Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

CHUYỆN ÍT BIẾT 69

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tên HÀ NỘI Được Bắt Nguồn Từ Đâu? - Choáng Với Giả Thuyết Bẻ Cong Lịch Sử Việt Nam

Vì sao trùm phát xít Hitler phải tiêm “Viagra nguyên thủy”?

Thứ Năm, ngày 10/10/2019 17:00 PM (GMT+7)

Nhóm tác giả cuốn sách “Was Hitler Ill?” (Hitler bị ốm?) cho rằng, trong giai đoạn lãnh đạo Đức quốc xã, Adolf Hitler đã dùng 82 loại thuốc khác nhau, trong đó có “Viagra nguyên thủy” – tiêm testosterone và hỗn hợp tinh dịch, tuyến tiền liệt của bò.

Vì sao trùm phát xít Hitler phải tiêm “Viagra nguyên thủy”? - 1
Eva Braun và Adolf Hitler hồi tháng 6/1942. Ảnh: Getty.
Theo cuốn sách “Was Hitler Ill?” của nhà sử học Đức Henrik Eberle và giáo sư y khoa Hans-Joachim Neumann dựa trên các tài liệu y khoa và quân sự trong kho lưu trữ, trùm phát xít Hitler rất sợ uống thuốc nên hầu hết thuốc được đưa vào cơ thể theo đường tiêm.
Sách chủ yếu dựa vào các tài liệu của bác sĩ Theodor Morell – người bị nhiều quan chức Đức quốc xã coi là lang vườn nhưng rất được Hitler tin dùng. Theo đó, năm 1944, Morrell bắt đầu tiêm testosterone và hỗn hợp tinh dịch cùng tuyến tiền liệt của bò đực còn non cho Hitler để tăng khả năng giường chiếu của trùm phát xít. Bác sĩ riêng Morel thường tiêm cho Hitler liều thuốc Testoviron (chứa nội tiết tố nam testosterone), thường là trước khi Hitler qua đêm với người tình Eva Braun.
Hitler (lúc đó 55 tuổi) tin rằng, phương thuốc đó đem lại cho mình năng lượng cần thiết để vui vầy cùng người tình trẻ Braun (lúc đó 32 tuổi). Tháng 4/1945, Braun chết cùng Hitler trong một hầm ngầm ở Berlin với tư cách cô dâu mới. Chỉ một ngày sau đám cưới, Hitler (56 tuổi) tự sát bằng súng còn Braun (33 tuổi) uống thuốc độc cyanide (xy-a-nua).

Hồ sơ của bác sĩ Morell cho thấy, Hitler từng sử dụng các liều nhỏ Pervitin (một loại ma túy đá), đường glucose, ma túy tổng hợp methamphetamine, thuốc an thần, thuốc phiện… Có ngày, ông ta phải dùng đến 28 loại thuốc khác nhau.
Một số tài liệu khác cho thấy Hitler rất sợ ung thư, bị huyết áp cao, chuột rút, đau đầu, cắt polyp ở dây thanh đới vài lần. Hitler cũng bị đầy hơi nặng, phải dùng liều cao thuốc chống đầy hơi chứa một lượng nhỏ chất độc thần kinh strychnine – một thành phần của thuốc chuột.
Sau khi nghiên cứu thành phần của thuốc chống đầy hơi, Henrik Eberle và Hans-Joachim Neumann kết luận, Morell không có ý đầu độc Hitler mà tuân thủ mọi chỉ đạo của trùm phát xít. Theo họ, cuối đời, Hitler mắc bệnh Parkinson - bệnh về hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động (run tay chân, cứng cơ…).
Hai tác giả cuốn sách “Was Hitler Ill?” viết rằng, họ không tìm thấy bằng chứng để chứng thực ba thông tin: Hitler chỉ có một tinh hoàn, dương vật bị biến dạng vì hồi còn trẻ bị dê cắn và tính cách của Hitler bị ảnh hưởng bởi các chất kỳ dị. Họ cũng không tìm thấy bằng chứng về việc Hitler bị bệnh giang mai.
Lý do trùm phát xít Hitler chưa bao giờ ”quan hệ” với vợ
Adolf Hitler chưa bao giờ quan hệ tình dục với vợ Eva Braun vì bà mắc một căn bệnh hiếm gặp, theo một tuyên bố gây sốc.

Tùng Gia (Tiền Phong)




Điều ít biết về thiên tài Albert Einstein: Mắc chứng chậm nói, có con ngoài giá thú

Thứ Năm, ngày 10/10/2019 12:00 PM (GMT+7)

Là một thiên tài vĩ đại của thế giới, ít ai ngờ rằng Albert Einstein từng bị chậm nói, mắc bệnh tự kỷ và ngoại tình với một gián điệp Nga.

Chậm nói và mắc chứng chậm phát triển
Điều ít biết về thiên tài Albert Einstein: Mắc chứng chậm nói, có con ngoài giá thú - 1
Albert Einstein 3 tuổi. Ảnh Wikipedia
Ngay từ khi chào đời, Einstein là một cậu bé có cái đầu to hơn bình thường, khiến mẹ của ông khó khăn trong quá trình sinh nở. Các bác sĩ đã rất vất vả mới có thể đưa ông ra khỏi cơ thể mẹ một cách an toàn.
Không chỉ có cái đầu to bất thường, ngoại hình của Einstein lúc mới sinh ra đã không được "thuận mắt". Bác sĩ và y tá đều cho rằng lớn lên, ông sẽ mắc chứng bệnh chậm phát triển.
Quả đúng như vậy, cậu bé Einstein chậm nói hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa, lại mắc thêm chứng tự kỷ. Gần 4 tuổi, Einstein mới bập bẹ nói những tiếng đầu tiên. Điều này đã khiến cha mẹ ông lo lắng.
Tuổi thơ của thiên tài gắn liền với nhiều chuyến viếng thăm tới bác sĩ. Chia sẻ về thời thơ ấu, ông từng nói: "Bố mẹ tôi đã lo sợ đến mức họ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tôi không thể khẳng định lúc đó mình bao tuổi, nhưng chắc chắn là không dưới ba tuổi".

Từ bỏ quốc tịch Đức khi mới 16 tuổi
Điều ít biết về thiên tài Albert Einstein: Mắc chứng chậm nói, có con ngoài giá thú - 2
Thiên tài Albert Einstein từ bỏ quốc tịch Đức khi mới 16 tuổi
Từ khi còn nhỏ, Albert Einstein đã ghét nạn phân biệt chủng tộc và coi nó là không công bằng. Tuy nhiên, điều này lại rất phổ biến ở Đức vào thời bấy giờ. Chính vì thế, khi 16 tuổi, ông đã từ bỏ quốc tịch Đức và chính thức trở thành công dân Thụy Sĩ vào năm 1901.
Kết hôn với nữ sinh viên duy nhất trong lớp vật lý của mình
Mileva Marić là nữ sinh viên duy nhất trong khoa của Einstein tại trường Cao Đẳng Zürich. Bà rất say mê toán học, khoa học và là 1 nhà vật lí đầy tham vọng. Nhưng bà đã từ bỏ tham vọng đó khi kết hôn với Einstein và sinh con. Bà cũng là người vợ đầu tiên của thiên tài vật lý vĩ đại.
Có 1 đứa con ngoài giá thú
Người vợ đầu của Einstein là Mileva đã sinh con ngoài giá thú vào 1902 ở Serbia, lúc này cả 2 vẫn chưa kết hôn và bà đang sống với gia đình nhà ngoại. Em bé được đặt tên là Lieserl và các nhà sử học cho rằng đứa bé đã được gia đình khác nhận làm con nuôi hoặc bị mất vì bệnh sốt ban đỏ. Và Einstein cũng không hề được gặp đứa con gái ngoài giá thú này lần nào. Sự tồn tại của cô bé Lieserl được giấu kín cho đến khi các bức thư của Einstein được công bố rộng rãi vào năm 1987.
Dành hết số tiền từ giải Nobel đầu tiên cho người vợ đầu để ly dị
Trước khi giành giải Nobel, Einstein đã dự định tặng lại tất cả tiền thưởng cho người vợ đầu là Mileva Marić để bà đồng ý ly dị. Số tiền ông nhận được từ giải thưởng này lên đến con số 32.250 USD (khoảng 740 triệu đồng), cao hơn 10 lần mức lương giáo sư trung bình hằng năm của Einstein vào thời điểm đó.
Kết hôn với người em họ
Elsa, người vợ thứ 2 của Einstein lại chính là em họ của ông. 2 người kết hôn vào năm 1919. Trước khi đến với nhau, họ đã có quan hệ tình cảm từ năm 1912 và có nhiều đồn rằng Einstein và Elsa nảy sinh tình cảm ngay từ khi thiên tài vật lý chưa li dị người vợ đầu.
Bộ não của Einstein được đi "du lịch" nhiều nơi sau khi ông qua đời
Ngày 18/4/1955, nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 76 tại bệnh viện Princeton, tiểu bang New Jersey, Mỹ. Theo nguyện vọng của ông, gia đình Einstein đã tổ chức một lễ tang hoàn toàn riêng tư và chỉ có duy nhất một nhiếp ảnh gia là Ralph Morse của tạp chí Life đến tham dự.
Những bức ảnh cuối cùng về Einstein được giấu kín. 60 năm sau tạp chí Life mới cho đăng tải một số bức hình mà Morse chụp ngày chôn cất thiên tài khoa học này.
Ngay sau khi Einstein qua đời, bác sĩ Thomas Harvey đã mở hộp sọ của ông, tiêm chất chống phân hủy vào động mạch não, đặt vào trong dung dịch bảo quản bộ não được xem là thông minh nhất lịch sử để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.
Hành động này đã khiến Harvey bị sa thải tại bệnh viện. Kể từ đó, bộ não của cố thiên tài Einstein luôn đi theo Harvey cho tới năm 2005, Harvey giao nộp lại mẫu vật quý báu cho bệnh viện Princeton. Hai năm sau đó, ông qua đời.
Trí thông minh của Einstein đến từ đâu? Bộ não của bậc thiên tài này có gì đặc biệt hơn với người thường? Đến nay bí ẩn về trí tuệ của nhà khoa học vĩ đại này vẫn chưa có lời giải.
Bí quyết sống hạnh phúc của thiên tài có bộ óc thông minh nhất hành tinh
Terence Tao được đánh giá là “một trong những bộ não vĩ đại nhất của ngành Toán ngày nay” đồng thời ông cũng 1 trong...

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)




Thiên tài hóa học vĩ đại nhất thế giới phát minh ra ma túy là ai?

Thứ Sáu, ngày 11/10/2019 01:00 AM (GMT+7)

Ông Albert Hofmann đã vô tình phát minh ra LSD – một loại chất gây ảo giác và làm thay đổi tâm trạng hay nó thẳng ra nói là một loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh.

Thiên tài hóa học vĩ đại nhất thế giới phát minh ra ma túy là ai? - 1
Albert Hofmann - nhà hóa học đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất thế giới. 
Albert Hofmann (11/1/1906-29/4/2008) được biết đến như một nhà khoa học người Thụy Sĩ nổi tiếng nhất thế giới. Albert là người đầu tiên nghiên cứu và tìm hiểu về tác động ảo giác của lysergic axit diethylamide (LSD). Ông cũng là người tiên phong trong việc tổng hợp, đặt tên hiện tượng ảo giác hợp chất nấm psilocybin và psilocin.
Không chỉ thế, Albert Hofmann còn là tác giả của hơn 100 bài khoa học và nhiều cuốn sách, trong đó nổi bật nhất phải kể đến LSD: My Problem Child. Năm 2007, cùng với Tim Berners-Lee, ông đứng đầu danh sách 100 thiên tài vĩ đại nhất được công bố bởi tờ báo danh tiếng nước Anh - Telegraph. Bên cạnh đó, với quãng đời hơn 102 năm.
Bên cạnh đó, Viện Công nghệ Liên bang (ETH Zurich) Thụy Sĩ cũng từng tôn vinh Albert Hofmann vào năm 1969 cùng với Gustav Guanella - anh rể của ông. Năm 1971, Hiệp hội dược phẩm của Thụy Điển (Sveriges Farmacevtförbund) trao cho Albert giải thưởng Scheele nhằm ca ngợi các thành tựu, nghiên cứu mà ông thực hiện được.

Phát minh độc ác nhất hành tinh
Ngày 16/4/1943, khi thực hiện các thí nghiệm bóc tách một loại nấm trên cây lúa mì, đột nhiên Albert Hofmann cảm thấy đầu óc chao đảo và tinh thần rơi vào trạng thái mơ màng. Tâm trí ông ngay lập tức xuất hiện những hình ảnh kỳ diệu, nhiều hình dạng màu sắc rực rỡ.
Ông nghi ngờ rằng mình đã hít phải chất liên quan đến LSD-25, một chất được nghiên cứu 5 năm trước. Sau đó, Albert đã tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời một chất mới mang tên LSD. Thử nghiệm trên chính mình, ông rơi vào một trạng thái điên rồ, mất cảm giác và không biết mình đang làm gì.
LSD (Lysergic Acid Diethylamide) vốn là một loại thuốc gây ảo giác và làm thay đổi tâm trạng, có thể coi là 1 loại ma túy gây ảo giác cực kỳ mạnh. LSD không vị, không mùi, và không màu.
Albert Hofmann biết rằng LSD là một chất hủy hoại thần kinh ghê gớm nhưng ông cũng hy vọng rằng loại chất này sẽ có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực y học, đặc biệt là lĩnh vực tâm thần học nên sau đó đã công bố phát minh này một cách rộng rãi.
Tuy nhiên, trái với niềm mong mỏi của Albert Hofmann, LSD sau đó chủ yếu bị lạm dụng như ma túy, gây ảnh hướng xấu đến toàn xã hội và hiện bị cấm sử dụng tại nhiều quốc gia.
Cũng chính vì vậy, ngoài việc được ca ngợi như một thiên tài, Albert còn được gọi là tác giả của phát minh “ác độc” nhất thế giới.
15 điều kỳ lạ về thiên tài và những người nổi tiếng trên thế giới
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Angelina Jolie từng có mơ ước thuở nhỏ là trở thành giám đốc nhà tang lễ.

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Người thi hành án tử các quan chức phát xít Đức

John C. Woods từng là lính đào ngũ, nhưng lại được chọn làm người thi hành án treo cổ hàng chục quan chức phát xít Đức.




Woods sinh ngày 5/6/1911 tại Wichita, bỏ học giữa chừng để gia nhập hải quân Mỹ vào năm 1929 nhưng nhanh chóng nhận ra mình không phải là người hợp tuân thủ mệnh lệnh. Woods đào ngũ sau vài tháng và sau đó bị cho giải ngũ với chẩn đoán tâm thần không bình thường.
John C. Woods diễn tả cách treo cổ các quan chức phát xít tại Mỹ tháng 11/1946. AP.
John C. Woods diễn tả cách treo cổ các quan chức phát xít tại Mỹ tháng 11/1946. AP.
Woods trở về Kansas, làm nhiều công việc liên quan đến xây dựng và chăn nuôi. Khi Mỹ tham gia Thế chiến II, Woods nộp đơn xin gia nhập lục quân. Nhà sử học French MacLean nói rằng Woods lẽ ra không thể được nhận vì quá khứ tại hải quân. "Nhưng đó là thời trước khi có Internet và có lẽ không ai kiểm tra hồ sơ", MacLean nói.
Năm 1944, lục quân cần tuyển người có kinh nghiệm chuyên hành hình tử tù. Quân đội Mỹ có 96 binh sĩ bị lên kế hoạch xử tử vào năm 1944 vì các tội như đào ngũ, giết người và hãm hiếp khi được triển khai đến châu Phi và châu Âu. Một số người bị xử bắn, những người khác bị treo cổ.
Woods tình nguyện làm công việc này, nói rằng ông đã treo cổ hai người đàn ông ở Texas và hai người ở Oklahoma, dù không có hồ sơ nào cho thấy ông ta thực sự làm vậy. "Lục quân không kiểm tra hồ sơ. Chắc họ nghĩ rằng treo cổ thì có gì phức tạp đâu chứ", MacLean nói.
MacLean cho rằng Woods xin làm công việc này có thể vì ông đã tham gia vào cuộc đổ bộ D-Day của quân Đồng minh tại bãi biển Omaha ở Normandy ngày 6/6/1944. "Ông  ấy không bị thương nhưng thấy một số đồng đội bị giết", MacLean nói. "Tôi chắc chắn rằng ông ấy không muốn trải qua điều đó nữa. Ông ấy tình nguyện xin ra khỏi lực lượng công binh xung kích".
Woods được chấp nhận làm người hành hình và tiền trợ cấp được tăng từ 50 USD lên 138 USD một tháng. Woods đã treo cổ khoảng 30 người trong số 96 lính Mỹ bị kết án tử hình. Không phải tất cả đều diễn ra suôn sẻ, có thể vì Woods thiếu kinh nghiệm.
Woods nổi tiếng quốc tế vào tháng 10/1946 sau loạt phiên tòa quân sự phe Đồng minh tổ chức tại Nieders hậu Thế chiến II, nhằm xử lý những thành viên cốt cán của Đức Quốc xã đã tham gia vào cuộc diệt chủng người Do Thái và các tội ác chiến tranh khác. 11 quan chức quân sự và dân dự Đức Quốc xã bị kết án tử, bao gồm Ngoại trưởng Đức dưới thời Hitler Joachim von Ribbentrop và Thống chế Wilhelm Keitel.
Woods được cho là đã thực hiện một số thủ thuật để kéo dài thời gian chết của các tử tù này trên giá treo cổ, khiến họ phải chịu đựng cái chết đau đớn hơn bình thường gấp nhiều lần.
"Những tên phát xít đó là kẻ xấu", Woods nói và bày tỏ sự phẫn nộ về những trại tập trung Đức quốc xã lập lên.
Woods thường nói với mọi người rằng ông đã hành hình tới 349 người, nhưng MacLean ước tính con số thực tế là khoảng 90 người. Woods lo sợ sẽ bị người Đức trả thù và thường mang theo hai khẩu súng lục.
Năm 1950, ông đóng quân tại đảo san hô Eniwetok ở Thái Bình Dương, nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học, kỹ sư Đức và Mỹ làm việc tại đây để phát triển ngành hàng không vũ trụ, vũ khí nguyên tử và máy bay quân sự.
Ngày 21/7/1950, Woods đang đứng trong một vũng nước để thay bóng đèn thì bị điện giật chết và được chôn trong một nghĩa trang nhỏ ở Toronto. 
Phương Vũ (Theo Wichita Eagle)

Tài liệu giải mật hé lộ về quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô

Hoàng Trang |



Tài liệu giải mật hé lộ về quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô
Hình ảnh quả bom hạt nhân đầu tiên của Liên Xô trong quá trình chế tạo. Ảnh: RT

Sau khi Mỹ trút bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) tháng 8/1945, Liên Xô muốn gấp rút chế tạo bom nguyên tử của riêng nước này để cạnh tranh.

Kênh truyền hình RT đưa tin các tài liệu giải mật do Cơ quan Hạt nhân Nga Rosatom vừa công bố đã hé lộ về cách thức Liên Xô đạt được mục tiêu trên chỉ sau 4 năm. Số tài liệu này bao gồm nhiều văn bản, hình ảnh về thứ vũ khí nguy hiểm trong quá trình chế tạo.
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô, RDS-1 hay còn gọi là Pervaya Molniya (Tia sét đầu tiên) đã được thử nghiệm thành công vào ngày 29/8/1949 tại một thao trường ở thị trấn Semipalatinsk, nước Cộng hòa Xô Viết Kazakhstan cũ.
Tài liệu giải mật hé lộ về quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô - Ảnh 1.
Tài liệu giải mật vừa được Rosatom công bố. Ảnh: RT
Dự án đầy tham vọng này đã trở thành một cuộc chạy đua với thời gian đối với các nhà khoa học hạt nhân Xô Viết. Họ không chỉ chịu sức ép từ hạn chót gắt gao của chính phủ, mà còn phải thực hiện công việc này trong điều kiện hoàn toàn bí mật.
Bản tài liệu đánh máy dài 3 trang cho thấy Giám đốc Cục Xây dựng số 11 Pavel Zernov được chỉ thị chế tạo "động cơ phản lực C" theo hai phiên bản sử dụng "nhiên liệu nặng (C-1) và nhiên liệu nhẹ (C-2) dưới sự giám sát của Phòng thí nghiệm số 2 thuộc Viện Khoa học Liên Xô.
Đối với những người ngoại đạo, tờ giấy này không hề liên quan đến vũ khí hạt nhân, tuy nhiên “động cơ phản lực C” thực chất ám chỉ bom hạt nhân, với hai loại nhiên liệu C-1, C-2 là chất plutoni và urani.
Hàng tháng, nhóm nhà khoa học phải báo cáo tiến trình chế tạo bom lên chính phủ. Tên của họ chỉ được nêu bằng các chữ cái đầu tiên, điền tay vào văn bản.
Những tài liệu giải mật còn lại đã tiết lộ các giai đoạn khác nhau trong chương trình hạt nhân quân sự - được coi là kho báu quý giá đối với giới nghiên cứu. (Xem video về vụ thử bom nguyên tử ngày 29/8/1949. Nguồn: RT)
theo Báo tin tức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét