KÝ ỨC CHÓI LỌI 72
(ĐC sưu tầm trên NET)
"21h
tôi được lệnh xuất kích, bay lên thì gặp F4 trên đầu nhưng không được
bắn, phải vòng qua. Một lúc sau phát hiện B52, tôi bám theo, khi cách 4
km thì phóng hai quả tên lửa", anh hùng Phạm Tuân kể lại lúc bắn rơi
B52.
Phía
sau hai kỷ lục khiến cả thế giới ngỡ ngàng ấy là những nỗ lực phi
thường của Phạm Tuân cùng với công lao của đất nước Liên Xô, mà giờ đây
nhắc lại hai từ đó, biết bao người vẫn bồi hồi xúc động.
Nhưng
chàng trai ấy chẳng có nhiều thời gian mà ngoạn cảnh vì phải bắt tay
vào học tiếng Nga còn hết sức mới mẻ. Nhờ sự quan tâm đầy tình người
của các bạn Liên Xô cộng với nỗ lực của bản thân, việc học tiếng Nga
cũng trở nên trôi chảy.
Phạm Tuân và MIG 21 tiêu diệt pháo đài bay B-52 của Mỹ như thế nào?
Ai là người đầu tiên bắn rơi máy bay B52?
(VOV) -Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” là chiến tích không thể nào quên của chiến sĩ phi công Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong 12 ngày đêm
"Điện Biên Phủ trên không", quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay các
loại, trong đó có 34 máy bay B52, 5 máy bay F 111 và 42 máy bay chiến
thuật khác, đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ,
buộc chúng phải chấp nhận thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam.
Thắng
lợi của quân dân ta trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", là
cuộc đọ sức quyết liệt nhất từ trước tới nay. Nghệ thuật tác chiến phòng
không hiệp đồng chiến đấu đã chứng tỏ sức mạnh tổng hợp của lực lượng
phòng không, trong đó không quân nhân dân Việt Nam…
Ngày
27/12, sau 10 ngày phá hoại miền Bắc, chiếc B52 đầu tiên của Mỹ đã bị
không quân ta bắn rơi. Người bắn rơi chiếc máy bay này là Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân – huyền thoại của không quân Việt Nam.
MIG - 21 số hiệu 5121, chiếc máy bay này do anh hùng Phạm Tuân lái (Ảnh: giaoduc) |
Ngay trong đêm
27/12, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã điện khen bộ đội không quân lập công
xuất sắc, bắn rơi máy bay chiến lược B52 của Mỹ.
Ngày
28/12, Thượng uý phi công Vũ Xuân Thiều lại “hạ” được một chiếc B52
nữa. Tuy nhiên, anh đã anh dũng hy sinh khi lao thẳng chiếc MIG của mình
vào B52.
Vũ
Xuân Thiều nói trước khi xuất kích: “Bắn mà B52 địch không rơi tại chỗ,
tôi sẽ xin lao thẳng vào nó”. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân. Một đường phố ở Hà Nội cũng đã được đặt
theo tên anh: Phố Vũ Xuân Thiều.
Đó là những chiến tích không thể nào quên trong rất nhiều chiến công của các chiến sĩ phi công Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tính
đến ngày chiếc B52 cuối cùng của Đế quốc Mỹ bị bắn hạ trong chiến dịch
“Điện Biên Phủ trên không”, quân chủng không quân của ta mới chỉ thành
lập được vỏn vẹn 8 năm.
Nhưng
với sự dũng cảm phi thường, sự mưu trí và quyết tâm bảo vệ bầu trời Tổ
quốc, những chiến sĩ phi công của chúng ta đã lập nên những chiến công
vang danh sử sách, là nỗi khiếp sợ của không quân Hoa Kỳ - lực lượng
không quân hiện đại bậc nhất thế giới.
Ngày 3/2/1964 là ngày Trung đoàn không quân 921 – sau này được gọi với tên “Trung đoàn không quân Sao Đỏ” được thành lập.
Thiếu
tướng Phạm Ngọc Lan – một trong những phi công thế hệ đầu tiên của quân
đội nhân dân Việt Nam vẫn nhớ như in những hình ảnh ngày đầu thành lập
phi đội. Nhìn bức ảnh kỷ niệm những ngày đầu thành lập phi đội, Thiếu
tướng Phạm Ngọc Lan bồi hồi nhớ lại: “Bức ảnh kia là phi đội của tôi, là
phi đội đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ trên miền Bắc. Tôi là người đầu
tiên hạ gục máy bay Mỹ”.
Cùng
với trận đánh oanh liệt ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 28/4/1975,
với Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan, chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” là
hai kỷ niệm hào hùng không thể nào quên của ông và đồng đội.
Tuy
chỉ là một thợ máy, nhưng với ông Hoàng Văn Thảo, những kỷ niệm thời
trai trẻ với Trung đoàn Sao Đỏ, với từng chiếc máy bay, với từng người
phi công trong thời điểm giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc vẫn in đậm
trong tâm trí.
Khi
đó ông và các đồng đội căng hết sức mình để đảm bảo bất kỳ chiếc máy
bay nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Ông vẫn luôn tin tưởng rằng nhân dân
Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam, không quân Việt Nam sẽ chiến thắng
bằng sức mạnh ý chí, sự đoàn kết dân tộc.
Ngày
nay, tiếp nối truyền thống của những phi công thế hệ đầu tiên, những
phi công “Quyết thắng” vẫn tiếp tục viết lên những trang sử mới trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Thượng
tá Nguyễn Văn Lượng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 921 (cũng
là tên gọi của Trung đoàn không quân Sao Đỏ) nói: “Tiếp nối truyền
thống của các lớp cha anh đi trước, Trung đoàn quyết tâm cố gắng vượt
qua khó khăn luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhiều
năm liền trung đoàn đạt đơn vị quyết thắng, đảng bộ trong sạch vững
mạnh. Là lớp cán bộ phi công thế hệ sau, chúng tôi luôn trân trọng và
quyết tâm tiếp bước cha anh đi trước khắc phục mọi khó khăn và hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao”./.
Phạm Tuân và MIG 21 tiêu diệt B52 - Điện Biên Phủ trên không Hà Nội 1972
Anh hùng Phạm Tuân và giây phút hạ gục 'pháo đài bay'
"21h
tôi được lệnh xuất kích, bay lên thì gặp F4 trên đầu nhưng không được
bắn, phải vòng qua. Một lúc sau phát hiện B52, tôi bám theo, khi cách 4
km thì phóng hai quả tên lửa", anh hùng Phạm Tuân kể lại lúc bắn rơi
B52.
> 'Giọng nói nổi tiếng nhất thủ đô' giữa mưa bom B52/ Tên lửa SAM2 - 'khắc tinh của B52' trên bầu trời Hà Nội
![]() |
Trung tướng Phạm Tuân là phi công đầu tiên bắn rơi B52 trong trận Điện Biên Phủ trên không.
|
Dáng
nhanh nhẹn, giọng nói hào sảng, anh hùng Phạm Tuân (65 tuổi) kể, khoảng
17h ngày 27/12/1972, ông được lệnh bay đến sân bay Yên Bái. 9 ngày kể
từ khi Mỹ ném bom bắn phá Hà Nội, không quân chưa hạ được chiếc B52 nào
trong khi lực lượng phòng không bắn rơi vài chiếc khiến đội phi công bay
đêm cảm thấy rất căng thẳng.
"Mỗi lần tôi xuất kích, tất cả mọi người
đều động viên. Anh em bay ngày nói 'mày bắn rơi B52 tao cõng mày đi
học', rồi chỉ huy, thợ máy, dẫn đường... dặn cố bắn một chiếc nhé",
trung tướng Phạm Tuân nhớ lại.
Ông cho biết, thực tế không quân bay lên
phá đội hình địch, làm tản nhiễu để lực lượng phòng không dưới đất đánh
tốt hơn. Nhưng không quân chưa đánh được B52 thì vẫn là cái nợ.
Khoảng 21h, ông được lệnh xuất kích từ
sân bay Yên Bái. Khi cất cánh lên gặp rất nhiều máy bay F4, nhưng lệnh
là "Cơ động. Vượt qua". Vừa tránh xong tốp đầu ông lại gặp tiếp F4, song
lệnh ở dưới vẫn là tránh nó mà đi. Sau đó Sở chỉ huy thông báo B52 cách
200 km, 150 km rồi 100 km.
MIG 21 cứ một phút bay được 40-50 km nên
chỉ vài phút Phạm Tuân tiếp cận mục tiêu. Đến độ cao khoảng 6 km ông xin
phép ném thùng dầu phụ và bay lên cao. Đang vòng thì phát hiện tốp B52,
ông thông báo cho mặt đất thì nhận được phản hồi từ Sở chỉ huy: "Phía
trước 10 cây".
![]() |
MIG21 do phi công Phạm Tuân lái vừa được công nhận là bảo vật quốc gia. Ảnh: Bá Đô.
|
"Lúc
bám theo mục tiêu, tôi rất căng thẳng vì sợ B52 tắt đèn chạy mất. B52
có vận tốc 900 km/h, chậm một phút thì nó đã bay được 15 km, mình sẽ
không đuổi được", ông Tuân kể. Trước đó, một số phi công khi đuổi theo
B52, mồ hơi rơi xuống, lấy tay quệt, đến lúc mở mắt ra thì mục tiêu cũng
mất luôn.
Số hiệu của phi công Phạm Tuân lúc đó là
361, ba sở chỉ huy chính ở Hà Nội, Thọ Xuân, Mộc Châu và một đài phụ trợ
ở Yên Phong thay nhau nhắc nhở "361, mục tiêu ở đằng trước mấy cây".
Ông Trần Hanh (Phó tư lệnh Binh chủng Không quân) phải nhắc các sở chỉ
huy dừng liên lạc để Sở chỉ huy Quân chủng dẫn đường. Lúc đó Phạm Tuân
cách máy bay địch khoảng 8-9 km.
Lần đầu tiên phi công tiếp cận B52 trong
điều kiện như vậy nên sở chỉ huy nhắc nhở liên tục: bật tên lửa ở vị trí
hai quả, mở nút phóng tên lửa quan sát... Phạm Tuân phải trấn an: "Các
anh cứ yên trí, tôi nhất quyết bắn rơi máy bay B52".
"Ở dưới hô '4 cây', anh Hanh lệnh '361
bắn, thoát ly bên trái'. Tôi thấy nó còn ở xa, đèn chưa rõ lắm nên bảo
chờ tý. Khẩu lệnh thứ hai, anh Hanh hạ lệnh 'Bắn, thoát ly ngay bên
trái'. Tôi lại bảo chờ tý. Đến khẩu lệnh thứ ba 'Bắn. Thoát ly ngay',
tôi mới kéo máy bay lên, chỉnh điểm ngắm, thấy tín hiệu tên lửa tốt, tôi
phóng hai quả", ông Tuân kể.
Quả tên lửa thứ nhất bay vút đi, quả thứ
hai theo sau tạo thành một đường sáng rực. Phi công Phạm Tuân kéo máy
bay lên và lật ngửa thì nhìn thấy chiếc B52 nổ. "80% là may mắn. May mắn
ở đây là hợp thời cơ, nghĩa là thời cơ có và ta chớp được", ông Tuân
nói.
![]() |
Anh hùng Phạm Tuân nhận định, B52 không ghê gớm như Mỹ tuyên truyền, nếu bay ngày thì chúng ta dễ dàng tiêu diệt. Ảnh: Hoàng Thùy.
|
Ông
cho rằng, bản lĩnh của một con người gồm hai yếu tố: có ý chí và biết
phát hiện ra quy luật, hành động theo quy luật ấy. Nếu cứ xông lên mà
không khôn khéo thì sẽ bị máy bay địch bắn rơi, nhưng có cách đánh mà
không có cái tâm, sợ nó thì cũng không đánh được. Ý chí và cách đánh đi
với nhau mới tạo nên bản lĩnh.
Là máy bay ném bom chiến lược tầm xa, B52
có cự ly bay hàng chục ngàn kilomet, mang 30 tấn bom, xen kẽ bom tấn,
bom tạ, bom bi. Một tốp 3 chiếc B52 có thể san bằng diện tích 2 km2. Nó
dùng bom tấn phá hầm ngầm, bom tạ phá hầm trú ẩn, bom bi sát thương
người khi không còn chỗ trú.
Trung tướng Tuân phân tích, B52 bay ở độ
cao khoảng 10 km, tốc độ là 900 km/h, trong khi máy bay chiến đấu của
Việt Nam khi đó có thể bay với độ cao 20 km, tốc độ 2.200 km/h. Nếu B52
bay ban ngày, phi công phát hiện bằng mắt thường thì bằng hai quả tên
lửa là có thể bắn rơi. Chính vì thế B52 thường chọn bay đêm, có nhiều
máy bay yểm trợ, khả năng gây nhiễu mạnh làm cho radar khó phát hiện.
"Không quân hiện có máy bay có Su27, Su30
một lúc có thể bắn nhiều mục tiêu chứ không như MIG 21 ngày xưa, ta
cũng có tên lửa S300 có thể bắn được 300 cây số... Nghĩa là tiềm lực
quốc phòng của ta đã nâng lên, ngày càng hiện đại", nguyên Phó tư lệnh
Quân chủng Phòng không Không quân cho hay.
Máy bay MIG21 trong kháng chiến chống Mỹ |
Hoàng Thùy
Anh hùng Phạm Tuân kể về chuyến bay lịch sử
TP - Cách đây khoảng 1/4 thế kỷ chàng trai Phạm Tuân đã lập nên hai kỷ
lục không bao giờ bị phá: Người lái máy bay chiến đấu đầu tiên bắn rơi
B52 và cũng là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ.
Trung tướng Phạm Tuân đang kể chuyện đời mình |
Nhân kỷ niệm cách mạng tháng Mười Nga, Trung tướng Phạm
Tuân đã kể lại quãng đời đầy sự kiện và cũng đầy ắp kỷ niệm với xứ sở
bạch dương…
Kỳ I: Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công
Ước mơ của cậu bé làng Quốc Tuấn
Người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ ấy sinh ra tại một
làng nhỏ mang tên Quốc Tuấn thuộc tỉnh Thái Bình, trong một gia đình
nông dân.
Tin tức về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ
vẫn được lan đi nhanh chóng với tốc độ âm thanh đến tất cả các vĩ tuyến
và kinh tuyến trên thế giới. Tin tức ấy đến với ngôi làng Quốc Tuấn của
Phạm Tuân qua đài phát thanh. Thời kỳ đó, chưa có vô tuyến truyền hình,
và báo chí cũng chẳng mấy khi đến được với làng Quốc Tuấn.
Những người biết chữ, nói chung là những người lớn đã
giải thích cho những trẻ em nông thôn như Phạm Tuân biết rằng ở nước
Liên Xô anh em đã có một con người dũng cảm bay lên cao hơn những tầng
mây, rất cao và rất xa.
Trước đó, ở góc sân của mình, chú bé Phạm Tuân đã nhìn
thấy những chiếc máy bay bay qua khoảng trời vùng quê. Bay ở phía dưới
những lớp mây. Những đôi mắt trẻ thơ trầm trồ nhìn theo con chim sắt
khổng lồ và kỳ diệu ấy mà không hình dung nổi về khả năng có thể bay cao
hơn thế.
Vả lại, ở trường học các thầy giáo làng đã giải thích
rằng Trái đất có hình tròn và rất lớn. Bằng cách nào mà có thể dùng máy
bay – trên đài phát thanh người ta gọi là tên lửa - bay vòng quanh trái
đất chỉ trong vòng 90 phút?
Đối với Phạm Tuân, ngày ấy mới 14 tuổi, thì ý nghĩa
lịch sử to lớn của sự kiện đó đã được minh chứng qua bài phát biểu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài phát thanh.
Người nói: Liên Xô đã mở đầu công tác to lớn trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học về khoảng không vũ trụ. Tôi tin rằng không xa
nữa sẽ đến giờ phút có một đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ
trụ.
Phạm Tuân ghi nhớ mãi những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhưng không hề nghĩ rằng đến một ngày nào đó một chàng trai chất phác
như mình lại trở thành người đại diện ấy.
Nhưng sự kiện chuyến bay của con người đầu tiên vào vũ
trụ được cảm nhận một cách đặc biệt nhạy cảm vào những ngày đầu của cuộc
chiến tranh chống xâm lược Mỹ ở Việt Nam.
Khi ấy cũng là những phi công, nhưng là phi công Mỹ, từ
trên trời cao- khoảng trời chứa đựng đầy mơ ước và tưởng tượng của
những chú bé như Phạm Tuân - đã thả hàng loạt bom chết chóc xuống các
thành phố và xóm làng Việt Nam làm dâng lên làn sóng căm thù của người
dân.
Sức mạnh của lòng căm thù ấy là vô hạn. Những người đến
tuổi trưởng thành đã nhất loạt thẳng tiến ra trận tuyến tiền phương.
Nhưng lá đơn tình nguyện của những cậu học trò lớp 10 như Phạm Tuân lúc
ấy đã nhận được những câu trả lời đại thể như sau:
“Sự đóng góp của các bạn vào tư thế sẵn sàng chiến đấu
của đất nước - đó là công việc học tập ở trường. Các bạn sẽ đứng trong
hàng ngũ các lực lượng vũ trang bảo vệ đất nước khi nào trở thành người
có kỹ năng, có kiến thức và nắm vững các phương tiện hiện đại”.
Vì vậy, mãi một năm sau, khi đã tốt nghiệp lớp 10, Phạm Tuân mới được gia nhập quân đội.
Phạm Tuân kể lại cái ngày mà cho đến bây giờ ông vẫn
nhớ như in: “Khi gặp cán bộ quân sự, tôi đã đề nghị điều tôi đến phục vụ
trong không quân. Trong lòng tôi có nỗi đau và tuyệt vọng vì sự bất lực
của nhiều đồng bào cùng làng xóm trước những trận ném bom của Mỹ mà
chúng không bị trừng phạt.
Khi được biết mình chỉ có thể học để trở thành thợ máy
sửa chữa máy bay thì tôi vui mừng đồng ý ngay. Trong đầu tôi chỉ có một ý
nghĩ - dù chỉ là thợ máy, kỹ thuật viên, nhưng phục vụ trong không quân
là được.
Tôi sẽ được ở bên cạnh những người có thể trừng trị bọn
Mỹ đã tiến hành những vụ đánh phá nhằm vào những người dân vô tội trên
đất nước mình”.
“Trượt” thợ máy lên làm phi công
Phạm Tuân đến nước Nga đúng lúc mùa thu đang chuyển dần
sang đông. Thiên nhiên như bày ra như bức tranh “Mùa thu vàng” của
Levitan, những chiếc lá đồng loạt chuyển sang màu vàng la đà rơi xuống .
Phạm Tuân trên chiếc máy bay chiến đấu |
Học nghiệp vụ cũng diễn ra dần dần. Tuy nhiên, chẳng
bao lâu Phạm Tuân đã toàn tâm toàn ý hướng tới sân bay, nơi có tiếng gầm
rít của động cơ những chiếc phản lực MIG do những người bạn đồng niên
điều khiển. Trong đó có những người bạn đến từ Việt Nam.
Phạm Tuân khao khát được có mặt bên họ. Và số phận đã
mỉm cười với anh. Một số học viên Việt Nam không theo nổi chương trình
học hoặc sức khỏe kém nên bắt đầu bị sàng lọc.
Và nguồn bổ sung cho các học viên phi công có thể là
các học viên thợ máy. Chàng trai đến từ làng Quốc Tuấn là một trong số
mười người gặp vận may ấy. “Người ta trượt phi công xuống làm thợ máy,
còn tôi “trượt” thợ máy lên làm phi công”, Phạm Tuân nhớ lại.
Ước mơ cháy bỏng được trở thành phi công bay trên bầu
trời với chiếc máy bay chiến đấu của Phạm Tuân đã được nhiều người thầy,
người bạn Liên Xô “chắp cánh”. Đặc biệt là vị huấn luyện viên đầu tiên
mà các học viên đã gọi bằng cái tên đơn giản: Misa.
Thế rồi trung tâm huấn luyện bay đã ở lại phía sau.
Phạm Tuân cùng các học viên được tập trên các loại máy bay kiểu Iak -18,
UTI - MIG 15 và bay trên loại máy bay MIG-17.
Trong số những người tốt nghiệp đó, có 10 phi công đạt
trình độ kỹ thuật khá giỏi, được huấn luyện bay ban đêm. Phạm Tuân là
phi công tiêm kích đầu tiên được bay đêm trên MIG -17 ở Liên Xô.
Ra đi để học làm thợ máy nhưng khi về nước Phạm Tuân đã
là một phi công được đào tạo cơ bản. Nhưng ở Việt Nam anh và các bạn
đồng môn lại tiếp tục được đào tạo lại để điều khiển những chiếc máy bay
MIG -21, một trong những loại máy bay tiêm kích hoàn hảo nhất thế
giới.
Và một lần nữa những huấn luyện viên Liên Xô lại tận
tình hướng dẫn. Họ làm công việc ấy không chỉ trên sa bàn mà còn bên
cạnh những phi công Việt Nam trong các chuyến bay thật.
Cho đến bây giờ Phạm Tuân vẫn tin tưởng sâu sắc rằng
các phi công không thể có được lớp học bay nào tốt hơn thế ở bất cứ các
trung tâm huấn luyện bay và sân bay thử nào khác.
Lúc ấy, B52 của đế quốc Mỹ được coi là pháo đài bay
bất khả xâm phạm. Nhưng trong một lần xuất kích, phi công Vũ Đình Rạng
đã vượt qua được vành đai phòng thủ dày đặc của máy bay tiêm kích Mỹ để
tấn công B52.
Chiếc pháo đài bay lừng danh bị trọng thương vội trút
bom ở rừng rậm, buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay gần nhất ở Thái
Lan. Điều đó khiến người ta đã nhận ra rằng có thể làm được điều không
thể.
Bộ Chỉ huy Sư đoàn của Phạm Tuân, đứng đầu là Đại tá
Trần Hanh - Anh hùng LLVT, đã bắt tay đào tạo một nhóm phi công để thực
hiện nhiệm vụ đặc biệt quan trọng.
Họ phân tích chiến thuật của các máy bay ném bom Mỹ và
của các máy bay tiêm kích yểm trợ ban ngày và ban đêm, trong những điều
kiện thời tiết khác nhau. Phạm Tuân cùng các đồng chí trong đội bay đã
nhiều lần cất cánh đi làm những nhiệm vụ như vậy, nhưng chưa gặp thời
cơ thuận lợi để bắn hạ B52.
Lần thoát chết khó tin
Nhờ có thiết bị ra đa tốt đặt trên các máy bay trinh
sát nên phía Mỹ thường xuyên săn tìm được các địa điểm bố trí máy bay
của ta. Ngày 18/12/1972, máy bay Mỹ bất ngờ tấn công sân bay của ta được
bố trí khá xa và ngụy trang tốt.
Phạm Tuân là phi công đầu tiên cất cánh lên bầu trời
sau khi có báo động. Chẳng mấy chốc, máy bay Mỹ đã phá hủy đường băng
cất cánh, đài chỉ huy. Liên lạc bị cắt.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhiên liệu trên máy bay
sắp cạn kiệt do vậy cần hạ cánh khẩn cấp. Phạm Tuân đã quyết định vẫn
hạ cánh ở sân bay vừa bị đánh bom.
Quyết định này được báo lên đài chỉ huy binh chủng
không quân. Và được phép. Đêm tối, không hề có đèn pha trên sân bay,
Phạm Tuân hạ cánh chỉ nhờ ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pha máy bay.
Khi máy bay vừa chạm đất thì lập tức bị tụt xuống hố
bom. Tốc độ hạ cánh của MIG - 21 khá cao và chiếc máy bay đã lộn nhào,
rồi trượt đi khoảng 300 mét.
Bụng máy bay hướng lên trời và quay trở lại 180 độ.
Chiếc máy bay gần như đã bị phá hủy. May mắn là nó nhanh chóng dừng lại
và không bốc cháy.
Phạm Tuân thoát ra khỏi buồng lái đã hư hỏng hoàn toàn.
Sáng hôm sau, anh thấy đường băng cất cánh giống như bề mặt của mặt
Trăng vẫn từng được miêu tả trong phim viễn tưởng, hết hố bom này đến hố
bom khác.
Anh đã thoát chết nhờ một phép màu nào đó. Nhưng sau
đó chính anh đã tự mình làm nên một phép màu gây chấn động dư luận khi
bắn hạ pháo đài bay B52.
“Vào ngày 27/12/1972, số phận đã dành cho tôi một cơ hội…”, Phạm Tuân kể…
-----------------------
(Còn nữa)
Từ chiến công diệt B52 đến chuyến bay vào vũ trụ lịch sử
Trang 2 / 4
2 - Bắn rơi B52 và nhận “tấm vé” bay vào vũ trụ
Khi Phạm Tuân đến
nhà tù Hỏa Lò gặp các phi công Mỹ đang bị giam giữ ở đây, những phi công
ấy đã nói thật rằng cho đến giờ, khi đã nằm trong “khách sạn Hilton” họ
vẫn chưa hiểu vì sao B52 lại bị bắn rơi?
Phạm Tuân và V.Gorơbátcô đang luyện tập ở Biển Đen |
MiG - 21 bắn hạ pháo đài bay
Đã hơn 30 năm trôi qua,
nhưng Phạm Tuân vẫn nhớ cái ngày 27/12/1972 ấy như vừa mới xảy ra hôm
qua: “Sau khi cất cánh trong đêm tối, tôi bay giữa các lớp mây, ở độ cao
500m. Những sĩ quan hướng dẫn đường bay có kinh nghiệm nhất như: đồng
chí Tú, Chuyên, Hùng, các nhân viên theo dõi bản đồ đường bay, điều phối
không lưu đã hướng dẫn đường bay cho tôi như thể cầm tay dẫn đường để
tôi bay vào nơi cần thiết, thuận lợi nhất cho tấn công.
Họ biết cách dẫn đường cho
tôi bay xuyên qua đội hình những “con ma” bay của Mỹ trong các tốp khác
nhau để bảo vệ pháo đài bay ném bom. Tôi đã bình tĩnh và thực hiện
chính xác mệnh lệnh, nhanh chóng lấy độ cao, quan sát nhanh màn hình của
máy ngắm trên máy bay.
Khoảng cách đến mục tiêu
là 10km. Đúng lúc đó tôi nhận được lệnh tấn công. Song tôi đã thực hiện
mệnh lệnh đó chậm hơn nhiều, vì tôi muốn tiếp cận mục tiêu gần hơn nữa
để ăn chắc.
Sau khi phóng 2 quả tên
lửa, tôi cho máy bay bổ nhào xuống. Tôi đưa máy bay xuống độ cao an toàn
và hạ cánh. Mấy giờ sau có tin thông báo chính thức không quân Việt Nam
đã bắn rơi B52 của Mỹ và tôi nhận được bức điện đặc biệt của Bộ trưởng
Quốc phòng trực tiếp chúc mừng về chiến thắng đó. Hồi ấy tôi đã nói và
cả giờ đây tôi vẫn cho rằng “đó là chiến công chung của cả một tập thể
anh hùng”.
Chiến thắng của Phạm Tuân
đã là một “cú hích” góp phần làm nên “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không”. Ngày 27/12/1972 trở thành ngày “Điện Biên Phủ trên không” của bộ
đội không quân. Ngay đêm hôm sau phi công Vũ Xuân Thiều đã hạ thêm một
pháo đài bay B52 nữa.
Chiếc máy bay MIG - 21 do
phi công Phạm Tuân điều khiển giờ đây không còn nằm trong Bảo tàng Phòng
không không quân nữa, mà đã được đưa sang Bảo tàng Lịch sử quân sự. Đó
là một ngoại lệ dành cho chiếc máy bay đã làm nên một điều tưởng như
không thể vào thời điểm đó.
Tôi đã nhìn rất lâu vào
chiếc MIG -21 ở bảo tàng, nó nhỏ bé ngay cả khi ở giữa khoảng sân hẹp và
sẽ càng nhỏ bé hơn khi bay trên trời, khi so sánh với pháo đài bay B52.
MIG -21 không chiến với B52 có phải như “châu chấu đá xe”? Vậy mà MIG
-21 nhỏ bé cùng với Phạm Tuân đã khiến cho niềm tự hào của không quân Mỹ
cháy ra tro.
Khi Phạm Tuân đến nhà tù
Hỏa Lò, thăm các phi công Mỹ đang bị giam giữ ở đây, những phi công ấy
đã nói thật rằng cho đến giờ, khi đã nằm trong tù họ vẫn chưa hiểu vì
sao B52 lại bị bắn rơi?
Đầu năm 1973, Chủ tịch
nước Tôn Đức Thắng đã ký Sắc lệnh phong tặng Phạm Tuân danh hiệu Anh
hùng LLVT. Phạm Tuân tiếp tục phục vụ tại Trung đoàn “Sao đỏ”. Anh đã
thực hiện hơn 200 lần xuất kích trong 5 năm tham gia chiến đấu.
Từ đỗ “vớt” đến ứng cử viên số một
Vậy là đã 16 năm trôi qua
kể từ cái ngày Iuri Gagarin bay vào vũ trụ và nói những lời đầy hình
tượng mang ý nghĩa thời đại “Chúng ta đi nào”. Cậu bé làng Quốc Tuấn
ngày đó giờ đã trở thành phi công bắn rơi B52 và vẫn chăm chú theo dõi
mỗi lần phóng tàu vũ trụ của Liên Xô. Mỗi lần như thế, Phạm Tuân lại
chợt nghĩ: biết đâu số phận một lần nữa sẽ ban tặng cho mình một “tấm vé
may mắn”?
Điều đó có vẻ như trở nên
thực tế hơn khi vào năm 1977, Phạm Tuân rất vui mừng đón nhận thông báo
mình sẽ được gửi sang Học viện Không quân nổi tiếng mang tên Iuri
Gagarin ở Liên Xô để học tập.
Hai năm học đầu tiên trôi
qua, đến năm 1979, Liên Xô và Việt Nam đã ký thoả thuận “Intercosmos”.
Bản thoả thuận đó quy định những điều kiện tuyển chọn bốn ứng cử viên du
hành vũ trụ trong hàng ngũ quân nhân Việt Nam, để sau đó chọn lấy hai
và đào tạo họ tại thành phố Ngôi Sao nổi tiếng.
Trong suốt hai tháng làm
việc tại Việt Nam, các bác sỹ Liên Xô chỉ có thể tuyển lựa được ba ứng
cử viên. Bộ Quốc phòng quyết định cần tuyển lựa ứng cử viên thứ tư trong
số các học viên phi công đang theo học tại Matxcơva.
Phạm Tuân lọt vào danh
sách ứng cử viên, nhưng “tình hình về tim” không tốt đã khiến anh không
vượt qua được rào cản y học nghiêm ngặt. Thật nặng nề khi nhận ra điều
đó. Tuy vậy tại Việt Nam vẫn chưa tuyển được ứng cử viên thứ tư. Thời
gian thúc ép, thế là Phạm Tuân đỗ “vớt” trên quan điểm “đằng nào cũng
loại, lấy vào cho đủ”.
Ứng cử viên số một đương
nhiên phải là viên phi công có nhiều kinh nghiệm nhất của Việt Nam từng
bắn rơi 9 máy bay Mỹ. Đó là phi công Nguyễn Văn Cốc. Thế nhưng trong lần
kiểm tra cuối cùng của Ủy ban giám định y khoa, anh đã bị loại. Một lần
nữa, Phạm Tuân lại “lội ngược dòng”, từ vị trí dự bị anh trở thành ứng
cử viên số một cho chuyến bay vào vũ trụ.
Anh cảm thấy mình như đang
ở trong mơ khi biết sẽ được tập luyện trong đội bay chính, cùng với
nhân vật từng thực hiện hai chuyến bay xuất sắc vào vũ trụ, đó là phó
chỉ huy thứ nhất Phòng quản lý đào tạo các phi công vũ trụ, hai lần Anh
hùng Liên Xô, đại tá Vichto Vaxileêvich Gorơbatcô.
Hai người anh em Việt Nam - Liên Xô và những lần “thử lửa”
Có một quy định là hai nhà
du hành vũ trụ cùng điều khiển tàu vũ trụ phải hợp nhau về tính cách.
Kể cả khi mọi cái đều đã hoàn hảo, nhưng nếu tính cách không hợp thì
phải chọn người khác. Và như có duyên với nhau từ kiếp trước, Phạm Tuân
và Vichto Vaxileêvich Gorơbatcô mặc dù tuổi đời khác nhau, nhưng lại hợp
nhau có khi còn hơn cả anh em sinh đôi. Đến mức tại những địa điểm khác
nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau, họ đều đưa ra những câu trả
lời đại thể giống nhau!
Đối với Phạm Tuân và
Vichto Vaxileêvich Gorơbatcô thì những trận ném bom của máy bay địch là
những ký ức đầu tiên được nhớ kỹ nhất và khủng khiếp nhất. Ông Vichto
còn nhớ rất rõ lần các máy bay của phát xít đã bắn giết một cách dã man
đàn ngựa của ông. Còn Phạm Tuân thì đã chứng kiến cảnh ngôi làng bên
cạnh bị huỷ diệt như thế nào sau trận bắn phá của máy bay Mỹ.
Và cũng từ những điều
trông thấy ấy, họ đều ấp ủ khao khát được trở thành phi công, được bay
và hiến dâng cả cuộc đời, tri thức, sức khỏe cho ước mơ đó.
Một phần tư thế kỷ đã trôi
qua kể từ buổi gặp gỡ đầu tiên nhưng trong ký ức Phạm Tuân vẫn nhớ đến
từng chi tiết nhỏ nhất trong công việc đồ sộ của chuyến bay vào vũ trụ.
Công việc tập luyện của các đội bay vũ trụ Xô - Việt được bắt đầu từ
những bài tập luyện trên biển. Phạm Tuân gần như lập tức đã yêu mặt biển
phẳng lặng với màu xanh lơ, những con sóng cồn và chân trời thơ mộng
chạy xa tít, tiếng chim hải âu kêu ầm ĩ, những chiếc thuyền đánh cá …
gây cảm xúc ngây ngất của các con tàu.
Nhưng sau những giờ phút
lãng mạn bên Biển Đen, chàng trai Việt Nam ấy đã trải qua những lần tập
luyện trong các điều kiện hết sức đặc biệt, gần như đã vượt quá giới hạn
sức chịu đựng của một con người bình thường.
Chẳng hạn như khi người ta
thả buồng kín xuống nước, từ boong con tàu đang thực hiện các cuộc thử
nghiệm. Thiết bị ấy nổi chòng chành trên mặt sóng như một chiếc phao
khổng lồ, cạnh nó để đề phòng bất trắc - là những con thuyền cứu hộ vây
quanh và có một chiếc tàu lặn trực bên cạnh.
Bây giờ các nhà du hành vũ
trụ tiến hành các động tác cởi bỏ y phục chuyên dụng trong điều kiện bị
lắc lư hết sức dữ dội. Sau khi hoàn tất động tác này, các nhà du hành
vũ trụ mở nắp buồng kín và nhảy xuống nước. Áo cứu hộ nâng các nhà du
hành vũ trụ nổi trên mặt nước. Họ bơi trên các con sóng, bắn pháo hiệu
và châm đốt các ống nhả cột khói màu da cam lên trời.
Những cuộc thử nhiệm đã
diễn ra nhiều ngày với các công việc dày đặc, từ sáng tinh mơ đến lúc
mặt trời lặn. Tất cả nhằm làm sao để trong bản báo cáo về mấy chục cuộc
thử nghiệm trước chuyến bay vào vũ trụ sẽ xuất hiện lời nhận xét: “Đã
hoàn tất”.
Hai năm trời ròng rã tập
luyện cho chuyến bay, Phạm Tuân và các đồng sự lúc nào cũng căng thẳng.
Có những lúc, chỉ thực hiện một vài thao tác, mà họ đã bị sút cân.
“Tôi vào loại khoẻ nhưng
cũng không khỏi mệt. Vất vả nhất là bài tập trên máy kiểm tra tiền đình.
Cứ 3 giây cúi đầu lại 3 giây ngẩng đầu, liên tục trong 10 phút, tưởng
không chịu nổi. Ai cũng phải gồng hết sức. Tập để thích ứng với mọi tình
huống xảy ra, phần để quen, phần để không bao giờ có chữ “nếu”. Áp lực
rất lớn”, Phạm Tuân kể.
Cuối cùng thì phần tổng
kết những đợt kiểm tra và sát hạch cũng đến. Trong cuộc họp báo, trước
câu hỏi của các nhà báo về những khó khăn trong quá trình đào tạo nhà du
hành vũ trụ Việt Nam, ông Vichto Gorơbátcô đã trả lời không cần suy
nghĩ: “Trong mọi công việc đều gặp khó khăn, nhất là đối với một công
việc phức tạp như bay vào vũ trụ. Tuy nhiên, nhà du hành vũ trụ Việt Nam
đã hoàn thành chương trình tập luyện.
Mặc dù gặp khó khăn trong
việc học tiếng Nga, nhưng anh ấy đã hoàn toàn nắm vững những kỹ thuật
cần thiết. Về các môn lý thuyết và kỹ năng thực hành thì họ đã đạt điểm
xuất sắc” .
Trong tâm trạng phấn khởi,
Phạm Tuân đã trả lời câu hỏi của một nhà báo về những dự định ấp ủ thầm
kín đối với chuyến bay vào vũ trụ. Anh nói: “Tôi muốn tin chắc lần cuối
cùng rằng trái đất đúng là hình tròn và từ quỹ đạo nhìn thấy ngôi làng
Quốc Tuấn của tôi”.
Thế rồi, cái giây phút lịch sử mà hàng triệu triệu trái tim Việt Nam và trên toàn thế giới mong chờ đã đến…
Từ chiến công diệt B52 đến chuyến bay vào vũ trụ lịch sử
Trang 3 / 4
3 - Mang cờ Tổ quốc bay vào vũ trụ
Đúng 1giờ 33 ngày 23/7/1980 (giờ
Hà Nội) tại sân bay vũ trụ Bai-cô-nua (Liên Xô) tàu vũ trụ Liên hợp 37
do Gorơbatco và Phạm Tuân điều khiển đã phóng lên vũ trụ.
Phạm Tuân và Gorơbatco trước giờ lên tàu vũ trụ ngày 23/7/1980 |
Chẳng thể nào diễn tả
thành lời cảm xúc khi con tàu rời mặt đất và tiến vào khoảng không gian
mênh mông vô tận. Anh bay như trong giấc mơ của cậu bé làng Quốc Tuấn
ngày nào.
Lời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Tôi tin rằng trong tương lai, sẽ có đại diện của thanh niên Việt
Nam bay vào vũ trụ” ngày nào nay thành hiện thực.
Người Việt Nam trên trạm vũ trụ “Salút -6”
Bay vào vũ trụ, bay vào một thế giới khác, tất cả đều trở nên mới mẻ và điều đầu tiên cảm nhận là tình trạng không trọng lượng.
Ngay cả việc tưởng như nhỏ nhất là ấn vào những nút cần thiết vào thời gian cần thiết cũng trở nên không hề đơn giản.
Vì tất cả những gì được
học ở Trái đất suy cho cùng vẫn chỉ là lý thuyết, còn lên tàu vũ trụ mới
thực sự thực hành và không được quyền mắc sai lầm.
Từ lúc cất cánh bay vào
quỹ đạo đến thời điểm tiến lại gần trạm vũ trụ, ở giai đoạn này thời
gian trôi đi không đều. Thoạt đầu, nhịp độ như thể từ từ.
Sau khi vào quỹ đạo, trong
suốt thời gian bay ba vòng thứ nhất, Phạm Tuân và Vichto Gorơbatco kiểm
tra cặn kẽ tình hình và khả năng hoạt động của hệ thống máy móc, các
cụm thiết bị trên tàu, độ kín trong các khoang của con tàu.
Được phép của Mặt đất, họ
đã cởi bỏ các bộ đồ bay vũ trụ. Ngay sau đó lực ép tăng lên ghê gớm.
Vòng quay thứ tư và thứ năm, con tàu “Xai úz 37” chuyển lên quỹ đạo cao
hơn.
Con tàu như bám vào “gáy”
trạm vũ trụ và bắt đầu rượt đuổi đến gần nó. Ở vòng bay thứ 16 và 17 vị
chỉ huy con tàu lại thực hiện thêm một lần cơ động, tiếp cận “Salút 6” ở
khoảng cách cho phép khởi động các thiết bị tự động ghép nối.
Vào khoảnh khắc ấy, tất cả
mọi người, từ đội bay trong tàu vũ trụ, đội bay trên trạm “Salút- 6”,
tập thể các cán bộ chuyên môn hết sức đông đảo của Trung tâm điều khiển
chuyến bay đều hoạt động như một thể thống nhất.
Vì vậy, quá trình ghép nối
con tàu với trạm vũ trụ- công đoạn quan trọng nhất của chuyến bay, đã
diễn ra mà không hề gặp bất cứ trục trặc nào.
Phạm Tuân đặt chân lên
trạm “Salút -6” với niềm xúc động khó tả. Một kỷ lục lập tức được xác
lập: Người Việt Nam đầu tiên, người châu Á đầu tiên đã đặt chân lên vũ
trụ.
Người Việt Nam ấy mang lên vũ trụ cuốn Tuyên ngôn độc lập và di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lá cờ đỏ sao vàng!
Trên trạm vũ trụ, đội
“Têrếch” của Phạm Tuân và Vichto Gorơbatco đã được đón tiếp nồng hậu với
nghi lễ dâng tặng bánh mì cùng muối được chuẩn bị bởi các thành viên
trong đội bay chính gồm Lêonit Pôpốp và Valeri Riumin.
Nhưng có rất ít thời gian
dành cho việc biểu lộ tình cảm, bởi tiếp theo là những báo cáo gửi về
Mặt đất. Bắt đầu thực hiện những cuộc thí nghiệm đầu tiên không thể trì
hoãn. Mãi đến 4 giờ sáng, theo giờ Mátxcơva, họ mới sắp xếp xong chỗ
ngủ.
Ông Valeri Riumin kiếm chỗ
nằm cho mình trên tràn của trạm vũ trụ vì với vóc người của mình, ông
chỉ có thể nằm ở nơi ấy. Phạm Tuân được nằm ngủ ở sườn phải, còn các ông
Vichto Gorơbatco và Lêonít Pôpốp thì được bố trí chỗ ngủ ở sườn trái
của trạm vũ trụ.
Vả lại, trên trạm vũ trụ
này, trong điều kiện không thể xác định được các khái niệm “phía dưới”,
“phía trên”, “bên sườn” thì chỗ nào cũng tốt và thuận tiện.
Trong chương trình của
chuyến bay, mục tiếp theo là giấc ngủ. Tuy nhiên, Phạm Tuân và Vichto đã
đề nghị Trung tâm chỉ huy phát lên quỹ đạo bản tin truyền hình về những
tin tức Đại hội Olympic.
Và họ đã cổ vũ cho các nhân vật thể thao nổi tiếng đang thi đấu trên sân vận động. Thế rồi, sự mệt mỏi đã đưa họ vào giấc ngủ.
Sau này các ông Lêonít
Pôpôp và Valeri Riumin bảo rằng họ đã ngủ rất say và trông dễ thương
lắm, với cảnh vắt chéo tay trên ngực, giống như những đứa trẻ.
Một tờ báo Trung ương của
Liên Xô đã viết như sau: “Thật là niềm vui cho các bác sỹ, những người
chỉ đạo chuyến bay vũ trụ, vì hôm qua các đồng chí Vichto Gorơbatco và
Phạm Tuân đã bị chậm giờ làm việc.
Vì mãi đến 9 giờ sáng họ
mới tỉnh dậy. Còn các đồng chí Lêonít Popốp và Veleri Riumin như đã quy
định, đúng 8 giờ sáng đã bắt liên lạc với mặt đất. Đồng chí Lêônít Pôpôp
nói:
“Họ đã ngủ quá say, không
nỡ đánh thức họ, cứ để họ ngủ trong khi chuẩn bị bữa sáng”. “Bữa sáng có
gì vậy?”- Cán bộ điều hành ở dưới Mặt đất hỏi. Đồng chí Pôpốp đáp:
“Thực đơn bây giờ rất đa dạng, chúng tôi được cung cấp rất nhiều thức ăn
ngon, làm cho đôi mắt chúng tôi hoa cả lên”.
Sau khi tỉnh giấc và xem
lại thời gian Phạm Tuân và Vichto Gorơbatco vội vã lau mặt bằng khăn
giấy, ăn vội bữa sáng và mở đầu phiên liên lạc với Mặt đất bằng câu “Xin
lỗi các đồng chí”.
Để bù lại những ngày làm
việc quá tải vừa qua - ông Vichto Blagốp, phó chỉ huy chuyến bay đáp
lại: “Chúng tôi rất vui mừng thấy rằng đã kết thúc giai đoạn thích nghi
căng thẳng.
Hôm nay là ngày khó khăn
của các đồng chí. Tôi lưu ý, đến chiều tối sẽ có hai buổi phát hình dành
cho cuộc họp báo. Còn bây giờ chúng ta bắt tay thực hiện chương
trình…”.
Phạm Tuân cùng hai nhà du hành vũ trụ Gorơbatco (phải) và Veleri Riumin trên tàu vũ trụ |
Cuộc họp báo Vũ trụ - Mặt đất
Ngay sau đó, họ bắt tay
sửa chữa phím điều khiển của thiết bị “Cristal” có một linh kiện bị
hỏng. Tiếp theo là tiến hành những thí nghiệm khoa học hết sức quan
trọng ở trong vũ trụ.
Thế rồi ngày làm việc đầu tiên của đội bay du hành vũ trụ Xô - Việt trên quỹ đạo đã đi đến hồi kết.
Một đoàn nhà báo đông đảo
đang nóng lòng chờ đợi họ. Đó là 110 phóng viên đến từ các nước xã hội
chủ nghĩa đã trực sẵn tại Trung tâm chỉ huy các chuyến bay vũ trụ, 27
cán bộ thuộc ngành phát thanh truyền hình và báo chí từ Việt Nam đến
Matxcơva để thông tin về chuyến bay Xô - Việt vào vũ trụ.
Cuộc đối thoại Vũ trụ -
Mặt đất mà chỉ cách vài thập kỷ trước người lãng mạn nhất cũng không
tưởng tượng nổi, đã kéo dài một giờ rưỡi.
Một số câu hỏi và câu trả trả lời trong cuộc họp báo chưa từng có ấy, cho đến bây giờ Phạm Tuân vẫn nhớ rõ mồn một: “Chương trình nghiên cứu khoa học của các đồng chí chứa đựng gần 30 cuộc thí nghiệm. Tình hình diễn ra như thế nào?”.
“Ngay sau khi bay vào quỹ
đạo, chúng tôi đã bắt tay vào thực hiện những cuộc thí nghiệm đầu tiên -
Phạm Tuân đáp - Tính đến hôm nay chúng tôi đã thực hiện xong tất cả
những gì ghi trong chương trình”.
“Đồng chí có ấn tượng gì về trạm vũ trụ “Salut-6”?”.
“Điều thú vị nhất là cuộc
gặp gỡ với các đồng chí Valeri và Leônít”, Vichto Gorơbatco trả lời:
“Chúng tôi lập tức nhận ra rằng trạm vũ trụ này có người ở và ở đây có
những vị chủ nhà rất vui vẻ, niềm nở”.
“Các đồng chí có gặp phải điều gì bất ngờ nào đó không?”
Các ông Lêonit Pôpốp và
Valeri Riumin cho biết: “Chúng tôi bay trong vũ trụ đã lâu rồi, trong
thời gian ấy đã có nhiều sự thay đổi. Chúng tôi cất cánh hồi mùa xuân,
còn bây giờ đã là mùa hè. Chúng tôi đã quan sát thấy nhiều hiện tượng
hết sức thú vị trên Mặt đất và trên vũ trụ. Do vậy, bây giờ chúng tôi
không ngạc nhiên về bất kỳ điều gì”.
Trong suốt một giờ rưỡi
họp báo, các nhà du hành vũ trụ đã không thể trả lời hết rất nhiều câu
hỏi. Vì những cuộc thí nghiệm khác đang chờ.
Ngắm Việt Nam từ trên quỹ đạo
Lúc ấy, ước nguyện thầm
kín nhất của Phạm Tuân là được nhìn thấy Việt Nam từ trên quỹ đạo. Trong
những ngày đầu tổ hợp vũ trụ bay theo quỹ đạo luôn thấy Mặt trời.
Mặt trời không lặn đã chiếu sáng trái đất ở phía dưới trạm vũ trụ, với những tia chiếu xiên.
Thế nhưng ngay cả qua ánh
sáng không chói sáng ấy Phạm Tuân đã nhận ra những đặc điểm hình dáng
đất nước thân yêu mà anh chỉ được biết qua những chuyến bay trên máy
bay.
Tuy nhiên, đáng tiếc là
vào thời gian đó có quá nhiều mây mù che khuất. Các phóng viên của tờ
“Đơnhep” đã an ủi Phạm Tuân: “Đồng chí đừng buồn, sẽ còn có dịp ngắm
nhìn thỏa thích.
Nếu trời cứ tiếp tục có
nhiều mây che khuất, chúng tôi sẽ giúp. Chúng tôi sẽ chụp ảnh tất cả, sẽ
đo đạc các thông số quang phổ, chúng ta sẽ thực hiện được các quan
sát”.
Vichto Gorơbatco, vốn có
tính hài hước, trước câu hỏi từ mặt đất. “Nhà du hành vũ trụ làm nhiệm
vụ nghiên cứu của ông làm công việc gì”, ông đã trả lời một mực rằng nhà
du hành vũ trụ ấy luôn có mặt ở ô cửa sổ và không rời khỏi đó chừng nào
chưa thấy ngôi làng thân yêu của mình.
Và quả thật, trong hầu hết
thời gian tự do, Phạm Tuân đều ngồi bên ô cửa sổ với chiếc ống nhòm
trong tay mong được nhìn thấy dải đất hình chữ S phía dưới. Có những lúc
anh đã vi phạm thời gian biểu quy định giờ đi ngủ, ngồi tại “đài chỉ
huy” để quan sát.
Một trong những thí nghiệm
quan trọng và hết sức thú vị là cuộc thử nghiệm “Bèo hoa dâu” (Alôla).
Cây bèo hoa dâu thuộc dạng cỏ nội hoa hèn ở đồng quê Việt Nam chẳng ngờ
đã du hành lên vũ trụ với một sứ mệnh khoa học ít ai ngờ tới...
Từ chiến công diệt B52 đến chuyến bay vào vũ trụ lịch sử
Trang 4 / 4
4 - Bảy ngày trên vũ trụ và tình anh em trọn đời
Dù chỉ có hơn 7 ngày trên vũ
trụ, nhưng với Phạm Tuân là mãi mãi... Tình anh em giữa Phạm Tuân và
Gorơbatco như cái cây đã sâu rễ bền gốc, ngày càng trổ cành đâm lá, ra
hoa kết trái…
Gia đình Phạm Tuân và vợ chồng ông Gorơbatco |
Trên trạm vũ trụ “Salut -
6” đã trồng được lúa mì, đậu nành, hành và các loại nấm, thậm chí cả cây
hoa tuylip. Giờ có thêm bèo hoa dâu từ đồng ruộng Việt Nam! Sau 7 ngày
20 giờ 42 phút ở trong vũ trụ với 142 vòng quỹ đạo quanh Trái đất, Phạm
Tuân và Gorơbatco trở về trái đất...
Bảy ngày qua đi trên vũ
trụ tựa hồ chỉ một ngày. Đã đến lúc chuẩn bị quay về mặt đất. Từ lâu
người ta đã nhận thấy đường về nhà hình như ngắn hơn.
Trong vũ trụ đó không chỉ
là cảm giác: Đường bay của cuộc hạ cánh thì ngắn hơn nhiều so với đường
bay của con tàu vận tải vũ trụ từ nơi xuất phát đến khi ghép nối với
trạm vũ trụ. Khi bay lên cao, vào vũ trụ, cần thời gian lâu hơn một ngày
đêm, còn thời gian hạ cánh về Trái đất chỉ mất một vài giờ.
Buổi tối tiễn đưa, trước
lúc chia tay, đã diễn ra đặc biệt cảm động. Họ che đậy nỗi buồn bằng
những câu bông đùa với nhau và chúc nhau thành công. Phạm Tuân và Vichto
chúc Leônít Pôpop và Veleri Riumin tiếp tục chuyến bay may mắn, còn hai
người ở lại thì chúc các đồng chí của mình hạ cánh an toàn.
Phạm Tuân không bao giờ
quên nơi ấy, cách thành phố Giêdơcacdơgan 180 km về phía Đông Nam, hai
nhà du hành vũ trụ Liên Xô và Việt Nam đã nhẹ nhàng đặt chân xuống mặt
đất sau cuộc phiêu lưu trong vũ trụ.
Trở về đất mẹ
Những gì diễn ra đối với
hai nhà du hành vũ trụ sau cuộc hạ cánh chẳng khác gì ngày hội, tràn
ngập niềm vui sướng, hạnh phúc. Cuộc gặp gỡ cảm động diễn ra ở thành phố
Ngôi Sao, nơi mà cha của Phạm Tuân cũng được mới đến từ Việt Nam.
Trong khi chờ phần thưởng
cao quý của Nhà nước do đích thân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
Brêgiơnhep trao tặng, Phạm Tuân và Gorơbatco chuẩn bị báo cáo về chuyến
bay, cùng chơi môn quần vợt ưa thích và đắm mình trong không khí gia
đình.
Trở lại những ngày trước
khi bay vào vũ trụ, trong một thời gian dài, Phạm Tuân sống độc thân.
Điều đó đã kết thúc khi có một chàng phi công thuộc phi đoàn bên cạnh
mời anh sang chơi. Anh đến và nhìn thấy cô em gái của bạn, tên là Trần
Thị Phương Tân. Rồi thế là như người ta vẫn thường nói, “chàng phi công
đã mất định hướng trên bầu trời, một lần và mãi mãi”.
Chẳng bao lâu, họ làm lễ
cưới. Năm 1979, vợ và cô con gái 3 tuổi của Phạm Tuân đã đáp máy bay
sang Matxcơva. Khi đến thành phố Ngôi Sao, chị Tân chưa thể quen với
cuộc sống mới.
Tuy nhiên, các bà vợ của
các nhà du hành vũ trụ đã giúp chị sắp xếp ổn thoả trong sinh hoạt như
thể đã quen thân nhau từ lâu lắm. Bà Valentina Gorơbatco trở thành người
bạn gái và là người chỉ bảo tốt nhất cho chị Tân. Bà Gorơbatco là một
người phụ nữ tuyệt vời, yêu đời và không bao giờ phiền muộn, đã có công
rất lớn đối với người chồng mà ai đó nói vui rằng “ở vũ trụ nhiều hơn ở
nhà” của mình.
Có những ngày nghỉ, bà
Valentina Gorơbatco đã thết đãi gia đình Phạm Tuân những món ăn Nga
truyền thống. Đủ các loại xalát, dưa muối, món ngỗng nấu với táo và quả
hắc mai tử…
Bà dạy chị Tân nhào bột
làm bánh mằn thắn và nướng các loại bánh Varêniki có nhân quả anh đào…
Bà đưa chị về Matxcơva để đi thăm các danh thắng của thủ đô. Những ký ức
đẹp ấy vẫn luôn được lưu giữ trong gia đình Phạm Tuân.
Hơn 40 năm đã trôi qua,
nhưng cho đến bây giờ Phạm Tuân vẫn nhớ buổi lễ tại Điện Kremli như vừa
mới xảy ra hôm qua: “Tại phòng khánh tiết lộng lẫy, với sự hiện diện của
một số Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Liên Xô, đại diện Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán lần lượt bước vào.
Tổng Bí thư Brêgiơnhep đã
trao huân chương Lênin cho ông Gorơbatco. Sau đấy đã tuyên đọc Sắc lệnh
về việc tặng thưởng tôi. Không thể tả nổi sự hồi hộp của tôi khi thực
hiện những bước đi theo kiểu nghi thức đội hình tiến về vị đứng đầu Nhà
nước Liên Xô. Tổng Bí thư Brêgiơnhep đã gắn lên ngực tôi ngôi Sao Đỏ của
danh hiệu Anh hùng Liên Xô và Huân chương Lê Nin, rồi ôm hôn tôi thân
mật như người cha…Niềm vui sướng và tự hào, niềm hạnh phục ấy đã lưu lại
trong tôi suốt đời”.
Mấy ngày sau, đội du hành
vũ trụ của Phạm Tuân cùng gia đình đã đáp máy bay trở về Việt Nam. Anh
trở về mang theo những kỷ lục, mang theo bức ảnh chụp tổ quốc từ trên vũ
trụ và nỗi nhớ đất mẹ da diết. Những cuộc đón tiếp ở quê nhà cũng chẳng
thể nào quên.
Đứng suốt dọc con đường từ
sân bay Gia Lâm về Hà Nội (dài 7km) là dòng người mang theo những biểu
ngữ, khẩu hiệu, những bức chân dung, cờ hoa. Đâu đâu cũng vang lên những
tiếng hô chào đón, chúc mừng, những nụ cười, những cái bắt tay cháy
bỏng.
Tại cổng Phủ Chủ tịch,
Tổng Bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Văn Tiến Dũng đón Phạm Tuân và
Gorơbatco.
Hôm ấy, đúng ngày Quốc
khánh 2/9, 35 năm ngày Việt Nam tuyên bố độc lập. Và Phạm Tuân cùng
Gorơbatco đã được Tổng Bí thư Lê Duẩn gắn lên ngực áo tấm huy chương Sao
Vàng, Anh hùng lao động XHCN Việt Nam.
Những ngày tiếp theo, hai
nhà du hành vũ trụ đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ tại nhiều thành phố, làng
mạc, từ Bắc chí Nam. Đâu đâu, họ cũng được tiếp như những người hùng.
Họ đã liên tục ký tên lưu niệm trong các cuốn sách, các tấm bưu thiếp,
những cuốn album... Đi đến bất cứ nơi nào ở Việt Nam, người dân đều nhận
Phạm Tuân và Gorơbatco như thể đã quen thân lâu lắm.
Phạm Tuân đã mời gia đình
Gorơbatco về thăm quê mình, nơi ngày xưa cậu bé làng Quốc Tuấn đã nhìn
lên bầu trời bị băm nát bởi máy bay Mỹ và mơ ước được trở thành phi
công…
“Xin hẹn đến cuộc gặp mới”
Anh hùng Phạm Tuân với các bạn Nga tại Đoàn Không quân Sao Đỏ năm 1981 - Ảnh: Phạm Yên |
Họ trồng cây lưu niệm ở nhiều nơi. Và
sau này, Gorơbatco đến thăm Việt Nam lần nữa, ông đã tránh nắng dưới tán
cây mình trồng. Tình anh em giữa ông và Phạm Tuân cũng như cái cây đã
sâu rễ bền gốc, ngày càng trổ cành đâm lá, ra hoa kết trái…
Họ gọi nhau là những người
anh em vũ trụ và dù mấy chục năm đã trôi qua nhưng vẫn thường qua lại
thăm nhau, lúc thì ở Nga, lúc thì Việt Nam với những tình cảm như cùng
máu mủ ruột rà. Điều đó đã được thể hiện đậm nét trong cuốn hồi ký “Đứa
con trai Sao Vàng của miền Kuban” của Gorơbatco vừa được giới thiệu
trang trọng tại Thủ đô Matxcơva - Liên bang Nga. Trong buổi giới thiệu
đó, một nhà báo Nga đã đề nghị tác giả nói mấy lời về Phạm Tuân và Việt
Nam.
Gorơbatco tâm sự: “Phạm
Tuân là một con người tài năng, anh ấy lĩnh hội ngay mọi điều trong
chuyến bay. Trong khi bay, anh ấy không chỉ đơn giản là một nhà du hành -
nghiên cứu mà còn là kỹ sư trên tàu vũ trụ. Vũ trụ đã kết thân tôi với
Phạm Tuân.
Nếu nói khoảng cách giữa
Matxcơva và Hà Nội, thường thường người ta bảo “xa thế!”. Nhưng nếu theo
kích thước vũ trụ thì thậm chí lại rất gần. Xuất phát từ sân bay
Baicơnua, chỉ vài phút sau chúng tôi đã có mặt trên vùng khí quyển Việt
Nam rồi.
Tôi đã đến Việt Nam nhiều
lần. Kể từ năm 1980 lần đầu tôi đến, cho tới nay tại Việt Nam đã thay
đổi rất nhiều. Theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng tôi rất
thích được đến Hà Nội.
Người Việt Nam luôn đối xử
với người Nga một cách tôn trọng, quý mến. Ở đất nước hiền hoà này, bạn
có thể thấy ngay ai cũng có tình cảm hữu nghị với đất nước Nga. Tôi
muốn được gửi lời chào đến bạn Phạm Tuân thân thiết. Tôi muốn nói với
anh ấy rằng “Xin hẹn đến cuộc gặp mới!”.
“Xin hẹn đến cuộc gặp
mới”, đó cũng là điều mà Trung tướng Phạm Tuân mong chờ. Kể từ ngày con
tàu vũ trụ hạ cánh xuống mặt đất, hai nhà du hành vũ trụ đã trải qua
những giờ phút chông chênh, bởi những gặp gỡ rồi chia ly. Người về Việt
Nam nhớ nước Nga, người nước Nga nhớ Việt Nam.
Phạm Tuân dự định đến một
lúc nào đó, khi đã vợi đi công việc bộn bề, ông sẽ cùng gia đình trở lại
nước Nga, thăm thành phố Ngôi Sao, thăm nơi ngày xưa đã miệt mài khổ
luyện, thăm lại nơi con tàu vũ trụ như huyền thoại ấy đã bay vào khoảng
không vô tận, gắn kết hai người con của đất nước Nga - Việt. Dù chỉ có
hơn 7 ngày trên vũ trụ, nhưng với Phạm Tuân là mãi mãi...
Phạm Tuân sinh năm 1947
tại xã Quốc Tuấn - huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình. Sau 8 năm đạt ba
danh hiệu Anh hùng, Phạm Tuân trở về với cương vị của một người lính,
cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Vợ ông là Thượng tá,
bác sỹ quân y.
Ông có hai người con. Con
gái đầu là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1976, đã học xong thạc sỹ ở
Australia. Con trai Phạm Tuấn Anh đang học đại học ở Vương quốc Anh.
Một sự tình cờ rất ý
nghĩa: Gia đình ông đang sống tại một căn hộ trên con đường từng mang
tên Chiến thắng B52 tại thủ đô Hà Nội, nay là đường Trường Chinh.
|
PHÙNG NGUYÊN (TIỀN PHONG ONLINE)
Nhận xét
Đăng nhận xét