêm phong. Lực lượng chức năng đang
tiến hành thu thập thông tin từ các nhân chứng xung quanh để phục vụ
công tác điều tra, làm rõ vụ cháy.
Ngôi nhà cháy được phong tỏa, niêm phong để phục vụ công tác điều tra.
Trao đổi với phóng viên, bà Dương Thị Nga (54 tuổi), nhà gần hiện
trường vụ cháy cho biết, thời điểm ngôi nhà trên bị cháy có 4 người phụ
nữ ở bên trong (một bà cụ 81 tuổi, một phụ nữ 49 tuổi, một phụ nữ 44
tuổi, một cháu gái 17 tuổi).
Bà Nga kể lại diễn biến vụ cháy cho phóng viên.
"Lúc đó tôi nghe thấy tiếng kêu cứu rất to của cháu gái ở ban công,
tôi chạy ra xem thì khói lửa bốc lên nghi ngút. Nhiều người hàng xóm
cũng dậy và chạy ra tìm cách dập lửa nhưng không được. Một lúc sau lực
lượng PCCC đến, họ đã phải dùng xà beng phá cửa ngôi nhà để phun nước
vào trong" - bà Nga kể lại.
Cũng theo bà Nga, khi xác định được vị trí của các nạn nhân, lực
lượng PCCC đã leo lên tầng 3 dùng dụng cụ phá khung sắt và cứu được cháu
bé 17 tuổi. Còn người phụ nữ 44 tuổi đã leo lên tầng 4 và tự thoát sang
nhà hàng xóm.
Bà Nga kể tiếp: "Hai nạn nhân còn lại trong ngôi nhà không thoát ra
được nên đã tử vong. May mắn có cháu trai học lớp 9 là con người phụ nữ
44 tuổi do đi chơi điện tử về muộn gọi không ai mở cửa nên đã sang người
nhà ngủ nhờ nên thoát nạn. Khi tôi hỏi cháu bé, nó nói "bác và bà ngoại
cháu bị chết rồi" mà tôi rơi nước mắt, nghĩ mà thương cho hai mẹ con cô
ấy". Bất lực nhìn ngôi nhà cháy
Một nhân chứng khác sống tại ngôi nhà gần đối diện với hiện trường vụ
cháy chia sẻ thêm: Khi phát hiện ra cháy, nhiều người đã mở cửa chạy ra
tìm cách dập lửa nhưng bất thành vì ngọn lửa bốc lên quá dữ dội. Mặt
khác, ngôi nhà cháy khóa cửa nên rất khó để dập ngọn lửa bên trong.
"Tôi có mang bình chữa cháy mini ra phun vào nhà nhưng không thể nào
dập được ngọn lửa. Đám cháy phát ra từ tầng một, tại đây có rất nhiều
hàng hóa dễ cháy nên lửa bốc lên rất dữ dội. Mọi người cũng chạy ra và
rất nỗ lực tìm cách dập lửa nhưng chúng tôi đều bất lực nhìn ngôi nhà
cháy thiêu chết hai mẹ con cô ấy" - nhân chứng kể lại.
Cũng theo nhân chứng này, thời điểm ngôi nhà trên bị cháy, cũng là lúc lực lượng PCCC đang chữa cháy trong bệnh viện Bạch Mai nên chỉ mấy phút sau xe cứu hỏa đã đến hiện trường để chữa cháy.
Theo quan sát, ngôi nhà bị cháy cao 4 tầng, tầng 1 làm cửa hàng kinh
doanh tạp hóa. Ban công từ 2-4 đều được lắp đặt các khung sắt bịt kín
giống các "chuồng cọp".
Từ tầng 2 đến tầng 4 ngôi nhà cháy đều được hàn khung sắt kín ở khu vực ban công.
Lực lượng PCCC đã phải cắt khung sắt ở ban công 2 ngôi nhà để cứu thiếu nữ 17 tuổi.
Theo các chuyên gia về PCCC, các chung cư và nhà cao tầng thì ở khu
vực ban công và cửa sổ không nên hàn các khung sắt kín như vậy, vì khi
xảy ra hỏa hoạn rất khó thoát ra ngoài, đồng thời lực lượng PCCC cũng
rất khó tiếp cận đám cháy.
Nguyễn Dương
Thông tin mới vụ “giặc ruồi” hoành hành, dân chặn xe vào bãi rác lớn nhất HN
Sau khi lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo, nạn “giặc ruồi” và
những bức xúc của người dân sống gần bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) đã phần
nào được giải quyết.
Nạn giặc ruồi hoành hành khiến cuộc sống của người dân gần bãi rác Nam Sơn đảo lộn.
Chiều tối 19/7, ông Nguyễn Quang Hòa – Chủ tịch UBND xã Nam Sơn cho
hay: “Sau buổi tiếp xúc với người dân lần 2, người dân đã đồng ý dỡ chốt
chắn, cho các xe rác vào bãi rác Nam Sơn”.
Trước đó, từ sáng này 18/7, do ô nhiễm và nạn “giặc ruồi” hoành hành,
người dân xã Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội) đã lập chốt chặn không cho xe
rác vào bãi rác Nam Sơn.
Chiều 18/7, lãnh đạo huyện Sóc Sơn, Khu liên hợp xử lý chất thải Nam
Sơn đã đối thoại với người dân lần 1 về việc khắc phục nạn “giặc ruồi”
và xử lý một số bức xúc trong người dân như: mức đền bù ô nhiễm, hỗ trợ
bảo hiểm ý tế, di dời khỏi vùng ô nhiễm 0-500 mét… Tuy nhiên, do các cam
kết mới chỉ bằng miệng mà không có văn bản nên người dân không cho xe
rác vào bãi đổ rác.
Ngày 19/7, UBND TP Hà Nội cũng đã có ý kiến chỉ đạo về giải quyết những thắc mắc của người dân.
Theo đó, Thành phố quyết giữ lại bãi rác Nam Sơn và giao Sở tài chính
và Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên
quan khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND TP về việc đánh
giá mức độ ô nhiễm không khí tại một số khu xử lý chất thải để điều
chỉnh chính sách hỗ trợ đối với vùng ảnh hưởng môi trường; rà soát báo
cáo UBND TP điều chỉnh mức hỗ trợ ảnh hưởng môi trường cho nhân dân khu
vực vùng ảnh hưởng môi trường.
UBND huyện Sóc Sơn, đẩy nhanh tiến độ di dời các hộ dân trong vùng
ảnh hưởng môi trường bán kính 500 mét; khẩn trường thực hiện các dự án
đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư để di chuyển các hộ dân
thuộc vùng ảnh hưởng môi trường Khu LHXL CT Nam Sơn.
Người dân lập chốt chặn để yêu cầu các cấp chính quyền có biện pháp xử lí thỏa đáng.
Điều chuyển nhiệm vụ thực hiện phun thuốc diệt ruồi, muỗi từ đơn vị
vận hành khu LHXL CT Nam Sơn sang Trung tâm y tế dự phòng huyện Sóc Sơn
và UBND các xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ để thực hiện từ đầu tháng
8.2017. Trung tâm y tế huyện khảo sát, lập kế hoạch, đề xuất kinh phí
thực hiện phun thuốc diệt ruồi, muỗi cho nhân dân các xã Nam Sơn, Bắc
Sơn, Hồng Kỳ đảm bảo hiệu quả không gây phát sinh đột biến.
Sở Y tế, Sở Tài chính phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn thực hiện nâng
mức hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế từ 80% lên 100%, triển khai khám chữa bệnh
định kỳ cho người dân trong khu vực vùng ảnh hưởng môi trường.
Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Sóc
Sơn tăng cường giám sát, thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi
trường Khu LHXL CT Nam Sơn; tăng cường công tác xử lý rác, có biện pháp
che phủ bạt các hồ chứa nước rác hạn chế mùi và tách nước mưa; sử dụng
chế phẩm Redoxy -3C để ngăn mùi phát sinh sau khi thử nghiệm thành công
tại khu Xuân Sơn. Chỉ đạo các đơn vị vận hành trong khu LHXL CT Nam Sơn
phối hợp với xã, thôn, công khai quy đình vận hành để thực hiện giám
sát, việc giám sát cộng đồng phải đảm bảo đúng quy định, an toàn vận
hành bãi.
Không có việc đề nghị kỷ luật cảnh sát chặn xe chở trung tướng Liêm
13:37 19/07/2017
Giám đốc Công an TP Cần Thơ khẳng định chưa nhận được văn bản chỉ đạo
nào từ Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương về đề nghị kỷ luật trung úy
Thành, người chặn xe trung tướng Liêm.
Tối 18/7, trên mạng lan truyền thông tin Ủy ban kiểm tra Quân ủy
Trung ương (Bộ Quốc phòng), đơn vị trung tướng Võ Văn Liêm từng công tác
trước khi nghỉ hưu, có công văn đề nghị Công an TP Cần Thơ kỷ luật
trung úy Nguyễn Văn Thành (người chặn xe chở trung tướng Liêm) vì đã có
cư xử thiếu tế nhị, để lan truyền clip cự cãi, ảnh hưởng hình ảnh người
lính Quân đội nhân dân Việt Nam...
Hình ảnh trích xuất từ máy bắn tốc độ, do
Công an quận Bình Thuỷ cung cấp, chứng minh ôtô chở trung tướng Võ Văn
Liêm chạy quá tốc độ. Ảnh: Công an Bình Thủy.
Trước thông tin trên, Giám đốc Công an TP Cần Thơ khẳng định cơ quan
này chưa nhận được văn bản chỉ đạo nào từ Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung
ương trong việc đề nghị kỷ luật trung úy Nguyễn Văn Thành như thông tin
trên mạng lan truyền.
Trước đó, Công an quận Bình Thuỷ đã cung cấp cho báo chí hình ảnh
chứng minh ôtô chở trung tướng Võ Văn Liêm chạy quá tốc độ. Công an quận
Bình Thuỷ khẳng định sẽ mời tài xế lên làm rõ việc điều khiển phương
tiện chạy quá tốc độ và không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao
thông.
Theo báo cáo của Công an quận Bình Thủy, 11h30 ngày 14/7, tổ tuần tra
giao thông của Công an quận Bình Thủy phát hiện ôtô biển kiểm soát tỉnh
Vĩnh Long chạy từ hướng sân bay Cần Thơ về quận Ninh Kiều vi phạm tốc
độ. Tổ công tác ra hiệu lệnh cho tài xế dừng xe nhưng ôtô vi phạm vẫn
chạy tiếp. Trung úy Nguyễn Văn Thành sau đó dùng môtô đuổi theo và chặn
được khi chiếc xe này gần vào nội ô TP Cần Thơ.
Trong lúc anh Thành yêu cầu tài xế xuống xe xuất trình giấy tờ thì
người cầm lái không chấp hành. Người đàn ông mặc áo màu xanh rêu ngồi
cạnh tài xế tỏ thái độ không đồng tình và liên tục lớn tiếng với trung
úy Thành.
Ông Liêm còn rút ra một thẻ nhựa, rồi đưa vào mặt cảnh sát giao thông
làm nhiệm vụ. Trung úy Thành tiếp tục yêu cầu tài xế chấp hành thì
người đàn ông trên xe chỉ đạo tài xế chạy tiếp về hướng quận Ninh Kiều.
Mẹ của trung tướng Võ Văn Liêm đang nguy kịch
Sau nhiều ngày nằm cấp cứu tại bệnh viện Quân y 120, thân mẫu của
trung tướng Võ Văn Liêm được bác sĩ cho về nhà vào sáng nay, 19/7.
Trao đổi với Zing.vn, trung tướng Võ Văn Liêm (Bảy Liêm, 62
tuổi), nguyên Phó chính ủy Quân khu 9, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm
tra Quân ủy Trung ương (Bộ Quốc phòng), cho biết 12h hôm nay, 19/7,
người mẹ 97 tuổi của ông được bác sĩ bệnh viện Quân y 120 (ở Tiền Giang)
cho về nhà theo nguyện vọng của gia đình. Hiện, sức khỏe bà cụ rất nguy
kịch, tiên lượng xấu.
"Bệnh viện rất chu đáo, bên ấy cho mang theo bình oxy để đưa mẹ tôi
về nhà. Hiện bà mở mắt hết lên, lưỡi thụt, tai không còn nghe được,
truyền dịch cũng khó. Vài ngày trước tôi cố gắng cho bà cầm cự bằng cách
ngậm hồng sâm", ông Liêm chia sẻ với Zing.vn.
Sáng 19-7, Tổ công tác của Thủ tướng
Chính phủ đã có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
đối với tập đoàn.
“Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi, động
viên và khen ngợi PVN. Trong lúc này PVN khó khăn nhất, khó khăn nhất
càng phải vững tâm lớn nhất, đoàn kết, vững tin” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nói.
“PVN bị chỉ trích rất nhiều”
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, thời gian
qua PVN “khủng hoảng, tâm tư” nhưng sáu tháng đầu năm PVN có thành tích
tốt, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu PVN
giải trình và có giải pháp xử lý bốn vấn đề. Trong đó Thủ tướng yêu cầu
PVN giải trình việc xử lý một số dự án đầu tư kéo dài, thua lỗ, kém hiệu
quả gồm ba dự án sinh học ethanol, đóng tàu Dung Quất, Xơ sợi Đình Vũ.
“PVN cần nghiêm túc rút kinh nghiệm và
đẩy nhanh tiến độ xử lý các dự án yếu kém... Đề nghị kiên quyết xử lý
theo nguyên tắc thị trường, trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của các doanh nghiệp (DN), Nhà nước không cấp thêm vốn cho các dự án
thua lỗ kéo dài” - Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Nhắc
tới các dự án thua lỗ ngàn tỉ, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Minh Hồng cho
rằng đây là “niềm trăn trở vô cùng, là nỗi đau của những người làm dầu
khí”.
“Chúng tôi xác định đây là lỗi của
ngành, ngành phải khắc phục, phải vào cuộc một cách quyết tâm nhất,
quyết liệt nhất. Nhưng vướng, khó vô cùng. Đề nghị các đồng chí hướng
dẫn cho PVN nên xử lý thế nào” - ông Hồng nói.
Theo ông Hồng, một mặt Chính phủ chỉ đạo
phải xử lý rốt ráo, dứt điểm nhưng lại không cho tiếp tục bơm thêm đồng
vốn nào vào nữa. Ông Hồng ví von trường hợp này giống việc một người ốm
cần tiền để mua thuốc lại không cho tiền mua thuốc thì làm sao chữa ốm
được.
“Kể cả phá sản cũng cần tiền để xác định
giá trị DN, bảo vệ các công trình đó cũng cần tiền. Có công ty bây giờ
hết không còn đồng tiền nào nữa để làm công tác bảo vệ, tiền điện, nước,
trả lương... PVN bị chỉ trích rất nhiều nhưng chúng tôi lúng túng, loay
hoay không biết làm thế nào” - vẫn lời ông Hồng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sáu
tháng đầu năm PVN có thành tích tốt, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu.
Ảnh: TN
5 dự án “xương” nhất
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc
Vượng cho biết trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công
thương, năm dự án thuộc PVN là những dự án khó khăn nhất. Với cơ chế,
chính sách bình thường không xử lý được mới phải thành lập Ban chỉ đạo,
xin ý kiến Bộ Chính trị nhưng trong chỉ đạo không nêu cụ thể thì cũng
khó khăn cho người thực hiện.
“Nhất là trong bối cảnh hiện nay, PVN
liên tục đón các đoàn kiểm tra, thanh tra, công an vào làm việc. Có
những quyết định (giải quyết khó khăn) đòi hỏi sự đột phá, năng động,
táo bạo của DN nhưng nếu không có hậu thuẫn của Ban chỉ đạo, của Chính
phủ thì PVN khó đưa ra quyết định khác với tinh thần chỉ đạo một chút,
hay chưa thực sự phù hợp với khung khổ pháp lý hiện hành” - ông Vượng
nói.
Ông cũng băn khoăn việc Nhà nước không
cấp vốn nên hiểu như thế nào. Vốn của tập đoàn có là vốn nhà nước không
và kiến nghị Chính phủ, Ban chỉ đạo cần có những chỉ đạo cụ thể hơn. “Về
phía PVN, tôi đề nghị có đề xuất: Nên hiểu là không lấy vốn trực tiếp
từ ngân sách (như từ Bộ Tài chính) nhưng có thể tự chủ huy động từ các
nguồn khác của PVN và tự chịu trách nhiệm về việc này” - ông Vượng gợi
ý.
Cũng theo ông Vượng, ba trong số năm dự
án thua lỗ, đang đắp chiếu của PVN là Xơ sợi Đình Vũ, Ethanol Dung Quất,
Ethanol Bình Phước để giảm thiểu thiệt hại cho Nhà nước thì cần phải
khởi động lại, muốn vậy phải có tiền, nhà máy phải hoạt động thì mới
bán, mới thoái vốn được.
“Nhà máy giấy Phương Nam đầu tư 2.715 tỉ
đồng, kiểm toán vào định giá 1.885 tỉ đồng nhưng vừa rồi đấu giá không
ai dám mua vì đắp chiếu bao nhiêu năm” - ông Vượng nêu dẫn chứng và nói
tiếp: “Theo quy định phải đấu giá thêm hai lần nữa nhưng tôi chắc không
ai dám mua. Sau đó mới thanh lý với giá sắt vụn thôi chứ ai mua để lấy
công nghệ không biết sử dụng vào việc gì”.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay trong
tháng này Bộ sẽ báo cáo các phương án xử lý rất cụ thể và mong Chính phủ
có chỉ đạo cụ thể hơn để PVN và các DN khác “dũng cảm đưa ra phương án
đỡ thiệt hại nhất”.
Cần bám sát để giúp PVN
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ
nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nói: “Cảm nhận đầu tiên là còn rất nhiều cơ
chế, chính sách cho PVN đang bị vướng, trong khi trách nhiệm giải quyết
của các bộ, nhất là Bộ Công Thương, lại chỉ có mức độ”.
“Cần bám sát để giúp PVN. Trong lúc như
thế này mà không giúp tập đoàn, lại lảng tránh trách nhiệm thì không ổn”
- Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Công Thương, PVN xử
lý sớm các dự án thua lỗ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo.
Quan điểm là ưu tiên vận hành, không được thì bán, thanh lý, phá sản,
chấm dứt lỗ kéo dài, lỗ lũy kế.
“Vấn đề quan trọng nhất mà Thủ tướng
nhắc đi nhắc lại là các đồng chí trong “khủng hoảng tư tưởng” thì có
chùn tay không, có dám làm không? Các đồng chí phải động viên tư tưởng
cán bộ, người lao động, đây là lời căn dặn của Thủ tướng... Lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, nhân dân rất tin tưởng tập đoàn nhưng nếu không vượt qua
được chính mình thì chúng ta sẽ hỏng...” - Bộ trưởng kết luận.
“Không còn tâm trí nào để làm nữa”
Hiện tại PVN rất khó khăn. Hơn bao giờ hết, chúng tôi cần
niềm tin của Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành vào những người làm dầu
khí.
Từ đầu năm đến nay PVN dành 30%-40% thời gian để xử lý
các vấn đề trong quá khứ, rất mất thời gian. PVN thường xuyên tiếp các
đoàn kiểm tra, thanh tra, rồi dành thời gian kiểm điểm. Việc này là cần
thiết nhưng chúng tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu
làm sao để gom lại, làm gọn hơn để tạo điều kiện cho PVN còn tương lai
để phát triển, tạo ra sản phẩm cho xã hội, tăng trưởng GDP... Kiểm điểm
là cần thiết nhưng những việc đó cần thiết hơn. Chứ như bây giờ, nói
thực là không còn tâm trí nào để làm nữa.
Phó Tổng giám đốc PVNLÊ MINH HỒNG
ĐỨC MINH
Chốt phương án hoa sen cho nhà ga sân bay Long Thành
20:44 19/07/2017
Ban cán sự đảng Bộ GTVT thống nhất lựa chọn phương án hoa sen để thiết kế nhà ga hành khách sân bay Long Thành.
Ngày 19/7, Ban cán sự đảng Bộ GTVT đã họp bàn nhiều nội dung quan
trọng, trong đó có việc chọn phương án thiết kế nhà ga hành khách sân
bay Long Thành.
Theo Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam Lại Xuân
Thanh, phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế
Long Thành được lấy ý kiến cộng đồng trực tiếp tại 4 địa phương là Hà
Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP.HCM và tham khảo ý kiến của các tổ chức, hội
nghề nghiệp như Hội kiến trúc sư, Hội Quy hoạch đô thị, Tổng hội xây
dựng, Hội Khoa học kỹ thuật hàng không.
Phương án thiết kế hoa sen LT03. Ảnh: Tiến Tuấn.
Ba phương án được lựa chọn nhiều nhất gồm LT07 - Lá dừa nước, LT03 -
Hoa sen và LT04 - Vật liệu tre. Đây cũng chính là các phương án được Hội
đồng đánh giá xếp hạng đánh giá cao.
Trước khi báo cáo và nhận được sự thống nhất của Thường trực Chính
phủ, Bộ GTVT đã thành lập tổ tư vấn lựa chọn phương án thiết kế theo chỉ
đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ngày 7/4, tổ tư vấn đã bỏ phiếu
lựa 1 trong 3 phương án thiết kế đã được lựa chọn trước đó.
Theo đó, phương án LT-03 (lấy ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu)
của Tư vấn Heerim Architects & Planners Co.Ltd (Hàn Quốc) đạt 13
phiếu chọn (tỷ lệ 59,09%), vượt qua 2 phương án còn lại để dẫn đầu trong
danh sách và được tổ tư vấn thống nhất.
Sau đó, Thường trực Chính phủ đã giao Bộ GTVT lựa chọn phương án trên cơ sở kết quả của Hội đồng đánh giá xếp hạng và tổ tư vấn.
Báo cáo Ban cán sự, ông Lại Xuân Thanh và Cục trưởng Cục Hàng không
VN Đinh Việt Thắng kiến nghị Bộ GTVT xem xét lựa chọn phương án bông sen
đưa để đưa vào hồ sơ mời thầu tư vấn lập báo cáo khả thi (FS).
Chiều 19/7, Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã cấp
nước trở lại cho nhà số 3B Phùng Khắc Khoan, nơi diễn viên Chu Hùng sống
cùng gia đình.
Tối 19/7, trả lời Zing.vn, ông Trần Đức Quyền, Phó chủ tịch
UBND phường Ngô Thì Nhậm, cho biết đơn vị kinh doanh nước sạch đã cấp
nước trở lại cho nhà 3B Phùng Khắc Khoan (nơi gia đình nghệ sĩ Chu Hùng
sinh sống). UBND phường không có văn bản can thiệp.
Theo đại diện Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hai Bà Trưng, ngày mai
(20/7) đơn vị sẽ có thông tin về việc cấp nước trở lại cho nhà 3B Phùng
Khắc Khoan.
Chia sẻ với Zing.vn, diễn viên Chu Hùng (tên thật là Chu
Ngọc Hùng, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho hay gia đình ông đã được Xí
nghiệp kinh doanh nước sạch Hai Bà Trưng đấu nối lại đường ống cung cấp
nước sạch. "Họ đã cấp lại nước cho gia đình, họ đã làm rất hợp lệ và
đúng quy định", nam nghệ sĩ chia sẻ.
Tối cùng ngày, diễn viên vào vao Thế Chột của Người phán xử
cũng đăng tải clip lên mạng xã hội Facebook thể hiện niềm vui và gửi lời
cám ơn cộng đồng mạng cũng như những người quan tâm đến lời "kêu cứu"
được ông chia sẻ trên Internet một ngày trước.
Diễn viên Chu Hùng. Ảnh: Hoàng Lam.
Thông qua đoạn video, diễn viên thủ vai Thế "Chột" cũng gửi lời xin
lỗi về nội dung đăng tải lên mạng xã hội ngày 18/7. Theo Chu Hùng, trong
lúc tâm trạng bức xúc, ông đã có lời nói khiến dư luận hiểu lầm.
Năm 2014, UBND phường Ngô Thì Nhậm phát hiện ông Chu Ngọc Hùng tự ý
sửa chữa nhà 3B Phùng Khắc Khoan khi chưa xin giấy phép xây dựng. Theo
Nghị định 180, UBND phường đã đề nghị các đơn vị liên quan ngưng cung
cấp điện, nước cho căn nhà này.
Sự việc kéo dài hơn 3 năm, đến nay, chủ căn nhà 3B vẫn chưa khắc phục
sai phạm. Ngày 18/7, ông Hùng đăng tải clip “kêu cứu” lên mạng xã hội.
Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng - người đi nhớ thương người…
19/07/2017 23:42
Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng đã ra đi nhưng những ca khúc của ông vẫn còn sống trong lòng người hâm mộ
Dẫu biết có ngày nhạc sĩ Tô Thanh Tùng - tác giả của "Giã từ", "Sao
nỡ đành quên", "Xót xa", "Tình cây và đất"… - vĩnh viễn ra đi vì không
qua khỏi căn bệnh ung thư quái ác nhưng khi nghe tin ông qua đời, tôi
vẫn cảm thấy lòng mình xót xa. "Mẹ còng lưng, con đứng thẳng nên người"
Trong
nhóm chơi thân tình, chúng tôi thường gọi Tô Thanh Tùng là Tô Lão Đại -
một biệt danh nghe rất là... giang hồ kiếm khách nhưng lại rất hạp với
con người của ông. Tô Thanh Tùng tuổi Giáp Thân, tướng tá to cao, "ăn
sóng nói gió".
Nhạc sĩ Tô Thanh Tùng Ảnh: TƯ LIỆU
Người
sành nhạc đều biết đến nhạc sĩ Tô Thanh Tùng qua các bản nhạc điệu
boléro nổi tiếng. Ca từ mà Tô nhạc sĩ viết rất dễ hiểu, không màu mè.
Sau này, ông có nhờ vài ca sĩ trẻ thu âm loạt bài hát mới, trong đó có
bài "Mẹ" rất tuyệt vời. Câu kết bài khiến người nhạy cảm thót cả tim:
"Mẹ còng lưng, con đứng thẳng nên người".
Đa tài, đa tình, Tô
Thanh Tùng nối các chuỗi ngày trong cuộc đời ấn tượng của mình bằng các
cuộc tình. Ông "sát gái" theo đúng nghĩa của từ này và các mỹ nhân cũng
tự nguyện theo ông mà không đòi hỏi bất cứ danh phận nào. Đời ông vì phụ
nữ mà mất nhiều tiền bạc, chuyện đó cũng… đương nhiên thôi nhưng ông
lời hơn những đấng mày râu khác ở chỗ cứ mỗi cuộc tình, ông đều có tác
phẩm âm nhạc để đời.
"Sao nỡ đành quên" cũng ghi dấu ấn bởi tình
ái. Đó là năm 1965, khi Tô Thanh Tùng tạm biệt Hồng Ngự để lên Sài Gòn
làm sinh viên trường luật. Kỳ nghỉ hè năm nhất, anh chàng về quê chơi,
gặp cô gái chung xóm tên Tuyết. Hai bên tình ý với nhau thế nào mà Tuyết
nằng nặc muốn cưới. Tô Thanh Tùng khi đó đang đi học, sao có thể ngưng
ngang cưới vợ ở lứa tuổi quá trẻ vậy được, đành không dám. Không dám
nhưng cũng áy náy ghê lắm! Đêm ấy về, Tô Thanh Tùng viết: "Sao anh nỡ
đành quên bao lời tha thiết êm đềm…", coi như hoàn thành xuất sắc lời
trách của cô hàng xóm!
Vẻ chất phác nông dân ở Tô Thanh Tùng ai
cũng thấy nhưng ẩn trong đó lại có nét hào hoa của người nghệ sĩ. Ông
từng nói chuyện với tôi rằng các bài hát của ông dù có buồn, có mất mát,
có ngậm ngùi thì bao giờ câu kết cũng không quá bi lụy. Ông muốn tình
yêu như ly trà: qua đắng, qua chát sẽ giữ lại vị ngọt hậu đáng nhớ. Ví
như "Giã từ" kết thúc là "Người về trong thương nhớ, người đi nhớ thương
người" hay như "Tiễn biệt": "Chúc em phương đó có nhiều tương lai, với
bao mong nhớ đong đầy trên tay".
Tô Thanh Tùng từng là đại gia với
tiệm băng đĩa lớn nhất nhì Sài Gòn nằm ngay trên đường Võ Văn Tần, quận
3 ngày nay. Sau khi chia tay bà xã, Tô Thanh Tùng lang bạt kỳ hồ nhiều
nơi, cho tới khi dừng chân ở Bình Dương. Ông sau này không cưới thêm bà
vợ nào nữa nhưng chưa bao giờ thiếu vắng người đẹp bên cạnh. Những người
con của ông với vài người phụ nữ khác sau này, vẫn thỉnh thoảng tụ tập
nhau lại trong các cuộc vui với người cha nghệ sĩ của mình.
Khi
còn khỏe, Tô Thanh Tùng đi đi lại lại giữa Bình Dương và TP HCM như con
thoi. Các bóng hồng cũng dập dìu cùng ông trong các buổi trà dư tửu hậu.
Những ngày nằm trong bệnh viện, Tô Thanh Tùng vẫn có cô học trò trẻ
măng tới lui chăm sóc. Và khi căn bệnh đã di căn vào xương, biết ông đau
lắm nhưng vẫn thấy nói cười rổn rảng, ai cũng thương vô cùng. "Em hỏi anh hôm nay đi đâu?"
Từ
khi phát hiện ra trọng bệnh, Tô Thanh Tùng ít về căn nhà vườn tại Bến
Cát, Bình Dương - nơi ông vẫn thường tiếp đãi bạn bè bằng tiếng đàn
guitar và chất giọng hơi khàn nhưng vẫn rất phong cách. Trong căn nhà lá
phía sau vườn, kế ao thả cá, những vỏ chai bia được chất như núi!
Khoảng hơn 1 năm nay, Tô nhạc sĩ tá túc trong gia đình người quen tại TP
HCM để tiện cho việc đi lại chữa bệnh trong Bệnh viện Bình Dân. Khi
bệnh trở nặng, ông quay về quê nhà Sa Đéc, Đồng Tháp - nơi mang đậm dấu
ấn của lời ca rặt Nam Bộ trong một nhạc phẩm của Tô Thanh Tùng: "Em hỏi
anh hôm nay đi đâu? Anh nói rằng anh đi giăng câu" (Giăng câu).
17
tuổi, Tô Thanh Tùng mon men đến với âm nhạc và tình yêu. Ông viết "Giã
từ" khi đang ở tuổi bẻ gãy sừng trâu. Thời ấy, Tô Thanh Tùng ở Hồng Ngự.
Trong những ngày lang bạt kỳ hồ, chàng trai Tô Thanh Tùng đã gặp và yêu
say đắm cô ca sĩ miệt vườn tên Thu Vân. Ông viết "Giã từ" tặng Thu Vân,
muốn Thu Vân thể hiện nên đã liên hệ với nhạc sĩ Lê Vinh, khi ấy đang
phụ trách Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh Sài Gòn, để đưa tác phẩm này lên
sóng. Theo luật bất thành văn, các ca sĩ xuất hiện trong chương trình
này đều phải là những tên tuổi thành danh trong khi Thu Vân lại chưa có
tiếng tăm gì. Thế nhưng, Lê Vinh vì tình nghĩa sao đó mà nhắm mắt làm
liều.
"Giã từ" với tiếng hát Thu Vân đã trở thành hiện tượng đặc
biệt vào năm 1971. Được cộng hưởng từ tình yêu với Tô Thanh Tùng, giọng
ca Thu Vân da diết ám ảnh hàng triệu thính giả nghe đài. Lời ca với
phong cách cổ điển boléro: "Tuổi đời chân đơn côi, gót mòn đại lộ buồn…"
đã giúp tác phẩm đi cùng năm tháng. Thu Vân sau này đã vì tình yêu mà
sinh tặng cho Tô Thanh Tùng một cô con gái nhưng họ không đến được với
nhau.
Vĩnh biệt Tô Lão Đại! Đi bình an anh nhé!
Đinh Thu Hiền
Phi Thanh Vân: 'Tôi nén đau đớn
khi đại phẫu cơ thể lần thứ 15'
"Nữ hoàng dao kéo" vừa trải qua cuộc phẫu thuật thẩm mỹ 10 tiếng đồng hồ nhằm một lần nữa chỉnh sửa ba vòng cơ thể.
- Vì sao chị quyết định "đại tu" cơ thể dù đã nhiều lần phẫu thuật thẩm mỹ?
- Ngày trước, khi còn là người mẫu, tôi theo đuổi phong cách gợi cảm
với số đo ba vòng cân đối. Sau này, lấy chồng, sinh con, tôi tăng từ 51
kg lên hơn 80 kg. Tôi phải ăn theo một chế độ ít calo và giảm mỡ, chỉ
rau cá và hải sản, mỗi tuần chỉ ăn một kg thịt. Sau khi sinh con trai 15
tháng, tôi xuống 15 kg, song cơ thể không còn săn chắc,thon thả như trước.
Phi Thanh Vân sau khi trải qua đợt phẫu thuật thẩm mỹ.
Trước đó, tôi đã có tổng cộng hơn 10 ca "dao kéo" lớn nhỏ, bao gồm mũi,
bụng và ngực. Túi ngực tôi từng phẫu thuật cũng đã chạm ngưỡng 16 năm,
buộc phải thay mới. Ở tuổi 36, tôi đã cố gắng tập yoga, song phụ
nữ sau sinh khó lấy lại phom dáng. Eo có thể giảm được từ 3-4 cm, nhưng
để giảm 10 cm, trở lại số đo như trước là nan giải. Lần này, tôi quyết
định phẫu thuật lại ngực, eo và mông.
- Cảm giác của chị thế nào sau khi tỉnh dậy trên bàn mổ?
- Tôi bắt đầu được gây mê từ 10h30 sáng 15/7. 12 bác sĩ tham gia
vào ca mổ. 12 tiếng sau, tôi thức dậy trong phòng hồi sức. Cảm giác đầu
tiên là đau đớn khó tả và choáng váng khi thuốc mê giảm dần. Người bình
thường sau khi dao kéo các vòng có thể nhiều ngày sau mới di chuyển
được. Tôi muốn làm quen dần với cảm giác đau đớn nên chỉ hai ngày sau,
tôi đi lại dễ dàng. Tôi tập cách suy nghĩ: nếu quyết tâm làm điều gì,
tôi sẽ làm được điều đó. Những đớn đau trong phẫu thuật giúp tôi rèn
luyện hơn về tinh thần của mình, từ cách cố gắng ngồi dậy, bước xuống
giường và giao tiếp với mọi người. Khi đau quá, tôi mới nhờ bác sĩ tiêm
thuốc giảm đau. Tôi muốn xuất viện nhưng bác sĩ đề nghị ở lại vì dẫu sao
đây cũng là một ca đại phẫu.
- Gia đình phản ứng ra sau trước quyết định tu sửa nhan sắc của chị?
- Tôi không nói trước cho mẹ biết. Người mẹ nào cũng thương con.
Thấy tôi đau mẹ tôi nhất định sẽ ngăn cản, thậm chí có thể ngất xỉu
trong thời gian tôi lên bàn mổ. Đến khi tôi hoàn thành ca phẫu thuật
thẩm mỹ, mẹ vào viện thăm và khóc. Tôi động viên mẹ rằng nếu bà có một
đứa con gái động chuyện là yếu đuối thì sẽ chẳng làm được gì khi ra đời.
Tôi cố gắng giải thích cho bà hiểu đây là quyết định tôi suy nghĩ kỹ
càng chứ không phải chuyện bồng bột. Tôi cũng trò chuyện với ba qua điện
thoại. Ông là người tế nhị, với những chuyện đã qua, ông không muốn
phân định đúng sai. Ông chỉ động viên tôi hãy làm những gì tôi cho là
đúng.
Con trai Tấn Đức cũng là chỗ dựa tinh thần rất lớn cho tôi sau những đau đớn. Khi
bác sĩ rút 7 ống dẫn lưu ra khỏi cơ thể tôi sau gần 72 tiếng phẫu
thuật, tôi luôn nghĩ tới khuôn mặt của con để không chú ý đến cơn đau.
Tôi hát những câu như "Một con vịt xòe ra hai cái cánh" - ca khúc tôi
vẫn hay hát cho bé nghe. Sau khi phẫu thuật, ngày nào con trai cũng vào
thăm tôi. Bé được bà ngoại chăm sóc ở nhà trong khi mẹ nằm viện.
Phi Thanh Vân bên con trai.
- Chị nghĩ gì về những hệ lụy khi phẫu thuật thẩm mỹ quá nhiều?
- Không ai muốn động dao kéo vào thân thể nếu chuyện đó không cần
thiết. Tôi không phải người nghiện phẫu thuật thẩm mỹ để phải chỉnh sửa
cơ thể 15 lần. Tôi chỉ nghĩ đã tìm hiểu đủ kiến thức, nghe đủ lời tư
vấn mới quyết định. Ngoài phẫu thuật, tôi đề ra nhiều biện pháp ăn
kiêng, tập luyện sau khi dao kéo và sẽ trung thành với cách ăn uống khoa
học đến già. Tôi có ý thức giữ gìn cơ thể hơn, kiểm tra sức khỏe định
kỳ sau những lần lên bàn mổ.
- Chị mong chờ điều gì từ việc phẫu thuật thẩm mỹ lần này?
- Chuyện làm đẹp với tôi bây giờ là
vì muốn nâng cấp hình ảnh bản thân, vì niềm vui của chính mình chứ không
phải vì đàn ông nữa. Với ngoại hình mới, tôi hy vọng ngày càng tự tin
vào bản thân.
Hiện tại, tôi thấy cuộc sống đủ đầy. Tôi được nhiều người theo
đuổi. Nhưng càng lớn tuổi, tôi càng khó tính và kén chọn. Tôi nghĩ khi
mình nghèo, những gì đến với tôi có thể là tình yêu chân thật. Nhưng khi
đã đạt được chút ít thành công, có một người nói với mình rằng: "Anh
yêu em chỉ vì anh yêu em" thì tôi tự hỏi mình còn tin được bao nhiêu
phần trăm?Ngựa chạy đường dài mới biết ngựa hay. Trong
mối quan hệ mới, tôi muốn cùng họ trải qua một khoảng thời gian - có
thể là vài ba năm - để chúng tôi hiểu nhau và cân đo, đong đếm nhiều
hơn.
* Phi Thanh Vân diễn hài trong "Ơn giời, cậu đây rồi"
- Chị thay đổi thế nào sau hơn 10 năm hoạt động trong showbiz?
- So với thời điểm đoạt giải Siêu mẫu khu vực phía Nam năm 2004, tôi
của hiện tại điềm đạm, nghĩ sâu hơn và học được cách buông bỏ trong tình
yêu lẫn cuộc sống. Tôi hướng đến hình ảnh người mẹ đơn thân biết vun
vén cho gia đình, chu toàn trong công việc kinh doanh.
Định nghĩa về hạnh phúc với tôi đơn giản hơn. Tôi mở mắt ra trên giường
mổ, thấy mẹ, con trai, đồng nghiệp, bạn bè quây quần bên mình. Tôi thấy
gia đình và bản thân vẫn khỏe mạnh, cười nói xung quanh. Mỗi ngày, khi
bước ra đường, tôi luôn hít một hơi sâu và tự nói: "Hôm nay là một ngày
đầy năng lượng, mình phải sống tốt hơn ngày hôm qua".
Tam Kỳthực hiện
Cao thủ Vịnh Xuân đấu Huỳnh Tuấn Kiệt: Giữ trái tim nóng, cái đầu lạnh
Thứ Năm, ngày 20/07/2017 00:01 AM (GMT+7)
Chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang có quan điểm
riêng, rõ ràng về môn nội công “Lăng không kình” và những vấn đề thời
sự xung quanh việc thách đấu của võ sư Pierre Flores với Chưởng môn
Huỳnh Tuấn Kiệt.
Kể từ khi video biểu diễn công phu của Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt
được tung lên mạng xã hội, nó đã nhanh chóng tạo nên một cơn sốt trong
giới võ thuật và người hâm mộ. Về phía Nam Huỳnh Đạo, chưa có cá nhân
nào đứng ra để giải thích món công phu có thể hạ gục đối phương bằng
lực, “chưởng”, nội công hay một động tác chạm, chích vào người khác.
Người hâm mộ bán tin bán nghi, xôn xao trước những đòn biểu biễn được
đồn đại là võ công “truyền điện”.
Cao thủ Vịnh Xuân Pierre Flores
Đến khi võ sư Vịnh Xuân Canada, Pierre Flores
xuất hiện tại Việt Nam để thách đấu cũng như muốn kiểm chứng chiêu
“truyền điện” lợi hại ấy có thật hay không, dư luận lại được một phen
“dậy sóng”. Bấy giờ người đại diện của môn phái này mới lên tiếng giải
thích với ý không có “võ truyền điện” mà đấy là nội công tâm pháp mà
Chưởng môn Huỳnh Tuấn Kiệt đã khổ luyện 45 năm (còn có tên là “Lăng
không kình”).
Nói về “Lăng không kình”, võ sư Hoàng Vĩnh Giang (Phó Chủ tịch Ủy ban
Olympic Việt Nam), Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam chia
sẻ: “Lăng không là ném từ trên cao, kình là lực, lăng không kình là vận
dụng nội công từ điểm thái cực tạo ra một lực mạnh. Thế nhưng từ trước
đến nay tôi chỉ được thấy nó trong phim truyện chứ chưa bao giờ được
thấy ngoài đời thực. Nó có thật hay không tôi không biết và nếu có thì
có thể ở mức độ nào tôi cũng chưa hay. Tôi cũng chỉ là người trần mắt
thịt, không thể biết được những cái quá cao xa như vậy.”
Về việc không cấp phép cho võ sư người Canada, Flores đấu Chưởng môn
Huỳnh Tuấn Kiệt, ông Giang cho hay những người liên quan đang ở trên đất
Việt Nam, các thành viên Nam Huỳnh Đạo là công dân của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, cần sống và làm theo pháp luật của đất nước
mình. Các quy định pháp lý liên quan hiện không cho phép tổ chức những
cuộc thi mang tính cá nhân, khó kiểm soát được mức độ nguy hiểm của
những trận thách đấu kiểu này.
Võ công Nam Huỳnh Đạo còn nhiều điều bí ẩn
Thế giới võ học thâm sâu và kì bí hơn những gì chúng ta có thể biết.
Thực tế luyện tập, thi đấu võ thuật, nhất là võ thực chiến, lại càng
khác xa so với những hình ảnh trên phim. Liệu Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo,
Huỳnh Tuấn Kiệt có thực sự khổ luyện được nội công “Lăng không kình” uy
chấn hay không vẫn là dấu hỏi lớn chỉ có ông Kiệt mới giải đáp được.
Nhưng lúc này, ông Huỳnh Tuấn Kiệt không ra mặt giải đáp những băn
khoăn của dư luận, chỉ có người em của ông là võ sư Huỳnh Quốc Hùng đại
diện anh lên tiếng.
Có thực tế mỗi cuộc tỉ thí đều tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm cho
những người liên quan. Có thể một sơ suất nhỏ cũng dẫn đến chấn thương,
thậm chí kèm theo nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người. Một khi những
người luyện võ hướng tới tinh thần thượng võ chân chính, giữ trái tim
nóng và cái đầu lạnh trong tập luyện, trau dồi bản lĩnh, nâng cao kiến
thức võ học, thay vì những cuộc thách đấu kiểu “Sơn Đông mãi võ”, thì
làng võ Việt Nam đã không “nổi sóng” như vừa qua.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét