Anh chị cưới nhau sau 2 năm yêu nhau mặn nồng. Khi yêu, chị cũng
phần nào biết được tính khí nóng nảy thất thường của anh, đặc biệt những
khi cãi nhau. Có thể với những cặp đôi khác, người làm lành sẽ là anh,
nhưng với anh chị, người làm lành luôn là chị. Cũng vì biết anh khó kiềm
chế được cơn nóng giận nên chị là người nhường nhịn anh nhiều hơn. Chị
luôn quan niệm rằng: “Lùi một bước để tiến ba bước”, bởi sau khi cơn
giận đi qua, anh lại trở về với con người rất hiền lành và yêu thương
chị hết mực.Ngày cưới, mẹ anh gọi riêng chị vào phòng dặn dò: “Thằng K
rất tốt, bình thường thì con cũng thấy nó yêu thương con thế nào rồi
đúng không? Vấn đề mẹ muốn nhắc con là những khi nó nổi nóng. Ngay từ
nhỏ, mỗi khi bực tức chuyện gì là nó đập phá đồ đạc, bây giờ thi thoảng
nó vẫn thế. Con là vợ, con phải nhường nhịn chồng, không lỗ đâu con ạ,
đợi nó qua cơn rồi lựa lời khuyên nhủ nó dần. Mẹ không muốn thấy hai đứa
cãi nhau, vì những khi đó, nó mất kiểm soát, mẹ sợ không biết chuyện gì
xảy ra nữa. Nhưng mẹ tin con biết cách giữ gìn hạnh phúc gia đình. Mẹ
tin ở con”. Nghe mẹ chồng nói những lời gan ruột và siết nhẹ tay mình,
chị bỗng thấy một trách nhiệm thật nặng nề đang đặt trên vai.
Sau
đó, chị cố gắng để gia đình nhỏ không rơi vào cảnh bất hòa. Khi thấy
anh nhăn nhó, cáu gắt, chị lập tức im lặng và đi chỗ khác ngay. Vì thế
mà sống chung gần 1 năm, anh chị vẫn không một lần cãi nhau. Mẹ chồng
chị thấy vậy càng thương con dâu nhiều hơn. Nhiều lúc, bà ôm lấy chị,
bảo khâm phục chị lắm khi sống với anh mà vẫn không để xảy ra một lần to
tiếng nào.
Còn anh, thấy vợ nhẫn nhịn mình thì ngày càng quá
quắt, chẳng xem chị ra gì. Đặc biệt, anh thích thể hiện quyền uy ở những
nơi đông người. Vợ chồng đi ăn cưới bạn, trong khi những người chồng
khác gắp thức ăn, lột vỏ tôm cho vợ thì chị lại làm thế cho chồng. Anh
cứ nâng li với bạn rồi có sẵn thức ăn trong bát mà gắp cho vào miệng.
Mọi người khen anh tốt số khi lấy được một người vợ ngoan hiền, lại
thương chồng như chị thì anh hất mặt lên mà bảo: “Phải tu mấy kiếp mới
gặp được người như anh chứ dễ lắm à?”. Mấy chị cùng bàn nhìn chị với ánh
mắt đầy sự thương hại. Còn chị chỉ biết cười trừ, nói bâng quơ anh say
nên mới thế thôi cho đỡ ngượng, nhưng trong lòng thì chị buồn da diết.
Những lúc say, anh thường hay bắt bẻ, rồi sai khiến vợ. Đi nhậu với
bạn tới 9 giờ đêm về, dù còn tỉnh táo nhưng anh vẫn bắt chị tắm cho anh,
rồi lôi những chuyện từ hồi nảo hồi nào ra để nhiếc móc chị. Ba mẹ
chồng thấy thương con dâu, lên tiếng trách mắng anh thì anh hùng hổ đáp
lại: “Vợ con để con dạy, ba mẹ không phải xía vào!”. Anh cục mịch đến
độ nói chuyện chừng dăm câu, thấy không muốn nói nữa là ngúng ngẩy, tỏ
thái độ cáu kỉnh rồi bỏ đi. Chị buồn và tủi thân nhiều lắm. Chị chia sẻ
với bạn bè thì họ đều khuyên chị nên li hôn đi, chứ sống cả đời như vậy,
làm sao mà chịu nổi. Nhưng chị vẫn còn yêu anh lắm, sao mà bỏ anh được.
Một hôm, anh đi nhậu về. Chị pha sẵn nước tắm cho anh. Anh vào nhà
tắm chừng 2 phút thì quay trở ra, đè chị đánh. Chị chẳng biết chuyện gì,
chỉ biết ôm đầu mà khóc. Lần đầu tiên, chị thấy ba mẹ chồng chị cầm roi
to đánh tới tấp vào anh, vừa đánh vừa mắng chửi. Mẹ chồng chị ôm lấy
chị, an ủi. Đợi anh bình tĩnh lại, mẹ anh hỏi vì sao đánh chị, anh nói
vì chị pha nước nóng quá, định hại chết anh để lấy chồng mới hay sao?
Chị ngậm ngùi thương cho phận mình. Đêm đó, khi anh ngủ say không biết
trời đất gì thì chị ngồi thảo đơn ly hôn.
Chưa kịp nộp đơn thì chị lại phát hiện mình có thai. Thương đứa con
chưa kịp ra đời không có ba, chị lại xé nát tờ đơn ly hôn, chấp nhận
sống tiếp với anh. Chị còn nuôi hi vọng, có con rồi, anh sẽ thay đổi, sẽ
yêu thương chị hơn. Khi biết mình có con, anh cũng rất vui mừng. Anh ôm
lấy chị, hôn chị thật nhiều. Anh bảo, anh sẽ cố gắng chăm sóc chị thật
tốt, để con anh có thể ra đời trong hạnh phúc và sung sướng. Chị mỉm
cười vui vẻ, nghĩ đến tương lai đầy sáng lạn phía trước.Anh bớt đi nhậu
hơn, dành thời gian để chăm sóc chị hơn. Anh nấu cháo bồ câu cho chị ăn,
đưa chị đi khám thai định kì, mua thuốc bổ, pha sữa cho chị uống. Nhưng
đó là những khi vợ chồng vui vẻ, còn những lúc có trục trặc gì, anh vẫn
như xưa, vẫn hùng hổ, vẫn mắng chị, thậm chí là đòi đánh chị. Chị cũng
cáu gắt nhiều hơn. Giờ đây, anh mắng, chị không im lặng nữa mà nói lại.
Thậm chí, chị còn gọi chồng là ông, xưng tui, điều mà trước đây chị chưa
bao giờ làm. Chính chị cũng không hiểu vì sao mình thay đổi nhiều như
thế từ khi mang thai.
Khi thai nhi được 7 tháng, anh đưa chị về nhà ngoại để bà ngoại tiện
chăm sóc cho chị hơn. Đêm trước khi đi, 2 người đã cãi nhau lớn về việc
anh có xuống nhà ngoại ở lại sau khi chị sinh không? Anh nói anh đi
làm, không thể xuống ở lại hoài được vì rất mệt mỏi, vả lại có bà ngoại
thì để bà ngoại lo. Chị khóc, tủi thân bảo anh phải xuống, nếu không chị
và con sẽ rất buồn, bà ngoại cũng lớn tuổi rồi. Cứ vậy, lời qua tiếng
lại cho đến khi mẹ chồng lên tiếng, chị và anh mới chịu thôi. Chiều
hôm sau, khi lên xe, chị tiếp tục nói chuyện đêm qua. Anh to tiếng gắt
gỏng, nạt nộ chị. Chị cũng không vừa khi lên tiếng trách mắng chồng. Chị
còn lôi cả những chuyện ấm ức trước đây ra nói cho hả dạ. Càng lúc, anh
chị càng to tiếng qua lại hơn. Trong cơn nóng giận, anh rồ xe chạy thật
nhanh để dằn mặt vợ mà không chú ý đến chiếc xe tải đang lao qua đường. Anh
hốt hoảng cua xe thật gấp để tránh chiếc xe tải trước mặt. Chị ngồi
sau, lại ngồi hẳn một bên để tốt cho em bé, nhưng lại không ôm eo anh vì
tức giận. Cú quay xe gấp làm chị bị hất văng xuống đường. Chiếc xe tải
quá đột ngột nên không phanh kịp…
Anh ngã xuống và kịp nhìn thấy cái giây phút kinh hoàng ấy. Anh hét
lên như điên dại và chạy ào đến bên chị. Ôm chị trong tay, anh khóc nấc
như một đứa con nít. Vậy là anh đã gián tiếp đẩy vợ con mình đến cái
chết. Chỉ vì một phút nóng giận, anh ôm ân hận suốt cả quãng đời còn
lại. Ngày đưa tang chị, ai cũng khóc ròng. Mẹ chồng chị ngất lên ngất
xuống. Còn anh, anh như cái xác không hồn, mặc kệ mọi người mắng mỏ,
chửi rủa, anh cứ lặng lẽ ngồi ôm tấm hình cưới vợ anh vẫn trân trọng đặt
trên bàn làm việc của chị. Bây giờ, anh mới thấu hiểu, nóng giận tai
hại như thế nào, nhưng mọi việc đã quá muộn.
Hai câu chuyện buồn trước giao thừa
Khi tôi viết bài này thì nàng xuân đã ngoài
cửa sổ. Trong số chúng ta có người đang sum vầy bên người thân chuẩn bị
đón giao thừa, ấm cúng với “tết quê”. Cũng có bạn tết đến nhưng không
đoàn tụ được gia đình, phải ở lại với chốn thị thành, để rồi ban ngày
rộn ràng, tối đến bất chợt “ngoại tình” nhớ tết quê. Nhưng dù đón tết ở
đâu, thì xa mặt nhưng không xa lòng. Đó cũng là nội dung các câu chuyện
mà chúng tôi ghi nhận được dưới đây vào những ngày chuyển giao năm cũ…
Ga Hòa Hưng chiều cuối năm…
Hòa trong tiếng còi tàu là cảnh nhộn nhịp, chen
chúc trên sân ga, người đi mắt lệ lưng tròng, kẻ ở lại dõi mắt nhìn
xa…Đã có mấy ai không buồn trong giờ phút chia xa! Bao giờ cũng vậy, kiếp lao động nhập cư là thế! Một năm xa quê, ba
ngày tết phải về sum họp gia đình, thắp cho tổ tiên vài nén nhang, đạo
đời, truyền thống người Việt mình là thế. Vậy mới có cảnh biệt ly trên
sân ga… … Trời tối dần, sân ga cũng đã vắng đi bóng người, xa xa – phía sau
bãi giữ xe – một cặp tình nhân dựa vai vào nhau thủ thỉ: “Em hãy khóc
nữa đi, nước mắt sẽ làm em vơi đi nỗi buồn phải không em” – “Anh à, Tết
không anh, mà chỉ một mình em, người ta có đôi, có bạn, còn em thì…” lại
tiếng nấc, lại tiếng khóc hòa trong tiếng tàu đêm. Đoạn đối thoại này
là của Trung và Dương, Trung quê ở Đà Nẵng, còn Dương ở Bạc Liêu. Cả hai
là dân nhập cư làm việc tại Sài Gòn, yêu nhau đã ba năm, đôi bạn này
chưa kết hôn, đây là tết đầu tiên họ xa nhau. Buồn!
Và thêm câu chuyện buồn…:
… Đoàn tàu đã khuất dạng mà Nam vẫn còn đứng đó.
Con tàu vô tri, vô giác mà sao nghiệt ngã thật. Mới vài phút trước thôi –
Hạnh – Người anh yêu – vẫn còn đứng cạnh anh, vậy mà con tàu lại chuyển
bánh – đưa người Nam yêu xa mãi, xa mãi. Biết bao giờ tình Bắc chung
Nam hở tàu ơi!… Nam và Hạnh biết và quen rồi yêu tình cờ trên blog. Hạnh
quê Thanh Hóa, còn Nam tận Rạch Giá. Tối nay, có thể đây là chuyến tàu định mệnh chia lìa đôi lứa. 20
tết, công ty của 2 bạn trẻ này đóng cửa, chủ đã bỏ trốn. Ky cóp và vay
mượn, cả hai mới có tiền tàu xe về nhà. Mù tịt về tương lai, người Nam ,
kẻ Bắc, không biết duyên tình họ về đâu. Chia tay mà cả hai vẫn không
có lời hò hẹn nào, bởi như lời Nam: “Mình là con trai, cực khổ còn chịu
được, cô ấy còn mẹ già, em trẻ, chia tay nhau buồn lắm, nhưng biết làm
sao, mong cho Hạnh sớm gặp ai đó có điều kiện để còn giúp đỡ gia đình cô
ấy”.
Có thể lời của Nam sẽ là một đề tài tranh luận, nhưng tranh luận gì thì cái chắc vẫn là một cái tết buồn cho cả hai…
Tân ChâuSài gòn giao thừa Giáp Ngọ 2014
Những câu chuyện buồn được ghi lại trong phòng cấp cứu
Có mặt tại khoa Cấp cứu BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM) đêm 17 và rạng sáng 18-9, chúng tôi đã ghi lại được nhiều câu chuyện buồn.
1. Vừa đau vừa… mất quần
Một
cô gái trẻ đẹp, độ 24 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau chân phải do
tai nạn giao thông. Cô gái mặc quần jean bó sát nên bác sĩ phải cắt bỏ
để kiểm tra phần xương bị gãy. Mặc dù tiếc hùi hụi cái quần đẹp đẽ nhưng
cô gái phải bấm bụng chấp nhận. “Tôi sợ vô bệnh viện quá, vừa bị
đau vừa phải bỏ chiếc quần mắc tiền. Sau này tôi cẩn thận hơn khi ra
đường để không phải vô bệnh viện nữa” – cô gái vừa gượng đau vừa nói. Bác sĩ phải cắt bỏ quần jean cô gái đang mặc để kiểm tra xương gãy. Ảnh: TRẦN NGỌC
2. Gặp nạn vì người đàn ông say
Một thanh niên độ 24 tuổi nằm bất động trên băng ca do tai nạn giao thông. Một thanh niên khác cũng chừng tuổi đó đứng cạnh, thỉnh thoảng cúi xem vết thương trên đầu bạn rồi sụt sùi. “Tôi
với nó (người bị nạn – PV) là bạn thân thời đại học. Hồi chiều tôi qua
nhà rủ rồi chở nó đi uống cà phê. Trước khi ra cổng mẹ nó dặn tôi chạy
xe cẩn thận. Dè đâu một ông say rượu đi ngược chiều tông mạnh vào xe tôi
khiến nó ngã và đập đầu xuống đất, nón bảo hiểm bể nát. Tôi đã gọi điện
thoại cho ba má nó và họ cũng sắp vào. Thiệt tình tôi không biết nói
sao với hai bác. Nó mà có mệnh hệ gì chắc tôi sống không nổi” – người thanh niên thổn thức.
Loading...
3. Ăn bánh mì rồi chết cũng được
Một
ông độ 50 tuổi say rượu bị tông xe, chấn thương đầu nhưng không quá
nặng. Trong lúc chờ kết quả chụp CT Scan, ông ta liên tục nói nhảm, rầy
rà vợ con. Ông ta bảo vợ: “Tôi thèm bánh mì thịt quá, bà mua cho ổ bự. Ăn rồi tôi chết cũng được”. Một ông đòi ăn bánh mì và nói chuyện chết chóc. Ảnh: TRẦN NGỌCBà vợ tất tả ra cổng bệnh viện tìm mua, rồi quày quả trở vô. Ăn chưa hết nửa ổ bánh mì, ông ta đưa cho vợ. “Khổ
thân ông ta, không biết rượu bia thì thôi, nể lời bạn bè uống vài lon
rồi ra nông nổi này. Ổng nói nhảm nãy giờ, toàn chuỵện chết chóc khiến
tôi bồn chồn ruột gan” – bà vợ thở dài, lo lắng giữa đêm khuya…
Theo PLO.
Những câu chuyện buồn ở nhà máy nghìn tỷ
(Báo Quảng Ngãi)- Khung cảnh
vắng vẻ. Cỏ bắt đầu bao phủ quanh cả tường rào lẫn trong khuôn viên...
Đó là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đến thăm “nhà máy nghìn tỷ” - Nhà
máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (KKT Dung Quất), thuộc
Công ty CP Nhiên liệu sinh Dầu khí miền Trung (BRS- BF) vào một ngày
cuối tháng 5. Hơn trăm cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động của nhà máy giờ
đây mỗi người một phương để tìm kế sinh nhai, mà không biết tương lai
sẽ về đâu, khi nhà máy tạm dừng hoạt động từ tháng 3.2016.
Con đường về Nhà máy Bio-Ethanol ở KKT Dung Quất hiu quạnh, khiến cho
đoạn đường như trở nên xa xôi hơn. Tôi ghé quán nước gần nhà máy nghỉ
chân buổi trưa sau một chặng đường xa để chờ đầu giờ chiều làm việc. Dù
"bị phá" giấc ngủ trưa, nhưng chị chủ quán vẫn đon đả đón khách: Từ sáng
giờ chú là người khách thứ 5 đấy. Kể từ ngày nhà máy dừng hoạt động,
buôn bán ở đây ế ẩm. Cuộc sống công nhân “thoi thóp” đã đành, chúng tôi
buôn bán ở đây cũng vạ lây. Mà nghỉ bán thì chỉ có con đường vào Nam
kiếm sống, hoặc lên Tây Nguyên hái cà phê thuê, vì ở quê ruộng vườn đều
bị thu hồi để xây dựng nhà máy.
Nhà máy Bio-Ethanol đìu hiu.
Lời than vãn của chị chủ quán càng khiến tôi thêm nhói lòng. Bởi lẽ, sau
khi NMLD Dung Quất đi vào sản xuất năm 2009, rồi đến lượt Nhà máy
Bio-Ethanol Dung Quất được vận hành (2012), người dân khu đông Bình Sơn
và nhiều kỹ sư, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông dọc các tỉnh
miền Trung “đang khát việc làm” như vớ được chiếc phao. Ngày đó, thu
nhập của cán bộ kỹ sư, công nhân NMLD Dung Quất gọi là “VIP 1”, thì thu
nhập ở Nhà máy Bio-Ethnol Dung Quất cũng không “hổ danh là đàn em”. Nói
chung được vào đây làm việc là giấc mơ của nhiều người, nhất là người
dân khu đông Bình Sơn. Lau những giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt hốc
hác bởi những lo toan mưu sinh hằng ngày, chị Nguyễn Thị Phường (34
tuổi) thôn Long Bình, xã Bình Hòa (Bình Sơn), thở dài: Về đâu bây giờ hả
anh! Bao nhiêu toan tính, dự định giờ đành gác lại để lo chạy từng bữa
ăn cho gia đình.
Nhà máy được khởi công xây dựng tháng 9.2009 trên diện tích gần 25ha, với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng, công suất 100.000m3
Ethanol/năm. Đầu năm 2012 đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho
trên 200 cán bộ kỹ sư, công nhân và lao động. Đến giữa năm 2015 thì hoạt
động cầm chừng và đầu năm 2016 thì tạm dừng hoạt động.
Ngày đó, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành
cấp thoát nước thuộc Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ Dung Quất,
chị Phường được nhận vào làm ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất mà lòng phơi
phới niềm vui, vì doanh nghiệp đã giữ lời là tạo việc làm cho người dân
địa phương. Năm 2011, chị Phường lại đón tin vui mới khi được công ty
điều sang làm việc ở Nhà máy Bio – Ethanol, vì lúc này Nhà máy đóng tàu
Dung Quất đang trong tình trạng “ăn đong”. Sau 6 tháng cử đi học tập tại
Vũng Tàu, chị Phường được ký hợp đồng làm việc 1 năm, rồi 3 năm.
Đến tháng 5.2015, chị vui mừng khôn tả khi được ký hợp đồng dài hạn. Thế
nhưng, niềm vui ấy không trọn vẹn, vì cũng từ thời điểm này, nhà máy
hoạt động trong tình cảnh “thoi thóp từng ngày”... Việc làm, lương, phụ
cấp chức vụ cứ giảm dần theo thời gian, cuối năm 2015 chỉ còn 50% thu
nhập so với trước đây và đến tháng 3.2016 thì việc làm của hàng trăm con
người ở đây trở nên ảm đạm, vì bị nghỉ việc không lương, “ngày về” cũng
mịt mờ. “Tôi và nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân rời nhà máy mà lòng quặn
thắt bởi không được hưởng một chế độ, quyền lợi gì cả. Cùng nhau đi gõ
cửa khắp các cơ quan chức năng nhưng chưa có một câu trả lời thỏa
đáng...”, chị Phường kể mà nước mắt cứ tuôn ra.
Tình cảnh như chị Phường không phải là trường hợp hiếm sau khi Nhà máy
Bio-Ethanol dừng sản xuất, vì lúc còn hoạt động có trên 200 cán bộ kỹ
sư, công nhân và lao động, nhưng nay nhà máy chỉ giữ lại khoảng vài chục
người để bảo dưỡng và bảo vệ nhà máy.
Chị Phường đang chuẩn bị nguyên liệu cho nồi cháo chiều.
Như anh Võ Văn Thành, thôn Đông Lỗ, Bình Thuận (Bình Sơn), tốt nghiệp
chuyên ngành cơ khí, được nhận vào làm ở bộ phận bảo dưỡng từ năm 2012,
với thu nhập không cao như ở NMLD nhưng cũng thuộc dạng khá, nhưng rồi
niềm vui ấy không được bao lâu. Anh quay về nhà sống trong tình cảnh
không có việc làm, đất, ruộng vườn cũng không, trong khi gia đình 6
miệng ăn chỉ biết trông chờ vào anh, khiến anh nhiều khi rơi vào bế tắc.
May mắn cho anh Thành là mới đây Công ty Đại Dũng nhận vào làm công
nhật với thu nhập 100 nghìn đồng/ngày (làm 14 tiếng đồng hồ/ngày, từ 7
giờ sáng - 22 giờ 30 phút).
Dù công việc vất vả, thu nhập thấp nhưng anh Thành vẫn nở nụ cười mãn
nguyện, vì theo anh Thành hiện còn có rất nhiều công nhân bươn chải khắp
nơi nhưng vẫn không tìm được việc làm. “Cái mà chúng tôi lo nhất hiện
nay là các chế độ bảo hiểm sẽ phải tính toán thế nào để khỏi ảnh hưởng
đến quyền lợi, vì chúng tôi phần lớn là công nhân nghèo”, anh Thành,
chia sẻ với giọng đượm buồn.
Với những cán bộ, kỹ sư, công nhân được nhà máy giữ lại cũng chẳng vui
sướng gì, vì thu nhập cũng “ba cọc bảy đồng”. Hơn 30 cán bộ kỹ sư, công
nhân giỏi của nhà máy được biệt phái qua làm việc ở NMLD Dung Quất cũng
chỉ phụ giúp những việc vặt nên có không ít người sinh ra tư tưởng chán
nản. Anh A. bộc bạch: Cũng là kỹ sư, nhưng nhìn bên NMLD Dung Quất anh
em nhận lương tháng vài chục triệu đồng, còn bên này chỉ vài triệu đồng,
nhưng nếu bỏ đi thì mất hết quyền lợi bấy lâu nay cống hiến, nhưng cũng
chắc gì có việc làm, nên đành “ngậm bồ hòn” chờ vận may.
Điều lạ thay ở đây là, dù quyền lợi bị ảnh hưởng nhưng không phải cán bộ
kỹ sư, công nhân nào cũng “dám” trải lòng thật như anh A, mặc dù đang
thất nghiệp. Bởi lẽ theo anh A. họ nghĩ rằng không lẽ nhà máy nghìn tỷ
này “bị bỏ chết” một cách oan uổng như thế này sao! Biết đâu ở phía cuối
đường hầm lại có được ánh sáng của bình minh?
Khổ theo... nhà máy
Đâu chỉ riêng cán bộ kỹ sư, công nhân nhà máy, những người “ăn theo”
nhà máy như dân trồng mì (sắn), buôn bán, kinh doanh nhà trọ... cũng
khổ theo khi nhà máy ngừng hoạt động. Bà Nguyễn Thị Kim Nhung, quê ở
thôn Thuận Phước, xã Bình Thuận (Bình Sơn), một trong sáu chủ hàng quán
ăn quy mô lớn, kể trong nước mắt: Vợ chồng tôi có rẫy cà phê ở Đăk –
Nông đang trong thời kỳ ăn nên làm ra, nhưng quyết định bán để về quê mở
hàng quán kinh doanh, hy vọng vừa được ở gần cha mẹ, con cái vừa có thu
nhập để lo cuộc sống gia đình. Gần 2 năm đầu, nhà máy hoạt động ổn
định, gia đình làm ăn khấm khá. Thế nhưng từ năm 2015 đến nay số người
vào quán mỗi ngày chưa đếm hết đầu ngón tay. Số tiền gần cả trăm triệu
đồng đầu tư vào đây giờ đổi lấy sự thất vọng tràn trề. Quá túng thiếu,
chồng chị Nhung đành khăn gói vào Sài Gòn làm thuê kiếm tiền nuôi con ăn
học... Còn bà Thọ đầu tư hơn 20 triệu đồng thuê đất mở quán nước, giờ
đây bán không được đành trả lại mặt bằng cho chủ đất.
Theo một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Bình Sơn, ngày nhà máy đi vào
hoạt động, chính quyền và nhân dân Bình Sơn cũng rất phấn khởi, vì có cơ
hội phát triển diện tích cây mì. Theo đề nghị của nhà máy, huyện và các
xã khu tây và phía nam của huyện đã quy hoạch vùng trồng mì, tổ chức
tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, nhưng rồi nay nhà máy thế
này khiến chính quyền khó ăn khó nói với dân. Cũng theo vị cán bộ này,
trước những bức xúc của dư luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Như Sô đã
chỉ đạo BQL KKT Dung Quất, lãnh đạo nhà máy có báo cáo làm rõ nguyên
nhân vì sao nhà máy dừng hoạt động để tỉnh báo cáo Chính phủ xin ý kiến,
nhưng rồi đến nay vẫn chưa có phản hồi.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét