Là một trong những bí ẩn thách thức khoa học gần
200 năm, những câu chuyện kinh dị có thật xoay quanh hiện tượng "người
tự bốc cháy" khiến không ít người thấy sợ hãi.
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn ẩn chứa những điều kỳ lạ mà khoa học chưa thể giải mã thành công. Hiện tượng kinh dị "người tự bốc cháy"là một trong những chuyện mà phần lớn người ta chỉ tin là có trên phim ảnh.
Trên thực tế, đã có những câu chuyện có thật xoay quanh hiện tượng có thật này.
Từ những câu chuyện "người tự bốc cháy" kinh dị có thật trên thế giới...
Đã có những câu chuyện có thật xoay quanh hiện tượng có thật này.
Câu chuyện thứ nhất
Một trong những trường hợp người tự bốc cháy nổi tiếng đầu tiên trên thế giới được ghi nhận là vào ngày 5/7/1835. Vào ngày đó, James Hamilton,
Giáo sư toán học của một trường đại học danh tiếng ở Mỹ đang ngồi đọc
sách, bỗng nhiên ông thấy chân trái của mình nhói đau khủng khiếp.
Chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, ông bỗng thất kinh khi thấy chân trái của mình bốc cháy ngùn ngụt trong ngọn lửa cao đến 10cm.
Phản ứng đầu tiên của ông là dùng tay không dập tắt lửa ở chân mình.
Sau đó, ông được người nhà mang tới bệnh viện để chữa trị trong sự bất
ngờ và khó hiểu của các bác sĩ.
Câu chuyện thứ hai
Câu chuyện thứ hai xảy ra vào năm 1951. Không may mắn như trưởng hợp
của giáo sư toán học James Hamilton, khi sự việc được phát hiện, người
ta chỉ còn thấy một phần xót lại là cẳng chân và bàn chân mang dép, các
phần còn lại, kể cả chiếc ghế bà ngồi đều cháy thành tro.
Nghi ngờ bà bị ám sát, cảnh sát liên tục mở các cuộc điều tra. Thế
nhưng, điều khó hiểu là sàn nhà không hề có dấu muội của đám cháy hay
mùi khét của một vụ hỏa hoạn thông thường.
Cũng như trường hợp thứ nhất, những bí ẩn của trường hợp người tự bốc
cháy ở câu chuyện thứ hai khiến cảnh sát và giới khoa học điên đầu.
Câu chuyện thứ ba
Chưa dừng ở đó, vào năm 1982, người ta lại tiếp tục ghi nhận một trường hợp người tự bốc cháy nữa ở Anh.
Nạn nhân trong câu chuyện thứ ba này là bà Jeannie Saffin
(61 tuổi). Một buổi tối, khi đang ngồi nghỉ trong gian bếp sau khi
chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình, cơ thể bà bỗng dưng phát hỏa.
Điều khó hiểu là bản thân bà Jeannie Saffin không cảm nhận được nỗi
đau hay có phản ứng gì khi ngọn lửa đang muốn bao trùm lấy cơ thể bà.
Các nạn nhân xấu số bị cháy cho tới chết phần lớn là những người sống một mình. (Hình minh họa).
Rất may, cha của bà Jeannie Saffin phát hiện sự việc và nhanh chóng dùng nước lạnh cứu con gái khỏi ngọn lửa tử thần.
Lúc
này, khi ngọn lửa được dập tắt, bà Jeannie Saffin mới bừng tỉnh và bắt
đầu khóc vì sợ hãi và đau đớn. Người nhà đưa bà đến bệnh viện và nhanh
chóng báo cáo với cảnh sát.
Cảnh sát kết luận, ngọn lửa không đến từ bếp gas đang cháy cách chỗ
bà ngồi 1,5 mét nhưng họ cũng không tìm được bằng chứng cho thấy bà bị
phóng hỏa.
Còn trong hồ sơ bệnh án tại bệnh viện kết luận, bà Jeannie Saffin bị
bỏng cấp độ 3 (cổ, tay, bụng đầu gối đều bị bỏng nặng, riêng khuôn mặt
bị biến dạng hoàn toàn). Đáng buồn thay, 1 tuần sau bà chìm vào hôn mê
sâu rồi qua đời vì chứng viêm phổi.
Trong lịch sử, có khoảng 200 trường hợp được ghi nhận là người tự bốc
cháy mà không có dấu hiệu bị thiêu từ một nguồn nhiệt bên ngoài.
Các nạn nhân xấu số bị cháy cho tới chết phần lớn là những người sống
một mình. Phần đầu và phần thân của họ bị lửa hủy hoại nặng nhất.
Có những trường hợp, ngọn lửa chỉ xảy ra ở phần thân, khiến cho cơ
thể nạn nhân biến thành tro bụi trong khi phần tay và chân vẫn còn...
nguyên vẹn.
...đến những bí ẩn không thể giải mã hoàn chỉnh
Spontaneous human combustion (SHC) là thuật ngữ phổ biến vào những năm 1800, chỉ hiện tượng người tự bốc cháy bí ẩn.
Với thuật ngữ này, người ta tin ngọn lửa không đến từ bên ngoài mà
bắt nguồn từ bên trong cơ thể nạn nhân. Và khi "tin" vào điều đó, họ bắt
đầu đi giải thích hiện tượng "chết từ bên trong" này ở con người.
Vào thế kỷ trước, các nhà khoa học tin rằng rượu là tác nhân gây ra sự tự bốc cháy
ở cơ thể con người do men rượu bão hòa với các tế bào gây nên sự cháy.
Lại có người cho rằng, trầm cảm từ những người hay sống đơn độc đã khiến
con người ta tự bốc cháy.
Khi khoa học phát triển thêm một bước thì họ giải thích, nguyên nhân gây nên hiện tượng SHC là do những cơn bão từ vũ trụ,
các vết đen Mặt Trời hay vi khuẩn đường ruột đã sinh ra khí hoặc tích
tụ năng lượng khiến con người phải phát hỏa để giải phóng.
Về sau, tất cả các cách giải thích đều bị nhiều người phản bác. Theo
đó, về cơ bản, cơ thể con người có đến 70% là nước, nên chúng ta không
thể tự bốc cháy.
70% cơ thể người là nước. (Hình minh họa).
Hơn nữa, nếu con người tự bốc cháy thật thì nó cũng phải bốc cháy khi
người nào đó đang bơi hoặc đang tắm. Trong khi đó, trường hợp người tự
bốc cháy khi đang tiếp xúc với nước chưa từng được ghi nhận.
Cho đến nay, các nhà khoa học tuyên bố đã nghiên cứu 10 trường hợp
người tự bốc cháy để truy tìm nguyên nhân. Và họ cho rằng, SHC không bí
ẩn như nhiều người nghĩ.
Cụ thể, họ nhận thấy, những nạn nhân phần lớn là những người cao tuổi, sống neo đơn và khá gần nguồn lửa (như bếp, đèn nến, thuốc lá...). Rất có thể, ngọn lửa đã bén vào người họ lúc nào không hay.
Ngoài ra, quần áo của những nạn nhân phần lớn là bông, sợi (là những
thứ rất dễ cháy). Khi các chất béo trong cơ thể tiết ra cùng với quần áo
và sức nóng của cơ thể đã tạo nên một hỗn hợp nhiệt rất dễ cháy khi gần
lửa.
Kết
Những cách giải thích trên đều chỉ dừng ở những quan sát và phỏng đoán mà chưa có sức thuyết phục vững chắc nhất.
Do đó, cho đến nay, hiện tượng người tự bốc cháy vẫn là một trong
những bí ẩn thách thức các nhà khoa học nhiều nhất trên thế giới.
Xin đưa ra trường hợp người tự bốc cháy mới nhất trong thế kỷ 21. Vào
ngày 22/12/2010 tại Ireland, người ta phát hiện thi thể chìm trong lửa
của người đàn ông tên là Michael Faherty tại phòng khách trong căn hộ của ông ở Ballybane, Galway, Ireland.
Thi thể của Michael Faherty. (Ảnh: Coolinterestingstuff.com).
Trước đó, người hàng xóm bị đánh thức bởi tiếng chuông báo động hỏa hoạn bên nhà của người đàn ông 76 tuổi này.
Họ chạy sang thì thấy toàn cơ thể của Michael Faherty bốc cháy dữ
dội, chỉ duy đôi chân còn nguyên vẹn. Không có bất cứ dấu vết phóng hỏa
nào được ghi nhận. Trong hồ sơ của cảnh sát địa phương có ghi về trường
hợp cái chết của Michael Faherty là: Tự bốc cháy.
Bài viết có tham khảo nhiều nguồn.
Cập nhật: 09/09/2016Theo Trí Thức Trẻ
Giải mã thực hư "hiện tượng" người tự bốc cháy như quả cầu lửa
Nếu người tự bốc cháy là một hiện tượng thực sự, tại sao nó không xảy ra thường xuyên và phổ biến ở hàng tỷ người trên thế giới?
Suốt hơn một thế kỷ qua, nhiều người đã bị sốc về những thông tin một số người tự bốc cháy như quả cầu lửa.
Hiện tượng này được gọi là người tự bốc
cháy (SHC) và đã được mô tả nhiều trong các cuốn sách nổi tiếng với
nhiều tình tiết bí ẩn không giải thích được.
Thuật ngữ “người tự bốc cháy” (SHC)
đã trở nên phổ biến từ những năm 1800. Trong thực tế, có hàng chục tài
liệu viết về hiện tượng SHC trong các tiểu thuyết vào trước năm 1900.
Trong đó nổi tiếng là cuốn tiểu thuyết “Bleak House”
của Charles Dickens năm 1853, rồi đến các tác phẩm của Mark Twain,
Herman Melville, Washington Irving. Sang thời hiện đại, SHC còn xuất
hiện trong các bộ phim, các chương trình truyền hình như "The X-Files" và truyện tranh "Fantastic Four".
Đến nay đã có 200 trường hợp trên thế giới được tin là tự bốc cháy, nhưng hiện tượng này không có cơ sở khoa học đáng tin cậy.
Những câu chuyện bí ẩn về các trường hợp
SHC thường xảy ra rất kỳ lạ. Nhưng chúng lại được phát tán đi mà không
đề cập rõ ràng tới nguồn gốc tạo ra lửa, hay những nguồn lửa ở gần đó có
thể thiêu đốt con người. Hơn nữa, các nạn nhân thường bị lửa giết chết
do bị cháy ở tay hoặc chân, còn một số khác thì thường bị cháy ở ngực
hoặc ở bụng.
Một thế kỷ trước, người ta tin rằng hầu
hết các nạn nhân SHC có thể uống rượu say rồi men rượu đã bão hòa với
các tế bào gây ra cháy. Đến năm 1970 một số người dựa vào lý thuyết của
Freud giải thích SHC là do con người bị trầm cảm dẫn tới bốc cháy. Còn
quan điểm khác thì cho rằng chính các vết đen, các cơn bão vũ trụ, vi
khuẩn đường ruột sinh ra khí hoặc thậm chí là sự tích của năng lượng làm
cơ thể có thể tự bốc cháy.
Tất cả những lời giải thích trên chỉ là
giả khoa học và không có bằng chứng thuyết phục. Thực tế các cơ quan của
cơ thể người có 60-70% là nước không thể bốc cháy được. Nếu có người
thực sự bốc cháy khi không gần nguồn lửa nào thì phải có những nạn nhân SHC xảy ra khi đang bơi hay lặn biển chứ. Song tuyệt nhiên không có trường hợp nào như thế này tồn tại.
Sau khi điều tra kỹ lưỡng cho thấy nhiều
tuyên bố SHC là sai lầm. Không ít nạn nhân SHC bị cháy cả quần áo và
những vật dụng cũng như môi trường xung quanh. Về mặt pháp y lửa mà nói
thì những vụ cháy này hoàn toàn có thể do những vật dụng trong nhà như
thảm, gường, ghế sofa bắt lửa lây lan sang phần còn lại của căn phòng và
giết chết nạn nhân.
Cho đến nay đã có khoảng 10 trường hợp
từng tuyên bố là SHC được nghiên cứu một cách chi tiết. Theo nhà nghiên
cứu Joe Nickell đã phân tích trong cuốn sách “Real-Life X-Files”
rằng, tất cả các trường hợp đó không bí ẩn như người ta vẫn nói. Hầu
hết các nạn nhân là người cao tuổi, sống một mình và ở gần ngọn lửa
(thường thuốc lá, nến, và mở cháy) khi họ chết. Một số đã được nhìn thấy
lần cuối cùng khi uống rượu và hút thuốc.
Nếu người đó đang ngủ say, ốm yếu hoặc
không thể đi lại được thì quần áo của họ có thể hoạt động như một loại
bấc. Hầu hết những người này mặc các quần áo chứa chất dễ cháy như bông,
sợi polyester trong một thời gian dài. Khi các chất béo của cơ thể tiết
ra da kết hợp với quần áo thì sẽ tạo thành một nhiên liệu rất dễ cháy
lúc gần lửa.
Ngoài ra còn có một số người bị tuyên bố là SHC do nhầm lẫn với hội chứng Stevens-Johnson.
Trong trường hợp nặng, hội chứng này có thể gây ra các bệnh ngoài da
khi phản ứng với một số thuốc kháng chinh và giảm đau, gây ra những vết
bỏng nặng và mụn nước có thể gây tử vong cho nạn nhân.
Nếu SHC là một hiện tượng thực sự, tại
sao nó không xảy ra thường xuyên và phổ biến ở hàng tỷ người trên thế
giới. Thậm chí các trường hợp được tin là SHC cũng không ai có thể nhìn
thấy hay ghi hình lại mà lại chỉ thường xảy ra khi gần nguồn lửa. Nếu có
một cơ chế tự nhiên thì tại sao nó cũng không xảy ra ở các động vật
khác như bò, chó, voi chim.
Tuy không có bằng chứng khoa học, SHC
vẫn tồn tại và đó thường là kết luận khi các nhà chức trách không thể
tìm ra lời giải. Năm 2011, một nhân viên điều tra kết luận rằng Michael
Faherty, một người Ireland sống đơn độc, đã chết cháy trong nhà của mình
vào tháng 12/2010, có thể là do tự bốc cháy. Nhưng sự thực cơ thể
Faherty đã được tìm thấy chết cách lò sưởi gần ngay đấy.
Cập nhật: 21/12/2013Theo Dân Việt
Bí ẩn kinh hoàng hiện tượng người tự bốc cháy cực kì hiếm gặp
Lê Trúc - Theo thethaovanhoa.vn | 15:00 - 21/10/2016
Khả năng của con người vẫn luôn là một ẩn số
đối với các nhà khoa học. Liệu con người có sở hữu những năng lực siêu
phàm chỉ có trong phim ảnh? Hiện tượng "người tự bốc cháy" là một trong
những câu hỏi đau đầu đấy.
Hơn một thế kỉ qua, hiện tượng người tự bốc cháy (SHC) đã tốn không
ít giấy mực của các nhà khoa học lẫn thách thức trí tò mò của những ai
quan tâm đến các hiện tượng kì bí. Nó được mô tả nhiều trong các tác
phẩm của Charles Dickens, Mark Twain, Herman Melville,…,
trong các bộ truyện tranh, phim truyền hình. Thuật ngữ “người tự bốc
cháy” (SHC) thậm chí còn trở nên phổ biến từ những năm 1800 của thế kỉ
trước.
Hiện tượng "người tự bốc cháy" bí ẩn.
Lịch sử đã ghi nhận hơn 200 trường hợp con người bỗng dưng bốc cháy
tới chết, không hề có dấu hiệu bị thiêu bằng một nguồn nhiệt ngoài.
Trường hợp "người tự bốc cháy" đầu tiên được ghi nhận là của hiệp sĩ
người Ý tên Polonus Vorstius. Năm 1470, sau khi uống một ít rượu mạnh, Vorstius bắt
đầu nôn ra lửa trước khi bốc cháy. Các trường hợp này diễn ra hết sức
kì lạ. Nạn nhân thường được phát hiện đơn độc ở trong nhà, với phần đầu
và thân cháy rụi nhưng tay chân lại còn nguyên vẹn. Trong vài trường hợp
hiếm hoi, nội tạng không bị tổn hại. Các căn phòng hiện trường cũng
không phát hiện thấy dấu vết bị cháy, ngoài một dư lượng dầu mỡ trên đồ
nội thất và tường.
Hình vẽ mô tả cảnh người tự bốc cháy.
Năm 1986, người ta phát hiện cơ thể đã bị cháy đen của George Mott,
58 tuổi, một người lính cứu hỏa tại nhà riêng ở Crown Point, thành phố
New York, Mỹ. Tất cả những gì còn sót lại là một hộp sọ bị teo, một bên
chân và mảnh xương sườn của ông George. Trong khi đó, cảnh sát không hề phát hiện những dấu vết của một vụ hỏa hoạn, đồ đạc trong nhà của George vẫn nguyên vẹn ngoại trừ phần cơ thể cháy đen của ông.
Tháng 2 năm 2013, người ta phát hiện Danny Vanzandt,
65 tuổi đã chết cháy trong ngôi nhà của ông ở Sequoyah, tiểu bang
Oklahoma. Điều kỳ lạ là những đồ nội thất xung quanh chỗ phát hiện thi
thể của ông Danny vẫn còn nguyên.
Trong các trường hợp ghi lại, cơ thể bị cháy đen nhưng đồ đạc vẫn còn nguyên vẹn.
Và gần đây nhất, hồi đầu năm nay, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn
clip được cho là quay vào tháng 11/2015 ở Siberia về cảnh ngọn lửa cháy
bừng bừng trên phần bụng của một người đàn ông. Tuy người đàn ông này
chỉ bị thương nhẹ và hiện chưa rõ nguyên nhân nhưng người ta lại được
phen xôn xao về hiện tượng "người tự bốc cháy".
Câu hỏi được đặt ra là, tại sao cơ thể chúng ta lại có thể tự bốc cháy
trong khi nó chứa đến 70% lượng nước? Và liệu điều này có liên quan đến
ma quỷ hay các hiện tượng siêu nhiên hay không?
Đoạn clip về người tự bốc cháy gây xôn xao năm ngoái.
Rất nhiều giả thiết về "người lửa" đã được đưa ra nhưng cho tới nay
vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Trước đây, các nhà nhà khoa học từng cho
rằng nguyên nhân gây ra sự tự bốc cháy ở cơ thể con người có thể là do
men rượu trong cơ thể kết hợp với các tế bào gây nên sự cháy. Những năm
1970 còn xuất hiện giả thiết cho rằng chứng trầm cảm cũng có thể khiến
con người ta tự bốc cháy. Thậm chí có người còn cho rằng cơn bão từ vũ
trụ, hay vi khuẩn đường ruột đã sinh ra khí metan trong đường ruột hoặc
tích tụ năng lượng khiến cơ thể người phát hỏa.
Rất nhiều giả thiết được đặt ra nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Được các nhà khoa học đồng tình nhiều nhất có thể kể đến "hiệu ứng
sợi bấc". Theo đó, nếu coi cơ thể con người là một cây nến, thì phần
chất béo trong người chính là sáp nến, nhiên liệu cho sự cháy. Tóc hay
quần áo chính là sợi bấc. Vì một nguyên nhân nào đó quần áo hay tóc bắt
lửa, đầu tiên lửa sẽ đốt cháy lớp da người. Phần mỡ dưới da sẽ ngấm vào
quần áo và tiếp tục trở thành nhiên liệu cho sự cháy.
Giả thiết "hiệu ứng sợi bấc".
Giả thiết giải thích tại sao đa số các trường hợp được phát hiện đều
là người già, hành động chậm chạp hoặc người say rượu nên họ dễ bị bắt
lửa từ bếp ga, nến, tàn thuốc lá mà không hay biết. Tuy nhiên, nó chưa
thể giải thích tại sao hiện tượng này chỉ diễn ra trong nhà bởi chưa có
vụ tự bốc cháy nào diễn ra ngoài đường phố, gần các nguồn dễ bắt lửa.
Hiện tượng này cũng chỉ xảy ra ở người, không có báo cáo nào về việc
động vật tự bốc cháy.
Do vậy, mọi giả thiết chỉ mang tính tương đối và hiện các nhà khoa học vẫn trên đường đi tìm câu trả lời chính xác nhất.
(Ảnh: Internet)
Bí ẩn thách thức khoa học gần 200 năm: Người tự bốc cháy
27-11-2016 17:19:34
Hiện tượng người tự bốc cháy tưởng chừng như chỉ
có trên phim ảnh mà lại xảy ra ở thế giới thực. Và đây cũng là hiện
tượng bí ẩn mà khoa học chưa thể giải thích suốt 200 năm qua.
Những câu chuyện người tự bốc cháy
Một ngày giữa năm 1985, ông James
Hamilton, giáo sư toán học của trường đại học Nashville danh tiếng ở Mỹ,
bước ra ngoài trời để xem thời tiết thế nào, khi đó nhiệt độ khoảng 8
độ C.
Đột nhiên ông James cảm thấy đau nhói ở
chân và nhìn xuống thì tá hỏa khi nhìn thấy một ngọn lửa màu xanh, kích
thước bằng một đồng xu bốc lên cao khoảng vài cm trên đùi của mình. Theo
phản xạ ông đưa tay dập tắt ngọn lửa.
Sau đó ông nhìn thấy phần da chỗ lửa cháy
bị bỏng rộp đỏ. Gia đình lập tức đưa ông đến bệnh viện, nhưng điều kỳ lạ
là bác sĩ phát hiện phần xương, cơ bắp của ông bị cháy nặng. Ông phải
nằm điều trị một tháng mới khỏi. Ngọn lửa nhỏ đã được dập tắt ngay, vậy
thì tại sao phần xương và cơ bắp lại bị chấn thương nặng như vậy? Ngọn
lửa từ đâu ra? Không ai giải thích được điều đó cả!
Năm 1986, người ta phát hiện cơ thể đã bị
cháy đen của George Mott, 58 tuổi, một người lính cứu hỏa về hưu trong
nhà riêng của ông ở Crown Point, thành phố New York, Mỹ. Tất cả những gì
còn sót lại là một hộp sọ bị teo, một bên chân và mảnh xương sườn của
ông George.
Hiện tượng người tự bốc cháy vẫn cứ xảy ra mặc cho sự khó hiểu của các nhà khoa học. Ảnh: Internet
Trong khi đó, cảnh sát không hề phát hiện
những dấu vết của một vụ hỏa hoạn, đồ đạc trong nhà của ông George vẫn
nguyên vẹn ngoại trừ phần cơ thể cháy đen của ông.
Nạn nhân nữa là một phụ nữ, vào một buổi
tối năm 1982, sau khi chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình thì cơ thể
của bà Jeannie Saffin (61 tuổi) bỗng dưng phát hỏa.
Điều kỳ lạ là bà không hề có cảm nhận là
cơ thể mình đang nóng bừng bừng, bốc cháy. Chỉ đến khi cha của bà phát
hiện và dập tắt ngọn lửa, lúc này, bà Jeannie Saffin mới tỉnh táo và bắt
đầu khóc vì sợ hãi và đau đớn.
Tháng 2 năm 2013, Danny Vanzandt, 65 tuổi,
được phát hiện đã chết cháy trong ngôi nhà của ông ở Sequoyah, tiểu
bang Oklahoma. Điều kỳ lạ, là những đồ nội thất xung quanh chỗ phát hiện
thi thể của ông Danny vẫn còn nguyên. Và cảnh sát nghi ngờ đây là
trường hợp “tự bốc cháy”.
Thế nhưng sau đó, một báo cáo giám định y
tế kết luận ông Danny bị lên cơn đau tim đột ngột và điếu thuốc trên tay
ông có thể là “thủ phạm” của vụ cháy.
Bí ẩn không thể giải đáp
Spontaneous human combustion (SHC) là
thuật ngữ phổ biến vào những năm 1800, chỉ hiện tượng người tự bốc cháy
bí ẩn. Với thuật ngữ này, người ta tin ngọn lửa không đến từ bên ngoài
mà bắt nguồn từ bên trong cơ thể nạn nhân.
Và khi "tin" vào điều đó, họ bắt đầu đi
giải thích hiện tượng "chết từ bên trong" này ở con người. Vào thế kỷ
trước, các nhà khoa học tin rằng rượu là tác nhân gây ra sự tự bốc cháy ở
cơ thể con người do men rượu bão hòa với các tế bào gây nên sự cháy.
Lại có người cho rằng, trầm cảm từ những
người hay sống đơn độc đã khiến con người ta tự bốc cháy. Khi khoa học
phát triển thêm một bước thì họ giải thích, nguyên nhân gây nên hiện
tượng SHC là do những cơn bão từ vũ trụ, các vết đen Mặt Trời hay vi
khuẩn đường ruột đã sinh ra khí hoặc tích tụ năng lượng khiến con người
phải phát hỏa để giải phóng.
Hiện tượng người tự bốc cháy vẫn là một trong những bí ẩn thách thức các nhà khoa học nhiều nhất trên thế giới. Ảnh: Internet
Về sau, tất cả các cách giải thích đều bị
nhiều người phản bác. Theo đó, về cơ bản, cơ thể con người có đến 70% là
nước, nên chúng ta không thể tự bốc cháy.
Cho đến nay, các nhà khoa học tuyên bố đã
nghiên cứu 10 trường hợp người tự bốc cháy để truy tìm nguyên nhân. Và
họ cho rằng, SHC không bí ẩn như nhiều người nghĩ.
Cụ thể, họ nhận thấy, những nạn nhân phần
lớn là những người cao tuổi, sống neo đơn và khá gần nguồn lửa (như bếp,
đèn nến, thuốc lá...). Rất có thể, ngọn lửa đã bén vào người họ lúc nào
không hay.
Ngoài ra, quần áo của những nạn nhân phần
lớn là bông, sợi (là những thứ rất dễ cháy). Khi các chất béo trong cơ
thể tiết ra cùng với quần áo và sức nóng của cơ thể đã tạo nên một hỗn
hợp nhiệt rất dễ cháy khi gần lửa.
Những cách giải thích trên đều chỉ dừng ở
những quan sát và phỏng đoán mà chưa có sức thuyết phục vững chắc nhất
nên hiện tượng người tự bốc cháy vẫn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus
Giải đáp bất ngờ chất lạ bầy nhầy hậu nổ thiên thạch
Thứ sáu , 22/02/2013 | 07:31 GMT+7
(VTC News) -
Chất nhầy kỳ lạ xuất hiện chỉ cách hiện trường vụ nổ thiên thạch khoảng
1.500km cuối cùng đã được các nhà khoa học nhận diện.
Tuy nhiên câu trả lời lại đến từ một nhà sinh vật học, thay vì từ một nhà thiên văn học như nhiều người mong đợi.
Chất bầy nhầy được cho là bí ẩn xuất hiện sau mưa thiên thạch ở Nga
"Những
ngày qua chúng tôi nhận được hàng trăm câu hỏi tò mò về một thứ chất
lỏng kỳ lạ xuất hiện ở Somerset sau vụ nổ thiên thạch", ông Peter Green,
một nhà sinh vật học đến từ thành phố Devon, nước Anh, cho biết.
Chất
nhầy dày khoảng 10cm và có màu trong đục này được phát hiện ở khu bảo
tồn thiên nhiên Ham Wall, thuộc tỉnh Somerset, miền Nam nước Anh.
"Một
vài du khách phát hiện thứ chất lỏng chỉ ít lâu sau vụ nổ thiên thạch
khổng lồ. Ngay lập tức rất nhiều người đã đưa ra đủ loại giả thuyết về
xuất xứ của nó".
Tuy nhiên chất nhầy này có xuất xứ từ các con ếch chứ không liên quan tới thiên thạch.
"Chúng
tôi rất vui khi khu bảo tồn nhận được sự quan tâm từ công chúng. Tuy
nhiên chất nhầy này có xuất xứ từ các con ếch chứ không liên quan tới
thiên thạch", ông Peter tiếp tục giải thích.
"Hiện tại đang là mùa sinh sản
của các loài lưỡng cư. Loài ếch đẻ trứng và nuôi dưỡng trứng trong một
hợp chất lỏng có tên glucoprotein, được sản xuất trong cơ thể ếch cái".
"Khi
một loài săn mồi như chim diệc chộp lấy ếch ăn thịt, nó sẽ không tiêu
hóa chất glucoprotein của ếch được và nhả ra ngoài. Glucoprotein khi
tiếp xúc với nước sẽ trương phình lên và trôi theo dòng. Đây chính là
thứ chất dịch mà nhiều người đã hỏi trong vài ngày qua".
"Lý
do nhiều người cảm thấy thứ chất này rất kỳ lạ là bởi thông thường,
glucoprotein lưu giữ trứng ở trong và sẽ tự động tan đi khi trứng nở.
Tuy nhiên khi ếch bị chim diệc ăn thịt, thứ glucoprotein bị nhả ra chưa
được ấp trứng và có màu trong suốt"."Bởi
vậy nếu chúng ta được thấy những quả trứng ếch nhung nhúc ở trong thì
hẳn 'bí ẩn' chất nhầy này sẽ không còn là bí ẩn nữa", ông Peter Green
cười nói.
Minh Hà
Ngỡ ngàng nguyên nhân khiến động vật “tự sát” hàng loạt
(Kiến Thức) - Trên thế giới từng xảy ra
nhiều vụ động vật "tự sát" hàng loạt vô cùng bí ẩn khiến các chuyên gia
đau đầu đi tìm lời giải.
Những vụ động vật "tự sát" hàng loạt
Cá voi chết hàng loạt ở New Zealand.
Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều vụ động vật "tự sát" hàng loạt
kèm theo đó là những điều vô cùng bí ẩn. Hàng loạt cá voi chết ở New
Zealand tháng 11/2011 gây xôn xao dư luận. Khi đó, người ta phát hiện 61
con cá voi khổng lồ chết ở một bờ biển thuộc New Zealand khi chúng dạt
vào bờ. Nhiều con cá voi vẫn sống cũng dạt vào bờ được lực lượng cứu hộ
giải cứu, đưa trở lại biển nhưng sau đó chúng lại bơi vào bờ. Vụ việc bí
ẩn này đã làm đau đầu các chuyên gia và giới chức trách suốt thời gian
dài.
Một trường hợp động vật "tự tử"
gây xôn xao dư luận thế giới khác xảy ra tại một ngôi làng ở tỉnh Van,
Thổ Nhĩ Kỳ năm 2005. Theo đó, hàng trăm con cừu nhảy từ trên các vách đá
xuống dẫn đến tử vong. Theo lời kể của một số nhân chứng, con cừu đầu
tiên nhảy từ ở vách đá cao hơn 15m, sau đó 400 con khác cũng nhảy vực
“tự tử” theo.
Đất nước Scotland cũng chứng kiến vụ
việc động vật "tự sát" vô cùng bí ẩn. Theo đó, trong hơn 70 năm qua, hơn
600 con chó đã nhảy xuống cầu Overtoun ở Milton và chết. Điều kỳ lạ hơn
nữa đó là những con chó nhảy cầu "tự sát" đều nhảy cùng một vị trí.
Chuyên gia giải mã nguyên nhân động vật "tự sát"
Do xảy ra nhiều vụ động vật "tự tử"
hàng loạt nên đã dẫn đến các tin đồn gây hoang mang dư luận như đó là
điềm báo ngày tận thế hay có liên quan đến các thế lực siêu nhiên như
người ngoài hành tinh, zombie... Đứng trước tình hình đó, các chuyên gia
đã thực hiện các nghiên cứu để tìm ra lời giải cho những vụ động vật "tự sát"hàng loạt có phần bí ẩn.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên
gia, động vật chết hàng loạt là hiện tượng thường xảy ra trong thiên
nhiên. Nguyên nhân của những vụ việc này là do các nguyên nhân tự nhiên
như biến đổi môi trường, biến đổi khí hậu, gió bão, mưa đá hay sấm
chớp... Thậm chí, bệnh dịch hay nhiễm độc cũng có thể là nguyên nhân
khiến động vật chết hàng loạt.
Theo đó, trong vụ hàng trăm con rùa
biển chết trôi dạt vào bờ biển El Salvador hồi tháng 1/2006 đã gây xôn
xao dư luận suốt một thời gian dài. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, giới
chức trách đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân vì sao hàng
trăm con rùa biển chết cùng thời điểm như vậy. Sau quá trình nghiên cứu
tỉ mỉ, Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã đã tìm ra nguyên nhân khiến
hàng trăm con rùa biển chết là do xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ và tảo
độc hại nở hoa.
Cây cầu Overtoun hơn 100 tuổi là nơi hàng trăm con chó "tự tử" suốt hơn 70 năm qua.
Đối với trường hợp hàng trăm con chó đã nhảy xuống cầu hơn 100 tuổi
Overtoun ở Milton, gần thị trấn Dumbarton một cách bí ẩn, các chuyên gia
cũng đã đi tìm lời giải cho hiện tượng này. Theo kết quả nghiên cứu của
tiến sỹ David Sands, bên dưới cầu Overtoun có rất nhiều chuột, chồn và
sóc. Đó có thể là lý do khiến những con chó có các hành động kỳ lạ. Để
xác minh giả thuyết đó, chuyên gia David đã tiến hành một thử nghiệm đó
là thử mùi hương của 10 con chó khác nhau. Kết quả thử nghiệm cho thấy
70% bị thu hút bởi mùi hương của chồn, đặc biệt là mùi này khá rõ rệt
trong những ngày khô ráo và có nắng khiến các chú chó không cưỡng lại
được việc tấn công những con chồn ở dưới chân cầu.
Do bức tường đá granite ở cây cầu
Overtoun dày khoảng 45 cm cộng thêm thành cầu khá cao khiến cho tầm nhìn
của những con chó bị hạn chế cũng như cản mọi âm thanh. Kết quả là
những con chó chỉ ngửi thấy mùi hôi của chồn mà không thể quan sát được
tình hình xung quanh nên đã nhảy qua thành cầu và lao xuống đất tử vong.
Động Vật Tự Sát - Bí Ẩn Về Cái Chết Có Ý Thức
Động vật có tự tử không
Nhiều tranh cãi xoay quanh hành vi tự sát ở động vật, liệu chúng có chủ đích nhắm đến cái chết hay không?
Năm 1845, một câu chuyện lạ tràn ngập mặt báo London, Anh. Chú chó màu
đen được mô tả là đáng yêu và khỏe mạnh nhiều lần ném mình xuống sông
"tự tử". Bốn chân nó cứng đờ, hoàn toàn trái ngược phản ứng khi ở dưới
nước của loài chó. Kỳ lạ hơn, sau khi được đưa lên bờ, con chó lại lao
xuống sông và cố gắng dìm mình dưới nước.
Nhiều con chó thường nhịn ăn tới chết sau khi chủ nhân qua đời. Ảnh: Alflo/Naturepl.com
Động vật có thể đối diện những vấn đề sức khỏe tâm thần tương tự
con người, điển hình là căng thẳng, nhân tố góp phần dẫn tới tự sát ở
người. Những hành vi từng được cho là chỉ có ở người cũng được quan sát ở
một số động vật. Song, động vật tự tử có chủ đích hay không là câu hỏi
gây nhiều tranh cãi.
Theo BBC, đây không phải là câu hỏi mới. Hơn 2.000 năm trước,
nhà triết học Aristotle kể về con ngựa đực nhảy xuống vực sâu, sau khi
vô tình giao phối với ngựa mẹ. Thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, Claudius
Aelian, một nhà nghiên cứu Hy Lạp đã viết hẳn cuốn sách bàn về hiện
tượng này. Ông nêu ra 21 vụ động vật tự sát, trong đó có những con chó
săn nhịn ăn đến chết khi người chủ qua đời hay đại bàng lao vào lửa hỏa
thiêu chủ nhân, kết thúc sự sống.
Những vụ động vật tự tử cũng thu hút chú ý tại Anh giữa thế kỷ 19. Nhà
tâm lý học William Lauder Lindsay cho rằng, "u sầu trầm cảm" có thể là
nguyên nhân. Ông mô tả động vật "bị đẩy vào tình trạng hoảng loạn và
điên cuồng theo nghĩa đen", trước khi có những hành vi tự hủy hoại, có
thể kết thúc bằng cái chết.
Luận điểm này được các nhà hoạt động vì động vật viện dẫn. Theo nhà sử
học y khoa Duncan Wilson, đại học Manchester, Anh, mục đích của các nhà
hoạt động là nhân cách hóa cảm xúc của động vật, "chứng minh chúng cũng
có khả năng tự nhìn nhận và các ý định, bao gồm cả ý định tự sát khi đau
buồn hoặc uất ức".
Tuy nhiên, với kiến thức y học tiến bộ của thế kỷ 20, ý nghĩ tự tử mang
tính "quả cảm" dần bị lu mờ. Thay vào đó, khoa học tập trung vào tác
động của tự tử trên số lượng lớn cá thể.
Tự sát, thường là hệ lụy của áp lực xã hội, trở thành một trong những
chứng bệnh xã hội. Đàn chuột lemming nối đuôi nhau quăng mình xuống vực
hay vụ mắc cạn hàng loạt của cá voi là các ví dụ điển hình. Song, Wilson
không tìm câu trả lời rõ ràng rằng liệu động vật tự sát có chủ đích hay
không. Công trình của ông chỉ tiết lộ sự thay đổi quan điểm về tự sát
của con người phản ánh trong câu chuyện về động vật.
Đi tìm lời lý giải
Antonia Preti, nhà tâm lý học đại học Cagliari, Italy, muốn tìm câu trả
lời xác đáng. Xem xét khoảng 1.000 nghiên cứu công bố trong 40 năm, ông
khẳng định không có vụ động vật tự tử có chủ ý nào trong tự nhiên và
cho rằng những vụ việc trong sách của Aelian chỉ là "câu chuyện mang
tính thuyết hình người".
Trở lại vụ tự sát tập thể của chuột lemming, các nhà nghiên cứu kết
luận đây là hệ lụy không mong muốn khi số lượng chuột di cư quá đông tại
cùng thời điểm.
Vật nuôi bỏ ăn sau khi chủ nhân qua đời có thể do đổ vỡ mối liên kết xã
hội. Động vật không đưa ra quyết định chết có ý thức mà chỉ quá phụ
thuộc vào sự chăm sóc của chủ nhân đến nỗi không chấp nhận thức ăn từ
người nào khác.
"Suy nghĩ thú nuôi tự sát theo chủ nhân chỉ là cách diễn giải của con người", Preti nhận xét.
Chuột thảo nguyên lemming thường kéo tới vách đá và quăng mình xuống vực. Ảnh: Benoitb/Istock
Căng thẳng cũng dẫn đến thay đổi hành vi của động vật theo hướng
đe dọa tính mạng. Đoạn video về cá voi sát thủ tên Morgan tại công viên
Tenerife thuộc sở hữu công ty giải trí Seaworld, Mỹ, nhảy lên thành bể
nằm im suốt 10 phút hồi tháng 5 khiến cộng đồng chú ý. Nhiều người cho
rằng nó đang cố tự sát.
Cá voi thường hành động khác biệt khi bị nuôi nhốt, bởi bể nuôi có kích
thước rất nhỏ so với đại dương. Môi trường sống nhân tạo là nguyên nhân
gây trầm cảm, dẫn tới các hành động lặp đi lặp lại như cọ xát vào thành
bể hay nghiến răng ở cá voi.
Do đó, việc tìm hiểu các trạng thái cảm xúc của động vật có ý nghĩa rất
lớn, Barbara King, cao đẳng William and Mary ở Virginia, Mỹ nhận định.
Theo bà, điều này có thể là nền tảng lý giải cho khuynh hướng tự làm hại
của động vật.
"Theo hiểu biết của tôi, hầu hết vụ tự tử đều liên quan tới sự can
thiệp của con người theo cách nào đó, dù là săn bắn hay giam cầm", King,
cho hay.
Nhiều loài động vật bị nhốt trong điều kiện gây các tổn thương tinh
thần kéo dài cũng trải qua các tình trạng căng thẳng, hội chứng căng
thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) và trầm cảm.
Một trang trại gấu Trung Quốc ghi nhận trường hợp gấu mẹ bóp cổ gấu con
đến chết rồi tự sát. Vụ việc xảy ra sau khi gấu con bị chọc bụng để gắn
ống chiết mật và tỏ ra cực kỳ đau đớn. Đây là một ví dụ về hành vi phi
tự nhiên bắt nguồn từ căng thẳng quá mức và rối loạn khi bị giam cầm tù
túng thời gian dài. Theo Preti, dường như hành động này phản ánh ý nghĩ
"thoát khỏi sự cầm tù" của động vật.
Cá voi cũng nổi tiếng với các vụ mắc cạn hàng loạt trên bãi biển. Nhiều
lý giải được đưa ra, trong đó có giả thiết "con đầu đàn bị bệnh", phải
tìm kiếm an toàn trong vùng nước nông. Do tập tính xã hội cao, các cá
thể khỏe mạnh vẫn bám theo con đầu đàn và lao vào bờ. Tuy nhiên, giả
thiết không khẳng định đây là tự sát chủ đích.
Các hành vi tự hủy hoại còn được quy cho ký sinh trùng. Ký sinh trùng
có thể tác động tới não bộ và khiến vật chủ có hành động giúp chúng sinh
trưởng mạnh hơn. Trong quá trình này thường vật chủ sẽ chết.
Chẳng hạn, Toxoplasma gondii tấn công chuột và "tắt" đi nỗi sợ mèo bẩm
sinh. Một nghiên cứu năm 2013 phát hiện việc nhiễm T. gondii xóa sạch
nỗi sợ mèo, ngay cả khi ký sinh trùng này đã bị tiêu diệt. Tương tự, nấm
Ophiocordyceps unilaterailis có thể khống chế não kiến, đưa vật chủ tới
cái chết tại những nơi nấm có điều kiện tốt để sinh sôi.
Nhện mẹ thường tự nguyện trở thành bữa ăn cho con, song sự hy sinh này
không phải tự sát mà là hành động bao bọc cực đoan, đảm bảo sự sống cho
con non mới chào đời.
Nhận thức cái chết – khả năng riêng có của con người
Để khẳng định động vật có tự sát không đòi hỏi một khái niệm rõ
ràng. Tự sát được định nghĩa là "hành vi giết mình một cách có chủ
đích". Như vậy, động vật có ý định chết hay không? Trên thực tế, nhện mẹ
xuất phát từ mục đích cung cấp thức ăn trong khi gấu mẹ lại bị dồn ép
bởi căng thẳng và rối loạn.
Tuy nhiên, đối với một số chuyên gia, đây là câu hỏi khó trả lời bởi con người không thể đọc suy nghĩ loài vật.
"Tôi không tự tin cho rằng tự sát ở động vật là câu hỏi khoa học có thể
trả lời", King nói. "Chúng ta có thể nhìn thấy hành vi của động vật khi
đau buồn, nhưng không thể thấy nỗi đau mà chúng phải chịu và đánh giá
liệu chúng có chủ đích tự sát không".
King cho rằng, ý định tự sát ở động vật là thiếu cơ sở do những khác
biệt trong nhận thức, mấu chốt nằm ở khả năng suy nghĩ về tương lai.
Cá voi mắc cạn không phải do tự sát có chủ đích. Ảnh: Tim Cuff/Alamy
Nhiều động vật có thể lên kế hoạch như dự trữ thực phẩm để ăn dần. Tuy
nhiên, điều này không đòi hỏi ý niệm về ý nghĩa sự sống. Trong khi đó,
lên kế hoạch tự sát lại cần hiểu biết chi tiết vị trí của một cá thể
trong thế giới và khả năng hình dung điều gì xảy ra khi không còn tồn
tại.
"Con người có thể tưởng tượng ra nhiều kịch bản, ghi nhớ và bổ sung
chúng vào những tường thuật lớn hơn", Thomas Suddendorf, nhà tâm lý học
tiến hóa, đại học Queensland, Australia cho biết.
"Có những khác biệt cơ bản về khả năng tưởng tượng vượt thời gian của
con người khi so với những động vật có họ hàng gần gũi nhất".
Ý thức và trí tưởng tượng đi kèm nhiều hệ lụy. "Điều này khiến con
người thường quá lo lắng tới những điều ít có khả năng can thiệp và trải
qua nỗi sợ triền miên về việc không bao giờ mang lại kết quả",
Suddendorf nói.
Dù vậy, hầu hết mọi người đều vượt qua nỗi sợ. Với xu hướng lạc quan
nội tại, chúng ta thường có cái nhìn tươi sáng về tương lai.
"Một trong những thực tế mà con người phải chấp nhận là tất cả đều sẽ
chết", Ajit Varki, đại học California, Mỹ nhìn nhận. Tuy nhiên, khả năng
tuyệt vời của con người là phớt lờ điều này cho tới cuối cùng.
"Chúng ta cần sự phủ nhận ấy. Nếu không mọi người sẽ thu mình lại và chẳng làm gì", Varki nói.
Từ đó, Varki tin rằng tự sát ở động vật có thể được lý giải bởi các
nguyên nhân khác. Theo ông, động vật đau buồn, nhận ra cái chết và sợ
xác chết nhưng không hiểu cái chết là "một sự thật hiển nhiên".
"Động vật có nỗi sợ về những tình huống nguy hiểm có thể dẫn tới cái
chết", Varki lý giải. Chúng xây dựng phản ứng từ bên trong với các nỗi
sợ nhằm tồn tại, sống sót.
Con người là sinh vật duy nhất có khả năng hiểu và đối diện với cái
chết của mình. Nói một cách chính xác, theo Varki, chúng ta là sinh vật
lạc quan với khả năng tự nhận thức cực kỳ phức tạp.
"Tự sát là gì?", Varki đặt câu hỏi. "Tự sát là tự xui khiến bản thân
tìm đến cái chết, nhưng làm thế nào để xui khiến nếu không nhận thức
được mình có thể chết? Do đó, tự sát là hành vi chỉ có ở con người",
chuyên gia này kết luận.
Vệ Tinh "Hiệp Sĩ Đen" 13.000 Năm Tuổi Của Người Ngoài Hành Tinh Vẫn Quay Quanh Trái Đất
“Hiệp sĩ Đen” – Vệ tinh của người ngoài hành tinh?
06:20 18/08/2014
Một vật thể bay ngoài không gian không xác định được là của
ai, do ai phóng lên đã xuất hiện, phát tín hiệu vô tuyến từ cách đây hơn
1 thế kỷ, từng khiến cho cả thế giới lên cơn sốt. Người ta gọi nó bằng
cái tên Black Knight - Hiệp sĩ Đen, và từng có giả thuyết rằng, nó được
một nền văn minh nằm cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng gửi đến để…
bảo vệ trái đất!? Xung quanh phát hiện kỳ thú về vật thể đen này, đã
từng có nhiều câu chuyện ly kỳ, kể cả chuyện khôi hài về quân sự, tình
báo thời Chiến tranh lạnh.
Nikola Tesla được xem là người đầu tiên bắt được sóng tín hiệu vô tuyến của “Hiệp sĩ Đen” vào năm 1899.
Theo
giới khoa học không gian Mỹ, “Hiệp sĩ Đen” đã phát tín hiệu vô tuyến
liên tục trong khoảng thời gian 50 năm trước khi tắt ngúm. Nó được cho
là đã được chế tạo từ rất lâu, cách thời đại chúng ta khoảng 13.000 năm.
Giới khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến “Hiệp sĩ
Đen”.
Trong số đó có một nhà nghiên cứu vô tuyến nghiệp dư người Thụy
Điển đã giải mã được một loạt tín hiệu thu từ “Hiệp sĩ Đen” và diễn
giải thành một sơ đồ hệ thống sao giống với hệ thống sao Mục Phu
(Bootes), trong đó có cặp sao đôi nổi tiếng Epsilon Bootis, xưa kia gọi
tên riêng biệt là Izar và Pulcherrima, phát ra ánh sáng màu đỏ, có thể
nhìn thấy bằng mắt thường nằm chếch về hướng cực Bắc địa cầu. Từ sơ đồ
sao này, người ta suy ra rằng vệ tinh Black Knight rất có thể xuất xứ từ
cặp sao đôi Epsilon Bootis.
Theo nhiều nguồn tư liệu thì việc phát hiện sóng vô tuyến của
“Hiệp sĩ Đen” đã có từ rất lâu trước khi nó trở thành sự kiện được dư
luận quan tâm. Một người có tên là Nikola Tesla được cho là người đầu
tiên "cắt" sóng tín hiệu vô tuyến của vệ tinh "ngoài hành tinh" “Hiệp sĩ
Đen” vào năm 1899 bằng thiết bị rà sóng vô tuyến cao áp do ông tự thiết
kế, đặt tại Colorado Springs.
Khoảng 30 đến 50 năm sau phát hiện của Tesla thì tín hiệu của
“Hiệp sĩ Đen” mới được phát hiện nhiều và giải mã, như nêu ở phần trên,
và toàn thế giới bắt đầu chú ý đến “Hiệp sĩ Đen”.
Những câu chuyện về vệ tinh “Hiệp sĩ Đen” bắt đầu xuất hiện
trước công chúng vào khoảng giữa thập niên 50 thế kỷ XX, với việc 2 tờ
báo St. Louis Dispatch và The San Francisco Examiner lần đầu đăng bài
viết về "vệ tinh ngoài hành tinh" trong số báo ra ngày 14/5/1954.
Thông tin rộng rãi về việc phát hiện một vệ tinh lạ không rõ
nguồn gốc đã khiến cả Mỹ và Liên Xô - hai kình địch trong Chiến tranh
lạnh - đặc biệt quan tâm. Trong khi Liên Xô âm thầm theo dõi, tìm hiểu
về vệ tinh bí ẩn này thì Mỹ lại có những động thái khiến giới khoa học
không khỏi bật cười, chế giễu.
Số là, tờ Time Magazine số ra ngày 7/3/1960 đã thuật lại lần
bắt tín hiệu của Mỹ: Hệ thống rađa Dark Fence (Hàng rào Đen) đặt tại
Gila River, gần Phoenix, bang Arizona, và Jordan Lake, bang Alabama đã
hoạt động từ tháng 8/1959, bắn đi chùm tia vô tuyến theo hình rẻ quạt,
biên độ cao 400 km mỗi bên.
Ngày 31/1/1960, Dark Fence nhận được tín hiệu từ một vật thể
"đen" bí ẩn. Thông tin lập tức được xác nhận, đó là "vật thể không gian
không xác định" (USO) đã được phát hiện nhiều lần trước đó. Time
Magazine viết tiếp rằng, thông tin về việc phát hiện "Vật thể đen" ngoài
không gian đã tạo nên dư luận hoang mang ở Mỹ, đồn đoán rằng đó là
thiết bị do thám do Liên Xô phóng lên, còn người Mỹ thì không hề hay
biết chuyện gì đang xảy ra.
Ngay tức thì, Lầu Năm Góc tự tin thông báo rằng: "vật thể đó đã
được xác định là một "cục rác" của vệ tinh Discoverer do không quân Mỹ
phóng lên và đã đi lạc trong không gian bấy lâu. “Vật thể đen” được phát
hiện chứng minh tính hiệu quả của chương trình không gian của Mỹ".
Cuộc đối đầu giữa “Hiệp sĩ Đen” và tàu vũ trụ của con người.
Điều mỉa mai là ở chỗ, trước đó khá lâu, ngày 23/8/1954, tạp
chí công nghệ Aviation Week and Space Technology đã đăng một bài viết
vạch rõ rằng, Lầu Năm Góc cố tình giữ bí mật thông tin vì mục đích quân
sự.
Tờ báo này viết: Lầu Năm Góc sợ việc quan sát vệ tinh lạ này sẽ
khiến dư luận phát hiện ra những sơ hở của mình trong việc quan sát,
theo dõi bầu trời, và hơn nữa Lầu Năm Góc khi đó sợ rằng mình đã bị Liên
Xô qua mặt trong lĩnh vực nghiên cứu không gian.
Trong khi đó, dư luận quan tâm đến vệ tinh “Hiệp sĩ Đen” mỗi
năm mỗi tăng. Năm 1957, Tiến sĩ Luis Corralos ở Bộ Truyền thông
Venezuela đã chụp được ảnh của “Hiệp sĩ Đen” khi nó bay qua bầu trời
Caracas trong lúc ông đang chụp hình các vệ tinh Sputnik I và Sputnik II
do Liên Xô vừa phóng lên.
Điều lạ lùng ở chỗ, “Hiệp sĩ Đen” đi theo quỹ đạo trái đất
nhưng theo hướng từ đông sang tây, ngược chiều quay của trái đất, trong
khi các vệ tinh Sputnik I và II đều bay theo chiều quay của trái đất từ
Tây sang Đông để duy trì quỹ đạo. Một nguồn tin khác cũng trong năm 1957
kể rằng, một vật thể lạ đã được nhìn thấy phủ bóng lên tàu không gian
Sputnik I của Liên Xô.
Báo chí đưa tin: Vật thể lạ đó bay theo quỹ đạo Địa Cực, vào
thời điểm đó cả Mỹ và Liên Xô đều chưa có công nghệ đưa tàu vũ trụ bay
trên quỹ đạo Địa Cực; mãi đến năm 1960 mới có vệ tinh đầu tiên được
phóng lên quỹ đạo Địa Cực. Quỹ đạo Địa Cực thường được dùng vào việc
nghiên cứu và vẽ bản đồ trái đất, quan sát trái đất, quan sát và ghi lại
hình ảnh thời gian trôi qua trên trái đất, và duy trì vệ tinh thám báo.
Từ đây, “Hiệp sĩ Đen” được liệt vào loại "vệ tinh do thám". Câu
hỏi được đặt ra là: Ai đã phóng “Hiệp sĩ Đen” lên quỹ đạo Địa Cực và
nhằm mục đích gì?
Hình ảnh “Hiệp sĩ Đen” chụp được từ tàu vũ trụ.
Sang thập niên 60 thế kỷ XX, “Hiệp sĩ Đen” tiếp tục thu hút sự
quan tâm của giới thiên văn học toàn cầu. Khoảng thời gian này, “Hiệp sĩ
Đen” một lần nữa được xác định đang bay trên quỹ đạo Địa Cực. Giới khoa
học và thiên văn học ước tính khối lượng của nó vào khoảng 10 tấn, được
xem là vệ tinh nặng nhất thời đó.
Theo quan sát của giới thiên văn học, “Hiệp sĩ Đen” có quỹ đạo
khác thường, không như mọi vệ tinh nhân tạo trên trái đất; nó bay theo
chiều ngược chiều quay của trái đất và với vận tốc cao gấp 2 lần so với
bất kỳ tàu không gian nào do con người chế tạo.
Ngày 3/9/1960, tức 7 tháng sau khi hệ thống rađa Dark Fence bắt
được tín hiệu của “Hiệp sĩ Đen”, một camera dò tìm không gian của Tập
đoàn quốc phòng Grumman Aircraft đặt tại Long Island đã chụp được hình
ảnh của “Hiệp sĩ Đen”. Đến thời điểm đó, rất nhiều người trên thế giới
đã có thể quan sát “Hiệp sĩ Đen” bằng mắt thường, với chấm sáng màu đỏ
di chuyển với tốc độ rất cao so với các vệ tinh của loài người. Năm
1963, nhà du hành vũ trụ Gordon Cooper được đưa vào không gian.
Trên quỹ đạo, Cooper phát hiện một vật thể màu xanh lục đang di
chuyển về phía khoang tàu vũ trụ của mình. Cooper báo cáo về trạm theo
dõi ở Muchea, Australia, trong khi trạm này cũng quan sát thấy được vật
thể lạ bay từ đông sang tây. Kênh truyền hình NBC đã đưa tin về sự việc
này, nhưng khi nhà du hành Cooper trở về trái đất, phóng viên của NBC
không được tiếp cận ông để hỏi thêm về những gì ông nhìn thấy. Giải
thích duy nhất là "do ảo ảnh gây nên bởi khí cacbonic (CO2) nồng độ cao".
Cho đến tận ngày nay, “Hiệp sĩ Đen” tiếp tục là đề tài quan tâm
của nhiều người trên thế giới, nhưng những thông tin chính thức về nó
đã được các cơ quan chức năng cất giữ kỹ lưỡng. Chính vì vậy, nhiều câu
hỏi từ hàng chục năm nay vẫn chưa được giải đáp, như: Ai đã phóng “Hiệp
sĩ Đen” lên quỹ đạo Địa Cực và nhằm mục đích gì?
Phải chăng “Hiệp sĩ Đen” là sản phẩm của người ngoài hành tinh
đưa đến trái đất để "nghiên cứu" con người? Liệu vệ tinh đó đã từng nỗ
lực liên lạc với con người? Liệu chúng ta đã bỏ qua sự giao tiếp đó? Và
một câu hỏi lý thú: Liệu có một sự liên hệ nào đó giữa vật thể bí ẩn này
với các thành tựu của con người thời cổ đại? An Tôn (tổng hợp)
Black Knight (Hiệp sĩ đen) chứng minh con người không phải đầu tiên có vệ tinh địa cực
Black Knight (Hiệp sĩ đen) là vệ tinh do nhà khoa học
người Mỹ phát hiện vào năm 1899. Vệ tinh này được cho rằng có tuổi thọ
đến 13.000 năm. Sau nhiều dự án và hàng loạt giả thiết, giới nghiên cứu
vẫn chưa tìm thấy câu trả lời thỏa đáng, nguồn gốc của Black Knight tiếp
tục nằm trong vòng bí ẩn.
Theo nguồn tin khoa học mới nhất trên tờ ABC (Úc) cho biết, tàu Quỹ đạo
Trinh sát Sao Hỏa (MRO) vừa phát hiện ra hẻm núi có những khối đá dạng
những ngón tay màu xanh xám trên bề mặt Sao Hỏa.
Trên thế giới có rất nhiều chuyện kỳ lạ, khó tin nhưng vẫn tồn tại chưa
có lời giải. Vệ tinh nhân tạo không phải do con người chế tạo mang tên
“Hiệp sĩ Đen” vẫn bay trong quỹ đạo Trái đất từ cách đây 13.000 năm,
khiến người ta không thể không liên tưởng tới giả thuyết du hành cổ đại.
Từ cách nay khá lâu,vào ngày 23/8/1954, tạp chí Công nghệ Hàng không và
tạp chí Công nghệ Không gian đã công bố chi tiết về vật thể bay kỳ lạ
giống vệ tinh của chúng ta ngày nay luôn bay quanh trái đất từ khoảng
13.000 năm trước.
Theo những hình ảnh chụp được, các chuyên gia ngiên cứu đặt tên vệ tinh bí ẩn này là “Hiệp sĩ Đen” (Black Knight).
Theo các nhà nghiên cứu UFO hay thuyết du hành cổ đại cho rằng “Hiệp sĩ
Đen” có quỹ đạo quay quanh Trái Đất ở khu vực gần Bắc cực, trong quỹ đạo
Địa Cực. Nó được cho là đã có từ rất lâu, cách thời đại chúng ta khoảng
13.000 năm.
Tuy phát hiện rất lâu nhưng vật thể được cho là vệ tinh nhân tạo “Hiệp
sĩ Đen” chỉ bắt đầu thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới khoa học, truyền
thông và dư luận từ cuối những năm 1950.
Đến tận tháng 2/1960, mới có thêm báo cáo về việc Hải quân Mỹ phát hiện
một vật thể có màu tối di chuyển trong quỹ đạo nghiêng 79° so với xích
đạo và có chu kỳ quỹ đạo khoảng 104,5 phút. Lúc đó, Hải quân Mỹ đang
nhận nhiệm vụ theo dõi các mảnh vỡ của vụ phóng vệ tinh Discoverer VIII.
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo rằng: “Vật thể đó đã được xác định là một
“cục rác” của vệ tinh Discoverer do không quân Mỹ phóng lên và đã đi lạc
trong không gian bấy lâu. “Vật thể đen” được phát hiện chứng minh tính
hiệu quả của chương trình không gian của Mỹ”.
Theo một bài viết của mình, Tạp chí công nghệ Aviation Week and Space
Technology đã vạch rõ rằng, Lầu Năm Góc cố tình giữ bí mật thông tin vì
mục đích quân sự.
Hình chụp một vật thể được cho là Hiệp sĩ Đen vào năm 1998 bởi vệ tinh NASA STS-88.
Kể từ đó, sự tò mò và mối lo về “Black Knight” tăng lên theo thời gian qua những bài viết của giới truyền thông.
Vào những năm 1960, rất nhiều người trên thế giới đã có thể quan sát
“Hiệp sĩ Đen” bằng mắt thường, với chấm sáng màu đỏ di chuyển với tốc độ
rất cao so với các vệ tinh của loài người.
Câu hỏi được đặt ra rằng “Hiệp sĩ Đen” có phải vệ tinh do thám của người ngoài hành tinh?
Lý giải cho thắc mắc này theo giới thiên văn học, vật thể lạ đó bay theo
quỹ đạo Địa Cực. Vấn đề đặt ra là, vào thời điểm đó, cả Mỹ và Liên Xô
đều chưa có công nghệ đưa tàu vũ trụ bay trên quỹ đạo Địa Cực. Chỉ đến
năm 1960 vệ tinh đầu tiên mới được phóng lên quỹ đạo Địa Cực. Quỹ đạo
Địa Cực thường được dùng vào việc nghiên cứu và vẽ bản đồ trái đất, quan
sát Trái đất, duy trì vệ tinh thám báo.
Từ đây, “Hiệp sĩ Đen” được liệt vào loại “vệ tinh do thám”. Câu hỏi tiếp
theo được đặt ra là: Ai đã phóng “Hiệp sĩ Đen” lên quỹ đạo Địa Cực và
nhằm mục đích gì?
Các nhà nghiên cứu bắt đầu chuyển hướng nghi vấn, đó có phải là “siêu phẩm” của người ngoài hành tinh không?
Xét thấy quỹ đạo của vệ tinh này cũng rất lập dị với đỉnh của khoảng
cách xa nhất là 1.728 km và khoảng cách cận điểm chỉ khoảng 216 km.
Vệ tinh “Hiệp sĩ Đen” không chỉ gây tò mò về nguồn gốc, hình dáng, tín
hiệu mà nó phát ra, mà còn gây sửng sốt khi “vệ tinh” kỳ lạ này đi theo
quỹ đạo Trái đất nhưng theo hướng từ Đông sang Tây ngược hẳn chiều quay
của Trái Đất. Nên chú ý rằng tất cả các vệ tinh Địa cực của con người
từ vệ tinh Sputnik I và II đều bay theo chiều quay của Trái đất từ Tây
sang Đông để duy trì quỹ đạo.
Chưa hết, “Hiệp sĩ Đen” di chuyển với vận tốc cao gấp 2 lần, tốc độ hơn
hẳn so với bất kỳ tàu không gian nào do con người chế tạo.
Giới khoa học và thiên văn học ước tính khối lượng của nó vào khoảng 10 tấn, được xem là vệ tinh nặng nhất thời đó.
Cũng có ý kiến cho rằng, “Hiệp sĩ Đen” là tạo phẩm của con người thời xa
xưa. Trước nền văn minh hiện nay của chúng ta, trên Trái đất còn có rất
nhiều nền văn minh cổ xưa khác như: Maya, Sumer cổ đại…
Một bức điêu khắc về một vật thể bay của nền văn minh Sumer cổ đại, thuộc thời kỳ đồ đồng đá và thời kỳ đồ đồng sớm.
Thông qua những bức điêu khắc và di tích cổ xưa còn lại, chúng ta biết
được rằng nền văn minh của họ phát triển rất rực rỡ, thậm chí công nghệ
của họ còn vượt xa của chúng ta ngày nay.
Theo giả thuyết này thì “Black Knight” là phát minh vĩ đại của người
xưa. Và chính họ mới là người phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới không
phải là Liên xô.
Cho đến tận ngày nay, vệ tinh bí ẩn “Hiệp sĩ Đen” vẫn quay xung quanh
quỹ đạo của mình, tiếp tục là đề tài quan tâm của nhiều người trên thế
giới, nhưng những thông tin chính thức về nó đã được các cơ quan chức
năng cất giữ kỹ lưỡng.
Cũng chính vì điều đó, có rất nhiều câu hỏi từ hàng chục năm nay vẫn
chưa được giải đáp, như: Ai đã phóng “Hiệp sĩ Đen” lên quỹ đạo Địa Cực
và nhằm mục đích gì?
Phải chăng vệ tinh “Hiệp sĩ Đen” là sản phẩm của người ngoài hành tinh
đưa đến Trái đất để do thám “nghiên cứu” con người? Điều này có chứng
minh con người không đơn độc trong vũ trụ?
Liệu vệ tinh đó đã từng liên lạc với con người? Liệu chúng ta đã bỏ qua
sự giao tiếp đó? Và một câu hỏi lý thú: Liệu có một sự liên hệ nào đó
giữa vật thể bí ẩn này với các thành tựu của con người thời cổ đại?
Tất cả những câu hỏi đó sẽ mãi là những bí ẩn không thể trả lời của các nhà nghiên cứu trên thế giới.
Sắp tới, câu chuyện của vệ tinh Hiệp sĩ đen sẽ chính thức lên màn ảnh
rộng với bộ phim ngắn mang tên Black Knight Decoded (Tạm dịch: Giải mã
“Hiệp sĩ đen”). Đạo diễn phim ngắn Black Knight Decoded là Jabbar
Raisani - người từng gây tiếng vang với các bom tấn như Game of Thrones,
Iron Man… Ngoài ra, kịch bản sẽ do nhà văn nổi tiếng dòng tiểu thuyết
giả tưởng James Frey chắp bút.
Trong trailer chính thức của Black Knight Decoded tung ra vào ngày
10/11, nhiều fan của dòng phim khoa học viễn tưởng Việt Nam sẽ bất ngờ
phát hiện ra hình ảnh Việt Nam xuất hiện chớp nhoáng. Đây chính là cảnh
quay do nhãn hàng Pepsi thực hiện tại bãi biển Non Nước, Đà Nẵng và ghi
hình từ trên trạm không gian ISS diễn ra vào tháng 7. Hơn 700 bạn trẻ
cùng nhau thực hiện một biểu tượng thể hiện văn hóa và con người Việt
Nam, tạo thành bức tranh cô gái Việt trong tà áo dài tung cánh chim bồ
câu để truyền tải thông điệp hòa bình đến khắp thế giới.
Không những đưa Việt Nam đến gần với thế giới hơn thông qua biểu tượng
hòa bình, Pepsi còn mang đến cơ hội cho khán giả Việt góp mặt vào một bộ
phim của Hollywood. Cùng với Việt Nam, Black Knight Decoded còn quay
tại 10 quốc gia với 10 biểu tượng đặc trưng cho từng nền văn hóa riêng,
nhưng tất cả cùng truyền tải thông điệp chung về hòa bình, hữu nghị và
hy vọng.
Với kỹ xảo tiên tiến, góc quay mới lạ, sự góp mặt của những ngôi sao tài
năng và cốt truyện giàu cảm xúc từ một câu chuyện có thật, Black Knight
Decoded hứa hẹn trở thành một trong những phim ngắn khoa học viễn tưởng
được yêu thích. Một thế giới vũ trụ kỳ ảo sẽ mở ra, mang đến nhiều cảm
xúc lý thú cho các tín đồ điện ảnh.
Tàu ma là một trong
những bí ẩn vẫn chưa được giải đáp trên thế giới. Trong đó, sự biến mất
kỳ lạ của các thủy thủ trên con tàu Mary Celeste trở thành một trong
những bí ẩn lớn nhất của nghành hàng hải thế giới.
Bức họa tàu Mary Celeste năm 1861. (Ảnh: Toptenz)
Mary Celeste là một loại tàu thương gia được đăng ký ở Anh vào năm 1861 dưới cái tên Amazon.
Bảy năm sau, nó được chuyển nhượng quyền sở hữu cho Mỹ, và được đổi tên
thành Mary Celeste. Con tàu tiếp tục ra khơi một cách yên bình cho đến
thời điểm chuyến hải trình từ New York đến Genoa vào năm 1872.
Thuyền trưởng con tàu khi đó là Benjamin
Briggs, một người đàn ông kiêng rượu và là một tín đồ Công giáo mộ đạo.
Thuyền trưởng Briggs cũng được mô tả là một chỉ huy gan dạ, một người
sẽ không rời bỏ con thuyền của mình ngoại trừ trong tình huống liên quan
đến sinh tử.
Người thuyền phó tên Albert Richardson cũng được
nhìn nhận là một người dễ hợp tác, và ông đã được chính thuyền trưởng
Briggs lựa chọn. Hơn nữa, vợ thuyền trưởng Brigg, đứa con gái của ông,
và sáu thành viên thủy thủ đoàn khác đều đi trên con tàu Mary Celeste.
Ngày 4/11/1872, hai vị thuyền trưởng
David Reed Morehouse (thuyền trưởng tàu chở hàng Dei gratia của Anh) và
Benjamin Briggs (thuyền trưởng tàu Mary Celeste của Mỹ) ngồi ăn tối cùng
nhau ở New York.
Họ là những người bạn cũ và cùng dừng
chân ở New York trước khi Morehouse ra khơi vào ngày 15, còn Briggs đi
vào hôm sau với vợ và con gái, cả hai cùng hướng tới châu Âu.
Thủy thủ đoàn biến mất không dấu vết
Không lâu sau, ngày 5/12, thuyền trưởng
Morehouse vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy con tàu Mary Celeste của
Briggs lênh đênh ở khu vực giữa Bồ Đào Nha với quần đảo Azores,
dường như đang nằm ngoài tầm kiểm soát và di chuyển một cách vô định
theo hướng gió. Tiếp cận con tàu, họ nhận thấy Mary Celeste tuy có bị
nước tràn vào một chút nhưng nhìn chung trong tình trạng rất tốt. Hàng
hóa gồm 1701 thùng cồn, lương thực thực phẩm và nước ngọt đủ cho 6 tháng
vẫn còn, không bị xáo trộn, chỉ duy nhất một thùng cồn bị hư hỏng, vật
dụng cá nhân của cả đoàn đều ở nguyên vị trí, một chiếc bơm đang hoạt
động với 2 cánh buồm được giương lên.
Hầu hết giấy tờ và thiết bị định vị trên tàu đã biến mất, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của con người.
Tuy nhiên, cuốn nhật ký hàng hải thì vẫn còn, trong đó ngày cuối cùng
được đặt bút có đề 25/11/1872, khi con tàu gần tới đảo St Mary, cách nơi
người ta tìm thấy nó khoảng 700 dặm.
Điều kỳ lạ là tất cả đột nhiên mất tích
không dấu vết mặc dù thời tiết lúc đó tốt và thuỷ thủ đoàn là những
người đi biển rất có kinh nghiệm.
Mary Celeste là "tàu ma" bí ẩn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.
Các giả thuyết giàu… trí tưởng tượng
Người đầu tiên đưa ra giả thuyết về số phận của thủy thủ đoàn trên con tàu là Frederick Solly Flood, luật sư tại tòa án Hải quân Anh.
Flood suy đoán toàn bộ thủy thủ đã đột
nhập vào khoang hàng hóa, uống những thùng cồn và sau đó giết chết
thuyền trưởng Briggs, vợ và con gái ông, cùng vị phó thuyền trưởng
Richardson. Sau đó, chính Flood lên tiếng loại bỏ giả thuyết này và
chuyển sang “sống chết” với quan điểm rằng cồn đã bị biến chất và nhiều khả năng là nguyên nhân dẫn đến cái chết cho ai chẳng may uống phải.
Chưa dừng lại, ông tiếp tục đưa ra giả
thuyết Briggs và Morehouse, trong cuộc gặp ở New York, đã âm mưu lừa gạt
thủy thủ trên tàu Mary Celeste. Theo kế hoạch, Briggs là người ra tay
giết chết nhóm thủy thủ đoàn của mình, Morehouse sau đó sẽ yêu cầu bồi
thường cho việc cứu hộ tàu Celeste và chia tiền với Briggs. Tuy nhiên,
cả Briggs và Morehouse được biết đến là những con người đáng kính, có lý
lịch tốt, không thể là hung thủ giết người.
Mặc dù vậy, Flood vẫn không từ bỏ suy
nghĩ của mình. Nếu Briggs không làm điều đó thì nhất định là Morehouse.
Flood tố cáo các thủy thủ của Dei Gratia đã tấn công tàu Mary Celeste vì
lợi ích có thể nhận được với tư cách là người cứu hộ. Sau nhiều tháng
đưa ra lời vu khống chống lại Morehouse, tòa án Admiralty cuối cùng đã
minh oan và thanh toán mọi chi phí cho đoàn của Morehouse.
Thời điểm đó, thế giới rất quan tâm đến
những cáo buộc của Flood, thậm chí trong một bài viết trên tờ New York
Times, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ William Richard cũng đưa ra nhận định
của riêng mình với vụ án này và đồng ý với giả thuyết của Flood khi cho
rằng đây là một cuộc nổi loạn.
Bờ
Rochelois ở Vịnh Gonâve, Haiti, nơi con tàu Mary Celeste kết thúc
chuyến hành trình định mệnh của mình. Bờ Rochelois chỉ xuất hiện lờ mờ ở
kênh biển phía nam giữa hòn đảo và đất liền. (Wikimedia Commons)
Sau đó, vào tháng 1/1884, tạp chí Cornhill Magazine đăng tải một truyện ngắn với tiêu đề “J. Habakuk Jephson's Statement”, tác giả là bác sĩ trẻ Arthur Conan Doyle
(người sau này viết bộ tiểu thuyết trinh thám Sherlock Holmes nổi
tiếng). Truyện xây dựng từ sự cố tàu Mary Celeste, trong đó, tác giả nói
đã tìm thấy những giấy tờ của Abel Fosdyk, một người được cho là hành
khách trên tàu. Theo Fosdyk, vị thuyền trưởng đã cùng tranh luận với 2
thủy thủ của mình về tốc độ bơi. Và để chứng tỏ mình đúng, cả 3 cùng
nhảy xuống nước bơi mà không biết sắp làm mồi cho cá mập. Những người
còn lại chạy đến xem chuyện gì đang xảy ra. Bất ngờ phần mũi tàu họ đứng
gãy tan, tất cả cùng chịu chung số phận với vị thuyền trưởng. Fosdyk là
người duy nhất sống sót vì đã bám được một mảnh ván và trôi dạt vào bờ
biển ở châu Phi. Theo nhiều chuyên gia, đây chỉ là một giả thuyết mơ hồ,
không có cơ sở khi mà nhân chứng Fosdyk đã chết và chẳng ai có thể kiểm
chứng được.
Câu chuyện tiếp theo xuất hiện vào cuối những năm 20, khi Lee Kaye của tạp chí Chamber's Journal viết về một “Người duy nhất còn sống sót” khác là John Pemberton, về những chi tiết đã xảy ra trên tàu. Câu chuyện Pemberton sau đó đã được Laurence Keating xuất bản thành cuốn sách có tên “Mary Celeste Hoax”
vào năm 1929 và trở thành cuốn sách bán chạy nhất toàn khu vực Đại Tây
Dương cho đến khi Kaye bị tố cáo là dàn dựng trò lừa bịp này.
Suy đoán của chuyên gia
Tất cả các giả thuyết đều bị bác bỏ, vậy thực sự điều gì đã xảy ra với toàn bộ thủy thủ trên con tàu?
Ở thời điểm chuyển giao thế kỷ, một số ý
kiến tin rằng Mary Celeste đã bị tấn công bởi một con mực khổng lồ hoặc
một con quái vật biển. Nhưng cứ cho đó là Kraken (con
quái vật xúc tu chuyên đánh chìm tàu bè trên biển) thì tại sao nó lại
lấy đi các loại giấy tờ trên tàu, và tại sao con tàu bị tấn công nhưng
không có ai rút thanh gươm trên tàu ra chiến đấu, nó vẫn nằm nguyên
trong vỏ? Khi tìm thấy nhiều vết đỏ trên tàu, người ta kết luận đó là
máu nhưng thực chất chúng đơn giản chỉ là gỉ.
Về chiếc xuồng cứu sinh, có một sự đồng thuận giữa những người nghiên cứu vấn đề này, bao gồm cả tòa án, rằng con tàu đã bị bỏ lại.
Các dấu hiệu lộn xộn trên chiếc giường của thuyền trưởng, quần áo của
thủy thủ đoàn thì vương vãi xung quanh cho thấy một cuộc tháo chạy trong
vội vã. Ngoài ra, vài sợi dây thừng cũng biến mất dẫn đến kết luận thủy
thủ đoàn đã rời hết xuống con xuồng, dùng dây thừng buộc nó vào sau tàu
Celeste.
Bia
tưởng niệm các thủy thủ đoàn tàu Mary Celeste, những người đã biến mất
không để lại một vết tích (Ảnh: lost-at-sea-memorials.com)
Về lý do di chuyển, có ba giả thuyết được ủng hộ nhiều nhất
Thứ nhất, có thể thực phẩm trên tàu đã bị nhiễm độc,
gây ảo giác và khiến các thủy thủ bỏ tàu. Người ta tìm thấy một chất
trong bánh mì lúa mạch đen trên tàu có thể tạo ảo giác. Tuy nhiên, thủy
thủ đoàn từ tàu Dei Gratia cũng đã sử dụng chính đồ ăn trên tàu Celeste
trong hơn một tuần mà không thấy hiện tượng gì bất thường. Vì vậy, giả
thuyết thứ nhất có thể loại bỏ.
Thứ hai, vấn đề có thể
nằm ở số hàng hóa trên tàu. Khi thùng cồn cuối cùng được mở ra, 9 thùng
hoàn toàn trống rỗng, rõ ràng đã bị rò rỉ trong chuyến đi. Thuyền trưởng
cho rằng lượng hơi bốc ra lại bị giới hạn trong một không gian nhỏ rất
dễ phát nổ. Vì vậy, khoang tàu đã được mở toang để hơi thoát đi và trong
khi đó, thủy thủ đoàn sơ tán lên chiếc xuồng cứu sinh, giữ một khoảng
cách an toàn.
Thứ ba, giả thuyết của Tiến sĩ James H. Kimble: tàu Celeste đã gặp phải cơn lốc xoáy trên biển,
thường xuất hiện và tiêu tan một cách nhanh chóng. Nó không gây thiệt
hại gì đáng kể và là lời giải thích hợp lý cho lượng nước trong tàu lúc
được tìm thấy. Nhưng Briggs thì không nghĩ thế. Ông cho rằng con tàu sắp
chìm.
Trong cả hai trường hợp 2 và 3, các
thuyền viên và gia đình Briggs nhanh chóng nhận lệnh rời tàu. Tuy nhiên,
khu vực Bắc Đại Tây Dương vào mùa đông được coi là nơi khá nguy hiểm
cho nên hành động này có thể là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Hàng thế kỷ qua, đã có rất nhiều giả
thuyết được đưa ra phân tích, mổ xẻ nhưng không có lời giải thích nào
thoả đáng. Kết quả là cứ nhắc đến những “con tàu ma” thì cái
tên Mary Celeste bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu tiên và trở thành bí ẩn
lớn nhất mọi thời đại của ngành hàng hải thế giới.
Cập nhật: 02/03/2017Tổng hợp
Hé lộ sự thật về con tàu ma nổi tiếng nhất TG
(Kiến Thức) - Tàu ma Mary Celeste là một trong những bí ẩn hàng hải lớn nhất lịch sử, với nhiều phát hiện bất ngờ.
Phát hiện tàu ma Mary Celeste
Tàu ma Mary Celeste nổi tiếng
thế giới đã rời New York, Mỹ năm 1872. Đích đến của con tàu là thành phố
Genoa ở Italy. Tuy nhiên, con tàu này không bao giờ cập cảng Genoa bởi
vì chưa đầy 1 tháng sau khi khởi hành người ta tìm thấy con tàu xấu số
này trôi dạt ngoài khơi Đại Tây Dương.
Thuyền phó tàu Dei Gratia phát hiện tàu Mary Celeste
trôi dạt trên biển nên đã cử một đội thủy thủ tiếp cận con tàu. Tuy
nhiên, khi lên đến nơi họ phát hiện một sự thật bất ngờ nhưng vô cùng bí
ẩn.
Điều kỳ lạ là nhiều hàng hóa, thực
phẩm trên tàu còn nguyên vẹn trong khi hầu hết giấy tờ và thiết bị định
vị trên tàu đã biến mất, không hề có bất kỳ dấu hiệu nào của hành khách
hay thủy thủ đoàn.
Sau khi việc phát hiện con tàu trên
được công bố, một số người cho rằng, tàu Dei Gratia đã tấn công tàu Mary
Celeste vì lợi ích có thể nhận được với tư cách là người cứu hộ. Tuy
nhiên, giả thuyết này về sau đã được loại bỏ. Cho đến nay, số phận của
những người có mặt trên con tàu này vẫn nằm trong màn đen bí ẩn.
Thủy thủ đoàn mất tích bí ẩn
Khi một đội thủy thủ của tàu Dei Gratia lên tàu Mary Celeste
thì phát hiện một bơm nước vẫn đang hoạt động, tất cả các cánh buồm
đang được giương lên, chưa hề bị rách nát, đồ dùng cá nhân của thủy thủ
đoàn còn nguyên và không bị xáo trộn. Một số đồ chơi trẻ em nằm lăn lóc
trên giường của thuyền trưởng. Thậm chí, đồ ăn thức uống dự trữ dưới hầm
đủ dùng trong 6 tháng cũng được tìm thấy.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là la bàn đã bị
phá huỷ, hải đồ biến mất, mũi tàu có hai vết chém sâu. Trên boong tàu có
những vệt máu đã khô đen, thanh kiếm của thuyền trưởng cũng có vết máu.
Thuyền trưởng cùng vợ con và 7 thành viên thủy thủ đoàn biến mất không
một dấu vết trong khi con tàu ở trong tình trạng khá tốt. Điều này làm
mọi người ngạc nhiên bởi vì không biết họ đã "bốc hơi'' khỏi Trái đất
thế nào.
Thuyền trưởng của Mary Celeste
Thuyền trưởng của tàu Mary Celeste khi ấy là Benjamin Briggs (37 tuổi).
Ông là một tín đồ Thiên Chúa giáo và là người kiêng rượu. Tuy nhiên, khi
con tàu Mary Celeste khởi hành từ New York, nó đã chở theo 1.701 thùng
rượu.
Thuyền trưởng Briggs từng nói với các
phi hành đoàn rằng sẽ không bao giờ từ bỏ con tàu trừ khi bắt buộc phải
làm điều đó trong tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho thủy thủ
đoàn và hành khách.
Bạn đồng hành đầu tiên của thuyền
trưởng Briggs là một người có tên Albert Richardson. Ông Briggs chọn
Richardson bởi vì muốn có một người đáng tin tưởng để có thể đảm nhận
trách nhiệm thuyền trưởng nếu như có chuyện không hay xảy ra với ông
hoặc thủy thủ đoàn.
Việc phát hiện con tàu Mary Celeste
trong tình trạng gần như nguyên vẹn nhưng không có bóng dáng người nào
khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu thuyền trưởng Briggs đã phải đối
mặt với tình huống cấp bách nào mà lại bỏ con tàu lại.
Sự biến mất của những hồ nước trên thế giới
14h00 | 10/12/2016
(Sóng Trẻ) - Biến
đổi khí hậu và những tác động của con người đang đe dọa đến sự tồn tại
của các hồ nước lớn nhất trên thế giới. Những hình ảnh sau đây đã thể
hiện được sự thay đổi khủng khiếp đang diễn ra tại những hồ nước ở
Bolivia, Trung Đông, các nước thuộc khối Liên Xô cũ, Trung Quốc và Tây
Phi.
Hồ Poopó – Bolivia
Hồ
Poopó từng là hồ nước mặn lớn thứ hai của Bolivia, nằm ở bình nguyên
cao Altiplano. Bức ảnh bên trái được chụp vào ngày 12 tháng 4 năm 2013,
khi hồ còn đầy nước. Bức ảnh bên phải được ghi lại sau gần hai năm, là
hình ảnh hồ gần như đã cạn khô. Hiện tượng băng tan và sự làm chệch
hướng các nhánh cung cấp nước cho hồ chính là hai nguyên nhân chính dẫn
đến hiện tượng này.
Hình ảnh vệ tinh của hồ Poopó trước (trái) và nay (phải) (Nguồn ảnh: Nasa/AP)
Một chiếc thuyền bị bỏ không, nằm lại trên hồ nước cạn trơ đáy (hình ảnh được chụp vào ngày 12/1/2016)
Nước trong hồ đã từng bao phủ 1000m2 diện tích mặt hồ, biến nó trở thành nơi cư trú của 4 loài cá bản địa.
Biển Chết – Jordan, Israel, Palestine
Trong
50 năm trở lại đây, mực nước Biển chết đã liên tục giảm khoảng 1m mỗi
năm. Và một trong những nguyên nhân chính đằng sau sự suy giảm đáng lo
ngại này là một số nguồn cung cấp nước cho hồ đã bị làm chệch hướng từ
những năm 1960.
Hình ảnh vệ tinh của biển Chết thể hiện sự suy giảm mực nước (Nguồn ảnh: Landsat/Lakepedia)
Biển Aral – Kazakhstan and Uzbekistan
Kể
từ những năm 1960, sau khi chính quyền Liên Xô cũ thực hiện ngăn dòng,
làm chệch hướng các nhánh cung cấp nước phục vụ hoạt động tưới tiêu, mực
nước biển Aral đã giảm đều qua từng năm. Trước năm 2007, hồ đã thu hẹp
còn 10% so với kích thước ban đầu và chia tách thành 4 hồ nhỏ. Hiện nay,
khu vực trũng phía đông của vùng nam biển Aral đã hoàn toàn cạn kiện và
được gọi là sa mạc Aralkum.
Hình ảnh vệ tinh của biển Aral qua các năm (Nguồn ảnh: Times Comprehensive Atlas of the World/PA)
Sự
cạn kiệt của biển Aral đã góp phần hình thành nên một vùng đất nhiễm
mặn, điểm xuyết bởi những chiếc thuyền đánh cá bỏ hoang. Tình trạng này
cũng gây ra những tác động xấu đến nền kinh tế địa phương. Các nhà khoa
học hiện đang tích cực tìm hiểu để liệt kê và xác định trên bản đồ những
hệ sinh thái bị đe dọa nghiêm trọng nhất trên thế giới, tương tự như
danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Những chiếc thuyền bị "bỏ rơi" giữa vùng đất hoang hóa, nhiễm mặn
Hồ Bà Dương – Trung Quốc
Mực
nước trong hồ nước ngọt lớn nhất của Trung Quốc đã đột ngột suy cạn từ
đầu những năm 2000. Đã có thời điểm, diện tích bề mặt của hồ Bà Dương là
4500km2. Nhưng theo kết quả đo đạc mới đây, con số này đã giảm đến 22,5
lần. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tính trạng trên là các hoạt động
công nghiêp, hạn hán kéo dài và sự làm chệch dòng chảy của sông Trường
Giang.
Hình ảnh vệ tinh của hồ Bà Dương (Nguồn ảnh: Landsat/Lakepedia)
Hình ảnh những đàn gia súc được chăn thả trên diện tích đáy hồ đã khô cạn được chụp vào tháng 11/2016
Hồ
Bà Dương là “khu bảo tồn” tự nhiên quan trọng, cung cấp nơi trú ngụ cho
nửa triệu chim di cư. Nó là điểm đến yêu thích của loài sếu Siberia,
đồng thời, là nơi duy nhất người ta có thể tìm thấy quần thể cá heo
không vây nước ngọt – loài vật có tên địa phương là “jjangzhu” hay “lợn
sông”. Sự sụt giảm về số lượng con trong quần thể này, những năm gần
đây, chính là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng của họ cá heo
chuột trước năm 2025.
Hồ Hulun – Đại Mông Cổ
Những
hồ nước trên Đại Mông Cổ đã đột ngột cạn kiệt trong vài thập kỷ trở lại
đây, mà chủ yếu là do ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động của con
người và biến đổi khí hậu. Hulun, một trong những hồ lớn nhất ở khu vực
này đã mất đi 291km2 diện tích bề mặt.
Hình ảnh vệ tinh của hồ Hulun năm 1996 (trái) và 2016 (phải)
(Xinkai – hồ có diện tích nhỏ hơn ở phía đông hồ Hulun đã cạn khô hoàn toàn từ trước năm 2010)
Hồ Chad – Chad, Niger, Nigeria, Cameroon
Đã
từng là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi, đến nay, hồ Chad chỉ còn là một
phần nhỏ còn sót lại của hồ nước này trước đây. Theo một nghiên cứu
được thực hiện bởi đại học Wisconsin – Madison, kích cỡ của hồ nước thời
điểm hiện tại chỉ bằng 1/20 kích cỡ 35 năm trước đây. Kế hoạch thủy
lợi, khí hậu ngày càng khô hạn và sự sụt giảm lượng mưa đã góp phần dẫn
đến tình trạng trên.
Hình ảnh hồ nước lần lượt trong các năm 1963, 1973, 1987 và 1997
(Màu đỏ biểu thị thảm thực vật đáy ở những khu vực đã cạn khô) (Nguồn ảnh: NASA/AFP)
Cẩm Mai Soha.vn
Chủ nhật, 26 Tháng sáu 2016 02:26 UTC
Hồ Peschera mất hết nước do một hố sụt vào tháng 6/2016.
Hồ
nước Peschёra ở Nga vừa biến mất sau 1 đêm chỉ để lại một hố nhỏ trên
nền đất. Dân địa phương đang mong nước hồ đầy trở lại bởi sự hữu ích của
nó.
Hồ Peschёra rộng 200m và sâu 9m nằm trong khu rừng làng Ostashata ở tỉnh Perm, gần núi Ural thuộc Nga.
Cư dân cho biết, chỉ sau một đêm, hồ nước biến mất hoàn toàn. Sáng họ
thức dậy, chỉ thấy còn lại vài vũng nước và một cái hố nhỏ kỳ lạ ngay
giữa hồ, đặc biệt là không còn sót lại 1 con cá nào. Họ sợ rằng hồ
Peschёra cũng biến mất như hồ Lyubimov ở gần đó.
Câu hỏi đặt ra lúc này là: Vì sao hồ nước Peschёra bị cạn hết? Nước hồ
và cá đã biến đi đâu? - Một giả thiết cho rằng: đã xảy ra trận động đất
mạnh 4,1 độ richter ở gần Sverdlovsk nuốt gọn hết nước hồ.
Một giả thiết khác cho rằng: Người ta khoan ở gần hồ làm hồ bị sụp
xuống. Khu vực này vốn có những hang lớn bên dưới, Một hang trong số đó
đã bị nứt trần.
Cho dù đã có chuyện gì xảy ra thì dấu vết còn lại cho thấy nước hồ
đã bị khô cạn nhanh chóng. Không ai biết cá và nước hồ đã biến đi đâu
và hồ nước có đầy trở lại không.
Có lẽ khu vực này giống quận Linn ở Oregon, Mỹ, có hồ nước rộng 0,34km2 và sâu 3m, nằm cách Albany 120,7km về phía đông.
Hồ nước này bị biến mất vào mùa hè, chỉ để lại cái hố sâu 1,83m nên được
gọi là Lost Lake (hồ nước biến mất). Đến mùa thu, hồ nước lại đầy. Hiện
tượng này đã tồn tại qua 12.000 năm do hoạt động núi lửa và sự khô hạn
trong mùa hè.
Lời giải thích cho hiện tượng này như sau: Nhiệt độ tăng lên trong mùa
hè làm dòng nước chảy ra và vào cân bằng, nước hồ và cá bị hố hút vào
hết. Nước ngầm chảy đi 25,7km đến hồ Clear rồi đổ ra sông McKenzie.
Đến mùa thu, thời tiết ẩm ướt làm nước hồ lại đầy. Gần hồ Lost có hồ Fish cũng biến mất hàng năm do hệ thống hang ngầm bên dưới.
Hai hồ nước này đều biến mất theo chu kỳ quen thuộc, chỉ có hồ Peschёra
tự dưng biến mất là hiện tượng lạ. Phải chăng do biến đổi khí hậu?
Động vật trường sinh
Trong
một ghi chép còn lại của nhà phẫu thuật Ambroise Pare, thầy thuốc riêng
của Vua Henri III (Anh), thế kỷ XVI, miêu tả về một người thợ xây vô ý
làm rơi một hòn đá. Không ngờ, từ viên đá vỡ rơi ra một chú ếch nằm bất
động. Lát sau, chú ta tỉnh lại, rồi nhảy đi.
Ếch, bậc thầy về khả năng chết giả.
Có lẽ chìa khóa trường sinh nằm ở đây trong khả năng chết giả hàng nghìn năm của nhiều loài động vật.
Ở Bắc Mỹ, có loài thuỷ ngưu lùn Sirenia, trong các
điều kiện khắc nghiệt, chúng có thể ngủ vùi hơn một năm trời. Trong thời
gian này, các trao đổi chất trong cơ thể chúng giảm xuống đến hàng
nghìn lần, thậm chí có khi ngừng hẳn! Chính vì điều đó, chẳng có gì lạ
khi vào mùa khô, thổ dân châu Phi thường đi bắt lươn, chạch… bằng cách
dùng cuốc. Trong các lớp đất khô rắn, lươn, chạch… vẫn còn tươi nguyên.
Mới xem qua, cứ ngỡ những con vật này vừa mới chết, nhưng nếu mang thả
xuống nước, chỉ khoảng 10 phút sau, chúng “sống” lại và trườn đi như
bình thường. Các nhà khoa học gọi đó là hình thức “chết giả” trong đất
khô cứng. Ở các loại lươn chạch châu Phi, thời gian chết giả cho đến khi
có mưa trở lại có thể kéo dài nhiều tháng.
Kỷ lục đáng nể
Có những con ếch ẩn náu trong bùn đất, vì lý do nào
đó, bùn dần khô cứng lại. Thế là nó bị mắc kẹt trong đó. Trải qua hàng
nghìn, thậm chí hàng triệu năm, tàng bùn trong đó chứa ếch, vì lý do này
khác, hoá thành đá. Có nhiều trường hợp, khi những tảng đá đó được đập
ra, ếch dần sống lại.
Trong một cuộc bán đấu giá ở London (Anh) năm 1862,
người ta trưng bày một tảng than đá có vết rỗng in hình con ếch. Bên
cạnh đó là con ếch sống từng nằm trong tảng than suốt hàng nghìn năm
qua. Tảng than đá này được tìm thấy ở mỏ than New Port. Không lâu sau
đó, ở mỏ than Lilishal vùng Paddington, người ta lại tìm thấy một con
ếch sống nằm trong than đá. Tại một mỏ dầu ở Mexico, các nhà khoa học đã
phát hiện ra một con ếch đã bị chôn vùi… 2 triệu năm. Sau khi được giải
thoát, con ếch này đã sống lại được 2 ngày, nhưng sau đó thì chết hẳn.
Vào thế kỷ thứ 18, người ta xây một kè đá dọc theo bãi
biển Toulon (Pháp). Gần đây, người ta bửa những kè đá này ra và tìm
thấy những con hào còn sống trong lòng đất đá. Năm 1818, một nhà địa
chất lấy mẫu sét ở độ sâu 15 m. Ông phát hiện thấy có 3 con vật lạ chui
ra. Hai con chết ngay khi tiếp xúc với không khí, nhưng một con vẫn còn
sống khi Clark thả xuống nước. Các nhà khoa học xác định con vật này
thuộc loài động vật tồn tại trên trái đất 10 triệu năm trước.
Đầu năm 1856, người ta dùng mìn phá sập một mỏm đá
lớn, và phát hiện ra một con vật như khủng long. Nó kêu lên một tiếng
rồi chết. Người ta không có điều kiện để bảo quản xác của nó, nhưng phần
xương vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Các nhà khảo cổ học cho rằng
đó là một giống thằn lằn bay thời tiền sử…
Dường như ếch có khả năng ẩn mình vô thời hạn trong
đá, trong gỗ. Trong biên bản tài liệu khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp có một tài liệu quan trọng. Tài liệu này miêu tả bên trong một
thân cây cổ thụ, người ta tìm thấy một con ếch. Ngay sau khi được giải
thoát, con ếch dần dần hồi phục và nhảy đi mất. Nhưng khuôn gỗ in hình
con ếch đó thì vẫn được lưu giữ lại đến ngày nay.
“Bất tử” trong thí nghiệm
Kỹ sư Seghine người Pháp đã thực hiện một thí nghiệm
để kiểm chứng khả năng trường sinh của ếch. Ông trộn 20 con ếch vào vữa
rồi xây thành một cái tượng vườn. 12 năm sau, ông cho đập tượng, 16 con
đã chết hẳn, nhưng 4 con ếch sau vài chục phút đã hồi sinh trở lại và
nhảy đi bình thường.
Năm 1852, một người Mỹ tên là Frank cũng lập lại thí
nghiệm trên. Ông cho khoan lỗ vào tảng đá vôi, thả 12 con ếch vào đấy và
dùng xi măng trám kín các lỗ lại. Ông cũng làm như thế nhưng thay tảng
đá vôi bằng một khối sa thạch với 12 con ếch. Nhiều năm sau, ông cho đập
vỡ hai “nhà tù” ra. Cả 24 con ếch đều sống bình thường.
Khả năng trường tồn của động vật là chìa khoá để các
nhà khoa học tìm ra cách trường sinh cho con người. Nhưng bí ẩn trường
sinh này đến nay vẫn chưa ai giải thích nổi.
(Theo The Unknown)
Đây là bi kịch bí ẩn nhất lịch sử hàng hải thế giới
Trang Ly |
8
Con tàu ma. Hình minh họa
Sự mất tích khó hiểu của toàn bộ phi hành đoàn trên tàu Urang Medana
năm 1948 được xem là bi kịch bí ẩn nhất lịch sử hàng hải thế giới.
Sự kiện toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu
thương mại Urang Medana (còn có tên The S.S. Ourang Medan) chết một
cách bí ẩn cách đây 67 năm được đánh giá là bi kịch bí ẩn nhất trong
lịch sử hàng hải thế giới.
Tàu Urang Medana neo đậu tại cảng trước khi khởi hành chuyến đi tử thần.
Tín hiệu sống tuyệt vọng
Vào tháng 2/1948, con tàu chở hàng của Hà Lan phát đi tín hiệu cấp cứu cực kỳ rất khó hiểu.
Theo ghi chép, một vài trạm radar của
Anh đặt tại Singapore và đảo Sumatra, Indonesia thông báo có nhận được
tín hiệu cấp cứu từ tàu Ourang Medana.
Với nội dung: "SOS… SOS tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…"
Tiếp sau đó là hàng loạt các ký tự lộn
xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được nối lại, nhưng chỉ có một
câu duy nhất là: "Tôi đang chết dần", rồi kết thúc bằng một sự im lặng
đầy chết chóc.
Địa điểm tàu Urang Medana xuất phát (nốt đỏ dưới) và bị nổ chìm (nốt đỏ trên).
Những bí ẩn kinh hoàng
Các cuộc tìm kiếm cứu hộ nhanh chóng
được thiết lập và đã cho kết quả. Con tàu được tìm thấy tại vịnh Malacca
(Malaysia), cách nơi phát tín hiệu trước đó khoảng 80km.
Khi bước chân lên Urang Medana, ngay lập
tức các nhân viên cứu hộ phải sởn gai ốc trước cảnh tượng kinh hoàng
trước những cái chết một cách bất thường của toàn bộ thủy thủ đoàn.
Toàn bộ thủy thủ đoàn chết trong trạng thái sợ hãi tột độ. Hình minh họa
Vị thuyền trưởng nằm ngay tại tại vị trí điều khiển, còn các sĩ quan và thuỷ thủ thì nằm rải rác khắp nơi trên tàu.
Một nhân viên điện đài có lẽ là người đã phát ra tín hiệu cấp cứu, đã chết trong trạng thái làm việc.
Điểm chung duy nhất là trên khuôn mặt
của tất cả mọi người là mắt mở trừng trừng, nét mặt thất thần, sợ hãi
như người đã gặp phải một cái gì đó rất đáng sợ.
Ngay đến con chó trên tàu phải nhận một cái chết hết sức bất thường khi mõm của nó vẫn còn đang nhe nanh như đe dọa ai.
Điều kỳ lạ là, tàu vẫn giữ nguyên hiện
trạng, không bị mất cắp bất cứ đồ đạt có giá trị nào trên tàu. Chưa hết,
không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương bên ngoài nào trên những thi thể
của thủy thủ đoàn.
Chưa kịp xem xét gì thêm thì đột nhiên
có đám cháy bùng phát trong một khoang chứa hàng buộc đoàn cứu hộ phải
rút lui. Sức nổ mạnh đến nỗi con tàu "bị nhấc lên khỏi mặt biển".
Hình ảnh con tàu nổ tung rồi chìm sâu dưới đáy biển lạnh
Toàn bộ thi thể của thủy thủ đoàn và con
tàu bí ẩn bị chôn vùi dưới đáy biển lạnh cùng những nghi vấn mà cho đến
nay, sau hơn 6 thập kỷ, chưa ai có thể giải mã.
Những giả thuyết cho bi kịch "con tàu ma"
Nghi vấn ban đầu được đặt ra là tàu
Urang Medana bị cướp biển tấn công. Tuy nhiên, với những gì quan sát
được tại hiện trường, không có dấu hiệu xô xát hay cướp bóc, thì giả
thuyết này bị bác bỏ.
Theo một số nghi vấn, chiếc tàu Hà Lan
có thể chở hỗn hợp chất kịch độc potassium cyanide (Kali xyanua) và
nitroglycerin cực kỳ nguy hiểm.
Kali xyanua là một chất
kịch độc, gây chết người với liều lượng thấp. Chỉ cần ăn nhầm từ 300
đến 400 mgchất này thì một người khỏe mạnh có thể mất ý thức trong vòng
10 giây đến 1 phút.
Sau khoảng 45 phút thì rơi vào trạng
thái hôn mê và có thể tử vong sau khoảng 2 giờ nếu không có các biện
pháp điều trị kịp thời.
Đây là chất dễ cháy nổ hoặc khí độc, được xem là hai mặt "hàng tử thần" thừa thãi sau Chiến tranh thế giới II.
Nhiều khả năng tàu SS Ourang Medan chở
lậu "hàng tử thần" cho nên thủy thủ đoàn chết vì trúng khí độc rò rỉ và
tàu nổ tung vì khoang chứa chất dễ cháy nổ bị nước biển kích hoạt.
Có thể đây là một tai nạn mà cũng có thể
là một âm mưu. Cũng có thể chiếc tàu sơn tên giả để che giấu một bí mật
nào đó. Đến này nay đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất trong
lịch sử hàng hải.
*Tham khao nhiều nguồn
theo Trí Thức Trẻ
Sự kiện tàu Ourang Medan
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
The S.S. Ourang Medan hay Urang Medana là một con tàu chở hàng của Hà Lan,
được tìm thấy tại eo biển Malacca sau khi phát đi tín hiệu cấp cứu và
được phát hiện trong trình trạng không còn bất cứ thuỷ thủ đoàn nào sống
sót, nhưng tàu vẫn giữ nguyên hiện trạng, không bị mất cắp bất cứ đồ
đạc có giá trị nào trên tàu. Đây là một bí ẩn được xem như lớn nhất của
ngành hàng hải thế giới, và được biết đến như một con tàu ma.
Sự kiện tàu SS Ourang Medan chìm được ghi nhận lần đầu trên tập san Biên bản lưu trữ Hội đồng Thương thuyền do lực lượng tuần duyên Mỹ xuất bản số tháng 5-1952. Từ Ourang, theo tiếng Mã Lai có nghĩa là "người" hoặc "đàn ông", còn Medan là thành phố lớn nhất trên đảo Sumatra, Indonesia; nghĩa đen là "Người Medan". Sau đó từ này còn xuất hiện trong nhiều cuốn sách và tạp chí, đặc biệt là tạp chí Fortean Times của Anh.
Diễn biến
Vào tháng 2-1948) (có tài liệu nói tháng 6-1947) một vài trạm rada của Anh đặt tại Singapore và đảo Sumatra, Indonesia thông báo có nhận được tín hiệu cấp cứu từ tàu Ourang Medana của Hà Lan với nội dung: "SOS… SOS
tất cả đã chết… tôi là người duy nhất còn sống sót…", tiếp sau đó là
hàng loạt các ký tự lộn xộn và các dấu chấm. Một lát sau tín hiệu được
nối lại, nhưng chỉ có một câu duy nhất là "Tôi đang chết dần", rồi kết
thúc bằng một sự im lặng. Hai tàu Mỹ - chiếc City of Baltimore và Silver
Star của hãng Grace Lines, New York - đang chạy trong eo biển Malacca
tiếp nhận được bản tin nói trên. Các thủy thủ tàu Silver Star tiến hành
cứu hộ tàu SS Ourang Medan. Nhưng trên tàu không còn ai sống sót nhưng
không phải bị cướp biển tấn công vì trên tàu không mất mát thứ gì giá
trị. Chưa kịp xem xét gì thêm thì đột nhiên có đám cháy bùng phát trong
một khoang chứa hàng buộc thủy thủ tàu Mỹ phải rút lui. Sau đó, chiếc SS
Ourang Medan nổ tung, bốc cháy rồi chìm rất nhanh. Sức nổ mạnh đến nỗi
con tàu "bị nhấc lên khỏi mặt biển", theo tường thuật của thủy thủ tàu
Mỹ.
Những bí ẩn và sự đồn đoán
Chiếc
tàu gặp nạn gì không ai được rõ, những nhân viên tại các trạm của Anh ở
Singapore và đảo Sumatra, Indonesia chỉ nhận được những tin nhắn cấp
cứu, lạ lùng và đứt quãng. Những chiếc tàu đến cứu hộ cũng cho biết rằng
không còn một ai trên con tàu sống sót và những cái chết rất kỳ lạ,
viên thuyền trưởng thì gục chết tại khoan lái, các thuỷ thủ đoàn khác
chết rải rác trên tàu, tất cả họ đều có một điểm chung là mắt mở trừng
trừng và nét mặt thất thần, sợ hãi như người đã gặp phải một cái gì đó
rất đáng sợ, đoàn cứu hộ còn phát hiện thấy một con chó cũng đã chết với
trạng thái nhe răng, có thể trước khi nó chết nó đang sủa và tấn công
một vật gì đó nguy hiểm. Trên các tử thi không hề có một vết thương nào.
Con tàu này gặp nạn tại eo biển Malacca,
một eo biển nổi tiếng về cướp biển, nhưng con tàu Ourang Medan không
nằm trong tường hợp này, đoàn cứu nạn cho biết trên tàu lúc họ đổ bộ lên
dường như nguyên hiện trạng, không có mất mát gì.
Giả thuyết chính trị
Theo một số nghi vấn, chiếc tàu Hà Lan có thể chở hỗn hợp potassium cyanide và nitroglycerine cực kỳ nguy hiểm vì dễ cháy nổ hoặc khí độc là hai mặt "hàng tử thần" thừa thãi sau Chiến tranh thế giới II.
Nghị định thư Geneva
1925 được 33 nước thông qua nghiêm cấm sử dụng vũ khí hóa học, thế
chiến II kết thúc, nhiều nước tìm cách bán rẻ hoặc chôn giấu loại "hàng
tử thần" nói trên. Bộ Quốc phòng Anh từng bị chỉ trích vì lén lút thuê tàu chở hơn 100.000 tấn khí độc "tabun" và "sarin" ra biển Bắc và Đại Tây Dương rồi nhấn chìm xuống biển.
Nhiều khả năng tàu SS Ourang Medan chở lậu "hàng tử thần" cho nên
thủy thủ đoàn chết vì trúng khí độc rò rỉ và tàu nổ tung vì khoang chứa
chất dễ cháy nổ bị nước biển kích hoạt. Có thể đây là một tai nạn mà
cũng có thể là một âm mưu. Cũng có thể chiếc tàu sơn tên giả để che giấu
một bí mật nào đó. Đến này nay đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn
nhất trong lịch sử hàng hải. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật hiện đại, cuối cùng họ đã tìm ra lời giải. Đây là hung thủ nhìn
không thấy, chạm không được, đó là hạ âm. Vụ thảm án ở eo biển Malacca
là do hạ âm cường độ cao do gió mạnh trên biển sinh ra Hạ âm là một loại
tần suất thấp, tần số chúng thấp hơn 20hz. Nó có một lực xuyên thấu rất
mạnh, khi ở trong không khí tốc độ truyền đi có thể hơn 1.200km/h. Hạ
âm có thể làm cho con người phiền não bất an, tinh thần uể oải, thậm chí
rối loạn thần kinh. Hạ âm còn làm cho con người hoa mắt, chóng mặt, tức
ngực, toàn thân bị tê liệt. Hạ âm có tần số dưới 7hz nguy hại đến tính
mạng con người. Ví du: Một nhà nghiên cứu ở Pháp, khi tiến hành thực
nghiệm hạ âm, vì sai khác kĩ thuật làm hạ âm tần suất thấp rò rỉ ra
ngoài khiến cho 30 người cách đó 16km đều bị tử vong. Vì sao hạ âm tần
suất thấp và cường độ cao có thể làm chết người? Căn cứ vào kết luận
cuối cùng là do cộng hưởng. Cơ thịt con người, các cơ quan nội
tạng đều có tần suất chấn động cố hữu của nó, khi tần suất cố hữu của
loại này quá thấp và sóng hạ âm tương đồng, thì sẽ phát sinh cộng hưởng,
sản sinh ra năng lượng. Nó sẽ gây chấn động khá lớn, từ đó tạo thành
phá vỡ lớn trong kết cấu cơ thể dẫn đến tử vong. Sóng hạ âm trên thế
giới tự nhiên bắt nguồn từ nhiều phương tiện như bão mặt trời, va chạm
của sao băng, gió biển, biển động mạnh, núi lửa phun,... Các loại cơ cấu
nhân tạo cũng có thể là nguồn tạo thành hạ âm như động cơ diesel, máy
hút, quạt gió, nổ bom nguyên tử. Hạ âm là một kẻ giết người vô hình và
không tiếng động, vì vậy con người cần ngăn chặn tiếng ồn cùng với ô
nhiễm môi trường để phòng ngừa nguy hại của hạ âm không nghe thấy được
này.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét