Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 52

 
Một Mai Giã Từ Vũ Khí Duy Khánh Lâm

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
 
ERA UMA VEZ NO OESTE

------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
ERA UMA VEZ NO OESTE | Clássico da História do Cinema
  
ERA UMA VEZ NO OESTE DUBLADO
  
Once Upon a Time in the West 

Chiến dịch biến Napoleon thành huyền thoại quân sự

Tài cầm quân xuất chúng giúp Napoleon chỉ huy đội quân yếu ớt đánh bại đối thủ áp đảo về quân số trên chiến trường Italy năm 1796.

Năm 1792, Chiến tranh liên minh lần thứ nhất nổ ra khi một số cường quốc châu Âu chung sức chống Cộng hòa Pháp sau cuộc cách mạng nổ ra ở nước này. Cuộc tấn công Italy năm 1796 là một phần trong cuộc chiến, cũng là một trong những chiến dịch quân sự quan trọng nhất sự nghiệp của Napoleon Bonaparte, đưa ông lên hàng ngũ chỉ huy kiệt xuất và mở đường cho loạt chiến thắng của Pháp trước khi Napoleon lên ngôi hoàng đế.
Trong chiến dịch này, tương quan lực lượng giữa Pháp và đối thủ Áo không thay đổi so với những cuộc giao tranh trước thời điểm diễn ra cách mạng Pháp. Sự khác biệt duy nhất là cách dùng binh của Napoleon. Ông cho quân đội hành quân thần tốc đến Italy, khiến đối phương không kịp trở tay bằng sự nhanh nhẹn, quyết đoán và linh hoạt trên chiến trường.
Trận đánh ở cầu Lodi năm 1796. Ảnh: War History.
Trận đánh ở cầu Lodi năm 1796. Ảnh: War History.
Italy vào thời điểm đó không phải một quốc gia thống nhất, mà là tập hợp gồm nhiều bang thành khác nhau. Quân Áo áp đặt quyền cai trị trực tiếp hoặc điều khiển các chính quyền bang thành thông qua ảnh hưởng chính trị.
Khi đặt chân tới miền bắc Italy vào tháng 3/1796, Napoleon nắm trong tay 60 khẩu pháo và 37.000 binh sĩ, đa phần là những người ốm yếu, vô kỷ luật, lại không có lực lượng chi viện vì Pháp đang dồn lực cho cuộc tấn công quy mô lớn vào Rhine.
Ở bên kia chiến tuyến, quân Áo và đồng minh áp đảo về quân số với hơn 50.000 người. Tuy nhiên, tài năng của Napoleon đã biến quân Pháp rệu rã thành lực lượng đầy kiêu hãnh.
Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch Italy diễn ra ở Montenotte ngày 12/4. Napoleon dàn quân trên một đỉnh đèo rồi dụ một phần lực lượng Áo tiến vào. Sau đó, Pháp tấn công với quân số áp đảo, chia cắt quân Áo với đồng minh ở Piedmont, tây bắc Italy.
Áp dụng chiến thuật "tốc chiến tốc thắng", đội quân của Napoleon đánh bại quân Piedmont ở Millesumo và Vico, quân Áo ở Dego và Ceva, buộc đối phương co cụm phòng ngự. Sau các trận đánh này, Napoleon tiếp tục phát động chiến tranh tổng lực nhằm vào lực lượng Piedmont và giành chiến thắng ở Mondovi.
Quân Piedmont phải đầu hàng và chấp nhận hiệp ước đình chiến Cherasco ngày 28/4. Napoleon chỉ mất một tháng để đánh bại quân Piedmont, lực lượng từng chống Pháp suốt hơn ba năm trước đó. Quân Pháp mất 6.000 binh sĩ, trong khi tổn thất của quân Áo và đồng minh là hơn 25.000 người.
Napoleon dẫn đầu đội quân vượt cầu Arcole. Ảnh: War History.
Napoleon cầm cờ dẫn đầu đội quân vượt cầu Arcole. Ảnh: War History.
Sau chiến thắng này, quân Napoleon tiếp tục hướng về Milan, nơi họ đối đầu lực lượng Áo ở cầu Lodi. Cây cầu rộng gần 4 m, dài 61 m và luôn có một khẩu đội pháo binh Áo canh gác.
Napoleon cho kỵ binh vòng bên sườn để tìm đường vượt sông, đồng thời ra lệnh cho bộ binh vượt cầu tấn công để cầm chân đối phương. Chiến thuật này khiến bộ binh Pháp chịu thiệt hại nặng vì trúng đạn pháo của Áo. Một số binh sĩ nhảy xuống sông để tránh đạn và sống sót, nhưng bị kỵ binh đối phương tấn công khi bơi sang bờ bên kia.
Tuy nhiên, lúc này kỵ binh Pháp đã kịp vòng qua sông và bất ngờ tấn công thọc sườn khiến quân Áo không kịp trở tay. Việc đánh bại quân Áo tại cầu Lodi giúp Napoleon chiếm được Milan.
Nhận lệnh từ chính quyền Pháp, Napoleon tiếp tục hành quân đến miền trung Italy, nơi ông được tặng nhiều kiệt tác nghệ thuật để không tấn công các vùng lãnh thổ của Giáo hoàng. Một cánh quân Áo được điều đến đây nhưng bị quân đội Pháp đánh bại ở Lonato.
Sau khi chiến thắng quân Pháp ở vùng Rhine, Áo điều thêm quân đến Italy để đối phó quân đội Napoleon. Ngày 12/10, Napoleon chịu thất bại đầu tiên ở ngoại ô Verona.
Vài ngày sau, ông tìm lại niềm vui chiến thắng bằng trận đánh ở Arcole. Ban đầu, ông chỉ huy quân băng cầu với hy vọng giành thắng lợi như ở Lodi. Khi kế hoạch thất bại, Napoleon cho quân vòng xuống phía nam, xây cầu nổi trên đầm lầy và đánh thọc sườn quân Áo. Dù hai bên đều chịu thương vong lớn, quân đội Pháp là những người giành chiến thắng ở Arcole.
Cuộc chiến kéo dài suốt mùa đông với nhiều trận giao tranh nhỏ. Hai bên đều chịu thương vong nhưng Áo không thể tái chiếm những lãnh thổ bị mất. Tháng 1/1797, quân Napoleon đánh bại đối phương ở Mantua, buộc 30.000 quân Áo đầu hàng.
Dù thất bại, Áo vẫn không chịu đàm phán hòa bình cho đến tháng 4/1797. Napoleon tự mình đứng ra thương lượng, thay vì để công việc này cho các nhà ngoại giao và chính trị.
Quân Pháp tiến vào Rome năm 1798. Ảnh: Hippolyte Lecomte.
Quân Pháp tiến vào Rome năm 1798. Ảnh: Hippolyte Lecomte.
Áo đã nhượng bộ đáng kể ở Italy và thuộc địa của họ ở Bắc Âu. Bỉ, Hà Lan và bờ tây sông Rhine trở thành lãnh thổ của Pháp, các khu vực Napoleon chiếm được ở miền bắc Italy cũng giành độc lập và trở thành Cộng hòa Cisalpine.
Napoleon sau đó tìm cách lan truyền tin tức về sự vĩ đại của mình. Ông yêu cầu hai tờ báo tung hô thành công cả trong quân đội và ở quê nhà để tăng danh tiếng, mở đường cho việc lên ngôi hoàng đế sau này.
Duy Sơn (Theo War History)

Quá trình chế tạo bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô

Quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô được chế tạo trong bí mật, mọi thông tin liên quan đều được mã hóa, theo tài liệu mới giải mật.

Tập đoàn năng lượng hạt nhân Nga (Rosatom) hôm 21/10 công bố hàng chục trang tài liệu về dự án chế tạo bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô, trong đó bao gồm cả những hình ảnh chưa từng được công bố về quả bom trong quá trình phát triển.
Ngay từ đầu Thế chiến II, Mỹ, Anh và Liên Xô đã bắt đầu chạy đua phát triển vũ khí nguyên tử. Cuối năm 1941, chính phủ Mỹ đầu tư mạnh tay cho chương trình chế tạo bom hạt nhân nhằm giành ưu thế trước đối phương. Kết quả của dự án này là hai quả bom ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945, đánh dấu lần đầu tiên và duy nhất con người sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh.
Vụ thử quả bom RDS-1 ngày 29/8/1949. Video: Radiation Hazard/Youtube.
Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã khiến lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin bị sốc. Chính quyền Liên Xô khi đó coi phát triển vũ khí hạt nhân là ưu tiên hàng đầu với an ninh quốc gia và thúc đẩy dự án bí mật nhằm giành lại cân bằng sức mạnh với Mỹ.
Sắc lệnh phát triển bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô được thông qua vào tháng 6/1946. Các nhà khoa học không chỉ phải chạy đua với thời gian mà còn phải làm việc trong môi trường bí mật tuyệt đối.
Trong các tài liệu được Rosatom công bố, có 3 trang văn bản đánh máy được gửi tới giám đốc Cục Chế tạo số 11 Pavel Zernov, yêu cầu ông phát triển "động cơ phản lực C (RDS) với phiên bản sử dụng nhiên liệu nặng (C-1) và nhẹ (C-2)" dưới sự giám sát của Phòng thí nghiệm số 2 thuộc Học viện Khoa học Liên Xô.
Tài liệu này dường như không liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, "động cơ phản lực C" chính là tên mã của quả bom hạt nhân đầu tiên, sau này được mang định danh đầy đủ là RDS-1 "Pervaya Molniya" (Tia chớp Đầu tiên).
"Nhiêu liệu nặng C-1" là từ khóa ám chỉ nguyên liệu hạt nhân plutonium được làm giàu cấp độ cao, trong khi "nhiên liệu nhẹ C-2" chính là uranium làm giàu.
Mô hình bom RDS-1 trong quá trình chế tạo. Ảnh: Rosatom.
Mô hình bom RDS-1 trong quá trình chế tạo. Ảnh: Rosatom.
Các nhà khoa học trong dự án phải báo cáo tiến độ với chính phủ Liên Xô hàng tháng. Tên của họ cũng được giấu kín trong các tài liệu và chỉ được nhắc tới bằng chữ cái đầu tiên. Toàn bộ chữ cái này đều được thêm vào một cách thủ công để bảo đảm bí mật.
Nguồn lực đầu tư khổng lồ cùng thông tin tình báo giá trị từ các điệp viên ở Mỹ giúp Liên Xô đẩy nhanh tiến độ phát triển bom hạt nhân.
Ngày 29/8/1949, Liên Xô thử nghiệm thành công quả bom RDS-1 ở bãi thử Semipalatinsk, Kazakhstan và trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân. RDS-1 có sức công phá tương đương 22.000 tấn thuốc nổ TNT, mạnh hơn cả hai quả bom Mỹ thả xuống Nhật.
Ngày 1/9, trinh sát cơ WB-29 của không quân Mỹ phát hiện bụi phóng xạ trong khí quyển khi bay từ Nhật Bản tới bang Alaska. Dữ liệu từ chuyến bay này được so sánh với thông tin thu được trong những nhiệm vụ sau đó, giúp Mỹ xác nhận Liên Xô thử thành công một quả bom nguyên tử.
Việc bảo mật cho dự án RDS-1 của Liên Xô đã thành công khi tình báo Mỹ hoàn toàn bất ngờ. Chính phủ và quân đội Mỹ trước đó cho rằng Liên Xô chưa đủ khả năng phát triển thành công loại vũ khí này.
Mô hình quả bom RDS-1 hoàn chỉnh được trưng bày tại Moskva. Ảnh: Sputnik.
Mô hình quả bom RDS-1 hoàn chỉnh được trưng bày tại Moskva. Ảnh: Sputnik.
Theo học giả Mỹ J.W. Smith, Washington lúc đó không coi Moskva là mối đe dọa thực sự khi tổng thu nhập quốc nội của Liên Xô chỉ là 65 tỷ USD so với 250 tỷ của Mỹ. Các chiến lược gia Lầu Năm Góc thậm chí còn nhận định rằng Moskva hoàn toàn không có khả năng phản công và sẽ bị tiêu diệt nếu nổ ra xung đột.
"Các chiến lược gia Mỹ tin rằng họ sẽ hưởng thế độc quyền hạt nhân ít nhất đến sau năm 1954", học giả Smith khẳng định.
Cuộc thử nghiệm đã phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mỹ và thay đổi đáng kể cân bằng sức mạnh thời hậu Thế chiến II. Washington buộc phải "chào đón" Liên Xô với vai trò cường quốc ngang bằng, đồng thời tính đến lợi ích của nước này và các đồng minh trong mọi sách lược.
Vũ Anh (Theo RT)

Vụ đánh bom giết 241 lính Mỹ ở Lebanon

Chiếc xe bom lao vào doanh trại Mỹ ở thủ đô Lebanon ngày 23/10/1983, nhưng lính gác không kịp ngăn chặn vì chấp hành quy tắc giao chiến.

Năm 1975, nội chiến Lebanon bùng nổ giữa lực lượng dân quân Hồi giáo và du kích Palestine với các nhóm vũ trang Thiên chúa giáo. Các nỗ lực của Syria, Israel và Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết xung đột ở quốc gia này đều thất bại, khiến bạo lực vẫn tiếp diễn.
Lực lượng đa quốc gia (MNF), trong đó có 800 lính thuỷ quân lục chiến Mỹ, được triển khai tới thủ đô Beirut ngày 20/8/1982 để đảm bảo du kích Palestine rút hết khỏi Lebanon.
Các nhóm dân quân Hồi giáo phản đối sự hiện diện của MNF trên lãnh thổ Lebanon, nhiều lần pháo kích vị trí của lực lượng này, nhưng binh sĩ Mỹ và Pháp thường đáp trả rất hạn chế để duy trì vị trí trung lập trong cuộc xung đột.
Căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ tại Beirut năm 1982. Ảnh: Wikipedia.
Căn cứ lính thủy đánh bộ Mỹ tại Beirut năm 1982. Ảnh: Wikipedia.
Thuỷ quân lục chiến Mỹ đề ra 10 nội quy cho lực lượng làm nhiệm vụ tại Lebanon, trong đó nhấn mạnh tránh đọ súng với các nhóm vũ trang khác. Khi tuần tra, lính Mỹ chỉ được lên đạn và mở khóa an toàn nếu có lệnh của sĩ quan chỉ huy hoặc trường hợp tự vệ khẩn cấp.
Tuy nhiên, những nỗ lực này không giúp Mỹ giảm mâu thuẫn với phe Hồi giáo ở Lebanon. Ngày 18/4/1983, một nhóm vũ trang kích nổ quả bom xe cạnh đại sứ quán Mỹ tại Beirut khiến 63 người thiệt mạng và 120 người bị thương.
Tổ chức Thánh chiến Hồi giáo do Iran hậu thuẫn nhận trách nhiệm vụ đánh bom, tuyên bố mục tiêu là lực lượng nước ngoài can thiệp vào Lebanon. Sau cuộc tấn công, một số nghị sĩ Mỹ cho rằng Lầu Năm Góc nên rút lực lượng khỏi Lebanon nhằm tránh bị sa lầy, cũng như ngăn dư luận hiểu lầm về vai trò của Mỹ.
Sáng 23/10/1983, xe tải do tài xế người Iran Ismail Ascari điều khiển tiến vào sân bay quốc tế Beirut, đi thẳng tới doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ. Chiếc xe dễ dàng tiến đến gần vị trí của quân đội Mỹ mà không bị kiểm tra bởi lính gác tin rằng đây là xe chở nước. Trên thực tế, chiếc xe tải đang chất đầy thuốc nổ của lực lượng Hồi giáo.
Cột khói sau vụ nổ có thể thấy từ khoảng cách nhiều km. Ảnh: Wikipedia.
Cột khói sau vụ nổ có thể thấy từ khoảng cách nhiều km. Ảnh: Wikipedia.
Sau khi đi vào bãi đỗ, lái xe bất ngờ tăng ga và đâm thẳng qua bức tường ngăn cách với doanh trại Mỹ. Chiếc xe tiếp tục lao qua cổng giữa hai vọng gác rồi đâm vào sảnh toà nhà trong căn cứ. Lính gác được trang bị súng nhưng không kịp lên đạn do thực hiện đúng quy tắc giao chiến của chỉ huy.
Ascari kích hoạt khối thuốc nổ mạnh tương đương 9,5 tấn TNT, gây tiếng nổ lớn bên trong căn cứ, nâng bổng tòa nhà 4 tầng, khiến 241 lính Mỹ thiệt mạng. Đây được coi là một trong những ngày đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong thập niên 1990.
Chỉ 10 phút sau, một xe bom cũng đâm vào doanh trại lính Pháp cách đó vài km. Tài xế bị bắn hạ và xe bị chặn lại, nhưng nó vẫn phát nổ và phá huỷ hoàn toàn toà nhà 9 tầng gần đó. Vụ tấn công khiến 58 lính dù Pháp thiệt mạng, trở thành thiệt hại nặng nhất đối với Pháp kể từ cuộc chiến Algeria năm 1962.
Mỹ và Pháp tuyên bố sẽ không rút quân và duy trì chính sách tại Lebanon để đối phó vụ đánh bom. Không quân hai nước cũng tung nhiều cuộc không kích vào vị trí của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vì tin rằng Tehran đứng sau những cuộc đánh bom này.
Tuy vậy, chính giới Mỹ tỏ ra không hài lòng với chính sách của tổng thống khi đó là Ronald Reagan. Lực lượng Hồi giáo cũng tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công nếu MNF không rút khỏi Lebanon trước năm 1984.
Hiện trường đổ nát sau vụ đánh bom ngày 23/10/1983. Ảnh: Wikipedia.
Hiện trường đổ nát sau vụ đánh bom ngày 23/10/1983. Ảnh: Wikipedia.
Ngày 7/1/1984, tổng thống Reagan ra lệnh cho thuỷ quân lục chiến Mỹ rút khỏi Lebanon, theo sau là lực lượng của Italy và Pháp. Đến tháng 7/1984, lực lượng trên bộ của MNF không còn hiện diện tại Lebanon.
Nhiều quan chức Mỹ tin rằng Iran và Hezbollah đứng sau hai vụ đánh bom, nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận cáo buộc đó. "Khi đó chúng ta không biết ai là kẻ đứng sau vụ đánh bom và đến giờ cũng vậy", Caspar Weinberger, bộ trưởng quốc phòng Mỹ giai đoạn 1981-1987, sau này cho biết.
Lã Linh (Theo War History)

Nghệ thuật điều binh khiển tướng của Hoàng đế Napoleon

Để điều hành đội quân lớn chinh chiến khắp châu Âu, hoàng đế Napoleon đã tạo ra một bộ máy quân sự với những chính sách cực kỳ hiệu quả.

nghe-thuat-dieu-binh-khien-tuong-cua-hoang-de-napoleon
Lễ đăng quang của Napoleon. Ảnh: War History.
Cuộc chinh phạt do Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte phát động khác xa những cuộc chiến trước đó, khi quân đội của ông liên tục chiến đấu, tung hoành khắp châu Âu. Để quản lý đội quân lớn như vậy, Napoleon phải dựa vào rất nhiều người cùng một số cơ chế giúp bộ máy quân sự hoạt động trơn tru, theo War History.
Phá vỡ các quy tắc cơ bản của nền Cộng hòa
Napoleon trở thành người đứng đầu Cộng hòa Pháp thời hậu cách mạng, nhưng chính ông cũng là người phá hủy các quy tắc cơ bản của nền cộng hòa bằng cách tự phong mình làm hoàng đế và đề ra những quy định "phi dân chủ" để thâu tóm quyền hành đối với quân đội.
Theo chế định của nền cộng hòa, vai trò của người đứng đầu nhà nước được tách biệt khỏi quân đội, nhằm đảm bảo xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến. Thế nhưng, Napoleon lại là người hợp nhất hai chức danh này và không bao giờ tìm cách tách biệt chúng.
Việc đứng đầu nhà nước và quân đội giúp Napoleon đưa ra các biện pháp cần thiết để hỗ trợ chiến tranh và lực lượng tham chiến. Bất đồng giữa quân đội và chính phủ dân sự chấm dứt khi cả hai cơ quan đều dưới quyền điều hành của Napoleon.
Thành lập Bộ Chiến tranh
Bộ Chiến tranh là cơ quan dân sự thực hiện các chức năng kiểm soát cần thiết đối với quân đội. Nhưng từ năm 1802, Napoleon ra lệnh tách cơ quan này thành Bộ Chiến tranh và Bộ Quản lý Chiến tranh.
Bộ Chiến tranh phụ trách các lĩnh vực mang tính quân sự trực tiếp hơn trong quản lý quân đội, như tuyển quân, trả lương, đề bạt thăng tiến và điều chuyển lực lượng. Bộ Quản lý Chiến tranh đảm nhận các nhiệm vụ hậu cần như cung cấp lương thực, sắp xếp việc vận chuyển và thành lập bệnh viện.
Sau khi tách ra, cả hai cơ quan này đều có số lượng nhân sự tăng chóng mặt, từ 500 người vào năm 1802 lên 1.500 người vào năm 1814.
Thành lập các sư đoàn
Năm 1791, Napoleon thành lập 23 sư đoàn theo vị trí địa lý. Hệ thống này được Napoleon duy trì và mở rộng khi chiếm được lãnh thổ các nước láng giềng, tăng lên 32 sư đoàn vào năm 1811 và thêm 6 sư đoàn ở vương quốc Italy.
Mỗi vùng lãnh thổ đều lấy một thị trấn lớn làm trung tâm dưới quyền điều hành của một tướng cấp sư đoàn với sự hỗ trợ của các sĩ quan người địa phương. Nhiệm vụ của họ là phụ trách vấn đề quân sự ở địa phương, bao gồm cả việc tuyển quân.
Mở rộng thành phần đội ngũ sĩ quan
Đội ngũ sĩ quan đóng vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo và tổ chức. Napoleon đã dung hòa được các nhân tố truyền thống và mới mẻ trong quân đội của mình.
Rất nhiều quý tộc, tầng lớp sĩ quan truyền thống, là tướng dưới quyền của Naopleon. Hơn 75% tướng phục vụ trong quân đội trước thời cộng hòa, trong đó có 20-30% được phong tước quý tộc. Tuy nhiên, nhiều tướng cũng xuất thân từ tầng lớp lao động và nô lệ.
Phần đông đội ngũ sĩ quan dưới thời Napoleon xuất thân từ tầng lớp trung lưu và tiểu tư sản. Sự thông minh và giáo dục là yếu tố quan trọng, vì thế ông sẵn sàng kết hợp giới quý tộc cũ với sĩ quan bình thường để có được những nhân tài tốt nhất.
Thăng tiến và vinh danh
Trong chế độ cộng hòa, việc thăng tiến dựa trên tài năng, công trạng và đề cử từ quân đội. Napoleon bỏ qua tiêu chuẩn cuối nhưng vẫn duy trì hai tiêu chí đầu tiên.
nghe-thuat-dieu-binh-khien-tuong-cua-hoang-de-napoleon-1
Napoleon cùng các binh sĩ tại Wagram. Ảnh: War History.
Ông kiểm soát chặt tiêu chí đề bạt và thăng tiến, đích thân lựa chọn tướng lĩnh, chỉ huy quân đoàn và 1/3 sĩ quan cấp đại đội. Sự dũng cảm và tuổi quân là yêu cầu trên lý thuyết để thăng cấp. Tuy nhiên, Napoleon tập trung vào trình độ giáo dục và tư duy nhạy bén trong của các chỉ huy, chú trọng bổ nhiệm những người thuộc tầng lớp thượng lưu vào vị trí sĩ quan hàng đầu, do họ được đào tạo chính quy.
Với việc áp dụng vinh danh là nguyên tắc đạo đức trung tâm của quân đội, Napoleon dường như quay trở lại chế độ quân chủ cũ khi chú trọng vinh quang, sự dũng cảm và thành tích cá nhân, thay vì sự phục tùng và chủ nghĩa yêu nước bình đẳng của những người cộng hòa.
Các chiến binh vĩ đại trong quá khứ và hiện tại đều được vinh danh, giúp Napoleon xây dựng văn hóa quân đội phù hợp với tham vọng của binh sĩ, khuyến khích hành động thông minh, dũng cảm mà ông tin sẽ giúp quân đội giành chiến thắng.
Duy Sơn

Vị tướng 'Quỷ đen' của Napoleon khiến kỵ binh Áo khiếp sợ

Tướng Thomas-Alexandre Dumas một mình chống lại cả đội kỵ binh Áo để đồng đội rút lui trong trận chiến năm 1797 ở Italy.

Tướng Thomas-Alexandre Dumas. ảnh: Wikipedia.
Tướng Thomas-Alexandre Dumas. ảnh: Wikipedia.
Năm 1797, Thomas-Alexandre Dumas, một vị tướng cấp sư đoàn trong quân đoàn Pháp tại Italy dưới quyền của Napoleon Bonaparte, cố gắng đẩy lùi quân đội Áo trong liên minh chế độ quân chủ nhằm ngăn chặn cuộc cách mạng Pháp trước khi nó lan rộng.
Trong trận đánh này, tướng Dumas đã sử dụng con ngựa chết làm lá chắn và chỉ dùng vũ khí duy nhất là thanh gươm để một mình chống lại cả một đội kỵ binh Áo tại cây cầu nhỏ ở làng Klausen để cho 30 đồng đội rút lui. Khi quân tiếp viện đến nơi đẩy lùi quân Áo, họ vô cùng kinh ngạc trước cảnh tượng trước mắt.
Dumas, con trai một quý tộc da trắng Pháp và một phụ nữ da đen, cha của nhà văn Alexandre Dumas nổi tiếng, là tướng da đen đầu tiên của Pháp cũng như tướng 4 sao duy nhất trong một quân đội toàn người da trắng của Napoleon, theo Bussiness Insider.
Sinh ra ở Haiti, Dumas chuyển đến Pháp ở cùng cha khi còn nhỏ và gia nhập quân đội vài năm trước khi cách mạng Pháp nổ ra.
"Dumas có thể không phải nhà chiến lược và chiến thuật thiên tài như hoàng đế Napoleon Bonaparte, nhưng ông là người có năng lực, thông minh, nhiệt huyết và hoài bão. Nếu cuộc Cách mạng Pháp không nổ ra, có lẽ ông kết thúc sự nghiệp nhà binh với cấp bậc trung sĩ thay vì trở thành tướng", sử gia John G. Gallaher viết.
Dumas cũng được biết đến là người có sức mạnh phi thường, đồng thời nổi tiếng với kỹ năng chiến đấu đến mức kẻ thù khiếp sợ và gọi ông là "Quỷ đen". Đây là sức mạnh giúp Dumas một mình chống lại cả đội kỵ binh Áo ở Klausen.
"Tôi nằm đó và hết sức kinh ngạc", Paul Ferdinand Stanislas Dermoncourt, sĩ quan phụ tá của Dumas, người bị thương ở cạnh ông khi đó, nhớ lại. "Tướng Dumas đã giết 7-8 tên địch và khiến khoảng 15 tên khác bị thương", ông nói.
Khi quân chi viện cho Dumas đến nơi, dù bị vài vết thương do bị kiếm chém, ông vẫn nhảy lên ngựa và truy kích quân Áo. "Tướng Dumas đã một mình giết được nhiều kỵ binh địch và một mình ngăn đội kỵ binh địch qua cầu, cầm cự cho đến khi quân tiếp viện đến", Napoleon viết trong bức thư gửi chính quyền cách mạng Pháp để tuyên dương Dumas.
Tuy nhiên, Dumas và Napoleon sau đó không có chung chí hướng. Vài năm sau khi họ đến Ai Cập, Dumas đã chỉ trích hoàng đế vì cuộc xâm lược tại đây và thậm chí đề nghị hồi hương sớm khiến vị hoàng đế tương lai hết sức tức giận.
Khi trở về Pháp, Dumas bị bắt giữ và tống vào tù trong gần hai năm trước khi được thả. Thời gian ngắn sau đó ông qua đời vì thể chất suy yếu sau thời gian bị giam cầm trong tù.
Duy Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét