Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 110

-Mẹ Nấm có thể có lỗi chứ không có tội!
-Một người phụ nữ có lỗi mà quy tội 10 năm tù giam thì thật vô nhân đạo, phi đạo lý và ác tâm.
-Pháp luật luôn mang tính lạc hậu, bảo thủ, vì nó đã bị đóng đinh, cho nên muốn phụng sự công lý, nhiều khi phải có dũng khí vượt qua pháp luật.
-Để bảo vệ chế độ phải chuyên chính, nhưng không phải lúc nào cũng chuyên chính và chuyên chính một cách phân biệt.
-Chuyên chính vốn dĩ là công cụ mang tính ác nên người làm chuyên chính dễ lạm dụng quyền lực, phạm vào điều ác và thậm chí gây ra tội ác. Vì lẽ đó mà cần hạn chế sử dụng.
-Quan lại Yên Bái là một lũ phản dân, hại nước, so với Mẹ Nấm thì có tội nặng và nguy hiểm hơn nhiều. Hãy xem và theo dõi họ bị xử ra sao thì biết ngay chế độ này tốt hay xấu!
-Lão Tử bảo: "Thánh nhân không có thành kiến, lấy lòng thiên hạ làm lòng mình. Thánh nhân tốt với người tốt, tốt với cả người không tốt, nhờ vậy mà mọi người đều hóa ra tốt; tin người đáng tin mà tin cả những người không đáng tin, nhờ vậy mọi người đều hóa ra đáng tin. Thánh nhân ở trong thiên hạ thì vô tư vô dục, trị thiên hạ thì để lòng mình hồn nhiên. Trăm họ đều chăm chú nhìn nghe thánh nhân, thánh nhân đều coi họ như con trẻ".

-----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

                              TIN ĐẶC BIỆT VỀ MẸ NẤM NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

               Nam Phương và Anton Tuấn về Mẹ Nấm với bản án 10 năm tù.


Một công cụ mới để bảo vệ nhân quyền: Đạo luật Magnitsky Toàn cầu



Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa mới ban hành Bộ Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) vào ngày 9-12-2016 vừa qua. Đây là một quà Giáng sinh rất có ý nghĩa cho tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền và chống tham nhũng và những nạn nhân liên hệ trên toàn thế giới.
Bộ Luật Magnitsky Toàn cầu cho phép tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thực thể pháp lý nào ở nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng như sau:
  • Giết hoặc tra tấn ngoài vòng pháp luật hoặc vi phạm trầm trọng những quyền con người đã được quốc tế công nhận chống lại cá nhân ở bất cứ một nước nào chỉ vì những cá nhân này tố cáo những hành vi bất chính của những viên chức chính quyền hay thực thi hoặc khuyến khích quyền con người và các quyền tự do.
  • Thi hành những vi phạm nhân quyền vừa kể theo lệnh của một người khác.
  • Là một viên chức chính quyền, hay là một trợ lý cao cấp của viên chức này, chịu trách nhiệm hay a tòng trong việc ra lệnh hay trực tiếp có những hành động tham nhũng đáng kể, kể cả việc tịch thu tài sản tư nhân hay công cộng để làm lợi cho cá nhân, tham nhũng liên quan đến những hợp đồng của chính phủ hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, hối lộ, hoặc giúp đỡ hay chuyển giao tiền hối lộ cho giới thẩm quyền nước ngoài.
  • Trợ giúp đáng kể hay cung cấp tài chánh, vật liệu, hoặc yểm trợ kỹ thuật, hiện vật hay dịch vụ cho những hành động vừa kể.
Đạo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được khởi xướng và đỡ đầu bởi Thượng nghị sỹ Ben Cardin (thuộc Đảng Dân chủ, bang Maryland) và Thượng nghị sỹ John McCain (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Arizona) tại Thượng viện và Dân biểu Jim McGovern (thuộc Đảng Dân chủ, bang Massachusetts) và Dân biểu Christopher Smith (thuộc Đảng Cộng hòa, bang New Jersey) tại Hạ viện. Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh (thuộc Đảng Cộng hòa, bang Louisiana) cũng đã góp công đáng kể, thúc đẩy mạnh mẽ để hình thành Đạo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu.
Đạo luật này mang tên một luật sư người Nga Sergei Magnitsky. Ông bị bắt giam năm 2008 và chết trong tù năm 2009 khi làm đại diện cho công ty đầu tư Anh Hermitage Capital Management, điều tra việc tham nhũng của các giới chức Bộ Nội vụ Nga. Theo ông Bill Browder, một cố vấn về đầu tư người Anh và là sáng lập viên của công ty Hermitage, ông Magnitsky tố cáo các viên chức liên hệ đã tịch thu những cơ sở của Hermitage tại Nga và sử dụng công ty Hermitage để biển thủ $230 triệu Mỹ kim của Bộ Tài Chính Nga và chuyển lậu qua một số nước châu Âu và Hoa Kỳ. Hồ sơ tài chính Panama (Panama Papers) gồm 11,5 triệu tài liệu lọt ra ngoài ngày 3 tháng 4 năm 2016 cho thấy một phần của số tiền $230 triệu Mỹ kim được chuyển vào trương mục của nhạc sĩ Sergei Roldugin, một người thân thuộc của lãnh tụ Nga Vladimir Putin.
Sau khi Dự luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu được lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 8 tháng 12 năm 2016 và chuẩn bị chuyển qua cho Hành pháp ký thành luật, Thượng nghị sỹ Ben Cardin tuyên bố “Hoa Kỳ đã có thêm một công cụ quan trọng trong hộp đựng công cụ ngoại giao của chúng ta. Những kẻ vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng cần phải hiểu rõ rằng họ không thể thoát khỏi những hậu quả do những hành động của họ gây ra ngay cả khi quốc gia của họ bất động.”
Ông Alexandra Schmitt của Tổ chức Human Rights Watch nhận xét rằng Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là một biện pháp bảo vệ nhân quyền khôn khéo, nhắm thẳng vào cá nhân tội phạm mà không trừng phạt cả một quốc gia, trong đó có những người dân vô tội.
Quốc hội Hoa Kỳ thông qua 'Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu' ngày 8-12-2016.
Quốc hội Hoa Kỳ thông qua 'Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu' ngày 8-12-2016.

Ông Daniel Calingaert thuộc Tổ chức Freedom House điều trần vào giữa năm 2015 trước Tiểu ban châu Phi, Y tế Toàn cầu, Nhân Quyền Toàn cầu và Các Tổ chức Quốc tế thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện rằng “Tự do toàn cầu đã suy giảm trong chín năm liền theo những tài liệu Freedom House đã thu thập được về quyền dân sự và chính trị để xếp hạng hàng năm. Nguyên do chính của sự suy giảm này là sự trỗi dậy của những chế độ độc tài … Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu sẽ hướng dẫn tổng thống áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với những kẻ vi phạm nhân quyền và những viên chức chính quyền tham nhũng bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Bất kể vi phạm xảy ra ở đâu, thủ phạm có thể bị từ chối cấp thị thực vào Hoa Kỳ và bị ngăn cấm sử dụng những cơ sở tài chính của chúng ta. Phạm vi toàn cầu là một sức mạnh chính. Không một nước nào được miễn. Biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng cho những nước như Trung Quốc và Saudi Arabia. Những nước này thường không bị chỉ trích về vi phạm nhân quyền vì quyền lợi kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ.”
Sau cái chết của Luật sư Sergei Magnitsky, ông Browder đã vận động nhiều năm với Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ để tìm những biện pháp trừng trị những viên chức ngoại quốc tham nhũng ám hại những người tố cáo. Kết quả là vào năm 2012, Hoa Kỳ đã ban hành Bộ Luật Trừng phạt Magnitsky (Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act), nhưng chỉ giới hạn vào Liên Bang Nga. Bộ luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act), như tên gọi, sẽ áp dụng cho tất cả mọi nước trên thế giới.
Di ảnh của luật sư Sergei Magnitsky.
Di ảnh của luật sư Sergei Magnitsky.
Cùng ngày với Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, Nghị viện Estonia cũng đã phê chuẩn một tu chính án của Đạo luật buộc phải dời và cấm nhập cảnh 1998 (1998 Obligation to Leave and Prohibition on Entry Act) để cấm những kẻ vi phạm nhân quyền vào Estonia. Nhân dịp này Ông Bill Browder tuyên bố rằng “Một đạo luật đầu tiên ở châu Âu của một nước giáp ranh với Nga là một tặng vật thích hợp đối với Sergei Magnitsky.”
Hiện nay, một số dự luật mang tên Magnitsky đang được cứu xét tại Na Uy và Liên minh châu Âu. Nghị viện Anh Quốc cũng đang cứu xét một tu chính án cho đạo luật chống rửa tiền để có thể tịch biên tài sản tại Anh Quốc của những kẻ vi phạm nghiêm trọng nhân quyền tại bất cứ quốc gia nào. Nghị viện Canada cũng đã khởi công dự thảo một đạo luật trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền tương tự từ tháng 3 năm 2015. Một khi những nước văn minh đều có luật Magnitsky, những kẻ tội phạm sẽ không còn nơi an toàn để cất giấu tài sản phi pháp.
Các viên chức chính quyền tham nhũng ở những nước độc tài thường hay mua tài sản và cất giữ tiền bạc ở những nước giàu và tân tiến, vì những số tiền lớn kiếm được thường là bất chính nên phải cất giấu ở nước ngoài. Thứ hai là chính những kẻ làm giàu trong chế độ độc tài tham nhũng lại không tin tưởng về sự lâu bền của chế độ đã nuôi dưỡng mình, nên cần tìm một chỗ để thoát thân khi chế độ sụp đổ. Thứ ba là những nước giàu và tân tiến có hệ thống kinh tế và tài chánh ổn định có thể bảo đảm giá trị tài sản của họ và là những thị trường đầu tư tốt.
Theo tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), Việt Nam là một trong những quốc gia tham nhũng nhất thế giới, bị xếp vào hạng 112 trên tổng số 168 nước được điều nghiên với số điểm thấp 31/100 vào năm 2015. Tại Hội nghị lấy ý kiến đánh giá 10 năm chống tham nhũng ở Việt Nam vào ngày 27 tháng 10 năm 2016 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhìn nhận tình trạng tham nhũng trên cả nước là “thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của đảng và hiệu lực quản lý của nhà nước và trên hết là đe dọa sự tồn vong của chế độ.”
Theo mạng 10Hay.com, mười vụ tham nhũng lớn nhất Việt Nam hiện nay là (1) EPCO Minh Phụng; (2) PMU18; (3) PCI; (4) Đề án 112; (5) Nexus Technologies; (6) Tiền Polime; (7) Chia chác đất công ở Đồ Sơn; (8) Vinashin; (9) Vinalines; và (10) PVC Trịnh Xuân Thanh.
Theo tổ chức Freedom House, Việt Nam bị xếp trong số 51 nước không có tự do (not free) với số điểm tự do áp chót là 6/7 và số điểm tồi tệ nhất về quyền chính trị là 7/7, so với 89 quốc gia có tự do (free) và 55 quốc gia có một phần tự do (partly free) trong tổng số 195 nước được điều tra vào năm 2015. Theo phúc trình 2015 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một số viên chức thuộc Bộ Công an đã phạm tội bắt bớ tùy tiện và giết người trái phép. Ít nhất có 14 người chết trong khi bị giam giữ, trong số đó có các nạn nhân như Nguyễn Văn Tịnh (Hà Tĩnh), Nguyễn Đức Duân (Hưng Yên), và Đỗ Đăng Du (Hà Nội). Cũng theo phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, có ít nhất 70 người bị cảnh sát hoặc công an mặc thường phục hành hung hay tra tấn, trong đó có những người hoạt động nhân quyền mà nhiều người biết đến như Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Lư Thị Thu Vân, Trần Anh Kim, Lại Tiên Sơn, Nguyễn Thanh Hà, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyển, Đinh Quang Tuyển, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Luật sư Nguyễn Văn Đài, Trương Dũng, Luật sư Trần Thu Nam, Luật sư Lê Văn Luân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trương Minh Đức, Trần Thị Nga, Trương Minh Tâm, Chu Mạnh Sơn, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Văn Oai, Mai Thanh, Trương Văn Dũng, và Nguyễn Tường Thụy.
Theo Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, mười viên chức cao cấp thuộc Đảng CSVN chủ trương đàn áp nhân quyền mạnh mẽ nhất là (1) Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng 2006-2016); (2) Trần Đại Quang (Bộ trưởng Công an 2011-2016, Chủ tịch nước từ 2016); (3) Lê Hồng Anh (Bộ trưởng Công an 2002 - 2011); (4) Tô Lâm (Bộ trưởng Công an từ 2016); (5) Nguyễn Văn Hưởng (Thứ trưởng Công an, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về an ninh và tôn giáo 2001-2013); (6) Trương Hòa Bình (Chánh án Tòa án Tối cao 2007-2016, Phó Thủ tướng từ 2016); (7) Nông Đức Mạnh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam 2001-2011); (8) Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 2011); (9) Lê Thanh Hải (Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh 2006-2015); (10) Phạm Quang Nghị (Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội 2006-2016).
Với tình trạng tham nhũng và vi phạm nhân quyền như trên, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu nhiều hậu quả của Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu. Nhiều đảng viên Cộng sản VN chỉ trích Mỹ nhưng tiếp tục gửi con cái qua Mỹ du học và đầu tư tại quốc gia này. Hiện nay có khoảng 17.000 sinh viên Việt Nam đang học ở các trường đại học Mỹ. Theo Sở Dịch vụ Thị thực (Visa Office) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong năm 2014, có 92 người Việt đến Mỹ với thị thực EB-5 dành cho những người giau có muốn định cư ở Mỹ với điều kiện mỗi người phải đầu tư ít nhất $500.000 – $1 triệu Mỹ kim tùy theo vùng kinh doanh trong chương trình di dân đầu tư (Immigrant Investor Program). Số người Việt được cấp thị thực EB-5 đã tăng gấp 3 lần, lên tới 249 người vào năm 2015. Khuynh hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục trong năm 2016. Thật là đáng theo dõi xem nhiều người Việt còn muốn qua Mỹ với thị thực EB-5 nữa không trong những năm tới, sau khi Đạo luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu được áp dụng.

Mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: Phiên tòa ‘đều là phi lý bất công’

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và con gái (bé Nấm) chụp hồi 2011. (Hình: Uyên Vũ/Người Việt)
NHA TRANG, Khánh Hòa (NV) – Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được chính phủ Mỹ vinh danh là phụ nữ can đảm trên thế giới, vừa bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra tòa án tại Nha Trang về cáo buộc chống phá chế độ vào sáng 29 Tháng Sáu, giờ Việt Nam.
Theo tường thuật của Facebooker Trịnh Kim Tiến, người cùng đi với bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, đến phiên tòa: ‘Một hàng rào được thiết lập từ rất xa nơi diễn ra phiên tòa và bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã được cho vào bên trong. Tuy nhiên, bà Lan có được vào tham dự trực tiếp phiên tòa hay không thì chưa rõ.’
Còn Trịnh Kim Tiến dù đã gởi đơn yêu cầu được tham dự phiên tòa được thông báo là ‘công khai’ nhưng cô không được cho vào.
Trước khi bước ra khỏi nhà Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói rằng, cũng như các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến đã có sẵn bản án, bà không hy vọng gì có sự công tâm ở phiên tòa này. Tuy nhiên theo bà, ít ra phiên tòa này phản ảnh được một thực trạng xã hội là ‘luật chỉ dành cho những người lương thiện mà thôi và các bản cáo trạng đều là phi lý bất công.’
Bà Tuyết Lan nói thêm: ‘Vinh dự gì khi (họ) dùng cả một bộ máy truyền thông để đáng một gia đình bé nhỏ, một người mẹ đơn thân, một bà già với hai em nhỏ không thể dùng miệng mình để cải chính. Vậy thì họ dùng mọi thủ đoạn để đánh một người hoàn toàn không có gì hết để bảo vệ mình, ngoại trừ những chính kiến và tiếng nói họ.’
Bản “Quyết định đưa vụ án ra xét xử” của tòa án tỉnh Khánh Hòa nói rằng bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 38 tuổi, với bút hiệu “Mẹ Nấm,” sẽ bị đưa ra tòa án ở Nha Trang với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước…” theo “Điểm a, b, c Khoản 1 của Điều 88 Bộ Luật Hình Sự” của chế độ mà bản án có thể đến 12 năm tù.
Thông báo của tòa án tỉnh Khánh Hòa cho hay, ‘phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dự kiến diễn ra trong hai ngày, 29 và và 30 Tháng Sáu. Có 4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, là Luật sư Võ An Đôn và Luật sư Nguyễn Khả Thành (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên), Luật sư Nguyễn Hà Luân và Luật sư Lê Văn Luân (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
Xe của công an rải lực lượng canh chừng khu vực xung quanh tòa án. (Hình: FB Trịnh Kim Tiến)
Trước giờ Blogger Mẹ Nấm bị đưa ra tòa, trên mạng xã hội ở Việt Nam nhiều người đã bày tỏ sự khâm phục sự can đảm đối với phụ nữ này đồng thời nói rằng, bà Quỳnh vô tội.
Trên trang Facebook, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết: ‘Tôi chưa từng gặp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh -Mẹ Nấm nhưng tôi chắc chắn bà và những người Việt đấu tranh ôn hoà vì quyền con người là vô tội. Ai có tội? Chính các người định ra điều 88 trong luật hình sự là có tội. Sau phiên toà ngày mai hẳn Mẹ Nấm sẽ bị tuyên án tù, nhưng từ hôm nay và tương lai toà án xử bà chính là tội đồ của lương tri Việt Nam.’
Một Facebooker khác, nhà báo Trung Bảo, viết: ‘Chị Quỳnh đừng lo. Xã hội này sẽ không bao giờ quay lưng với chị, với Nấm, Gấu và cả gia đình chị. Xin hãy ghi nhận ở em sự biết ơn vì những điều dấn thân của chị để cho một xã hội tốt đẹp hơn.’
Facebooker Trịnh Kim Tiến, có mặt tại Nha Trang trước đó một ngày đưa lên Facebook nhiều hình ảnh và clip cho thấy công an rải nhiều lực lượng canh chừng phiên tòa.
Trịnh Kim Tiến viết: ‘Tôi sẽ đi tham dự phiên toà xét xử chị tôi, dù tôi biết các anh sẽ ngăn cản, có thể chuẩn bị những trận đòn chờ đón chúng tôi. Tôi muốn vào trong phiên xử để lắng nghe các anh kết tội người phụ nữ đơn thân, đã đấu tranh cho chính cả cuộc sống của các anh. Tôi biết tôi sẽ không được vào dù các anh nói đó là phiên toà công khai và tôi đã có đơn nộp gửi.’
‘Chúng tôi, những người dân thường không tấc sắc trong tay, cũng chẳng đủ đông để có thể chống lại bạo lực và áp bức. Chúng tôi đi trong tư thế sẵn sàng chịu đòn bởi một thứ mà các anh luôn phủ nhận – dân quyền.’
Còn nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ, trong một bài thơ trên Facebook viết về ‘Mẹ Nấm’ có đoạn: ‘…Em là sớm mai/em là mặt trời/em là ánh sáng. Em lãng mạn quá trời/khi chúng rung chuông phun nọc!’


Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, và tấm bảng động viên con gái trước ngày ra tòa. (Hình: Dân Làm Báo)
* Người phụ nữ can đảm
Bà Quỳnh, mẹ của hai con nhỏ, bị chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt giam ngày 10 Tháng Mười, 2016, khi bà cùng mẹ một thanh niên tranh đấu dân chủ Nguyễn Hữu Quốc Duy (mới bị kết án ba năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”) tới trại giam để mẹ Duy xin được gặp con trai.
Bà là cái gai trong mắt nhà cầm quyền Việt Nam suốt nhiều năm qua. Các bài viết về thời sự Việt Nam của bà với những nhận xét sắc sảo và mạnh mẽ lên án các chính sách sai trái của chế độ lôi cuốn rất nhiều độc giả. Bà là một trong những thành viên sáng lập “Mạng Lưới Blogger Việt Nam” kêu gọi nhà cầm quyền hủy bỏ Điều 258 trong Luật Hình Sự kết án tù người dân chỉ vì họ bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”
Bản thông báo phiên tòa cho thấy có bốn luật sư được cấp giấy phép bảo vệ pháp lý cho bà gồm hai luật sư Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân ở Hà Nội và hai luật sư Nguyễn Khả Thành, Võ An Đôn ở Phú Yên.
Bà Quỳnh là một trong những người tích cực tham gia các cuộc biểu tình lên án công ty Formosa đầu độc môi trường biển miền Trung Việt Nam, chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông.
Bà từng tham gia các cuộc phổ biến ở nơi công cộng Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Bà cũng từng lập một hồ sơ liệt kê các vụ chết bất thường của người dân khi mới bị bắt vào trụ sở công an mà phần lớn đều đổ cho người ta “tự tử.”
Ngày 29 Tháng Ba, Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được phu nhân Tổng Thống Mỹ Melania Trump vinh danh và trao giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm năm 2017 trong một buổi lễ tại Bộ Ngoại Giao vì đã chứng tỏ “lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác.”
Từ khi bà bị bắt giam đến nay, bà không được gặp mặt hai con và các người thân khác nên không ai biết tình trạng sức khỏe của bà ra sao tại nhà tạm giam tỉnh Khánh Hòa.
Bà cũng đã được Tổ Chức Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Civil Rights Defenders) trao giải thưởng Người Bảo Vệ Nhân Quyền năm 2015.
Bà từng bị công an canh chừng, khủng bố thường xuyên nhưng vẫn can đảm vận động đấu tranh cho nhân quyền, tự do dân chủ cho mọi người. Nay thì bà sắp sửa bị chế độ độc tài đảng trị trừng phạt về hành động can đảm của mình. (KN) 

Luật sư tiên liệu blogger Mẹ Nấm nhận mức án nhẹ nhất


Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (ảnh tư liệu, 2013)
 Theo kế hoạch, vào sáng 29/6/2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” chiểu theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. Một luật sư bào chữa cho bà bày tỏ hy vọng bà sẽ nhận mức án nhẹ nhất.
Có 4 luật sư sẽ bào chữa cho bà Như Quỳnh là các ông Võ An Đôn, Nguyễn Hà Luân, Lê Văn Luân và Nguyễn Khả Thành.
Hồi đầu tháng 10/2016, chính quyền Khánh Hòa đã bắt giữ Như Quỳnh, blogger đã viết và đăng trên internet rất nhiều bài với bút danh Mẹ Nấm nói về hiện thực xã hội và đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.
Luật sư Võ An Đôn nói với VOA về hướng bào chữa cho nữ blogger mà ông và 3 đồng nghiệp sẽ theo đuổi:
“Cáo trạng quy kết là Mẹ Nấm có những bài viết trên Facebook bị cho là tuyên truyền chống nhà nước. Nhưng qua nghiên cứu hồ sơ, chúng tôi thấy các bài viết của Mẹ Nấm trên Facebook cũng như các trang blog đều hoàn toàn đúng sự thật và không chống nhà nước như cáo buộc của Viện kiểm sát. Do đó chúng tôi sẽ bào chữa theo hướng là vô tội”.
Tôi dự đoán phiên tòa ngày mai sẽ xử chị Quỳnh – dù bị truy tố với mức án nặng từ 3 đến 12 năm – vẫn có thể tin là chị sẽ chịu mức án thấp nhất. Bởi vì việc Như Quỳnh viết blogger không có gì sai trái, và sự can thiệp mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng, cho nên tòa án sẽ xử chị Quỳnh với mức án nhẹ nhất
Mặc dù vậy, lưu ý đến thực tế xét xử của các tòa Việt Nam về các vụ liên quan đến chính trị, luật sư Đôn cho rằng nữ blogger khó được tuyên vô tội. Nhưng ông Đôn dự báo về một mức án nhẹ:
“Tôi dự đoán phiên tòa ngày mai sẽ xử chị Quỳnh – dù bị truy tố với mức án nặng từ 3 đến 12 năm – vẫn có thể tin là chị sẽ chịu mức án thấp nhất. Bởi vì việc Như Quỳnh viết blogger không có gì sai trái, và sự can thiệp mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng, cho nên tòa án sẽ xử chị Quỳnh với mức án nhẹ nhất”.
... trước đây, thời gian dài bị giam ở tại trại giam huyện Cam Lâm thì sinh hoạt rất là khó khăn. Bảy tuần liền chỉ ăn cá nục và canh mùng tơi. Chị Quỳnh đã tuyệt thực 15 ngày phản đối việc đó. Hơn nữa, trại giam này không cho chị mặc đồ lót và dùng băng vệ sinh. Vì lý do đó cuộc sống rất là gian khổ
Vài ngày trước khi phiên xét xử diễn ra, luật sư Đôn đã vào nhà giam của công an tỉnh Khánh Hòa gặp bà Như Quỳnh để bàn bạc về phiên tòa. Ông cho VOA biết bà Quỳnh được đưa về nhà giam hiện nay cách đây hơn một tháng. Nơi này có điều kiện giam giữ khá hơn so với nơi bà bị giam trước đó. Ông nói:
“Khi gặp thì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết là sức khỏe bình thường. Nhưng mà trước đây, thời gian dài bị giam ở tại trại giam huyện Cam Lâm thì sinh hoạt rất là khó khăn. Bảy tuần liền chỉ ăn cá nục và canh mùng tơi. Chị Quỳnh đã tuyệt thực 15 ngày phản đối việc đó. Hơn nữa, trại giam này không cho chị mặc đồ lót và dùng băng vệ sinh. Vì lý do đó cuộc sống rất là gian khổ”.
VOA được biết phiên xét xử ngày 29/6 sẽ chỉ có hội đồng xét xử, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và các luật sư bào chữa. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, cách đây gần 10 ngày đã nhận thông báo từ một thư ký tòa án rằng “gia đình không được dự phiên tòa”.
Bà Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, từng được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế vinh danh về những hoạt động cho dân chủ và nhân quyền trong nước. Gần đây nhất, vào tháng 3/2017, Mẹ Nấm được Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump vinh danh với “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế”.
Trước đó, bà được trao giải Người Bảo vệ Quyền Dân sự của tổ chức Người bảo vệ Quyền Dân sự năm 2015, và giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2010.

Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả ngay 'Mẹ Nấm'

  • 30 tháng 6 2017
Bản quyền hình ảnh FB Nguyen Ngoc Nhu Quynh
Image caption Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Việt Nam thả Mẹ Nấm ngay lập tức
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ "vô cùng quan ngại" về việc Việt Nam kết án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, sáng 29/6, người phát ngôn Heather Nauert nói với báo giới Hoa Kỳ, "Quỳnh đã bị tuyên án 10 năm với một bản án mơ hồ về tội chống phá nhà nước. Cách đây không lâu, cô đã được vinh danh Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm bởi Phu nhân Tổng thống Melania Trump."
Bà Nauert kêu gọi Việt Nam "thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa."
Phiên tòa Mẹ Nấm: Lời cuối giữa mẹ và con gái
Mẹ Nấm ra tòa và đạo luật 'Magnitsky toàn cầu'
Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù
Blogger Mẹ Nấm ‘không khuất tất giải thưởng’
Bà Nauert nói mặc dù "Việt Nam đã có một số bước tiến tích cực về nhân quyền thì xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ và kết tội những người biểu tình ôn hòa từ đầu 2016 rất đáng quan ngại."
"Tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp mối quan hệ song phương Mỹ-Việt đat được tiềm năng tối đa," bà nói.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói "cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền."
"Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm."
Hoa Kỳ vinh danh Blogger Mẹ Nấm là phụ nữ quả cảm
Phản ứng trước bản án, bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm, nói bản án này là một "đòn thù" và gia đình sẽ kháng án.
Nói với BBC từ Bangkok hôm 30/06, bà Tuyết Lan kể lại gia cảnh và trao đổi ngắn với con gái trước phiên xử:
"Khoảng không trước mắt tôi mênh mông u ám lắm…An ninh Khánh Hòa tới nhà tôi nói vô thăm Quỳnh, đầu giờ chiều tôi dẫn Nấm đi.
Gấu đang bị tốn thương quá nhiều. Đi học về không thấy mẹ. Về nhà nó cứ đi tìm mẹ, nếu không thấy nó rất hoảng sợ. ..Quỳnh dặn Nấm là phải chăm học, phải viết nhật ký hàng ngày.."
Tôi đi cho dù bị giết bị đánh đập. Khi tới cổng thì họ xô tôi ra, tôi hất tay tôi đi vô. Tôi đi vào phòng sát bên. Tôi không được ngồi chung với con tôi. Tôi chỉ thấy Quỳnh qua màn hình. Cuối giờ xử, tôi có nói hãy cho tôi ra gặp con tôi một chút, họ không cho. Họ đi hết, tôi là người ra sau cùng của cái phòng đó.
Nấm về Nấm buồn lắm.. Hôm qua đi xử Quỳnh về, Nấm hỏi rồi ra sao rồi bà. Tôi mới nói 'Khi con học đại học, ra trường mẹ con với bà cháu mình mới sống với nhau'. Nấm mới nói, thôi bây giờ con sẽ đi nhà thờ, cầu nguyện riêng cho mẹ, rồi Nấm đi..."
Ở trong nước, một số cá nhân là luật sư, nhà hoạt động và người dân thường cũng đã lên tiếng phản ứng trước bản án của Mẹ Nấm.
Luật sư Vũ Văn Hải nói ông "khâm phục và ngưỡng mộ" Mẹ Nấm.
"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị toà sơ thẩm kết án 10 năm tù, quá bất nhẫn đối với người mẹ đơn thân có hai con nhỏ. Mặc dù đối mặt với bản án nặng nề, nhưng Mẹ Nấm vẫn ngẩng đầu, khẳng định mình đã lựa chọn hành động đúng vì tương lai nước Việt, trong đó có tương lai hai con chị. Rất nhiều người Việt, trong đó có tôi khâm phục và ngưỡng mộ chị," luật sư Hải viết trên Facebook.Mẹ Nấm
Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Mẹ Nấm đã bị tuyên án 10 năm tù hôm 29/6
Còn luật sư Lê Công Định, cũng là một cựu tù nhân lương tâm thì bình luận:
"Bản án 10 năm tù thật bất ngờ với tôi. Không phải vì tính chất phi nhân tàn bạo của nhà cầm quyền đối với một bà mẹ trẻ đơn thân, mà bởi tôi không ngờ đảng cầm quyền hoảng loạn đến mức như vậy. Có vẻ càng ngày nhịp độ hoảng loạn càng gia tăng.
"Tuy nhiên, có một điều quan trọng, không phải chế độ này có thể tồn tại thêm ít nhất 9 năm nữa để có thể giam cầm chị Mẹ Nấm hay không, mà chắc chắn trong cuộc đời của mình, chị sẽ có dịp nhìn thấy sự cáo chung của chế độ đã kết án chị."
Một số độc giả cũng bình luận trong bài đăng trên Facebook "Mẹ Nấm bị tuyên án 10 năm tù" của BBC:
Một số người thì cho rằng bản án này là thỏa đáng:

Truyền thông chính thống nói gì?

Báo chí tại Việt Nam cũng dẫn lại cáo trạng. Báo Vietnamnet viết:
"Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, nói xấu đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;"
"Xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước; tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội."Phiên xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Bản quyền hình ảnh STR/Getty Images
Image caption Phiên xử hôm 29/06 đã thu hút dư luận ở Việt Nam và quốc tế
Trước phiên xử, báo Nhân Dân có bài với tựa Vì sao Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị đưa ra xét xử. Bài này cáo buộc Như Quỳnh làm điều mà họ gọi là "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ và nhiều bài viết trong đó có nội dung sai sự thật, đả kích, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó tác động, làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước".
Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Công an tỉnh Khánh Hòa khi bắt bà Quỳnh cáo buộc bà đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân..."
Trước đó bà cũng đã bị bắt nhiều lần vì tham gia các hoạt động dân sự, đòi dân quyền, biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại Biển Đông, và phản đối tập đoàn Formosa của Đài Loan trong vụ việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.
Bà là điều phối viên của mạng lưới Blogger Việt Nam, thành viên của các tổ chức "Người Việt yêu nước" và "Tuyên bố công dân tự do".
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao giải Hellman Hammett năm 2010 dành cho những người cầm bút bảo vệ tự do ngôn luận.
Năm 2015, Tổ chức Bảo vệ Quyền Dân sự trao cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Giải thưởng Của Năm.
Tháng Ba năm 2017, bà được nhận giải Những Người Phụ nữ Quốc tế Can đảm của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét