Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

BÍ ẨN LỊCH SỬ 67/1

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
[​IMG]
Tình báo là một mặt trận thầm lặng nhiều khi không có tiếng súng nhưng vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sĩ tình báo phải gan dạ, mưu trí, dũng cảm. Trong thời gian tồn tại của mình, cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đã có những đóng góp đáng kể vào sự vững mạnh của đất nước cũng như thế cân bằng chiến lược Đông Tây. Cuốn Các chủ tịch KGB - Những hồ sơ lộ sáng của nhà sử học lừng danh người Nga Leonid Mlechin viết về những nhà lãnh đạo của KGB trong suốt thời gian cơ quan này hoạt động. Với những phân tích, đánh giá sâu sắc, tinh tế của mình, Leonid Mlechin sẽ đem đến cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn, thoả đáng về vai trò, vị trí của các vị thủ lĩnh và cơ quan KGB trong lịch sử tồn tại của Liên bang Xô Viết. Đó là những người mà số phận gắn liền với cả vinh quang chói lọi và những thất bại cay đắng.
------------------------------------------------------------------

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI GIỚI THIỆU
Cuốn sách các bạn cầm trên tay của tác giả Nga Leonid Mlechin là một cuốn sách đặc biệt vì nó kể về những người lãnh đạo một công tác mà ở Liên Xô trước đây và Nga hiện nay gọi là "công tác đặc biệt"; và bản thân những người đó cũng có những số phận đặc biệt. Đó là các Chủ tịch KGB.
Cơ quan an ninh Liên Xô được thành lập từ những ngày đầu cách mạng tháng Mười với nhiệm vụ trấn áp các lực lượng phản cách mạng trong nước để bảo vệ chính quyền với tên gọi là Ủy ban đặc biệt, về sau đã trở thành một cơ quan kiểm soát toàn diện xã hội và một cơ quan tình báo quốc tế bậc nhất. Với tên gọi là KGB từ năm 1954, cơ quan quyền lực hùng mạnh này đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với số đông người và niềm kính nể đối với đồng nghiệp an ninh quốc tế.
KGB là một hiện tượng lịch sử trong thế kỷ 20, nó được xây dựng bằng công sức, trí tuệ và cả xương máu của nhiều thế hệ người Xô viết. Suốt 74 năm tồn tại Liên Xô (1917 - 1991); KGB sống song hành cùng Liên Xô.
Những chặng đường các Chủ tịch KGB đã đi là những chặng đường của lịch sử Liên Xô vinh quang và cay đắng. Và số phận cá nhân vừa oanh liệt vừa bi thảm của họ cũng không nằm ngoài lịch sử đó. Đây là lần đầu tiên, một cuốn sách kể về cuộc đời và sự nghiệp của tất cả các Chủ tịch KGB (mười bảy vị) từ thời Lênin cho đến khi Liên Xô tan rã.
Đọc cuốn sách này, người ta hiểu biết thêm nhiều về lịch sử chính trị và an ninh Liên Xô. Trong sách có đề cập đến những lãnh tụ và nhân vật lịch sử như Lênin, Stalin, Trotski và một số nhân vật còn có những đánh giá khác nhau như Beria, Tukhachevski và một số vụ việc còn nhiều bí ẩn như vụ ám sát Kirov, "Vụ án các bác sĩ", vụ "Đảng bộ Lêningrad "v.. v... Một số sự kiện lịch sử như việc Stalin bắt tay với Hitle để trì hoãn chiến tranh, sự biến ở Hung-ga-ri năm 1956 v.v... được đề cập và phân tích khá sâu trong mối quan hệ chính trị - ý thức hệ - an ninh.
Sách cũng cung cấp thêm tư liệu và lý giải về những diễn biến nhân sự ở hậu trường trong những bước ngoặt lớn chuyển giao lãnh đạo của Liên Xô. Hầu hết các nhà hoạt động nhà nước nổi tiếng của Liên Xô được nhắc đến trong sách này.
Đây không phải là cuốn sách về một ngành công tác. Đây là câu chuyện kể về những bước ngoặt lịch sử của đất nước Liên Xô, mà trên mỗi bước ngoặt đó đều có vai trò của KGB.
Do đó nó không chỉ bổ ích về nghiệp vụ mà còn có giá trị nghiên cứu, tham khảo rất quý đối với đông đảo bạn đọc.
L.Mlechin trong mấy năm gần đây là một tác giả ăn khách ở Nga, vì sách của ông thường viết về đề tài an ninh, trên cơ sở khai thác kho tư liệu lưu trữ phong phú của Liên Xô và KGB. Tuy nhiên, nằm trong trào lưu tư tưởng dân chủ cấp tiến của xã hội Nga hiện nay, tác giả có xu hướng phân tích một cách phê phán đối với lịch sử nước nhà, đối với Stalin.
Đó là điều phổ biến và khó tránh được hiện nay. Nhiều điều đã được biết hoặc trở thành bình thường đối với xã hội Nga có thể không được chấp nhận hoặc chia sẻ đối với chúng ta. Mặc dù vậy, giới thiệu cuốn sách này với độc giả kính mến, chúng tôi tin rằng cuốn sách có giá trị tái hiện lịch sử sinh động, lại được viết bằng giọng văn chính luận hấp dẫn, chắc chắn nó sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích và phát hiện lý thú.
Dịch giả HÙNG SƠN


                                             THỜI LÊNIN 

 CHƯƠNG 1: FELIX EDMUNDOVICH DZERJINSKI 
RIAN archive 6464 Dzerzhinsky.jpg
Dzerzhinsky namw 1918
 
Chủ tịch Ủy ban đặc biệt toàn Nga (từ tháng 12/1917 đến tháng 2/1922).
Cục trưởng Cục chính trị quốc gia (từ 2/1992-7/1926).
Ban đầu, không ai ở nước Nga đánh giá hết được ý nghĩa của sắc lệnh thành lập Ủy ban đặc biệt toàn Nga, được thành lập trong những ngày đầu sau cách mạng tháng Mười, nhằm mục đích đấu tranh chống phản cách mạng và sự phá hoại ngầm của các viên chức cũ đối với chính quyền mới, tổ chức tiền thân này của KGB với tên gọi giản dị là VSK hoặc SK (viết tắt tiếng Nga của "Ủy ban đặc biệt toàn Nga") sẽ là nỗi kinh hoàng của khá đông người suốt gần hai thập kỷ.
Hiện nay ở Xanh Petecbua, góc giữa phố Gorokhova và đại lộ Admiral vẫn còn giữ lại ngôi nhà mà tháng 12/1917 đã từng là trụ sở thành lập Ủy ban đặc biệt mà Chủ tịch đầu tiên là Felix Edmundovich Dzerjinski.
Dzerjinski sinh ngày 30/8/1877 tại tỉnh Vilen, hiện nay thuộc Minsk (Belarus) trong một gia đình địa chủ nhỏ. Đang học dở trung học, năm 18 tuổi ông tham gia "Đảng Xã hội - Dân chủ của Ba Lan và Litva". Từ đó đến năm 1917, ông chỉ làm công tác Đảng, trở thành một nhà cách mạng chuyên nghiệp như người ta thường gọi.
Năm 1897, Dzerjinski bị bắt và đưa đi đầy 3 năm ở Viatka, được một năm thì trốn thoát về Vilno, từ đó chạy sang Varsava tuyên truyền trong công nhân. Năm 1900 Dzerjinski lại bị bắt, ngồi tù ở Varsava hai năm rồi bị đi đầy ở Sibir năm năm. Trên đường bị giải đi Sibir, Dzerjinski chạy thoát và trốn ra nước ngoài.
Nhưng ít lâu sau ông lại trở về nước và tháng 6/1905 lại bị bắt. Nhưng cách mạng Nga 1905 nổ ra, và ông được ân xá. Cuối 1906 ông lại bị bắt, và lại được bảo lãnh thả ra. Năm 1908, Dzerjinski lại bị bắt, lại bị đầy ở Sibir, lại trốn thoát, sau đó hoạt động ở Varsava Năm 1912, chính quyền lại bắt Dzerjinski và lần này giữ chặt bằng cách cho đi tù khổ sai ba năm ở Orel. Mãn hạn, người ta giải ông về Matxcơva và năm 1916 cộng thêm sáu năm nữa vì tội trạng cũ. Nhưng chỉ một năm sau thì cách mạng tháng Hai nổ ra, ông cùng các tù chính trị được giải phóng.
Dzeriinski tham gia cuộc họp lịch sử ngày l0/10/1917 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvich tại Petrograd - cuộc họp thông qua quyết định chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Tại cuộc họp này, chính Dzerjinski là người nêu ra sáng kiến về việc thành lập một Bộ Chính trị trong Ban chấp hành Trung ương Đảng. Sáng kiến này được hoan nghênh, và từ đó cơ quan lãnh đạo đặc biệt này đã tồn tại trong tất cả các đảng cộng sản các nước xã hội chủ nghĩa cho đến tận ngày nay.
Dzerjinski tham gia ủy ban quân sự - cách mạng Petrograd và tham gia lãnh đạo cách mạng tháng Mười. Sau đêm khởi nghĩa, khi những người Bônsêvich cướp được chính quyền, Dzerjinski được giao chiếm bưu điện trung tâm và bảo vệ cung điện Smolny - trụ sở tham mưu của cách mạng.
Dzerjinski đã ký giấy phép ra vào cho nhà báo Mỹ John Reed đi lại trên lãnh thổ Smolny và Petrograd và viết cuốn "Mười ngày rung chuyển thế giới".
Ngày 20/12/1917, Lênin giao cho Dzerjinski nhiệm vụ chính của đời hoạt động cách mạng của ông là thành lập và lãnh đạo Ủy ban đặc biệt toàn Nga. 

Ủy ban Đặc biệt toàn Nga
tiếng Nga:
ВЧК
tiếng Anh: Cheka
Всероссийская чрезвычайная комиссия Vserossiyskaya chrezvychaynaya komissiya Biểu tượng và khẩu hiệu của Cheka vào năm 1922
Biểu tượng và khẩu hiệu của Cheka vào năm 1922


Ủy ban An ninh Quốc gia
Комитет государственной безопасности
Komitet gosudarstvennoy bezopasnosti Biểu tượng và khẩu hiệu của KGB: Thanh kiếm và lá chắn.
Biểu tượng và khẩu hiệu của KGB: Thanh kiếm và lá chắn. 

 
Đã 11 năm ngồi tù, Dzerjinski biết rõ hơn ai hết bộ máy cưỡng chế. Ông đã rút ra được những bài học gì từ kinh nghiệm bản thân?
Thứ nhất, ông căm ghét và khinh bỉ sự đê tiện của những tên tay sai của Sa hoàng. Thứ hai, ông nhớ ông và các đồng chí của ông đã có thể dễ dàng lừa bọn lính canh ngục và cảnh sát như thế nào, và ông không muốn lặp lại sai lầm đó của đối phương.
Tháng 3/1918, một cuộc họp của ban lãnh đạo Ủy ban đặc biệt (SK) đã ra nghị quyết cấm sử dụng biện pháp khiêu khích và gây hấn trong hoạt động của SK. Nhưng ý định tốt lành đã không thực hiện được khi vấp phải thực tế.
Dzerjinski đã cho áp dụng phương pháp cài điệp viên vào trà trộn cùng với tù nhân để khai thác tin tức và moi lời khai đặc biệt đối với các tù chính trị. Việc điều tra đối với các vụ án chính trị nhiều khi không có điều kiện tiến hành một cách thực sự, do đó các nhân viên mật vụ trở thành nguồn nhân chứng, công cụ chính của việc điều tra. Họ chỉ cần đạt được sự thú tội của đương sự là đủ.
QUYỀN XỬ BẮN LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG
Dzerjinski không coi SK là một cơ quan an ninh, phản gián hoặc cảnh sát chính trị. Đối với ông, SK là một cơ quan đặc biệt có cái quyền đặc biệt là độc lập thủ tiêu kẻ thù. Ông đã viết: "Các cán bộ của SK là những người lính của cách mạng. Họ không làm công tác điều tra hay làm gián điệp. Người xã hội chủ nghĩa không thích hợp với công việc đó. Đối với SK, quyền xử bắn là cực kỳ quan trọng".
Ngày 12/6/1818, hội nghị đảng bộ các Ủy ban đặc biệt địa phương ra nghị quyết như sau:
1. Sử dụng các nhân viên mật vụ.
2. Theo dõi các tướng lĩnh và đội ngũ sĩ quan của Hồng quân.
3. Xử bắn các nhân vật phản cách mạng nguy hiểm nhất, những kẻ đầu cơ, cướp bóc và ăn hối lộ.
4. Kiến nghị với Trung ương để đồng chí Uritsky thôi chức Chủ tịch SK Petrograd và thay thế bằng một đồng chí kiên quyết hơn, có khả năng tiến hành điều tra không khoan nhượng chống các phần tử phản động và thù địch với chính quyền Xô viết.
Lãnh đạo SK Petrograd từ những ngày đầu cách mạng, Uritsky cố gắng tránh những khủng bố quy mô lớn và ít khi áp dụng án tử hình đối với tội phạm, điều đó đã gây sự phẫn nộ trong các đồng chí của ông.
Một tháng sau khi bản Nghị quyết nói trên được thông qua, xảy ra hai sự kiện: Uritsky bị một sinh viên tên là Leonid Kanegissen bắn chết, và ngày hôm sau, 30/8/1918, Lênin bị mưu sát trong khi đang phát biểu ở nhà máy Mikhelson. Thủ phạm bị bắt giữ tại chỗ. Đó là Fanny Kaplan, họ thật là Roidman, một phụ nữ 28 tuổi, theo đảng vô chính phủ. Bà ta nhận là đã bắn Lênin, và bị xử tử. Nhưng cho đến nay vẫn không xác định được là tự bà ta bắn hay có ai giao nhiệm vụ cho bà ta không. 

[​IMG]
Fanni Kaplan (1890 -1918)
Dưới thời Xô viết, người phụ nữ này đã trở thành biểu tượng của “cái ác tuyệt đối”. Khi trong nước, uy tín của Lênin càng lên cao thì hình ảnh của kẻ đã ám sát vị lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới càng trở nên xấu xa. Vậy, thực chất Fanni Kaplan là ai, và vì sao bà lại ám sát Lênin?
Tình yêu và cách mạng Fanni Kaplan ra đời ở tỉnh Volyn thuộc Ukraina, ngày 10 tháng 2 năm 1890. Bố bà tên là Khaim Roytblat, giáo viên một trường tiểu học Do Thái. Nữ khủng bố tương lai lúc nhỏ có tên là Feyga Khaimovna Roytblat. Trong gia đình Do Thái rất sùng đạo và không lấy gì làm sung túc, ngoài Feyga còn có 7 người con. Tương lai của một cô bé Do Thái ở nước Nga Sa hoàng thời bấy giờ, nơi chủ nghĩa bài Do Thái được nâng lên hàng chính sách quốc gia, quả là hết sức mờ mịt. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên là ở tuổi thiếu niên Feyga đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Đặc biệt, cô bị lôi kéo về phía những kẻ vô chính phủ. Chính trong hàng ngũ của họ, cô bé 15 tuổi đón nhận cuộc cách mạng Nga đầu tiên. Cô đổi tên thành Fanni Kaplan, mang bí danh trong đảng là “Đora” và lao mình vào cuộc đấu tranh cách mạng. Nhiệt tình của cô gái được nuôi dưỡng bởi tình yêu – người tình kiêm bạn chiến đấu của cô là Viktor Garsky, ông cũng chính là Yakov Shmidman. Họ cùng nhau tổ chức các cuộc khủng bố lớn – ám sát tướng Sukhomlinov, tỉnh trưởng Kiev. Nếu như Garsky đã có những kinh nghiệm nhất định, thì đối với Fanni đây là “tác phẩm đầu tay”. Ngày 22 tháng 12 năm 1906, tại khách sạn “Thương gia” ở Kiev, phát ra một tiếng nổ rất lớn. Những viên cảnh sát có mặt tại hiện trường đã phát hiện ra một phụ nữ bị thương, đó là Fanni Kaplan. Các chuyên gia dày kinh nghiệm dễ dàng xác định rằng đây là một thiết bị nổ tự tạo. Không rõ vụ việc diễn ra như thế nào và ai phạm tội. Tuy nhiên, Garsky đã cao chạy xa bay, bỏ lại chiến hữu kiêm người tình của mình. Còn Fanni rơi vào tay cảnh sát với nhiều vết thương ở tay, chân, người ta còn phát hiện ra một khẩu súng lục trong phòng khách sạn. Mười năm đỊa ngục Chính quyền Nga Hoàng lúc bấy giờ không nương tay trong việc đàn áp các cuộc đấu tranh cách mạng. Cô gái Fanni Kaplan 16 tuổi bị xét xử và kết án tử hình. Tuy nhiên, do tuổi còn quá trẻ, cô được hưởng tù chung thân. Cũng phải nói rằng tại các cuộc hỏi cung Fanni đã thể hiện bản lĩnh, cô không hé răng về người tình phản bội của mình lẫn các chiến hữu khác. Tiếp theo nhà tù khổ sai Maltsev, sau đó là trại lao động khổ sai Akatuy khủng khiếp nhất nước Nga. Và thế là, một cô gái chưa kịp nhìn thấy gì trong cuộc đời, chưa có cống hiến gì cho cách mạng đã bị ném vào địa ngục trần gian thực sự. Tháng giêng năm 1909, di chứng của vết thương và lao động quá sức đã khiến cho Fanni bị mù hoàn toàn. Cô định tự tử, nhưng không thành. Tin rằng cô gái không giả vờ mất thị lực, ban giám đốc nhà tù đã giảm nhẹ công việc cho cô. Ba năm sau, thị lực của Fanni dần dần hồi phục. Điều kỳ lạ là nơi tù đày Fanni vẫn tiếp tục nghĩ về chính trị. Cô chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tù nhân khác, trước hết là nữ đảng viên xã hội cách mạng Maria Spiridonova. Chính Fanni năm 1918, không lâu trước khi ám sát Lênin, đã khởi xướng cuộc nổi dậy của các đảng viên xã hội cách mạng cánh tả chống lại những người bolshevik, nhưng đã thất bại. Từ đây Fanni Kaplan coi mình không phải là người vô chính phủ, mà là đảng viên xã hội cách mạng. Tuy nhiên, đối với một kẻ bị kết án tù chung thân thì có khác gì nhau? Cuộc cách mạng tháng Hai đã mang lại tự do cho Fanni và các tù chính trị khác. Bước và trại lao động khổ sai năm 16 tuổi, cô được trả tự do năm 27 tuổi. Tuy nhiên, những người nhìn thấy Fanni sau khi được giải phóng tưởng cô là một bà lão – lao động nặng nhọc trong các hầm mỏ và di chứng của vết thương đã phát huy tác dụng. Từ Ulyanov đến Ulyanov Không nhà cửa, không gia đình – những người thân của Fanni đã sang Mỹ từ năm 1911. Gần gũi nhất với bà là các bạn tù khổ sai. Chính phủ lâm thời quan tâm tới nữ tù nhân của Nga hoàng – Fanni nhận được phiếu đến nhà an dưỡng dành cho các cựu tù nhân chính trị ở Evpatoria. Tại đây, Fanni đã phục hồi sức khỏe, trở nên tươi tỉnh, và mùa hè năm 1917, bà gặp ông Dmitry Ulyanov, em ruột của Vladimir Ulyanov (Lênin). Cho đến nay, người ta vẫn còn tranh cãi về mối quan hệ giữa Fanni và em trai của lãnh tụ giai cấp vô sản thế giới, nhưng có một điều chắc chắn là nhờ có Ulyanov-em mà Fanni Kaplan nhận được giấy giới thiệu tới bệnh viện mắt Kharkov của bác sĩ Girshman. Cuộc phẫu thuật mắt ở Kharkov đã giúp Fanni Kaplan nhìn tốt hơn. Tại Krym, bà được giao phụ trách các khóa đào tạo cán bộ hội đồng tự quản địa phương. Chưa hẳn đó là những gì Fanni mơ ước. Nhưng bà tin rằng số phận của mình sẽ còn thay đổi. Quốc hội Lập hiến đang nhóm họp, trong đó đa số đại biểu là các đảng viên xã hội cách mạng, và biết đâu… Nhưng vào tháng 10 năm 1917, cuộc Cách mạng Bolshevik bùng nổ đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của các đảng viên xã hội cách mạng nói chung, Fanni Kaplan nói riêng. Tháng 2 năm 1918, khi biết chắc chắn sẽ không có Quốc hội Lập hiến nào nữa, Fanni Kaplan quyết định hành động. Nếu như thuở mới dấn thân vào con đường cách mạng, bà đã giết hụt viên tướng tỉnh trưởng Kiev, thì tại sao giờ đây không bù lại thiếu sót đó bằng việc sát hại Lênin. Đối với đảng xã hội cách mạng khủng bố cá nhân là phương pháp cách mạng thông thường, vì vậy Fanni có rất nhiều người đồng chí hướng trong đảng. Hơn nữa, tình hình lúc bấy giờ trở nên hết sức căng thẳng – Hòa ước Brest ký với Đức buộc nhiều người đoạn tuyệt với những người Bolshevik, còn cuộc nổi dậy thất bại của các đảng viên xã hội cách mạng cánh tả tháng 7 năm 1918 đã làm xuất hiện nhiều người muốn tính sổ với Lênin và những người bolshevik nổi tiếng khác cả về mặt chính trị lẫn tính mạng. Đối với một phụ nữ đã đi qua địa ngục khổ sai, không gia đình, con cái thì việc ném cuộc đời mình vào canh bạc là chuyện thường tình. Nhất là khi cơ hội thành công rất lớn. Một bước tới thành công Quan niệm hiện nay về việc bảo vệ các nguyên thủ quốc gia không giống như thời bấy giờ. Trước vụ ám sát Lênin nửa thế kỷ, Aleksandr Đệ nhị suýt bị trúng đạn của kẻ khủng bố Đmitry Karakozov. Nga Hoàng thoát chết không phải nhờ đội bảo vệ, mà là sự can thiệp của một khách vãng lai. May mắn thoát chết vào tháng 8 năm 1918, nửa năm sau Lênin cũng suýt mất mạng. Tháng giêng năm 1919, Lênin cùng với em gái Maria và vệ sĩ Chabanov đang trên đường đến thăm một nhà trẻ ở Sokolniki nhân dịp năm mới thì bất ngờ chiếc ôtô bị một đội tuần tra có vũ khí chặn lại. Lênin ra lệnh cho tài xế của mình phanh xe và xuất trình giấy tờ cho viên chỉ huy. Nhưng “viên chỉ huy” hóa ra là Yakov Koshelkov, một tên tội phạm khét tiếng ở Moskva. Hắn ta tước vũ khí của Chabanov, thu hết giấy tờ của mọi người và cướp luôn chiếc ôtô. Lúc đầu, tên cướp ít học đọc tên của vị lãnh tụ vô sản thành Levin. Về sau, khi nhận ra mình đã nhầm, Koshelkov hối tiếc là đã không bắn chết người đứng đầu chính phủ Liên Xô để nhận món tiền thưởng mà Đảng cách mạng xã hội đã hứa hẹn. Trong những điều kiện như vậy, bất kỳ một người bình thường nào cũng có thể giết chết một chính khách nổi tiếng, trong khi đó Fanni Kaplan có thừa sự kiên quyết. Thị lực kém cũng không gây trở ngại – cần phải bắn từ khoảng cách gần. Cho đến tận bây giờ, người ta vẫn tranh luận về sự kiện xảy ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1918. Đã có nhiều giả thuyết hoang đường được đặt ra, thậm chí có người còn cho rằng đó là âm mưu, kịch bản của Sverdlov, “xạ thủ thứ hai”, v.v… Ngay cả bản thân Fanni Kaplan cũng làm cho câu chuyện trở nên rối rắm: khi bị bắt, bà thừa nhận tội lỗi, nhưng không hề tiết lộ về những người đã giúp đỡ mình. Không có gì ngạc nhiên là bà cũng đã im lặng như vậy trong suốt 12 năm trước đó, sau vụ nổ ở Kiev. Fanni giải thích hành động của mình một cách đơn giản và logic: Lênin là kẻ phản bội cuộc cách mạng, và sự sống của ông ta khiến cho Chủ nghĩa Xã hội chậm trễ nhiều thập kỷ. Bằng phát súng của mình bà muốn xóa bỏ trở ngại đó.
[​IMG]

Vào buổi chiều hôm ấy, Lênin diễn thuyết tại các cuộc mít tinh ở nhà máy Mikhelson. Sáng hôm đó, ở Petrograd, lãnh đạo Trê-ca (Ủy ban đặc biệt đấu tranh chống bọn phản cách mạng và phá hoại ngầm) Petrograd Moisey Uritsky bị tên khủng bố Leonid Kannegiser sát hại. Mặc dù vậy, Lênin không thay đổi kế hoạch của mình. Lênin vừa diễn thuyết xong và đang cùng các công nhân tiến đi về phía cửa. Lúc Người đang chuẩn bị lên ô tô thì có một phụ nữ đặt câu hỏi gì đấy. Và trong khi Lênin trả lời người phụ nữ thì từ phía sau Kaplan bước tới và nổ ba phát súng. Hai phát trúng vào cổ và tay nhà lãnh tụ Bolshevik, phát thứ ba trượt qua người phụ nữ đang nói chuyện với Lênin.
Huyền thoại về Kaplan
Lênin bị thương nặng và được đưa về điện Kremlin, mấy phút sau Fanni bị bắt. Theo lời các nhân chứng, bà nói: “Tôi đã thực hiện nghĩa vụ của mình và chết một cách dũng cảm”. Khi bị hỏi cung, bà nói rằng bà hành động một mình.
Cuộc điều tra diễn ra rất nhanh, khiến một số người tin rằng dường như Fanni biết quá nhiều, nên người ta vội vàng thanh toán bà. Nhưng, rất có thể, mọi chuyện đơn giản hơn – điên tiết vì vụ sát hại Uritsky và vụ ám sát Lênin, những người Bolshevik chính thức tuyên bố bắt đầu một cuộc “khủng bố đỏ” để đập tan kẻ thù tư tưởng và giai cấp. Trong tình hình đó, họ không muốn mất thời gian vì những thủ tục xét xử điều tra. Ngày 3 tháng 9 năm 1918, chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga Yakov Sverdlov ra sắc lệnh miệng: tử hình Fanni Kaplan. Chỉ huy điện Kremlin Pavel Malkov dẫn Fanni Kaplan ra bãi xe tác chiến và đích thân bắn chết cô trong tiếng gầm của động cơ ôtô.
Thi thể Fanni được nhét vào một thùng đựng nhựa đường, tẩm xăng và thiêu cháy bên bức tường điện Kremlin.
Hiện nay, tên Fanni Kaplan được đặt cho một ban nhạc rock, bà là nhân vật của vô số những câu chuyện tiếu lâm, sách lịch sử và bộ phim.
Hai vụ mưu sát nói trên, cùng với việc quân Anh, Pháp đổ bộ xuống Arkhrngelsk ngày 4/8/1918 đã khiến chính quyền cách mạng tiến hành một đợt "khủng bố Đỏ". Ở Petrograd đã xử bắn 500 người và bắt làm con tin 500 người. Báo "Đỏ" đăng danh sách 500 người này dưới đầu đề: "Đáp lại khủng bố trắng" và viết: "Nếu cách mạng đòi hỏi, và nếu giới sĩ quan cũ không chịu từ bỏ âm mưu giành lại các đặc quyền đặc lợi và lập lại Sa hoàng, thì chúng sẽ bị tiêu diệt hết".
LÊNIN và TROTSKI
Sự rạn nứt đầu tiên trong chính phủ Bônsêvich liên quan đến vấn đề chiến tranh với Đức. Trong vấn đề này Dzerjinski bất đồng với Lênin và đứng về phía Trotski.
Ngày 7/11/1917, Dân ủy ngoại giao đầu tiên của chính phủ Xô viết là Lev Trotski gửi một bức công hàm cho Đại sứ tất cả các nước đang tham chiến (trong Chiến tranh thế giới I) đề nghị ký hoà ước. Đấy là bước đi đầu tiên của những người Bônsêvich nhằm thực hiện lời hứa của họ khi giành chính quyền là chấm dứt chiến tranh.
Nhưng các nước thuộc khối Antanta, trước hết là Anh và Pháp không đáp lại lời kêu gọi của chính quyền Xô viết. Họ không tin là chính quyền Xô viết sẽ trụ được, và từ chối đàm phán. Trong khi đó, Đức, Áo, Hungari thì lại đồng ý đàm phán, vì họ đang thua trận và muốn có một hoà ước riêng rẽ với Nga để rảnh tay tiếp tục chiến tranh ở phía Tây.
Ngày 22/11/1917 Trotski ký thoả ước về việc đình chiến. Nhưng chấp nhận những điều kiện tham lam của Đức thì Trotski không chịu. Ông cho đó là điều xỉ nhục đối với nước Nga. Ông nêu ý kiến rằng có thể ký hoà ước với Đức nhưng chỉ khi nào tình hình không có lối thoát.
Mặt khác, tiếp tục chiến tranh đối với Nga cũng là rất khó khăn. Đó không chỉ Trotski nghĩ thế, mà Lênin cũng nghĩ như thế.
Cuộc đấu tranh xoay quanh việc ký hoà ước với Đức diễn ra không phải giữa Lênin và Trotski, mà thực ra giữa Lênin với đa số ủy viên Ban chấp hành Trung ương muốn đánh bằng mọi giá, trong số đó có Dzerjinski.
Trước tình hình này, Lênin chủ trương: tiếp tục đàm phán và trì hoãn việc ký hoà ước. Ngày 24/1/1918 hội nghị Ban chấp hành Trung ương với đa số biểu quyết đã thông qua công thức do Trotski đề xuất: "chấm dứt chiến tranh, giải giáp quân đội, không ký hoà ước". Và tại bàn đàm phán với quân Đức tháng hai năm 1918, Trotski đã tuyên bố về lập trường đó. Điều này đã khuyến khích quân Đức - Áo - Hung chuyển sang phản công.
Trước tình thế nguy ngập, Lênin chỉ thị phải ký hoà ước bằng mọi giá.
Dzerjinski cùng một số ủy viên Trung ương phản đối, coi đó là sự đầu hàng. Nhưng cuối cùng khi Trung ương biểu quyết, Dzerjinski cũng không bỏ phiếu chống, mà cùng với Trotski bỏ phiếu trắng, do đó mà Lênin đã thông qua được nghị quyết về ký hoà ước. Hoà ước Brest-Litov đã được ký ngày 3/3/1918.
Bất bình nhất với hoà ước Brest-Litov là đảng Xã hội cánh tả, khi đó còn là đồng minh của đảng Bônsêvich.
Ngày 6/6/1918, tại Đại hội II của các Xô viết; họ đã công khai rời bỏ phòng họp và tập trung tại trụ sở của Đảng.
Hai giờ chiều hôm đó, hai cán bộ của SK người của đảng xã hội cánh tả là Bliumkin và Andreev đến sứ quán Đức, xuất trình giấy giới thiệu có ký tên Dzerjinski và đóng dấu, yêu cầu được gặp Đại sứ Đức.
Khi Đại sứ Đức ra, họ liền giết luôn.
Lênin biết tin, gọi điện ngay cho Dzerjinski.
Dzerjinski bèn tức tốc đến Đại sứ quán Đức, rồi từ đó đến thẳng đơn vị SK bị nghi ngờ là có những kẻ giết Đại sứ Đức đang ẩn náu. Chỉ huy trưởng đơn vị đó là Popov, một người xã hội cánh tả, không những không trao hai cán bộ kia, mà lại còn bắt luôn cả Dzerjinski.
Lênin đã chỉ thị tạm đình chỉ công tác của Dzerjinski để điều tra sự việc. Và Dzerjinski đã tạm thời bị mất chức cho đến tháng 8 năm đó (năm 1918).
Những người Xã hội - dân chủ muốn chứng tỏ cho những người Bônsêvich, và nhân thể cho Đức thấy sức mạnh của họ, để từ đó thúc đẩy phong trào cách mạng ở Đức. Họ chân thành tin rằng chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi được nếu không có sự ủng hộ của cách mạng thế giới. Một trong những người lãnh đạo phong trào xã hội dân chủ là bà Maria Spiridonova viết thư cho Lênin giải thích lý do của sự kiện ngày 6/6 đó:
"Không phải chúng tôi muốn lật đổ những người Bônsêvich. Chúng tôi chỉ nhằm tới một mục đích: tạo một hành động khủng bố có ý nghĩa quốc tế để phản kháng trước toàn thế giới về sự bóp nghẹt đối với cuộc Cách mạng của chúng ta". Và theo bà, Hoà ước Brest- Litov đã làm chậm cuộc cách mạng Đức mất nửa năm.
Thái độ xử sự của những người xã hội - dân chủ đã tạo điều kiện cho những người Bônsêvich giành được thế chủ động. Trotski (lúc đó đã được phân công chuyển sang làm Dân ủy quân sự) lệnh cho hai trung đoàn quân Latvia trung thành với những người Bônsêvich đóng ở ngoại ô Matxcơva đem xe bọc thép đến bắn phá bộ chỉ huy quân trung thành với phái xã hội - dân chủ.
Vài giờ sau, những người xã hội - dân chủ đã phải hạ vũ khí. Buổi tối ngày hôm đó (7/7), cuộc nổi loạn bị dẹp tan. Phó của Dzerjinski trong Ủy ban đặc biệt là V.A.Alexandrovich cùng 12 sĩ quan trong đơn vị của Popov bị xử bắn. 

Canh sat Nga qua cac thoi ki (phan 1) - Anh 8
Mục đích chính của lực lượng cảnh sát Bộ Nội vụ là duy trì an ninh trật tự
Canh sat Nga qua cac thoi ki (phan 1) - Anh 9
Militsiya (lực lượng cảnh sát) ở Nga được thành lập ngày 10 tháng 11 năm 1917 dưới cái tên chính thức là Militsiya của công nhân và nông dân. Giữa tháng ba năm 1919 và tháng 7 năm 1923 Felix Dzerzhinsky là Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu 
 Sự kiện tháng bảy năm 1918 đó có hậu quả tiêu cực đối với lịch sử đất nước. Từ đấy trở đi, những người xã hội - dân chủ bị gạt ra khỏi chính trường, không còn khả năng gây ảnh hưởng đối với số phận đất nước, nông dân mất đi người bảo vệ họ trong nền chính trị. Những người Bônsêvich - nắm toàn quyền định đoạt sự phát triển của lịch sử, và chính quyền Xô viết từ nay trở thành một đảng.
"VỤ ÁN LOCCART"
Mùa hè năm 1918, Ủy ban đặc biệt phanh phui một vụ án gọi là "âm mưu của các đại sứ " (mặc dù đúng ra ở Matxcơva lúc đó chưa có các đại sứ, vì chưa nước nào công nhận Nga về mặt ngoại giao).
Nhân vật chính trong vụ âm mưu này là Robert Bruce Loccart - một nhà ngoại giao Anh. Sau cách mạng tháng Mười, ông ta được chính phủ cử đến Matxcơva để tiếp xúc không chính thức với những người Bônsêvich.
Ông ta đã đặt được quan hệ khá tốt với Dân ủy ngoại giao đầu tiên là Trotski và sau đó là Chicherin. Nhưng ở Anh lại có thái độ hoài nghi đối với các thông tin mà Loccart cung cấp từ Matxcơva.
R.Loccart vẽ lại cho chúng ta bức chân dung sau đây về Dzerjinski: "Dzerjinski là con người có cung cách cư xử đúng mực, giọng nói và lời nói bình tĩnh nhưng không có chút khôi hài nào. Đôi mắt ông ta sâu và cháy một ngọn lửa lạnh lẽo của sự cuồng tín. Và ông hầu như không bao giờ chớp mắt". Loccart kể lại rằng ông ta đã từng ở bên cạnh những người làm việc 18 tiếng một ngày, những con người mang tinh thần khắc khổ và xả thân của những tín đồ giê-du-it thời tiền khởi. Ông ta kể về Ian Peters, Phó chủ tịch Ủy ban đặc biệt, người đã hỏi cung ông ta: "Không có cái gì trong tính cách của con người ấy cho thấy ông ta là con ác quỷ vô nhân cả.
Ông ta (tức Peters) nói, mỗi lần ký lệnh tử hình là ông ta đều cảm thấy đau. Tôi nghĩ đấy là những lời nói thật.Trong con người ông ta có cái phần rất lớn đó là tình cảm, nhưng ông ta là người cuồng tín - ông ta theo đuổi những mục tiêu Bônsêvich với một tinh thần trách nhiệm không biết đến sự thương hại".
Sau khi Hoà ước Brest-Litov được ký, thấy rõ là nước Nga Xô viết sẽ không đánh nhau với Đức nữa, các nước đồng minh bèn quyết định rằng cần lật đổ những người Bônsêvich và đưa một chính phủ mới lên nắm chính quyền, mà chính phủ đó sẽ tiếp tục chiến tranh với Đức.
Loccart bắt liên lạc với B.Savinkov, một lãnh tụ xã hội - dân chủ cánh tả có kế hoạch giết các lãnh tụ Bônsêvich vào đêm mà quân đồng minh đổ bộ vào Nga, và báo cáo với Luân Đôn về kế hoạch này. Đồng thời, Loccart liên lạc với một điệp viên của Anh là Sidney Raily sinh trưởng ở Nga.
Trong chiến tranh thế giới I, tình báo Anh vẫn nổi tiếng là cơ quan tình bao có hiệu quả nhất, nhưng có lẽ hai nhân vật then chốt của họ ở Nga là Loccart và Raily là những tay chơi nghiệp dư, nên họ đã thua Dzerjinski.
SK Nga phái hai sĩ quan an ninh người Latvia giả danh hai sĩ quan chỉ huy Hồng quân chán ghét cách mạng, muốn ám sát Lênin và Trotski để lập công với Anh.
Loccart bị bắt, sau đó bị trục xuất cùng một số nhân viên sứ quán Anh. Còn S.Raily năm 1925 bị KGB dụ đến Liên Xô vờ như để gặp gỡ với một nhóm phản động bài Xô, và bị giết đi. 

 Felix Edmundovich Dzerzhinsky (1877 - 1926)

NỘI VỤ VÀ NGOẠI GIAO
Từ thời Dzerjinski, giữa Bộ Nội vụ hay Bộ an ninh và Bộ Ngoại giao có sự kỵ giơ nhau, và mối quan hệ đó còn lại cho đến ngày nay.
Dân uỷ ngoại giao thứ hai của chính quyền Xô viết là Georghi Vassilievich Chicherin (Dân uỷ đầu tiên, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, là Trotski - ND) đã công khai tranh luận với Ủy ban đặc biệt, không tán thành với những biện pháp mà cơ quan an ninh áp dụng.
G.V.Chicherin nói chung là một "người đời" (nguyên văn: một người không phải từ thế giới này - ND). Ông là một con người lý tưởng chủ nghĩa, cực kỳ tận tuỵ với công việc, là một nhà quý tộc, nói chung không phù hợp với cuộc sống Xô viết. Thế mà chính con người đó đã tạo lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Xô viết tồn tại cho đến tận khi Liên Xô tan vỡ.
Giữa Dzerjinski và Chicherin có nhiều điểm giống nhau: Là những nhà quý tộc xuất thân từ những gia đình có học vấn, cả hai đều là những người trung thành với lý tưởng, những người lao động trung thực, tận tâm và khắc khổ cách mạng.
Sống độc thân, Chicherin gần như ở luôn ở cơ quan, đến tối muộn mới về nhà, nhà lại ở gần ngay cơ quan, để mỗi khi có điện hoả tốc người ta lại gọi ông dậy kể cả đang đêm - chính ông yêu cầu như thế. Trong phòng ở của ông có một cây đàn pi-a-nô. ông thường chơi Mozart - rất yêu Mozart và viết một cuốn sách về nhạc sĩ thiên tài này, cuốn sách được xuất bản nhiều năm sau khi ông mất. "Cuộc đời tôi có cách mạng và Mozart" - ông đã viết như thế cho người em trai của mình.
Công lao chủ yếu của Ngoại trưởng Chicherin là đã lãnh đạo việc giành được sự công nhận quốc tế đối với Liên Xô. Tại hội nghị Genoa tháng 4 năm 1922 - là hội nghị quốc tế đầu tiên mà Liên Xô tham dự, và Chicherin đại diện cho Liên Xô đã gây ấn tượng mạnh tại hội nghị về sự uyên bác và phong thái ngoại giao.
Mặc dù ngôn ngữ hùng biện và đầy những khẩu hiệu cách mạng, Chicherin là nhà hoạt động thực tiễn lớn.
Với sự đề xuất của ông, "cùng tồn tại hoà bình" đã được Lênin và Bộ Chính trị thông qua từ ngày đó như một trong những nguyên tắc cơ sở của ngoại giao Xô viết.
Trong những năm 20, có thể nói ước lệ là Liên Xô có hai chính sách: một chính sách theo đường lối quốc gia mà Chicherin và Bộ Ngoại giao bảo vệ, và một chính sách theo đường lối Quốc tế Cộng sản. Những lời kêu gọi của lãnh đạo Quốc tế Cộng sản và lãnh đạo Liên Xô về làm cách mạng thế giới, ủng hộ các cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản, giúp đỡ các Đảng Cộng sản tại các nước đã phá vỡ những nỗ lực của ngoại giao Xô viết nhằm ổn định quan hệ với thế giới. Matxcơva đã giúp tiền và vũ khí cho những người Cộng sản Đức với hy vọng là cách mạng thế giới sẽ bắt đầu từ Đức. Nhưng đồng thời Matxcơva vẫn hợp tác với Chính phủ Đức. Do đó mà Chicherin gọi Quốc tế Cộng sản là kẻ thù số một.
Kẻ thù số hai được Chicherin coi là Bộ Nội vụ, hay Ủy ban đặc biệt. Trong di chúc chính trị của mình, ông viết: "Những người lãnh đạo Ủy ban đặc biệt không chân thật, thủ đoạn, luôn luôn tìm cách lừa gạt, nuốt lời, giấu việc Ủy ban đặc biệt đối xử với Bộ Ngoại giao như kẻ thù giai cấp , . . . thường xuyên theo dõi và bắt tất cả những người có quan hệ quen biết với các sứ quán nước ngoài, bắt, thậm chí bắn cả người nước ngoài mà không hề phối hợp hoặc thông báo cho Bộ Ngoại giao, dẫn đến nhiều vụ xích mích về đối ngoại".
Những xích mích nội bộ giữa hai bộ cũng diễn ra thường xuyên. Khi Ủy ban đặc biệt bắt một cán bộ của Bộ Ngoại giao, Dzerjinski báo cáo với Lênin, nhưng không hề cho Chicherin biết gì cả. Ủy ban đặc biệt tìm cách thâm nhập vào các sứ quán nước ngoài, giải mã các bức điện qua lại giữa sứ quán với trong nước. Khi những việc như vậy bị sứ quán phát hiện, thì Bộ Ngoại giao phải đứng ra trả lời chất vấn. Bộ Chính trị đã phải lập một ủy ban để hoà giải hai bộ. Ủy ban này từ năm 1923 do V.Molotov - Bí thư Trung ương Đảng, còn từ năm 1928 do S.Ordjonikidze cầm đầu. Đấy là khi đó còn có thể tranh cãi với Ủy ban đặc biệt và còn cần phải hoà giải, còn sau này KGB đã trở thành một cơ quan đầy quyền năng, không ai còn có thể tranh cãi với nó được nữa.
QUẢ ĐẤM SẮT
Sau khi nội chiến kết thúc, ngày 6/2/1922 Trung ương Đảng ra sắc lệnh "Về việc giải tán Ủy ban đặc biệt toàn Nga và quy định về việc tiến hành khám xét và bắt người". Theo sắc lệnh này, Ủy ban đặc biệt toàn Nga được cải tổ thành Cục Chính trị quốc gia nằm trong Bộ Nội vụ. Việc hạ thấp quy chế của cơ quan thanh trừng này là hợp lý, vì nội chiến đã kết thúc. Sau hai năm, bộ máy của Dzerjinski bị giảm biên chế đi ba lần. Song điều này không ảnh hưởng gì đến vị trí của Dzeriinski, vì ông vẫn là Dân ủy Nội vụ, vừa vẫn phụ trách cơ quan an ninh. Chỉ có điều, đội ngũ an ninh không thích sự cải tổ này, do đó một năm rưỡi sau, tháng 11.1923, Cục Chính trị quốc gia được chuyển thành Cục Chính trị quốc gia thống nhất với tư cách một cơ quan ngang bộ.
Dzerjinski thôi chức Dân uỷ Nội vụ để lãnh đạo Cục Chính trị quốc gia thống nhất, là ủy viên thường trực của Hội đồng dân ủy. Và mỗi nước cộng hoà đều có một cục chính trị quốc gia trực thuộc Trung ương, chứ không phục tùng Chính phủ nước cộng hoà. Đây đã là một truyền thống có tính nguyên tắc: an ninh quốc gia không phục tùng sự chỉ đạo của chính quyền địa phương. Và điều này khiến các cơ quan đảng và chính quyền địa phương không hài lòng. Và mỗi một lần chính quyền địa phương định thay đổi tình hình đó đều không thành, vì Ban chấp hành Trung ương biết rất rõ giá trị của các cơ quan an ninh trong việc kiểm soát đất nước.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp lúc đó là N.V.Krylenko năm 1925 có viết một bức thư gửi Bộ Chính trị, cho rằng Cục Chính trị quốc gia hành động vượt quá thẩm quyền và đề nghị "hạn chế một cách nghiêm ngặt quyền tiến hành điều tra và xét xử...", và rằng "Viện kiểm sát cần phải giám sát việc xét xử trong các cơ quan an ninh".
Dzerjinski bác bỏ đề nghị của Krylenko với lý do: "Tình hình chính trị trong nước không cho phép giảm các quyền hạn của Cục Chính trị quốc gia trong cuộc đấu tranh chống gián điệp và phản cách mạng".
Và Dzerjinski luôn là người chiến thắng. Địa vị của cơ quan ông mạnh hơn cả Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát cộng lại. Đối với ông, cả đến sự bất bình ở cấp Bộ Chính trị cũng không đáng sợ. Cuối năm 1924, tại một cuộc họp Bộ Chính trị, N.I.Bukharin, ủy viên Ban chấp hành kiêm Tổng biên tập báo "Sự Thật", "người con yêu của Đảng" nói như lời Lênin, đã chỉ trích hoạt động của Cục Chính trị quốc gia. Nhưng vì Dzerjinski không có mặt tại cuộc họp đó, nên Bukharin viết một bức thư cho Dzerjinski nêu lại tinh thần những ý kiến của ông tại Bộ Chính trị (rằng cần chuyển sang những hình thức hoạt động "dân chủ hơn, ít khủng bố hơn và nhiều tính pháp chế hơn", và đề nghị Dzerjinski "hiểu cho, tôi không có chút gì chống lại anh và cơ quan của anh (anh biết tôi yêu quý anh biết dường nào), mà đây là vấn đề nguyên tắc". Dzerjinski trả lời lại bằng một bức thư trân trọng những tình cảm của Bukharin, và hứa sẽ xem xét lại thực tiễn hoạt động của Cục Chính trị quốc gia sao cho "khiêm tốn hơn, thận trọng hơn và ít lộ liễu hơn".

Felix Dzerzhinsky Và Khủng Bố Đỏ – Trần Trung Đạo
Sau khi một lãnh đạo tổ chức Cheka bị ám sát tại St. Petersburg và nhất là sau khi Lenin bị Dora Kaplan mưu sát ngày 31 tháng 8, 1918, Dzerzhinsky ra lệnh bắt 800 người và tất cả đều bị xử bắn không qua một phiên tòa nào. Chỉ trong vòng một tháng từ tháng Chín đến tháng Mười 1918, ước lượng đã có 10 ngàn đến 15 ngàn người bị giết.
Dzerzhinsky công khai thừa nhận và ủng hộ phương pháp khủng bố: “Chúng ta ủng hộ khủng bố có tổ chức. Khủng bố là một điều cần thiết trong thời kỳ cách mạng. Mục tiêu của chúng ta là chiến đấu chống kẻ thù của chính phủ Sô Viết và trật tự sống mới. Chúng ta kết án nhanh chóng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ cần một ngày, giữa bắt giữ kẻ phạm tôi và xử án” (2)
Trong bài báo trên tạp chí Krasnaya Gazeta Dzerzhinsky viết về Khủng Bố Đỏ: “Chúng ta sẽ biến trái tim thành gan thép, qua đó, chúng ta sẽ trui rèn trong ngọn lửa chịu đựng và máu của các chiến sĩ tự do. Chúng ta sẽ làm cho trái tim trở nên thô bạo, cứng rắn, không thể đổi dời, để không còn chỗ cho lòng thương xót xen vào, để không còn dao động khi nhìn thấy biển máu của kẻ thù. Không xót thương, không thận trọng, chúng ta sẽ giết nhiều trăm kẻ thù. Nhiều ngàn cũng vậy. Hãy để chúng ngập chìm trong máu của chúng”

Ngày 18/8/1919, Ban tổ chức Trung ương Đảng quyết định bổ nhiệm Dzerjinski làm Chủ tịch Hội đồng quân sự của các lực lượng nội vụ, đồng thời phụ trách một ban của Ủy ban đặc biệt theo dõi quân đội. Dzerjinski cho rằng Ủy ban đặc biệt cần phải có các đơn vị vũ trang riêng, nhưng Lev Trotski, đương nhiệm Dân ủy quân sự và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng thì phản đối việc thành lập bất kỳ quân đội riêng nào của ngành. Do đó, mặc dù Dzerjinski vẫn kiên trì ý kiến của mình, song các đơn vị vũ trang của Ủy ban đặc biệt vẫn nằm dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quốc phòng. Đến năm 1920, Dzerjinski đạt được cho cán bộ của Ủy ban đặc biệt có địa vị và quyền lợi ngang với sĩ quan và chiến sĩ của Hồng quân. Năm 1921, Dzerjinski thành lập một đội đặc nhiệm bảo vệ Lênin, sau đó là bảo vệ lăng Lênin và các công sở quan trọng như Bộ Tài chính, Ngân hàng quốc gia. Đội quân này về sau trở thành Sư đoàn đặc nhiệm mang tên Dzerjinski.
Ủy ban đặc biệt toàn Nga được thành lập như một cơ quan bảo vệ cách mạng và đấu tranh chống những tội phạm đặc biệt nguy hiểm trong những năm đầu sau cách mạng, nhưng đã biến thành một công cụ kiểm soát và đàn áp toàn diện. Năm 1922, Dzerjinski ra lệnh tập hợp thông tin về tất cả những nhà trí thức lớn của đất nước - từ văn nghệ sĩ, bác sĩ đến kỹ sư. "Về mỗi nhà trí thức phải có một hồ sơ, phải kiểm tra, đối chiếu mọi mặt sao cho các kết luận của chúng ta chính xác và không thể lật ngược... Cần phải nhớ rằng nhiệm vụ của chúng ta phải là uốn nắn đường lối trí thức, phân hoá đội ngũ trí thức và từ trong số họ đưa lên những người ủng hộ vô điều kiện chính quyền Xô viết".
Dzerjinski nói chung là một con người khắc nghiệt. Sinh thời ông, người ta đã gọi ông là "ông Felix sắt đá", không chỉ vì ông và cơ quan của ông là bàn tay sắt đối với kẻ thù, mà cả bạn bè đồng chí cũng đều biết sự nghiêm khắc cao của ông đối với bản thân mình và đồng chí, đồng sự.
Otto Latsis, Tiến sĩ kinh tế, người đã viết một số công trình về Dzerjinski nêu lại một tình tiết do người cháu gái họ của Dzerjinski kể lại: "Vào giữa thời kỳ đói kém nhất năm 1919, một hôm Dzerjinski ghé qua nhà em gái. Gày gò, hốc hác, mệt mỏi, ông cởi áo choàng, ngồi xuống cạnh bàn. Người em gái biết khẩu vị của anh, đã rán sẵn cho ông một chảo bánh bột mì nhân mứt.
Ông hỏi:
- Cô lấy bột mì ở đâu ra thế.
Bà em đáp:
- Chỉ có thể mua lại của bọn đầu cơ chứ còn ở đâu ra nữa.
- Tôi đấu tranh với chúng ngày và đêm, còn cô thì...
Thế là ông giận dữ hất cả đĩa bánh rán qua cửa sổ.
Lời bình của Otto Latsis: "Tôi không lấy làm thán phục hành động đó của Dzerjinski. Nhẽ ra ông không ăn nhưng có thể để đĩa bánh rán lại cho cô em. Song trong hành động đó, Dzerjinski đã rất thành thật với chính bản thân mình".
Dzerjinski trung thành với cách mạng đến cuồng tín, và điều đó giải thích mọi hành vi trong cuộc sống và sự nghiệp của ông. Từ ngày đi hoạt động cách mạng năm 17 tuổi, ông hầu như không có ngày nào được tự do.
Năm năm đi đày, sáu năm tù khổ sai, thời gian còn lại là hoạt động cách mạng. Ông có thể ngồi tù đến suốt đời nếu như không có cách mạng.
Ông không có quyền và không có xu hướng khoan dung với kẻ thù của cách mạng. Người ta gọi ông là "kẻ sát nhân thần thánh" - trong bản thân danh hiệu đó đã có sự kết hợp giữa hai khái niệm mâu thuẫn nhau: cao thượng và tàn bạo trong một con người. Và nói chung cá nhân Dzerjinski không đơn giản: trong con người ông có lòng vị tha, hy sinh quên mình ghê gớm, đồng thời cũng có cái ác.
Dzerjinski không phải là người có bệnh say mê bạo lực (sadist) như một số người mô tả, không phải là kẻ khát máu sung sướng trong việc hành hạ người khác. Mặc dù ông có thể đích thân hỏi cung tội phạm hoặc say sưa nghiên cứu hồ sơ bị cáo suốt đêm. Ông không nhận được khoái cảm từ sự tiêu diệt kẻ thù. Ông chỉ coi đó là sự cần thiết. Việc đàn áp cuộc nổi dậy của binh lính Hồng quân ở Kronstad và Tombov không phải do Dzerjinski chỉ đạo, mặc dù theo chức trách phải là ông.
Ngày 17/1/1920, theo đề nghị của Dzerjinski, Trung ương Đảng và Hội đồng dân ủy thông qua quyết định "Bãi bỏ việc áp dụng tử hình trong các bản án của Ủy ban đặc biệt các cấp cũng như của các toà án". Một tháng sau, ngày 28/2/1920, Dzerjinski lại ký một sắc lệnh của Ủy ban đặc biệt về việc hạn chế bắt công dân, thay vào đó là áp dụng các biện pháp ngăn chặn có tính chất hành chính, và sắc lệnh tháng 1/1921 "Về chính sách trừng phạt của Ủy ban đặc biệt", trong đó chú trọng mặt giáo dục người có lỗi trong môi trường lao động thay cho việc giam giữ trong nhà tù về chính sách đặc biệt đối với giai cấp tư sản, và về việc bắt những người liên quan đến các vụ án chính trị chỉ được xem là biện pháp tạm thời cách ly họ vì lợi ích cách mạng, chứ tuyệt nhiên không được có hành động trừng trị.
Sau nội chiến, quy mô các vụ thanh trừng giảm hẳn.
Song, giữa cơn lốc của cuộc đấu tranh giai cấp, bạo lực và sự tàn khốc lôi cuốn các cơ quan an ninh là một thực tế khách quan không thể cưỡng nổi. Sau vụ Dân ủy báo chí, xuất bản và tuyên truyền Petrograd là Volodarski bị ám sát, chính Lênin đã chỉ thị "đẩy mạnh khủng bố chống kẻ thù phản cách mạng" và cho phép kể cả bắt con tin.
Tại Đại hội của ngành Giao thông vận tải năm 1922, Dzerjinski đến dự và phát biểu. Ông nói:
"Một số đồng chí cho rằng nếu in ra một số lượng tiền đủ, thì sẽ giải quyết được các khó khăn đương gặp phải. Đó hoàn toàn là điều sai lầm, ảo tưởng, bởi lẽ dưới chính sách kinh tế mới của chúng ta, cái máy in chỉ có ý nghĩa khi nó in một khối lượng tiền cần thiết cho sự trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa ngành công nghiệp này với ngành công nghiệp khác, giữa công nghiệp với giao thông vận tải. Nhưng nếu trong nước không có lúa mì, không có thành phẩm, thì không tiền nào có thể tạo ra được những thành phẩm và lúa mì này được cả. Cần phải đúc thép, luyện gang, cày bừa và gieo trồng lúa mì thì các máy in kia mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của nó được".
Tưởng đây là một nhà kinh tế theo thị trường tự do, chứ không phải là Felix Edmundovich Dzerjinski - chủ tịch Ủy ban đặc biệt đang nói.
Sau nội chiến, công tác an ninh lùi xuống hàng thứ hai trong ưu tiên hoạt động của Dzerjinski. Thời gian này, Dzerjinski gánh vô số những trách nhiệm: ông là chủ tịch ủy ban kỷ luật lao động toàn quốc, Chủ tịch ủy ban đấu tranh chống tệ nạn ăn hối lộ, Chủ tịch ủy ban cải thiện đời sống của công nhân Matxcơva, chủ tịch Hội đồng những người bạn của điện ảnh, Chủ tịch ủy ban cải thiện đời sống trẻ em, Chủ tịch ủy ban xem xét lại cơ cấu các cơ quan nhà nước Liên Xô.
Rất nhiều trách nhiệm, nhưng về "đường quan lộc", Dzerjinski không được thành đạt lắm. Ông vẫn chỉ là ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Một số người chẳng tên tuổi gì lắm, tài năng và cống hiến không bằng ông, đã vượt qua ông trở thành ủy viên chính thức Bộ Chính trị.
Trotski kể:
"Dzerjinski là người trung thực, thẳng thắn, tính cách mạnh mẽ và dữ dội. Quyền lực không làm tha hoá ông. Song, những phẩm chất đó chưa đủ để ông trở thành một nhà chính trị độc lập. Trong khi còn Lênin , vấn đề đưa Dzerjinski vào Bộ Chính trị không được đặt ra".
Trong năm 1921 và 1922, Dzerjinski nhiều lần than phiền với tính chất tự bạch: có thể tôi là nhà cách mạng không đến nỗi tồi, nhưng tôi không phải là lãnh tụ, là người hoạt động bộ máy.
Trotski viết tiếp: "Trong công tác lãnh đạo kinh tế, Dzerjinski hết mình vì nhiệt tình: ông kêu gọi, thúc đẩy lôi cuốn bằng tấm gương của bản thân mình.
Nhưng cả Dzerjinski và Ordjnikidze đều không được Lênin đánh giá cao. Và Stalin bèn lôi kéo họ. Sự lạnh nhạt giữa Lênin với Dzerjinski xảy ra khi Dzerjinski hiểu rằng Lênin không coi ông là nhà lãnh đạo kinh tế có năng lực. Và chính điều này đã đẩy Dzerjinski về phía Stalin".
Song, Trotski nói thế cũng không hoàn toàn đúng. Sự lạnh nhạt giữa Dzerjinski với Lênin thì có, nhưng còn Dzerjinski chưa bao giờ là người của Stalin. Chẳng qua từ năm 1923, theo đề nghị của Dzerjinski, Trung ương Đảng quyết định giao cho Cục Chính trị quốc gia nhiệm vụ đấu tranh chống các lực lượng đối lập, và các đảng viên có nghĩa vụ báo cáo với các cơ quan an ninh về bất kỳ hiện tượng bè phái nào trong Đảng.
Bản thân Dzerjinski phê phán mạnh hoạt động của Zinoviev và Kamenev và không tán thành chương trình kinh tế của các ủy viên Bộ Chính trị này đặt trọng tâm vào các biện pháp hành chính cưỡng bức thay vì vận dụng các đòn bẩy và quy luật kinh tế. Dzerjinski còn chưa biết rằng chương trình đó của hai người chẳng bao lâu, sau khi Lênin chết, sẽ trở thành đường lối kinh tế của Stalin. 


Gregory Zinoviev (1883 - 1936)

Gregory Zinoviev, 1936, ảnh trong hồ sơ của cơ quan mật vụ NKVD (tức KGB sau này). Rạng ngày 25-8-1936, Zinoviev bị đem đi xử bắn. Zinoviev cưỡng lại, lính không lôi đến chỗ xử bắn được nên bắn ngay ở phòng giam bên cạnh

Nhưng Dzerjinski không sống được đến ngày đó.
Quan hệ giữa Lênin và Dzerjinski vốn chưa bao giờ nồng thắm đã hoàn toàn xấu đi sau vụ điều tra để làm sáng tỏ việc các đảng viên Cộng sản Gruzia khiếu kiện Bí thư thứ nhất Đảng bộ Ngoại Kavkaz là Ordinikidze về cung cách lãnh đạo độc đoán, thô bạo, và đề nghị với Trung ương để cho Gruzia tham gia liên bang Xô viết một cách trực tiếp chứ không cần phải phụ thuộc một cấp trung gian là Liên hiệp ba nước Ngoại Kavkaz nữa.
Ordjnikidze bác bỏ đề nghị đó, và Dzerjinski được Trung ương phân công làm Trưởng ban điều tra vụ khiếu kiện, đứng về phía Ordjnikidze, bởi vì cả hai đều cho rằng cần phải đấu tranh với mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa ly khai.
Nhưng Lênin đọc xong báo cáo của Dzeriinski thì lại phê Dzerjinski cùng với cả Stalin và Ordjnikidze là mắc bệnh sô-vanh đại Nga. Thậm chí sau đó đã có đề cập đến khả năng cách chức Dzerjinski. Nhưng Lênin đột ngột lâm bệnh, cấm khẩu, và sự việc dừng lại ở đó.
Sau khi Lênin mất, một ủy ban lưu giữ tên tuổi và hình ảnh của lãnh tụ vĩ đại được thành lập và Ban chấp hành Trung ương giao cho Dzerjinski làm Chủ tịch. Tại cuộc họp Bộ Chính trị, chính Dzerjinski là người đặt vấn đề giữ gìn vĩnh viễn thi hài Lênin. Dưới sự lãnh đạo của Dzerjinski, trong một thời gian ngắn, lăng Lênin đã được xây dựng.
Cho dù bây giờ chúng ta có nói gì đi nữa, lễ mai táng V. I. Lênin khi ấy đã là một sự kiện chính trị trọng đại.
Đây là một đoạn nhật ký của ông nội tôi - Vladimia Mikhailovich Mlechin, lúc đó đang học ở trường kỹ thuật cao cấp (sau này là trường Bauman):
"Ngày 27/1, tôi đến Quảng trường Đỏ. Trên quảng trường có những đống lửa cháy. Bên những đống lửa là công an và các chiến sĩ Hồng quân - không đông lắm - đang đợi tiễn Lênin .
Ai đã nghĩ ra việc chở nhiên liệu để đốt những đống lửa rải rác ở các nơi trong ngày này? Người đó cũng phải xứng đáng dựng đài kỷ niệm. Không chỉ vì là người ấy đã cứu hàng trăm, nghìn người khỏi chết cóng, mà còn cho thấy cần phải làm những gì cả trong những giờ phút mà mọi việc của sinh hoạt đời thường tưởng như là thứ yếu, không quan trọng.
Sau khi rời Nhà Công đoàn (nơi diễn ra lễ truy điệu), chúng tôi trở lại Quảng trưởng Đỏ. Rất đông người, nhưng không hề có cảnh chen chúc, xô đẩy gây mất trật tự. Công an cũng ít phải huy động đến. Trật tự như thể được thiết lập tự nó. Hàng nghìn vạn con người, mỗi người trong thâm tâm đều cảm thấy một cái gì đó thiêng liêng. Chưa bao giờ kể cả sau này, tôi được chứng kiến một biển người đông mà trật tự đến như vậy".
Dzerjinski trên cương vị Chủ tịch Ủy ban đặc biệt và Cục trưởng Cục chính trị quốc gia từ tháng 3/1919 đến tháng 7/1923, sau đó còn thể hiện mình ở chức vụ Dân ủy Giao thông đường bộ đến tháng 2/1924, và đặc biệt xuất sắc trên cương vị Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao từ năm 1924 cho đến khi qua đời.
Dzerjinski - an ninh đã trở thành nhà lãnh đạo kinh tế tài năng, mặc dù không được học kinh tế.
Otto Latsis, Tiến sĩ kinh tế, mới viết một cuốn sách về Dzerjinski. "Dzerjinski - ông viết - là một người có cảm quan kinh tế rất nhạy bén và sức làm việc kinh khủng. Về nhãn quan, ông hoàn toàn thuộc trường phái kinh tế thị trường. Ông rất chống chủ trương in tiền và chủ trương phân phối. Ông đã từng tranh luận với L.Kamenev lúc đó là Dân ủy Thương mại, chủ trương quản lý và phân phối.
Khi Dzerjinski về làm Dân ủy Giao thông đường bộ, ông cho mời tất cả các chuyên gia đã từng làm việc trong ngành, rồi chọn một người làm phó cho mình, mà người này đã từng làm thứ trưởng dưới thời Sa hoàng.
Trước Dzerjinski, mọi người nghĩ rằng vận tải yếu kém là vì thiếu đầu máy. Đến khi chính quyền Xô viết dốc túi dự trữ vàng ra để mua một số đầu máy khoẻ, thì các chiếc cầu lại không chịu nổi. Vậy là phải bắt đầu tu sửa những con đường đã bị tàn phá trong cả nước và những chiếc cầu. Dzerjinski đã bắt đầu từ đó.
Khi A.I.Rykov được bổ nhiệm đứng đầu Chính phủ, thì Dzerjinski thay Rykov làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao. Các bộ ngành lúc đó còn chưa có (chỉ đến năm 1932 mới có). Do đó Hội đồng Kinh tế quốc dân phụ trách toàn bộ các ngành công nghiệp. Dzerjinski còn lãnh đạo cả Tổng cục kim khí mà sau này chia thành hơn chục bộ: luyện kim đen, luyện kim màu, chế tạo máy, dụng cụ đo lường v.v...
Cao trào của chính sách kinh tế mới trùng với thời gian Dzerjinski lãnh đạo công nghiệp và làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân. Đôi khi ông cũng có sử dụng những tiềm năng theo đường an ninh để hỗ trợ cho việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình, song nhìn chung ông hiểu rằng làm kinh tế là phải tuân thủ các quy luật kinh tế. Dzerjinski mời các chuyên gia của chế độ cũ về cống hiến tài năng cho chính quyền mới, mà không coi họ là kẻ thù, đồng thời đưa những chiến sĩ an ninh có học thức về công tác ở Hội đồng kinh tế quốc dân cùng với ông.
Khi Dzerjinski về làm Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc dân, mọi người nghe ông nội vụ này về, sẽ thiết lập kỷ luật sắt và thanh lọc hết cho mà xem. Nhưng không, ông triệu tập các cán bộ lãnh đạo ngành công nghiệp đến và bảo: các đồng chí hãy giúp đỡ tôi. Tôi đến đây để học hỏi và cộng tác với các đồng chí.
Dzerjinski phản đối chủ trương độc quyền nhà nước và tăng giá. Sự thực thì độc quyền rất có lợi cho nhà sản xuất: người sản xuất cứ việc định giá, còn mặc kệ người mua. Đấy là dưới chủ nghĩa tư bản thì sự cạnh tranh không cho phép tăng giá, còn dưới chủ nghĩa xã hội thì ai cấm? Nhưng một tình hình không ngờ trước đã xảy ra: không ai mua sản phẩm công nghiệp cả. Nông thôn thì nghèo đói, người nông dân không có tiền mua. Giảm giá thì ngành công nghiệp không muốn, do đó nó tìm các đơn đặt hàng của Nhà nước. Nhưng Nhà nước cũng không có tiền. Đấy là sự khủng hoảng về tiêu thụ, diễn ra trong giai đoạn từ năm 1922 đến 1924. Nói chính xác hơn, đó là sự khủng hoảng do chính quyền Xô viết không biết cách buôn bán.
Dzerjinski viết thư cho Bộ Chính trị: "Giá cả không còn là tiêu chuẩn để đánh giá như trước nữa, bởi vì nó được quyết định bởi ủy ban kế hoạch Nhà nước và tại các văn phòng. Nền kinh tế của chúng ta không có thị trường" .
Dưới chủ nghĩa tư bản, ai nâng giá cao quá, kẻ đó sẽ bị phá sản. Còn dưới chủ nghĩa xã hội, người phá sản chỉ có thể là bản thân Nhà nước. Nông nghiệp lúc đó còn tư hữu và Dzerjinski cảnh cáo: "Nếu cứ thu vén từ người nông dân như thế, Nhà nước sẽ đổ. Chúng ta sẽ đổ thôi..." Các kho chất đầy sản phẩm công nghiệp và máy móc không bán được. Chỉ sau khi Dzeriinski đạt được việc bán sản phẩm công nghiệp theo giá thị trường, các kho đó mới bắt đầu vơi đi.
Trong thực tế công tác, Dzerjinski còn áp dụng hoàn toàn những nguyên tắc thị trường. Lênin có lần nói:
"Chủ nghĩa xã hội bằng chính quyền Xô viết cộng với điện khí hoá toàn quốc". Còn Dzerjinski thường thích nói rằng trong khi thực hiện chính sách của chúng ta, cần phải theo công thức "chính quyền Xô viết cộng với thị trường".
Về phương diện chính trị, Dzerjinski như đi giữa hai làn nước: ông không tán thành phe đối lập, vì Zinoviev, Kamenev dùng khẩu hiệu của Trotski chủ trương "bóc" của nông dân vì anh nông dân tư hữu thời gian qua đã giàu lên. Ông tranh luận với họ: Nếu các anh lột áo của nông dân, thì rồi chính bản thân các anh sẽ phải ở trần.
Bất đồng giữa Dzerjinski và Kamenev mang tính nguyên tắc: Dzerjinski muốn điều chỉnh thị trường bằng sản xuất hàng hoá và sử dụng các nguồn dự trữ để thiết lập giá cả thấp cho xã hội, còn Kemenev thì cho rằng cần phải quản lý, thậm chí chỉ huy thị trường.
Dzerjinski phản bác lại Kamenev vì ông này cho rằng nông dân không chịu bán lúa mì cho Nhà nước là do bọn kulắc. Nhưng Dzerjinski còn chưa biết rằng chỉ vài năm sau đa số họ sẽ bị giết, bị tịch thu lúa mì và bị đuổi khỏi ruộng đất mà đi Xibêri.
Nhưng ông cũng không thuộc phe Stalin. Ông là người lạ với cả hai phái. Nếu như ông sống thêm được hai năm nữa, chắc sẽ bị liệt vào phe hữu cùng với Bukharin.
Ba tuần trước khi chết, Dzerjinski viết cho ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ là V. V. Kuibyshev một bức thư riêng. Trong bức thư đó, Dzerjinski thú thật là những ý kiến của ông không tán thành một số chủ trương hiện thời của Trung ương có thể tiếp tay cho phái đối lập, là điều ông không muốn.
Song, nếu không làm gì cả mà cứ để như thế này, thì "đất nước sẽ tìm cho mình một nhà độc tài, sẽ chôn vùi cuộc cách mạng của chúng ta, cho dù chiếc áo mà người đó mặc đỏ đến đâu chăng nữa. Hầu như tất cả các nhà độc tài hiện nay đều xuất thân từ đỏ cả: Mussolini, Pilsudski VV. . .
Tôi đã mệt mỏi vì những mâu thuẫn đó lắm rồi.
Tôi cũng đã xin từ chức nhiều lần. Đồng chí nên giải quyết sớm cho. Tôi không thể làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao, một khi mang trong mình những suy nghĩ và trăn trở như vậy. Chính đồng chí cũng thấy đấy. Tôi xin các đồng chí cho tôi từ chức và thay thế bằng một người của mình, nghĩa là một người mà không có những bất bình và băn khoăn như tôi ".
Và Dzerjinski hạ một câu bất ngờ đối với một vị lãnh đạo cơ quan an ninh:
"Tôi đã cảm thấy rất nặng nề là lúc nào cũng phải làm một ông chủ nghiệt ngã".
Điều đáng chú ý là người đứng đầu cơ quan Nội vụ và thanh trừng lại có thái độ khá bình tĩnh đối với phe đối lập chính trị. Dzerjinski chủ yếu phê phán gay gắt các cán bộ lãnh đạo đối lập về quan điểm kinh tế, đặc biệt là trong vấn đề nông dân, nhưng không hề áp dụng biện pháp hành chính nào chống lại các đối thủ. Trotski, sau khi bị lật đổ khỏi đỉnh cao quyền lực nhưng vẫn còn uy tín cao trong Đảng và trong nhân dân, đã được Dzerjinski nhận về Hội đồng kinh tế quốc dân làm vụ trưởng Vụ khoa học - kỹ thuật, và Dzerjinski không tiến hành biện pháp chính trị gì đối với ông ta cả. Cơ quan an ninh chỉ "sờ" đến Trotski sau khi Dzerjinski chết.
Dzerjinski làm việc nhiều kinh khủng, hoàn toàn không biết thế nào là hưởng thụ cuộc sống. Trước cách mạng ông sống rất khiêm tốn, không cho phép mình tiêu vào tiền của Đảng, mặc dù các nhà cách mạng khác ở nước ngoài, kể cả Lênin, đều sinh hoạt không đến nỗi tồi. Còn sau khi cách mạng thành công, ông khép mình vào công việc, thậm chí bỏ cả vào rạp hát hoặc xem phim để không bị chi phối thời gian cho công việc.
Trotski viết về điều như này sau:
"Dzerjinski là một con người sôi sục nhiệt tình. Nghị lực của ông như điện thế mạnh được giữ thường xuyên liên tục. Gặp bất cứ vấn đề gì phải giải quyết, ông như cháy lên, mắt sáng lên, cánh mũi mỏng mấp máy, và giọng nói đanh lại. Trạng thái thần kinh bị tải nặng như thế, nhưng Dzerjinski không hề biết đến những giai đoạn xuống sức hoặc suy sụp. Lúc nào sức lực và tinh thần ông cũng ở trong trạng thái tổng động viên".
Dzerjinski yêu bất cứ công việc nào mà ông thực hiện bằng một tình yêu mê say. Ông che chắn cho cán bộ và cộng sự của mình khỏi sự can thiệp và chỉ trích bằng một tình cảm, một sự không khoan nhượng, một sự cuồng tín mà trong đó không có cái gì là riêng tư cả. Bởi vì Dzerjinski đã hoà tan vào trong công việc.
Trong những năm cuối đời, Dzerjinski bị ốm đau nhiều. Các bác sĩ theo dõi bệnh cho ông và đưa ông đi nghỉ ở Crưm và Kislovodsk. Do được ăn uống tốt, Dzerjinski đi nghỉ về béo khoẻ lên. Nhưng những năm dài tù đầy đã huỷ hoại sức khoẻ của ông. Đang phát biểu tại hội nghị Trung ương ngày 20/7/1926 phản đối Kamenev, bảo vệ nông dân, ông bỗng cảm thấy người khó chịu.
Từ hội nghị Trung ương về đến nhà, Dzerjinski ngã ra. Người ta gọi bác sĩ đến cấp cứu, tiêm cho ông, nhưng đã muộn. Dzerjinski qua đời năm ông 49 tuổi.
Otto Latsis và tôi có nói với nhau rằng năm 1991 đài kỷ niệm Dzerjinski trên quảng trường Lubiauka đã bị giật đổ nhưng nếu sau này người ta quyết định dựng tượng ông trên phố Varvarca (nơi trước đây là trụ sở Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao), thì chúng tôi và chắc hẳn nhiều người sẽ giơ cả hai tay. 
Feliks Edmundovich Dzerzhinsky 
 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét