-Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?
Trịnh Vĩnh Bình - một người Hà
Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài
sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi
thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là một vụ
kiện hy hữu chưa từng có với nhiều tình tiết pháp lý phức tạp. Luật sư
Mai Lương Việt, người đã nhiều năm hành nghề tư vấn tại các công ty
luật nước ngoài tại VN đã cho biết một số vấn đề xung quanh vụ kiện này.
Cá nhân nhà đầu tư được kiện nhà nước? * Ông đánh giá thế nào về vụ kiện này? - Luật sư Mai Lương Việt: Ông Bình đã khởi kiện với
tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài bị mất tài sản tại Việt Nam. Trong
bối cảnh Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, kêu gọi sự
đóng góp xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như tăng
cường nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và tiến hành cải cách tư pháp
phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Diễn biến và kết quả của vụ kiện
này chắc chắn sẽ được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà đầu
tư nước ngoài và từ nhà đầu tư có nguồn gốc Việt Nam. * Được biết trước đây ông Bình đã bị kết án do phạm tội hình sự
và tài sản của ông ta cũng bị tịch thu vì lý do đó, nay căn cứ vào đâu
ông ta có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án trọng tài để đòi bồi
thường?
- Tôi chưa được đọc hồ sơ của vụ kiện nhưng được biết ông Bình, với
tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, đã viện dẫn các quy định
của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà
Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, có khả năng cái đích
mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản
án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để
Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của
ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận
tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta. Trọng tài nào sẽ xử?
Vào đầu thập niên 1990, ông Bình
(khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại
TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước. Sau đó,
vào năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết án tù về tội
đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt
tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam. Sau khi rời
khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà
nước Việt Nam bồi thường thiệt hại. Luật sư của ông Bình đã chính thức
nêu vấn đề từ cuối năm 2003 nhưng các cuộc thương lượng giữa 2 bên đã
không đạt được kết quả.
Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết
vụ tranh chấp này sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy
Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án
phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.
* Nơi nào sẽ xét xử vụ này, thưa ông?
- Ông Bình đã tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài và
thông tin có được cho thấy nơi tiến hành xét xử là Stockholm (Thụy
Điển). * Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?
- Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa
chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết
tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và
Hà Lan.
Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký
với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là
trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực.
Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế
giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh
là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được
thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên
quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay
còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh
chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải
là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia
giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành
viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được
thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington,
vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ
phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại
Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa
điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác. * Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?
- Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng
tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Việt Nam nên dự hay không? * Theo quan điểm của ông, nhà nước Việt Nam có bắt buộc phải tham
gia vụ kiện không khi cho rằng tòa án Việt Nam đã có quyết định chính
xác trường hợp của ông Bình?
- Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam cần tập
trung mọi nguồn lực để giải quyết vụ việc một cách thận trọng nhất.
Không nên nghĩ rằng trọng tài quốc tế hay tòa án nước ngoài là "cái gì
đó" rất xa vời, rằng phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước
ngoài khó có thể đem thi hành đối với cơ quan hay tổ chức của Việt Nam.
Thực tế cho thấy kể cả trường hợp tin chắc là mình đúng cũng phải
tham gia để chứng minh và cung cấp chứng cứ nếu không muốn rằng đối thủ
sẽ tìm cách đơn phương chứng minh là họ đúng và tòa án hay trọng tài sẽ
xem xét, ra phán quyết vắng mặt bị đơn.
Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đã thuê một trong những hãng luật
lớn nhất của Pháp tư vấn và giúp trong quá trình tranh tụng. Đây là một
quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là khi phía nguyên đơn cũng đã
thuê hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ. * Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?
- Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt
buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế
cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán
quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví
dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định
hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được
giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với
trật tự công cộng.
Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên
kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán
quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành
quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết
có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia
mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện
nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao
gồm cả Việt Nam. * Cuối cùng, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân vụ kiện hy hữu này không?
- Vụ kiện này một lần nữa cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giớ và quá trình hội nhập này sẽ làm phát sinh nhiều
tình huống phức tạp. Việc kiện tụng, nhất là kiện liên quan tới tranh
chấp về thương mại sẽ xảy ra ngày càng nhiều cùng với tốc độ hội nhập
quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi không chỉ các
doanh nghiệp mà cả Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải có được sự
chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các tình huống phức tạp đó và bảo vệ
quyền lợi của mình. Xin cám ơn ông.
Có quyền miễn trừ xét xử?
Trong nhiều trường hợp, một quốc
gia có quyền viện dẫn quyền miễn trừ xét xử trước một cơ quan tài phán
nước ngoài. Về vấn đề này, trên thế giới có 2 học thuyết chủ yếu là miễn
trừ tuyệt đối và miễn trừ hạn chế. Theo thuyết miễn trừ tuyệt đối,
nhà nước (hay chính phủ) một nước sẽ có quyền miễn trừ khỏi bị một tòa
án nước ngoài xét xử trong mọi trường hợp. Còn theo thuyết miễn trừ hạn
chế, một nhà nước vẫn có thể bị xét xử trong một số trường hợp cụ thể.
Kể từ khi bắt đầu quá trình mở
cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã ký khá nhiều hiệp định song phương
về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nước ngoài. Tại hầu hết các hiệp
định đó đều có các điều khoản liên quan tới thủ tục giải quyết các tranh
chấp có liên quan tới đầu tư, kể cả tranh chấp giữa nhà đầu tư là công
dân một nước ký kết với nước ký kết kia. Theo đó, các nước ký kết
đã đồng ý việc có thể phải tham gia quá trình giải quyết tranh chấp với
tư cách là một bên tranh tụng, tức là đã đồng ý từ bỏ quyền miễn trừ xét
xử của mình trong trường hợp này. Tôi chưa xem chi tiết nội dung của
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu từ giữa Việt Nam và Hà Lan nhưng có
nghe nói là ông Bình đã viện dẫn quy định tại Điều 9 của hiệp định này
để đưa vụ việc ra giải quyết tại trọng tài.
Theo báo Pháp luật TP.HCM
-Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 (phần 1)
FB Hoa Mai Nguyễn Hoàng Mơ
10-7-2017
Kính thưa quý độc giả,
Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet
Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa
qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông
Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam
làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền
Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm
1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại
gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.
Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi
tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật
sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam
lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà
cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp
để đại diện cho họ trong vụ kiện này.
Khi thấy ông Trịnh Vĩnh Bình có khả năng thắng kiện, Nhà cầm quyền
Việt Nam đã “đi đêm” với ông. Sau đó, hai bên đã thoả thuận với nhau: – Ông Trịnh Vĩnh Bình đồng ý bãi nại; – Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh
Bình 15.000.000 USD (mười lăm triệu USD), đồng thời sẽ trả lại tất cả
những tài sản mà họ đã tước đoạt của ông”. Kết quả là: Ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhận được số tiền trên. Nhưng
Nhà Cầm Quyền Việt Nam hoàn toàn không trả lại tài sản cho ông Bình như
đã hứa.
Vì vậy, ông Trịnh Vĩnh Bình lại một lần nữa phải thưa Nhà cầm quyền
Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, theo quy chế UNCITRAL (The United
Nations Commission on International Trade Law), trụ sở đặt tại La Haye –
Hoà Lan. Phiên toà lần này sẽ xử tại Paris, vào ngày 21/8/2017 và có
thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình do Nguyễn Hoàng Mơ (NHM) thực hiện: NHM: Chúng tôi vừa được tin ông đã nhờ Tổ hợp Luật
sư KING & SPALDING LLP kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng
Tài Quốc Tế và vụ án sẽ được xét xử tại Paris ngày 21/8/2017, tin này có
đúng không, thưa ông? Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Tin đó hoàn toàn chính xác! NHM: Trước đây, chúng tôi từng nghe nói, việc tranh
tụng cũng đã được đưa lên kiện ở Toà Án Trọng Tài Quốc tế ở Stockholm –
Thuỵ Điển. Nhưng trước khi xử thì giữa Nhà cầm quyền Việt Nam và ông đã
đi đến thoả thuận và ông đã bãi nại. Như vậy, vì lí do nào đã khiến ông
kiện Nhà cầm quyền Việt Nam trở lại ạ? Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Đúng như thế! Trước đây khi
vụ án sắp được xử ở Thuỵ Điển, khoảng 10 ngày trước ngày xử, Nhà cầm
quyền Việt Nam và tôi đã kí một thoả thuận để hoà giải, tức là giải
quyết ngoài toà.
Lúc đó, Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đã sắp xếp phiên xử từ ngày 5 đến 12
tháng 12/2006. Nhưng về phía Việt Nam, họ đã đưa ra cam kết sẽ trả lại
toàn bộ tài sản, nếu tôi đồng ý yêu cầu ngưng phiên xử, đồng thời Nhà
cầm quyền Việt Nam sẽ trả một khoản phí để trang trải cho những chi phí
mà tôi đeo đuổi vụ kiện đó. Khi hai phía đã kí kết vào bản Thoả Thuận,
tôi đã yêu cầu Toà Án Trọng Tài Quốc Tế ngưng phiên xử.
Sau đó, tôi trở về Việt Nam. Nhưng hơn 7 năm qua, tôi vẫn chưa nhận lại được tài sản như Nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết. NHM: Vì Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng cam
kết nên bây giờ ông lại phải kiện Họ lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế? Ông
đã dựa vào cơ sở nào để kiện lần thứ hai ạ? Trịnh Vĩnh Bình: Để trả lời câu hỏi này của phóng
viên, tôi xin trích đoạn 1 và 21 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do
Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP đại diện:
* Đoạn 1: Các Nguyên đơn đã giải thích trong Đơn
Khởi kiện của mình về câu chuyện không thể hiểu được của ông Trịnh Vĩnh
Bình, sau hai thập kỷ bị ngược đãi trong bàn tay của các cơ quan của
Việt Nam. Sự nghiêm trọng và vô pháp luật trong hành vi của Việt Nam
thực sự có tính chất Kafka. Điều này bao gồm các cáo buộc hình sự được
ngụy tạo; sự truy tố sai lệch và có động cơ chính trị; tra tấn liên tục
trong khi bị giam giữ; vi phạm một cách rõ ràng đối với quyền yêu cầu
được xét xử đúng pháp luật; “phiên tòa dàn dựng” tại một tòa án kiểu
chuột túi mà trên thực tế đã bị kết án trước hàng tháng bởi lãnh đạo
Đảng Cộng sản và Chính phủ, tiếp nối bởi bản án phúc thẩm có giá trị
chung thẩm khó hiểu (“Bản án”) khiến cho việc giải thích các căn cứ pháp
lý trong việc kết án ông Trịnh không thể thực hiện được; và việc Nhà
nước thu giữ tài sản của ông, lấy cớ là thi hành Bản án, mà đỉnh điểm là
việc thu giữ trên 50 bất động sản (“Tài sản”) và các tài sản khác mà
hiện nay có trị giá trên 250 triệu USD. Về cốt lõi, căn cứ của tranh
chấp này nằm tại hành vi của Việt Nam liên quan đến bản án hình sự oan
sai của ông Trịnh, cũng như việc chiếm đoạt tài sản của ông, xảy ra sau
đó.
* Đoạn 21: Phán quyết trong Vụ kiện Trọng tài Thứ
nhất không có hiệu lực ngăn cản bởi vì phán quyết này chỉ đơn thuần là
phán quyết chấm dứt theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển. Các
bên đồng ý rằng các phán quyết theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài
Thụy Điển không có hiệu lực theo quy định bản án đã tuyên. Ngược lại với
lý lẽ của Việt Nam, Phán quyết không phải là một phán quyết có hiệu lực
ngăn chặn theo Mục 27(2) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển bởi vì các
phán quyết theo đạo luật đó phải đồng thời được yêu cầu bởi các bên và
có các điều khoản được thỏa thuận về giải quyết [tranh chấp]. Cả hai
điều này đều không xảy ra: các bên không yêu cầu bất kỳ phán quyết nào,
phán quyết cuối cùng được đưa ra (theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài
Thứ nhất, không phải các bên) không bao gồm các điều khoản được thỏa
thuận (ngược lại, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản), và
Phán quyết không bao gồm các điều khoản của Thỏa Thuận Singapore (vẫn bí
mật và chưa được xem bởi Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, theo yêu cầu
riêng của Việt Nam). NHM: Trước đây ông đòi số tiền bồi thường, nghe đâu khoảng 150 triệu USD, còn lần này thì con số sẽ là bao nhiêu ạ? Trịnh Vĩnh Bình: Tôi chưa có thể nói con số chính
xác là bao nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là lần này con số sẽ cao hơn,
thậm chí là nhiều lần. NHM: Ông có thể cho biết con số phỏng đoán được không ạ? Trịnh Vĩnh Bình: Được chứ! Số tiền được phỏng đoán
trên 1,5 tỉ USD, gồm cả bồi thường tài sản lẫn bồi thường giam giữ
người, vi phạm luật Quốc tế. NHM: Căn cứ vào những khía cạnh nào để ông đòi bồi thường cao? Trịnh Vĩnh Bình: Căn cứ vào việc Nhà cầm quyền Việt
Nam không thực hiện cam kết như đã thoả thuận, mà chỉ muốn lừa tôi để
đạt được mục đích là ngưng phiên xử tại Stockholm. Nhưng sau đó, họ đã
không tuân thủ cam kết. Như vậy, tôi sẽ có thể đòi bồi thường những tổn
thất của giai đoạn trước và cộng thêm những thiệt hại từ ngày đó đến nay
và có thể còn nhiều mục mà tôi chưa tiện tiết lộ.
Để làm sáng tỏ câu trả lời của tôi, tôi xin trích dẫn đoạn 653 trong
Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP
đại diện: * Đoạn 653: Tóm lại, khi sáu nhóm hành vi kể trên
của Việt Nam được xem xét cùng nhau thì hành vi của Việt Nam liên quan
đến vụ án hình sự của ông Trịnh có thể nói đã cấu thành nên một trong
những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng vô nhân đạo nhất trong lịch
sử luật pháp quốc tế. Đơn giản là không có bất kỳ một cách lý giải hay
biện minh nào cho hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp mà các Cơ
quan Tư pháp và Hành pháp của Việt Nam gây ra đối với ông Trịnh. Ngoài
ra, nhiều việc làm trong mỗi nhóm hành vi liệt kê trên đây cũng cấu
thành nên những hành vi từ chối xét xử công bằng độc lập và riêng rẽ.
Sau cùng, mỗi hành vi riêng lẻ thuộc một trong số sáu nhóm này tự bản
thân nó đều cấu thành hành vi từ chối xét xử công bằng hoặc nếu không
cũng là các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp theo nguyên tắc
FET. NHM: Thưa ông, vụ kiện này sẽ có lợi gì cho những người đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, vi phạm nhân quyền? Trịnh Vĩnh Bình: Theo tôi, vụ kiện này sẽ tạo tiền
lệ đòi Nhà cầm quyền Việt Nam bồi thường cho những vụ giam giữ, vi phạm
đến quyền con người, đến tài sản của người dân. Chỉ tính từ tháng 4/1975
đến nay đã có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không minh bạch. Nếu số
người này tập hợp lại kiện thì Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào? NHM: Ông có thể nói rõ hơn suy nghĩ của ông về vụ kiện này? Trịnh Vĩnh Bình: Tôi muốn nói rõ thêm, vụ kiện này
không chỉ mang tính hình sự mà nó còn mang tính chế tài về kinh tế. Về
khía cạnh này, tôi thấy chúng ta phải nhìn sự việc ở cả hai mặt của vấn
đề:
a- Việc tôi đòi bồi thường những tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra là rất đương nhiên và cần thiết;
b- Cũng phải để Nhà cầm quyền Việt Nam trả giá cho hậu quả của việc
họ tịch thu trái phép, chiếm lấy tài sản của người dân bừa bãi (ở đây
tôi muốn nhấn mạnh đến tải sản của tôi) và cả việc họ bắt giữ người tuỳ
tiện – mà từ trước đến nay, các cơ quan tư pháp, hành pháp Việt Nam dù
có làm sai trái, vi phạm pháp luật – nhưng hiếm khi bị chế tài. Vì nạn
Huyện binh Huyện, Phủ binh Phủ, nạn cửa quyền ở Việt Nam nên thường
xuyên đã có những hành vi như: vượt quyền hạn; vi phạm pháp luật; xâm
phạm đến quyền con người; đến tài sản nhân dân ở Việt Nam. Những hành vi
trái nguyên tắc này cần phải được xử lí thích đáng. Cho nên nếu vụ việc
này được đưa ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì dù cho chính phủ của một
nước siêu cường đi nữa cũng vẫn bị phán quyết, một khi họ làm sai. Và
như vậy, đích thực là bài học đích đáng, khá cần thiết, cho tình trạng
“có pháp luật cũng như không có pháp luật” ở Việt Nam hiện nay. NHM: Khi đọc những bài báo, những phóng sự trước đây
từ những năm 1998 – 2006, một phần đã được đưa lên mạng, chúng tôi thấy
dư luận trong lẫn ngoài nước, phần lớn mong muốn ông thắng kiện. Cũng
có người cho rằng việc ông thắng thua chưa phải là việc quan trọng hàng
đầu. Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là ông dám phơi bày, dám đưa ra công
luận sự gian trá và thiếu minh bạch của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ nói
một đàng làm một nẻo!
Ông có ý kiến gì về việc này ạ? Trịnh Vĩnh Bình: Tôi đồng ý với cả hai nguồn phản ánh của dư luận. Nếu tôi thắng kiện, như đã trình bày trong phần phỏng vấn trước:
a- Tôi đòi lại những thiệt hại, tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra;
b- Từ những vụ kiện như vậy, cho nhà nước Việt Nam thấy được hậu quả
của việc họ bắt bớ, tịch thu và xâm chiếm tài sản của người dân vô tội
như thường xảy ra hằng ngày ở Việt Nam hiện nay. Rồi cũng có ngày, họ sẽ
phải trả cái giá cho hành vi bá quyền, ngang ngược và độc ác đó!
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế,
sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để
kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa
thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập
hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại.
Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó,
không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan
trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và
nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.
Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao
nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có
tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là
can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!
Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền
lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm
chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi
đã nói trên, sẽ khôn lường! NHM: Vậy thì người dân trong nước, làm thế nào tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, khi bị oan trái, thưa ông? Trịnh Vĩnh Bình: Trên đời này, câu hỏi nào cũng sẽ có câu trả lời. Khó khăn cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết!
Câu hỏi này, tôi xin nhường cho các vị trong ngành luật giải thích,
sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, vấn đề toàn cầu hoá,
ngày càng rõ. Bên cạnh đó là sự đòi hỏi về nhân quyền, minh bạch ngày
càng quyết liệt. Để có thêm tư liệu tham khảo, kính mời quý vị độc giả
vào trang web, tìm “Netherlands-Vietnam BIT, Trinh Vinh Binh”, hoặc bằng
tiếng Việt “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” (thời gian sau này, những trang web
này bị ngăn chặn một phần ở Việt Nam). Trong những trang web này, có
nhiều tư liệu tham khảo liên quan đến câu hỏi trên. Hi vọng trong lần
phỏng vấn tới tôi sẽ trả lời rõ ràng hơn về câu hỏi này. NHM: Chúng tôi xin được đặt câu hỏi cuối cùng: Giả sử ông thắng kiện, với số tiền lớn như vậy, ông sẽ sử dụng như thế nào ạ? Trịnh Vĩnh Bình: Như trong phiên xử trước, tôi có
một tâm nguyện: trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số
tiền được bồi thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ
những nạn nhân bị bức hại trong nước (theo nghĩa rộng). NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án –
Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn
Văn Toàn – chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi
cuộc phỏng vấn này.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Nguyễn Hoàng Mơ
-Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình: Truy tố cục trưởng thi hành án và 2 đồng phạm
Bán tài sản trong vụ án Trịnh
Vĩnh Bình một cách bất minh, trong đó có khu “đất đẹp” giá rẻ về tay
người nhà của mình, 3 cán bộ thi hành án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang chuẩn
bị hầu tòa.
Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa chuyển cáo trạng, truy tố ra trước
TAND cùng cấp để xét xử Trần Văn Mười, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành
án dân sự (THADS) tỉnh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ” . Cùng đồng phạm với bị can Mười trong vụ án này còn có
Lê Minh Huy Hoàng, nguyên chấp hành viên Chi cục THADS TP.Vũng Tàu và
Hoàng Anh Linh, nguyên là chấp hành viên Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
(lúc bị bắt là chuyên viên Nội chính văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo cáo trạng, vào năm 1999, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM
xét xử vụ án "Trịnh Vĩnh Bình vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ
đất đai". Theo đó, bản án hình sự phúc thẩm số 688/HSPT của TAND tối cao
kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2
nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất do
ông Trịnh Vĩnh Bình mua trên địa bàn tỉnh. Số tài sản này được giao cho
Phòng THA tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là Cục THADS) xử lý theo thẩm
quyền.
Trong quá trình thi hành bản án, Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có
nhiều sai phạm. Cụ thể, khi kê biên khu nhà kho thuộc tài sản của ông
Trịnh Vĩnh Bình trên đường Võ Thị Sáu (P.2, TP.Vũng Tàu), Hoàng và Linh
phát hiện có 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án.
Thay vì phải xác minh làm rõ nguồn gốc, chủ sở hữu nhưng Hoàng và Linh
vội vàng tiến hành cưỡng chế, kê biên số tài sản này. Gần 1 năm sau,
Mười mới tổ chức xác minh chủ sở hữu 12 xe ô tô nói trên. Lúc này, UBND
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có văn bản yêu cầu THADS tỉnh cần làm việc với TAND
tối cao và Viện KSND tối cao để xin ý kiến. Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp)
cũng có công văn chỉ đạo THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chỉ được xử lý 12
xe ô tô khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp. Thế nhưng, những văn
bản chỉ đạo của các cấp thẩm quyền không được Mười để ý tới. Mười đã chỉ
đạo Linh tự tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô không thông qua Trung tâm
bán đấu giá tài sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Việc làm của Mười đã vi phạm
Pháp lệnh THADS và Quy chế bán đấu giá tài sản, gây thiệt hại cho ông
Trịnh Vĩnh Bình.
Nhà hàng Gành Hào (TP.Vũng Tàu) hiện là khu đất của em ruột bị can Trần Văn Mười - Ảnh: Nguyễn Long
Đặc biệt, trong vụ phát mãi căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn
2.000 m2 ở đường Trần Phú, P.5 (TP.Vũng Tàu); theo chỉ đạo của Mười,
Hoàng và Linh đã tự tổ chức bán đấu giá không thông qua trung tâm bán
đấu giá tài sản. Điều đáng chú ý, Mười nhờ người đứng tên đăng ký tham
gia đấu giá và gửi công văn tới Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đề
nghị cung cấp thông tin quy hoạch khu đất này. Khi nhận được văn bản của
Sở Xây dựng thông báo khu đất này không được xây dựng nhà ở, Hoàng và
Linh đã nói cho những người đăng ký tham gia đấu giá biết nhằm mục đích
loại bớt số người muốn mua nhà. Sau đó, tài sản này được em ruột của
Mười trúng đấu giá với số tiền 510 triệu đồng (hiện nay khu đất này đang
là nhà hàng hải sản Gành Hào nổi tiếng ở TP.Vũng Tàu - PV).
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức phát mãi nhà, đất được tuyên trong
bản án, Mười cũng có nhiều vi phạm, như không gửi quyết định thi hành
án, cưỡng chế kê biên tài sản không có mặt đương sự hoặc người nhà đương
sự; tự ý trả lại khoản tiền đặt cọc (1%) cho những người mua đấu giá
nhưng bỏ không tham gia… Hành vi của 3 bị can được xác định, gây thiệt
hại cho nhà nước hơn 600 triệu đồng, gây thiệt hại cho cá nhân ông Trịnh
Vĩnh Bình hơn 60 triệu đồng.
Vào năm 1987, ông Trịnh Vĩnh Bình (SN 1947, là Việt kiều
Hà Lan) đem tiền về Việt Nam đầu tư. Do thời điểm này, Chính phủ chưa
cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã nhờ người thân
sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã mua hơn
284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai
và TP.HCM. Sau đó, Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị
can và bắt tạm giam ông Bình về tội "vi phạm các quy định về quản lý và
bảo vệ đất đai" và tội "đưa hối lộ". Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và
tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối
cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999). Ngoài ra, nhiều số tài
sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai quản lý; kiến nghị UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
xem xét, xử lý theo thẩm quyền 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000
m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh (sau đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
giao cho THADS bán đấu giá dẫn đến sai phạm đã nêu trên). Sau khi án có hiệu lực, ông Bình trở về Hà Lan sinh sống,
đến năm 2006, thì được Chính phủ ta giải quyết miễn chấp hành hình phạt
tù, cho về Việt Nam. Đối với tài sản, Chính phủ xem xét phần nào hợp lý
sẽ giải quyết cho ông Bình theo quy định của pháp luật. Theo đơn của ông Trịnh Vĩnh Bình gửi một số cơ quan trung
ương, ông Bình cho biết đã nhiều lần gửi đơn đề nghị Chính phủ xem xét,
giải quyết, trả lại tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được thực
hiện dù Chính phủ đã có văn bản giao trách nhiệm này cho Bộ Tư pháp xem
xét, giải quyết.
Năm 1996, nhiều Việt kiều nín thở khi vụ án
Trịnh Vĩnh Bình biệt danh "Vua Giò Chả" xảy ra với bản án 13 năm tù
giam, phạt 400 triệu và tịch thu toàn bộ tài sản sang nhượng bất hợp
pháp đối với Việt kiều Trịnh Vĩnh Bình.
Trong số những tội danh mà ông Bình phải chịu bấy giờ, có tội danh "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai".
Năm đó, Việt Nam cấm Việt kiều hay người nước ngoài được đứng tên chủ
sở hữu nhà đất. Và ông Trịnh Vĩnh Bình như bao nhà đầu tư khác phải nhờ
người đứng tên.
Bản án phúc thẩm tuyên 3 năm sau đó tuyên tịch thu toàn bộ diện tích
đất mà ông Bình bỏ tiền ra nhờ người mua bao gồm: 1.640.000 m2 đất nuôi
trồng thủy sản cùng 26 quyền sử dụng đất với diện tích 577.947 m2 nằm ở
Bà Rịa Vũng Tàu; 9 quyền sử dụng đất với diện tích 341.966 m2 ở Đồng
Nai…
Năm 2012, khi tìm hiểu lại vụ việc này, người ta phát hiện việc xử lý
tài sản đã xảy ra tình trạng bán đấu giá vô tội vạ dẫn đến việc Trần Văn
Mười (nguyên Cục trưởng) cùng 2 chấp hành viên Lê Minh Huy Hoàng và
Hoàng Anh Linh bị Cơ quan ANĐT (Bộ Công an) khởi tố về tội lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Diện tích đất đai, sau án văn,
đã thuộc quyền quản lý của Nhà nước, bị lấn chiếm, giải tỏa... mất so
với bản án đến 42.936 m2.
Chưa kể đến vụ kiện quốc tế mà bị đơn là Chính phủ Việt Nam diễn ra sau
đó, chỉ riêng việc bị tịch thu toàn bộ tài sản của “Vua Giò Chả” đã
khiến hình ảnh một Việt Nam rộng mở với tấm thảm đỏ cho các nhà đầu tư
bị xấu xí đi.
Có lẽ, sau gần 2 thập kỷ, với những quy định mới cực kỳ tiến bộ trong
luật Nhà ở sửa đổi đang được trình Quốc hội, hẳn nhiên, sẽ không còn
những bi kịch như “Bình Hà Lan” nữa.
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu được phép nhập cảnh vào Việt
Nam về cơ bản có các quyền sở hữu về nhà ở như công dân Việt Nam ở trong
nước; tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước
ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở tại các dự
án không hạn chế về số lượng…” - theo quy định trong Luật Nhà ở.
Khi dự thảo luật được thảo luận tại nghị trường, vẫn còn không ít lo
lắng rằng, sẽ có “những người có nhiều tiền sẽ mua số lượng lớn”, “nhà
đầu tư có thể trục lợi trên thị trường”…
Có đại biểu Quốc hội còn gắn quyền sở hữu nhà ở với vấn đề thời sự
“Trung Quốc đang thực hiện chủ trương biên giới “mềm”, nếu không tính
toán chặt chẽ, Việt Nam sẽ đón nhận một làn sóng ồ ạt người Trung Quốc
sang định cư”.
Những nỗi lo đó thể hiện trách nhiệm của người làm luật. Và cứ tin đó
là sự cẩn trọng chứ không phải “tư duy đóng cửa” như những năm 80-90 của
thập kỷ trước và cũng không phải là cái gật đầu tình thế “chống đông”
cho thị trường bất động sản.
Bởi căn nhà, mảnh đất ấy có ai mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam? Bởi còn
đó những nỗi lo trước một thực tế giống như sự thất bại: Năm ngoái, con
số người nước ngoài mua nhà theo nghị quyết của Quốc hội rất khiêm tốn: 5
năm thí điểm, với 80.000 người đang sinh sống ở Việt Nam, chỉ có 427
người mua nhà. Và một trong những nguyên nhân thất bại là sự ngô nghê
trong các quy định, chẳng hạn nhà mua thì chỉ được ở không được kinh
doanh hay cho thuê lại…
Câu chuyện “mở cửa” trong luật hôm nay không chỉ mang ý nghĩa biến Việt
Nam trở thành “đất lành chim đậu” mà lớn hơn, còn là lời cam kết, bằng
luật, về những “bi kịch Bình Hà Lan” không thể tái diễn.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét